Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo hoàng sa, trường sa theo pháp luật và thực tiễn quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 139 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM TH H TRANG

XáC ĐịNH QUY CHế PHáP Lý
CủA HAI QUầN ĐảO HOàNG SA, TRƯờNG SA
THEO PHáP LUậT Và THựC TIễN QUốC Tế

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

PHM TH H TRANG

XáC ĐịNH QUY CHế PHáP Lý
CủA HAI QUầN ĐảO HOàNG SA, TRƯờNG SA
THEO PHáP LUậT Và THựC TIễN QUốC Tế
Chuyờn ngnh: Lut Quc t
Mó s: 60 38 01 08

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. HếA BèNH

H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hà Trang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG
SA, TRƯỜNG SA VÀ YÊU SÁCH CỦA CÁC BÊN VỀ QUY
CHẾ PHÁP LÝ CỦA HAI QUẦN ĐẢO .......................................... 7
1.1.

Vị trí địa lý .......................................................................................... 7


1.1.1. Quần đảo Hoàng Sa .............................................................................. 7
1.1.2. Quần đảo Trường Sa ............................................................................ 8
1.2.

Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở
Biển Đông ............................................................................................ 9

1.2.1.

Về quốc phòng an ninh........................................................................ 9

1.2.2. Về giao thông hàng hải....................................................................... 11
1.2.3. Về kinh tế ........................................................................................... 14
1.3.

Yêu sách của các bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo,
quần đảo ............................................................................................. 17

1.4.

Tình hình tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa .... 21

Chương 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
TRONG XÁC ĐỊNH QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO,
QUẦN ĐẢO ...................................................................................... 24
2.1.

Quy định pháp luật quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo ... 24


2.1.1. Đảo và các thực thể khác.................................................................... 24


2.1.2. Quần đảo............................................................................................. 43
2.2.

Thực tiễn pháp lý quốc tế về quy chế pháp lý của đảo, quần đảo .... 44

2.2.1. Thực tiễn phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế ........................... 44
2.2.2. Thực tiễn áp dụng của các quốc gia ................................................... 47
2.2.3. Thực tiễn giải thích theo các điều ước quốc tế song phương ............ 56
Chương 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƯỜNG SA VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG
VIỆC HIỆN THỰC HÓA QUAN ĐIỂM VỀ XÁC ĐỊNH QUY
CHẾ PHÁP LÝ HAI QUẦN ĐẢO ...................................................... 65
3.1.

Quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên
cơ sở áp dụng quy định pháp luật và thực tiễn quốc tế ................ 65

3.1.1.

Xác định phạm vi địa lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa .......... 65

3.1.2. Xác định yêu sách quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ........................................................................................... 66
3.2.

Giải pháp cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan điểm

về xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa ......................................................................................... 78

3.2.1. Giải pháp đàm phán, thương lượng .................................................... 78
3.2.2. Giải pháp sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế ............................... 79
3.2.3. Giải pháp khác .................................................................................... 81
3.2.4. Các điều kiện đảm bảo ....................................................................... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COC

: Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông

DOC

: Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002

ICJ

: Tòa án Công lý quốc tế

ITLOS

: Tòa án quốc tế về Luật biển



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông

12

Hình 1.2: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô trên thế giới

13

Hình 1.3: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô chính trên Biển Đông

13

Hình 1.4: Các tuyến đường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng

14

trên Biển Đông
Hình 1.5: Đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc vẽ

18


Phụ lục 1: Bản đồ quần đảo Hoàng Sa

104

Phụ lục 2: Bản đồ quần đảo Trường Sa

105


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói chung cũng như Biển Đông
đang là một điểm nóng về tranh chấp trong vấn đề chủ quyền biển, đảo. Quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam là đối tượng tranh chấp song phương giữa Việt
Nam và Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), còn quần đảo Trường Sa của
Việt Nam lại là đối tượng tranh chấp đa phương của năm quốc gia Việt Nam,
Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và một thực thể quốc tế đặc biệt –
Đài Loan. Tranh chấp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt
Nam và các nước, đặc biệt là trực tiếp với Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm,
nhưng đang trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến từ ngoại giao chính trị đến
quân sự, pháp luật trong bối cảnh hiện nay. Trong khi Việt Nam và một số
quốc gia liên quan luôn kiên trì quan điểm giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình, trên cơ sở pháp luật quốc tế thì Trung Quốc lại có một
loạt những hành động đi ngược lại với các cam kết quốc tế, trái với quan điểm
chung của cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong khu vực, vi phạm nghiêm
trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Liên quan đến việc xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng
Sa và, Trường Sa, Việt Nam và các bên yêu sách đang có những quan điểm
khác nhau. Trong khi Trung Quốc khẳng định quần đảo Hoàng Sa có đường
cơ sở thẳng như cách xác định của các quốc gia quần đảo năm 1996, quần

đảo Trường Sa có “các vùng nước phụ cận” (khả năng tạo ra các vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa như Trung Quốc đã khẳng định trong Công hàm
phản đối Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia năm
2009 (CML17/2009 ngày 7/5/2009) và Công hàm năm 2011 (CML8/2011 ngày
14/4/2011) phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippines), thì

1


Việt Nam, Philippines và Malaysia có xu hướng thể hiện quan điểm cho rằng
hầu hết các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đều không có khả năng để tạo ra
các vùng nước rộng lớn như vậy. Những khác biệt về quan điểm này tạo nên
một tranh chấp pháp lý, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và cản trở tiến
trình giải quyết tranh chấp của các bên.
Việc xác định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa trong thời điểm hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết bởi:
Thứ nhất, để giải quyết được tranh chấp chủ quyền, phân định biển hay
bất kỳ tranh chấp nào khác thì vấn đề tiên quyết cần minh định là phạm vi khu
vực tranh chấp và quy chế pháp lý của khu vực cũng như các thực thể trong
khu vực. Trong khi đó, hiện nay, còn tồn tại nhiều quan điểm không thống
nhất của các bên cũng như các chuyên gia (trong công trình nghiên cứu) về
phạm vi địa lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (số lượng các thực thể,
cấu trúc địa lý,...) và quy chế pháp lý của hai quần đảo.
Thứ hai, việc xác định quy chế pháp lý hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa sẽ làm sáng tỏ yêu sách của các bên đối với các đảo, đá, cấu
trúc địa lý thuộc hai quần đảo này. Từ đó, Việt Nam có thể xây dựng các
đối sách phù hợp với từng bên, đồng thời thiết lập hệ luận cứ, luận chứng
phản bác hiệu quả các luận điểm thiếu căn cứ pháp lý hoặc không có cơ sở
theo pháp luật quốc tế.
Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa chưa thể giải quyết được, thì việc xác định quy chế pháp lý hai
quần đảo này Hoàng Sa, Trường Sa là một vấn đề pháp lý quan trọng, có thể
giải quyết trước. Đây được coi là bước đi cần thiết trong quá trình giải quyết
tranh chấp.tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thứ tư, xác định quy chế pháp lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ
là một hướng đi mới sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. Đây

2


sẽ là cơ hội để Việt Nam đệ trình vấn đề pháp lý có liên quan nhằm khởi kiện
hoặc xin ý kiến tư vấn của các thiết chế tài phán quốc tế như hướng đi
Philippines đang thực hiện.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề xác định quy chế pháp lý của
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong hoạt động giải quyết tranh chấp
biển, đảo, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, học viên đã lựa chọn đề tài “Xác
định quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo pháp
luật và thực tiễn quốc tế” làm Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cùng với diễn biến ngày càng căng thẳng trên Biển Đông là sự gia tăng
những công trình nghiên cứu, những diễn đàn học thuật trong và ngoài nước
luận bàn về các khía cạnh trong tranh chấp Biển Đông. Cho đến nay, các công
trình nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh chủ quyền đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà chưa chú trọng nhiều đến việc xác định phạm vi
và giải quyết những khác biệt ngoài chủ quyền của các bên hữu quan.
Hiện nay, các đề tài, công trình nghiên cứu còn tồn tại nhiều quan điểm
không thống nhất về phạm vi địa lý, quy chế pháp lý của vùng đảo Hoàng Sa,
Trường Sa. Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu, rà soát lại và đề xuất quan điểm phù
hợp chính xác nhất trên cơ sở những tri thức mới nhất về hai quần đảo, làm rõ
hơn thực thể nào được coi là đảo theo pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Các công trình nghiên cứu về quy chế pháp lý đảo, quần đảo đã cung
cấp tương đối đầy đủ những quy định của pháp luật quốc tế về quy chế pháp
lý của đảo, quần đảo và các thực thể khác, vận dụng vào Hoàng Sa, Trường
Sa, tuy nhiên chưa đi sâu vào thực tiễn vận dụng, giải thích các quy định trên
tại các cơ quan tài phán quốc tế, các điều ước quốc tế song phương và pháp
luật từng quốc gia, đặc biệt, nội dung về đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên
biển còn rất mờ nhạt, chưa được chú trọng nghiên cứu.

3


Đề tài sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả đã được đúc rút, đồng
thời tiếp tục tìm hiểu, đi sâu và phát triển những nội dung chưa được nghiên
cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm đóng góp cho nền
luật học Việt Nam trong lĩnh vực biển, đảo những tri thức mới nhất, chuẩn
xác nhất, đầy đủ nhất, góp phần đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
trên Biển Đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Luận văn chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở các quy định của pháp luật
quốc tế, trong đó chủ yếu là các quy định của Công ước Luật biển 1982; các
quy định pháp luật của Việt Nam và các quốc gia hữu quan; thực tiễn áp dụng
pháp luật quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế và sự giải thích trong các
điều ước quốc tế; các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về
các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận văn.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn trải rộng cả không gian lẫn thời gian
theo sát mục tiêu nghiên cứu: từ lý luận đến thực tiễn; từ pháp luật quốc gia
đến pháp luật quốc tế; từ trước đến sau khi hình thành Công ước Luật biển
1982; từ pháp luật đến các lĩnh vực khác như địa lý, lịch sử, quân sự…
4. Tính mới của đề tài
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu thường chú trọng đến khía cạnh

chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà chưa chú trọng nhiều
đến việc xác định phạm vi và giải quyết những khác biệt ngoài chủ quyền của
các bên hữu quan. Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu và xác định quy chế pháp
lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa – một khía cạnh quan trọng nhưng từ
trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu và chuyên biệt.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những tri thức đa ngành
mới nhất, trong đó trọng tâm là tri thức pháp luật quốc tế trong và ngoài nước
liên quan đến phạm vị, hiệu lực của đảo, quy chế pháp lý các vùng biển... Đề

4


tài cũng sẽ giành phần lớn dung lượng để nghiên cứu về quy chế pháp lý của
các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển theo pháp luật và thực tiến
quốc tế. Đây là vấn đề đã được đề cập từ lâu nhưng ít được quan tâm, nghiên
cứu, cập nhật. Tuy nhiên, vấn đề này đang trở nên nóng hổi, cấp thiết bởi
những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc
tại Hoàng Sa, Trường Sa trong thời gian gần đây.
Từ những nghiên cứu trên, đề tài cũng sẽ đề xuất giải pháp cụ thể,
những bước đi cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan điểm của mình
trong vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, bao gồm: giải pháp đàm phán, thương lượng; giải pháp trung gian,
hòa giải; giải pháp sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế; giải pháp tạm
thời;... và các điều kiện đảm bảo nhằm thực thi hiệu quả các giải pháp trên.
Bằng việc giải quyết những vấn đề trên, Luận văn là một công trình
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp
phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, Luận văn được thể hiện trên cơ
sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những quan điểm cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta, giữ vững lập trường chính trị và đường
lối ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trương
hòa bình, hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Luận văn đặc biệt sử dụng phương pháp so sánh luật học, tiếp cận dưới
góc độ luật so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp
giữa phương pháp nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phương pháp tích
hợp liên ngành, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và
lịch sử, đánh giá, diễn giải, dự báo, sử dụng số liệu thống kê,...

5


Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn
trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được bố trí kết cấu thành ba phần như sau:
Chương 1. Tổng quan chung về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
yêu sách của các bên về quy chế pháp lý của hai quần đảo.
Chương 2. Quy định và thực tiễn pháp luật quốc tế trong xác định quy
chế pháp lý của đảo, quần đảo.
Chương 3. Quy chế pháp lý của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và giải pháp cho Việt Nam trong việc hiện thực hóa quan
điểm về quy chế pháp lý của hai quần đảo.

6


Chương 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƯỜNG SA VÀ YÊU SÁCH CỦA CÁC BÊN VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ
CỦA HAI QUẦN ĐẢO
1.1. Vị trí địa lý
1.1.1. Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa (tên Nôm: Bãi Cát Vàng, tên tiếng Anh: Paracel
Islands, Trung Quốc gọi là Tây Sa) gồm trên 30 đảo nhỏ, đá, bãi ngầm, cồn san
hô với tổng diện tích khoảng 10km2 nằm rải rác trên vùng biển rộng khoảng
15.000km2, trong khoảng vĩ độ 15045’Bắc - 17015’ Bắc và kinh độ 1110 Đông
- 1130 Đông, cách cù lao Ré đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120
hải lý, cách cảng Đà Nẵng 170 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng
156 hải lý. Diện tích toàn bộ phần nổi của đảo khoảng 10km2, đảo lớn nhất là
đảo Phú Lâm có diện tích khoảng 1,5km2 [xem Phụ lục 1].
Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm chính: nhóm phía Đông (An
Vĩnh - Amphitrite) có đảo Phú Lâm (Woody), đảo Đá (Rocheuse), đảo Nam,
đảo Trung (Milieu), đảo Bắc (Nord), đảo Cây (Tree) và ở phía đông là đảo
Linh Côn (Lincoln), trong đó, đảo Phú Lâm lớn nhất, dài không quá 4 km và
rộng khoảng 2 hoặc 3km2; nhóm thứ hai là nhóm phía Tây (Nguyệt ThiềmCroissant) gồm 5 đảo chính: Hữu Nhật (Robert – 0,32km2), Quang Hoà
(Duncan – 0,48km2), đá Thu Lu (Palm -0,09km2), Duy Mộng (Drummond –
0,41km2) và Hoàng Sa (Pattle – 0,3km2) trên đó có dấu vết của một cầu tàu và
một con kênh đào. khoảng cách giữa nhóm đảo phía đông và phía tây khoảng
70 km. Riêng đảo Quang Ảnh (Money – 0,5km2) nằm riêng biệt ở một nơi
(cách khoảng 12km) và xa hơn về phía Nam là đảo Tri Tôn. Mỗi đảo đều có

7


vành đai san hô và các cửa của vành đai cho phép các tàu thuyền đáy nông
vào tận bờ biển của đảo.
Quần đảo Hoàng Sa có khí hậu ổn định với nhiệt độ trung bình

khoảng 23-280C, lượng mưa trung bình khoảng 1170mm/năm, bão thường
xuyên đi qua quần đảo này vào tháng 6-8. Nhờ nền nhiệt ổn định này, thảm
thực vật của Hoàng Sa rất đa dạng, nguồn phốt phát lớn với trữ lượng ước
tính khoảng gần 10tr tấn; có nhiều loài sinh vật biển quý như tôm hùm, hải
sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi… Nhìn chung điều kiện tự nhiên của quần đảo
Hoàng Sa có tiềm năng để khai thác phát triển ngành kinh tế biển. Cũng
giống như quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa hầu như bao gồm các
đảo, đá nằm ở khu vực phía Bắc và trung tâm Biển Đông, mỗi đảo có diện
tích rất nhỏ (đảo Phú Lâm lớn nhất cũng chỉ rộng khoảng 1.5km 2), cằn cỗi,
thời tiết khắc nghiệt, bão tố nhiều, không thích hợp cho con người đến ở và
cho một đời sống kinh tế riêng. Bằng việc sử dụng vũ lực vào các năm 1956
và 1974, hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ đã chính
thức chiếm đóng một phần và hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa.
1.1.2. Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa (tên tiếng Anh là Spratly Islands; Trung Quốc
gọi là Nam Sa, Philipin gọi là Kallayan). Quần đảo Trường Sa nằm về phía
Đông Nam Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất
khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý
và cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý,
cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo này gồm trên 100 đảo, đá,
bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm, trải dài từ vĩ độ 6 o 2’ Bắc đến 111o28’ Bắc,
từ kinh độ 112o Đông đến 115o Đông, trên vùng biển chiếm khoảng
160.000km2 đến 180.000km2 [xem Phụ lục 2].

8


1.2. Tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở
Biển Đông
1.2.1. Về quốc phòng an ninh

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có tầm quan trọng đặc biệt về quốc
phòng an ninh đối với Việt Nam và các nước xung quanh.:
Thứ nhất, hai quần đảo đều nằm trên tuyến đường vận chuyển huyết
mạch của các nước Đông Á khác. Vì vậy, kiểm soát có hiệu quả hai quần dảo
này cùng khu vực biển phụ cận là có thể kiểm soát được các tuyến hàng hải
qua lại ở Biển Đông; đồng thời có thể sử dụng cho mục đích quân sự như đặt
trạm rada, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu
cho tàu bè... Và như vậy có thể giúp tăng cường khả năng răn đe chiến lược
cũng như khả năng kiềm chế hơn nữa sự hiện diện quân sự của các cường
quốc trong khu vực Biển Đông
Thứ hai, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa hai căn cứ hải
quân lớn là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines. Hải quân các
nước trong khu vực cũng như các quốc gia ngoài khu vực (Mỹ, Nhật Bản,
Nga) sử dụng Biển Đông như một khu vực hoạt động và trung chuyển; đồng
thời là tuyến đường quan trọng nhằm đối phó với các thách thức an ninh
truyền thống và phi truyền thống như chống hải tặc và khủng bố, đặc biệt tại
eo biển Malacca.
Thứ ba, quốc gia có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa sẽ có khả năng khống chế các tuyến đường giao thông trên biển và trên
không trong khu vực. Hơn nữa, có thể coi hai quần đảo là cơ sở để mở rộng
chủ quyền lãnh thổ trên phần lớn Biển Đông. Các nhà chiến lược phương Tây
cho rằng quốc gia nào kiểm soát được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thì sẽ khống chế được cả Biển Đông. Vì vậy, hai quần đảo này được ví như
hai viên ngọc quý giá mà bất kỳ quốc gia nào cũng muốn có được để mở rộng
tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực và trên thế giới.

9


Trải dài trên một khu vực biển rộng lớn, đối với Việt Nam, hai quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn
phía đông Việt Nam mà còn được coi là một lá chắn quan trọng bao quanh
vùng biển và dải bờ biển Việt Nam. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân
trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên
dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo
vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã
sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Ngày nay trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm
tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Hầu hết các trung tâm chính
trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất
dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên
đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ
cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây
dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự
tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng
chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo,
tuyến đảo của quần đảo Trường Sa tạo thành lá chắn quan trọng phía trước
vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông
của Tổ quốc, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi
các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài. Vì thế, từ lâu, quần đảo
Trường Sa luôn được các nhà khoa học, quân sự, chính trị đánh giá cao.
Trung Quốc luôn nhấn mạnh Biển Đông là “hai đại dương, là hòn đá
tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”.
Trường Sa và Hoàng Sa được coi là vùng trục của Biển Đông, vì thế, hai quần
đảo này có vị trí, vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp Trung Quốc hiện thực
hóa mục tiêu vươn ra đại dương làm bá chủ Biển Đông và trở thành cường

10



quốc phát triển mạnh về biển. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các
hòn đá tảng để Trung Quốc thực hiện các chiến lược lực đại dương sau này.
Quần đảo Hoàng Sa là khu vực án ngữ ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vị trí
này nhanh chóng giúp Trung Quốc thực hiện được nhiều mục tiêu như: đạt
được lợi thế trong phân định ranh giới trên biển với Việt Nam khu vực ngoài
cửa Vịnh; tận dụng khả năng cố tình giải thích sai lệch quy định pháp luật
quốc tế để mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên biển; đặc biệt là tăng
cường khả năng kiểm soát và phòng thủ đối với các khu vực biển, đảo bị coi
là “điểm dễ bị xâm phạm” trước các cuộc tấn công trên biển của Trung Quốc
– khu vực từ Vịnh Bắc Bộ đến đảo Hải Nam.
Nếu chiếm được quần đảoTrường Sa, Trung Quốc có được sườn bảo vệ
trọng yếu của Việt Nam từ quần đảo Hoàng Sa vòng tới quần đảo Trường Sa.
Nếu nhìn vào chiến lược phòng thủ biển hai bước (chiến lược chuỗi đảo – Island
Chains) hiện nay của Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy Hoàng Sa, Trường
Sa đều nằm trọn trong “đường lưỡi bò” và đường này đang kéo qua đảo Đài
Loan, đảo Ryuku của Nhật Bản để trở thành “vùng kiểm soát chiến lược” của
quốc gia này (chuỗi đảo thứ nhất). Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các
hòn đá tảng để Trung Quốc thực hiện các chiến lực đại dương sau này.
1.2.2. Về giao thông hàng hải
Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nằm trên
tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ
Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Hầu hết các nước trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng
hải rất mạnh mẽ trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển thông
thương lớn nhất trên thế giới hiện nay thì có tới 5 tuyến đi qua Biển Đông
hoặc có liên quan đến Biển Đông.
Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình
Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa Châu Âu với Châu Phi,
11



Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nước Đông Nam Á và
Đông Bắc Á. Đây là một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu thuyền
tấp nập vào hàng thứ hai thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi
ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền các loại đi qua Biển Đông, trong đó có 15
đến 20% tàu lớn có trọng tải trên 30.000 tấn. Hiện nay, trên các đảo và bãi san
hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo đã có đèn biển, có
luồng vào và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền tránh giông bão.

Hình 1.1: Các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông
Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua Biển Đông, đặc biệt
là qua khu vực hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lớn gấp 15 lần lượng chuyên
chở qua kênh đào Panama. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập
khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, 55% của các
nước Đông Nam Á, 26% của các nước công nghiệp mới và 40% của Australia
được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và
khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu
được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Đối với Việt Nam, hơn 95%

12


hàng xuất khẩu thông qua đường biển. Có thể nói, biển Đông đã trở thành “van
điều tiết” dòng chảy thương mại, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa giữa các nước
Trung Đông và châu Phi và các nền kinh tế ở Đông Á. Chính có những lợi thế
trên, biển Đông thường được ví như “Địa Trung Hải châu Á”.

Hình 1.2. Các tuyến đường vận chuyển dầu thô trên thế giới
(Nguồn: Straits, passages and chokepoints: A maritime geostrategy of petroleum distribution,
/>

Hình 1.3: Các tuyến đường vận chuyển dầu thô chính trên Biển Đông
(Nguồn: South China Sea (2013), U.S. Energy Information Administration)

13


Hình 1.4: Các tuyến đường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng
trên Biển Đông
(Nguồn: South China Sea (2013), U.S. Energy Information Administration)

Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn có vị trí chiến lược
quan trọng, có thể dùng để thiết lập các căn cứ nhằm kiểm soát các tuyến
hàng hải quan trọng qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt
trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu
cho tàu bè... Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát
được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.
1.2.3. Về kinh tế
1.2.3.1. Tài nguyên phi sinh vật
Quần đảo Hoàng Sa tuy chỉ gồm một số đảo nhỏ giữa Biển Đông,
không có cư dân sinh sống thường xuyên, chỉ có một số đoàn ra khai thác
theo mùa các tài nguyên như: phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng
thế kỷ. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của
luật quốc tế với các quy định mở rộng tối đa chủ quyền ra hướng biển của
quốc gia ven biển, thì các quốc gia có tiềm lực an ninh và tầm nhìn xa bắt đầu

14


nhòm ngó quần đảo này như một cơ sở khí tượng thủy văn, và quan trọng hơn
là mọt cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lược có khả năng khống chế

Biển Đông, đường giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một
cơ sở pháp luật để bành trướng chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển trên Biển
Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu lửa và khí đốt.
Đối với quần đảo Trường Sa, các khu vực được khảo sát có trữ lượng
dầu khoảng gần 4 tỷ m3. Các khu vực chưa khảo sát có thể có trực lượng từ
0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và khoảng 215 - 1560 tỷ m3 khí gas tự nhiên. Chỉ
riêng vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), kế sát với Philippin và nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế của nước này nhưng lại bị nước yêu sách khác cho rằng
thuộc vùng biển đang tranh chấp, có thể có khoảng từ 0.1 – 1000 tỷ m3 và
440 triệu thùng dầu tiềm năng. Do nhu cầu về năng lượng trong khu vực ngày
càng tăng (Cục Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán rằng nhu cầu về dầu mỏ ở
các quốc gia ở Biển Đông tăng nhiều hơn hai lần, khoảng 15.1 triệu
thùng/ngày vào năm 2002 đến gần 33.6 triệu thùng/ngày vào năm 2025), cạnh
tranh về nguồn tài nguyên này sẽ ngày một căng thẳng và do đó Biển Đông sẽ
chắc chắn trở thành một điểm nóng trong khu vực trừ phi các bên đạt được
các dàn xếp nhanh chóng nhằm điều hoà và quản lý tranh chấp và xung đột.
Trên thềm san hô quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như:
hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các lại ốc có giá trị dinh
dưỡng cao. Mặt khác, với vị trí ở trung tâm Biển Đông, quần đảo Trường Sa
có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt
hải sản trong khu vực. Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế ca
của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông
tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay, khi đó quần đảo Trường Sa đóng vai trò to lớn
trong thương mại quốc tế. Đặc biệt ngay sau khi xây dựng được kênh Kra ở
Thái Lan, sẽ thu hút thêm một lượng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ

15


hội cho Việt Nam cùng chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi đó Trường Sa trở

thành chiếc cầu nối vô cùng quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và
mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài dầu khí, Biển Đông còn có tiềm năng về rất nhiều loại khoáng
sản có giá trị khác. Chỉ tính riêng trên vùng biển Việt Nam, hiện đã biết tới 35
loại khoáng sản (nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và bán
quý…), tiềm năng sa khoáng (tital, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm...). Các
chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn
chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate), loại năng lượng sạch
trong tương lai có thể còn quý hơn dầu mỏ. Trữ lượng loại tài nguyên này trên
thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng
lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
1.2.3.2. Tài nguyên sinh vật
Biển Đông không chỉ giàu có về nguồn nhiên liệu năng lượng. Những
nguồn tài nguyên biển khác như thủy sản, đặc biệt là những loài cá cũng làm
cho Biển Đông trở thành địa điểm tranh giành giữa những quốc gia liên quan.
Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng Biển Đông sự đa dạng
sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ
sinh thái và nguồn gen. Biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ
trung bình 20 độ C, nhiều ánh sáng, giàu oxy, độ muối trung bình khoảng 2033‰ tạo điều kiện cho sinh vật biển có điều kiện tăng trưởng nhanh, nhất là
vùng ven bờ, nơi giàu thức ăn. Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện
được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển
hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài
cá kinh tế, hơn 300 loài san hô cứng, 653 loài rong biển, 657 loài động vật
phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm
biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển.

16


Tài liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho hay, Biển

Đông được coi là một trong những nơi có nguồn tài nguyên hải sản thương
mại dồi dào và quan trọng nhất trên thế giới với 2500 loài hải sản biển và 500
loại san hô ngầm. Các loài cá thương mại phổ biến ở khu vực là cá song và cá
thu là các loài cá lưỡng cư, và cá thu và các loài tương tự cá thu là các loài cá
có khả năng di cư cao. Khu vực có tổng khối lượng hải sản hàng năm là trên 8
triệu tấn, chiếm khoảng 10% tổng lượng hải sản đánh bắt của thế giới.
Ngoài các tiềm năng về khoáng sản, khu vực hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa còn có nhiều tiềm năng khí hậu mang lại giá trị cao như: năng
lượng gió, năng lượng mặt trời, du lịch… Sự giàu có về nhiên liệu năng lượng
và những tài nguyên biển khác tại hai quần đảo chính là một trong những “sức
hút” làm gia tăng “lợi ích” của nhiều nước liên quan, biến vùng này thành
vùng biển tranh chấp khó giải quyết.
1.3. Yêu sách của các bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo, quần đảo
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nơi tồn tại yêu sách song
phương và đa phương hết sức phức tạp. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị
Trung Quốc yêu sách và chiếm đóng thực tế thông qua hành động sử dụng vũ
lực vào năm 1956 và 1974. Trung Quốc luôn coi Hoàng Sa là một hải trận địa
“bất khả xâm phạm” với việc biến Hoàng Sa trở thành một chân chiến lược
trong tham vọng hiện thực hóa quyền bá chủ Biển Đông, mở rộng yêu sách
lãnh thổ của mình. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại là nơi
hiện diện yêu sách nhiều bên của Trung Quốc, Đài Loan, Philippines,
Malaysia, Brunei. Ngoại trừ Trung Quốc yêu sách toàn bộ quần đảo này, các
quốc gia còn lại chỉ yêu sách và thực tế chiếm đóng một số vị trí đảo, đá
thuộc quần đảo Trường Sa.
Liên quan đến quy chế pháp lý quốc tế về đảo, quần đảo, yêu sách của các
bên đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thể hiện ở các điểm cơ bản sau:

17



Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan): Trong Tuyên bố về đường cơ sở
ngày 15/5/1996, Trung Quốc đã vạch đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải quần
đảo Hoàng Sa là đường thẳng nối liền các điểm cơ sở được liệt kê trong bản
Tuyên bố, bao gồm 28 điểm, nối liền các điểm nhô ra nhất của các đảo, các bãi
nửa nổi nửa chìm ngoài cùng của quần đảo [12, tr.348] như Đá Bắc (Beijiao),
Cồn Cát Tây (Zhaoshudao), Đảo Bắc (Beidao), Đảo Nam (Nandao), Đảo Lincon
(Dongdao), Đá Bông Bay (Langhuajiao). Các đoạn dài nhất là đoạn 3-4 (Lincon
- Đá Bông Bay) 36,3 hải lý; đoạn 7-8 (Đá Bông Bay - Đá Triton) 75,8 hải lý;
đoạn 14-15 (Đá Triton - Đá Bắc) 78,8 hải lý; đoạn 22-23 (Đá Bắc - Cồn Cát tây)
41,5 hải lý; đoạn 28-1 (Đảo Nam - Đảo Lincon) 28 hải lý.
Qua hệ thống các điểm cơ sở quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc công
bố, có thể thấy Trung Quốc đã sử dụng đường cơ sở thẳng nối liền các điểm
ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá của quần đảo. Cách vạch đường cơ
sở này tương tự như cách vạch đường cơ sở của quốc gia quần đảo được quy
định tại Điều 47 phần IV của Công ước Luật biển 1982. Diện tích mà hệ thống
đường cơ sở này của Trung Quốc bao lấy là một khu vực rộng 17.300km2, trong
khi tổng diện tích các đảo nổi của quần đảo Hoàng Sa chỉ là 10 km².

Hình 1.5. Đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc vẽ

18


×