Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.64 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG
NHA – KẺ BÀNG, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thương Huế
Lớp

: ĐH2QM3

Trường

: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Cán bộ hướng dẫn : Ts. Nguyễn Xuân Dũng
Địa điểm thực tập : Cục Bảo tồn đa dạng sinh học

Hà Nội ,tháng 04 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG


NHA – KẺ BÀNG, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Địa điểm thực tập : Cục Bảo tồn đa dạng sinh học
Cán bộ hướng dẫn : Ts. Nguyễn Xuân Dũng

Cán bộ hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên thực hiện
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội ,tháng 04 năm 2016


Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập tài trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
em đã được sự dạy dỗ, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa…Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ này.
Để hoàn thành đợt thực tập này, dựa trên sự cố gắng của bản thân em nhưng cũng
không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô và các anh chị trong đơn vị thực tập. Em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô trong khoa Môi trường đã trang bị cho em một nền tảng kiến thức vững chắc
về ngành học môi trường và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giới
thiệu em đến cơ quan thực tập và Ban lãnh đạo Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học đã
đồng ý cho em thực tập tại Cục.
Thầy Nguyễn Xuân Dũng, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học đã góp ý và cung
cấp những tài liệu quý báu cho em và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
thực tập và thực hiện chuyên đề của mình.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và gửi đến các thầy cô trong Nhà
trường, các thầy cô tại Cục những lời chúc tốt đẹp nhất cả trong cuộc sống và công
tác!

Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu – viết tắt

Giải thích

VQG
PN – KB
KBT

Vườn quốc gia
Phong nha – Kẻ bàng
Khu bảo tồn

UBND

Ùy ban Nhân dân

HST

Hệ sinh thái


MPI
ADB
MTR
IUCN

Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngân hàng Phát triển Châu Á
Phí chi trả dịch vụ Môi trường
Hiệp hội Bảo vệ Thiên nhiên Thế
giới

UNEP
WWF

Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc

CBD

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
Công ước đa dạng sinh học

RAMSAR

Công ước về đất ngập nước

CMS

Công ước bảo tồn các loài di cư


FFI

Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang
dã Thế giới


DANG MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích, dân số và thành phần dân tộc của 13 xã vùng đệm VQG Phong
Nha – Kẻ Bàng
Bảng 2: Nhận thức của của người dân với việc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học ở VQG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Khái quát chung về cơ sở thực tập
- Tên cơ sở : Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học.
- Địa chỉ
: Số 10, Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại : 84-4-3941.2027/Số tổng đài: 3795.6854-3114
- Fax
: 84-4-3941.2028
- E-mail
:
2. cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

2.1 Vị trí và chức năng
- Cục Bảo tồn đa dạng sinh học là tổ chức trực thuộc Tổng cục Môi trường (sau đây
gọi tắt là Tổng cục), thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục
Môi trường (sau đây gọi tắt là Tổng Cục trưởng) quản lý nhà nước và thực thi nhiệm

vụ quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học
trong phạm vi cả nước.
- Cục Bảo tồn đa dạng sinh học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
theo quy định của pháp luật.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành theo chương trình, kế
hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Tổng cục; xây dựng và trình dự thảo chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương
trình, dự án, đề án, nhiệm vụ và các văn bản khác thuộc lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên
và đa dạng sinh học theo phân công của Tổng Cục trưởng.
2. Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về đa dạng sinh
học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; xây dựng,
trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chỉ tiêu quốc gia về đa dạng sinh học, hệ thống chỉ
tiêu thống kê về đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính tham mưu, giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn
các Bộ, ngành, địa phương trong việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường,
sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, sự nghiệp đầu tư phát triển
cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
4. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Xây dựng, trình Tổng Cục trưởng phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, các văn
bản hướng dẫn kỹ thuật về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực
hiện, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp quốc gia, cấp Bộ, cấp tỉnh;
các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn đối với các đơn vị xây dựng, tư vấn xây
dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các nội dung khác về quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học;
b) Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng quy hoạch và hướng dẫn thiết lập hành lang đa

dạng sinh học;
c) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương lập, điều chỉnh quy hoạch


bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Là cơ quan đầu mối giúp Tổng Cục trưởng tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; các văn bản
quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án khác
về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã được ban hành và phê duyệt;
đ) Là cơ quan đầu mối giúp Tổng Cục trưởng tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát,
nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học cấp quốc gia, quy hoạch và xây dựng hành lang đa dạng sinh học;
e) Tham gia thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia, Bộ, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
5. Bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái:
a) Xây dựng, trình Tổng Cục trưởng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật
về bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh học các khu bảo tồn và
vùng đất ngập nước;
b) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các tiêu chí phân cấp, phân
hạng, thống kê, kiểm kê diện tích các khu bảo tồn và xác lập vị trí trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất hoặc xác định tọa độ trên mặt nước biển; xây dựng hệ thống phân
loại đất ngập nước, các tiêu chí phân cấp, phân hạng khu bảo tồn đất ngập nước và quy
chế quản lý khu bảo tồn;
c) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đô thị;
triển khai các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng xanh; hướng dẫn áp dụng các công cụ
kinh tế trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; đánh giá ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và đề xuất, hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học
ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Tổ chức thực hiện các chương trình điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá, quan trắc

các vùng đất ngập nước; xây dựng và hướng dẫn trình tự thủ tục lập, thẩm định các dự
án thành lập, chuyển đổi các khu bảo tồn đất ngập nước; tổ chức xây dựng, hướng dẫn
lập hồ sơ đề cử công nhận các khu Ramsar và các Vườn di sản ASEAN;
đ) Tổ chức điều tra, đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái; tham gia xây dựng và
hướng dẫn tổ chức thực hiện các cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái; tổ chức điều tra,
kiểm kê, đánh giá các hệ sinh thái; xác định các hệ sinh thái bị suy thoái trên địa bàn
liên tỉnh, liên quốc gia và đề xuất, thực hiện các giải pháp bảo tồn, phục hồi và sử
dụng bền vững các hệ sinh thái; xây dựng, hướng dẫn triển khai các mô hình bảo tồn
và sử dụng bền vững đa dạng sinh học các khu bảo tồn, các hệ sinh thái, mô hình sử
dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước;
e) Là cơ quan thường trực giúp Tổng Cục trưởng tổ chức hội đồng thẩm định liên
ngành các dự án thành lập các khu bảo tồn cấp quốc gia; tham gia các hội đồng thẩm
định thành lập, chuyển đổi các khu bảo tồn cấp quốc gia; hướng dẫn quản lý và phát
triển các khu bảo tồn vùng đất ngập nước, khu Ramsar, Vườn di sản ASEAN và tổ
chức quản lý các khu bảo tồn cấp quốc gia theo phân công.
6. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật:
a) Tổ chức, hướng dẫn việc điều tra, quan trắc, đánh giá tình trạng loài nguy cấp, quý,


hiếm được ưu tiên bảo vệ; thống kê, lập và quản lý hồ sơ các loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; cấp phép khai thác loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ; hướng dẫn việc đưa các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ vào
các cơ sở bảo tồn; hướng dẫn xây dựng đề án thành lập, cấp giấy phép thành lập các cơ
sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức xây dựng các quy định cụ thể và hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chí xác lập
các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh
mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc thả vào nơi sinh sống tự nhiên
của chúng; hướng dẫn điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, tái thả, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và

mẫu vật di truyền của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
c) Giúp Tổng Cục trưởng tổ chức, hướng dẫn thực hiện các chương trình bảo tồn các
loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Lập và trình cấp có thẩm quyền định kỳ công bố Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm được ưu tiên bảo vệ, Danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên phương
tiện thông tin đại chúng; xây dựng cơ sở dữ liệu các loài thuộc danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại;
đ) Giúp Tổng Cục trưởng tổ chức, hướng dẫn điều tra, thống kê và lập danh mục các
loài ngoại lai xâm hại; hướng dẫn phân tích nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai và các
giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại môi trường và đa dạng
sinh học; xây dựng, trình ban hành, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
kế hoạch, chương trình, đề án, dự án ngăn ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
e) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn thành lập và tổ chức hội đồng thẩm định hồ sơ
đánh giá nguy cơ xâm hại của các loài ngoại lai;
g) Giúp Tổng Cục trưởng thành lập hội đồng tư vấn thẩm định liên ngành để thẩm
định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ, Danh mục các loài ngoại lai xâm hại; hội đồng thẩm định cấp phép
khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của các
Bộ, ngành và địa phương tổ chức biên soạn sách Đỏ Việt Nam;
h) Giúp Tổng Cục trưởng tổ chức, hướng dẫn việc bảo tồn các loài động vật hoang dã,
thực vật hoang dã được ưu tiên bảo vệ sinh sống tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều
kiện thành lập khu bảo tồn;
i) Tổ chức thực hiện mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững các loài hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
k) Giúp Tổng Cục trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý loài ngoại lai xâm hại, bảo
tồn loài tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và lưu giữ nguồn gen và mẫu vật di truyền loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
7. Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền:

a) Xây dựng, hướng dẫn các quy định về quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn
gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, chia sẻ hợp lý lợi ích từ việc tiếp cận
nguồn gen do Nhà nước quản lý;


b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định và tổ chức thực hiện các quy
định về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; mẫu vật di truyền và
sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
c) Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng, quản lý thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn
gen, tri thức truyền thống về nguồn gen, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh
vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học;
đ) Giúp Tổng Cục trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp phép tiếp cận nguồn
gen theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra liên ngành, đột xuất việc thực hiện các biện
pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen;
e) Trình Tổng cục Môi trường việc thành lập Tổ chuyên gia và giúp Tổng cục Môi
trường tham mưu cho Lãnh đạo Bộ thành lập Hội đồng an toàn sinh học để thẩm định,
đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; tổng hợp, báo cáo và
trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định về việc cấp hoặc từ chối cấp, thu hồi Giấy
chứng nhận an toàn sinh học cho các sự kiện chuyển gen; đầu mối tiếp nhận các hồ sơ
đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và tổ chức các phiên họp, hoạt động
của Hội đồng và Tổ chuyên gia;
g) Thực hiện các chương trình điều tra, thu thập, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu
về nguồn gen được nhà nước ưu tiên bảo vệ, tri thức truyền thống liên quan đến nguồn
gen; xây dựng các mô hình bảo tồn, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen;
h) Tổ chức điều tra, đánh giá tình hình thương mại hóa và giải phóng ra môi trường
sinh vật biến đổi gen và đề xuất các giải pháp kiểm soát.
8. Tổ chức thực hiện nghiên cứu ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ về bảo tồn đa dạng sinh học theo phân công của Tổng Cục trưởng.
9. Tổ chức thực hiện công tác điều tra cơ bản về đa dạng sinh học; xây dựng tiêu chí,
thông số, hướng dẫn quan trắc đa dạng sinh học; lập và hướng dẫn thực hiện quy

hoạch, kế hoạch, chương trình quan trắc đa dạng sinh học.
10. Giúp Tổng Cục trưởng xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu và cơ chế trao
đổi thông tin về đa dạng sinh học; đầu mối quốc gia cung cấp thông tin chính thức về
an toàn sinh học đối với các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế theo quy
định của pháp luật; hướng dẫn, tổ chức xây dựng báo cáo đa dạng sinh học quốc gia.
11. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Chiến lược quốc gia về
đa dạng sinh học, an toàn sinh học và những vấn đề có liên quan đến bảo tồn đa dạng
sinh học.
12. Tham gia tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học thuộc phạm
vi quản lý của Tổng cục; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày quốc tế về đa
dạng sinh học và đất ngập nước.
13. Phối hợp xây dựng và trình các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đa dạng
sinh học; làm đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Đa dạng sinh học, Công ước
Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Nghị định thư
Cartagena về An toàn sinh học; Nghị định thư bổ sung Nagoya – Kuala Lumpur về
nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong khuôn khổ Nghị định thư Cartagena về an toàn
sinh học; Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi
ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen; Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN và các


điều ước quốc tế khác có liên quan theo phân công của Tổng Cục trưởng; tham gia các
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học theo quy định của pháp luật.
14. Tham gia thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường trên phạm vi cả nước.
15. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành
chính của Tổng cục và phân công của Tổng Cục trưởng.
16. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp III
trực thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật.

17. Quản lý tổ chức, biên chế, công chức, lao động hợp đồng theo quy định.
18. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.
2.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Bảo tồn
đa dạng sinh học
1. Văn phòng cục
Chức năng chính là giúp lãnh đạo Cục tổng hợp, điều phối các hoạt động chung của
Cục; thực hiện công tác tổng hợp, tổ chức - cán bộ, hành chính - quản trị, pháp chế,
hợp tác quốc tế, kế hoạch - tài vụ; thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ sở
dữ liệu, tuyên truyền nâng cao nhận thức, biến đổi khí hậu và các nhiệm vụ khác theo
phân công của lãnh đạo Cục.
3. Phòng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Chức năng chính là giúp lãnh đạo Cục thực các hoạt động quản lý nhà nước về quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, tổ chức các hoạt động xây dựng cơ sở khoa học và
thực tiễn phục vụ công tác quản lý nhà nước về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; tổ
chức tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng, trình phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
4. Phòng Sinh thái.

Chức năng chính là giúp lãnh đạo Cục thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về
bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, các hệ sinh thái, đa dạng sinh
học các khu bảo tồn và các dịch vụ sinh thái theo quy định của pháp luật.
4. Phòng Bảo tồn loài.
Chức năng chính là giúp lãnh đạo Cục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo
tồn loài, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật và kiểm soát các loài sinh
vật ngoại lai xâm hại.
5. Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học.
Chức năng chính là giúp lãnh đạo Cục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản
lý nguồn gen và an toàn sinh học bao gồm: quản lý nguồn gen, tiếp cận nguồn gen và

chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen; Quản lý an toàn sinh
học đối với các sinh vật biến đổi gen; lưu giữ bảo quản mẫu vật di truyền, sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen theo quy định của pháp luật và thường
trực Văn phòng Ban chỉ đạo Chiến lược về Đa dạng sinh học


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được biết đến từ những năm 1920 và đã
được đưa vào danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm 1986 (quyết định số 194/CT
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 9/8/1986) và chính thức trở thành VQG vào
tháng 5 năm 2000 (Quyết định số 189/2001/QĐ- TTg ngày 12/12/2001). Với những
giá trị nổi bật toàn cầu do tính đại diện cho quá trình lịch sử địa chất, địa mạo, VQG
PN - KB đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tại phiên họp
thứ 27, ngày 3/7/2003). Không chỉ có giá trị về mặt địa chất, địa mạo mà tồn tại trên
đó là các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu. VQG PN - KB nằm
trong vùng Trung Trường Sơn có tính đa dạng sinh học rất cao, được đánh giá là một
trong 200 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự phong phú của địa chất, địa mạo
đã tạo ra cho PN - KB có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan
trọng. Độ che phủ của rừng PN - KB đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt
trên 83,74% nên PN - KB là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn
nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Đặc biệt, ở đây còn tồn tại kiểu
rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao 700m với diện tích 22.500 ha
là kiểu rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc điểm tự
nhiên và dân số, công tác bảo vệ ở đây cực kỳ khó khăn, luôn đối mặt với người dân
địa phương. Cộng đồng dân cư các xã ven đồi thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp không có nghề phụ, trình độ canh tác lúa nước, phong tục tập quán lạc hậu, các
nhu cầu cần thiết như gỗ, củi đều từ VQG. Mặt khác mâu thuẫn giữa người dân địa
phương và Ban quản lý VQG PN - KB luôn xảy ra. Chính vì vậy mà việc quản lý và

bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng tại VQG PN - KB là một giải pháp tối ưu
hiện nay mà nó đã được các nước trên thế giới cũng như một số VQG, KBT của Việt
Nam áp dụng có kết quả tốt. Trong bối cảnh đó, các vấn đề nghiên cứu được đặt ra
như sau:
- Làm thế nào để công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH ở VQG PN - KB được hiệu quả.
- Làm thế nào để người dân sống quanh VQG PN - KB hiểu được giá trị của tài
nguyên thiên nhiên và ĐDSH để từ đó họ nhận thức được và tham gia một cách tự giác
vào công tác bảo tồn ĐĐSH ở VQG PN – KB trên cơ sở sinh kế bền vững.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai
trò của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu là Ban quản lý VQG PN - KB và các hộ gia đình,, các đoàn

thể.
− Phạm vi nghiên cứu:
− Về không gian:
 Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
 Về thời gian: Từ ngày 18/1/2016 đến ngày 8/4/2016
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1

Phương pháp luận




Xem xét VQG BTL trên góc độ hệ sinh thái ( HST), xem xét đầy đủ mối quan hệ
tác động qua lại giữa đất, nước, tài nguyên thực vật, tài nguyên động vật.




Các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn phải đảm bảo cả các mặt kinh tế - xã
hội và môi trường.



Các giải pháp tăng cường công tác bảo tồn cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho
xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống
của người dân và sự ổn định của xã hội.



Quán triệt các giải pháp bảo tồn đảm bảo phù hợp với điều kiện đất đai, nguồn
nước tạo điều kiện duy trì và phát triển tài nguyên sinh vật tại VQG.



Việc tăng cường công tác bảo tồn ĐDSH VQG BTL đảm bảo sự bảo tồn và phát
triển bền vững về số lượng loài của vườn. Cải thiện công tác quản lí và nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường của cộng đồng tại địa phương.

2.2.2 Phương pháp kế thừa tài liệu


Tiếp thu có chọn lọc các phương pháp đã được sử dụng về bảo tồn và phát triển
ĐDSH từ trước đến nay.




Thu thập tài liệu, nghiên cứu trong thư viện và văn phòng. Tổng quan các nguồn
số liệu hiện có, các công trình có liên quan đã công bố hoặc chưa, thừa kế các
nguồn số liệu đã phân tích.



Tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm cung cấp một số kiến thức cụ
thể và rút ngắn được quá trình phân tích và thời gian làm đồ án.

2.2.3

Phương pháp đánh giá tác động



Đánh giá tác động của VQG về mặt kinh tế - xã hội để xem xét khả năng tham gia
của cộng đồng vào công tác bảo tồn loài. Hiểu và nắm bắt được khả năng kinh tế
của người dân sống trong khu vực VQG. Từ đó xem xét khả năng áp dụng công
tác bảo tồn ĐDSH tại vườn.



Đánh giá tác động về mặt môi trường để xem xét những tác động của người dân
địa phương đến đời sống của các loài động, thực vật.



Đánh giá tác động của VQG về cả kinh tế, xã hội và môi trường.


Sử dụng phương pháp này để đánh giá các điểm hạn chế và tiêu cực, những tác động
có nguy cơ làm giảm ĐDSH vườn và kết hợp với việc tìm hiểu tổng quan về VQG
nhằm xây dựng chương trình bảo tồn phù hợp để đạt hiệu quả cao.
3

Mục tiêu và nội dung của chuyên đề


3.2 Mục tiêu
− Đưa nguyên lý bảo vệ TNTN dựa vào cộng đồng vào thực tiễn PN - KB, thông qua

các hoạt động dưới đây:
− Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở VQG PN - KB.
− Đánh giá vai trò của cộng đồng và ban quản lý trong công tác bảo vệ, quản lý và
phát triển ĐDSH ở VQG PN - KB.
− Khuyến khích cộng đồng trong công tác bảo tồn, bảo vệ ĐDSH.
− Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn
ĐDSH VQG PN - KB.
3.3 Nội dung
− Cung cấp phương pháp phân tích , lựa chọn, tìm kiếm những giải pháp thích hợp
để nâng cao vai trò của người dân cùng kết hợp với Ban quản lý VQG thực hiện tốt
hơn việc quản lý và bảo vệ ĐDSH.
− Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu vực nghiên
cứu, nhận thức về bảo tồn ĐDSH trong khu vực sinh sống của mình để từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong công tác bảo tồn ĐDSH ở
VQG PN - KB.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1 Cơ sở pháp lý


Văn bản chính phủ:
− Luật Bảo vệ môi trường số 2014
− Ngày 3/12/2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua, đã công
nhận Cộng đồng là một chủ thể được giao rừng và các quyền và nghĩa vụ quy định
cụ thể tại các Điều 29 và 30.
− Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khóa 12 kỳ thứ 4 đã ban hành Luật Đa dạng
sinh học số 20/2008.
− Nghị định số : 23/2006/NĐ-CPNghị định về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển
rừng
− Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn
với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2015 – 2020
− Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chinh phủ Quy định xử phạt
vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản.
− Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Về tổ chức quản
lý hệ thống rừng đặc dụng
− Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng
− Nghị định 74/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về phối hợp
hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị
trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác trong công tác giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự
− Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng





Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.
− Quyết định số 34/2011/QĐTTg ngày 24/06/2011 của thủ tướng chính phủ Sửa đổi,
bổ sung ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg
− Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả
nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
− Quyết định số: 209/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
UBND Tỉnh Quảng Bình:
− Nghị định số 36/2012/QĐ-UBND Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh
Quảng Bình
− Quyết định số 24/2002/QĐ-UBND V/v Thành lập Ban quản lý Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình
− Quyết định Số: 35/2014/QĐ-UBND Quyết định về việc quy định mới, điều chỉnh,
bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
− Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng
− Quyết định số 1896/QĐ-CT Quyết định Về việc quy định giá thuê thuyền tham
quan Động Phong Nha - Đệ nhất kỳ quan và Động Tiên Sơn
− Quyết định số 2616/QĐ-UBND Quyết định Về việc phê duyệt kế hoạch hành động
tăng cường công tác thực thi pháp luật bảo vệ rừng và quản lý động vật hoang dã
khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2013 - 2015
Công văn số 486/UBND-KTN V/v tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy
rừng
2.2 Cơ sở lí luận
2.2.1 Khái niệm
2.2.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học, nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng


sinh học
Khái niệm:
Đa dạng sinh học là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài. Trong quá trình đó
mỗi loài đã tích lũy cho mình những gen chống chịu được bệnh tật, thích nghi được
với các điều kiện sinh thái đặc thù. Mỗi loài có một vai trò nhất định trong hệ sinh
thái, là mắt xích khép kín trong chu trình vật chất của hệ.
Thuật ngữ đa dạng sinh học dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên.
ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên
đất liền, dưới biển và các HST dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo
nên. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng
loài) và các HST (đa dạng HST). ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền,
các cơ thể hay các bộ phận của cơ thể, các quần thể hay các hợp phần sinh học khác
của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người.
Tính ĐDSH bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật đang tồn tại và
tương tác lẫn nhau trong HST
Nguyên nhân cụ thể của suy thoái đa dạng sinh học:
− Sự thay đổi nơi cư trú của các loài sinh vật và dịch vụ hệ sinh thái do tác động trực
tiếp và gián tiếp của con người.




Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất: hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng trước đây thành đất
trống, đồi trọc. Vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng ngập mặn quai đê lấn
biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm đã làm nhiều rừng ngập mặn biến mất.
− Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu sinh hoạt con người đã làm
rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại không đáng kể. Khai thác các
lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây dược liệu để bán trên thị trường
trong nước và xuất khẩu, khu hệ động vật hoang dã bị khai thác bừa bãi làm nghèo

tính đa dạng.
− Cháy rừng: hiện tượng cháy rừng ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác
nhau.
− Sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ, cạnh tranh nơi ở và thức ăn với loài bản địa
dẫn đến sự suy vong của các loài bản địa này.
− Những nguyên nhân khác như việc xây dựng đường sá, cầu cống, đường dây điện,
hồ chứa nước, đập thuỷ điện...
2.2.1.2 Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học
Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau. Có thể phân chia các phương pháp
và công cụ thành các nhóm như sau:
 Bảo tồn nguyên vị (in situ):
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên mà loài đang
tồn tại. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Theo Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thì có 6 loại khu bảo tồn:
− Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã)
− Loại II : Vườn quốc gia, chủ yếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du
lịch, giải trí , giáo dục;
− Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc
biệt;
− Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh
cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ;
− Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các
cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch;
− Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích
sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên.
 Bảo tồn chuyển vị ( ex situ):
Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra
khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn
thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo

tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy...Do các sinh vật hay
các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo, nên chúng bị
tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn
chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH.
2.2.1.3 Khái niệm về cộng đồng
Cộng đồng được nới tới ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức xã hội
bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống
hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lí xác định, có thể
được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử.


Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau thành một
xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống,
phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh
giới không gian trong một thôn bản. Theo quan niệm này, “cộng đồng” chính là cộng
đồng dân cư thôn bản” (sau đây “thôn bản” được gọi chung là “thôn’ cho phù hợp với
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004).
Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn là tập
hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp, buôn, phum,
sóc hoặc đơn vị tương đương”.
- Cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH:
Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài
nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này
giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ
thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hoá đã tỏ ra
không hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững. Do đó rất
nhiều cộng đồng cả cộng đồng ven biển đã đánh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm
đối với vùng ven biển của họ. Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, quản lý

bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và
trách nhiệm này.
Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những
cộng đồng được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và giành được
quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên của
họ. Sự vận động nhằm khởi xướng một vấn đề như thế tốt hơn hết phải được bắt đầu
từ bản thân cộng đồng. Tuy nhiên do yếu về quyền lực nên hầu hết các cộng đồng đều
thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi. Chính điều này là một trong những
nhân tố đã dẫn đến các tổ chức và cơ quan bên ngoài tham gia, làm cho những quá
trình liên quan đến quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng trở nên dễ dàng hơn, kể cả việc
tổ chức cộng đồng.


Nguồn: Isobel W. Heathcote, 1998

-

Trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người, nhất là do nguy cơ tăng dân số
và quá trình công nghiệp hóa, thế giới tự nhiên vốn đa dạng nay đang bị phá hoại, làm
nghèo nàn, thậm chí nhiều giống loài bị tiêu diệt dẫn đến thuyệt chủng. Bởi vậy, một
trong các vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 là phải bảo tồn và làm giàu trở lại
thế giới tự nhiên vốn có.
Do vậy, một bài toán mà chúng ta cần phải giải là tạo nên sự gắn bó vốn đã có và phát
huy vai trò và sự tham gia của mỗi cộng đồng cư dân vào việc bảo tồn các khu bảo tồn
thiên nhiên, VQG. Phải coi việc phát triển xã hội toàn diện của cộng đồng, nhất là vấn
đề bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một bộ phận hữu cơ của
việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG.
2.2.1.4 Khái niệm về phí chi trả dịch vụ môi trường
Hơn 10 năm qua, khái niệm chi trả dịch vụ môi trường và các ứng dụng của nó đã và
đang nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu môi trường, các nhà

khoa học và nhà hoạch định chính sách trong toàn khu vực Đông Nam Á bao gồm:
Lồng ghép chi trả dịch vụ môi trường vào Luật đa dạng sinh học do Bộ Tài nguyên và
Môi trường dự thảo.
Các chính sách hỗ trợ cho chi trả dịch vụ môi trường đã thử nghiệm cơ chế trong nỗ
lực trả lời câu hỏi ‘bao nhiêu phần trăm mức chi trả từ người sử dụng điện nên được
chi trả cho những người bảo vệ vùng đầu nguồn?’ Cơ chế này được thực hiện bởi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư (MPI) với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể được hưởng lợi trực tiếp từ
dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người cung cấp dịch vụ môi trường cần
phải được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ làm để duy trì chức năng của hệ sinh
thái, và những người sử dụng dịch vụ môi trường nên chi trả cho những dịch vụ này. Ở
Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ
môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi trường
như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong dự thảo
Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn.
Phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (MTR) là loại phí nhằm thực hiện xã hội hóa nghề
rừng, để bảo vệ, phát triển rừng cùng các hệ sinh thái. Đặc biệt là bảo vệ nguồn nước
cho việc sản xuất điện, nước sinh hoạt và hoạt động du lịch. Việc tạo ra dịch vụ chi trả
môi trường rừng là một điều cần thiết, nhằm nâng cao công tác bảo vệ và phát triển
rừng.
2.3
Cơ sở thực tiễn
2.3.2 Trên thế giới
Sau 1930, tiếp theo cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới bước vào giai đoạn mới của
phát triển kỹ nghệ sản xuất. Đặc biệt sau Chiến tranh thế giới thứ II, sự phát triển
nhanh chóng của sản xuất và các tiến bộ khoa học kỹ thuật con người đã có khả năng
khuấy động tự nhiên, khai thác nguồn tài nguyên một cách quá mức, đặc biệt ở vùng
nhiệt đới, dẫn tới sự suy thoái các hệ sinh thái, làm nghèo kiệt nguồn ĐDSH, thậm chí
hủy diệt nguồn tài nguyên quý giá đó để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của

mình. Đến nay đã có hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị phá huỷ, trung
bình hàng năm có khoảng 6-7 triệu hecta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do xói
mòn. Ước tính 5-10% số loài trên thế giới sẽ biến mất vào khoảng giữa những năm


1990 đến 2020, và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng lên đến 25% vào khoảng năm 2050
(IUCN, UNEP, WWF, 1996).
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu về bảo tồn và phát triển môi trường trên quy mô
toàn cầu. Chính phủ các nước trên thế giới đã thông qua 05 Công ước quốc tế liên
quan đến bảo tồn ĐDSH: Công ước ĐDSH (CBD) đã được ký kết tại Hội nghị thượng
đỉnh Rio de Janeiro tháng 6/1992 và có hiệu lực vào cuối năm 1993, cho đến nay đã
được 127 nước phê chuẩn; công ước về đất ngập nước (RAMSAR); công ước CITES;
công ước di sản Thế giới; Công ước bảo tồn các loài di cư (CMS).
2.3.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khoảng 197 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 30 vườn quốc gia
(tính tới thời điểm hiện nay). Một đặc điểm nổi bật cần phải được chú ý về bảo tồn
thiên nhiên ở Việt Nam là công tác bảo tồn thiên nhiên phát triển rất chậm so với khai
thác rừng. Do ra đời trong những hoàn cảnh như vậy, nên các KBTTN có những đặc
điểm cơ bản sau:
+ Hầu hết các KBTTN đều nằm ở vùng xa xôi hẻo lánh, có địa hình hiểm trở, thuộc
lãnh thổ của nhiều tỉnh hoặc tiếp giáp với nhiều biên giới quốc gia.
+ Gần 100% số cư dân sống trong KBTTN hoặc trên vùng đệm của KBTTN là đồng
bào thuộc dân tộc ít người, có mức sống thấp, còn tồn tại một số tập quán lạc hậu.
+ Cuộc sống của người dân sống trên vùng đệm của khu bảo tồn còn phụ thuộc nhiều
vào cấc KBTTN.
Nhận xét:
Hiện nay cho thấy hình thức quản lý bảo vệ bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên thiên
nhiên có sự tham gia của cộng động còn gặp nhiều khó khăn về chính sách giao đất,
giao rừng, về chế độ khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng mới. Đa số
người dân sống gần rừng bám vào rừng để kiếm sống bằng các hành vi vi phạm và

bằng nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến làm mất đa dạng sinh học, tàn phá tài nguyên
thiên nhiên.
PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1

Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu vực điều tra khảo sát

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ
105°57′ tới 106°24′ kinh đông, nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng
Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cửa động Phong Nha - Kẻ Bàng có tọa độ 17°34'54.15"B và 106°16'58.83"T
Thuộc trung tâm Trung Trung Bộ của Việt Nam, phía Tây Nam sông Giang, cách thị
xã Đồng Hới 40Km theo hướng Tây Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 500Km về phía Nam.
Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc giáp
xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, phía Đông và Đông Nam giáp xã Trường Sơn,
huyện Quảng Ninh.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng Phong Nha được
thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với diện tích là 5.000 ha. Năm 1993, UBND tỉnh
Quảng Bình có Quyết định số 964/QĐ-UB ngày 03/12/1993 thành lập Khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Nha với diện tích 41.132 ha. Ngày 12/12/2001 Thủ tướng Chính


phủ có Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg v/v chuyển hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Phong Nha thành Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với diện tích 85.754 ha. Ngày
05 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1062/QĐ-TTg về việc
điều chỉnh ranh giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, theo Quyết định, tổng diện
tích Vườn quản lý là 123.326 ha (tăng 30.570 ha).
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích là 123.326 ha, bao gồm:

− Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 64.894 ha
− Phân khu phục hồi sinh thái: 17.449 ha.
− Phân khu dịch vụ hành chính: 3.411 ha.
3.1.2 Địa chất, địa mạo
Hệ thống hang động tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng được hình thành do những kiến
tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng cách đây hơn 400 triệu năm vào
thời kỳ Đại Cổ sinh. Trải qua các thời kỳ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động
đứt gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động
nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân
của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng
lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi
Phong Nha-Kẻ Bàng phát triển từ Devon đến Carbon - Trecmi[19].
Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển
lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái Đất trong khu vực:


Giai đoạn Kỷ Ordovic muộn - giai đoạn Siluri đầu (450 triệu năm)



Giai đoạn Kỷ Devon giữa và muộn (khoảng 340 triệu năm)



Giai đoạn Kỷ Than đá - Kỷ Permi (300 triệu năm)



Giai đoạn Orogen




Giai đoạn Đại Tân sinh (250-65 triệu năm)

Nguyên nhân ban đầu phải tính đến là sự hoạt động trồi lên của các khối xâm nhập núi
lửa trẻ hơn đá vôi. Các khối cùng với việc nâng các lớp đá vôi lên cao như ngày nay
còn làm phát sinh động đất,đứt gãy và núi lửa. Tại giao điểm của các đứt gãy hoặc
các đới đứt gãy lớn, núi lửa phun lên sẽ làm biến chất đá vôi, biến đá vôi thành vôi
sống (CaO) dễ hoà tan trong nước, đồng thời mang vào các đứt gãy, khe nứt của đá
vôi dăm, cuội, dung nham núi lửa và nước ngầm. Dung nham này trong môi trường
nước sẽ bị biến thành bùn, sét - kaolin mềm nhão dễ bị nước cuốn trôi hoặc lắng chìm
vào các khe nứt, lỗ hổng do mật độ nặng hơn đá vôi từ 0,3 - 0,4 g/cm3. Nước đã đóng
vai trò dọn dẹp lòng hang, các thung lũng giữa núi đá vôi (cuốn trôi vôi sống, bùn, sét
- kaolin) và tạo thành các thạch nhũ cho chúng ta thấy như ngày nay.
3.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng


Địa hình:
-

Địa hình phi đá vôi: đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài
mòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá
vôi trung tâm.

-

Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục
địa.

-


Địa hình đá vôi đặc trưng cho đá vôi cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong
giai đoạn Kainozoi chiếm khoảng 90% diện tích vùng di sản tạo nên một hoang
mạc đá vôi lớn nhất thế giới (Pierre G. 1966).

Thổ nhưỡng:
Kết quả của quá trình vận động địa chất đã hình thành sự đa dạng của các loại đất ở
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó các loại đất chủ yếu như sau:
-

Đất đen Macgalit - Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv)

-

Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv)

-

Đất Ferralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs)

-

Đất Ferralit vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa)

-

Đất Ferralit vàng đỏ trên đá Sa thạch (Fq)

-


Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv) và trong thung lũng hay máng trũng (T1,
T2)

-

Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình đá vôi (Karst)

-

Đất khác.

3.1.4 Khí hậu thủy văn
Khí hậu:
-

Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ trung bình năm ở PN - KB khá cao (23 0 C - 250 C). Nhiệt độ thấp nhất có thể
xuống đến 50C - 70C trong tháng 1. Tháng nóng nhất là tháng 7 > 400 C.
Thời tiết lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2. Các tháng nóng nhất trong năm
là các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình trên 280 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối nhiều
lần đạt trên 400 C. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ thường trên 10 0 C.
Mùa đông sự giao động nhiệt vẫn trên 80 C.
-

Chế độ mưa ẩm:

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2.000 2.500mm/năm. Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên đến
3.000mm/năm (Minh Hóa). Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng



12) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa trong năm. Số ngày mưa vùng ven biển
chỉ là 135 ngày, ở miền núi số ngày mưa tăng dần hơn là 160 ngày.
Biến trình mưa năm có hai cực đại: chính vào tháng 10 (500 - 600mm) và phụ vào
tháng 5 hoặc tháng 6 (trên 100mm); một cực tiểu vào tháng 2 hoặc 3(30 -40mm).
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân
tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn).
Lượng bóc hơi khá cao, bình quân khoảng 1.000 - 1.300mm/năm. Lượng bốc hơi lớn
nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8 vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió “Lào” khô nóng.
Độ ẩm tương đối của không khí ở mức trung bình khoảng từ 83 - 84%, chênh lệch độ
ẩm giữa các tháng không nhiều. Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66
- 68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%
-

Chế độ gió:

Có hai mùa gió chính là mùa đông và mùa hè:
Gió mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thịnh hành là hướng gió Đông Bắc
xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam.
Gió mùa hè: Các ngọn núi cao trong vùng đã ngăn hướng gió Tây Nam và đổi hướng
thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8.
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc.
Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp giông bão, sức gió mạnh
nhất có thể lên đến cấp 10, 11.
Thủy văn:
VQG bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ
biến. Trên bản đồ không thấy các song, suối lớn. Trên xã chỉ có một số khe suối nhỏ
đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các
hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son

và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo
dòng chảy lớn, gây ra lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt
hút”. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn
cũng thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10.
Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (mưa tiểu
mãn) vào tháng 5, 6. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn. Khi lũ lụt nước sông Son
mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ và làm biến dạng dòng sông do
hiện tượng “bồi, lở”.
Mùa nước cạn vào tháng 1 - 7, trong khu vực Phong Nha, các khe suối nhỏ trở thành
“khe suối chết”. Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu
3.1.5

Tài nguyên rừng

3.1.5.1 Thảm thực vật và sinh cảnh


93,57% diện tích khu vực được che phủ bởi rừng kín thường xanh, trong đó rừng
nguyên sinh ít bị tác động chiếm 83,74% tổng diện tích VQG. Trong khi đó rừng
nguyên sinh ít bị tác động của toàn quốc ước tính chỉ khoảng 10% diện tích rừng tự
nhiên.
Phần lớn địa hình núi đá vôi của VQG đều được phủ kín bằng kiểu rừng kín thường
xanh, với 90% tổng diện tích của VQG. Loại đất ở đây chủ yếu là dạng núi đá vôi uốn
nếp có địa hình Karst và các thực vật bám trên các đỉnh núi, vách đá dựng đứng và
phát triển tốt ở các thung lũng là đất Feralit màu đỏ phát triển trên các sườn núi đá vôi
thoải, đất Macglit - Feralit phong hóa trong các hốc đá trên sườn và đỉnh núi đá vôi và
đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi.
Các yếu tố khí hậu mang tính nhiệt đới rõ nét với lượng mưa lớn trên 2.000mm/năm
và độ ẩm không khí cao trung bình trên 80%. Đặc điểm này đẫn đến hiệu quả là thành
phần thực vật chủ yếu ở đây là các họ nhiệt đới.

Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao
trên 700m với diện tích 21.500ha là kiểu rừng độc nhất đáo nhất ở Việt Nam và trên
thế giới. Điều kiện lập địa ở đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài cây có giá trị cao
về kinh tế và khoa học đang bị đe dọa. Trong khu vực có tới 116 loài thực vật bị đe
dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam phần thực vật và danh mục đỏ IUCN 2000.
3.1.5.2 Hệ thực vật

Vườn quốc gia này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay,
chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi
cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu vườn quốc gia này
được rừngbao phủ; 92,2% là rừng nguyên sinh; 74,7% (110.476 ha) khu vườn quốc gia
này là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m; 8,5% (12.600
ha) là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m; 8,3% (12.220
ha) là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m, 1,3% (1.925 ha) là bụi
cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi; 2% (2.950 ha) là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi
đất; 180 ha là rừng tre nứa và mây song; thảm cây nông nghiệp 521 ha
Theo số liệu thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là rừng nguyên
sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như: nghiến
(Burretiodendron hsienmu), chò đãi(Annamocarya spp.), chò nước (Plantanus kerii)
và sao (Hopea spp.). Thực vật có mạch 152 họ, 511 kiểu gen, 876 loài thực vật có
mạch, trong dó có 38 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ
thế giới, 13 loài đặc hữu Việt Nam, trong đó có sao và cây họ Dầu(Dipterocarpaceae).
Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên đỉnh núi đá
vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ 600 cây/ha. Các
cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500-600 năm. Bởi hiện
trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là quần thể bách xanh núi
đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách xanh này nằm trong nhóm 2A
theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày 21 tháng 6 năm 2002) đính chính
cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý hiếm, hạn chế khai thác.



Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, phối hợp với
Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
phát hiện thêm tại vườn quốc gia này 1.320 loài thực vật mới, trong đó có một số quần
thể thực vật lớn được đánh giá là đặc biệt quý hiếm.
Các nhà khoa học cũng phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm, và rừng bách xanh núi đá
duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lan Hài ở đây có ở vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng có 3 loài: lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense), lan hài xoắn
(Paphiopedilum dianthum), lan hài đốm (Paphiopedilum concolor).
3.1.5.3 Hệ động vật
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ, nổi bật
nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có ít nhất
43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò
sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ
Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài
cá mới phát hiện ở Việt Nam.Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số
loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt
là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự
nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia
trên thế giới.
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam
Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai
mới có tên làTripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn
lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp
chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong
Nha-Kẻ Bàng (danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà
khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại
Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây cũng
phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà khoa
học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn quốc gia này,
trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện

này là động vật đặc hữu ở đây.
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật hoang dã
Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Koln đã phát hiện thêm tại
vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá. Mười loại cá chưa từng thấy ở
Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia này.
Trong 3 loài cá ở Phong Nha-Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì đã có 2
loài cá chình. Đó là cá chình hoa và cá chình mun.
Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã có báo
cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 4 loài được xếp vào diện nguy
cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn
đen má trắng].


Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tại Vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Năm 2010, một loài bọ cạp mới có tên khoa học là Vietbocap canhi, tên tiếng Việt
là bọ cạp Cảnh đã được phát hiện tại động Tiên Sơn. Năm 2012, một loài bọ cạp mới
có tên khoa học là Vietbocap thienduongensis. Tên tiếng Việt là bọ cạp Thiên Đường
tại hang thiên đường.
3.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội vùng đệm

3.2.1

Dân số và thành phần dân tộc

Trong khu vực vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có dân của 13 xã với tổng diện
tích thuộc vùng đệm là 338,163,420 km2; mật độ dân số là 68,501,000 thuộc huyện Bố
Trạch. Các xã vùng đệm của VQG có mật độ dân số trung bình thấp nhưng phân bố

không đồng đều giữa các xã.
Đồng bào thiểu số trong vùng đệm và vùng lõi VQG chủ yếu thuộc các nhóm dân tộc
Bru-Vân Kiều (bao gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và nhóm dân
tộc Chứt (gồm Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng).
Dưới đây là bảng cho thấy diện tích, dân số và đặc điểm dân tộc của 13 xã vùng đệm
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng:
Bảng 1: diện tích, dân số và thành phần dân tộc của 13 xã vùng đệm VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng
STT



Diện tích
(ha)
72,575,000

Dân số

Bản

1

Thượng
Trạch

2

Giáo
xứ


2,384,000

18

507

Tân
Trạch

32,284,000

387,000

2

92

3

Phúc
Trạch

5,835,000

11,800,000

4

Xuân
Trạch


17,697,000

5,958,000

5

Thượng

34,600,000

3,400,000

Chày
Lập,
Troo
c
Khe
Gát
4 Bản

Hộ

Dân
tộc
Mườn
g,
Carai,
Lào,
Bru

Vân
Kiều,
Sách Minh
Hoá
Arem
(chính
), Ma
Coong

Ghi
chú

96%
công
giáo
1,52
6
768

62%
công
giáo
Kinh,


×