MỤC LỤC
Trang
I. Tóm tắt
2
II. Giới thiệu
3
III. Phương pháp
III.1. Khách thể nghiên cứu
4
III.2. Thiết kế nghiên cứu
4
III.3. Quy trình nghiên cứu
5
III.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
6
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
6
V. Kết luận và khuyến nghị
9
Tài liệu tham khảo
11
Phụ lục
12
1
CẤU TRÚC BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
I. TÓM TẮT
Từ thực tiễn chương trình chỉnh lí sách giáo khoa hiện hành phân môn làm văn
có nhiều đổi mới về nội dung kiến thức, khung chương trình. Đặc biệt là đáp ứng việc
đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Nghị luận xã hội là một trong
những nội dung quan trọng trong cấu trúc đề thi đổi mới đó. Và như vậy trong dạng
đề nghị luận xã hội không thể không nói tới kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Đồng thời từ thực trạng tại Trung tâm GDTX Văn Bàn rất ít giáo viên giảng
dạy kiểu bài tư tưởng đạo lí thành công bởi giáo viên còn lúng túng trong việc sử
dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức giờ học, nhiều học viên thì
khó khăn trong nhận diện đề và kĩ năng làm bài. Điều đó làm cho hiệu quả giảng dạy
kiểu bài nghị luận xã hội nói chung, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng còn
thấp.
Trăn trở trước những đều đó, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài Một số biện
pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tại
Trung tâm GDTX Văn Bàn. Chọn đề tài này người viết nhằm đóng góp chút công
sức nhỏ bé của mình đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học kiểu
bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
2
Trải qua quá trình tìm hiểu về đặc điểm về khả năng nhận thức, lứa tuổi của
học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn. Đồng thời nghiên cứu về kiểu bài nghị luận về
một tư tưởng đạo lí. Người viết đã mạnh dạn đề xuất một số cách thức biện pháp nâng
cao hiệu quả giảng dạy nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Thể hiện thông qua việc giáo
viên hướng dẫn học viên tìm hiểu đề, lập dàn ý và hướng dẫn viết bài theo những cách
riêng nhằm đơn giản hóa cách làm bài cho học viên mà vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ
bản về kiến thức, kĩ năng làm văn. Cụ thể là
- Phần tìm hiểu đề, lập dàn ý: Giáo viên hướng dẫn học viên có thể nhận diện
được kiểu bài, biết được yêu cầu về nội dung , hình thức và phạm vi sử dụng tư liệu…
của đề bài một cách nhanh nhất, đúng nhất.
- Phần hướng dẫn học viên viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí theo ba
phần như sau:
+ Phần mở bài: Trực tiếp, ngắn gọn (2 - 3câu).
+ Phần thân bài: Trả lời các câu hỏi: Giáo viên hướng dẫn viết này bằng cách
đơn giản hóa bằng các câu hỏi. Học viên triển khai các luận điểm của bài viết theo
trình tự câu hỏi đó.
/Giải thích: Nó là gì? Có ý nghĩa gì?
/ Bình luận: Đúng hay sai (hoặc vừa đúng vừa sai)? Tại sao? Chứng minh.
/ Thái độ trước vấn đề đó như thế nào? (đồng tình hay phê phán)…
/ Là học sinh/ công dân phải làm gì?
+ Phần kết bài: Nêu cảm nghĩ và khái quát vấn đề.
Đề tài nghiên cứu đã được giảng dạy thể nghiệm tại 02 lớp 12 tại Trung tâm
GDTX Văn Bàn và đã đạt được hiệu quả tốt, chất lượng giờ học được nâng cao rõ rệt,
bước đầu khẳng định tính khả thi của đề tài.
II. Giới thiệu
3
Trong qua trình chuẩn bị lựa chọn đề tài này, người viết chủ yếu là đọc Sách
giáo khoa Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) và các sách tham khảo, khai thác thông
tin trên internet liên quan đến đề tài. Tuy nhiên những tài liệu tham khảo thu thập
được đều chủ yếu dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi ôn luyện cho các kì thi học
sinh giỏi hoặc thi Đại học, Cao đẳng… Trong khi đó, người viết thấy chưa có đề tài
cụ thể nào tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy cho đối tượng là học viên
GDTX.
Thông qua đề tài này, người viết sẽ đề cập một số vấn đề lí luận liên qua đến
đối tượng nghiên cứu, nội dung của đề tài và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu
quả giờ dạy Nghị luận về một tư tưởng đạo lí tai Trung tâm GDTX Văn Bàn.
III. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Dựa trên thông tin từ những tài liệu đã có, sử dụng các thao tác tư duy như phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa… để rút ra những kết luận khoa học. Phương pháp này
sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu nhằm nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết của
đề tài, tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểu bài nghị luận về một tư tưởng
đạo lí.
- Phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn
Tiến hành điều tra, khảo sát bằng quan sát, phỏng vấn nhằm tìm hiểu đặc điểm
tâm lí, tư duy, những năng lực đặc biệt liên quan đến những vấn đề dạy và học của
giáo viên và học viên trong quá trình dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo
lí tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm tư liệu
phục vụ cho việc xác định mục đích, lí do chọn đề tài, xây dựng cơ sở lí thuyết nền
tảng vững chắc cho việc đề xuất hệ thống các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả
của giảng dạy kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Phương pháp thống kê, so sánh, phân loại.
4
Từ các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, điều tra, tiến hành so
sánh để rút ra các kết luận khoa học làm tiền đề lí luận cho đề tài cũng như so sánh
kết quả đã đạt được với những hạn chế thực tế đã xảy ra trước đó nhằm chứng minh
cho tính khả thi của đề tài
III.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thế tham gia trong nhóm thực nghiệm là học viên lớp 12 (gồm 12A1 và
12A3 ) tại Trung tâm GDTX Văn Bàn với đặc điểm:
- Khoảng 96 % là học viên dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu vùng xa – nơi
có điều kiện kinh tế còn khó khăn trình độ dân trí còn thấp, có nhiều học viên nói
tiếng phổ thông chưa rõ.
- Học viên Trung tâm GDTX Văn Bàn rất đa dạng về lứa tuổi khoảng từ 18
đến 48 tuổi, lứa tuổi này không đồng đều như học sinh Trường THPT( tuổi từ 16 đến
18 tuổi). Hơn nữa đa phần học viên GDTX không chỉ có nhiều tuổi, họ vừa học vừa
làm, tư duy trí tuệ không còn là giai đoạn tốt nhất để dành cho việc học và nhiều học
viên yếu, kém.
- Học viên Trung tâm GDTX nhiều học viên có học lực yếu kém, chưa mạnh
dạn, chưa dám thể hiện ý kiến và suy nghĩ của mình .Cũng từ đó mà việc tiếp cận, đọc
hiểu cảm nhận và tiếp thu một tác phẩm văn học đã khó việc vận dụng kĩ năng thực
hành lại càng khó hơn vì đặc điểm của kiểu bài nghị luận tư tưởng đạo lí đòi hỏi cần
phải có không chỉ kiến thức xã hội phong phú mà còn cần phải biết vận dụng khéo léo
kĩ năng làm bài khi đánh giá nhận định một tư tưởng, đạo lí nào đó.
III. 2. Thiết kế nghiên cứu
Người nghiên cứu đã dùng các bài kiểm tra của học viên để thu thập thông tin
tại 2 lớp 12 (gồm 12A1 và 12A3 ) tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Từ số liệu thu thập
được người nghiên cứu đã phân tích, đối chứng so sánh các kết quả thu được trước và
sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu.
5
III. 3. Quy trình nghiên cứu
Sau khi đã được nghiên cứu và thể nghiệm đề tài đã tác động đến cả giáo vien
và học viên. Sự tác động này thể hiện là học viên sau khi học xong kiểu bài này đã có
thể nhận diện và biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí trên 70 % trở lên
đạt mức điểm từ Trung bình trở lên.
Đối với giáo viên, việc tổ chức giờ học kiểu bài này đã cảm thấy “nhẹ nhàng”
hơn, bởi với cách thức này giáo viên có thể giúp học sinh có thể viết bài nhanh nhất
mà vẫn đạt yêu cầu của kiểu bài đặt ra.
III. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Người nghiên cứu đã dùng bài kiểm tra và kết quả bài kiểm tra làm công cụ đo
lường mức độ hiểu bài và nhận thức của học viên trước và sau khi áp dụng đề tài.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
* Bảng thống kê và phân tích số liệu kết quả dạy học kiểu bài Nghị luận về
một tư tưởng đạo lí (khi chưa áp dụng đề tài). Khi giáo viên ra đề bài như sau:
“Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không
bao giờ nên”- Tuân Tử.
Anh/chị hãy viết một bài văn không quá (400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
Kết quả thu được ở 02 lớp 12A1 và 12A3 cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Số HV
Kết quả thu được
làm bài
0 - <3
3 - <5
5 - <7
7 - <8
8 - 10
12A1
28
28
11
9
07
01
0
12A3
50
47
14
18
09
04
02
Tổng số
75
25
27
16
05
02
Tỉ lệ %
100%
33.3 %
36.0 %
21.3 %
6.7 %
2.7 %
Chia ra
Dưới TB chiếm
69.3 %
6
Từ TB trở lên chiếm
30.7%
Từ bảng số liệu cho thấy rằng kết quả thu được số bài khá, giỏi rất ít (7 bài –
9.4 %) và tổng số bài từ trung bình trở lên chỉ có 23/75 bài ( chiếm 30.7%) còn khi
điểm dưới TB lại rất nhiều: 52/75 bài (69.3 %). Trong đó chia ra điểm từ 0 - < 3 là
25/75 bài (33.3%) và điểm từ 3- < 5 là 27/75 bài (36%).
Thông qua kết quả này cho thấy rằng hiệu quả giờ học chưa đạt yêu cầu giáo
viên chưa có một phương pháp, một cách thức tổ chức giờ học phù hợp với đối tượng
người học, học viên thì lúng túng trong việc triển khai luận điểm, thậm chí không hiểu
đề, không biết cách làm bài nên số bài yếu, kém mới chiếm tỉ lệ cao như vậy (69.3
%).
Bản thân đã 7 năm được phân công giảng dạy chương trình lớp 12, trong số
năm đó có tới 5 năm có nhiều giờ dạy Làm văn không thành công, trong đó phần
nhiều có giờ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Qua nhiều lần khảo sát chất lượng cho
thấy kết quả là rất thấp, học viên không hiểu bài, giáo viên chưa cảm thấy“nặng nề ”
khi ra khỏi lớp sau mỗi giờ học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí phần vì bản thân
chưa phong phú kiến thức xã hội, phần vì chưa biết nên làm như thế nào cho học viên
hiểu bài và có thể viết bài tốt khi gặp đề bài này.
Trăn trở trước thực trạng dạy học Nghị luận xã hội nói chung, Nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí nói riêng, thiết nghĩ cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá thực chất
vấn đề. Từ đó thay đổi phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học viên
và nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài này. Trải qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và
kiểm nghiệm thực tế giảng dạy, bản thân đã bước đầu thấy hiệu quả giờ học có sự
chuyển biến tích cực, thông qua đề tài người viết muốn đề xuất một số cách thức dạy
học nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
* Bảng thống kê và phân tích số liệu kết quả dạy học kiểu bài Nghị luận về
một tư tưởng đạo lí (áp dụng đề tài)
7
Lớp
Sĩ số
Số HV
Kết quả thu được
làm bài
0 - <3
3 - <5
5 - <7
7 - <8
8 - 10
12A1
28
27
04
05
12
03
03
12A3
50
50
05
08
21
11
05
Tổng số
77
09
13
33
14
08
Tỉ lệ %
100%
11.7%
16.9%
42.8%
18.2%
10.4 %
Chia ra
Dưới TB chiếm
Từ TB trở lên chiếm
28.6 %
71.4 %
Nhìn vào bảng số liệu đã cho thấy những con số “biết nói” sau khi áp dụng thể
nghiệm đề tài.
- Lớp 12A1: Đây là lớp học viên học đúng độ tuổi, dù là nhiều học viên học lực yếu
Nhưng với việc nắm chắc được các bước làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Kết quả thu được sau khi khảo sát đạt được kết quả có số bài trên TB là 18/27 ( 66.7
% ) mà trước khi chưa áp dụng đề tài chỉ đạt kết quả thấp với số bài trên TB là 8/28
(28,5 %).
- Lớp 12A3: Là lớp đối tượng học viên chủ yếu là cán bộ xã, nhiều học viên có độ tuổi
từ 35 – 54. Khi hướng dẫn học viên theo cách thức dễ nhớ như vậy cho thấy, tinh thần
học tập của học sinh thoải mái hơn, học viên hiểu bài và vận dụng kĩ năng làm bài tự
tin hơn. Với kết trước khi áp dụng đề tài có số bài trên TB chỉ là: 15/47 (31.9 %), còn
sau khi vận dụng đề tài vào hướng dẫn học viên thì kết quả đã thay đổi theo chiều
hướng tăng lên số bài trên TB là 37/50 (chiếm 74%).
- Tổng hợp, so sánh trước và sau khi áp dụng đề tài.
Thời điểm áp dụng ĐT
Tổng số HV
Dưới TB
52 bài
TRên TB
23 bài
Trước khi áp dụng ĐT
75
(69.3%)
22 bài
(30.7%)
55 bài
Sau khi áp dụng ĐT
77
(28.6 %)
(71.4 %)
8
Từ thực trạng chính giảng dạy bộ môn tại chính đơn vị mình, sau khi nghiên
cứu, tìm hiểu đối tượng và lựa chọn cách thức, áp dụng đế tài, kết quả thu được là khả
quan và đã có những chuyển biến tích cực. Từ bảng tổng hợp cho thấy tỉ lệ đươi TB
giảm từ 69.3 % xuống 28.6 % và tỉ lệ trên TB tăng từ 30.7 % đến 71.4%. Điều đó
chứng minh cho tính hiệu quả của đề tài.
Trong quá trình giảng dạy, thể nghiệm đề tài, người viết nhận thấy rằng học
viên ở lớp học viên đúng độ tuổi hay học viên có tuổi việc nhận diện và biết cách làm
bài một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Và khi học sinh đã thấy đơn giản hơn trong quá
trình tiếp cận đề bài văn tức là việc lựa chọn cách thức hướng dẫn học sinh là phù hợp
với đối tượng học viên. Đồng thời người dạy cũng đã lựa chọn được cách thức dạy
học tích cực và hiệu quả.
V. Kết luận và khuyến nghị
V.1 Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung quan trọng luôn được đề cập đến
trong bất kì một cuộc hội thảo, cuộc sinh hoạt chuyên môn nào. Trước một bài giảng
giáo viên cần phải lựa chọn những cách thức tổ chức, phương pháp dạy học tích cực
sao cho phù hợp với đối tượng người học nhằm làm cho con đường từ học sinh đến
kiến thức ngắn nhất. Việc lựa chọn phương pháp chung cho cả phân môn hay nhóm
bài luôn được giáo viên chú trọng.
Song việc đi vào tìm hiểu chi tiết cụ thể cho từng kiểu, dạng bài thì nội dung
này chưa được bàn đến nhiều, đặc biệt là giảng dạy nghị luận xã hội nói chung nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng tại trung tâm GDTX với đối tượng người học
mang tính đặc thù về lứa tuổi, địa vị xã hội, trình độ nhận thức...Tuy nhiên tất cả
những điều đó không phải là “rào cản” để giáo viên không thể vượt qua, bằng sự
nghiêm túc trong nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn đặc biệt là phương pháp cách
thức giảng dạy kiểu bài nghị luận vể một tư tưởng, đạo lí vẫn đạt được hiệu quả tốt.
Từ đó càng khẳng định rằng giảng dạy nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
không thể xem nhẹ mà cần được tìm hiểu nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện của giáo
9
viên từ ý tưởng, bài soạn, chuẩn bị đến tiến trình tổ chức giờ học. Có làm được như
vậy mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu của giờ học Làm văn nói chung và nghị luận về
một tư tưởng, đạo lí nói riêng
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng nghị luận xã hội nói chung không
chỉ giúp học viên biết các làm một bài văn để đi làm bài kiểm tra, đi thi tốt nghiệp mà
còn rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, bình luận…trước những một vấn đề nào đó
trong cuộc sống. Hơn thế nữa qua quá trình học kiểu bài này học viên rèn khả năng
làm việc theo nhóm, rèn luyện tư duy lô gíc… Đặc biệt trước những vấn đề mà tư
tưởng đạo lí đặt ra, người học được nhận xét, đánh giá, bình luận người học được giáo
dục kĩ năng sống, giá trị sống và có thể tự dần hoàn thiện nhân cách của chính mình.
V.2. Kiến nghị, đề xuất:
* Đối với Sở giáo dục: Cần có nhiều đợt tập huấn về phương pháp dạy học văn
theo đặc trưng kiểu bài, trong đó có kiểu bài nghị luận xã hội nói chung, nghị
luận về một tư tưởng đạo lí nói riêng (tập huấn theo khối THPT và GDTX).
* Đối với nhà trường: Việc chỉ đạo, phân công giáo viên có chuyên môn vững
vàng giúp đỡ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về phương pháp dạy
học, đặc biệt là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
* Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần tích cực trong việc nghiên cứu, học hỏi
trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để luôn có những giờ giảng dạy tốt nâng
cao hiệu quả môn Ngữ văn.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ văn 12- Tập một – Phan Trọng Luận (chủ biên) - NXB Giáo dục 2007.
2. Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận (Chủ biên) – NXB Đại học quốc gia
Hà Nội 2005.
3. Sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập 1- Phan Trọng Luận (Chủ biên) – NXB Giáo dục
-2008.
4. Hướng dẫn làm bài văn Nghị luận xã hội – Chu Thị Hảo (Chủ biên) – NXB Giáo
dục 2010.
5. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng môn Văn –Nguyễn Đức
Hùng (Chủ biên) - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2010.
6. Phân loại và hướng dẫn Giải đề thi Đại học Cao đẳng môn Ngữ văn – Triệu Thị
Huệ (Chủ biên)- NXB Giáo dục - 2011.
7. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên: Nâng cao năng lực hiểu biết về
GDTX và đối tượng của GDTX (Module 2,3,4). – Thái Thị Xuân Đào, Hoàng Thị
Kim Thúy (Chủ biên) – NXB Giáo dục và NXB Sư phạm - 2013.
11
PHỤ LỤC
1.Đề bài khảo sát.
“Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm không
bao giờ nên”- Tuân Tử.
Anh/chị hãy viết một bài văn không quá (400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến
trên.
2. Một số ví dụ thu thập tại phần: Phân tích đề và lập dàn ý.
Ví dụ 1: Viết một bài văn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu tục ngữ
“Người là hoa của đất”
Khi gặp đề như thế này học viên cần định hình ngay được: Đây là kiểu bài nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Yêu cầu về nội dung: Con người là kết tinh vẻ đẹp tinh túy nhất.
- Yêu cầu sử dụng các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: Đời sống xã hội...
12
Ví dụ 2:
Cho đề bài sau: Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ Tây Ban Nha:
“Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con”
* Phần mở bài có thể có nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu ngắn gọn được
hai ý sau:
- Vai trò quan trọng của mẹ đối với những người con.
- Dẫn chính xác câu tục ngữ.
* Từ đề bài của Ví dụ 2 phần thân bài giáo viên cần hướng dẫn học viên biết
cách lập dàn ý theo các 3 bước cơ bản
+ Giải thích: Mẹ không chỉ là người sinh ra ta mà cao cả hơn là mẹ là mẹ yêu
thương, dưỡng dục ta từ khi ta bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh
đến khi trưởng thành. Trong gia đình, học từ mẹ là nhiều nhất, là quan trọng
nhất.
Ý nghĩa của câu nói là : Đề cao vai trò to lớn của người mẹ.
+ Bình luận, chứng minh:
/ Mẹ luôn bên ta dìu dắt, nâng bước cho ta, mẹ dạy ta từ những hành động cử
chỉ nhỏ nhất, lời ăn, tiếng nói....(dẫn chứng)
/ Mẹ truyền cho ta đời sống tinh thần: biết yêu thương, buồn, vui... (dẫn chứng)
/Con là máu thịt của mẹ, với mẹ con là tất cả
/Vai trò của người là la vô cùng to lớn đối với con
/ Thật hạnh phúc khi những ai sinh đã có mẹ ở bên và đươc bên mẹ trong
những năm tháng trong cuộc đời.
/ Song thực tế cuộc sống vẫn có những người mẹ vì quá yêu thương mà lại biến
con minh thành một thứ “tầm gửi”, sống ích kỉ, dự dẫm vào người khác....(dẫn
chứng). Hoặc lại có những người con không biết kính trọng, yêu thương mẹ của
mình...
/ Trách nhiệm bổn phận của con cái đối với những người đã sinh thành ra mình
đặc biệt là mẹ....
13
*Vẫn từ đề bài của ví dụ 2 kết bài cần khái quát khẳng định vai trò của người
mẹ, sự dạy dỗ của mẹ là trường học lớn nhất của mỗi con người.
Ví dụ 3: Với đề bài : Anh /chị hãy bàn luận về câu: Thất bại là mẹ thành công.
Có thế mở bài như sau:
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta làm một việc gì đó cũng thành công ngay
mà cũng có khi ta ta thất bại. Điều quan trọng là khi thất bại ta rút ra được những bài
học kinh nghiệm để tiếp tục đứng lên theo đuổi ước mơ của mình. Nên mới có câu:
“Thất bại là mẹ của thành công”.
3. Ví dụ tại phần hướng dẫn viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Ví dụ 4: Đề bài.
Ích kỉ và vị tha anh/chị chọn lối sống nào?
Trong phần thân bài khi trả lời các câu hỏi như đã nêu giáo viên định
hướng cho học viên cho đề bài này như sau:
- Giải thích: Nó là gì? Ý nghĩa như thế nào?
+ Ích kỉ: là chỉ biết đến mình, luôn coi trọng lợi ích của bản thân mà không
quan tâm, coi trọng lợi ích của người khác.
+ Vị tha: là vì người khác, đề cao lợi ích của người khác hơn quyền lợi của bản
thân
+ Ích kỉ và vị tha là hai tích cách đối lập nhau nên hình thành những lối sống
khác nhau.
- Biểu hiện:
+ Lối sống ích kỉ: người có lối sống này chi chăm chút cho bản thân, đấu tranh
cho lợi ích của mình (ngay cả khi không xứng đáng, thậm chí dẫm đạp lên
quyền lợi của người khác bằng mọi thủ đoạn cốt là đạt được mục đích của
mình); Nếu người có lối sống này thường là người gây hại cho người khác,
thường bị coi thường và bị xa lánh, dễ trở nên cô đơn...; Đó là lối sống nhỏ
nhen tầm thường.
14
+ Lối sống vị tha: Thường biết quan tâm, chia sẻ với người khác, coi trọng, đề
cao lợi ích của bản thân mình (ngay cả khi lợi ích của người khác có mâu
thuẫn với lợi ích của bản thân); Đó là lối sống tốt đẹp, đáng ca ngợi, trân
trọng; Nhờ sống vị tha mà cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người xích lại
gần nhau.
- Thái độ và hành động:
+ Ca ngợi những người có lối sống vị tha, phê phán những người ích kỉ;
Với người vị tha cần tránh lạm dụng lòng tốt của họ.
+Chọn lối sống vị tha, tuy nhiên lòng tốt cần được đặt đúng chỗ....
____________________
15