Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Đề Xuất Nội Dung Cơ Bản Quy Hoạch Lâm Nghiệp Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ, Giai Đoạn 2011 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.6 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- ---------

NGUYỄN ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT NỘI DUNG
CƠ BẢN QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN TÂN SƠN
TỈNH PHÚ THỌ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi
trực tiếp nghiên cứu và tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Sỹ
Trung - Khoa sau Đạo học Trường Nông lâm Thái Nguyên.
Các nội dung trích dẫn trong luận văn được trích dẫn từ những báo cáo, văn
bản của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, chính sách của Nhà nước và các công trình
khoa học trong và ngoài nước đã được công bố rộng rãi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và do bản thân tôi nghiên cứu,
thu thập tại cơ sở và hiện trường.



Phú Thọ, ngày 20 tháng 8 năm 2010
Người viết cam đoan

Nguyễn Anh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp trong chương
trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học tại Khoa đào tạo Sau đại
học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp
đỡ quý báu của các thầy, cô giáo, các cơ quan, đơn vị, các đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học và toàn thể giáo viên trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo.
- PGS. TS. Lê Sỹ Trung là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn, các phòng ban của huyện, Hạt
Kiểm lâm Tân Sơn, các lâm trường, trại, trung tâm, xí nghiệp giống lâm nghiệp
đóng trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập
tài liệu, hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình
đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cám ơn !
Phú Thọ, ngày 20 tháng 8 năm 2011
Học viên
Nguyễn Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢN ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Quy hoạch vùng

3
3
3

1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari
1.1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Pháp

4
5


1.1.1.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Thái Lan
1.1.2. Quy hoạch cảnh quan
1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp

6
7
8

1.2. Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch cảnh quan, sinh thái
1.2.2. Quy hoạch vùng chuyên canh

10
10
12

1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp
1.2.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
1.2.3.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
1.2.3.3. Quy hoạch ở Phú Thọ và huyện Tân Sơn

13
14
15
18

Chương II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


21
21
21

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Những căn cứ pháp lý chủ yếu để lập quy hoạch
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển lâm nghiệp

21
21
21
21
21

2.3.3. Nghiên cứu một số dự báo cơ bản liên quan đến quy hoạch phát
triển lâm nghiệp.

21


iv

2.3.4. Đề xuất các nội dung quy hoạch đến năm 2020

22

2.3.5. Giải pháp thực hiện


22
22

2.3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc
2.4.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn
2.4.3. Sử dụng phương pháp phúc tra thực địa tài nguyên rừng

22
22
22
23

2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

23

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Những căn cứ pháp lý quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện
3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
3.3. §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi
3.4. §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng sö dông ®Êt

26
26
27
32
38


3.5. Đánh giá hiện trạng rừng và kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp
3.6. Dự báo các yếu tố tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.
3.7. Đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020.

41
57
62

3.8. Phân kỳ quy hoạch và tiến độ thực hiện
3.9. Các giải pháp thực hiện
3.10. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư

86
86
90

Chương 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Những tồn tại mà đề tài chưa giải quyết được trong quy hoạch
4.3. KiÕn nghÞ

95
95
96
97

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

PTNT

: Phát triển nông thôn

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

UBND

: Uỷ ban nhân dân

LN

: Lâm nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NLN

: Nông lâm nghiệp

SXLN


: Sản xuất lâm nghiệp

QH

: Quy hoạch

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

VQG

: Vườn Quốc gia

DDNN

: Doanh nghiệp nhà nước

HGĐ

: Hộ gia đình

ĐD

: Đặc dụng


PH

: Phòng hộ

SX

: Sản xuất

BPKT

: Biện pháp kỹ thuật

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

NXBNN

: Nhà xuất bản nông nghiệp

ĐHLN

: Đại học lâm nghiệp

KH & CN


: Khoa học và công nghệ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

[7]

: Số thứ tự tài liệu tham khảo


vi

DANH MC BN , HèNH, BNG BIU

Trang
Bn huyn Tõn Sn tnh Phỳ Th
Bng hin trng s dng t
Bn hin trng rng v t t lõm nghip
Bn quy hoch bo v v phỏt trin rng huyn Tõn Sn
S Venn - Mi quan h gia Lõm nghip vi cỏc ngnh khỏc

40

Hỡnh 1: Hin trng cỏc loi t

39

Hỡnh 2: Din tớch cỏc loi rng


41

Hỡnh 3: Din tớch t lõm nghip theo ch qun lý

45

Hỡnh 4: Din tớch t trng theo 3 loi rng

46

Hỡnh 5: Bin ng din tớch t lõm nghip giai on 2006-2010

49

Hỡnh 6: So sỏnh trc v sau quy hoch s dng t

67

Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết qua các năm

28

Bảng 3.2. Các loại đất huyện Tân Sơn

29

Bảng 3.3. Số liệu tài nguyên khoáng sản huyện Tân Sơn

30


Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế huyện qua một số năm

32

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2008-2010

33

Bảng 3.6. Lao động huyện Tân Sơn 2008-2010

34

Bảng 3.7. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010

38

Bng 3.8. Din tớch cỏc loi rng huyn Tõn Sn

41

Bng 3.9. Tr lng loi rng huyn Tõn Sn

43

Bng 3.10. Din tớch t lõm nghip theo ch qun lý

44

Bng 3.11. Din tớch t trng phõn theo n v hnh chớnh


45

Bng 3.12. Din tớch t trng phõn theo theo 3 loi rng

46


vii

Bảng 3.14. Diện tích rừng và đất rừng theo các thời kỳ

48

Bảng 3.15. Kết quả sản xuất lâm nghiệp năm 2008 -2010

50

Bảng 3.16. Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

51

Bảng 3.17. Dự báo lao động phân theo ngành đến 2020

58

B¶ng 3.18. So sánh trước và sau quy hoạch sử dụng đất

66

Bảng 3.19. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tân Sơn


68

Bảng 3.20. Quy hoạch theo chủ quản lý huyện Tân Sơn

70

B¶ng 3.21: Qui hoạch các biện pháp quản lý rừng

71

B¶ng 3.22: Tính giá trị thương mại gỗ nguyên liệu Keo

78

B¶ng 3.23. Đề xuất tập đoàn cây trồng cho rừng sản xuất

79

Bảng 3.24: Đề xuất tập đoàn cây trồng phân tán

80

B¶ng 3.25: Diện tích, sản lượng khai thác rừng huyện Tân Sơn

81

B¶ng 3.26: Dự kiến hạng mục đầu tư phòng cháy chữa cháy rừng

82


B¶ng 3.27. Phân kỳ quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn

86

B¶ng 3.28. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế

92


viii


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, không những cung cấp gỗ và các loại
lâm sản khác, mà nó còn có giá trị bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, tạo cảnh
quan du lịch, cung cấp oxy, và hấp thụ CO2, tham gia vào việc giữ cán cân oxy làm
giảm lượng CO2 trong thành phần của khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà
kính cho trái đất. Với những tác động tiêu cực, khó lường của sự biến đổi khí hậu
toàn cầu người ta càng thấy rõ hơn vai trò và ý nghĩa to lớn của rừng. Hiện nay vai
trò của rừng nói riêng hay ngành Lâm nghiệp nói chung không những được đánh
giá ở khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm trước mắt thu được từ rừng mà
còn tính đến những lợi ích to lớn về xã hội, môi trường mà rừng và nghề rừng mang
lại. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng
và sự phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến
các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài
nguyên rừng một cách bền vững và lâu dài, việc xây dựng phương án quy hoạch
hợp lý là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.

Từ trước đến nay, để xây dựng phương án quy hoạch đảm bảo là cẩm nang
trong quản lý rừng, người lập quy hoạch cần điều tra đầy đủ, chính xác về: điều kiện
tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình kinh doanh và các quy luật cơ bản của
tài nguyên rừng trong đối tượng quy hoạch. Tuy nhiên, trong điều tra và nghiên cứu
các điều kiện cơ bản (tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội,...) để xây dựng phương án
QHSDĐLN còn chưa chú ý tới cảnh quan tức là chưa chú ý tới mối tương hỗ giữa
các hệ sinh thái trong cảnh quan. Còn xem xét, nghiên cứu các yếu tố cảnh quan (tự
nhiên, nhân tạo) một cách riêng rẽ, vì vậy tính khả thi của các phương án
QHSDĐLN chưa cao, thường phải điều chỉnh khi thực hiện hoặc nếu không điều
chỉnh thì việc sử dụng rừng và đất rừng chưa đúng với tiềm năng vốn có. Do đó,
tính bền vững trong quản lý rừng thấp, là một trong những nguyên nhân làm cho
rừng suy giảm cả về diện tích và chất lượng.
Huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ là huyện có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, với
quỹ đất lâm nghiệp lớn (chiếm 88,7% diện tích tự nhiên); có nguồn nhân lực dồi dào,
người dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức quản lý, thâm canh rừng theo hướng
tập trung với quy mô lớn; đây cũng là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu


2

tư; cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện; thông qua các chương trình, dự án đã có
những chính sách hỗ trợ cụ thể cho phát triển lâm nghiệp.
Trong những năm qua, bảo vệ và phát triển rừng là điều kiện quan trọng phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn miền núi, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
chung của huyện và tỉnh; đã hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến;
năng suất, chất lượng và độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên, năm 2010
đạt 73,2%. Rừng đã đóng góp tích cực vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi
trường sinh thái, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời
sống người dân. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Sơn xác định: phát
triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng là một trong những chương trình kinh tế

trọng điểm của huyện.
Thực hiện việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg
của Thủ tướng Chính Phủ, nhằm cân đối lại cơ cấu 3 loại rừng trong đất lâm nghiệp
để phát huy tối đa về hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Kết quả rà
soát đã làm thay đổi quy mô, vị trí, diện tích 3 loại rừng, dẫn đến việc thay đổi kế
hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Những
thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch và triển khai phương án
quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học phù hợp với thực tế, góp phần tăng
thu nhập, cải thiện đời sống của người dân trong vùng, thực hiện xoá đói giảm nghèo
và đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông thôn là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những cơ sở khoa học góp phần quy
hoạch phát triển lâm nghiệp huyện theo hướng bền vững, trên cơ sở tiềm năng đất
đai, quy hoạch phát triển lâm nghiệp phải coi trọng cả 4 khâu: trồng, bảo vệ, làm
giàu rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Quy hoạch Phát triển lâm
nghiệp phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài hòa và ăn khớp với quá trình
chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không gây cản trở mà phải hỗ trợ, thúc
đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Đó là lý do tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất nội dung cơ bản quy hoạch lâm
nghiệp huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2020”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, tài nguyên rừng của thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang bị
thu hẹp về diện tích, giảm sút về chất lượng, môi trường bị suy thoái, ô nhiễm ngày
càng nghiêm trọng dẫn đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ngày càng tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do áp lực về dân số, kéo theo hoạt động kinh

tế diễn ra mạnh mẽ, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, sự đô thị hoá cũng
diễn ra với tốc độ nhanh. Chính vì vậy, việc quy hoạch sử dụng hợp lý và bền vững
tài nguyên rừng cũng như xây dựng nền lâm nghiệp bền vững không còn là trách
nhiệm riêng của một quốc gia nào mà là công việc chung của toàn nhân loại.
1.1. Trên thế giới
Việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững nói chung
và tài nguyên rừng nói riêng đã và đang được các nhà khoa học trong nước và trên
thế giới quan tâm.
Tuỳ theo cách nhìn nhận về quy hoạch lâm nghiệp sao cho hợp lý đã được
nhiều tác giả đề cập tới ở những mức độ rộng hẹp khác nhau. Việc đưa ra một khái
niệm thống nhất là một điều rất khó thực hiện, song phân tích qua các khái niệm
cho thấy có những điểm giống nhau, đó là dựa trên quan điểm về sự phát triển bền
vững thì các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng phải được xem xét một
cách toàn diện và đồng thời đảm bảo sử dụng nó theo hướng lâu dài và bền vững.
Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ
môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, các đặc điểm xã hội và nhân văn. Quá trình
phát triển của việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới luôn gắn liền với lịch
sử phát triển của xã hội loài người. Quy hoạch lâm nghiệp luôn phụ thuộc vào Quy
hoạch vùng và Quy hoạch cảnh quan trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch
1.1.1. Quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát triển
lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng.


4

- Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất của
một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở sự phân công lao động của dân tộc đó được
phát triển đến mức độ nào”

- Lê Nin đã chỉ ra “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự nhiên kinh
tế xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố sản xuất”. Vì vậy,
nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực lượng sản xuất cho một vùng
trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng tiềm tàng và tương lai phát triển của
vùng đó.
Dựa trên học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I. Lê Nin đã nghiên cứu các
hướng cụ thể về kế hoạch hóa phát triển lực lượng sản xuất trong xã hội chủ
nghĩa. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước,
tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của tất cả
các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng tỉnh
và từng huyện.
- Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế chi
phí vận chuyển.
- Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện
nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên.
- Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân bố
hợp lý và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện.
1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari
a. Mục đích
- Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.
- Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng.
- Xây dựng đồng bộ môi trường sống.
Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.


5


+ Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người vào
đây rất ít.
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự can
thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn nhưng
có sự tác động của con người.
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và sự can
thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
b. Nội dung của quy hoạch
Quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể thiện quy hoạch chi tiết các liên hiệp
nông - công nghiệp và giải quyết các vấn đề sau:
- Cụ thể hóa, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp theo ngành dọc.
- Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ công cộng và sản xuất.
- Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên hợp trong
phạm vi hệ thống nông thôn.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân lao động
ăn, ở, nghỉ ngơi.
1.1.1.2. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Pháp
Trong mô hình quy hoạch vùng ở Pháp, người ta đã nghiên cứu hàm mục
tiêu cực đại giá trị tăng thêm xã hội với các ràng buộc trong nội vùng, có quan hệ
với các vùng khác và với nước ngoài. Thực chất mô hình là một bài toán quy hoạch
tuyến tính có cấu trúc như sau:
a) Các hoạt động sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp theo các phương thức trồng trọt gia đình và trồng trọt
công nghiệp với các mức thâm canh cao độ, thâm canh trung bình và cổ điển
(truyền thống).
- Hoạt động khai thác rừng.



6

- Hoạt động đô thị: chế biến gỗ, bột giấy, vận chuyển, dịch vụ thương mại.
b) Nhân lực theo các dạng thuê thời vụ, các loại lao động nông nghiệp, lâm
nghiệp.
c) Cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác vào ràng buộc về diện tích
đất, về nhân lực, về tiêu thụ lương thực ...
Quy hoạch vùng nhằm đạt mục đích khai thác lãnh thổ theo hướng tăng
thêm giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hoá trong điều kiện
thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
1.1.1.3. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Thái Lan
Công tác qui hoạch phát triển vùng được chú ý từ những năm 1970. Về hệ
thống phân vị, qui hoạch tiến hành theo ba cấp: Quốc gia, vùng, á vùng hay địa
phương.
- Vùng (Region) được coi như là một á miền (Subdivision) của đất nước đó
là điều cần thiết để phân chia Quốc gia thành á miền theo các phương diện khác
nhau như: phân bố dân cư, khí hậu, địa hình,... đồng thời vì lý do quản lý hay chính
trị, đất nước được chia thành các miền như: đơn vị hành chính hay đơn vị bầu cử.
- Qui mô diện tích của một vùng phụ thuộc vào kích thước và diện tích của đất
nước. Thông thường vùng nằm trên một diện tích lớn hơn đơn vị hành chính lớn nhất.
Sự phân bố các vùng theo mục đích của qui hoạch, theo đặc điểm của lãnh thổ.
- Quy hoạch phát triển vùng tiến hành ở cấp á miền được xây dựng theo 2 cách:
Thứ nhất: Sự bổ sung của kế hoạch Nhà nước được giao cho vùng, những
mục tiêu và hoạt động được xác định theo cơ sở vùng, sau đó kế hoạch vùng được
giải quyết trong kế hoạch Quốc gia.
Thứ hai: Quy hoạch vùng được giải quyết căn cứ vào đặc điểm của vùng, các
kế hoạch đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch quốc gia.
Qui hoạch phải gắn liền với tổ chức hành chính và quản lý Nhà nước, phải
phối hợp với Chính phủ và chính quyền địa phương.

Dự án phát triển của Hoàng gia Thái Lan đã xác định được vùng nông nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và chính trị ở Thái Lan và tập trung


7

xây dựng ở 2 vùng: Trung tâm và Đông Bắc. Trong 30 năm (1961 - 1988 và 1992 1996), tổng dân cư nông thôn trong các vùng nông nghiệp từ 80% giảm xuống 66,6
%, các dự án tập trung vào mấy vấn đề quan trọng: Nước, đất đai, vốn đầu tư kỹ
thuật, nông nghiệp, thị trường [24].
1.1.2. Quy hoạch cảnh quan
Thuật ngữ “cảnh quan - Landscape” là tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ một
quy mô nào, có sự đồng nhất tương đối về một số hợp phần tự nhiên nào đó, chúng
mang tính chất kiểu loại và được phân loại theo các chỉ tiêu dấu hiệu của sự đồng nhất
đó. Cảnh quan được các nhà cảnh quan học Trung Quốc lý giải theo 3 cách:
- Theo phương diện mỹ học, thì cảnh quan đồng nghĩa với từ “phong cảnh”.
Cảnh quan là đối tượng thẩm mỹ, mà rừng được xem là phong cảnh (rừng phong cảnh)
- Theo phương diện địa lý thì cảnh quan là tổng hợp các thành phần sinh vật,
địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu trên bề mặt địa cầu. Khái niệm cảnh quan này rất gần
gũi với thuật ngữ hệ sinh thái hoặc quần lạc sinh địa.
- Cảnh quan sinh thái học. Cảnh quan là sự tổ hợp các hệ sinh thái khác nhau
trong một không gian. Một cảnh quan bao gồm sự tụ họp của một số hệ sinh thái ở
liền kề nhau có sự ảnh hưởng lẫn nhau, có chức năng liên quan hỗ trợ và phát sinh
đặc điểm nhất định trong một không gian.
Cảnh quan có thể thay đổi phụ thuộc vào hình dáng vật lý và vị trí như đỉnh
núi, hồ, biển hay đất liền. Cảnh quan cũng có thể chia thành cảnh quan nông thôn
hay thành thị tùy thuộc vào mức độ “nhân tạo” của cảnh quan đó.
Quy hoạch cảnh quan là một hướng nghiên cứu trong khoa học kiến trúc
cảnh quan, lý luận và thực tiễn đã có từ khá lâu, nhưng danh từ này thực sự trở
thành thuật ngữ khoa học và được nhiều người công nhận thì mới bắt đầu những
năm 70 của thế kỷ 20 (Sedon, 1986). Trong cuốn sách được công bố “land use and

landscape planning” (Dereh Loviejoy, 1973), quy hoạch cảnh quan là sự sắp xếp
mục đích sử dụng thích hợp nhất cho một nơi nào đó có quy mô tương đối lớn.
Có nhiều cách hiểu về quy hoạch cảnh quan, nhưng có lẽ điều mà được nhiều
người thừa nhận, thì quy hoạch cảnh quan là quá trình điều tiết mối quan hệ hài hòa giữa


8

con người và tự nhiên trên một phạm vi vĩ mô, dựa trên cơ sở nhận thức về tự nhiên và
quá trình nhân văn (Stiner and Osterman, 1988; Sedon, 1986; Langevelde, 1994).
Mục đích chung nhất của quy hoạch cảnh quan là thông qua quy hoạch sử
dụng đất, bảo tồn và lợi dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. Trên
quan điểm này, thì cảnh quan chính là một hệ sinh thái, do đó cảnh quan được quy
hoạch muốn đạt được tính bền vững, phải dựa trên những nhận thức và lý luận của
sinh thái học (Sedon, 1986; Leita and Ahern, 2002).
- Các nghiên cứu làm cơ sở cho quy hoạch cảnh quan sinh thái
+ Nghiên cứu tính đa dạng sinh học. Tính đa dạng sinh học đối với môi trường
sống của con người có tầm quan trọng đặc biệt, sự đa dạng sinh học có quan hệ chặt
chẽ tới đa dạng cảnh quan, Vì vậy, các nhà sinh học ở Mỹ (California), Nam phi, Chi
lê, Australia (Mayer, Lugo, Wilson) đã tiến hành nghiên cứu sự đa dạng sinh học để
làm cơ sở cho quy hoạch cảnh quan các khu vực rừng nguyên sinh. Duy trì tính đa
dạng cảnh quan, đa dạng loài và tính đa dạng di truyền là một trong những mục tiêu
chủ yếu của quản lý tài nguyên thiên nhiên núi chung, quản lý rừng nói riêng.
+ Để làm cơ sở quy hoạch cảnh quan sinh thái cho các khu bảo tồn, các nhà
khoa học gồm Simpson, Shannnon - Weiner, Richness đã tập trung nghiên cứu về
chỉ số đa dạng sinh học. Chỉ số đa dạng sinh học là cơ sở đánh giá đa dạng cảnh
quan sinh thái khi tiến hành quy hoạch cảnh quan.
1.1.3. Quy hoạch lâm nghiệp
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế Tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên nhu cầu khối

lượng gỗ ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ
phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá Tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất
lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có
ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các
chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp đã được hình
thành trong hoàn cảnh như vậy.


9

Đầu thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc “
Khoanh khu chặt luân chuyển”, có nghĩa đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên
rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân
chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức
kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau Cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 Phương thức kinh doanh rừng
chồi được thay bằng Phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài. Và
phương thức “Khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia
đều” của Hartig. Hartig đã chia đều chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng
và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816, xuất hiện Phương
thức luân kỳ lợi dụng của H. Cotta, Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi
dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp “Bình quân thu hoạch” ra đời, quan điểm phương pháp
này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo
thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện phương
pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich. Phương pháp này khác với phương pháp “Bình
quân thu hoạch” về căn bản, Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch
được nhiều tiền nhất sẽ được đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp “Bình quân thu
hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh
doanh và tổ chức rừng khác nhau.

Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp tuổi”
chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là rừng phải có kết cấu
tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích, trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao
vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ
biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh
tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa
vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và
biện pháp kinh doanh. Cũng từ phương pháp này, còn phát triển thành “Phương
pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra” [21].


10

Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và 40 thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp
chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack G.V. đã
cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên “phân loại đất đai cho quy
hoạch sử dụng đất”. Đây cũng là tài liệu đầu tiên đề cập đến đánh giá khả năng của đất
cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây, nay là cộng hoà Zimbabwe,
Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho
quy hoạch cơ sở hạ tầng cho trồng rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp
chí “East African Journal for Agriculture Forestry” đã xuất bản nhiều bài báo về quy
hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam châu Phi. Năm1966, Hội Đất học của Mỹ và Hội Nông học
Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và
ứng dụng trong qui hoạch sử dụng đất.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Quy hoạch cảnh quan sinh thái
Quy hoạch cảnh quan là một qúa trình xây dựng kế hoạch quản lý đất đai cho
một vùng đất trên cơ sở nghiên cứu sinh thái cảnh quan, nghiên cứu đến thế giới sinh
vật, vật chất và năng lượng có thể tồn tại và lưu thông ngay trong Cảnh quan đó.
Con người là một thành phần của thiên nhiên, tác động của con người tới

thiên nhiên là một yếu tố then chốt ảnh hưởng tới các chức năng của Cảnh quan.
Sinh thái cảnh quan giúp xác định những khiếm khuyết của chúng ta trong quá khứ,
và cũng như vậy giúp ta xác định cách tiếp cận tốt hơn để có thể đáp ứng nhu cầu
của con người mà không gây ảnh hưởng không bền vững tới các hệ sinh thái tự
nhiên. Mục tiêu của quy hoạch cảnh quan là để bảo vệ các thành phần chủ yếu của
hệ sinh thái cảnh quan và giữ lại các dòng chuyển động sống và … Một mục tiêu
khác là hướng các hoạt động của con người khỏi những nơi dễ bị tổn hại sinh thái.
Một Cảnh quan không có một kích thước cố định, do vậy quy hoạch cảnh
quan có thể thực hiện ở những quy mô khác nhau
Thành phần chính của cảnh quan có thể chia thành 2 loại là tự nhiên/sinh
thái, như rừng, sông hồ và nhân tạo như đất canh tác, thôn bản vv... Các yếu tố cảnh
quan nhân tạo lại có thể chia thành các yếu tố sản xuất, văn hóa, lịch sử vv...


11

Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành
phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn
vận động và phát triển.
Theo Nguyễn Thế Thôn “Cảnh quan sinh thái là tổng thể lãnh thổ hiện tại, có
cấu trúc cảnh quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại
và phát triển trên đó. Các cảnh quan sinh thái được phân biệt với nhau theo cấu trúc
cảnh quan và theo chức năng sinh thái khác nhau trên các phần lãnh thổ khác nhau”.
- Việc nghiên cứu cảnh quan trong lâm nghiệp đã được Nguyễn Văn Khánh vận
dụng trong đề tài “Góp phần nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam”. Tác
giả xác lập cho toàn quốc theo 6 cấp phân vị: Miền - á miền - vùng - tiểu vùng - dạng
đất đai - dạng lập địa. Trong đó 4 cấp phân vị đầu áp dụng cho vùng lớn, 2 cấp sau là
đơn vị phân loại cơ bản (vi mô) thường được sử dụng trong điều tra đánh giá ở phạm vi
hẹp (xã, lâm trường, tiểu khu, khoảnh). Đề tài mới dừng lại nghiên cứu ở 4 cấp phân vị
đầu, căn cứ vào các yếu tố: chế độ nhiệt mùa đông, chế độ mưa, địa mạo, kiểu khí hậu,

kiểu địa hình và nhóm đất để chia toàn quốc thành: 2 miền, 4 á miền, 12 vùng lập địa,
407 tiểu vùng lập địa. Dựa vào kết quả đạt được, tác giả đề xuất những định hướng lớn
trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp như về chọn loài cây trồng rừng, xác định các
tiểu vùng phòng hộ đầu nguồn, lập kế hoạch sản xuất lâm nghiệp trong năm theo á
miền, lập các trạm trại nghiên cứu lâm nghiệp .
- Các tác giả Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình chủ biên công trình
“Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam” (2001)[11]. Trong công
trình các tác giả đã tiến hành đánh giá đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc
trên 8 vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp, ở trên 4 đối tượng chính: đất vùng đồi
núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Qua nghiên cứu các tác giả
đã đề xuất được các vùng thích hợp đối với một số loài cây trồng.
- Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 1996-2020 đã
căn cứ vào phân vùng kinh tế-sinh thái để xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp
cho từng vùng (9 vùng): Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ,


12

Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long)[10].
- Các mô hình quy hoạch cảnh quan trong lâm nghiệp có: Quy hoạch không
gian Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang - Hà Tĩnh. Quy hoạch không gian Vườn quốc
gia Bến En - Thanh Hóa....Trong các phương án quy hoạch cho các khu rừng đặc dụng
này đã đề xuất và chấp nhận sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý bảo vệ ,
vì vậy đã nâng cao được nhận thức, hạn chế xung đột giữa hoạt động của con người với
nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học.
- Gần đây (tháng 10/2009), với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), tại
Thừa Thiên Huế đã tiến hành hội thảo quy hoạch cảnh quan cho 7 xã thuộc 3 huyện.
Các vấn đề nêu ra tại hội thảo đang còn là bước đi đầu tiên trong việc tiếp cận một
cách nhìn mới trong quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp (QHSDĐLN), thậm chí mới

dừng lại ở phương pháp QHSDĐLN có sự tham gia của cộng đồng dân cư và cấp
chính quyền sở tại....
Vì vậy, nghiên cứu và ứng dụng phương pháp quy hoạch cảnh quan vào
trong QHSDĐLN là vấn đề tương đối mới lạ, mặc dù công tác quy hoạch SDĐLN
đã và đang thực hiện đều trên cơ sở đề cập và phân tích đầy đủ các yếu tố tự nhiên,
kinh tế- xã hội.
1.2.2. Quy hoạch vùng chuyên canh
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh
lúa nước ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; các vùng cây công
nghiệp ngắn ngày: Vùng Mía đường (Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Nghệ An); Vùng
cây công nghiệp dài ngày: Vùng Cao su - Cà phê (Tây Nguyên ), Vùng Chè công
nghiệp (Thái Nguyên ) vv...
a) Tác dụng của quy hoạch vùng chuyên canh:
- Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá và
những vùng có khả năng hợp tác kinh tế.
- Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu tư
vốn đúng đắn.


13

- Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản
phẩm hàng hoá của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản
xuất, nhu cầu lao động.
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh
doanh theo ngành và theo lãnh thổ.
Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu
cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng và chất lượng sản
phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản

xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất.
b) Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng chuyên canh:
- Xác định quy mô, ranh giới vùng.
- Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.
- Bố trí sử dụng đất đai.
- Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong
vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp.
- Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất đời sống.
- Tổ chức và sử dụng lao động.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
- Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch.
1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Như việc
xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi. Điều chế rừng Thông theo
phương pháp hạt đều ...
Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên
rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm
1960 - 1964, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng miền Bắc. Từ năm 1965
đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của


14

các Sở Lâm nghiệp (nay Sở Nông nghiệp & PTNT) không ngừng cải tiến phương
pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các nước ngoài cho phù hợp với trình độ
và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các
nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn
nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên
rừng làm cơ sở cho công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa

nghiên cứu áp dụng [21].
Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 một
trong những tồn tại mà Bộ Nông nghiệp & PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch
nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa
quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực
địa.. ”[10]. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra ngày càng phải được hoàn thiện đối với
ngành lâm nghiệp.
1.2.3.1. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven
biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao, dốc, chia cắt
phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp,
kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn.
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài 40-100 năm).
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: Quy hoạch rừng phòng
hộ (phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); Quy hoạch rừng
đặc dụng (các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hoá lịch sử - danh thắng) và quy hoạch phát triển các loại rừng sản xuất.
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi
mô: Từ quy hoạch toàn quốc cho đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng
lâm nghiệp.


15

* Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ
cấu nông nghiệp nông thôn.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương,
chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và chính quyền các
cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch lâm nghiệp phải đạt được:

- Hoạch định rõ ranh giới đất nông nghiệp - đất lâm nghiệp và đất do các
ngành khác sử dụng; Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm
hàng đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng
(phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp
với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng,
trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp....khai thác lợi dụng rừng).
- Tính toán nhu cầu đầu tư: Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán
nhu cầu đầu tư chỉ mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở
những bước tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch (giải
pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao động ...)
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng,
tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là
lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi[21].
1.2.3.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD bao gồm: Quy hoạch tổng
công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường; Quy hoạch lâm
nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ; quy hoạch
các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các
cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung quy hoạch
lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tuỳ theo điều kiện


16

cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà
lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp [21].
2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ

Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính:
Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc
tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng
phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các
ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội…
Ở những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm
nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói
riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.
a. Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác
định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy
hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng).
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái
sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.
Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch
tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Xác định tiến độ thực hiện.
Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp[21].
b. Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh về cơ bản giống như nội dung quy hoạch lâm
nghiệp toàn quốc nhưng trong phạm vi của tỉnh, đồng thời phải căn cứ quy hoạch lâm
nghiệp toàn quốc và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
c. Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện


×