Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một cách rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn ngữ văn của học sinh lớp 12a2 trường THPT số 2 văn bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.17 KB, 21 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều cải cách quan trọng từ
giáo dục ở bậc tiểu học cho đến đào tạo đại học và sau đại học. Riêng ở phổ thông,
sự đổi mới thể hiện trên nhiều phương diện, rõ nhất là về chương trình, sách giáo
khoa và đặc biệt là phương pháp dạy học. Đặc biệt trong năm học 2013 – 2014 theo
hướng đổi mới kiểm tra đánh giá, rõ rệt nhất là trong kì thi TNTHPT sắp tới đối với
bộ môn Văn, việc dạy cho học sinh cảm thụ, yêu thích tác phẩm văn học trong
chương trình nói chung và môn Văn nói riêng là việc làm cấp bách và cần thiết.
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay
đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích
cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức
vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui
hứng thú trong học tập. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một cách rèn luyện sự sáng
tạo cho học sinh trong một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất
lượng học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn
Bàn”. Với đề tài này tôi mong muốn giúp học sinh bước đầu có được sự sáng tạo
trong giờ đọc văn nói chung nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn và chất
lượng chung của nhà trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dạy văn là dạy làm người, dạy cho học sinh luôn hướng tới “chân, thiện,
mĩ” học sinh được hoàn thiện nhân cách, đồng thời dạy cách nói, cách viết sao cho
đúng và hay. Vì lẽ nhiệm vụ của người dạy văn là rất quan trọng. Người giáo viên
không chỉ truyền thụ cho học sinh kiến thức văn hóa phổ thông về văn học mà còn
dạy cho các em cách làm người bởi “văn học là nhân học”. Để làm được điều đó
1


người giáo viên phải tìm tòi những cách dạy hay và phù hợp với đối tượng học sinh
của mình. Do đặc trưng môn học, môn văn là môn khá trừu tượng, đòi hỏi người


học phải hiểu tác phẩm, những vấn đề xung quanh tác phẩm nhưng hiểu thôi thì
chưa đủ mà còn phải cảm, khi còn phải đồng sáng tạo với nhà văn. Song ngày nay
do nhu cầu của xã hội nên nhiều em học sinh không “ mặn mà” với các môn xã hội
đặc biệt là môn Ngữ văn, vì vậy vai trò của người giáo viên dạy Văn là phải giúp
học sinh nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ môn, đồng thời tìm ra được các
cách làm hay để thu hút học sinh và môn học của mình. Với đề tài này, tôi mong
muốn đưa ra được một cách làm nhỏ để góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học
sinh trong giờ đọc văn nhằm nâng cao chất lương bộ môn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Như trên đã trình khả năng sáng tạo ở học sinh không phải em nào cũng có,
nên rèn cho học sinh một mẹo nhỏ trong sự sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn
là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng môn ngữ văn trong nhà trường.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này tôi chú ý đến đối tượng là học sinh trường THPT số 2
Văn Bàn cụ thể là học sinh lớp 12A2. Đây là lớp có số học sinh nhận thức yếu và
không đồng đều tương đối nhiều, đặc biệt là lớp có 97% học sinh là người dân tộc
thiểu số và 100% con em nông thôn, ngoài việc học trên lớp các em còn phải làm
việc đồng áng phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian giành cho việc học.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Để rèn luyện cho học sinh khả năng tưởng tượng, sáng tạo trong giờ đọc
văn không phải ngày một, ngày hai là có thể làm được ngay, mà phải có một quá
trình rèn luyện, nghiên cứu và còn nhiều yếu tố khác tác động đến nó nữa. Với kiến
thức và hiểu biết còn hạn chế của cá nhân nên tôi cung không có tham vọng sẽ giúp
2


cho tất cả các học sinh trong các lớp mình phụ trách là có sự sáng tạo ngay trong
các giờ đọc văn mà chỉ đưa ra “Một cách rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh
trong một giờ đọc hiểu tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng học tập
trong môn Ngữ văn của học sinh lớp 12A2 trường THPT số 2 Văn Bàn”.

6. Phương pháp nghiên cứu: Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có
một hướng tiếp cận riêng. Trong khuôn khổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ
yếu một số phương pháp sau
1. Đúc rút kinh nghiệm từ bản thân trong quá trình giảng dạy môn ngữ văn ở
trường THPT.
2. Học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
3. Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học
văn.
- Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. ( Nguyễn Trọng
Hoàn- NXBGD 2001)
- Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường. ( ĐHSP Huế- 2002)
- SGK Ngữ văn 11, 12.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Những quan điểm chung.
1. Cơ sở lý luận:
a. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã phân tích và nhận
định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm
đổi mới, chưa phát huy được khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học.
3


b. Luật giáo dục của nước CHXHCNVN trong điều 4 (yêu cầu về nội dung
phươg pháp giáo dục) cũng chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực tự giác, chủ động , tư duy, sáng tạo ở người học, bồi dưỡng năng lực tự học,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục - trang 9 - 1998)
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Trong bộ môn văn học ở trường phổ thông trung học nhiều năm nay thự tế
đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh học theo kiểu

cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không hoặc ít có sự sáng tạo
khi tiếp xúc tác phẩm văn chương.
b. Hiện tượng ít tập trung suy nghĩ, ít tìm tòi ở học sinh phải được khắc phục
dần qua những giờ dạy của giáo viên ở trên lớp và cách học của học sinh.
c. Thị trường sách hiện nay: Sách in ấn nhiều, giảng giải cụ thể tác phẩm,
học sinh mua về chép lại một cách máy móc mà không suy nghĩ, sáng tạo do đó
dẫn đến tình trạng mù kiến thức
d. Khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, học sinh chỉ hiểu theo một chiều, ít
chịu khó phát hiện, vốn từ ngữ nghèo, diễn đạt kém. Vì vậy, không đạt hiệu quả
cao khi cảm nhận tác phẩm văn chương.
II. Biện pháp, giải pháp thay thế
1. Phát huy sự sáng tạo cho học sinh trong giờ giảng văn.
Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giá trị tư
tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp
xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hình
tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả của nhà văn để làm nên
tác phẩm đó. Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc

4


hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnh hưởng của
tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đời sống cá nhân.
Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con nhười có được những
thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều
chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trình
người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn ra quá trình nhận thức ở
họ khi người đọc và người học có ý thức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn
học. Quá trình học văn ở trường THPT đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình
thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài

năng của mình người thầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó
từng bước đưa học sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm
một cách đầy đủ, đúng đắn.
Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng
tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong tác
phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cách thức,
thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học. Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một
giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ ào tài năng, kĩ năng của người thầy
qua các thao tác đọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan, học
sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ tjống ngôn ngữ, hình tượng, các thủ pháp nghệ
thuật trong tác phẩm. Sự dẫn dắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn
dẫn dắt học sinh bước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm,
thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích,
đánh giá tác phphẩm và qua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái
hay, chỗ độc đáo của tác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và
giải quyết trong tác phẩm.
Đề cập đến bản chất của giờ giảng văn, GS Đặng Thai Mai cho rằng: “giảng
văn trước hết là theo dõi trong nếp áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc
đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy giảng văn trước hết là chỉ ra sự
5


thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác
phẩm văn chương ”(Giảng văn Chinh phụ ngâm- Đặng Thai Mai- ĐHSPI HN;
1992). Vậy thì muốn chỉ ra sự thống nhất ấy trong tác phẩm rõ ràng lao động của
giáo viên dạy văn vừa phải có tính nghệ thuật vừa phải có tính sư phạm. Mà tính
nghệ thuật của giờ giảng văn tất nhiên lại phải phụ thuộc vào tài năng của giáo viên
và trìnhđô, khả năng của học sinh. Như trên đã nói, tiếp xúc với tác phẩm văn
chương, học sinh cần có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể
cảm nhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả. Việc đó theo tôi hoàn toàn

phụ thuộc vào khả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên.
Vậy thì việc đầu tiên theo tôi người thầy dạy văn cần phải làm đó là phải bằng mọi
cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm
văn học. Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là giọng
đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọc hài hước dí dỏm
khi tiếp cân tác phẩm trào phúng, giọng đọc đanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái
độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương... hoặc có
thể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt
học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách
khai thác vấn đề.
Qua 10 năm giảng dạy bộ môn Văn ở trường THPT, tôi thấy rằng để có được
một giờ giảng văn trọn vẹn quả thật là khó bởi vì đó là cả một nghệ thuật. Giờ
giảng văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong
phát hiện tìm tòi trong khi đó thời gian rất eo hẹp. Đã thế lớp học có ít nhất 32 học
sinh, thầy chỉ có một mà trò thì quá nhiều, sự liên tưởng, tưởng tượng không đồng
đều ở học sinh. Tất cả chừng ấy yếu tố cũng đủ để húng ta hiểu rằng khó có thể cầu
toàn đối với một giờ giảng văn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta
hoàn toàn không thể có được những giờ dạy, bài giảng thành công. Với những gì đã
làm, đã học tập ở đồng nghiệp và tiếp xúc với nhiều khoá học sinh, tôi thấy rằng

6


chúng ta có thể giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy sáng tạo khi tiếp
xúc với tác phẩm văn chương qua một số vấn đề, một số thao tác sau đây:
1.1. Trong giờ giảng văn, trước khi giảng giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời
dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm
thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài
dạy một cách hứng thú.
Ví dụ:

- Giảng bài Đàn ghi ta của Lor-ca của tác giả Thanh Thảo, giáo viên có thể
cho học sinh nghe bài hát Cây đàn ghi ta của Lor-ca, lồng vào đó là những hình ảnh
về đất nước và những nét văn hóa đặc sắc của đất nước Tây Ban Nha, sau khi nghe
xong giáo viên có thể hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát và các hình ảnh đó hát
về ai, hình ảnh ấy gợi ta liên tưởng đến đất nước nào? và những hiểu biết về đặc
trưng văn hoá của đất nước đó? Học sinh sẽ trình bày được suy nghĩ ban đầu của
mình về bài học Đàn ghi ta của Lorca.
- Giảng bài “ Ai đã dặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta
có thể dẫn dắt học sinh bằng lời giới thiệu, lời dẫn về con sông Hương của Huế ở
vẻ đẹp tự nhiên, văn hoá, lịch sử; hoặc cho học sinh nghe đoạn nhạc “Dòng sông ai
đã đặt tên?” kết hợp một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế và hỏi cảm nhận của
học sinh về dòng Hương.
- Giảng bài “ Sóng ” của Xuân Quỳnh, ta có thể bắt đầu bằng một đoạn bài
hát về biển, một bài thơ có cùng chủ đề hoặc một trò chơi, một bài hát về tình yêu
từ đó gợi dẫn về vấn đề cơ bản cần tìm hiểu trong tác phẩm.
1.2. Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì
đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo
được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạng câu
hỏi từ khái quát đến cụ thể, từ khẳng định đến gợi mở, định hướng.
Ví dụ 1: Khi tìm hiểu tác phẩm Việt Bắc, đoạn thơ :
Ta về mình có nhớ ta
7


...................................
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Giáo viên có thể hỏi học sinh: em có cảm nhận gì về đoạn thơ trên?
Học sinh sẽ trả lời: Đoạn thơ là bức họa về thơ, một bức tranh tứ bình về
thiên nhiên và con người Việt Bắc tuyệt đẹp.
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”, GV có thể hỏi: Cảm

nhận của em về bức tranh thiên nhiên ở đoạn đầu tác phẩm?
Học sinh: Bức tranh được đặc tả với vẻ đẹp vừa cổ kính vừa mơ màng. Giữa không
gian bao la của biển, của bầu trời, hình ảnh chiếc thuyền cùng con người đang thu
lưới sau một đêm lao động vất vả ẩn hiện trong những mảng màu sáng tối của ánh
bình minh trên biển sớm mờ sương. Cảnh mang vẻ đẹp lãng mạn, gợi lên một cuộc
sống thanh bình, yên ả và cũng thấy được tình yêu mà người nghệ sĩ dành cho nghề
nghiệp của mình, một người nghệ sĩ luôn đam mê, hết mình vì cái đẹp, bởi cái đẹp
nó đến lúc con người ta không ngờ tới.
1.3. Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan trọng.
Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ được cái hồn của
tác phẩm cho học sinh. Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ra trong
tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội. Đọc đúng, đọc diễn cảm
đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy
không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị.
Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có trách nhiệm tập luyện cho học
sinh thói quen đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản bởi vì đây chính là khâu đầu tiên
giúp học sinh cảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để
cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của
cảm xúc, là yếu tố quan trọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm vản
chương. Một giờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được
cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh trong lớp.

8


1.4. Trong giờ giảng văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo
viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tác những
thói quen cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp. Theo tôi đó
có thể là những thói quen sau:
- Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng đọc, diễn cảm để tự cảm

nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại
những đoạn hay của tác phẩm.
- Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những câu đoạn mà
mình tâm đắc nhất.
- Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác có liên
quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học.
- Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân tích tác phẩm.
- Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh không máy móc
thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới lạ ở tac phẩm khi cảm
nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận của
riêng mình.
- Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thi
pháp.
1.5. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh ở giờ giảng văn không chỉ dừng
lại ở những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách dạy
hợp lý, khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng và liên tưởng theo một
cách, không phải tác giả tác phẩm nào cũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc
vào hoàn cảnh, tác phẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách phát
hiện. Về phía học sinh, theo tôi nếu cầu toàn 100% học sinh đều cảm thụ tốt tác
phẩm văn học bằng tư duy của các em thì khó mà đạt được. Vì vậy phải tùy đối
tượng, tùy năng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà hướng dẫn chỉ đạo các
em phát hiện sáng tạo phù hợp: Hệ thống câu hỏi đặt ra phải linh hoạt, phải có sự
phân chia đối tượng, có câu hỏi khó cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học
9


sinh trung bình, thậm chí khi đặt câu hỏi mà học sinh không trả lời được thì giáo
viên phải gợi dẫn, giúp học sinh tìm hiểu nhã tự, biện pháp tu từ để hcọ sinh hiểu
nội dung của câu, của đoạn, của bài thơ ...Có thế một giờ giảng văn mới đảm bảo
được cùng lúc sự sáng tạo cho các em.

1.6. Để giúp học sinh có được sự sáng tạo trong giờ giảng văn, giáo viên nên
hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp học bởi vì thi pháp học sẽ giúp
học sinh hiểu đúng, nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác
phẩm. Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi
pháp trong quá trình giảng văn.
Ví dụ: Với thơ, nên đi từ mạch cảm hứng, cảm xúc của nhân vật trữ tình hoặc hình
tượng trữ tình trong tác phẩm ( Chẳng hạn khi tìm hiểu bài thơ “ Sóng” của Xuân
Quỳnh ta có thể phân tích hình tượng sóng và hình tượng em; Khi tìm hiểu bài thơ
“Đất Nước ” của nguyễn Khoa Điềm ta phân tích theo mạch trữ tình- chính luận
của nhân vật trữ tình trong bài thơ).
Với văn xuôi, có tác phẩm giảng bằng thi pháp nhân vật, có tác phẩm giảng
bằng thi pháp cốt truyện, tình tiết...( Chẳng hạn khi tìm hiểu tác phẩm “ Hai đứa trẻ
” của nhà văn Thạch Lam thì phân tích theo nghệ thuật miêu tả bởi truyên Thạch
Lam không có cốt truyện nên không có giọng kể mà chỉ có giọng tả; Khi tìm hiểu
tác phẩm “ Chữ ngời tử tù” của Nguyễn Tuân thì phân tích nghệ thuật xây dựng
nhân vật; khi tìm hiểu tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” hoặc “ Người lái đò
sông Đà” thì phân tích tác phẩm theo đăc trưng thể loại bút kí, tuỳ bút).
1.7. Để phát huy sự sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh cũng như kết hợp
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương pháp thảo luận nhóm, giao nội
dung bài học cho học sinh chuẩn bị bài trước khi tiết học bắt đầu, kết hợp linh hoạt
kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy của mình, tránh gò ép,...
1.8. Bên cạnh các thao tác trên để giúp học sinh lĩnh hội tác phẩm văn
chương một cách trọn vẹn, đầy đủ và có tính thực tế thì giáo viên luôn phải tích
10


hợp kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức trong môn để học sinh hiểu thấu đáo tác
phẩm và có thể liên hệ thực tế đời sống của các từ đó các em sống nhân văn hơn và
yêu thích bộ môn hơn bởi hiện nay nhiều em sau khi học xong THPT các em không

thi khối C, hoặc không theo con đường văn chương thì ít nhiều các em cũng có một
chút văn chương để vận dụng vào cuộc sống của mình. Được như vậy coi như môn
Văn đã thành công.
Ví dụ: Dạy bài Sóng, học sinh rút ra cho mình bài học về tình yêu, trong tình
yêu có tình cảm nhưng cũng phải có lý trí để soi đường. Bài Chiếc thuyền ngoài xa,
học sinh không chỉ thấy được cuộc đời này rất đẹp, rất đáng quý nhưng cũng nhận
ra được vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay là nạn bạo hành gia đình đã và đang
trở thành mối lo của toàn xã hội. Vậy học sinh sẽ có thái độ như thế nào trước hiện
tượng này?....
2. Minh hoạ đọc - hiểu tác phẩm:
Đọc văn
SÓNG
- Xuân Quỳnh –
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ
về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình
ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghị luận bài thơ, đoạn thơ.
3. Thái độ: Kỹ năng sống:
- Giao tiếp: trình bỳ trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ, về sự thể hiện hình
tượng sóng và em trong bài thơ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của tình yêu trong thơ ca,
về vẻ đẹp của gương mặt thơ Xuân Quỳnh.

11


- Tự nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống, qua đó tự rút ra bài học cho cá
nhân.

II. Phương pháp, phương tiện.
- Phương pháp: Phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm, gợi mở.
- Phương tiện: SGK, GA, TBTG.
III. Tiến trình tổ chức giờ học:
- ÔĐTC:
- KTBC: Tình cảm của cháu giành cho người bà trong bài thơ Đò Lèn? Liên
hệ bản thân em?
- BM:

*HĐ1: Khởi động: GV cho hoc sinh nghe bài hát Thuyền và biển

nhạc Phan Huỳnh Điểu, thơ Xuân Diệu. Sau khi nghe xong. Gv hỏi; Bài hát viết về
đề tài gì? Cảm nhận chung về bài hát? Sau đó dẫn vào bài học.
HĐ giáo viên và học sinh
*HĐ 2: Tìm hiểu chung

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:

.- Gv: Nêu vài nét về tác giả XQ,

1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 - 1988) (SGK)

đặc biệt là phong cách NT thơ?.

2. Bài thơ:

tác giả và hoàn cảnh ra đời bài - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở
thơ.


vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).

- HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời

- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất

câu hỏi.

tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Gv: Bài thơ ra đời vào thời gian

- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

nào?

II. Đọc văn bản:

- Hs: trả lời dựa vào tiểu dẫn sgk.1.

Đọc và giải thích từ khó:

*HĐ3: Đọc văn bản:

Bố cục:

2.

-Gv: Đọc giọng thơ suy tư chiêm Phần1: 2 khổ đầu: Nghĩ về đặc tính của sóng
nghiệm,băn khoăn day dứt, nồng và tình yêu cua người con gái trẻ.

nhiệt, chân thành.

- P2: Khổ 3+4: Nghĩ về sóng và nguồn gốc

Gọi 1.2 học sinh đọc. Gv nhận xét của tình yêu.
12


kết quả đọc Gv đọc 1 lượt.

- P3: Khổ 5,6,7: Nghĩ về sóng và nỗi nhớ của

Chú ý những từ khó cuối mỗi em, tình yêu thuỷ chung của em.
trang.

-P4: khổ:8,9: Nghĩ về sóng và khát vọng tình
yêu của em.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Hình tượng “sóng” với khát vọng tình

* HĐ4:Đọc hiểu văn bản.

yêu:
- Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng

-Gv: Hình tượng bao trùm, xuyên “sóng”. “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm
suốt bài thơ là hình tượng sóng. trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân,
Mạch liên kết các khổ thơ là phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được
những khám phá liên tục về sóng. kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng,
Hãy phân tích hình tượng sóng?


hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng”
và “em” (cấu trúc song hành). “Sóng” và

- Hs: trả lời cá nhân.

“em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc

- Gv: nhận xét và chốt ý.

hoà nhập  sự phong phú, phức tạp, nhiều

-Gv: Giữa sóng và em trong bài khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm
thơ có mối quan hệ ntn? Nhận xét hồn người con gái đang yêu.
về NT kết cấu của bài thơ?

- Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lý đặc biệt

- Hs: trả lời cá nhân.

của một tâm hồn khao khát yêu đương đang

- Gv: nhận xét và chốt ý.

tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn với nhiều
trạng thái đối cực, khi dịu êm, khoan thai, khi
dồn dập, dữ dội: Dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng
lẽ (kết cấu đối lập, đặt từ cuối câu tạo điểm

- Gv: Chỉ ra sự tương đồng giữa nhấn).

trạng thái tâm hồn của người phụ - Trái tim người con gái đang yêu không chịu
nữ đang yêu với những con sóng? chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn
- Hs: trả lời cá nhân.

tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với
13


- Gv: nhận xét và chốt ý.

mình: “Sông không hiểu ... tận bể”  quan
niệm mới mẻ về tình yêu: người con gái khao
khát yêu đương nhưng không nhẫn nhục, cam
chịu, từ bỏ nơi chật hẹp để đến với cái cao
rộng, bao dung.
- Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực
trong trái tim, là khát vọng muôn đời của nhân
loại, nhất là của tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó

- Gv: Bài thơ là lời tự bạch của mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian:
một tâm hồn phụ nữ đang yêu. “Ôi ...ngực trẻ”.
Theo cảm nhận của anh (chị), tâm

2. Tình yêu của “sóng”:

hồn người phụ nữ đó có đặc điểm - Câu hỏi tu từ “Trước ... yêu nhau”  tình
gì? Tìm các BPNT được dùng để yêu là một hiện tượng tâm lí tự nhiên, đầy bí
thể hiện tâm tư và cảm xúc của ẩn, khó hiểu, khó giải thích về khởi nguồn và
tác giả?


thời điểm bắt đầu của nó. Cách cắt nghĩa ty rất

- Hs: trả lời cá nhân.

XQ - nữ tính và trực cảm. (Xuân Diệu băn

- Gv: nhận xét và chốt ý.

khoăn: “Làm sao ... tình yêu?”).
- Biện pháp NT nhân hoá + điệp từ, ngữ +
điệp cú pháp + hình thức đối lập  nỗi nhớ
mãnh liệt của một trái tim đang yêu - ty luôn
đồng hành với nỗi nhớ - nỗi nhớ thường trực

-Gv:

Nhận xét về thể thơ, âm cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả ko gian và

điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, thời gian - ko chỉ tồn tại trong ý thức mà còn
nhịp điệu đó được tạo nên bởi len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả
những yếu tố nào?

giấc mơ. Nỗi nhớ cồn cào, da diết, ko thể nào

- Hs: trả lời cá nhân.

yên, ko thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt

- Gv: nhận xét và chốt ý.


như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi,
vô hạn - Thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt,
14


phóng túng, nhịp thơ là nhịp sóng (sóng biển sóng lòng) dào dạt, sôi nổi, mãnh liệt: “Con
-Gv: Khơi gợi để phát huy cảm

sóng ... còn thức”.

nhận riêng của mỗi HS.

- Khát khao yêu đương của người con gái
được bộc lộ mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị:
sóng khát khao tới bờ cũng như em luôn khát

-Gv: Cảm nhận hai khổ cuối của

khao có anh. Ty của người con gái vừa thiết

bài thơ?

tha mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thuỷ

- Hs: trả lời cá nhân.

chung, duy nhất: “Dẫu ... phương” (phương

- Gv: nhận xét và chốt ý.


tâm trạng, phương của người phụ nữ đang yêu
say đắm, thiết tha).
- Người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời
vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới
một niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tìm
vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn
như con sông nhất định sẽ “tới bờ”, “dù
muôn vời cách trở”: “Ở ngoài kia ... cách
trở”.
- Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim nhạy
cảm, nhà thơ cũng sớm nhận ra và thấm thía
về sự hữu hạn của kiếp người: “Cuộc đời ...
về xa”.
- Khát vọng được sống hết mình cho ty, muốn
hoá thân vĩnh viễn thành ty muôn thuở: “Làm
sao ... còn vỗ”.
 Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám
phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em,
bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết
15


tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử
thách của thời gian và sự hữu hạn của đời
người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình
cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con
*HĐ5: Kết thúc đọc hiểu.

người.
IV: Tổng kết.=> ghi nhớ: sgk.


Khái quát nội dung và nghệ thuật
của bài thơ?
HS trả lời các nhân.
Gọi 1,2 học sinh đọc to ghi nhớ
trong SGK. Về nhà học thuộc ghi
nhớ này.
HĐ6. Củng cố dặn dò, hướng dẫn học bài:
- GV yêu cầu học sinh khái quát nội dung của bài học (những ấn tượng cảu
học sinh sau khi học xong bài học).
- Học thuộc bài thơ và viết một bài suy nghĩ của cá nhân về tình yêu học trò
hiện nay.
- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo. Gv hướng dẫn cụ thể nội dung tiết học
sau.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Dạy bài thơ này, giáo viên cần cho học
sinh tìm hiểu trước về nhà thơ Xuân Quỳnh, tìm những bài thơ của các nhà thơ
khác nhưng cùng chủ đề tình yêu, liên hệ thực tế việc yêu đương tự do không có
giới hạn hiện nay của học sinh, học sinh tự rút ra bài cho bản thân mình, chú ý đến
việc gaío dục kĩ năng sống cho học sinh.
III. KẾT QUẢ.

16


Trong năm học 2013-2014, qua 3 lớp 12A1,12A2,12B1 tôi trực tiếp giảng dạy,
tôi đã vận dụng một số thao tác trên ở bài giảng văn ”Sóng” và bài “ Ai đã đặt tên
cho dòng sông” để không ngừng góp phần rèn luyện, khơi gợi cho học sinh khả
năng sáng tạo ở các em. Thực tế qua các giờ dạy tôi thấy có sự thành công, đạt
được yêu cầu mục đích đã định nhưng mức độ nắm bắt bài học của từng đối tượng
học sinh khác nhau cũng chưa đồng đều. Song kết quả tương đối khả quan ở lớp

12A2. Một kết quả tôi nhận thấy rõ là các em hoạt động tích cực, tham gia thảo
luận có hiệu quả và đặt ra nhiều vấn đề khá thú vị. Qua đó các em rèn luyện kĩ năng
động não, hợp tác, phản biện.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp

TS

Bài

Số HS được điểm

học khảo dưới TB trước khi
sinh sát
12A2 34
1
12A2 34
2
12A2 34
3

áp dụng
23
20
14

Số

HS


được Số

HS

đạt Ghi

điểm dưới TB điểm TB tăng.
sau khi áp dụng
20
14
7

chú

3
6
7

PHẦN III: KẾT LUẬN
Góp phần khơi gợi và rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh trong giờ đọc hiểu là
công việc thường xuyên và cần thiết ở tất cả các môn học. Tuy nhiên ở bộ môn văn
các đặc thù của nó vẫn là sự sáng tạo dựa trên sự đồng cảm, sự cảm nhận của người
học qua người dạy văn và văn bản ngôn từ trong tác phẩm. Sự sáng tạo trong văn
chương không hề có sự giống nhau bởi sự liên tưởng, tưởng tượng ở mỗi người
khác nhau, tuy vậy vẫn có chỗ giống nhau trong tiếp nhận tác phẩm văn học giữa
các đối tượng: tác giả- người dạy- người học. Theo tôi để có sự gặp nhau ấy, cả
người dạy và người học phải có một trường liên tưởng, một sự tưởng tượng phong
phú, linh hoạt để từ đó người dạy có thể đưa người học vào tác phẩm bằng hệ thống
các câu hỏi, bằng lời bình, cách đọc, lời phân tích và người học tiếp nhận tác phẩm
bằng quá trình tích luỹ từ ngữ, vốn hiểu biết và khả năng cảm nhận được tác phẩm

17


văn chương để lĩnh hội từ người dạy những gì tâm đắc nhất, đồng thời mở rộng tầm
hiểu biết, suy nghĩ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã từng nói: “ Học sinh nhớ nhiều, học nhiều là điều đáng khuyến khích nhưng đó
quyết không phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ sáng
tạo. Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong trường phổ thông của chúng
ta, không nên dạy như cũ bởi vì dạy như cũ thì không những việc dạy văn không
hay mà việc đào tạo con người cũng không có kết quả. Vì vậy dứt khoát chúng ta
phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của
mình và diễn tả suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất”. Thiết nghĩ
dạy học sinh biết suy nghĩ sáng tạo trong giờ đọc văn là điều cần thiết. Đây không
phải là việc làm trong ngày một ngày hai mà phải có quá trình rèn luyện, không
ngừng phấn đấu, chuẩn bị chu đáo của thầy và cả trò mới có thể mang lại một giờ
văn hay và có hiệu quả đặc biệt mới có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của học
sinh và có tính thiết thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


- Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. (Nguyễn Trọng
Hoàn- NXBGD 2001).
- Đổi mới giảng dạy văn trong nhà trường ( ĐHSP Huế- 2002)
- SGK Ngữ văn 12 (NXBGD)
- Luật giáo dục của nước CHXHCNVN- 1998.
- Giảng văn Chinh phụ ngâm- Đặng Thai Mai- ĐHSPI HN; 1992.
- Các tài liệu tham khảo khác.


19


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần I: Phần mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục tiêu nghiên cứu

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1

4. Đối tượng nghiên cứu

2

5. Phạm vi nghiên cứu


2

6. Phương pháp nghiên cứu

2

Phần II. Nội dung

2

I. Những quan điểm chung

2

II. Biện pháp, giải pháp thay thế

3

III. Kết quả

11
20


Phần III. Kết luận.

12

21




×