Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Vai trò của liên hiệp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ MINH HIẾU

VAI TRÒ CỦA LHQ TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY VÀ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ MINH HIẾU

VAI TRÒ CỦA LHQ TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY VÀ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Thị Minh Hiếu


MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1:CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ LHQ ................................. 6
1.1. Lịch sử thành lập của LHQ ................................................................................ 6
1.2. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động ......................................................... 7
1.3. Cơ cấu tổ chức của LHQ ................................................................................... 8
1.3.1. ĐHĐLHQ ...................................................................................................... 8
1.3.2. HĐBA .......................................................................................................... 11
1.3.3. Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ..................................................................... 15
1.3.4. Hội đồng Quản thác ..................................................................................... 18
1.3.5. Tòa án Công lý Quốc tế ................................................................................ 18
1.3.6. Ban Thư ký LHQ .......................................................................................... 19

1.3.7. Các chương trình và các cơ quan chuyên môn của LHQ ................................ 20
Chương 2:VAI TRÒ CHÍNH CỦA LHQ ĐỐI VỚI THẾ GIỚI TRONG QUAN
HỆ QUỐC TẾ NGÀY NAY ................................................................................. 22
2.1. Vai trò của LHQ trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế ........................ 22
2.1.1. Vai trò của LHQ trong việc xây dựng khung pháp lý nhằm duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế. ..................................................................................................... 22
2.1.2. Vai trò của LHQ trong việc triển khai các hoạt động nhằm duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế. ..................................................................................................... 25
2.1.3. Đánh giá về việc thực hiện vai trò của LHQ trong việc duy trì hoà bình và an
ninh quốc tế........................................................................................................... 32
2.2. Vai trò của LHQ trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ....................... 34
2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý nhằm thực thi việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội34
2.2.2. Thực tiễn hoạt động của LHQ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa –
xã hội .................................................................................................................... 37
2.3. Vai trò của LHQ trong việc đảm bảo, thúc đẩy quyền con người ....................... 43


2.3.1. Vai trò của bộ máy nhân quyền LHQ ............................................................ 43
2.3.2. Vai trò của LHQ trong việc xây dựng và phát triển các chuẩn mực quốc tế về
quyền con người .................................................................................................... 54
2.3.3. Vai trò của LHQ trong việc tăng cường tính hiệu quả trong cơ chế hoạt động
nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người..................................................................... 63
Chương 3:NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TRONG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA LHQ.......................... ....................... 65
3.1. Việt Nam ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế của LHQ và vấn đề nội luật hóa
vào pháp luật Việt Nam ......................................................................................... 66
3.1.1. Việt Nam ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế của LHQ.............................. 66
3.1.2. Vấn đề nội luật hoá các điều ước quốc tế của LHQ mà Việt Nam là thành viên71
3.2. Việt Nam đóng góp trong việc thúc đẩy vai trò của LHQ đối với thế giới .......... 78
3.2.1. Quá trình Việt Nam gia nhập LHQ ................................................................ 78

3.2.2. Những đóng góp tích cực của Việt Nam vào việc thực hiện các nhiệm vụ và vai
trò của LHQ .......................................................................................................... 82
3.3. Một số giải pháp khuyến nghị nhằm tận dụng vai trò của LHQ đối với Việt Nam90
3.3.1. Giải pháp cho Việt Nam nhằm tận dụng vai trò chung của LHQ trong việc phát
triển đất nước trong thời kỳ hội nhập...................................................................... 90
3.3.2. Giải pháp nhằm tận dụng vai trò của LHQ nhằm giải quyết các tranh chấp, bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia .............................................................................. 97
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 103


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHĐ

ĐHĐ

ECOSOC

Hội đồng kinh tế - Xã hội

HĐQT

Hội đồng Quản thác

HĐBA

HĐBA

ICJ


Tòa án Công lý Quốc tế

LHQ

Liên Hợp Quốc

MDGs

Mục tiêu Thiên niên kỷ

NAM

Phong trào không liên kết


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách đây 70 năm, đông đảo đại diện đến từ 50 quốc gia đã nhóm họp tại San
Francisco để đề xuất thành lập một tổ chức quốc tế thay thế cho Hội quốc liên trước đó
hoạt động không hiệu quả nhằm dự phòng các cuộc xung đột vũ trang cũng như nhằm
ngăn chặn các cuộc chiến như Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai không bao giờ
xảy ra nữa. Vài tháng sau đó, Hiến chương của LHQ đã được ký, ra đời Tổ chức đa
phương này, "một tổ chức được hình thành với hy vọng chấm dứt tai họa chiến tranh
cho nhân loại". So với Hội quốc liên, LHQ chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu
(thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính
toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an
ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế – xã hội của cộng đồng
các dân tộc; bản thân hệ thống LHQ bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ
chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ

quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá,
khoa học – kỹ thuật. LHQ đã đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu truyền
thống như cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, giải trừ vũ khí hạt nhân và vũ khí thông
thường, gìn giữ hòa bình và giải quyết xung đột, hòa bình Trung Đông, thương mại
quốc tế, chống đói nghèo, và phi truyền thống như khủng bố, biến đổi khí hậu, khủng
hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và dịch bệnh HIV/AIDS và nhiều loại bệnh lây
nhiễm khác.
Tổ chức LHQ ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế
trong gần 70 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt
động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát
triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Sự đóng góp của LHQ đối với hoà bình
an ninh quốc tế, sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc trong 70 năm
qua là rất đáng kể. Hiện nay, thế giới đã bước sang kỷ nguyên văn minh, mọi quan hệ
quốc tế đều được thiết lập, giải quyết theo cách thức hòa bình, hữu nghị, hợp tác và
cùng phát triển. Do đó, với vai trò ngôi nhà chung của gần 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ, LHQ đang có một vai trò to lớn, được đánh giá là có khả năng tiến tới một siêu
quyền lực.
1


Việt Nam gia nhập LHQ đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao trình
độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam, phục hồi và xây
dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển, tạo điều kiện để ta
tiếp cận được nguồn viện trợ của nhiều nước phương Tây và có được cơ chế quốc tế
vững chắc nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Tuy nhiên, LHQ là một tổ chức quốc tế rất lớn, bao gồm nhiều cơ quan chính
và cơ quan chuyên môn. Trong đó, mỗi cơ quan có vai trò, nhiệm vụ khác nhau và vai
trò của các cơ quan này được ghi nhận trong Hiến chương và các văn bản pháp lý khác
và trong thực tiễn hoạt động cũng không hoàn toàn giống nhau. Do đó, việc tìm hiểu
vai trò chung của LHQ có ý nghĩa rất lớn giúp các quốc gia thành viên có thể sử dụng

tất cả các vai trò và chức năng của tổ chức này vào việc bảo vệ và phát triển đất nước,
cũng như góp phần vào sự ổn định và thịnh vượng của toàn thế giới.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, đặc biệt là trong quá trình Việt Nam
hội nhập quốc tế, Học viên đã chọn đề tài “Vai trò của LHQ đối với thế giới ngày nay
và những đóng góp của Việt Nam” làm Luận văn Thạc Sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, vấn đề vai trò của LHQ đối với thế giới luôn là phạm vi
nghiên cứu đạt được bề dày của sự khai thác về mặt khoa học pháp lý cũng như các
khoa học chuyên ngành khác. Đã có rất nhiều cuốn sách chuyên khảo, các công trình
nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng, có vị thế trong ngành
luật quốc tế trong nước và nước ngoài viết về các vấn đề khác nhau liên quan đến
LHQ và vai trò của nó. Có thể kể một số những cuốn sách và các bài viết như: Vấn đề
nhân quyền và cơ chế bảo đảm nhân quyền trong hệ thống LHQ (Vũ Khương Duy,
Tạp chí nghiên cứu quốc tế, Số 39); Báo cáo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm
2010: “Việt Nam – 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ,
hướng đến năm 2015” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội thảo “Giới và việc thực hiện các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam” Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng, ngày 6 – 7/9/2010); Cơ cấu tổ chức của LHQ (Trần Thanh Hải , NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001); LHQ và lực lượng gìn giữ hòa bình (Nguyễn Quốc Hùng –
Nguyễn Hồng Quân, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008); Quy chế chung
quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam – LHQ, tháng 5/2010; Các văn kiện
2


Quốc tế về Quyền con người (Hoàng Văn Hải, Chu Hồng Thanh, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998); Luật nhân quyền
Quốc tế: Những vấn đề cơ bản (NXB Lao động – xã hội 2011); Hỏi đáp về Quyền con
người (NXB Hồng Đức 2011); Danh mục các văn kiện quốc tế về nhân quyền (Văn
phòng Cao ủy LHQ về nhân quyền); LHQ và việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Thủy, Khóa luận tốt

nghiệp năm 2010); Đặc san kỷ niệm 60 năm thành lập HLQ năm 2005 thuộc đặc san
luật học,...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Với phạm vi đề tài là “Vai trò của LHQ đối với thế giới ngày nay và những
đóng góp của Việt Nam”, bài luận văn đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá tôn chỉ,
mục đích, nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức của LHQ; nghiên cứu, phân
tích và đánh giá ưu nhược điểm các vai trò chính của LHQ đối với thế giới, đánh giá
thực tiễn thực thi các vai duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; vai trò đối với sự phát
triển và vai trò bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của LHQ; nghiên cứu và phân tích
các đóng góp chính của Việt Nam cũng như quan hệ giữa Việt Nam và LHQ và cuối
cùng là đưa ra một số giải pháp nhằn tận dụng vai trò của LHQ vào việc bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trên, Đề tài đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể
về: i) phân tích các vấn đề tổng quan về lịch sử hình thành, tôn chỉ, mục đích và
nguyên tắc hoạt độngvà cơ cấu tổ chức của LHQ; ii) tìm hiểu, phân tích và đánh giá
vai trò chính của LHQ: Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; iii)Làm rõ những đóng góp của Việt
Nam đối với vai trò của LHQ, từ đó đưa ra giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam trước
các vai trò của LHQ.
4. Tính mới của đề tài
Chủ đề về vai trò của LHQ đối với thế giới ngày nay là chủ đề rất rộng không
hề mới. Qua khảo sát thực tiễn của học viên, có khá nhiều sách, bài báo, chuyên đề
nghiên cứu khoa học cũng như khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến đề tài này. Tuy nhiên, mỗi bài viết có cách tiếp cận và khai
thác các khía cạnh khác nhau liên quan đến vai trò của LHQ và đặc biệt đề tài còn đi
3


vào phân tích những đóng góp của Việt Nam đối với vai trò của LHQ.
Trên cơ sở tiếp thu những tri thức chung về khoa học pháp lý cũng như kế thừa

một cách hợp lý những giá trị các công trình nghiên cứu khoa học trước, bài luận văn
xây dựng và khai thác một khía cạnh riêng với phạm vi đã được xác định là “vai trò
của LHQ đối với thế giới ngày nay”. Trong đó, tính mới và sự đóng góp của Luận văn
thể hiện ở chỗ:
- Luận văn tiếp cận nghiên cứu một cách tổng thể về lịch sử hình thành, cơ cấu
tổ chức, thẩm quyền, quy trình thủ tục của các cơ quan tài phán quốc tế dưới góc độ
luật so sánh để có được những đánh giá thực tiễn và giá trị đối với mỗi cơ chế, từ đó
rút ra đánh giá, kết luận về các triển vọng áp dụng hiệu quả nhất cho tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
- Đưa ra một cái nhìn tổng quan nhất về vai trò chung của LHQ đối với thế giới
và đánh giá được ưu điểm cũng như hạn chế của nó mà chưa được thể hiện ở bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào;
- Nêu ra được mối quan hệ giữa Việt Nam và LHQ và những đóng góp của Việt
Nam đối với sự phát triển của LHQ và ngược lại;
- Luận vănđưa ra một số giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam nhằm tận dụng
các vai trò của LHQ vào sự phát triển của đất nước và vào sự nghiệp bảo vệ độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, trong bài Luận văn sử dụng rất nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học như: dựa trên phương pháp luận của triết học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh luật học, tiếp cận dưới góc độ luật so
sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp
nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp logic và lịch sử, phân tích, đánh giá, diễn giải, dự báo,...
Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong
quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
4


6. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn được
bố trí kết cấu thành ba phần như sau:
Chương 1. Các vấn đề tổng quan chung về LHQ
Chương 2. Vai trò chính của LHQ đố i với thế giớitrong quan hệ quốc tế ngày nay
Chương 3. Những đóng góp của Việt Nam trong việc thúc đẩy vai trò của LHQ
và một số giải pháp cho Việt Nam nhằm tận dụng vai trò của LHQ đối với sự nghiệp
bảo vệ và phát triển đất nước.

5


Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN CHUNG VỀ LHQ
1.1. Lịch sử thành lập của LHQ
Việc LHQ ra đời là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp của nhiều yếu tố
khác nhau, như vai trò kém hiệu quả của Hội Quốc Liên trong việc giữ gìn hoà bình,
an ninh quốc tế, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai cùng những hậu quả thảm
khốc đối với loài người . Với nỗ lực lớn lao của các nước,LHQ chính thức ra đời vào
ngày 24/10/1945 khi Hiến chương LHQ được Trung quốc, Pháp, Liên Xô, Vương
quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đa số các quốc gia ký trước đó phê chuẩn. Tên
gọi "LHQ" đã được Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng
lần đầu tiên trong "Tuyên ngôn của LHQ" vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã
khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít.
Sự thất bại của Hội Quốc Liên (tiền thân của LHQ) đã đặt ra yêu cầu phải thiết
lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, nhằm duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế. Trong một thời gian dài, hệ thống an ninh tập thể của Hội Quốc Liên tỏ ra
không hiệu quả vì không được sự quan tâm ủng hộ của các cường quốc. Những nỗi
kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa đủ sức thuyết phục các quốc gia
hiểu rằng quyền lợi hoà bình của họ đòi hỏi cần có một trật tự quốc tế với các quyền
lợi quốc gia truyền thống làm ưu tiên hàng đầu. Hội Quốc Liên trở thành một thể chế

cứng nhắc, không thể hiện được chức năng dàn xếp hoặc thiết lập các liên minh năng
động, nhằm ngăn chặn các hoạt động bành trướng quyền lực của một số cường quốc.
Với ý định chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, nhằm loại trừ khả năng xảy ra một
cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và bảo đảm một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc
tế sau chiến tranh, ba cường quốc chính của phe Đồng minh - Anh, Mỹ và Liên Xô đã tiến hành hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Teheran (tháng 11/1943) và Yalta
(tháng 2/1945). Nội dung trao đổi chính giữa Churchiu, Stalin và Rudven bao gồm số
phận châu Âu và tương lai của LHQ. Việc Liên Xô tán thành thiết lập Tổ chức LHQ
tại Hội nghị Yalta mở ra khả năng hợp tác giữa các nước đồng minh trong việc xây
dựng một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Tại Yalta, ba cường quốc trên đã thống
nhất với nhau về một số điểm then chốt trong việc thiết lập tổ chức LHQ: chấp nhận
ghế thành viên riêng rẽ của Ucraina và Bạch Nga (nay là Bê-la-rút), dành quyền phủ
6


quyết cho các thành viên thường trực của HĐBA, LHQ có quyền giám sát việc tạo
dựng trật tự châu Âu. Đến Hội nghị Postdam từ 17/7 đến 2/8/1945, ba cường quốc
(thực chất chủ yếu là Mỹ và Liên Xô, vì Anh đã bị suy yếu) thoả thuận thành lập cơ
chế để giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, như vấn đề bồi thường chiến tranh của
Đức và xác định lại biên giới các quốc gia. Hội đồng Ngoại trưởng 5 nước gồm Nga,
Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc được thành lập. Trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị
Yalta, đại biểu của 50 quốc gia đã tham dự Hội nghị San Franciscotháng 4/1945 và dự
thảo Hiến chương LHQ. Trên cơ sở Hiến chương, Tổ chức LHQ đã chính thức được
thành lập với sự tham gia của 51 quốc gia sáng lập. Sự ra đời của LHQ đã chấm dứt
hoàn toàn cơ chế cân bằng quyền lực giữa các cường quốc châu Âu dựa trên cơ sở của
Hội nghị Viên năm 1815. Cân bằng quyền lực trên cơ sở LHQ là thế cân bằng linh
hoạt dựa trên tương tác trong từng vấn đề giữa ba cạnh: hoà hợp quyền lực giữa 5
thành viên thường trực HĐBA (còn gọi là P5), tập hợp các nước phương Tây/phát
triển, tập hợp các nước Á–Phi–Mỹ La-tinh/đang phát triển, trong đó tiếng nói của các
nước P5 có trọng lượng đặc biệt.
1.2. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động

Năm 1945, những người sáng lập LHQ đã soạn thảo một chương trình nghị sự
to lớn và đầy tham vọng cho tổ chức mới này của thế giới. Theo Hiến chương LHQ,
các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập LHQ thành một tổ chức quốc tế toàn cầu
với mục tiêu hàng đầu là bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo
Điều 1 của Hiến chương, LHQ được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế; (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự
quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền con người
và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn
ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng LHQ làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các
mục tiêu chung.Cả bốn nhiệm vụ trên đều không có giới hạn. Mỗi nhiệm vụ đều đòi
hỏi chúng ta phải liên tục kiên trì theo đuổi và nỗ lực chừng nào LHQ còn tồn tại [6].
Để bảo đảm LHQ là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu chung của
cộng đồng quốc tế, Hiến chương LHQ cũng quy định các nguyên tắc hoạt động của Tổ
7


chức LHQ, các nguyên tắc chủ đạo gồm: (1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2)
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ
lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội
bộ các nước; (5) Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết
các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình [8].
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của LHQ mang tính bao quát, phản
ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ
theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Thời gian đầu
khi mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành viên, LHQ tập trung vào các
vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Apácthai. Trong thời kỳ gần đây LHQ ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề
kinh tế và phát triển. Hoạt động của LHQ trong gần 70 năm qua cho thấy trọng tâm

chính của LHQ là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của
các quốc gia thành viên.
1.3. Cơ cấu tổ chức của LHQ
LHQ gồm 6 cơ quan chính là: ĐHĐ, HĐBA, Hội đồng Kinh tế–Xã hội, Hội
đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư ký và các cơ quan chuyên môn:
1.3.1. ĐHĐLHQ
Các qui định của Hiến chương liên quan đến ĐHĐ được đề cập trong chương
IV (từ Điều 9 đến 22), đã xác định thành phần, chức năng quyền hạn, bầu cử và thủ
tục. Những qui định khác liên quan đến ĐHĐ còn được nêu ở một số điều khoản khác.
1.3.1.1. Thành viên
ĐHĐ là cơ quan đại diện rộng rãi nhất của LHQ. Từ 51 thành viên ban đầu
(những nước có đại diện dự Hội nghị tại San Fransico hoặc đã ký Tuyên ngôn của
LHQ ngày 1/1/1942, và những nước đã ký và phê chuẩn Hiến chương LHQ), số thành
viên LHQ cho đến nay là 193. Khác với HĐBA, các thành viên ĐHĐ đều là các thành
viên bình đẳng, không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quốc gia thành viên đều
được 1 phiếu bầu.
Các nước thành viên được chia theo nhóm khu vực để phân bổ vị trí khi bầu
vào các cơ quan cơ chế LHQ. Hiện nay có 5 nhóm khu vực: châu Á, châu Phi, Mỹ La8


tinh và Ca-ri-bê, Đông Âu, phương Tây và các nước khác. Cho đến ngày 31/5/2003, Extô-ni-a, Ki-ri-ba-ti, Đông Ti-mo và Pa-lau không thuộc nhóm khu vực nào.
1.3.1.2. Chức năng quyền hạn
ĐHĐ có chức năng và quyền hạn như sau:
- Xem xét và kiến nghị về các nguyên tắc hợp tác trong việc duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc liên quan đến giải trừ quân bị và các qui định
về quân bị;
- Bàn bạc về các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh quốc tế, trừ trường
hợp tình hình hoặc tranh chấp hiện đang được thảo luận tại HĐBA, và đưa ra các
khuyến nghị về các vấn đề đó;
- Bàn bạc và khuyến nghị về các vấn đề theo qui định của Hiến chương có tác

động đến chức năng, quyền hạn của các cơ quan thuộc LHQ;
- Nghiên cứu và khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác chính trị quốc tế, phát triển và
pháp điển hoá luật pháp quốc tế; thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ
bản cho mọi người, và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo
dục và y tế;
- Khuyến nghị các giải pháp hoà bình cho mọi tình huống có thể làm phương
hại quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc;
- Nhận và xem xét các báo cáo của HĐBA LHQ và các cơ quan khác thuộc
LHQ;
- Xem xét, thông qua ngân sách LHQ và phân bổ đóng góp của các nước thành viên;
- Bầu các thành viên không thường trực HĐBALHQ, các thành viên Hội đồng
Kinh tế - Xã hội , các thành viên được bầu vào Hội đồng Quản thác, cùng HĐBA bầu
các thẩm phán Toà án quốc tế, và bầu Tổng thư ký LHQ (nhiệm kỳ 5 năm) theo
khuyến nghị của HĐBA.
Theo nghị quyết "Đoàn kết vì hoà bình" (Uniting for Peace) thông qua tại ĐHĐ
tháng 11/1950, ĐHĐ có thể hành động nếu HĐBA, vì không đạt được sự nhất trí giữa
các thành viên, không thể có hành động trong một trường hợp có nguy cơ đe doạ hoà
bình, phá vỡ hoà bình hoặc hành động xâm lược. ĐHĐ được quyền xem xét vấn đề
ngay lập tức để có khuyến nghị với các nước thành viên thực hiện các biện pháp tập
9


thể, trong trường hợp phá hoại hoà bình hoặc xâm lược, bao gồm biện pháp sử dụng
vũ lực khi cần thiết, để duy trì và khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
1.3.1.3. Các khoá họp và Cơ cấu
a. Các khoá họp: Có các loại là khoá họp thường kỳ, khoá đặc biệt thường kỳ
và khoá họp đặc biệt khẩn cấp của ĐHĐLHQ.
* Khoá họp thường kỳ: Theo Nghị quyết 57/301 (2002), ĐHĐ quyết định khoá
họp thường kỳ hàng năm của ĐHĐ sẽ bắt đầu vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3 của tháng
9, tính từ tuần đầu tiên có ít nhất một ngày làm việc. Nghị quyết cũng quy định buổi

thảo luận chung của ĐHĐ sẽ được tiến hành vào ngày thứ 3 sau khi khai mạc khoá họp
thường kỳ và sẽ kéo dài liên tục trong 9 ngày. Các quy định này được áp dụng từ khóa
họp thường kỳ thứ 58 của ĐHĐLHQ. Các khoá họp sẽ được tổ chức tại trụ sở của
LHQ ở New York, trừ khi tại khoá họp trước đó ĐHĐ quyết định hoặc đa số các thành
viên LHQ yêu cầu tổ chức họp ở nơi khác. Mỗi khoá họp có một Chủ tịch chủ trì, do
các nhóm khu vực luân phiên đề cử. Sau tuần đầu thống nhất chương trình nghị sự,
ĐHĐ sẽ tiến hành thảo thuận chung của các trưởng đoàn. Cấp tham gia thường ở cấp
cao như Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng
ngoại giao... Các nước thành viên bày tỏ lập trường quan điểm về những vấn đề quốc
tế quan tâm. Sau đó, 6 Ủy ban của ĐHĐ bắt đầu nhóm họp song song với ĐHĐ. Phần
lớn các đề mục được thảo luận tại Ủy ban trước khi đưa ra ĐHĐ, một số được thảo
luận thẳng tại ĐHĐ.
* Khoá đặc biệt thường kỳ: Do Tổng thư ký LHQ triệu tập, theo yêu cầu của
HĐBA hoặc đa số các nước thành viên LHQ. Khoá họp đặc biệt thường kỳ sẽ được tổ
chức trong vòng 15 ngày kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu trừ khi ĐHĐ đã ấn
định ngày tổ chức khoá họp đặc biệt từ trước. Sau đó, Tổng thư ký sẽ thông báo cho
các nước thành viên ít nhất 14 ngày trước khi khai mạc khoá họp đặc biệt, nếu không
thì phải trước 10 ngày. Cho tới nay, đã có 27 khoá họp đặc biệt thường kỳ trong đó
chủ yếu là theo yêu cầu của ĐHĐ. Chủ đề của các khoá họp bao gồm các vấn đề chính
trị, kinh tế, môi trường, xã hội. Từ năm 1990 trở lại đây, các khoá họp đặc biệt thường
kỳ của ĐHĐ chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: hợp tác kinh tế quốc tế, ma tuý, dân
số, môi trường, bình đẳng giới, HIV/AIDS. Điều này cho thấy rõ xu thế của của LHQ
sau chiến tranh lạnh là tập trung bàn về vấn đề phát triển.
10


* Khoá họp đặc biệt khẩn cấp: Có thể được triệu tập trong vòng 24 giờ kể từ
khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu của HĐBA, hoặc yêu cầu hoặc thông báo của đa
số các nước thành viên LHQ. Khoá họp này phải được thông báo cho các nước thành
viên ít nhất trước 12 giờ. Cho tới nay đã có 10 khóa họp đặc biệt khẩn cấp được triệu

tập, trong đó đa số được triệu tập theo yêu cầu của HĐBA còn lại là của các nước đặc
biệt quan tâm đến tình hình xung đột. Vì mang tính khẩn cấp nên chủ đề của các khoá
họp này cũng có những nét khác so với các khoá họp đặc biệt thường kỳ ở chỗ các
khoá họp đặc biệt khẩn cấp thường bàn về các vấn đề chính trị cụ thể như giải quyết
xung đột khu vực hoặc trong bản thân một nước (vấn đề Trung đông 1956, Hungary
1956, Trung đông 1958, Congo 1960...).
Khi muốn yêu cầu triệu tập một khoá họp đặc biệt, HĐBA phải có một quyết
định chính thức về vấn đề này được 9 thành viên HĐBA bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù
Hiến chương quy định các khoá họp đặc biệt được triệu tập theo yêu cầu của đa số
thành viên LHQ nhưng trên thực tế cho đến nay chưa có một yêu cầu nào được đưa ra
và có chữ ký của đa số nước thành viên. Thay vào đó, một nước thành viên sẽ trình
yêu cầu triệu tập khoá họp đặc biệt lên Tổng thư ký LHQ. Tổng thư ký sẽ ngay lập tức
thông báo các nước thành viên khác và hỏi ý kiến của họ về yêu cầu này. Nếu đa số
các nước bỏ phiếu thuận trong vòng 30 ngày thì một khoá họp đặc biệt sẽ được triệu
tập [7].
* Kết quả của các khoá họp thể hiện bằng các nghị quyết và quyết định được
thông qua (các hình thức thông qua văn kiện được đề cập ở phần thủ tục hoạt động).
Các nghị quyết và quyết định này không có giá trị ràng buộc pháp lý mà chỉ có giá trị
khuyến nghị và đạo lý phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của đông đảo các nước
thành viên LHQ.
b. Cơ cấu
Có 6 Ủy ban chính:Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế,Ủy ban Kinh tế
- Tài chính,Ủy ban Văn hoá - Xã hội - Nhân đạo,Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực
dân hoá,Ủy ban Hành chính - Ngân sách LHQ,Ủy ban Luật pháp quốc tế.
Ngoài ra còn có các Ủy ban sau được thành lập theo các nguyên tắc thủ tục của
ĐHĐ:Các Ủy ban thủ tục; Các Ủy ban thường trực;Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ.
1.3.2. HĐBA
11



Theo Điều 24 của Hiến chương LHQ, các nước thành viên LHQ trao cho
HĐBA trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó,
HĐBA có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung
đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm
loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà bình, hoặc các hành động xâm lược.
Các quy định của Hiến chương liên quan đến HĐBA nằm trong các chương V,
VI, VII, VIII và XII.
1.3.2.1. Thành viên
HĐBA gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực là:
Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường trực do ĐHĐ LHQ
bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về mặt địa lý và có tính
tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích của LHQ và không được
bầu lại nhiệm kỳ kế ngay sau khi mãn nhiệm. 10 nước thành viên không thường trực
được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lý như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1
nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu
và các nước khác.
1.3.2.2. Chức năng, quyền hạn
Là một trong sáu cơ quan chính của LHQ, Hội đồng Bảo an được thành lập
nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương LHQ,
HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có quyền quyết định đánh giá thực tại của các
mối đe doạ đối với hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ
khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều
41 và 42, để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi
chức năng này, HĐBA được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành
viên LHQ. Trên thực tế, những chức năng mà HĐBA được trao có thể được coi là để
nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hoà bình, vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình.
Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết định mang
tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên LHQ, các quyết
định và nghị quyết của HĐBA, theo chương VII Hiến chương, khi đã được thông qua
đềumang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của LHQ đều có trách nhiệm

phải tôn trọng và thi hành.Những quyền hạn cụ thể giao cho HĐBA được quy định ở
12


các chương VI, VII, XII của Hiến chương LHQ, song những điều khoản quan trọng
nhất có liên quan tới việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, đặc biệt là việc giải
quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và sử dụng những biện pháp an ninh tập thể
cưỡng chế, được quy định cụ thể và chi tiết nhất ở chương VI và VII.
HĐBA có thể tiến hành điều tra bất cứ một tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình
thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc tế hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc
tế, và có thể đưa ra những khuyến nghị về các phương thức cũng như nội dung cụ thể
để giải quyết những xung đột đó. Những xung đột và những tình huống có khả năng đe
doạ hoà bình và an ninh quốc tế có thể do các nước thành viên LHQ, ĐHĐ hoặc Tổng
thư ký LHQ nêu ra trước HĐBA. Một nước không phải thành viên LHQ cũng có thể
đưa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân nước đó là một bên tham gia tranh chấp, ra
trước HĐBA để cơ quan này xem xét giải quyết, với điều kiện là nước đó phải thừa
nhận trước là sẽ tuân thủ trách nhiệm giải quyết hoà bình cuộc tranh chấp theo quy
định của Hiến chương LHQ.
Theo Hiến chương, tất cả các nước thành viên LHQ phải cam kết cung ứng cho
HĐBA, căn cứ theo những thoả thuận đặc biệt thông qua thương lượng đối với những
đề xuất của HĐBA, những lực lượng vũ trang, những trợ giúp và các phương tiện cần
thiết khác để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế [7].
1.3.2.3. Cơ cấu
HĐBA có các Ủy ban sau:Các Ủy ban thường trực; Ban Tham mưu quân sự;Ủy
ban chống khủng bố; Các Ủy ban cấm vậnCác hoạt động và lực lượng gìn giữ hoà
bình; Các lực lượng chính trị và kiến tạo hoà bình.
Các Ủy ban khác: gồm Ủy ban đền bù LHQ (UNCC) (1991), Ủy ban giám sát,
kiểm tra và thanh tra (UNMOVIC) (1999).
1.3.2.4. Thủ tục hoạt động của HĐBA
Theo Hiến chương, HĐBA phải được tổ chức một cách phù hợp để có thể hoạt

động thường xuyên và liên tục nhằm ứng phó với các tình huống liên quan đến hoà
bình và an ninh quốc tế có thể đặt ra ở bất cứ thời điểm nào. Hiện tại, hoạt động của
HĐBA được tiến hành dựa trên Các qui tắc thủ tục tạm thời (gồm 61 qui tắc) được
HĐBA thông qua và liên tục cập nhật tại các phiên họp.
13


* Các phiên họp: Các hình thức họp của HĐBA bao gồm họp chính thức, họp
kín và trao đổi không chính thức. HĐBA có thể triệu tập phiên họp bất thường theo
yêu cầu của các quốc gia thành viên LHQ hoặc của Tổng thư ký LHQ khi có những
xung đột hoặc những tình huống có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. Một
nước không phải thành viên LHQ cũng có thể đưa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân
nước đó là một bên tham gia tranh chấp, ra trước HĐBA để cơ quan này xem xét giải
quyết với điều kiện là nước đó phải thừa nhận trước là sẽ tuân thủ trách nhiệm giải
quyết hoà bình cuộc tranh chấp theo qui định của Hiến chương LHQ. Sau khi nhận
được yêu cầu như vậy của các đối tượng trên, Chủ tịch HĐBA sẽ lập tức thông báo
cho các nước Ủy viên tình hình trên và tiến hành các thủ tục khác để tổ chức cuộc họp
của HĐBA để xem xét vấn đề. Ngoài những cuộc họp thuộc dạng trên, HĐBA còn tiến
hành các cuộc họp trên cơ sở thường xuyên (continuous basis) nhằm có thể ứng phó
được một cách nhanh chóng những biến chuyển của tình hình và để kiểm phối các hoạt
động gìn giữ hoà bình của LHQ trên cơ sở các báo cáo của Tổng thư ký LHQ.
Các cuộc họp của HĐBA có thể được tổ chức tại trụ sở LHQ hoặc ở bất cứ nơi
nào ngoài trụ sở mà Hội đồng xét thấy thuận tiện.
* Mỗi Ủy viên HĐBA phải luôn có một đại diện tại Trụ sở LHQ. Chức Chủ tịch
HĐBA được luân phiên hàng tháng giữa các nước Ủy viên theo thứ tự vần chữ cái của
tiếng Anh.
* Tham gia các phiên họp: Ngoài các thành viên HĐBA, bất cứ thành viên nào
của LHQ, hay một quốc gia nào không phải thành viên LHQ, nếu là đương sự trong vụ
tranh chấp mà HĐBA đang xem xét, cũng được mời đến tham dự nhưng không có
quyền biểu quyết trong những cuộc thảo luận liên quan đến vụ tranh chấp ấy. HĐBA

ấn định những điều kiện mà Hội đồng xét thấy để cho một nước không phải thành viên
LHQ được tham gia các cuộc thảo luận ấy là hợp lý. Trong các phiên họp kín, chỉ có
các nước Ủy viên và các nước mà HĐBA thấy trực tiếp có liên quan hoặc cần thiết
phải tham dự mới được tham dự theo thoả thuận chung của thành viên HĐBA.
* Kết quả phiên họp: Trong tất cả các phiên họp như vậy, HĐBA có thể thông
qua những nghị quyết, khuyến nghị, hoặc đơn thuần chỉ là tuyên bố của chủ tịch. Hàng
năm, HĐBA còn phải đệ trình lên ĐHĐLHQ một bản báo cáo về công việc của mình
để thành viên Hội đồng xem xét, thảo luận và đưa ra những khuyến nghị.
14


* Bỏ phiếu: Mỗi thành viên HĐBA có một phiếu. Các quyết định liên quan đến
thủ tục được thông qua với số phiếu thuận của ít nhất là 9 trong số 15 thành viên bất kể
là thường trực hay không thường trực. Các quyết định về các vấn đề thực chất chỉ
được thông qua khi có ít nhất 9 phiếu thuận, trong đó theo Hiến chương phải gồm các
phiếu tán thành (concurring vote) của tất cả các nước thành viên thường trực.
* Quyền phủ quyết (veto): Là việc một nước thành viên thường trực HĐBA có
khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng
một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và
không thường trực, bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên
tắc nhất trí giữa năm nước lớn Ủy viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động
của mình với tư cách Ủy viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền
phủ quyết của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng
nhiều nhất.
1.3.3. Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ
1.3.3.1. Cơ sở pháp lý và tôn chỉ mục đích
Hội Đồng Kinh tế Xã Hội LHQ (Economic and Social Council - ECOSOC) là
một trong 6 cơ quan chính của LHQ. Theo Hiến chương LHQ, một trong những mục
tiêu chính của Tổ chức này là: "Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những
vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa hoặc nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự

tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người, không phân
biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo" (Chương I, điều 1, điểm 3). Cụ thể,
LHQ sẽ thúc đẩy (Chương IX, điều 55, điểm a,b,c):
- Nâng cao mức sống, đầy đủ việc làm, tiến bộ và phát triển kinh tế xã hội
- Giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, y tế và các vấn đề liên
quan, và sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và
- Tôn trọng và thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Trách nhiệm
thực hiện những chức năng trên trước hết thuộc về ĐHĐ LHQ. Theo điều 60 của Hiến
chương LHQ, ECOSOC được đặt dưới quyền của ĐHĐ và được ĐHĐ giao trách
nhiệm trực tiếp thực hiện các chức năng về kinh tế, xã hội của LHQ.
1.3.3.2. Thành viên
15


Số thành viên ban đầu của ECOSOC là 18. Từ tháng 8/1965 tăng lên 27 và từ
tháng 10/1973 cho đến nay là 54 nước thành viên LHQ do ĐHĐ bầu. Các ghế được
phân theo khu vực địa lý : 14 nước Châu Phi, 11 nước Châu Á, 6 nước Đông Âu, 10
nước Mỹ La tinh và Caribe, 13 nước Tây Âu và các nước khác. Hàng năm ĐHĐ LHQ
phải bầu lại 18 nước thành viên ECOSOC với nhiệm kỳ 3 năm, thông thường bắt đầu
từ 1/1 đến 31/12. Nước thành viên vừa hết nhiệm kỳ có thể tái ứng cử. ĐHĐ thường
thông qua không bỏ phiếu bầu các nước đã được các nhóm khu vực nhất trí đề cử
(Endorsement). Nếu các nước không thống nhất được trong nhóm thì ĐHĐ phải bỏ
phiếu bầu.
1.3.3.3. Chức năng và quyền hạn
ECOSOC là cơ quan soạn thảo và điều phối các chính sách thúc đẩy hợp tác
quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhân quyền của LHQ. Phần lớn các Nghị
quyết và Quyết định của ĐHĐ LHQ về kinh tế, xã hội, nhân quyền, nhân đạo đều bắt
nguồn từ các khuyến nghị do ECOSOC trình lên.
Theo Hiến chương LHQ, ECOSOC có những chức năng và quyền hạn chính sau:

- Thực hiện hoặc đề xuất những nghiên cứu, điều tra và làm báo cáo về các vấn
đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, và giáo dục, y tế và những vấn đề
liên quan khác, và có thể đưa ra những khuyến nghị về các vấn đề đó đối với ĐHĐ,
các nước thành viên LHQ và các tổ chức chuyên môn hữu quan;
- ECOSOC có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy tôn trọng và thực
hiện quyền con người;
- ECOSOC soạn thảo các văn kiện và điều ước quốc tế về những vấn đề thuộc
thẩm quyền của mình để trình ĐHĐ và có thể triệu tập các Hội nghị quốc tế về những
vấn đề đó, theo các thủ tục của LHQ;
- ECOSOC có thể phối hợp hoạt động với những tổ chức chuyên môn của
LHQ, thông qua tham khảo và khuyến nghị với các tổ chức đó, cũng như bằng cách
khuyến nghị với ĐHĐ và các thành viên LHQ;
- ECOSOC có quyền tiến hành mọi biện pháp thích hợp để các tổ chức chuyên
môn phải báo cáo đều đặn cho mình những công việc của họ. Hội đồng có thể thỏa
thuận với các thành viên LHQ và các tổ chức chuyên môn về việc các thành viên và
các tổ chức này báo cáo về những biện pháp đã được áp dụng trong việc thi hành

16


những khuyến nghị của Hội đồng và trong việc thi hành những khuyến nghị của ĐHĐ
về những vấn đề thuộc thẩm quyền của ECOSOC;
- Với sự đồng ý của ĐHĐ, ECOSOC có thể làm những việc do các thành viên
LHQ, hoặc các tổ chức chuyên môn yêu cầu;
- ECOSOC sẽ mời bất cứ nước thành viên LHQ nào tham dự, không bỏ phiếu,
các cuộc thảo luận của ĐHĐ về vấn đề liên quan đến nước thành viên đó;
- ECOSOC có thể thu xếp cho đại diện các tổ chức chuyên môn LHQ tham dự,
không bỏ phiếu, các cuộc thảo luận của ĐHĐ và các cuộc thảo luận của các Ủy ban do
HĐ lập ra, và cho các đại diện của ĐHĐ tham gia các cuộc thảo luận của các tổ chức
chuyên môn LHQ;

- ECOSOC có thể có những thu xếp thích hợp để tham khảo các tổ chức phi
chính phủ liên quan đến những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐ, thu xếp qua các tổ
chức quốc tế và khi thích hợp, có thể qua các tổ chức quốc gia của nước thành viên sau
khi đã tham khảo nước thành viên đó;
- ECOSOC có nghĩa vụ thực hiện những chức năng khác được quy định trong
Hiến chương LHQ, hoặc có thể được ĐHĐ giao cho.
1.3.3.4. Hoạt động và thủ tục ra quyết định
Mỗi nước thành viên ECOSOC có một phiếu. ECOSOC thông qua quyết định
theo đa số những thành viên có mặt tham gia bỏ phiếu. ECOSOC có 2 phiên họp trong
một năm: phiên họp về nội dung (substantive session) được tổ chức trong vòng 4 tuần
vào khoảng tháng 7, luân phiên ở New York và Geneva, và trước đó là phiên họp về tổ
chức (organizational session) diễn ra trong 4 ngày thường vào đầu tháng 2 và được
họp lại vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm.
1.3.3.5. Các cơ quan trực thuộc ECOSOC
Điều 68 của Hiến chương LHQ quy định rằng: "ECOSOC sẽ thành lập những
Ủy ban trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và thúc đẩy nhân quyền, và các Ủy ban khác theo
nhu cầu để thực hiện chức năng của HĐ".
Có 5 loại cơ quan trực thuộc ECOSOC:Ủy ban chức năng (Funtional
Commission);Ủy ban khu vực (Regional Commission);Ủy ban thường trực (Standing
Committee);Cơ quan chuyên môn (Expert Bodies) Ủy ban hành chính điều phối
(Administrative Committee on Coordination).
17


1.3.4. Hội đồng Quản thác
1.3.4.1. Cơ sở pháp lý
Theo Chương XII Hiến chương LHQ, Hệ thống Quản thác với nhiệm vụ giám
sát các vùng Lãnh thổ quản thác được đặt trong Hệ thống theo các thoả thuận riêng với
quốc gia quản lý các vùng lãnh thổ này. Hệ thống này áp dụng với: (i) các vùng lãnh
thổ nằm trong nhiệm vụ quản lý do Hội quốc liên đưa ra; (ii) các vùng lãnh thổ tách ra

từ các quốc gia kẻ thù sau Chiến tranh thế giới thứ hai; các vùng lãnh thổ do các quốc
gia có trách nhiệm quản lý được tự nguyện đặt trong Hệ thống. Mục tiêu căn bản của
Hệ thống là thúc đẩy tiến bộ chính trị, kinh tế, xã hội tại các vùng lãnh thổ quản thác
và sự phát triển của các vùng này hướng tới chính phủ tự quản và độc lập.
1.3.4.2. Thành phần
Hội đồng Quản thác gồm những thành viên sau đây của LHQ:
* Những thành viên được quyền quản lý những vùng lãnh thổ quản thác;
* Những thành viên thường trực của HĐBA;
* Một số thành viên do ĐHĐ bầu ra trong thời hạn 3 năm để đảm bảo đủ số
lượng thành viên của Hội đồng;
* Quản thác được phân bổ ngang nhau giữa những thành viên LHQ quản lý các
lãnh thổ quản thác và những thành viên không quản lý những lãnh thổ đó.
1.3.4.3. Chức năng, quyền hạn
* Xem xét những báo cáo của bên được giao quản lý lãnh thổ quản thác;
* Nhận xét và đơn thỉnh cầu sau khi tham khảo ý kiến nhà đương cục nói trên;
* Cử người đến quan sát định kỳ từng lãnh thổ do nhà đương cục nói trên quản
lý theo thời hạn được thoả thuận với nhà đương cục ấy;
* Tiến hành những việc trên hay những việc khác theo đúng những điều khoản
của các hiệp định về quản thác.
1.3.5. Tòa án Công lý Quốc tế
1.3.5.1. Cơ sở pháp lý
Cùng với sự ra đời của LHQ, ngày 6/2/1946, TACLQT - cơ quan
pháp lý chính của LHQchính thức đi vào hoạt động. TACLQT là một trong sáu cơ
18


quan chuyên môn chính của LHQ. TACLQT được thành lập và hoạt động dựa trên cơ
sở Hiến chương LHQ và quy chế TACLQT. Hiến chương LHQ dành toàn bộ chương
XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để qui định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền
và hoạt động của Tòa. Quy chế TACLQT gồm 70 điều được coi là phần phụ lục gắn

bó hữu cơ với Hiến chương LHQ. TACLQT có trụ sở đặt tại Lahaye, Hà Lan. Điều 92
Hiến chương LHQ quy định: “Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của LHQ. Tòa
án này hoạt động theo một quy chế, được xây dựng trên cơ sở quy chế tòa án quốc tế
thường trực. Quy chế của tòa án quốc tế thường trực. Quy chế của Tòa án quốc tế kèm
theo Hiến chương này là một bộ phận cấu thành hiến chương.” TACLQT trước hết là
một cơ quan chính của LHQ. Điều 7 Hiến chương LHQ qui định các cơ quan chính
của LHQ là ĐHĐ, HĐBA, Hội đồng kinh tế và xã hội (ACOSOC), Hội đồng quản
thác, Ban thư ký và TACLQT (Tòa án quốc tế).
1.3.5.2. Thành phần
Toà án quốc tế gồm 15 thẩm phán, là công dân của các quốc gia thành viên
LHQ, do ĐHĐ và HĐBA cùng bầu ra.
1.3.5.3. Chức năng
Chức năng chính của Toà án quốc tế là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc
tế, vụ kiện do các quốc gia đưa lên phù hợp với luật pháp quốc tế. Mục tiêu của toà án
là áp dụng các tập quán quốc tế để thiết lập các quy tắc được các quốc gia liên quan
chính thức công nhận; các thông lệ quốc tế được chấp nhận như luật; các nguyên tắc
chung của luật pháp được các quốc gia công nhận; các phán quyết của tòa án...
Tòa án cũng khuyến nghị ĐHĐ, HĐBA về lĩnh vực luật pháp, các vấn đề luật
pháp nổi lên trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này, khuyến nghị các cơ quan
khác của LHQ, các cơ quan chuyên môn với sự Ủy quyền của ĐHĐ.
1.3.5.4. Hoạt động
Cơ quan chính của LHQ giải quyết các tranh chấp là Toà án quốc tế. Kể từ khi
thành lập năm 1946, đến nay đã có 72 vụ được các nước đưa ra trước Toà án quốc tế,
22 trường hợp hỏi ý kiến của các tổ chức quốc tế. Hầu hết các trường hợp được Toà giải
quyết song kể từ năm 1981, đã có 4 trường hợp được chuyển cho các Ủy ban đặc biệt giải
quyết theo đề nghị của các bên liên quan. 11 trường hợp vẫn chưa được giải quyết.
1.3.6. Ban Thư ký Liên hiệp quốc
1.3.6.1. Khái quát
19



×