Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đặc Điểm Dịch Tễ, Yếu Tố Gây Bệnh Của Vi Khuẩn Clostridium Perfringens Trong Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Ở Lợn Dưới 60 Ngày Tuổi Và Biện Pháp Phòng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––
–––––––––

NGUYỄN VĂN NGUYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN CLOSTRIDIUM
PERFRINGENS TRONG BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở
LỢN DƯỚI 60 NGÀY TUỔI TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN SỬU

THÁI NGUYÊN - 2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
cùng với sự cộng tác giúp đỡ của Th.S. Nguyễn Thị Kim Oanh - Trưởng phòng
Vi trùng - Trung tâm chẩn đoán thú y Trung Ương, TS. Nguyễn Văn Sửu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các số liệu, hình ảnh và kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác. Tôi xin đảm bảo rằng các thông tin, trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nguyên


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
Trung tâm chẩn đoán thú y Trung Ương, đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ
cho chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo, Th.S. Nguyễn Thị Kim Oanh,
TS. Nguyễn Văn Sửu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên; Phòng Vi trùng - Trung tâm chẩn đoán thú y Trung Ương, cùng toàn
thể các bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Để góp phần thực hiện thành công luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ động viên lớn của gia đình và đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010

Nguyễn Văn Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ................................3


1.1.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước........................................................................5
1.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VI KHUẨN Cl. PERFRINGENS ..............................7

1.2.1. Nghiên cứu về vi khuẩn Cl. perfringens..............................................7
1.2.2. Đặc điểm hình thái, tính chất nhuộm màu và sức đề kháng của vi khuẩn .........9
1.2.3. Đặc tính nuôi cấy và sinh vật hoá học ...............................................10
1.2.4. Phân loại Cl. perfringens và đặc tính gây bệnh .................................11
1.2.5. Các kháng nguyên và độc tố của Cl. perfringens ..............................14
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH DO CLOSTRDIUM PERFRINGENS GÂY
RA ..............................................................................................................................18

1.3.1. Bệnh viêm ruột xuất huyết của gia súc (hemorrhagic enteritis) ........18
1.3.2. Bệnh viêm ruột và nhiễm độc tố ruột ở lợn .......................................19
1.3.3. Bệnh viêm ruột hoại tử do Cl. perfringens typ C gây ra ở lợn..........19
1.3.4. Bệnh viêm ruột hoại tử do Cl. perfringens typ A gây ra ở lợn..........24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................28
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...........................28

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................28
2.2. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU ............................................28

2.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................28
2.2.2. Các loại môi trường, hoá chất............................................................29
2.2.3. Động vật thí nghiệm...........................................................................29
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................29



5
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử ở
lợn dưới 60 ngày tuổi tại tỉnh Thái Nguyên .....................................29
2.3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Cl. perfringens ở lợn...............................30
2.3.3. Thử nghiệm phác đồ phòng và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở
lợn dưới 60 ngày tuổi .......................................................................30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................30

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ........................................................30
2.4.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................30
2.4.3. Nội dung điều tra, theo dõi ................................................................31
2.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi trong dịch tễ .....................................................31
2.4.5. Phương pháp thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn..............................31
2.4.6. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong 1
gam phân của lợn tiêu chảy nghi VRHT hoặc không tiêu chảy.......35
2.4.7. Phương pháp giám định một số tính chất sinh vật, hoá học của
các chủng Cl. perfringens phân lập được.........................................35
2.4.8. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi
khuẩn Cl. perfringens phân lập được ...............................................38
2.4.9. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
các chủng vi khuẩn phân lập được ...................................................41
2.4.10. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị VRHT cho lợn .......................42
2.4.11. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................44
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI
TỬ Ở LỢN DƯỚI 60 NGÀY TUỔI TẠI 3 HUYỆN THUỘC TỈNH THÁI
NGUYÊN...................................................................................................................44


3.1.1. Kết quả điều tra tình hình lợn tiêu chảy và chết nghi mắc bệnh viêm
ruột hoại tử ở lợn tại một số điểm nghiên cứu của tỉnh Thái Nguyên.....44
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm ruột hoại tử tại tỉnh Thái
Nguyên theo mùa vụ.........................................................................47


6
3.1.3. Điều tra tình hình bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên
theo giai đoạn phát triển ...................................................................52
3.1.4. Điều tra tình hình bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên
theo phương thức chăn nuôi .............................................................57
3.1.5. Triệu chứng lâm sàng ở lợn nghi mắc VRHT ...................................61
3.1.6. Bệnh tích ở lợn chết do VRHT ..........................................................62
3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN CLOSTRIDIUM PERPRINGENS Ở LỢN...............64

3.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ mang trùng ở lợn ...........................................64
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Cl. perfringens ở các bệnh phẩm của
lợn chết nghi viêm ruột hoại tử ........................................................65
3.2.3. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Cl.
perfringens phân lập được................................................................67
3.2.4. Xác định số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong phân lợn bệnh
và lợn bình thường............................................................................69
3.2.5. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Cl.
Perfringens bằng phản ứng PCR.....................................................72
3.2.6. Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuẩn Cl. perfringens phân lập
được được bằng phương pháp tiêm truyền chuột bạch ....................74
3.2.7. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh
của vi khuẩn Cl. perfringens phân lập được.....................................76
3.3. THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM RUỘT
HOẠI TỬ Ở LỢN DƯỚI 60 NGÀY TUỔI...............................................................79


3.3.1. Kết quả thử nghiệm vacxin phòng bệnh ............................................79
3.3.2. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở
lợn dưới 60 ngày tuổi .......................................................................81
3.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................85
3.4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 85
3.4.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................87
HÌNH ẢNH MINH HỌA


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

: Acid Deoxyribonucleic

BHI

: Brain Heart Infusion

CFU

: Colony Forming Unit

Cl. perfringens

: Clostridium perfringens


E.coli

: Escherichia coli

FAO

: Food and Agriculture Organization

NCCLS

: The National Communitee for Clinical
Laboratory Standards (Hội đồng quốc
gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng
phòng thí nghiệm)

OIE

: World organization for animal health

Sp

: Species

TAE

: Tris- Acetic - EDTA

TBE

: Tris- Borat - EDTA


TGC

: Thioglycollate Medium U.S.P

VRHT

: Viêm ruột hoại tử

BT

: Bình thường

TC

: Tiêu chảy

Cs

: Cộng sự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số loại độc tố chủ yếu của Cl. perfringens sản sinh ra ............ 18
Bảng 2.1. Trình tự các Nucletide của các mồi dùng để xác định một số loại
độc tố chính của vi khuẩn Cl. perfringens ....................................................... 39
Bảng 2.2. Các chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR............................................... 39
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng sinh theo NCCLS
(1999) [65] ....................................................................................................... 42
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết nghi VRHT tại một số huyện của tỉnh

Thái Nguyên..................................................................................................... 45
Bảng 3.2. Kết quả lợn con nghi mắc bệnh viêm ruột hoại tử theo mùa vụ ..... 48
Bảng 3.3. Kết quả lợn chết nghi mắc bệnh viêm ruột hoại tử theo mùa vụ tại
Thái Nguyên..................................................................................................... 51
Bảng 3.4. Kết quả điều tra tình hình bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn tại tỉnh Thái
Nguyên theo giai đoạn phát triển ..................................................................... 53
Bảng 3.5. Kết quả điều tra tình hình lợn chết do viêm ruột hoại tử tại các điểm
nghiên cứu theo giai đoạn phát triển................................................................ 56
Bảng 3.6. Tình hình bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên theo
phương thức chăn nuôi..................................................................................... 58
Bảng 3.7. Tình hình lợn chết bệnh viêm ruột hoại tử tại tỉnh Thái Nguyên theo
phương thức chăn nuôi..................................................................................... 60
Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc VRHT...................................... 61
Bảng 3.9. Bệnh tích của lợn mắc VRHT ............................................................. 63
Bảng 3.10. Kết quả xác định tỷ lệ mang vi khuẩn Cl. perfringens ở lợn ........ 64
Bảng 3.11. Kết quả phân lập vi khuẩn Cl. perfringens ở các bệnh phẩm của
lợn chết nghi viêm ruột hoại tử........................................................................ 66
Bảng 3.12. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn Cl. perfringens
phân lập được ................................................................................................... 67
Bảng 3.13. Biến động số lượng vi khuẩn Cl. perfringens trong phân lợn bệnh
và lợn khỏe và lợn mắc tiêu chảy nghi VRHT ................................................ 70


9
Bảng 3.14. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Cl. perfringens
bằng phản ứng PCR ......................................................................................... 73
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra độc lực các chủng vi khuẩn phân lập được bằng
phương pháp tiêm truyền chuột bạch............................................................... 75
Bảng 3. 16. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh và
hóa dược........................................................................................................... 78

Bảng 3.17. Kết quả thử nghiệm vacxin phòng bệnh viêm ruột hoại tử........... 80
Bảng 3.18. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn....... 83


10

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết nghi VRHT tại một số huyện của tỉnh
Thái Nguyên..................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lợn viêm ruột hoại tử và chết theo mùa vụ ........................ 51
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ lợn viêm ruột hoại tử và chết tại các điểm nghiên cứu theo
giai đoạn phát triển........................................................................................... 56
Biểu đồ 3.4. Tình hình lợn bệnh viêm ruột hoại tử và chết tại tỉnh Thái Nguyên
theo phương thức chăn nuôi............................................................................. 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn ở nước ta trong những năm gần đây đã và đang phát triển
mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần tích cực giải quyết nhu cầu thực
phẩm tiêu dùng trong nước, một phần xuất khẩu và một phần giải quyết nhu
cầu phân bón cho cây trồng. Chăn nuôi lợn giải quyết việc làm cho nhiều
người dân tạo nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người.
Theo Tổng cục thống kê tổng đàn lợn tại thời điểm tháng 10/2009 có
27.927 triệu con, sản lượng lợn xuất chuồng ước đạt 2.931 triệu tấn. Sản lượng
thịt chiếm 65% trong tổng sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi lợn đang trở
thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, dịch bệnh hàng năm
cũng gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi nhất là bệnh của lợn con.

Hậu quả của bệnh là gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các cơ sở chăn nuôi
về cả số lượng và chất lượng con giống. Thiệt hại đáng kể nhất thường gặp là
ở gia súc non trong giai đoạn bú sữa. Bệnh có thể do một hoặc nhiều vi khuẩn
gây nên, song một trong những bệnh gây chết nhiều gia súc non giai đoạn đầu
sau khi sinh ra là bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh chủ yếu do vi khuẩn
Clostridium perfringens gây ra. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm với gia súc non trong đó có lợn, đặc biệt là giai đoạn đầu sau khi
sinh ra. Bệnh gây viêm ruột, rối loạn đường tiêu hóa, khi mắc bệnh thường
tiêu chảy, phân thối, lẫn chất keo nhầy, lợn con chết nhanh, chết nhiều.
Vi khuẩn Clostridium perfringens gây viêm ruột hoại tử xuất huyết trầm
trọng, cấp tính ở lợn sơ sinh, tỉ lệ chết do bệnh này gây ra từ 50-100% gây
thiệt hại lớn cho người chăn nuôi lợn. Phan Thanh Phượng và cs (1996) [27].
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xác
định yếu tố gây bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens ở lợn con dưới 60


2
ngày tuổi và đưa ra phác đồ phòng, điều trị bệnh thích hợp tại Thái Nguyên
sao cho có hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
Clostridium perfringens trong bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày
tuổi tại Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn giai
đoạn dưới 60 ngày tuổi tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu sinh vật học của vi khuẩn Clostridium perfringens gây
bệnh Viêm ruột hoại tử giai đoạn lợn dưới 60 ngày tuổi.
- Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng phân
lập được.

- Biện pháp phòng và trị bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn giai đoạn dưới 60
ngày tuổi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài đã xác định được vai trò của vi khuẩn Cl. perfringens gây bệnh
viêm ruột hoại tử ở lợn dưới 60 ngày tuổi tại 3 huyện nghiên cứu tại tỉnh Thái
Nguyên và đưa ra phác đồ phòng trị có hiệu quả, là cơ sở cho cán bộ thú y, các
trang trại và hộ chăn nuôi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm giảm thiểu
thiệt hại do bệnh gây ra.
Khẳng định được hiệu quả của việc dùng vắc xin trong phòng bệnh
viêm ruột hoại tử ở lợn.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học, nguồn tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu sau.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do Clostridium perfringens
(Cl. perfringens) gây ra được phát hiện thấy từ những năm 1980 gây thiệt hại
đáng kể về kinh tế cho chăn nuôi và sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên bệnh
chưa được các nhà khoa học quan tâm đầy đủ và nghiên cứu sâu.
Đầu những năm 1970 thông tin về bệnh được thông báo chính thức.
Năm 1980 bệnh viêm ruột hoại tử trẻ em được nghiên cứu về lâm sàng
và điều trị tại bệnh viện nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2004) [11] khi nghiên cứu nguyên
nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con cũng khẳng định một trong những nguyên

nhân gây bệnh quan trọng là Cl. perfringens typ C. Từ các kết quả thu được,
các tác giả đã nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm thành công chế phẩm sinh
học: Cl. perfringens - toxoid, để phòng và trị bệnh. Các chế phẩm này đưa vào
sử dụng thử nghiệm không những cho kết quả tốt trong phòng và trị bệnh cho
lợn và còn có tác dụng kích thích tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn.
Năm 1994, bệnh viêm ruột hoại tử đã gây chết rất nhiều hươu nai.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996) [23] đã nghiên cứu và xác định được
nguyên nhân gây bệnh này là vi khuẩn Cl. perfringens. Kết quả cho thấy,
Cl. perfringens không chỉ gây viêm ruột hoại tử cho lợn con, gây nhiễm độc
ruột huyết cho ngựa con mà còn gây viêm ruột hoại tử cho hươu nai ở mọi
lứa tuổi. Tuy nhiên, vào thời điểm này các nhà khoa học vẫn chưa xác định
được bệnh do Cl. perfringens thuộc typ nào gây ra.
Theo các tác giả: Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng và cs (1996b)
[7], Hồ Văn Nam và cs (1995) [20], cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến


4
tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra viêm nhiễm tổn thương thực thể
đường tiêu hoá và cuối cùng là quá trình nhiễm trùng.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [27] vi khuẩn yếm khí Cl. Perfringens
là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy của lợn ở
lứa tuổi từ 1 đến 120 ngày tuổi. Ở lợn con theo mẹ tỷ lệ mắc bệnh này có thể lên đến
100% và tỷ lệ chết lên đến 60%. Lượng vi khuẩn Cl. perfringens chứa trong 1 g phân
lợn ở lứa tuổi 1 đến 60 ngày tuổi từ 106 - 1010/0,2 CFU (Colonial forming unit).
Năm 1997, tại nhiều địa phương trong nước đã xuất hiện hiện tượng
bê, nghé, trâu, bò chết đột ngột so với số lượng lớn. Ban đầu, bệnh này đã
nhầm với tụ huyết trùng bởi cả hai bệnh này đều gây chết đột ngột. Tuy
nhiên, khi áp dụng các biện pháp phòng trị tụ huyết trùng đối với các gia súc
có triệu chứng của bệnh thì không thấy có hiệu quả. Sau đó, các chẩn đoán
trong phòng thí nghiệm đã xác định được nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn

Cl. perfringens và E.coli, trong đó Cl. perfringens đóng vai trò quan trọng.
Bệnh phát ra do cơ thể suy yếu bởi các yếu tố như: bệnh ký sinh trùng đường
máu, khẩu phần ăn mất cân đối… Các yếu tố này tác động đến sự phát triển
của vi khuẩn Cl. perfringens, khả năng sản sinh độc tố ruột của vi khuẩn tăng
lên và gây bệnh (Lê Văn Tạo 2006 [29]).
Hồ Văn Nam và cs (1997) [19] nhấn mạnh rằng vi khuẩn đường ruột có
vai trò không thể thiếu được trọng hội chứng tiêu chảy. Nguyễn Thị Nội và cs
(1989) [22], sau khi điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số
cơ sở chăn nuôi lợn, kết luận: Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu ở một số cơ
sở chăn nuôi lợn là E.coli, Salmonella, Streptococus, bên cạnh đó còn thường
xuyên phân lập được Klebsiella, Protues và Pseudomonas. Đào Trọng Đạt,
Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996b) [7] cho biết:
Đứng đầu trong số các mầm bệnh vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli.


5
Cũng theo tác giả, vi khuẩn yếm khí Cl. perfringens gây bệnh khi có điều kiện
thuận lợi sẽ trở thành vai trò chính.
Theo thông báo của Nguyễn Thị Nội và cs (1989) [22], Lê Minh Chí
(1996) [3] thì trong một vài thập kỷ qua hội chứng tiêu chảy ở Việt Nam là
một vấn đề thời sự, lợn ở rất nhiều địa phương bị bệnh và gây thiệt hại khá
nghiêm trọng. Theo các kết quả nghiên cứu của Hồ Văn Nam và cs (1997)
[19], Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo (1998) [35] cho thấy tỉ lệ mắc bệnh đường
tiêu hoá ở lợn rất cao, nhất là viêm ruột ỉa chảy.
Nhiễm độc máu do Cl. perfringens xảy ra chủ yếu theo loài gia súc, lứa
tuổi và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Các trường hợp nhiễm độc trước hết là
loài nhai lại sau đó là gia cầm, lợn và thỏ. Thông thường thì gia súc sơ sinh và
trưởng thành như cừu non, bê bị nhiễm độc và phụ thuộc vào yếu tố thức ăn
như thức ăn nhiều đạm, quá thừa thức ăn và sự thay đổi thức ăn gây ra biến
đổi hệ vi khuẩn đường ruột và sản sinh độc tố của các chủng Cl. perfringens

Độc tố được hấp thu qua niêm mạc đường tiêu hóa vào máu gây nhiễm độc
cấp tính. Đậu Ngọc Hào (2007)[9].
Trần Thị Hạnh (2000) [10] đã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E.coli và
Cl. perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con và đã kết luận ngoài vi khuẩn
E.coli là nguyên nhân gây bệnh chính, một tác nhân gây bệnh cũng quan trọng
khác là Cl. perfringens typ C. Vi khuẩn này gây viêm ruột hoại tử, xuất hiện ở
lợn sơ sinh và gây ra tỷ lệ chết cao từ 50-100%.
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
Năm 1865 nhà vi trùng học Feser đã phát hiện ra vi khuẩn Cl. perfringens
đầu tiên trên mô bào của một số bò bị mắc bệnh. Vi khuẩn Cl. perfringens được
phân lập lần đầu tiên vào năm 1892 bởi Welch và Nuttall trong tổ chức có hơi của
xác người chết. Kể từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vi
khuẩn này (Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [30]).


6
Năm 1931, bằng phương pháp trung hoà kháng độc tố với độc tố thu
được từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn, Wilsdon đã phân loại được 4 typ
Cl. perfringens gây bệnh là A, B, C, D. Năm 1943, cũng bằng phương
pháp trên Bosworth đã phát hiện thêm typ E (Hatheway, (1990) [46]).
Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn Cl.perfringens ở lợn con được mô
tả lần đầu tiên ở nước Anh, Hunggari vào năm 1955, Đức 1970), ở Hà Lan
năm 1971, ở Nhật năm 1983, ở Nga năm 1994 và ở Canada năm 1983.
Trong quá trình nghiên cứu, chiết tách các loại độc tố, Hogh (1974) [48]
đã phát hiện thấy: ngoài độc tố β-toxin có hàm lượng cao nhất trong chất chứa
ở tuột, còn có một vài loại độc tố khác như: α-toxin (Lecitinase), κ-toxin
(Collagenase), µ-toxin (Hyaluronidase) và δ-toxin. Con vật chết trong các ca
bệnh viêm ruột hoại tử do Cl. perfringens typ C chính là do vai trò tác động
của các độc tố.
Ngoài ra, vi khuẩn Cl. perfringens còn là một trong những nguyên nhân

gây ngộ độc thức ăn, tiêu chảy và viêm ruột hoại tử ở trẻ em và nhiều loại
động vật, đặc biệt là ở gia súc non (Roeder và cs 1987 [55]).
Năm 1989, nhiều công trình nghiên cứu ở Anh, Pháp, Mỹ đã công bố
thành công trong việc giải trình tự gen mã hoá độc tố alpha (α). Năm (1996)
Songer đã dùng phương pháp PCR và ELISA để xác định các loại độc tố của
vi khuẩn Cl. perfringens (Songer J.G 1996 [57]). Đến năm 1997, người ta đã
dùng phương pháp multiplex PCR để xác định các typ khác của vi khuẩn Cl.
perfringens (Choi và cs 2003 [43]).
Đến nay, phương pháp PCR nói chung và multiplex PCR nói riêng đã
được sự dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong chuẩn đoán và định typ
Cl. perfringens.


7
Trong các typ vi khuẩn Cl. perfringens gây bệnh, thì typ C có sự phân
bố rộng, và khả năng gây bệnh cho người cũng như động vật cao hơn cả so
với những typ khác. Viêm ruột hoại tử ở những động vật non do vi khuẩn Cl.
perfringens bởi typ C được tìm ra ở Anh và Hungari từ năm 1955, sau đó vi
khuẩn này được nghiên cứu và tìm ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới
như: Mỹ, Đan Mạch, Liên Xô, Hà Lan, Canada, Nhật Bản cũng như hầu
khắp các quốc gia trên thế giới. Taylor và cs (1986) [58].
Với khả năng hình thành giáp mô, nên ngoài kháng nguyên thân, vi
khuẩn Cl. perfringens còn có kháng nguyên giáp mô. Vi khuẩn còn có khả
năng sinh sản ra nhiều loại độc tố và enzym khác nhau, gây ra quá trình bệnh
phong phú và thể lợi và phức tạp trong bệnh lý do độc tính gây ra (Roeder và
cs (1987) [55]). Theo Bergeland và cộng sự (1986) [42]; lợn con thường bị
nhiễm bệnh từ 12 giờ đến 7 ngày tuổi, đặc biệt trong 3 ngày đầu.
1.2. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VI KHUẨN Cl. PERFINGENS

1.2.1. Nghiên cứu về vi khuẩn Cl. perfringens

Năm 1865 nhà vi trùng học Feser đã phát hiện ra vi khuẩn Cl. perfringens
trên mô bào của một số bò bị mắc bệnh.
Năm 1870 Muller phát hiện bệnh ngộ độc thực phẩm ở người do độc tố
của Cl. Botulinum. Bệnh gây nhiễm độc tố do độc tố của vi khuẩn sản sinh
trong quá trình sinh sống tại mô bào tổ chức của cơ thể động vật, gây hoại tử ở
ngựa con và ngựa trưởng thành.
Clostridium là trực khuẩn yếm khí, có nha bào phân bố rộng rãi trong
thiên nhiên như ở đất, phân, nước bẩn, trong đường ruột và động vật. Có một
số loài gây bệnh chỉ phân bố ở những vùng địa lý nhất định. Giống vi khuẩn
này có tới trên 83 loài, phần lớn không gây bệnh, chỉ có khoảng 14 loài gây
bệnh cho người và gia súc nhỏ. Niilo và Chalmers (1978) [52]; Hatheway C.L
(1990) [46].


8
Năm 1994, Radostits O.M và cs [56] đã phân lập được Clostridium
septicum từ máu bò bị bệnh và đã xác định được vi khuẩn là tác nhân chính
gây bệnh thủy thũng ác tính hay bệnh hoại thư sinh hơi của gia súc.
Năm 1884, Carle đã mô tả bệnh uốn ván xảy ra điển hình ở thỏ. Cùng
năm đó, tác giả đã chứng minh được bệnh là do một loài vi khuẩn có nha bào
ở đầu. Năm 1997, Kitasato [49] đã phân lập được trực khuẩn gây bệnh, tìm ra
độc tố và đã gây bệnh thực nghiệm thành công. Năm 1994, Radostis O.M [56]
đã nghiên cứu và tạo ra giải độc tố phòng bệnh bằng cách dùng focmalin làm
vô hoạt độc tố.
Arleans và Thomas đã phát hiện ra vi khuẩn Clostridium chauvoei gây
bệnh ung khí than (Nguyễn Vĩnh Phước (1974) [26]); Timoney và cs (1994)
[59]; Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [30]).
Năm 1897, Van Ecmengein đã phát hiện ra Clostridium botulinum ở thịt
dăm bông và trong ruột già người chết vì ngộ độc, sau đó Konstansov đã phân
lập được trực khuẩn này ở cá. Clostridium histokyticum được Vainbec và

Xeganh phân lập năm 1916. Đây là trực khuẩn làm tan tổ chức, gây bệnh
huyết niệu cho bò (Timoney và cs (1994) [59]). Vào năm 1959, lần đầu tiên
Peckham đã cho biết Clostridium colinum là vi khuẩn gram dương, yếm khí và
sinh nha bào gây viêm ruột non ở chim cút. Các loài khác của giống
Clostridium cũng đều được phát hiện ở thế kỷ IX (Hatheway, 1990[46]).
Dựa theo tác động của độc tố, người ta chia Clostridium gây bệnh thành
4 nhóm:
- Nhóm gây trúng độc do độc tố thần kinh: Clostridium tetani gây bệnh
uốn ván. Clostridium botulinum gây ngộ độc thịt. Hai loài này sản sinh độc tố
có độc lực cao nhưng không có khả năng xâm nhập và nhân lên trong tổ chức
và mô bào sống.


9
- Nhóm gây thối nát, hoại thư sinh hơi, viêm bắp thịt và phủ tạng gồm:
Clostridium chauvoei gây bệnh ung khí thán ở trâu, bò; Clostridium
heamolyticum, Clostridium septicum, Clostridium perfringens, Clostridium
oedematiens, Clostridium sporogens gây hoại thư sinh hơi ở người và động vật.
Độc tốc của các loài này ít độc hơn độc tố thần kinh nhưng chúng có khả năng
xâm nhập và lan rộng trong cơ thể vật chủ. Nguyễn Quang Tuyên (2008) [36].
- Nhóm sản sinh độc tố ruột trong máu: Độc tố được sản sinh trong ruột
và hấp thu vào máu gây trúng độc toàn thân, Cl. perfringens cũng thuộc nhóm
này và chúng được phân ra các typ A, B, C, D và E.
- Nhóm gây bệnh đường ruột có khả năng sản sinh kháng sinh
Clostridium diffcile và Clostridium spiroform.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tìm hiểu về Cl.
Perfringens và bệnh do chúng gây ra tại Thái Nguyên.
1.2.2. Đặc điểm hình thái, tính chất nhuộm màu và sức đề kháng của vi khuẩn
- Vi khuẩn Cl. perfringens là vi khuẩn gram dương, yếm khí, không di
động, kích thước từ 0,8 - 1,5µm x 3 - 8 µm. Vi khuẩn không có lông, không di

động, hình thành giáp mô trong cơ thể động vật, hình thành nha bào trong môi
trường trung tính hay kiềm tính. Nha bào to hơn vi khuẩn, có hình ovan cân
xứng hay lệch tâm. Trong thực tế, ít khi quan sát được nha bào.
- Trên môi trường thạch máu bò hay cừu 7%, sau 24 giờ nuôi cấy trong
điều kiện yếm khí, vi khuẩn phát triển hình thành những khuẩn lạc rõ ràng, có
đường kính 3-5mm, màu xám trong, gây dung huyết hoàn toàn.
- Trong canh trùng non, Cl. perfringens bắt màu Gram dương, nhưng
trong canh trùng già vi khuẩn có thể thoái hình, hình cong sợi dài và một số có
thể bắt màu Gram âm.
- Nha bào hầu hết của các chủng đều không tồn tại được ở nhiệt độ cao,
đung sôi 5 phút có thể diệt được nha bào. Tuy nhiên trong thực tế nha bào của


10
các chủng Cl. perfringens typ C và typ A có sức đề kháng nhiệt rất lớn, đun
sôi 1000C trong vòng hơn 1 giờ mới bị vô hoạt.
1.2.3. Đặc tính nuôi cấy và sinh vật hoá học
* Đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí hoàn toàn. Vì vậy, trong
quá trình nuôi cấy, vấn đề quan trọng là phải tạo được môi trường yếm khí
thích hợp thì vi khuẩn mới có khả năng phát triển được. Tuy nhiên điều kiện
không đòi hỏi khắt khe như các vi khuẩn yếm khí khác. Cl. Perfringens phát
triển tốt ở môi trường yếm khí thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37 - 47oC.
- Vi khuẩn mọc tốt hơn ở những môi trường có thêm đường, máu hoặc
một số chất như: axit amin, vitamin, huyết thanh và carbohydrat.
- Trên môi trường thạch máu có 2% Glucose: Vi khuẩn tạo ra các
khuẩn lạc xung quanh có vòng dung huyết đôi đặc trưng, vòng ngoài tan máu
không hoàn toàn. Hiện tượng dung huyết được hình thành do các độc tố
Alpha (α) Beta (β) và Theta (υ). Hiện tượng dung huyết có xảy ra hay không
và mức độ của nó phụ thuộc vào độc tố của vi khuẩn được sinh ra và hồng

cầu của loài động vật nào đưa vào môi trường. Thường thì máu cừu và bò
gây dung huyết mạnh.
- Trong môi trường nước thịt gan yếm khí: Vi khuẩn phát triển nhanh
chóng làm đục môi trường, chuyển sang màu vàng rơm, sinh nhiều hơi, khi
mở nắp có nhiều bọt khí. Bề mặt môi trường đặc vi khuẩn hình thành khuẩn
lạc có dạng tròn.
- Khi nuôi cấy vào môi trường sữa quỳ (Litmus milk medium): Vi
khuẩn phát triển tạo thành dạng cẩn mây điển hình do đường lactose trong môi
trường bị lên men, tạo ra acid, làm đông vón casein và làm chuyển màu môi
trường, từ màu xanh da trời thành màu hồng. Sau đó thì các đám vẩn acid đó
bị vỡ, nứt ra do sự hình thành hơi.


11
- Khi nuôi cấy trên môi trường thạch máu cừu hay máu bò 7% trong
điều kiện yếm khí, sau 24h phát triển thành những khuẩn lạc rõ, hơi tròn và
gây dung huyết hoàn toàn trên thạch máu bò.
- Trên môi trường có huyết thanh người hay lòng đỏ trứng gà: Vi khuẩn
phát triển, làm phân huỷ chất lecithin trong môi trường, tạo ra một vùng màu
trắng đục ở quanh đường cấy vi khuẩn.
* Đặc tính sinh vật hoá học
Vi khuẩn Cl. perfringens lên men đường Glucose, Lactose, Sacarose,
Maltose… không lên men Manitol, Ducitol, Cl. perfringens sản sinh ra H2S,
NH3, Acid Acetic…
1.2.4. Phân loại Cl. perfringens và đặc tính gây bệnh
1.2.4.1. Phân loại
Vi khuẩn Cl. perfringens có nhiều chủng và có khả năng sản sinh ra
nhiều loại độc tố khác nhau. Cl. perfringens hình thành độc tố dung huyết, gây
hoại tử tổ chức phần mềm và gây chết. Theo Quinn và cs (1994) [53] căn cứ
vào các loại độc tố, cấu trúc của kháng nguyên và khả năng gây bệnh, vi

khuẩn Cl. perfringens được chia ra một số typ như: typ A, B, C, D và E.
- Typ A
Cl. perfringens typ A từ lâu đã được coi như một trong những vi sinh
vật bình thường trong đường tiêu hoá của người và động vật. Typ A có các
loại độc tố chủ yếu là α, các độc tố thứ yếu là υ, κ, η, µ. Vi khuẩn này phổ
biến trong tự nhiên: đất, cát, không khí, nước hồ, sông, suối… và cũng có thể
tìm thấy chúng ở rau, sữa, phomat, đồ hộp, thịt tươi. Loại này thường gây ra
ngộ độc thức ăn, gây viêm ruột hoại tử ở người và động vật, với các độc tố
chủ yếu là α (Alpha- toxin) và một số độc tố thứ yếu khác như κ (Kappa toxin), η (Eta-toxin), trong đó độc tố α có vai trò quan trọng nhất, nó có khả
năng gây chết vì làm tan máu và gây hoại tử tổ chức.


12
- Typ B
Bệnh ở cừu xảy ra khá rõ ràng và rộng rãi ở châu Á, châu Âu, châu Phi.
Độc tố gây ra bởi typ B xảy ra lẻ tẻ ở bê và ngựa con với các triệu chứng ỉa
chảy lẫn máu. Typ B có khả năng sản sinh các loại độc tốt chủ yếu như: α, β,
ε, các loại độc tố thứ yếu là: γ, δ, υ, κ, µ và ν. Cl. perfringens typ B ngoài gây
bệnh lỵ ở cừu non, bệnh nhiễm máu độc tố ruột ở lừa, ngựa non, cừu mà còn
là nguyên nhân gây bệnh cho bê dưới 3 tuần tuổi, làm con vật chết nhanh với
triệu chứng lơ đãng, nằm mệt mỏi, đau bụng, ỉa chảy, phân hôi tanh, lẫn máu,
viêm ruột hoại tử, tỷ lệ chết có thể tới 100%.
- Typ C
Cl. perfringens typ C gây viêm ruột hoại tử ở trẻ em, trên gia súc
thường gặp ở bê, nghé, dê, cừu, lợn con. Typ C lần đầu tiên được tìm thấy trên
lợn vào năm 1955 ở Anh và Hungari, sau đó ở Mỹ, Đan Mạch, Đức và
Newzeland, Canada, Nhật Bản. Bệnh có triệu chứng lâm sàng điển hình là tổ
chức xuất huyết nặng, gia súc có thể bị chết khi chưa có triệu chứng ở tổ chức.
Gia súc mới sinh có tỷ lệ chết cao hơn gia súc trưởng thành. Lợn bị tác động
bởi Cl. perfringens typ C nhiều hơn các loài khác. Lợn con rất mẫn cảm với

bệnh, chúng có thể bị bệnh rất sớm, ngay sau khi sinh được 1-2 ngày. Typ này
thường sản sinh ra một số loại độc tố chủ yếu như α, β và các độc tố thứ yếu
như: λ, δ, ν, κ, γ.
- Typ D
Bệnh do Cl. perfringens typ D gây ra xuất hiện chủ yếu ở cừu, dê mọi
lứa tuổi, ít gặp ở trâu, bò và ngựa. Con vật cũng có triệu chứng ỉa chảy, đôi
khi có lẫn máu và chết đột ngột. Loại này thường sản sinh độc tố chủ yếu là α,
ε và các độc tố thứ yếu như β, γ, µ, κ, δ, ν. Độc tố ε (Epsilon) có khả năng tự
gia tăng tính thẩm thấu trong đường ruột để hấp thu nhiều nhất vào hệ tuần
hoàn và đến cả não. Độc tố phá huỷ vi mạch ở tổ chức, gây thẩm suất dịch và


13
phù cấp tính, vì vậy nên ngoài tên gọi là độc tố đường ruột (Enterotoxin), εtoxin còn được gọi là độc tố thần kinh (Neurotoxin).
Typ E:
Typ E xuất hiện không phổ biến trong nhóm Cl. perfringens, gây nhiễm
máu độc tố ruột cho cừu, trâu, bò, dê, thỏ và một số loài gia súc khác và
người. Độc tố chủ yếu là α, ι, độc tố thứ yếu υ, κ, µ, ν.
Kết quả nghiên cứu của Hogh.P (1974) [48] cho biết typ E là nguyên
nhân gây chứng xuất huyết và hoại tử đường ruột của bê ở Úc. Mặc dù typ E
được phân lập ở hầu hết động vật nuôi, nhưng do hạn chế về điều kiện nghiên
cứu nên khả năng gây bệnh của typ E đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Ngoài ra, còn có một số tác giả chia Cl. perfringens thành 6 typ huyết
thanh. Ngoài 5 typ như trên còn có thên typ F. Cl. perfringens typ F gây viêm
ruột hoại tử ở trẻ em, ở dê và một số gia súc khác, công thức kháng nguyên
không khác nhiều so với typ C, chỉ khác ở một số thành phần độc tố thứ yếu,
còn các độc tố chủ yếu gây bệnh thì hoàn toàn giống nhau. Vì thế, ngày nay
typ F cũng được xem là typ C.
Trong số 5 typ huyết thanh của Cl. perfringens, typ C là một typ phân
bố rộng rãi và quan trọng nhất.

1.2.4.2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn Cl. perfringens có trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường
của động vật và người. Vì vậy thường có 2 yếu tố gây nên bệnh tiêu chảy ở gia
súc: thứ nhất do vi khuẩn sẵn có trong đường ruột, thứ hai do thức ăn bị nhiễm
khuẩn Cl. perfringens cùng với một số thay đổi về môi trường, khẩu phần thức
ăn, thức ăn chứa nhiều protein hoặc do lao tác quá mức… dẫn tới cơ thể bị
giảm nhu động ruột, giữ lại vi khuẩn trong cơ thể và cuối cùng thì cơ thể hấp
thu các độc tố gây bệnh. Cacbon hyđrat không tiêu hoá được là môi trường
thuận lợi cho vi khuẩn Cl. perfringens sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.


14
Bình thường, vi khuẩn này có nhiều ở ruột già nhưng khi sức đề kháng của cơ
thể giảm, vi khuẩn lại xâm nhập lên ruột non và sản sinh ra một lượng lớn độc
tố, gây nhiễm độc huyết đường ruột. Trong đường tiêu hoá, với sự bội nhiễm
về số lượng, vi khuẩn Cl. perfringens tấn công vào lớp màng nhày rồi vào lớp
biểu mô ruột, dưới tác dụng của độc tố gây xuất huyết, hoại tử tổ chức nhung
mao ruột, từ đó lan dần vào sâu tới các lớp niêm mạc ruột. Trong nhiều trường
hợp, vi khuẩn xâm nhập sâu vào thành ruột tạo thành những ổ viêm nhiễm,
gây khí thũng dưới lớp niêm mạc hoặc lớp cơ hay đi sâu vào trong các tổ chức
hay các hạch lympho lân cận. Trong thực tế những phát hiện này có ý nghĩa
rất quan trọng trong nghiên cứu sản xuất giải độc tố để phòng bệnh (Quinn và
cs (1994) [53] Cl. perfringens typ C có thể phân lập được trong chất chứa
đường ruột của động vật khoẻ. Theo kết quả kiểm tra vi khuẩn học, các mẫu
phân lấy từ loài động vật trâu, bò, cừu, lợn và gia cầm có thể phát hiện được
Cl. perfringens và cũng dễ dàng tìm thấy loài vi khuẩn này trong thức ăn,
dụng cụ chăn nuôi, môi trường xung quanh chuồng trại gia súc trong đất và
nguồn nước. Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và cs
(1998) [8] cũng đã chứng minh được điều đó.
1.2.5. Các kháng nguyên và độc tố của Cl. perfringens

1.2.5.1. Đặc tính của kháng nguyên
Người ta phân loại Cl. perfringens dựa vào kháng nguyên hòa tan, nó
rất quan trọng vì liên quan tới sự gây bệnh khác nhau giữa các typ khác nhau
cho người và động vật.
Cl. perfringens có một số kháng nguyên thân và kháng nguyên giáp mô.
Tuy nhiên các loại kháng nguyên này không có vai trò chủ yếu và quan trọng
trong việc nhận ra các chủng của Cl. perfringens.
Các chủng Cl. perfringens sản sinh nhiều loại độc tố và enzyme khác
nhau, mỗi một chủng có những đặc điểm riêng trong việc sản sinh ra một vài


15
loài độc tố hay enzyme nào đó. Việc phân chia các chủng Cl. perfringens
thành các typ huyết thanh như ở trên chính là dựa trên cơ sở phát hiện các độc
tố do chúng sản sinh ra bằng phản ứng trung hoà độc tố đặc hiệu. Mỗi một loại
độc tố hay enzyme được nghiên cứu đầy đủ và chi tiết vì mỗi loại độc tố có
vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng.
1.2.5.2. Những loại độc tố chủ yếu
* Độc tố α (Alpha - toxin)
Độc tố này được sản sinh bởi tất cả các typ Cl. perfringens nhưng typ C
có khả năng sản sinh ra độc tố α nhiều nhất. Độc tố α có bản chất là một
phospholipase C và đóng vai trò quan trọng trong chứng hoại thư sinh hơi. Nó
có khả năng thuỷ phân phosphatidylcholine và sphingomyelin, nhưng không
thuỷ phân được các phospholipid khác. Độc tố α là độc tố gây chết, gây hoại
tử và tan máu, đó là một enzym kiểu lecitinase trên thạch lòng đỏ trứng và
vùng mờ đục trong dung huyết đôi ở trên thạch máu. Cụ thể là chúng phá huỷ
hồng cầu, gây hoại tử tổ chức phần mềm.
* Độc tố β (Beta - toxin)
Độc tố β là độc tố gây chết chủ yếu được sinh sản bởi typ B và typ C.
Độc tố β gây nên hoại tử ruột. Độc tố này mẫn cảm với Trypsin. Với những

gia súc non bú sữa, trong sữa đầu có anti-trypsin có tác dụng làm vô hoạt
trypsin của dịch tuỵ, do đó độc tố không bị phá huỷ và gây bệnh. Đây chính là
nguyên nhân làm cho gia súc non đặc biệt mẫn cảm với độc tố này.
Độc tố β có bản chất là 1 protein, là ngoại độc tố chủ yếu gây nhiễm
độc ruột ở gia súc và người.
Ngoài ra, độc tố β cũng được sinh ra bởi Cl. perfringens typ E làm
tăng tính thấm thành ruột, tăng hấp phụ độc tố và đi vào mạch máu, phá huỷ
thành mạch (kể cả mạch máu não) gây xuất huyết và phù thũng (Garmory
và cs, 2000 [45]). Trong những năm gần đây, một loại độc tố mới được phát


×