Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

báo cáo thực tập Hướng dẫn báo cáo kết quả thực tập sư phạm tại trường đh sư phạm thể dục thể thao hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.72 KB, 32 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM
(Tại trường ĐH sư phạm thể dục thể thao Hà Nội)
Kính gửi: Ban quản lý đào tạo - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Kinh tế
Thực hiện kế hoạch thực tập sư phạm số 76/ QĐ-HVBCTT của Ban giám đốc
Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc thực tập sư phạm cho sinh viên khối lý
luận, khóa học 2009 – 2013 tại các trường chính trị Tỉnh, Thành phố, năm học
2012 – 2013 được diễn ra từ ngày 04/3/2013 đến ngày 26/04/2013.
Với mục đích, yêu cầu của nhà trường là tạo điều kiện cho sinh viên đi thực
tập nhằm: Rèn luyện và nâng cao năng lực giảng dạy, lòng yêu nghề để trở thành
giảng viên lý luận của các trường Chính trị Tỉnh, Thành phố, trường đại học, cao
đẳng. Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên nắm vững được chức năng, nhiệm vụ
và tham gia vào các hoạt động của nhà trường, để làm quen với hệ thống tổ chức
và môi trường nghề nghiệp sau này. Từ đó, nâng cao ý thức học tập và rèn luyện,
bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp đối với ngành đào tạo của mình.
Qua thời gian thực tập sư phạm, từ ngày 04/3/2013 đến ngày 26/04/2013 tại
trường ĐH sư phạm thể dục thể thao ,được sự quan tâm sâu sát và tận tình giúp đỡ
của nhà trường, ban chỉ đạo thực tập, các thầy cô trong khoa cơng tác Đảng, cơng
tác chính trị và đặc biệt là thầy hướng dẫn thực tập, soạn bài giảng. Bên cạnh đó
cộng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, đồn thực tập nói chung và bản thân em
nói riêng đã hồn thành đợt thực tập một cách tốt đẹp, đúng, đủ với yêu cầu mà
trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như là trường ĐH sư phạm thể dục
thể thao Hà Nội đề ra. Bản thân em học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu, rút ra
cho mình những bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích phục vụ cho cơng tác giảng


dạy của bản thân đặc biệt là phương pháp giảng dạy của trường. Mặt khác, qua đợt
thực tập sư phạm này bản thân em cũng tích lũy thêm được nhiều hiểu biết về
những cơng việc có liên quan trực tiếp tới q trình cơng tác sau này.
Để nhà trường và khoa chủ quản có sự đánh giá khách quan, chính xác đối với
kết quả thực tập sư phạm của bản thân, em xin báo cáo toàn bộ các nội dung thực


tập sư phạm của mình trong thời gian thực tập tại trường ĐH sư phạm thể dục thể
thao Hà Nội.
Căn cứ vào bản “Hướng dẫn báo cáo kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, em xin báo cáo cụ thể kết quả thực
tập của mình theo từng nội dung như sau:
Phần 1: Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội
Phần 2: Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của trường
ĐH sư phạm thể dục thẻ thao
Phần 3: Vài nét về bộ mơn Kinh tế chính trị và kế hoạch giảng dạy, nội dung
chương trình mơn Kinh tế chính trị.
Phần 4: Dự giảng, soạn giảng, quản lý lớp, tổ chức học tập đối với học viên,
tham gia các hoạt động của trường ĐH sư phạm thể dục thể thao Hà Nội.
Phần 5: Những thu hoạch sâu sắc trong đợt thực tập
Phần 6: Những ý kiến đề xuất về việc tổ chức thực tập sư phạm


PHẦN 1: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Khái quát chung về Thành phố Hà Nội
Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội có vị
trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ
Tây sang Đơng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ
phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi
núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh
như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m,
Thiên Trù 378 m.Khu vực nội ơ thành phố cũng có một số gị đồi thấp như gò

Đống Đa,núiNùng…
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông
qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội và các tỉnh, có hiệu
lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh
của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình được nhập về
Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau
khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17
thủ đô lớn nhất thế giới, mật độ dân cư trung bình 1.926 người/km². Ngày 11 tháng
12 năm 2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và
thành phố Sơn Tây cũng được chuyển thành thị xã Sơn Tây…


2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội .
Dự kiến cả năm 2009, tổng sản phẩm nội địa tăng 6,67% so với năm 2008,
trong đó ngành cơng nghiệp tăng 6,85%, các ngành dịch vụ tăng 7,43%, ngành
nông, lâm, thuỷ sản tăng 0,08%.
So năm 2008, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp năm nay trên địa bàn tăng
9,4% , giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, giá trị sản
xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 8,3%, giá trị sản xuất cơng nghiệp
ngồi Nhà nước tăng 11,9%, giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 9,4%.
Vốn đầu tư phát triển 12 tháng năm 2009 đạt 23.635,7 tỷ đồng, tăng 7,2% so
với cùng kỳ; bằng 83,8% so với kế hoạch năm. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước
đạt 10.546,9 tỷ đồng, tăng 22,4%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng 83,9%;
vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước đạt 3.910,5 tỷ đồng, bằng 75,2%.
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Hà Nội thu hút được
340 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện
năm 2009 dự kiến đạt 650 triệu USD. Vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ
đồng, tăng 18,2%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm 2009 đạt 73.500 tỷ đồng,

vượt 4,2% dự tốn năm, tăng 1,5% so năm 2008, trong đó thu nội địa là 61.300 tỷ
đồng, vượt 7,3% dự toán, tăng 0,6%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2009 là
28.736 tỷ đồng, vượt 17,3% dự tốn, giảm 9%, trong đó chi thường xuyên là
12.597 tỷ đồng, vượt 20,7% dự toán, tăng 26,5%; chi xây dựng cơ bản là 13.125,5
tỷ đồng, vượt 15% dự toán, tăng 38,2%.
Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2009 là 591.152 tỷ đồng,
tăng 27,98% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 2,10% và
38,23%, tiền gửi thanh toán tăng 1,5% và 19,28%. Tổng dư nợ cho vay đến cuối
tháng 12 năm 2009 đạt 368.710 tỷ đồng, tăng 38,9% so cùng kỳ năm trước, trong


đó dư nợ ngắn hạn tăng 2,64% và 38,27%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,06% và
39,79%.
Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm nay dự kiến tăng
13,6% so với năm 2008, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 19,9%.
Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội dự kiến giảm 7,8% so
với năm trước, Kim ngạch nhập khẩu giảm 17,4%.
Dự kiến, khách Quốc tế đến Hà Nội cả năm là 1029 ngàn lượt khách, giảm
11,7% so cùng kỳ năm 2008; khách nội địa là 6718 ngàn lượt khách, tăng 1,8%;
doanh thu khách sạn lữ hành giảm 2,8%.
So với năm 2008, khối lượng hàng hóa vận chuyển năm nay dự kiến giảm
3,2%; khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm 0,5%; doanh thu vận chuyển hàng
hóa tăng 12%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 19,5%; khối lượng hành
khách luân chuyển tăng 19,6%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 20,6%.
Năm 2009, có 232,1 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm, 69,1
nghìn thuê bao cố định, 97,9 nghìn thuê bao Internet phát triển mới. Doanh thu bưu
chính viễn thơng tăng 13,9% so năm trước.
Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng 12 tháng năm 2009 so 12 tháng năm 2008 tăng
8,22%, chỉ số giá vàng tăng 21,05%, chỉ số giá Đôla Mỹ tăng 9,75%.
Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm so với năm 2008 tăng 0,39%, trong

đó: trồng trọt giảm 10,4%, chăn nuôi tăng 11,06%, dịch vụ nông nghiệp tăng
19,2%, thủy sản tăng 16,08% và lâm nghiệp tăng 1,5%.
Tại thời điểm điều tra Tổng ĐTDS & nhà ở 01/4/2009, dân số Hà Nội có
6448,9 ngàn người chiếm 7,51% so cả nước, trong đó: thành thị 2632,1 ngàn
người, chiếm 40,8% tổng số dân, nơng thơn 3816,8 ngàn người, chiếm 59,2%; có
3272,7 ngàn nữ, tỷ số giới tính là 97 nam/100 nữ. Mật độ dân số là 1.926
người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm trong 10 năm là 2%.


Ước tính năm 2009 tồn Thành phố đã giải quyết được việc làm cho 128.000
lao động, đạt 101,6% kế hoạch với tổng số vốn vay từ quỹ giải quyết việc làm
Quốc gia khoảng 274 tỷ đồng cho 3.100 dự án, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao
động. Theo kết quả điều tra LĐVL 01/9/2009 tỷ lệ thất nghiệp của toàn Thành phố
là 3,24%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 2,7%.
Tính đến thời điểm 30/9/2009, tồn Thành phố có: 677 trường tiểu học, 588
trường THCS, 186 trường THPT. Tổng số phòng học của 3 cấp học là 28.089
phòng, tổng số học sinh toàn Thành là 994.350 em. Về giáo dục mầm non có 804
trường, trong đó: 782 trường mầm non và 22 trường mẫu giáo với tổng số 309.487
cháu.
Năm 2009, thể thao Hà Nội đạt được tổng cộng 1755 bộ huy chương các loại
tại các giải thể thao thành tích cao trong nước và quốc tế, trong đó Huy chương
vàng 784; Huy chương bạc 499; Huy chương đồng 472.
Cộng dồn 11 tháng, toàn Thành phố xảy ra 844 vụ tai nạn giao thông, giảm
17% so cùng kỳ, làm chết 713 người, tăng 12% và làm bị thương 272 người, giảm
61%.
Số vụ cháy nổ trong 11 tháng năm 2009 đã tăng lên gần 2 lần so với cùng kỳ
năm trước, có 272 vụ với số người bị thương là 40 người và số người chết là 7
người.
3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu có tốc độ tăng

trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm từ 9 đến 10% (thời kỳ
2011 - 2020) và từ 7,5 đến 8,5% (thời kỳ 2021 - 2030). GDP (theo giá so sánh)
năm 2020 tăng khoảng từ 2,5 đến 2,7 lần so năm 2010 và năm 2030 tăng từ 2,2 đến
2,4 lần so năm 2020. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020


đạt khoảng 5.100 đến 5.300 USD, năm 2030 đạt khoảng 12.000 USD, cao gấp 7
lần so với hiện nay.
Cơ cấu lao động năm 2020 của Thủ đô sẽ là: Dịch vụ 55 - 56%; công nghiệp
- xây dựng 29 - 30%; nông nghiệp 14 - 16%; năm 2030 tương ứng là: 59 - 60%; 34
- 35% và 5 - 6%.
Quy mô dân số năm 2020 của Hà Nội sẽ vào khoảng 8 triệu người, tỷ lệ dân
số đô thị khoảng 54 - 55%; năm 2030 khoảng 9,5 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị
khoảng 67 - 70%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86 - 0,90. Tỷ lệ
thất nghiệp khu vực đô thị năm 2020 dưới 5%.
Hệ thống giáo dục và đào tạo của Hà Nội cũng sẽ được chuẩn hóa, tiên tiến
và hiện đại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 dự kiến đạt 70 - 75% và năm
2030 là khoảng 85 - 90%.
Hà Nội cũng sẽ đảm bảo cho người dân được sống trong mơi trường an tồn.
Ơ nhiễm khơng khí được duy trì ở dưới mức cho phép, đảm bảo diện tích cây xanh
bình qn đầu người đạt khoảng 10 m² kể từ năm 2020 trở về sau. Bảo đảm 100%
người dân được chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi.

PHẦN 2: NHẬN THỨC VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC
THỂ THAO.
1. Lịch sử hình thành của trường
Năm 1946, một năm sau Cách mạng Tháng 8 thành công, trong lúc nhân dân ta
đang ra sức xây dựng nước Việt Nam mới và quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng vừa
giành được, Bác Hồ đã cho thành lập ngành TDTT chuẩn bị cho sự hình thành và phát

triển nền thể thao Việt Nam.


Nền thể thao bước đầu hình thành từ năm 1946 còn non trẻ. Mục tiêu chủ yếu của
TDTT cách mạng nhằm phục vụ sức khoẻ nhân dân góp phần xây dựng đất nước
Việt Nam mới và bảo vệ thành quả Cách mạng. Mục tiêu ấy thể hiện tính ưu việt so với
nền TDTT trong xã hội cũ trước năm 1945.
Tháng 12/1946 thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến tồn
quốc bùng nổ. Ngay sau đó Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ lên chiến khu Việt
Bắc để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Phong trào TDTT vừa mới được hình thành mấy
tháng và đang trên đà phát triển lại tiếp tục đi vào kháng chiến.
Sau hồ bình lập lại 1954, miền Bắc hồn tồn giải phóng, tiến hành cách mạng
XHCN. Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức lại ngành
TDTT, khôi phục và phát triển nền TDTT vì dân, vì nước. Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về công tác TDTT nhằm từng bước kiến tạo một nền
TDTT XHCN phát triển mạnh mẽ, cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và hiện đại. Bác Hồ
luôn chỉ hướng cho TDTT nước ta phục vụ sức khoẻ nhân dân, người mong rằng: “Nhân
dân ta ai cũng khỏe thì nước ta mạnh giàu”.
Từ năm 1957 miền Bắc thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển
văn hố; thực hiện cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tư bản tư doanh, xây dựng các hợp
tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ngành Giáo dục vừa lo đáp ứng nhu cầu học
tập to lớn, cấp bách của nhân dân, vừa lo bước đầu xây dựng tiền đề nhà trường XHCN,
cải tạo trường tư thục, xây dựng hệ thống trường dân lập. Phải xây dựng trường học
thành cơng cụ của chun chính vô sản “pháo đài của XHCN”; nhà trường phải gắn liền
với đời sống, với lao động sản xuất và thực tiễn cách mạng nhằm đào tạo những người
lao động mới. Trong đó các trường sư phạm phải được xây dựng trở thành những “Trung
tâm công nghiệp nặng” của ngành Giáo dục. Giáo sinh tốt nghiệp sư phạm phải trở thành
cán bộ chính trị của Đảng, vừa sẵn sàng phục vụ yêu cầu cách mạng, vừa là lực lượng
nòng cốt giáo dục văn hoá trong trường, biết hướng dẫn học sinh thí nghiệm, thực hành,



lao động sản xuất, hoạt động văn, thể, mỹ… phải có lịng u người, u học sinh, u
nghề dạy học…
Chăm lo xây dựng mạng lưới các trường sư phạm đủ sức nhanh chóng đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển giáo dục về số lượng và từng
bước nâng cao chất lượng. Từ năm 1956 Bộ Giáo dục xây dựng khu sư phạm ở Cầu
Giấy. Trường sư phạm cao cấp ở Khu học xá Trung ương (đặt ở Nam Ninh -Trung
Quốc) được xây dựng thành trường Đại học sư phạm Hà Nội gồm đủ các khoa, đào tạo 3
năm, tuyển học sinh lớp 9, lớp 10 phổ thông (trong đội ngũ giáo viên của trường Đại học
sư phạm Hà Nội có thầy giáo Nguyễn Trương Tuấn giảng dạy môn thể dục); Bộ thành
lập 16 trường sư phạm trung cấp liên tỉnh và một số tỉnh lớn đào tạo giáo viên cấp 2 theo
hệ 7 + 2. Từ năm 1958 Bộ Giáo dục xây dựng một số trường sư phạm trực thuộc Bộ như
trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, Trường Bồi dưỡng giáo viên cấp I, lớp sư phạm
thể dục, lớp nhạc, hoạ.
Năm 1959, lớp thể dục gồm 100 giáo sinh sư phạm được tuyển chọn trong số các
giáo sinh đang học tại trường Đại học sư phạm Hà Nội. Thầy Trương Quang Địch cán bộ
phòng TDTT của Bộ đã trực tiếp về tuyển chọn. Việc tuyển chọn ban đầu gặp khó khăn
vì phần nhiều giáo sinh đang học để trở thành giáo viên giảng dạy văn hoá, nay tuyển
sang lớp đào giáo viên thể dục còn rất mới mẻ. Nhưng sau khi được thầy Đỗ Đức Uyên Bí thư Đảng uỷ quán triệt, động viên, giao nhiệm vụ, lớp đã được biên chế đầy đủ và sẵn
sàng học tập. Bộ giao cho Phòng Thể dục thể thao (trực thuộc Văn phòng Bộ) trực tiếp
chỉ đạo công tác đào tạo, giảng dạy, huấn luyện. Lực lượng cốt cán của lớp có thầy
Lương Ngọc Diễm, là đảng viên và một số cán bộ đoàn thanh niên. Lớp do các chuyên
gia Liên Xô trực tiếp giảng dạy, huấn luyện và đã nhanh chóng hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ, bổ sung lực lượng cán bộ, giáo viên thể dục cho các trường sư phạm. Thầy
Lương Ngọc Diễm đã chuyển từ vị hiệu trưởng của một trường cấp I ở Bắc Giang, cùng
nhiều thầy cô khác dạy các môn văn hoá, từ đây bước sang một con đường mới, con


đường TDTT, giáo dục thể chất và gắn cả cuộc đời với con đường này. Sau khi học xong
thầy Lương Ngọc Diễm được điều về Phòng Thể dục thể thao của Bộ Giáo dục công tác.

Tại đây Thầy đã gặp được các thầy Trương Quang Địch (cán bộ ngành công an được cử
đi học ở Trung Quốc về), thầy Vũ Huyến, Mạnh Chí, Đỗ Hữu Gi … là những người rất
tâm huyết với sự nghiệp thể dục thể thao và giáo dục thể chất. Với chức năng nhiệm vụ
được giao, các thầy đã cùng nhau suy nghĩ, tìm tịi, tham mưu giúp Bộ để tháo gỡ khó
khăn, nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao đang rất cần và rất thiếu
trong các cấp học.
Hồn thành khóa đào tạo giáo viên thể dục ở trường Đại học sư phạm Hà Nội, Bộ
Giáo dục tiếp tục mở lớp thứ hai gồm 90 giáo viên đang dạy cấp 1 và một số học sinh
phổ thông chuyển sang đào tạo giáo viên thể dục ở Trung tâm TDTT Quần Ngựa của Uỷ
ban TDTT, do thầy Phan Nguôn Đang làm Hiệu trưởng, thầy Nguyễn Tính làm Phó
Hiệu trưởng. Thầy Trương Quang Địch và thầy Lương Ngọc Diễm được phân công phụ
trách lớp. Lớp do các thầy Thuỳ, thầy Ngô Duy Gia, Vương Bích Nhượng, cơ Dun và
các thầy cơ khác của Ủy ban TDTT trực tiếp giảng dạy, huấn luyện và đã nhanh chóng
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, bổ sung lực lượng cán bộ, giáo viên thể dục cho các
trường sư phạm.
Sau thời gian học 3 tháng những học viên có khả năng như thầy Hồng Đình Ái,
Lê Văn Lý cùng với thầy Đỗ Hữu Gi, thầy Nguyễn Trương Tuấn, thầy Ngô Tư tiếp tục
được chọn mở lớp thứ ba đào tạo giáo viên thể dục tại phân hiệu hai của trường Đại học
sư phạm Hà Nội tại Vinh (sau đó là trường Đại học sư phạm Vinh).
Với ba lần mở lớp, bằng sự nỗ lực của Phòng Thể dục thể thao và sự giúp đỡ của
các chuyên gia Liên Xô, Bộ đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, giáo viên thể dục đầu
tiên cho Ngành, trong số cán bộ, giáo viên đó nhiều người đã trở thành những cán bộ cốt
cán, những viên gạch hồng vững chắc đầu tiên để xây dựng trường Trung cấp Thể dục


thể thao. Đó là các thầy: Trương Quang Địch, Nguyễn Trương Tuấn, Đỗ Hữu Gi, Lương
Ngọc Diễm, Ngô Tư, Trần Phan Hiển, Hồng Đình Ái, Lê Văn Lý, Lê Xn Cương…
2. Chức năng, nhiệm vụ của trường
- Đào tạo giảng viên giáo dục thể chất.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

- Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho những
giáo viên thể dục thể thao trình độ đại học và các trình độ thấp hơn, đồng thời tổ
chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục thể chất.
- Trình độ đội ngũ GV có: Giáo sư 1; TS: 4, ThS: 60, ĐH: 53, đang làm
NCS, ThS học chuyên ngành TDTT ở trong và ngoài nước: 45 người, GV chính và
tương đương: 26 người, có nhiều CBGV là trọng tài cấp quốc gia, cấp quốc tế.
2.Bộ máy tổ chức
Về tổ chức bộ máy của trường Tại Quyết định số: 1647/QĐ - TTg
ngày14/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Sư
phạm TDTT Hà Tây thành trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội.
Ban giám hiệu:
1.

Hiệu trưởng - Giám đốc TTGDQPHN1:
NGƯT.TS. Phạm Xuân Thành
Các chức danh khác: Bí thư Đảng uỷ, Giảng viên chính.

2. Phó Hiệu trưởng:
TS. Nguyễn Văn Thời.
Các chức danh khác: Phó Bí thư Đảng uỷ, Giảng viên chính.
3. Phó Hiệu trưởng:


TS. Nguyễn Duy Quyết
Các chức danh khác: Đảng ủy viên, Giảng viên chính.
4. Phó Hiệu trưởng:
TS. Lê Thanh
Các chức danh khác: Đảng ủy viên, Giảng viên chính
Sơ đồ cơ cấu tổ chức- bộ máy:



3. Danh hiệu và thành tích
Một số danh hiệu mà nhà trường đã đạt được trong thời gian qua:
- Huân chương lao động hạng nhất (năm 2006)


- Huân chương lao động hạng nhì (năm 2001)
- Huân chương lao động hạng ba (năm 1996)
- Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba (năm 2005)
- Huân chương lao động hạng ba cho CĐ trường (năm 2001)

MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI
Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Trường Đại học Sư
phạm TDTT Hà Nội đã ra tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt được tốc độ tăng
trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển
mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành
một trường ĐH sư phạm TDTT theo hướng hiện đại.
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình đào tạo tổng quát xây dựng nhà
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ
yếu của kế hoạch Nhà trường 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành
vượt mức, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển
mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Giai đoạn: 1986-1990: Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản
lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống
KT-XH và giải phóng sức sản xuất, trường đã hồn thành chương trình “xóa bỏ
tranh tre nứa lá, ngói hóa tồn trường”
Giai đoạn: 1991-1994: Cùng với các trường CĐ, ĐH trường đã khắc phục
được tình trạng trình trệ, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và
toàn diện, bắt đầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. trong đó đáng chú ý là hồn
thành chương trình: “Điện sáng-nước sạch”

Từ năm 1995 - 2000, là bước phát triển quan trọng của nhà trường thời kỳ


mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài
chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh
tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này,trường vẫn duy trì
được sự ổn định; tích cực chuẩn bị mọi mặt phấn đấu nâng cấp trường lên đại
học; Hoàn thành 4 ký túc xá 3 tầng kép kín; giảng đường 4 tầng; thư viện hiện
đại; 02 nhà ăn đủ chỗ cho 2000 người sinh hoạt học tập nội trú; Nâng trình độ
đội ngũ từ 55% lên 95% có trình độ đại học; trong đó có 47 % trình độ sau đại
học; 40 % có trình độ trọng tài quốc gia
Giai đoạn: 2001-2006: tháng 5 năm 2003 được nâng cấp lên đại học
Đội ngũ có trình độ đại học nâng lên 52%, trong đó có 06 NCS
Hồn thành giáo tình cho tất cả các mơn học trong chương trình đào tạo
Đầu tư nhiều phương tiện hiện đại phục vụ dạy và học; hoàn thành bể bơi
50 mét; xây dựng thêm 02 KTX 3 tầng, 01 KTX 5 tầng, nâng thêm tầng 2 KTX
đủ chỗ cho hơn 300 người sinhh hoạt và học tập nội trú; khởi công xây dựng nhà
thi đáu đa năng cho hơn 30 tỷ, giảng đường 5 tầng
Triển khai đề án mở rộng trường thêm 12 ha
Giai đoạn: 2007- nay: Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất,
ngoài việc mở rộng và nâng quy mơ các loại hình đào tạo, trường đã liên kết mở
khóa đào tạo hệ cao học đầu tiên; Cơng tác hợp tác quốc được đẩy mạnh có
chiều sâu: Đã thực hiện liên kết với các trường đại học có thế mạnh về đào tạo
giáo dục thể chất, về huấn luyện viên, vân động viên của các nước trong khu vực
và trên thế giới, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Nga, Đức, Thái Lan, Nhật
Bản, Hàn Quốc..; Mở rộng việc liên kết đào tạo mời giảng viên của các trường
và cử cán bộ, giảng viên của trường sang học tập nghiên cứu ở các trường đại
học các nước; tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học về giáo dục thể chất;
tiếp tục triển khai thêm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ..
Đẩy mạnh triển khai thực hiện nghị quyết số 43/2005/NQ-CP của Chính



phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế theo hướng hiện đại, tập trung tạo nguồn để tăng cường đội ngũ giảng
viên và cán bộ nghiên cứu khoa học nâng tổng số cán bộ, giảng viên 175;
Tăng cường đầu tư chiều sâu trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật theo
hướng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; từng bước hoàn thành nghiên cứu về y
học TDTT, hoàn thành nhà thí nghiêm thể chất 3 tầng, trạm y tế 3 tầng có đủ
trang thiết bị y học hiện đại; đưa vào sử dụng sân điền kinh phủ chất dẻo tổng
hợp, sân bóng đá trải thảm cỏ nhân tạo; hồn thành 01 nhà công vụ 3 tầng cho
cán bộ, giảng viên; nghiệm thu đưa vào sử dụng 02 tòa nhà 5 tầng khu làm việc
của Trung tâm GDQP Hà Nội 1; khởi công 02 KTX 5 tầng cho sinh viên và
ch̉n bị khởi cơng 01 tịa nhà 7 tầng khu điều hành trung tâm …
4. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập
Hiện nay, cơ sở vật chất của trường được xây dựng khang trang, hiện đại
hơn và đã đưa vào sử dụng như: lớp học, thư viện, nhà ăn, kí túc xá, sân vườn…
Nhà trường đã đảm bảo được nơi ăn, nghỉ, học tập cho tất cả các lớp học của
trường theo kế hoạch đào tạo.
Hoàn thiện giai đoạn cuối đưa vào sử dụng: Nhà làm việc 3 tầng và giảng
đường TTGDQP Hà Nội I
Xây mới nhà ở công vụ cho cán bộ; trạm y tế 3 tầng; Xây mới 3 nhà 4 tầng
KTX sinh viên và cải tạo nâng cấp 2 nhà KTX SV; Cải tạo nâng cấp sân điền kinh
phủ chất dẻo nhựa tổng hợp và sân bóng đá trải cỏ nhân tạo. Hệ thống sân bãi đẹp,
chất lượng, đủ quy cách, tiêu chuẩn quy định; đầu tư cải tạo hệ thống điện
nước; mua sắm trang thiết bị máy móc, phương tiện đầy đủ để phục vụ cho công
tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt đáp ứng hiệu quả. Tiếp tục làm hồ sơ thủ tục xin


thêm 12 ha đất để mở rộng phát triển trường, xin kinh phí để xây mới nhà điều
hành làm việc 9 tầng…

Nhà trường đã mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động giảng dạy
và học tập, cho các khoa phòng và phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng áp dụng công nghệ mới như có: máy chiếu, máy vi tính…
Để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của trường nhà trường đã có nhiều biện
pháp cụ thể như:
Nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên về vị trí và vai trị của mình,
với nhiệm vụ của nhà trường và hoạt động giảng dạy để từ đó tự giác rèn luyện,
học tập, phấn đấu khẳng định tư cách, danh dự cán bộ, giảng viên của trường chính
trị tỉnh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng của trường, sự phối hợp giữa cấp
ủy và Ban giám đốc.
Đổi mới và nâng cao chất lượng thi đua, khen thưởng.
Trên đây là những nét khái quát về đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của trường ĐH Sư Phạm Thể Dục Thể Thao HN.

PHẦN 3: VÀI NÉT VỀ BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY,
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

1. Vài nét về bộ mơn lý luận chính trị.
Lịch sử hình thành bộ môn


Bộ môn Lý luận Mác –Lê nin & tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành
cùng với sự hình thành của nhà trường( với tiền thân là Trường trung cấp sư
phạm Thể dục TW năm 1961). Lúc đầu bộ môn có tên là : Bộ mơn Chính trị.
Năm 1968 - 1969, trường được nâng cấp đổi tên thành Trường Cao đẳng sư
phạm Thể dục- Nhạc hoạ TW 1.
Tháng 12/1985, Hệ Thể dục được tách riêng ra thành Trường Cao đẳng Sư
phạm Thể dục TW I. Thời gian này, Bộ môn Chính trị được hợp nhất

vào tổ “Các mơn chung” gồm có: Y sinh, Ngoại ngữ, NVSP, Quân sự - Nghệ
thuật, Chính trị. Năm 1992, bộ mơn được tách riêng ra thành bộ môn độc lập
với tên gọi bộ môn Lý luận Mác – Lê nin và đến năm 2003, cùng với sự nâng
cấp trường lên đại học, bộ môn mang tên Bộ môn Lý luận Mác –Lê nin & Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo bộ mơn:
- Phó trưởng bộ mơn: ThS. Lê Thị Vân Liêm.

T

HỌ VÀ TÊN

TRÌNH ĐỘ
CHUN
MƠN

1

Lê Thị Vân Liêm

ThS

2

Cao Thị Sính

TS

3


Hồ Thị Thu Hiền

ThS

4

Trần Mai Linh

ThS

5

Ng.Thị Huyền Chi

ThS

6

Lê Thị Thanh
Hường
Nguyễn Diệu Linh

Cử nhân

7

Cử nhân
Cử nhân
Cử nhân



Năng lực chun mơn:
Cán bộ bộ mơn:
Bộ mơn gồm có 09 giảng viên, trong đó:
Số giảng viên trình độ tiến sỹ

: 01

Số giảng viên trình độ thạc sỹ : 04
Số giảng viên trình độ đại học : 04
2. Thành tựu đạt được
Cùng với những thành tựu to lớn mà nhà trường đã đạt được, bộ môn lý luận
Mác – Lê nin đã có đóng góp trên một số mặt cơ bản sau đây:
- Đào tạo thế hệ sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lý tưởng cách
mạng,trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Đạo tạo thế hệ sinh viên có trình độ chun mơn lý luận chính trị sơ cấp, có
kiến thức cơ bản về lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, về đường lối của Đảng cộng sản và sự nghiệp của cách mạng Việt Nam.
- Đào tạo thế hệ sinh viên có trình độ chun ngành Giáo dục thể chất có trình
độ trung cấp, cao đẳng,đ ại họcđáp ứng được yêu cầu giảng dạy ở các nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông cho đến bậc đại học.
Các danh hiệu thi đua khen thưởng (từ 2002- 2008)
-

Năm học : 2002 – 2003 : Đơn vị lao động tiên tiến
Năm học : 2003 – 2004 : Đơn vị lao động tiên tiến xuất sắc
Năm học : 2004 – 2005 : Đơn vị lao động tiên tiến
Năm học : 2005 - 2006 : Đơn vị lao động tiên tiến
Năm học : 2006 – 2007 : Đơn vị lao đông tiên tiến
Năm học : 2007 – 2008 : Đơn vị lao động tiên tiến

Giấy khen phong trào Phụ nữ :Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”


PHẦN 4: DỰ GIẢNG, SOẠN GIẢNG, QUẢN LÝ LỚP, TỔ
CHỨC HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC VIÊN VÀ THAM GIA
CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA TRƯỜNG HỌC VIỆN KỸ
THUẬT QUÂN SỰ
1. Dự giảng, tham gia quản lý lớp, tổ chức lớp học
Trong thời gian thực tập tại trường ĐH thể dục thể thao Hà Nội, nhà trường và
bộ mơn chính trị đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho đoàn thực tập được dự giảng và
tham gia quản lý lớp tại các lớp.
Tổng số buổi dự giảng là 10 buổi, cụ thể là:

NGÀY
THÁNG

NỘI DUNG THỰC HIỆN

Thứ hai,
4/3/2013

Gặp mặt và ra mắt phòng Đào tạo và Bộ mơn lí
luận chính trị

Thứ tư,
6/3/2013

Thứ sáu,
8/3/2013


-Dự giảng Đạo đức học, phòng 303
Giảng viên: Trần Mai Linh
-Tham gia gặp mặt chào mừng 8/3 của trường
Dự giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chương 7: Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân
và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giảng viên: Trần Mai Linh.

Ý KIẾN
CÁ NHÂN
Cac thầy cô trong
trường tiếp đón
nhiệt tình , cởi mở,
giới thiệu tổng
qt về trường ,
tạo điều kiện cho
đoàn thực tập.
Sinh viên học tập
nghiêm túc, ghi
chép bài đầy đủ.
Giảng viên giảng
dạy nhiệt tình,chu
đáo.
Giảng viên giảng
dạy thu hút, lớp
học khá sôi nổi.


Thứ hai =>thứ
tư,

11/3=>13/3

Lên thư viện nghiên cứu tài liệu

Thứ năm,
14/3/2013

Dự giảng: Chương 8: “Những vấn đề chính trị xã
hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa”
Sinh viên thực tập: Lê Thị Thiện

Thứ sáu,
15/3/2013
Thứ hai,
18/3/2013
Thứ ba,
19/3/2013

Dự giảng : “Những vấn đề chính trị xã hội có
tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội Sinh viên ghi chép
chủ nghĩa”(tiếp).
bài tốt,
Phòng 301. Giảng viên: Trần Mai Linh
Dự giảng: “Những vấn đề chính trị xã hội có tính Lớp học cịn trầm,
quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
sinh viên thực tập
nghĩa”(tiếp).
chưa thoát ly giáo
Sinh viên thực tập: Lê Thị Ngân Giang

án.
Dự giảng: Nguyên lý 3, Chương 8:“Những vấn
Lớp khá sơi nổi,
đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến
Sinh viên thực tập
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa”(tiếp).
giảng thu hút,
Sinh viên thực tập: Lê Thị Thiện
truyền cảm.

Thứ tư,
20/3/2013

Ở nhà nghiên cứu tài liệu

Thứ năm,
21/3/2013

Dự giảng môn : Quản lý nhà nước về giáo dục
Chương 2: Đường lối quan điểm của Đảng và
Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Giảng viên: Hồ Thị Thu Hiền

Thứ sáu,
22/3/2013

Ở nhà nghiên cứu tài liệu

Thứ hai,
25/3/2013

Thứ ba,
26/3/2013

Thư viện thoáng
mát, đầy đủ tài
liệu, dụng cụ học
tập cho sinh viên
nghiên cứu.
Sinh viên trên lớp
khá chú ý nhưng
vẫn còn ồn, sinh
viên thực tập nắm
giáo án khá chắc
nhưng chưa bao
quát được lớp.

Dự giảng: : Nguyên lý 3, Chương 8:“Những vấn
đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa”(tiếp).
Sinh viên thực tập: Lê Thị Ngân Giang
Tham dự lễ mít tinh: “Kỷ niệm 82 năm ngày
thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh và 67 năm ngày

Lớp ghi chép bài
đầy đủ, giảng viên
có phương pháp
dạy tốt

Lớp sơi nổi, sinh
viên thực tập đã

thốt ly được giáo
án.
Thầy cơ đón tiếp
nhiệt tình, phong


thể thao Việt Nam” do Đoàn trường tổ chức.

trào Đoàn sơi nổi,
các chương trình
hay.

Thứ tư,
27/3/2013

-Chúc mừng Ban giám hiệu nhân ngày thể thao
Việt Nam.
-Tham gia cổ vũ trận chung kết bóng đã nữ tồn
trường.

Thầy cơ cơi mở
nhiệt tình.

Thứ năm,
28/3/2013

Dự giảng môn: Quản lý nhà nước về giáo dục,
Chương 4: “Luật giáo dục”
Giảng viên: Hồ Thị Thu Hiền


Lớp học nghiêm
túc, ghi chép bài
đầy đủ, giảng viên
giảng tốt.

Thứ sáu,
29/3/2013
Thứ hai=> thứ
năm
1/4 => 4/4

Ở nhà soạn giáo án
Lên thư viện nghiên cứu tài liệu
Lên trường tập giảng

Thứ sáu,
5/4/2013

Dự giảng, Nguyên lý 3, nội dung: “Tôn giáo và
những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin trong giải quyết các vấn đề tôn
giáo”.
Giảng viên: Trần Mai Linh.

Thứ hai,
8/4/2013

Tham gia họp bộ môn lý luận chính trị.

Thứ ba, thứ tư

9/4 => 10/4
Thứ năm,
11/4/2013

Lớp học rất sôi
nổi, hứng thú với
bài gảng. Giảng
viên giảng bằng
phương pháp hiện
đại thu hút, hiệu
quả cao.
Mọi người đến
họp đúng giờ, thái
độ nghiêm túc.

Ở nhà soạn giáo án và tập giảng.
Dự giảng, nguyên lý 2,
Chương 5: “ Học thuyết giá trị thặng dư”.
Sinh viên thực tập: Trương Thị Huệ

-

Thái độ nghiêm
túc.

Dự giảng, nguyên lý 2,
Chương 4: “Học thuyết giá trị”.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Nghĩa

Sinh viên có ý

thức ghi chép bài
đầy đủ, nhiệt tình
giúp đỡ các sinh
viên thực tập.


( Phòng 104).
- Lên lớp, nguyên lý 2.
Chương 4: “Học thuyết giá trị ”.
- Dự giảng, nguyên lý 2.
Chương 5: “Học thuyết giá trị thặng dư”.
Sinh viên thực tập: Phạm Thị Hòa

Thứ sáu,
12/4/2013

Ở nhà soạn giáo án.

Thứ hai,
15/4/2013

- Lên thư viện nghiên cứu tài liệu.
- Dự buổi họp bộ môn lý luận chính trị.

Thứ 3,
16/4/2013

- Lên trường tập giảng

Đi họp đầy đủ,

đúng giờ, thái độ
nghiêm túc.
Củng cố bài giảng,
ý thức nghiêm túc.

- Thi giảng chương IV: Học thuyết giá trị
Phần: Các chức năng của tiền tệ.

Thứ 4,
17/4/2013

18/426/4/2013
26/04/2013

- Dự giờ thi giảng của các sinh viên thực
tập:
+ Nguyễn Thị Nghĩa
Chương IV: Học thuyết giá trị
Phần: Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
+ Lê Thị Thiện
Chương IV: Học thuyết giá trị
Phần: Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu
thế của sản xuất hàng hóa.

Ch̉n bị chưa kĩ,
cịn nhiều khuyết
điểm, chưa bao
qt lớp. Bài
giảng kết hợp
được nhiều

phương pháp

- Làm báo cáo thực tập
- Tổng kết đợt thực tập.

Thầy cô trong
trường và bộ mơn
đã giúp đỡ tận tình
và tạo điều kiện


thuận lợi để đoàn
thực tập hoàn
thành tốt nhiêm
vụ.

Qua thời gian dự giảng em thấy mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên rất
khác nhau, chính vì vậy mà các giảng viên đã kết hợp nhiều phương pháp giảng
dạy khác nhau nhằm nâng cao khả năng nhận thức của học viên. Các phương pháp
chủ yếu là: thuyết trình, tổng hợp, phân tích và kết hợp ghi bảng. Đặc biệt, các
giảng viên sử dụng rất hiệu quả các phương pháp nêu vấn đề, đối thoại trực tiếp
với học viên, khiến cho học viên chủ động, hứng thú với bài học và hiệu quả cao
trong tiếp thu bài học. Các phương pháp đó khơng chỉ khơi dậy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học viên mà còn giúp họ phát huy được vốn sống, kinh nghiệm
thực tiễn của họ trong học tập và trong cuộc sống.
2. Soạn giảng
Được Ban chỉ đạo thực tập của trường phân về khoa Mác-lenin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và được cơ Lê Thị Thanh Hường hướng dẫn soạn giảng về nội dung,
mẫu giáo án theo quy định của trường và em được giao soạn 2 bài trong chương
trình kinh tế chính trị. Cụ thể là:

Bài thứ hai: CHƯƠNG

VI: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA

TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC.
I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN.
1. Bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.


b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.
c. Xuất khẩu tư bản.
d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.
e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn
chủ nghĩa tư bản độc quyền.
a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.
b. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền .
II.CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1.Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước
a.Nguyên nhân hình thành của CNTB độc quyền nhà nước.
b.Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước.
2.Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
b. Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.

III. NHỮNG NÉT MỚI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ
BẢN HIỆN ĐẠI.
1.Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
2.Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế cơng nghiệp sang kinh tế
tri thức
3.Sự điểu chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp .
4. Thể chế quản lú kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi
lớn.
5.Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.


×