TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI:
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên :Nguyễn Như Dạ Ngọc
Nguyễn Mai Hân MSSV : 5044052
Lớp:Luật thương mại_ K30
Năm học: 2008- 2009
CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI: LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TIỄN TÀI PHÁN
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại 1
1.1.1 Khái ni
ệm 2
1.1.2 Hình thành h
ợp đồng 3
1.1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại 5
1.1.3.1 Năng lực chủ thể 5
1.1.3.2 S
ự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng 7
1.1.3.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng 8
1.1.3.4 Hình thức của hợp đồng 11
1.2 S
ơ lược hợp đồng vô hiệu và phân loại hợp đồng vô hiệu 13
CHƯƠNG 2: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát những qui định của pháp luật về các
trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại
15
Định nghĩa
2.2
Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại 16
2.2.1 H
ợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm
điều cấm pháp luật, trái đạo đức x
ã hội 16
2.2.2 H
ợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo 17
2.2.3 H
ợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức 19
2.2.4 H
ợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực h
ành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện 21
2.2.5 H
ợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa 22
2.2.5.1 H
ợp đồng lừa dối 22
2.2.5.2 H
ợp đồng vô hiệu do đe dọa 25
2.2.6 H
ợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn 27
2.2.7 H
ợp đồng vô hiệu do người kí hợp đồng
không đúng thẩm quyền
31
2.3 H
ậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu 34
CHƯƠNG 3:THỰC TIỄN TÀI PHÁN CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU
CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhìn chung về thực tiễn tài phán các hợp đồng thương mại vô hiệu 38
3.2 M
ột số kiến nghị 45
L
ỜI KẾT 47
TÀI LI
ỆU THAM KHẢO 48
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế thế
nước ta phải phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc
lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường để tạo
thêm uy tín và sức mạnh cho nước ta trên
tr
ường thế giới.
Tham gia sân chơi, khi Việt Nam là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới
(WTO) và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; nền
kinh tế nước nhà cần phải vững mạnh, hệ thống pháp luật liên quan phải thông thoáng
nh
ưng chặt chẽ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm, thu hút đầu tư. Hơn hết
các cá nhân, tổ chức, pháp nhân hoạt động thương mại cần thiết phải bản lĩnh, thông
minh và không ch
ỉ dừng lại ở biết luật mà còn hiểu đúng, hiểu sâu và nắm bắt kịp thời,
chính xác các qui
định pháp luật hiện hành để thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho chính
b
ản thân.
Công cụ để xác lập quyền, nghĩa vụ của các chủ thể hoạt động thương mại là hợp
đồng
. Do đó, hợp đồng phải tuân thủ theo qui định của pháp luật để có hiệu lực ràng
bu
ộc các bên kết ước, gióp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của những chủ thể kinh
doanh chân chính.
Bất cứ một vấn đề nào, khi nắm được những kiến thức cơ bản cũng mang lại
những lợi ích nhất định. Khi có những tranh chấp, rủi ro bất ngờ có liên quan đến hợp
đồng
và hợp đồng thương mại bị tuyên bố vô hiệu sẽ khó tránh khỏi tổn thất. Cho nên,
ph
ải hiểu sâu, hiểu rõ các qui định của pháp luật hiện hành về các trường hợp vô hiệu
của hợp đồng thương mại để tiến hành kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, tôi xin có
m
ột vài dòng phân tích để các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại được rõ
ràng h
ơn trong lý luận, pháp luật và thực tiễn tài phán.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu nhưng với
những kiến thức và khả năng nhìn nhận vấn đề có giới hạn nên bài viết sẽ còn nhiều
hạn chế và thiếu sót.Vì vậy, mong thầy cô góp thêm ý kiến để vấn đề được cụ thể và
khái quát hơn. Xin chân thành cảm ơn.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 1
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1.1 Sơ lược về hợp đồng và hợp đồng thương mại
1.1.1 Khái niệm
Mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Trong một nền kinh tế thị trường vai trò của hợp đồng vô cùng quan trọng, đó là
m
ột công cụ pháp lý hết sức quan trọng, đó là công cụ pháp lý thông dụng nhất
trong việc kinh doanh buôn bán.
Trong pháp chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, danh từ “hợp đồng” được
xuất hiện lần đầu tiên trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế công bố ngày 28/09/1989 và
pháp l
ệnh về hợp đồng dân sự công bố ngày 07/05/1991. Theo hai văn bản này, hợp
đồng kinh tế bao gồm các hợp đồng được kí kết nhằm mục đích kinh doanh giữa
pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với tư nhân có đăng kí kinh doanh theo
pháp luật. Các tranh chấp phát sinh trong việc thi hành hợp đồng kinh tế thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa kinh tế, các hợp đồng khác không phải là hợp đồng kinh
tế đều là hợp đồng dân sự. Như vậy, một hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế hay
dân sự tùy theo chủ thể và mục đích theo đuổi: hợp đồng mua bán là hợp đồng kinh
tế nếu được kí kết giữa các công ty với nhau, giữa công ty và tư nhân có đăng kí
kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh; hợp đồng là dân sự nếu được kí kết giữa
các cá nhân với nhau.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, luật pháp không phân biệt giữa hợp đồng
dân sự và hợp đồng kinh tế ( còn gọi là hợp đồng thương mại), các qui định về hợp
đồng dân sự được áp dụng cho hợp đồng thương mại ( Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Ý, Pháp).
Tuy nhiên , tại Pháp một số hợp đồng do mục đích của nó được xem là hành vi
thương mại bị chi phối bởi các qui tắc của Bộ luật thương mại.
Tại Việt Nam hai pháp lệnh nói trên nay đã bị bãi bỏ và Bộ luật dân sự 2005 chỉ
còn dự liệu một lọai hợp đồng là hợp đồng dân sự. Tuy nhiên luật thương mại công
bố ngày 27/06/2005 quy định một số giao dịch được xem là hoạt động thương mại,
Điều 3 Luật thương mại 2005: “
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Các hợp đồng thực hiện các hoạt
động thương mại n
ày do Luật thương mại chi phối; do đó chúng ta có thể tạm gọi
các hợp đồng này là các hợp đồng thương mại. Nhưng lợi ích của sự phân biệt giữa
hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chẳng còn là bao khi mà ngày nay Bộ luật
Tố tụng dân sự Việt Nam 2005 đã qui tụ mọi tranh tụng về một mối: Tòa án dân sự
xét xử mọi tranh chấp về dân sự, thương mại, lao động…Mặc dù vậy các hợp đồng
thực hiện hoạt động thương mại được dự liệu trong Luật thương mại cũng có những
đặc tính ri
êng của nó, ngoài các qui tắc chung cho mọi hợp đồng được dự liệu trong
luật dân sự.
Nói chung các hợp đồng không được phân chia thành hai loại: hợp đồng dân sự
và hợp đồng thương mại. Ví dụ: hợp đồng mua bán một chiếc xe ôtô giữa người bán
là công ty sản xuất và người mua là công ty kinh doanh xe là hợp đồng thương mại
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 2
đối với cả hai bên; nếu nhà sản xuất bán chiếc xe ấy cho một tư nhân mua để sử
dụng thì hợp đồng có tính cách thương mại đối với người bán, còn dân sự đối với
người mua; sau đó nếu người mua n
ày bán lại cho một tư nhân khác để sử dụng thì
khi đó hợp đồng là dân sự đối với cả hai bên. Cũng có những hợp đồng luôn luôn là
dân s
ự vì đó là các hợp đồng không đền bù bởi vì mọi hoạt động thương mại đều
theo đuổi
mục đích lợi nhuận.
Vì lẽ, ngoại trừ một vài biệt lệ, một hợp đồng có thể khi là thương mại khi là dân
s
ự, cho nên không thể phân chia các hợp đồng thành hai loại có bản chất khác nhau:
một có bản chất thương mại, một có bản chất dân sự, và nghiên cứu chúng trong hai
l
ĩnh vực riêng biệt, một trong luật dân sự, một trong luật thương mại. Mọi hợp đồng
cần được xem xét theo nguyên tắc đại tổng được qui định trong Bộ luật dân sự vốn
vẫn được coi là luật chung áp dụng cho mọi giao dịch trong xã hội. Tuy nhiên, theo
qui định của Luật thương mại, các hợp đồng thương mại cũng bị chi phối bởi một
vài qui tắc khác với qui tắc chung liên quan đến vấn đề chứng cứ và trách nhiệm
trong trường hợp vi phạm hợp đồng. Nhưng khuynh hướng chung hiện nay của các
nền pháp luật trên thế giới là phải xóa bỏ ngay các sự khác biệt này bởi lẽ các qui
tắc đặc thù của Luật thương mại nhằm đảm bảo sự an toàn mau lẹ và trong các giao
d
ịch tỏ ra thích hợp hơn và cần được áp dụng cho mọi giao dịch thương mại và dân
s
ự.(1)
Hiện nay, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn
bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau và cũng chưa có bất kì thử
nghiệm nào nhằm thống nhất hóa hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng
như chỉ ra sự li
ên kết, liên thông hoặc tính hệ thống của pháp luật hợp đồng nói
chung. Tuân thủ nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, có thể
thấy rằng, các qui định chung của pháp luật hợp đồng được qui định từ các điều từ
388 – 411 Bộ luật dân sự 2005 có thể được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng
khác nhau. Bên cạnh các qui định chung đó, Bộ luật dân sự 2005 có các qui định
riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Các qui định về các hợp đồng chuyên biệt, theo
nghĩa rộng có thể bao gồm tất cả các hợp đồng khác mang tính luật tư ( ví dụ: hợp
đồng lao động, tín dụng, hợp đồng thương mại…); đó là các qui định ri
êng so với
nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự 2005 . Đối với những vấn đề mà luật tư đã qui
định thì áp dụng luật tư để điều chỉnh, đối với những vấn đề luật tư chưa đề cập đến
thì áp dụng luật chung để điều chỉnh. Nói cách khác, Các hoạt động có
1
tính chất
thương mại, nếu được quy định tại một luật ri
êng hay đã được qui định trong bộ
Luật thương mại thì sẽ được điều chỉnh bởi luật đó, và các hoạt động không được
quy định tr
ong Luật thương mại và cũng không được quy định trong một luật riêng
khác, thì s
ẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự.
(1): Các hợp đồng thương mại thông dụng – Ts.Luật sư Nguyễn Mạnh Bách – NXB Giao thông vận tải 2007
– Tr 5-7
(2): Trích trong “Giáo trình lu
ật dân sự Việt Nam (quyển 2-tập 1)” - Trường ĐHCT – Khoa luật – Ts.Nguyễn
Ngọc Điện
chủ biên – Tr 4-5
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 3
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người và người liên quan
đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong
l
ĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh
vực hành chính. Mỗi loại hợp đồng, trong mỗi lĩnh vực, có những đặc điểm rất riêng
và, do đó, được chi phối bởi những quy định riêng. Tuy nhiên, là sản phẩm của sự
gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình thành và vận hành trên cơ sở nguyên tắc
tự do kết ước và những nguyên tắc cơ bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc
đó, một hệ thống các quy tắc pháp lý được xây dựng v
à tạo thành luật về quan hệ
kết ước hay còn gọi là luật chung về hợp đồng.
Vậy,hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ.
Để quan hệ hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, cần tồn tại các điều
kiện theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005
Tồn tại một sự thỏa thuận
Giữa các bên có thẩm quyền giao kết hợp đồng
Dựa trên việc thống nhất ý chí giữa các bên
Mục đích của giao dịch phải hợp pháp
Thỏa thuận được xác lập theo một hình thức do pháp luật xác định
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể
tham gia giao dịch. Mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buột đối với
các bên và được pháp luật bảo hộ.Theo Khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005, giao
dịch có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã
h
ội
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
1.1.2 Hình thành hợp đồng
Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 có qui định:“Hợp đồng dân sự được giao kết vào
th
ời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”. Nói một cách khác,
cần tồn tại một sự thống nhất về ý chí giữa bên đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng
và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định thì hợp đồng được
hình thành. Khoản 1 Điều 390 Bộ luật dân sự 2005: “ Đề nghị giao kết hợp đồng là
vi
ệc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của
bên đề nghị đối với bên đ
ã được xác định cụ thể”. Như vậy đề nghị giao kết hợp
đồng có hiệu lực khi đáp ứng được các y
êu cầu: thể hiện được ý chí, nội dung giao
kết hợp đồng và xác định rõ bên được đề nghị.
Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cần mang tính xác định, cần mô tả các
nội dung được coi là chủ yếu của một quan hệ hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa m
ãn yêu cầu theo luật định sẽ có hiệu lực
vào thời điểm được gửi tới người nhận.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 4
Đối với đề nghị giao kết hợp đồng có xác định rõ thời hạn trả lời:
Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, người được đề nghị có
quyền chấp nhận, sửa đổi hoặc không chấp nhận; nếu người được đề nghị chấp nhận
thì đó là một hành vi thể hiện ý chí của người được đề nghị, chấp nhận toàn bộ các
điều kiện mà đề nghị đưa ra. Chấp nhận n
ày phải được chuyển đến cho người đề
nghị thì hợp đồng mới được coi là đã được xác lập Nói cách khác, trong trường hợp
này, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực l
àm phát sinh trách nhiệm của bên đề
nghị và quyền của bên nhận có thể ràng buột bên đề nghị bởi các nghĩa vụ hợp đồng
và bên đề
nghị giao kết hợp đồng không được mời người thứ ba giao kết trong thời
hạn chờ đợi bên được đề nghị trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của
mình (Khoản 2 Điều 390 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
Đối với đê nghị giao kết hợp đồng không có xác định rõ thời hạn trả lời:
Có thể nói đây là một thiếu sót trong một đề nghị giao kết hợp đồng. Và theo các
nhà làm lu
ật người đề nghị giao kết hợp đồng cần được bảo vệ khi bên được đề nghị
cố ý trì hoãn việc trả lời. Không có lý do gì để bảo vệ cho hành vi cố ý gây thiệt hại
của bên được đề nghị đối với bên đề nghị.
Có quan điểm cho rằng trong mọi đề nghị đều có thời hạn hợp lý để chấp nhận,
thời hạn này nếu không được ghi trong đề nghị thì sẽ do tập quán nghề nghiệp ấn
định. Luật thươ
ng mại 1997 qui định thời gian hết hiệu lực của một chào hàng là
không quá 30 n
ếu chào hàng không xác định thời gian cụ thể, điều này sẽ gây
những tổn thất và tranh chấp nếu hàng hóa giao dịch là nông sản ngắn ngày ( ví dụ:
cà chua, đu đủ…). Luật thương mại 2005 đã thay đổi thời hạn 30 ngày thành một
thời gian hợp lý, điều này phù hợp với qui định của Luật thương mại quốc tế ở
Khoản 2 Điều 18 của công ước viên 1980 (
1
)
Thay đổi, rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng:
Đề nghị giao kết hợp đồng có xác định thời hạn trả lời hay không đều có thể
thay đổi, rút lại hoặc hủy bỏ trong một số trường hợp nhất định theo qui định của
pháp luật. Khoản 1 Điều 392 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 :
“ Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề
nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh”
Theo Điều 393 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: “ Trong trường hợp bên đề nghị
giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề
nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi
bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng”
1
Khoản 2 Điều 18 của công ước viên 1980: “Chào hàng có hiệu lực kể từ khi nó tới nơi người được chào
hàng nhưng thời hạn để chấp nhận chào hàng được bắt đầu từ khi chào hàng được gửi đi đối với thư, điện
tín và từ khi chào hàng tới nơi người được chào đối với các phương tiện truyền thông tức thời;thời hạn hiệu
lực của chào hàng được người chào ấn định hoặc là một khoảng thời gian hợp lý; chấp nhận chào hàng có
hi
ệu lực kể từ khi nó tới nơi người chào hàng trong thời hạn hiệu lực của chào hàng”
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 5
Hợp đồng hình thành khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị và gửi đến
bên đề nghị. Sự chấp nhận giao kết hợp đồng không cần thể hiện theo một h
ình thức
nhất định nào cả, chỉ cần có sự thỏa hiệp ý chí là đủ, do đó sự chấp nhận có thể là
minh th
ị hay mặc nhiên. Khi hai bên trực tiếp giao dịch với nhau mặt đối mặt hay
qua điện thoại hoặc phương tiện thông tin khác th
ì bên được đề nghị phải trả lời
ngay có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ khi hai bên có thỏa thuận với nhau về
thời gian trả lời ( Điều 397 Bộ luật dân sự 2005 )
Khó có thể xác định khi nào có sự chấp nhận mặc nhiên, ngoại trừ hai bên đã có
quan h
ệ giao dịch từ trước: một nhà buôn tiếp tục nhận hàng hóa của nhà sản xuất
mặc dù hợp đồng mua bán đã hết hạn và cần được tái tục theo đề nghị của nhà sản
xuất.
Sau hết, một sự chấp nhận trong thời hạn nhưng có sự sửa đổi đề nghị ban đầu
được coi l
à một đề nghị mới chứ không phải chấp nhận, một sự chấp nhận trễ hạn
cũng được coi là một đề nghị mới.( Điều 395-397 Bộ luật dân sự 2005 )
Ngoài ra theo Khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng có hiệu lực
ràng buộc hai bên khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng,
nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Đối với hợp đồng bằng
lời nói thì thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng thì hợp đồng
có hiệu lực( khoản 3 Điều 404). Đối với hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng có hiệu
lực từ thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản (Khoản 4 Điều 404)
1.1.3 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại
1.1.3.1 Năng lực chủ thể
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và hệ thống pháp luật lâu đời
không có sự phân biệt và cách biệt giữa khái niệm thương gia và doanh nghiệp với
tính cách là những thành viên hợp pháp của thương trường. Khi giao lưu trong
thương trường, các thành viên thường quan tâm đến tính chất và đặc tính pháp lý
của nhau mà trước hết đó là một pháp nhân hay thể nhân, và quan trọng hơn là xét
t
ư cách chủ thể của hai chủ thể này.
Năng lực pháp luật:
Cá nhân: là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các mối
quan hệ xã hội”. Cá nhân – con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã
h
ội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang phục vụ với mục đích phục vụ con người,
vì con người . Trong các mối quan hệ tài sản và nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh
thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các
quan h
ệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã
h
ội nói chung và quan hệ dân sự, thương mại nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ
thể để tham gia vào các quan hệ đó. Đó là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng
lực pháp luật và năng lực hành vi.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 6
“Năng lực pháp luật dân sự của các nhân là khả năng của cá nhân có quyền và
có ngh
ĩa vụ dân sự” ( Khoản 1 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005 ). Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền,
có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.(
1
)
Pháp nhân: có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát
sinh. Khác với tư cách pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do
luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí
với từng cá nhân của pháp nhân. Mỗi pháp nhân có những mục đích xác định để
theo đuổi và, do đó, có khả năng có những quyền v
à nghĩa vụ giới hạn bởi chính các
mục đích đó.
Mục đích của các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp được xác định trong
điều lệ pháp nhân. Bởi vậy, khi giao dịch với pháp nhân loại này, người thứ ba,
muốn tránh khả năng giao dịch bị tuyên bố vô hiệu do không phù hợp với mục đích
của pháp nhân đối tác, nên tham khảo điều lệ của pháp nhân trước khi quyết định
nên hay không nên tiến hành giao kết. Cần lưu ý rằng người thứ ba luôn ở trong tình
tr
ạng buộc phải biết nội dung điều lệ của pháp nhân tư pháp, bởi trong mọi trường
hợp, điều lệ này luôn được đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nghĩa là
được công bố cho tất cả mọi người.(
2
)
Năng lực hành vi:
Cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ
có đầy đủ năng lực h
ành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc
tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân.
“Năng lực pháp luật hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của các nhân bằng
hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” ( Điều 17 Bộ luật dân
sự 2005 )
Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thì
năng lực hành vi là khả năng hành động của chính thể tạo ra các quyền, thực hiện
quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng
lực trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân ,
tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự.(
3
)
(1): Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam” - Trường ĐH Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2004 – Tr 64-65
(2): Trích trong “Giáo trình Lu
ật dân sự Việt Nam (quyển 1 - tập 1)” - Trường ĐHCT – Khoa luật –
Ts.Nguy
ễn Ngọc Điện chủ biên
Tr 51-52
(
3
): Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam” - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2004 – Tr 74
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 7
Ý chí phát sinh nghĩa vụ khi nào các bên giao kết có đầy đủ năng lực cần thiết
để tạo lập hợp đồng. Mặt khác người kí kết hợp đồng nhiều khi không cam kết cho
chính mình mà chỉ đại diện cho một người khác chiếu theo một sự ủy quyền.
Bất cứ ai cũng có quyền kí kết hợp đồng chỉ trừ là những người bị pháp luật coi
là không có năng lực hành vi được qui định bởi Điều 19 Bộ luật dân sự 2005 :
“Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” . Người thành niên là người
đủ 18 tuổi trở lên ( Điều 18 Bộ luật dân sự 2005 ), do đó người chưa đủ 18 tuổi tr
òn
tr
ở xuống là người chưa thành niên và trên nguyên tắc không có năng lực kí kết hợp
đồng. Ngo
ài ra, những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức được hành vi của mình, và các người nghiện ma túy hay chất kích thích
khác có thể bị Tòa án ra quyết định tước bỏ hay hạn chế năng lực hành vi ( Điều 22-
23 B
ộ luật dân sự 2005 ).Người kí kết hợp đồng mà không có năng lực hành vi dân
s
ự thì hợp đồng bị tuyên vô hiệu.
Khoản 2 Điều 139 Bộ luật dân sự 2005: “ Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có
thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không
được để người khác đại diện cho m
ình nếu pháp luật qui định họ phải tự mình xác
l
ập, thực hiện giao dịch đó”. Có hai loại đại diện: đại diện theo pháp luật và đại
diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi, của
người mất trí l
à cha mẹ hoặc người giám hộ. Đại diện theo ủy quyền xuất phát từ
hợp đồng ủy quyền, theo đó một người ủy quyền cho một người khác để nhân danh
mình kí kết hợp đồng. Hợp đồng phát sinh hiệu lực đối với người ủy quyền, còn
người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng ủy quyền.
Theo Điều 148 Bộ luật dân sự 2005 , đại diện theo ủy quyền chấm dứt khi người
được ủy quyền ho
àn thành việc ủy quyền, hoặc khi hết thời hạn ủy quyền, người ủy
quyền rút lui sự ủy quyền, khi người ủy quyền hay người được ủy quyền qua đời.
Như vậy, sau khi hợp đồng được kí kết th
ì người được ủy quyền đã làm xong nhiệm
vụ của họ và trên nguyên tắc không còn dính líu gì đến hợp đồng đã kí kết.
Pháp nhân: Pháp nhân không có năng lực hành vi thực. Suy cho cùng, khái
ni
ệm năng lực hành vi của pháp nhân không thể được xây dựng như một khái niệm
ứng dụng được. Pháp nhân dù được nhân cách hóa, không phải là con người cụ thể
và do đó, không thể tự m
ình xử sự. Ngay cả các cơ quan của pháp nhân cũng chỉ
vận hành thông qua vai trò của những cá nhân cụ thể để đảm nhận các chức vụ cụ
thể. Suy cho cùng, pháp nhân luôn luôn phải được đại diện, từ khi được thành lập
cho đến khi chấm dứt, trong tất cả các hoạt động của m
ình. Năng lực hành vi của
pháp nhân thực ra là năng lực hành vi mà pháp nhân vay mượn của những con
người m
à pháp nhân hóa thân vào (
1
). Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
là người đứng đầu pháp nhân.
1.1.3.2 Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng
Bản chất của mọi giao dịch là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên
s
ự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có
(
1
) Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (tập 1 - quyển 1)” - Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Luật
– Ts. Nguy
ễn Ngọc Điện chủ biên – Tr51. 52
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 8
tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này
không có ho
ặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của
một bên ( hành vi pháp lý đơn phương ) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một
hợp đồng là một trong các nguyên tắc được qui định tại Điều 4 Bộ luật dân sự 2005
: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Vi phạm sự tự nguyện của chủ
thể là vi phạm pháp luật. Vì vậy giao dịch không có sự tự nguyện không làm phát
sinh h
ậu quả pháp lý.(
1
)
Quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào một giao dịch cụ
thể và đồng ý về các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền tảng pháp lý của
nền kinh tế thị trường. Từng cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp lý
một cách nhanh chóng và trực tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp chính trị hay
ngoại giao nào. Do vậy, các bên có thể đưa ra các quyết định kinh tế tức thì, có liên
quan trực tiếp đến sự thành công của họ. Ngoài ra, các bên sẽ tự quyết định sự được
mất trong phần lớn các cuộc thương lượng của họ (với điều kiện là không bên nào
bị ở vị thế quá bất lợi).
Luật thương mại chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lý khi các bên
tham gia được cho là đã tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó. Một bộ luật thương
mại có thể qui định cụ thể khi nào một bên đã thực sự gánh vác các nghĩa vụ pháp
lý đó, ví dụ như là việc xác định ranh giới khi việc thỏa thuận về một thương vụ nào
đó trở thành một cam kết mang tính hợp đồng. Nhưng các bên có thể tự thỏa thuận
các điều khoản cho các cam kết của họ. Thậm chí ngay cả khi khi bộ luật thương
mại có các qui định về việc thực hiện các giao dịch cụ thể nào đó, các bên vẫn có
quyền tự do bãi bỏ hoặc thay đổi các quy tắc áp dụng. Một ví dụ điển hình là Ðiều 6
của Công ước Liên Hiệp Quốc về Bán hàng hoá quốc tế, cho phép các bên “không
phải áp dụng Công ước này hoặc làm giảm bớt hay thay đổi hiệu lực của bất kỳ
điều khoản nào của Công ước này”, Còn ở Việt Nam, Khoản 1 Điều 423 Bộ luật
dân sự 2005 có qui định: “Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết
hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”.
Tất nhiên tự do hợp đồng cũng có những giới hạn của nó. Một hợp đồng được
xác lập trên cơ sở tự nguyện, tự do nhưng cũng phải đảm bảo tuân thủ theo qui định
của pháp luật.
1.1.3.3 Nội dung và mục đích của hợp đồng
“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch đó
” ( Điều 123 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 ). Nội
dung của mọi giao dịch là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa
thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền , nghĩa vụ của các bên
phát sinh t
ừ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất
định. Muốn dạt được mục đích đó họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung v
à
ng
ược lại những cam kết, thỏa thuận về nội dung của họ là để đạt được mục đích
của giao dịch. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán tài sản, mục đích của các bên hướng
1
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam” - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2004 – Tr 123
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 9
đến là quyền sở hữu tài sản. Để đạt được mục đích này. họ phải thỏa thuận được về
nội dung của hợp đồng mua bán bao gồm các điều khoản như: đối tượng (vật bán),
giá cả , thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Sự thỏa thuận về các
điều khoản đó lại nhằm đạt đựơ
c mục đích là quyền sở hữu tài sản.
Để các giao dịch có hiệu lực pháp luật th
ì mục đích và nội dung của giao dịch
không trái pháp luật, đạo đức xã hội, nói cách khác, các giao dịch này không vi
ph
ạm điều cấm của pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ( Điều 10 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 ). Vì thế, chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được
phép thực hiện không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội là
nh
ững giao dịch có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh
hi
ệu lực pháp luật của giao dịch đó (
1
).Tuy vậy, nội dung của hợp đồng cũng phụ
thuộc vào tự do ý chí của các bên giao kết trong khuôn khổ pháp luật.
Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết lập trong triết học luật. Tư tưởng
chủ đạo là: ý chí của con người là luật; con người chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ
bởi ý chí của mình, một cách trực tiếp trong quan hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc
một cách gián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt (ý chí chung được suy đoán).
Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được tự do giao kết. Cá nhân có
quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp đồng; có quyền tự do
quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng.(
2
)
Th
ực ra, không có hệ thống luật nào thừa nhận giá trị tuyệt đối của học thuyết về
tính độc lập của ý chí. Sự tự do trong x
ã hội có tổ chức luôn mang tính tất yếu.
Trong luật Việt Nam hiện hành, tính độc lập của ý chí được chấp nhận trong chừng
mực tôn trọng những giới hạn do luật thiết lập
Một hợp đồng bao giờ cũng bao gồm chủ thể và khách thể. Chủ thể của hợp
đồng l
à các bên tham gia thực hiện cam kết, khách thể là nội dung mà các bên cam
k
ết thực hiện, còn được gọi là mục tiêu hay mục đích của hợp đồng. Khách thể của
hợp đồng phải có tính hợp pháp, có thể thực hiện được và có hạn định rõ ràng.
N
ội dung và mục đích của hợp đồng phải tuân thủ các qui định của pháp luật,
đồng
thời pháp luật cũng cho chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong
n
ội dung và hình thức của hợp đồng.
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong nội dung của hợp đồng (
3
) Chủ thể của
quan hệ pháp luật có quyền tự do giao kết hoặc không giao kết hợp đồng. Quy tắc
này được thừa nhận tại Bộ luật dân sự 2005
Ðiều 389 khoản 1: “Tự do giao kết hợp
đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức x
ã hội”. Một trong những nội dung
của sự tự do giao kết là sự tự do xác định nội dung của hợp đồng: các bên có quyền
thỏa thuận về loại hình, đối tượng, điều kiện giao dịch, thời gian, địa điểm giao
dịch, trách nhiệm của mỗi bên, Khi một hợp đồng có điều khoản không rõ ràng,
1
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam” - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân
2004 – Tr 122
2
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2)” - Trường Đại học Luật Cần Thơ_Khoa
Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 10, 30, 31
3
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2)” - Trường Đại học Luật Cần Thơ_Khoa
Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 30, 31
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 10
thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung
c
ủa các bên để giải thích điều khoản đó ( Ðiều 409 khoản 1 Bộ luật dân sự 2005 :
“khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp
đồng m
à còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”
). Nói chung, không có quan h
ệ kết ước được xác lập trái với ý chí của người kết
ước.
Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
(BLDS Ðiều 389 khoản 1). Pháp luật mà các bên không được phép làm trái khi giao
k
ết hợp đồng là pháp luật mệnh lệnh; còn đạo đức xã hội mà các bên không được
phép làm trái chủ yếu bao gồm những giá trị tinh thần liên quan đến gia đình, đến
đời sống cộng đồng của cá nhân
Có trường hợp luật buộc chủ thể quan hệ pháp luật phải giao kết hợp đồng, như
một biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng.
Có khi lu
ật hạn chế quyền lựa chọn người đối tác trong việc xác lập một số quan
hệ kết ước xác định. Ví dụ: cá nhân đăng kí kinh doanh cho thuê nhà ở, muốn bán
nhà, phải tôn trọng quyền ưu tiên mua của người thuê.
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong hình thức của hợp đồng (
1
). Căn cứ Bộ
luật dân sự 2005 Ðiều 404 khoản 1: “Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm
bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết
”. Một khi các bên thống nhất ý
chí về việc giao kết, bên đề nghị nhận được lời chấp nhận đề nghị của bên được đề
nghị hoặc các bên thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng thì hợp đồng
được h
ình thành. Trên nguyên tắc, sự ưng thuận, chứ không phải hình thức, là điều
kiện chủ yếu để hợp đồng có giá trị. Một khi cần ràng buộc sự giao kết hợp đồng
vào những điều kiện nào đó về hình thức, luật phải có những quy định cụ thể. Hạn
chế quyền tự do kết ước mà không bị ràng buộc vào các khung hình thức kết ước,
bằng cách thiết lập các khung hình thức kết ước cụ thể cho những hợp đồng nhất
định, l
à những ngoại lệ của nguyên tắc.
Tính độc lập của ý chí thể hiện trong h
ình thức của hợp đồng còn được khẳng
định bằng cách quy tắc đ
òi hỏi việc giải thích hợp đồng theo ý chí thực: trong
trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí được b
ày tỏ và cách xử sự theo sự thôi thúc
của ý chí nội tâm của các bên, thì ý chí nội tâm phải được coi là căn cứ để đánh giá
sự nghiêm túc trong việc thực hiện nghĩa vụ.
Suy cho cùng, tự do ý chí khi giao kết hợp đồng thì chủ thể và khách thể đều
phải tuân theo qui định của pháp luật vì “mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích
hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123 Bộ
luật dân sự 2005). Nói cách khác, chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật, nội
dung và mục đích của hợp đồng phải hợp pháp thì giao dịch mới được pháp luật bảo
hộ. Toà án sẽ tuyên bố một hợp đồng không có hiệu lực pháp lý khi nó được tạo
thành bởi một hành động phi pháp. Ví dụ, việc buôn bán ma tuý là vi phạm pháp
luật, và đương nhiên một người trả tiền để mua ma tuý sẽ không thoát tội, cũng như
không thể tìm kiếm sự giúp đỡ của Toà án để lấy lại số tiền mà họ đã bỏ ra.
1
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2)” - Trường Đại học Luật Cần Thơ_Khoa
Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 10
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 11
1.1.3.4 Hình thức của hợp đồng
Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi
nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách thức
bộc lộ ý chí của mình. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được
nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó l
à chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh
doanh đ
ã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm
xảy ra. Về nguyên tắc, “hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói
hoặc hành vi cụ thể, ngoại trừ pháp luật có qui định những hình thức nhất định đối
với hợp đồng cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao
kết bằng một hình thức nhất định” (Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 ).
Điều 127 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 :Giao dịch dân sự không có một trong
các điều kiện được qui định tại điều 122 của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 th
ì vô
hi
ệu. Mà ở Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: “Hình thức giao dịch
dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có qui
định”. Tuy nhiên theo đoạn cuối khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng
không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp
luật có qui định khác” cho nên không thể suy đoán theo Điều 127 và Điều 122 trên
mà tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay lập tức. Do đó, nếu các bên có vi phạm về mặt
hình thức thì: “Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu
của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quyết định
buộc các bên thực hiện theo qui định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn;
quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu” ( Điều 134 Bộ luật dân
sự Việt Nam 2005 ).
Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng
và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải
tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định. Việc đưa ra hình thức bắt buộc
đối với một số loại giao dịch l
à nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi
giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao dịch
kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh
doanh. Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doa
nh nào của bạn với đối tác
bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp
lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh
ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty
, tập đoàn lớn
trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn
cho mình trước khi ký kết các hợp đồng.
Ta nói rằng hợp đồng trong luật Việt Nam được giao kết theo nguyên tắc ưng
thuận như trong luật của Pháp. Nguyên tắc này chấp nhận một số ngoại lệ,. Các
ngoại lệ có thể được xếp thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm một số qui định đặc
biệt về hình thức; nhóm thứ hai gồm các qui định đặc biệt về thủ tục.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 12
Một số qui định đặc biệt về hình thức (
1
)
Hợp đồng trọng thức: Gọi là trọng thức một hợp đồng chỉ có thể có giá trị
một khi được lập theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức viết, tức
là dùng ngôn ngữ viết để mô tả nội dung thoả thuận). Ví dụ điển hình của hợp đồng
trọng thức là các hợp đồng mà theo luật phải được chứng nhận, chứng thực, như
hợp đồng mua bán nhà ở. Có trường hợp luật chỉ đòi hỏi việc giao kết hợp đồng
phải được ghi nhận bằng văn bản chứ không nhất thiết được chứng nhận, chứng
thực, như hợp đồng uỷ quyền
Điều quan trọng để tính trọng thức trở t
hành một điều kiện về hình thức của một
hợp đồng là phải có một điều luật quy định rành mạch về việc loại bỏ nguyên tắc
ưng thuận và áp đặt tính trọng thức đối với việc giao kết hợp đồng đó. Một số điều
luật trong BLDS nói rằng hợp đồng phải được lập thành văn bản nếu các bên có
tho
ả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thực ra, nếu pháp luật không quy định, thì
vi
ệc các bên có thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản không có tác dụng áp đặt một
điều kiện để cho hợp đồng có giá trị: nếu cuối c
ùng các bên lại lập hợp đồng theo
một hình thức khác, thì có nghĩa rằng họ đã có thoả thuận khác.
Hợp đồng thực tại. Một số hợp đồng, như đã biết, được giao kết bằng cách
chuyển giao vật mà các bên quan tâm. Việc chuyển giao đó cũng được coi như một
điều kiện về h
ình thức của hợp đồng: không có hình thức đó, sự thoả thuận đơn
thuần giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc. Ví dụ điển hình của loại hợp đồng
thực tại là hợp đồng thuê tài sản: nếu chỉ có thoả thuận về việc thuê mà không có
vi
ệc chuyển giao tài sản từ người cho thuê sang người thuê, thì hợp đồng chưa hình
thành.
Một số qui định đặc biệt về thủ tục (
2
)
Đăng ký. Đối với một số tài sản có giá trị cao, Nhà nước tổ chức hệ thống
đăng ký để đặt cơ sở cho việc xác định lại lịch của người có quyền, đặc biệt l
à
quy
ền sở hữu. Ví dụ điển hình là các hệ thống đăng ký địa chính, tàu biển, máy bay,
quyền sở hữu công nghiệp, xe ô tô, xe máy,… Các hợp đồng có tác dụng chuyển
các quyền đối vật có đối tượng là các tài sản loại này phải được đăng ký và việc
chuyển quyền, theo luật Việt Nam hiện hành, được hoàn thành vào thời điểm hoàn
thành th
ủ tục đăng kí đó.
Xin phép cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp do tính chất quan trọng của
tài sản giao dịch hoặc của bản thân giao dịch đối với kinh tế quốc dân hoặc đối với
trật tự công cộng, người làm luật đặt các giao dịch ấy dưới sự giám sát chặt chẽ của
Nhà nước thông qua một hệ thống các quy tắc về kiểm tra, xem xét v
à cho phép của
1
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2)” - Trường Đại học Luật Cần Thơ_Khoa
Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 30 31
2
Trích trong “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 1 - quyển2)” - Trường Đại học Luật Cần Thơ_Khoa
Luật – Ts.Nguyễn Ngọc Điện chủ biên – Tr 30 31
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 13
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ điển hình là các hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trong luật Việt Nam hiện hành. Trong các trường hợp mà việc
cho phép của cơ quan thẩm quyền là cần thiết, thì hợp đồng chỉ được xúc tiến sau
khi có sự cho phép đó.
1.2 Sơ lược hợp đồng vô hiệu và phân loại hợp đồng vô hiệu:
Hợp đồng vô hiệu nếu không hội đủ các điều kiện có hiệu lực theo qui định của
pháp luật như đã phân tích ở phần trên thì vô hiệu; một hợp đồng vô hiệu thì không
phát sinh hiêu l
ực gì cả.
Trong thực tiễn, pháp luật phải bảo vệ hai loại quyền lợi trong việc thành lập
hợp đồng: quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi của cá nhân, khi đối tượng của hợp
đồng l
à một vật bị cấm thì lợi ích công cộng buộc rằng hợp đồng phải được hủy bỏ;
trái lại, khi hợp đồng bị hủy bỏ vì nhầm lẫn thì đó chỉ là để bảo vệ quyền lợi của
một các nhân. Thế nên sự vô hiệu được phân thành hai loại: vô hiệu tuyệt đối và vô
hi
ệu tương đối.
Vô hiệu tuyệt đối:
Các loại hợp đồng bị vô hiệu tuyệt đối:
_Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
(Điều 128 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
_Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác
hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 129 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 )
_Khi hình th
ức của giao dịch không tuân thủ theo qui định bắt buộc của pháp
luật (Điều 134 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
Vô hiệu tương đối:
Điều 135 Bộ luật dân sự 2005: “giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một
phần của giao dịch bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn
l
ại của giao dịch”. Như vậy, chỉ riêng những điều khoản bất hợp pháp bị tiêu hủy,
còn các phần khác của hợp đồng vẫn có hiệu lực.
* Các loại hợp đồng vô hiệu tương đối:
_ Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
s
ự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 Bộ
luật dân sự Việt Nam 2005)
_ Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn.( Điều 131 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
_ Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 Bộ luật dân sự Việt Nam
2005 ).
_ H
ợp đồng vô hiệu do người xác lập đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác
l
ập giao dịch tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.(
Điều 133 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
Sự phân loại nêu trên dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản
chất của hai khái niệm giữa giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu tương
đối. Đó là:
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 14
Thứ nhất, là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch. Giao dịch vô hiệu
tuyệt đối thì mặc nhiên là bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu tương
đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan và bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Thứ hai, là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Đối
với các giao dịch vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch
vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch tuyên bố vô hiệu tương đối thì
th
ời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm kể từ ngày
giao d
ịch dân sự được xác lập ( Điều 136 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
Tuy nhiên, trong trường hợp vô hiệu do vi phạm các qui định bắt buộc về hình
th
ức cũng thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối nhưng theo qui định của Điều 136 Bộ luật
dân sự Việt Nam 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu là hai năm
k
ể từ ngày giao dịch được xác lập (giống như các trường hợp vô hiệu tương đối, bởi
vì, hiệu lực của giao dịch phụ thuộc vào ý chí của chủ thể mà không phải là của Nhà
n
ước).
Thứ ba, giao dịch dân sự thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối có thể bị vô hiệu
không phụ thuộc vào quyết định của Tòa án mà giao dịch này đương nhiên không
có giá tr
ị, vì giao dịch vi phạm pháp luật nghiêm trọng cho nên Nhà nước không
b
ảo hộ. Vô hiệu tuyệt đối có thể do mọi người có quyền lợi liên quan nêu ra và
không th
ể khôi phục lại hiệu lực của hợp đồng trong bất kì trường hợp nào.
H
ợp đồng vô hiệu tương đối có thể khôi phục lại hiệu lực của phần hợp đồng đã
b
ị tuyên bố vô hiệu khi hợp đồng: vô hiệu vì sự thỏa thuận bị tỳ tích ( lầm lẫn, đe
d
ọa, lừa dối); vô hiệu vì không có năng lực hành vi; vô hiệu vì khiếm khuyết về
hình thức. Trong trường hợp này, quyết định của Tòa án là cơ sở làm cho giao dịch
trở nên vô hiệu. Quyết định của Tòa án mang tính chất phân xử. Tòa án tiến hành
gi
ải quyết vụ việc khi có đơn yêu cầu của các bên ( hoặc của đại diện hợp pháp của
họ). Bên yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước tòa các cơ sở của yêu cầu. Ví
dụ : Nếu một người yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu vì lý do khi xác lập
giao dịch đã bị lừa dối ( hoặc đe dọa) thì bên yêu cầu đó phải có nghĩa vụ chứng
minh trước tòa sự kiện lừa dối ( hoặc đe dọa) mà bên kia gây ra đối với mình. Nếu
như một bên yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu với lý do xác lập giao dịch trong
thời điểm không nhận thức được hành vi của mình thì Tòa án buộc bên yêu cầu phải
chứng minh được rằng tại thời điểm xác lập giao dịch đó họ bị rơi vào trạng thái
không nh
ận thức được hành vi của mình. Dựa trên những minh chứng đó Tòa án
m
ới cân nhắc để ra quyết định giao dịch có bị coi là vô hiệu hay không.
Thứ tư là sự khác biệt về mục đích. Các trường hợp pháp luật tuyên bố giao
dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công cộng ( lợi ích của Nhà
n
ước, của xã hội nói chung). Còn các trường hợp pháp luật qui định giao dịch vô
hiệu tương đối là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho các chủ thể tham gia giao dịch.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 15
CHƯƠNG 2
CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
2.1 Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp
đồng thương mại
Định nghĩa:
Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. Khi giao kết,
các bên phải tôn trọng một số điều kiện.Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh
doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp
đồng. Đây chính l
à ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh.
Ch
ỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và
được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ 4 điều
kiện có hiệu lực của các giao dịch theo chương 1 đã phân tích (Năng lực chủ thể, sự
tự nguyện tự do của các bên giao kết hợp đồng, nội dung và mục đích của hợp đồng
không vi phạm pháp luật, hình thức của hợp đồng theo qui định pháp luật).
Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 : “Các qui định về giao dịch
dân s
ự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của bộ luật này cũng được áp dụng đối
với hợp đồng vô hiệu”, hơn nữa Khoản 2, Khoản 3 Điều 410 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005 có qui định mối quan hệ giữa hợp đồng chính v
à hợp đồng phụ:
“ 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính”
“ 3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ
trường hợp các b
ên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời hợp
đồng chính
”
Tóm l
ại, các điều kiện có hiệu lực của mọi giao dịch là một thể thống nhất trong
mối quan hệ biển chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể
của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh
hưởng đến phần khác, th
ì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, phần còn lại vẫn có
hiệu lực thi hành.
Về nguyên tắc chung, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu ( hoàn nguyên) như khi chưa xác lập giao dịch. Cho nên, nếu giao dịch chưa
được thực hiện, th
ì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã
được thực hiện toàn bộ hay một phần, thì các bên không được tiếp tục thực hiện
giao dịch và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu
không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt
hại phải bồi thường thiệt hại.( Điều 137 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 16
2.2 Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại:
2.2.1 Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo
đức x
ã hội
Trong xã hội truyền thống và trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung, lợi ích của cộng đồng, của tập thể được đề cao nhiều khi đến tuyệt đối
hoá. Điều đó dẫn đến một sự đối lập có tính tách rời giữa đạo đức v
à lợi ích cá
nhân. Định hướng v
à sự lựa chọn hành vi cá nhân thường được đặt trước hai sự lựa
chọn: hoặc là đạo đức, hoặc là lợi ích. Nói cách khác,có rất nhiều trường hợp khi
con người vươn tới những giá trị đạo đức cao cả thì họ buộc phải từ bỏ việc theo
đuổi lợi ích cá nhân. Sự tách rời giữa đạo đức v
à lợi ích khiến cho hoạt động đạo
đức của nhân cách
bị hạn chế. Con người hướng vào suy nghĩ về đạo đức nhiều hơn
là thực hiện hành vi đạo đức thực tế như là: lo giữ cho nhân cách trong sạch, lương
tâm thanh thản bằng cách hạn chế những hoạt động thực tiễn, đặc biệt là hoạt động
kinh tế. Chính điều đó làm cho nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng
không phát tri
ển toàn diện được. Do đó con người vô tình vì lợi ích bản thân vi
phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội.
“ Điều cấm của pháp luật là những qui định của pháp luật không cho phép chủ
thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức x
ã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong
đời sống x
ã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” ( Điều 128 Bộ luật dân sự
Việt Nam 2005 )
Qui định hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức x
ã
h
ội ở Điều 128 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: “Giao dịch dân sự có mục đích và
n
ội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu”. Tòa án
có th
ể dùng qui định “trái đạo đức xã hội” để can thiệp vào quan hệ hợp đồng mà
trong đó có một bên đã lợi dụng vị thế của mình để dồn ép bên kia giao kết hợp
đồng, vi những phạm những điều được gọi l
à chuẩn mực đạo đức xã hội, như
nguyên tắc trung thực, chân chính trong kinh doanh. Vi phạm điều cấm của pháp
luật, trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung và mục đích của giao dịch trái pháp luật
và đạo đức x
ã hội. Hợp đồng này đương nhiên bị vô hiệu không phụ thuộc vào ý chí
c
ủa các bên giao kết hợp đồng.
Pháp luật của các nước đều không thừa nhận các giao dịch dân sự mà trong đó
nội dung của chúng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. Các giao
dịch của các chủ thể vi phạm điều cấm của pháp luật là hành vi bất hợp pháp và do
đó vô hiệu
Khi xem xét đến những ảnh hưởng của sự bất hợp pháp của các giao dịch trong
trường hợp n
ày, cần phải tính đến các yếu tố sau:
Thứ nhất, biểu hiện cụ thể của sự bất hợp pháp (vi phạm điều cấm của
pháp luật hay xâm hại đến trật tự công cộng).
Thứ hai, các bên có biết về sự bất hợp pháp không?
Thứ ba, phần nội dung bất hợp pháp của giao dịch có thể tách ra được
khỏi những nội dung còn lại hay không?
Song v
ấn đề là ở chỗ: khi nào được coi là vi phạm đạo đức xã hội. Có một số
giao dịch dân sự mặc dù không bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn có thể bị coi là
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 17
vô hiệu vì vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Sự khác biệt của hai khái
niệm này không phải khi nào cũng rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, giao dịch hợp
đồng cũng cần bị coi l
à vô hiệu một khi:
Vi phạm nguyên tắc công bằng;
Lợi dụng sơ suất hoặc hoàn cảnh khó khăn, bí thế của người khác vì mục
đích thu lợi bất công quá đáng;
Hạn chế quyền tự do của người khác (ví dụ: trong một hợp đồng thuê
mướn hoặc chuyển giao một công việc nhất định lại kèm theo điều kiện
cấm một bên thực hiện loại hình công việc tương tự trong phạm vi rộng
và thời gian dài);
Các giao dịch có tính chất đầu cơ hay cho vay nặng lãi v.v
Chu
ẩn mực đạo đức đó có thể là một tập quán chung đã tạo thành một thói quen
thương mại. Sự phát triển nhân cách đạo đức, xét đến c
ùng, phải được thể hiện
trong những hành vi đạo đức thực tế. Hành vi đạo đức là hành vi được thực hiện bởi
sự điều tiết của ý thức đạo đức mà trong đó các chuẩn mực đạo đức giữ vai trò trung
tâm. V
ới tính cách là quá trình cải biến xã hội sâu sắc, sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước đòi hỏi và tất yếu sẽ sản sinh ra một hệ chuẩn mực đạo đức
mới thích ứng với cơ chế thị trường và những điều kiện của xã hội hiện đại đó là
chu
ẩn mực ứng xử chung giữa người với người. Hệ chuẩn mực này sẽ là cơ sở định
hướng cho hoạt động đạo đức của nhân cách. Đồng thời, nó cũng l
à tiêu chuẩn để
đánh giá giá trị h
ành vi đạo đức.
Hiện nay, sự quá độ về đạo đức đang gây ra những khó khăn cho việc xây dựng
và phát triển nhân cách. Những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường
hợp vẫn được ngộ nhận như là giá trị. Những chuẩn mực mới đang hình thành chưa
đủ sứ
c xác lập tính phổ biến trong hiện thực để định hướng nhân cách. Vì vậy, để
chủ động xây dựng nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay, cần xác lập một hệ
chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại phù hợp với những yêu cầu của xã hội hiện
đại.Việc tiếp nhận, nội t
âm hoá các chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại, biến nó thành
s
ức mạnh đạo đức bên trong của con người chính là chỉ báo về sự phát triển đạo đức
của nhân cách. Có như vậy mới giúp chủ thể tham gia các giao dịch trong hoạt động
thương mại không vi phạm đạo đức
xã hội, điều cấm của pháp luật.(
1
)
2.2.2 Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo
Giả tạo trong hoạt động thương mại :
Trong hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, quyền sở hữu tài sản thuộc về
Nhà nước hoặc thuộc về nhà đầu tư hay các cổ đông góp vốn.
Những người đại diện
cho cơ quan, đơn vị trong hoạt động đầu tư, kinh doanh là những người tham gia
giao kết hợp đồng nên họ quan tâm đầy đủ và trước hết đến lợi ích của đơn vị mình,
tìm ki
ếm lợi nhuận tốt nhất cho đơn vị trong phạm vi có thể.
Nhưng do k
hông phải là chủ sở hữu đích thực, người trực tiếp tiến hành các hoạt
động n
ày có thể không có lợi ích kinh tế cụ thể từ những giao dịch mà mình tiến
1
Trích trong tạp chí Triết học ngày 25 tháng 6 năm 2006 – Bài viết của PTS. Phạm văn Phúc – Trang web:
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 18
hành, hoặc được hưởng một phần nào đó từ lợi ích thu được, mà những lợi ích đó
nhiều khi quá nhỏ so với điều kiện cho phép họ có thể tìm kiếm những cơ hội, thông
đồng với đối tác để mang lại lợi ích ri
êng cho cá nhân. Chính những cơ sở đã lặp
luận vừa rồi và dựa trên thực tiễn hoạt động kinh doanh những hợp đồng giả tạo
được h
ình thành.
Khái niệm:
Hợp đồng giả tạo theo qui định của pháp luật Việt Nam: “Khi các bên xác lập
giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch
giả tạo vô hiệu, còn giao dịch che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó
cũng vô hiệu theo qui định của Bộ luật này” ( Đ129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
). Nói cách khác, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch có nội dung được thiết lập
không phản ánh ý chí đích thực của các bên.
Điều kiện của sự giả tạo :
Các bên kết ước
Trên thực tế các bên giao dịch không có ý định tạo lập quyền, nghĩa vụ pháp lí
qua các giao dịch dân sự này. Thông thường các giao dịch này được thiết lập là để
lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc nghĩa vụ đối với người thứ
ba hoặc để che dấu một hành vi trái pháp luật. Những giao dịch dân sự như vậy sẽ
không có hiệu lực pháp luật.
Ý chí của các bên kết ước
Trường hợp vô hiệu do giả tạo có điểm đặc biệt là các bên trong giao dịch đó
hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý
chí thực của họ (có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ
ý chí).
Tuy nhiên, không ph
ải sự thể hiện ý chí giả tạo nào cũng đưa đến sự vô hiệu của
giao dịch dân sự. Chỉ có những giao dịch mà ở đó ý chí giả tạo tồn tại ở cả hai bên
trước khi giao kết, xác lập các giao dịch dân sự như vậy mới đưa đến sự vô hiệu của
giao dịch dân sự. Nói cách khác, ở đây phải có sự thông đồng của các chủ thể khi
giao kết xác lập các giao dịch giả tạo như vậy.
Theo ý kiến của tiến sĩ luật khoa, luật sư Nguyễn Mạnh Bách: trong hợp đồng
mua bán nếu hai bên không xác định giá cụ thể hoặc giá ghi trong hợp đồng là giả
tạo thì hợp đồng cũng vô hiệu vì thiếu đối tượng (
1
). Bởi vì theo Điều 121 Bộ luật
dân sự Việt Nam 2005 :“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn
ph
ương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự ”, nếu xét về
phương diện đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng không có đối tượng mà chỉ tạo
lập nghĩa vụ, chính nghĩa vụ này mới có đối tượng. Đối tượng phải có thể thực hiện
được một cách tuyệt đối, nếu cam kết một điều g
ì không thể thực hiện được một
1
Các hợp đồng thương mại thông dụng – Ts luật khoa, Luật sư Nguyễn Mạnh Bách – NXB Giao thông vận
tải 2007 – Tr 13, 39
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 19
cách tuyệt đối thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Và, theo đó, giá cả là một thành tố thuộc đối
tượng của việc mua bán. Nếu trong hợp đồng hai bên qui định giá, sau đó bằng một
chứng thư khác hai bên qui định rằng người mua không phải trả tiền, thì giá ghi
trong h
ợp đồng là giả tạo, giữa hai bên không có hợp đồng mua bán mà chỉ có một
sự tặng cho tài sản. Theo qui định của Điều 129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 thì
h
ợp đồng mua bán vô hiệu còn hợp đồng tặng cho vẫn có hiệu lực.
Có hai trường hợp giả tạo
Thứ nhất, giả tạo nhằm cố ý giấu một giao dịch khác: thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dịch che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng
vô hiệu. (Điều 129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 ). Ví dụ: X không phải là đối
tượng l
àm dịch vụ môi giới cho Công ty A, nhưng X đã giả tạo ra một số hợp
đồng mua bán giữa các công ty khác với công ty A v
à nhờ B lập các hợp đồng
môi giới giả tạo để rút tiền hoa hồng của công ty A thì những hợp đồng đó vô
hi
ệu.
Thứ hai, giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba:
“Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba th
ì giao dịch đó vô hiệu” (Điều 129 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
). Ví dụ: Giá ghi trong hợp đồng là 20 triệu trong khi giá thực tế hai bên giao
d
ịch là 100 triệu. Sự che giấu này trước tiên là nhằm mục đích trốn thuế. Hợp
đồng giả tạo n
ày sẽ bị tuyên vô hiệu do trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế cho cơ
quan Nhà nước.
2.2.3 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ hình thức
Hình thức của hợp đồng - yếu tố không nên xem nhẹ
Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên
ngoài c
ũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Một trong các vấn đề mà các
chuyên gia v
ề pháp luật kinh doanh quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng
đến hiệu lực của hợp đồng như thế n
ào. Về vấn đề này, pháp luật của các nước có
những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật
có những điều khoản cụ thể đối với một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được
thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ
không có giá trị pháp lý. Vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến pháp luật và trật tự công cộng.
Vì v
ậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng những
hình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợp đồng. Pháp
luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích công cộng nên hợp
đồ
ng vô hiệu tuyệt đối. Ví dụ: pháp luật của Đức đã đưa ra các đòi hỏi đầu tiên là
ph
ải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những người
không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng như để hạn chế
phương pháp chứng cứ
. Tuy nhiên, việc pháp luật quy định hợp đồng phải được
thiết lập bởi những hình thức nhất định sẽ vô tình tạo nên khoảng cách nhất định
giữa sự thỏa thuận mong muốn của các bên với hiệu lực của hợp đồng.
SV: Nguyễn Như Dạ Ngọc GVHD: Nguyễn Mai Hân
Luận văn tốt nghiệp Đại học 20
Hay ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (common law), người ta quan
niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị. Đơn cử Anh và
Úc, h
ợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10
bảng Anh. Quy định này xuất phát từ hệ thống luật án lệ coi các văn bản hợp đồng
có giá trị bắt buộc và có tính chất như luật đối với các bên và đó chính là căn cứ cơ
bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp. Nhờ đó, hợp đồng ở
các nước này được soạn thảo rất chặt chẽ.
Do vậy, trong giao dịch kinh doanh, trước khi tiến hành ký kết hợp động kinh
doanh với các đối tác nước ngoài, bạn cần xem xét và nắm vững các quy định pháp
luật về hợp đồng của nước đó. Một lời khuyên đối với các công ty là khi ký kết Hợp
đồng kinh doanh quốc tế, công ty n
ên thoả thuận với đối tác để luật điều chỉnh Hợp
đồng l
à luật của nước mình. Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra, công ty sẽ đỡ mất
thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và có thêm lợi thế để giải quyết các vướng
mắc phát sinh.
Theo qui đinh của pháp luật Việt Nam
Điều 124 Bộ luật dân sự 2005 có qui định hình thức của các giao dịch: “Giao
dịch dân sự được biểu hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” và so
với Bộ luật dân sự 1995 luật hiện hành đã cụ thể hóa các “phương tiện điện tử dưới
hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 nêu các điều kiện để một giao dịch có
hiệu lực không bao gồm hình thức của giao dịch. Cho nên, có thể nói rằng hình thức
của giao dịch theo qui định của luật hiện hành là điều kiện cần để một giao dịch
được tiến hành thuận lợi dưới sự bảo hộ của pháp luật, điều này khác hẳn so với Bộ
luật dân sự 1995: hình thức là một trong bốn điều kiện bắt buộc có hiệu lực của một
giao dịch, theo đó, theo Điều 131 Bộ luật dân sự 1995, ta có thể nói rằng: hình thức
của giao dịch dân sự là điều kiện đủ để một giao dịch có hiệu lực và một bên có thể
dựa vào yếu tố hợp đồng không tuân thủ hình thức mà yêu cầu Tòa án tuyên hợp
đồng vô hiệu.
Ví dụ: Thương nhân A (bên bán) và thương nhân B (bên mua) tiến hành giao kết
một hợp đồng mua bán gạo. Trong hợp đồng qui định rõ mọi sửa đổi đối với hợp
đồng chỉ có hiệu lực khi được lập thành văn bản. Ngày giao hàng là ngày 30\02.
Đến ngày 15\02 B gọi điện cho A và yêu cầu giao hàng trễ hơn so với hợp đồng 1
tháng do B chưa chuẩn bị kho bãi kịp để nhận hàng. A đồng ý. Đến ngày 15\03 B
đâm đơn kiện, yêu cầu hủy hợp đồng và A phải bồi thường thiệt hại do đã vi phạm
hợp đồng: giao hàng trễ hạn và B thừa nhận đã gọi điện nhưng cho rằng chưa lập
thành văn bản nên thỏa thuận đo không có hiệu lực. Ở ví dụ này chúng ta chỉ bàn về
hình thức của hợp đồng và hậu quả pháp lý được giải quyết nếu căn cứ theo Bộ luật
dân sự cũ và Bộ luật dân sự 2005.
Bộ luật dân sự 1995: “Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức
nhất định, thì hợp đồng đã coi đã được giao kết khi đã tuân theo hình thức đó”
(Khoản 1 Điều 400) và “Trong trường hợp pháp luật qui định giao dịch dân sự vô
hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản,…buộc các bên thực hiện…trong một
thời hạn,; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu”. Không còn