Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên Cứu Sử Dụng Lá Keo Dậu Trong Khẩu Phần Nuôi Thỏ Thịt Tại Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.45 MB, 96 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ KEO DẬU
TRONG KHẨU PHẦN NUÔI THỎ THỊT TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VÂN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ KEO DẬU
TRONG KHẨU PHẦN NUÔI THỎ THỊT TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN

THÁI NGUYÊN - 2010


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Vân


iv

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập thể, cá
nhân và gia đình.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Liên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, khoa Chăn
nuôi - Thú y và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại
học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ, công nhân

viên tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây nơi tôi tiến hành nghiên
cứu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông, cấp ủy, chính quyền và
nhân dân các phường, xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
cùng toàn thể gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Tác giả
Nguyễn Thị Vân


v

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4

1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 4
1.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm của thỏ nhà........................................... 4
1.1.1. Sơ lược nguồn gốc thỏ nhà và quá trình thuần hóa.......................... 4
1.1.2. Một số đặc điểm chung của thỏ nhà................................................. 6
1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của thỏ ......................... 7
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu .............................................................. 7
1.2.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ................................................................ 8
1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và phát triển của thỏ.............. 8
1.3.1. Sự sinh trưởng, sự phát dục.............................................................. 8
1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ ..................................... 9
1.3.2.1. Giai đoạn bú mẹ......................................................................... 9
1.3.2.2. Giai đoạn sau cai sữa ............................................................... 10

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ ...................... 11
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho thịt của thỏ...... 12
1.3.4.1. Ảnh hưởng của giống............................................................... 12
1.3.4.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng.......................................... 13
1.3.4.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển
của thỏ.................................................................................................... 15
1.3.4.4. Ảnh hưởng của loại hình, kích thước thức ăn và thời gian cho
ăn tới sinh trưởng của thỏ ..................................................................... 19
1.3.4.5. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường........................................... 20
1.4. Tỷ lệ tiêu hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa thức ăn...... 22
1.5. Một số loại thức ăn thô xanh thường dùng trong chăn nuôi thỏ .......... 23


vi

1.6. Một số đặc điểm của giống thỏ New Zealand White và keo dậu làm thí nghiệm . 25
1.6.1. Đặc điểm của thỏ New Zealand White .......................................... 25
1.6.2. Đặc điểm keo dậu làm thí nghiệm ................................................. 26
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .......................................... 34
1.7.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................... 34
1.7.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................. 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 41

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 41
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 41
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 41
2.3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ tại TP. Thái Nguyên ................................... 41
2.3.2. Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ khác nhau tới tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ TN ....................... 41
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ khác

nhau tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ....................................... 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 42
2.4.1. Tình hình chăn nuôi thỏ tại TP. Thái Nguyên ................................... 42
2.4.2. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thử mức tiêu hóa của các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần được bổ sung lá keo dậu ở các tỷ lệ 5 - 10 - 15%............. 42
2.4.3. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ
lệ 5 - 10 - 15% tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ thí nghiệm ........ 43
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 47
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 49

3.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn TP. Thái Nguyên .......................... 49
3.2. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
nuôi dưỡng thỏ ................................................................................................ 53
3.2.1. Kết quả phân tích thành phần hóa học của keo dậu làm thí nghiệm . 53


vii

3.2.2. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong KP thí nghiệm nuôi thỏ ở
giai đoạn 30 ngày tuổi.................................................................................. 54
3.2.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong KP thí nghiệm nuôi thỏ ở
giai đoạn 90 ngày tuổi.................................................................................. 56
3.3. Khả năng sinh trưởng của thỏ thí nghiệm................................................ 58
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ qua các giai đoạn tuổi ................................. 58
3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm ............................................ 59
3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm .......................................... 62
3.3.4. Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm......................................... 65
3.4. Tiêu tốn thức ăn của thỏ trong quá trình thí nghiệm................................ 67
3.5. Kết quả mổ khảo sát thỏ thí nghiệm ........................................................ 69
3.6. Thành phần hóa học của thịt thỏ thí nghiệm............................................ 71

3.7. Chi phí thức ăn cho thỏ thí nghiệm.......................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 74

4.1. Kết luận .................................................................................................... 74
4.1.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.......... 74
4.1.2. Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở các tỷ lệ khác nhau tới tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ.............................. 74
4.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi với các tỷ lệ khác
nhau tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ....................................... 75
4.2. Đề nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLKD

: Bột lá keo dậu

CD

: Cộng dồn

Cs

: Cộng sự

DXKĐ


: Dẫn xuất không đạm

ĐVT

: Đơn vị tính

KL

: Khối lượng

Kg

: Kilogram

KP

: Khẩu phần

Li

: Lipid

NZW

: Newzealand White

G

: Gram


Pr

: Prôtein



: Thức ăn

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TK

: Trong kỳ

TLTH

: Tỷ lệ tiêu hóa

TN

: Thí nghiệm

TP

: Thành phố

ST


: Sinh trưởng

VCK

: Vật chất khô


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của một số
loài gia súc (%) ...................................................................................7
Bảng 1.2: Khả năng sinh trưởng của thỏ (g/con) .............................................11
Bảng 1.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ............................................................14
Bảng 1.4: Khối lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa keo dậu tươi của một số
loài gia súc ........................................................................................23
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................44
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần nuôi thỏ TN.......................44
Bảng 3.1: Biến động về số lượng thỏ nuôi tại TP. Thái Nguyên trong 3
năm 2007 - 2009 ...............................................................................49
Bảng 3.2: Cơ cấu đàn thỏ nuôi tại TP. Thái Nguyên năm 2009 ......................51
Bảng 3.3: Quy mô đàn thỏ nuôi trong các nông hộ .........................................52
Bảng 3.4: Một số loại thức ăn xanh thường được sử dụng trong chăn nuôi
thỏ tại TP. Thái Nguyên ...................................................................53
Bảng 3.5: Thành phần hóa học của keo dậu làm thí nghiệm ...........................54
Bảng 3.6: Tỷ lệ tiêu hóa hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của thỏ
TN giai đoạn 30 ngày tuổi ................................................................55
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần thí nghiệm

của thỏ giai đoạn 90 ngày tuổi..........................................................56
Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống của thỏ thí nghiệm .................................................58
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm (g/con) .............................60
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) ................63
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm (%) .............................66
Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm (kg) ......68
Bảng 3.13: Kết quả mổ khảo sát thỏ thí nghiệm..............................................70
Bảng 3.14: Thành phần hóa học của thịt nạc thỏ thí nghiệm...........................71
Bảng 3.15: Chi phí thức ăn cho thỏ thịt thí nghiệm.........................................72


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm ............................ 62
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm .......................... 65
Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm ........................... 67


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu trong đời
sống con người như: thịt, trứng, sữa… Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt… sử
dụng đến 95% thức ăn tinh, thỏ có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh
trong khẩu phần. Trong chăn nuôi công nghiệp, tỷ lệ thức ăn thô xanh trong
khẩu phần thức ăn của thỏ (tính theo vật chất khô) là 50 - 55%, chất xơ trong
khẩu phần 12 - 14%. Trong chăn nuôi gia đình, tỷ lệ thức ăn thô xanh trong

khẩu phần của thỏ còn cao hơn nhiều tới 65 - 80%.
Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng nhanh, chuồng trại
tận dụng vật liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ làm, vốn mua con giống ban đầu so với
các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chỉ bỏ vốn ra một lần đầu là có thể duy trì
chăn nuôi liên tục được. Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn, nếu nuôi 3 đến 3,5
tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt, 5,5 đến 6 tháng là bắt đầu sinh sản. Một
năm thỏ cái đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5 kg có thể
sản xuất ra 90 - 140 kg thịt thỏ một năm nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với
khả năng của nhiều gia đình.
Như vậy chăn nuôi thỏ khai thác được nhiều sản phẩm như thịt, da,
lông, phân. Chăn nuôi thỏ không những góp phần vào sự phát triển của ngành
chăn nuôi mà còn đóng góp cho công tác thú y và y học, miễn dịch học rất
hiệu quả. Trong khi chăn nuôi hiện nay luôn phải đối mặt với nguy cơ bùng
phát các dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch
lở mồm long móng… gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi thì chăn nuôi thỏ
ở nông hộ là lựa chọn đúng đắn của nhiều địa phương trên cả nước hiện nay.
Tuy nhiên, đến nay chăn nuôi thỏ ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh,
nông dân nuôi còn lẻ tẻ, sản lượng hàng hoá chưa nhiều, việc tiêu thụ khó
khăn, giá cả không ổn định, lúc lên lúc xuống, mặc dù nuôi thỏ là có lãi. Mặt
khác việc phổ biến kỹ thuật và các tài liệu, sách kỹ thuật chưa được phổ biến


2

rộng khắp. Chăn nuôi thỏ nói chung chưa được chú ý đúng mức, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu đi sâu về sử dụng các loại thức ăn trong khẩu ăn nuôi
thỏ, đặc biệt là đối với các loại thức ăn xanh, thức ăn bổ sung giàu protein.
Keo dậu là một loại cây bộ đậu vùng nhiệt đới được trồng trên hầu hết
các vùng khí hậu của nước ta. Lá và hạt của cây keo dậu chứa một hàm lượng
lớn protein, vitamin mà nó là nguồn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát

triển của động vật. Keo dậu còn là một loại cây có khả năng sinh trưởng tốt và
thích nghi với hầu hết các vùng khí hậu khác nhau của Việt Nam. Do vậy, loại
thức ăn này được sử dụng khá phổ biến trong khẩu phần ăn, góp phần cải
thiện khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe của động vật và giảm chi phí
thức ăn trong chăn nuôi.
Hiện nay, cây keo dậu là một loại thức ăn khá thích hợp với trâu, bò,
dê. Ở những tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần, keo dậu đã có những ảnh hưởng
tốt đến tăng trọng, năng suất sữa của động vật nhai lại. Tuy nhiên, ở thỏ, ảnh
hưởng của lá keo dậu đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe chưa
được nghiên cứu nhiều, cũng như tỷ lệ thích hợp loại thức ăn này trong khẩu
phần của thỏ vẫn còn chưa được xác định một cách rõ ràng.
Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư, tập trung nhiều trường đại
học của khu vực miền núi phía Bắc. Nhu cầu về thịt và các sản phẩm chế biến
từ thịt ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Chăn nuôi thỏ tại
thành phố Thái Nguyên đã có từ lâu đời nhưng đến một sô năm gần đây mới
được quan tâm và có sự phát triển. Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ quy mô còn nhỏ,
cơ cấu đàn thỏ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
sử dụng lá keo dậu trong khẩu phần nuôi thỏ thịt tại thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”.


3

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu sử dụng
các tỷ lệ lá keo dậu khác nhau.
- Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ lá keo dậu khác nhau trong khẩu

phần đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề sử dụng keo dậu làm thức ăn nuôi dưỡng thỏ thịt
- Bổ sung những số liệu mới trong nghiên cứu sử dụng thức ăn nuôi thỏ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn để khuyến cáo cho
việc sử dụng keo dậu trong chăn nuôi thỏ.


4

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Nguồn gốc và một số đặc điểm của thỏ nhà
1.1.1. Sơ lược nguồn gốc thỏ nhà và quá trình thuần hóa
Thỏ nhà có nguồn gốc từ thỏ rừng, theo Nguyễn Quang Sức và cs
(2000) [35], vị trí sắp xếp của thỏ trong giới động vật như sau:
- Giới: Animalia
- Ngành: Chordata
- Lớp: Mamalia
- Bộ: Lagomorpha
- Họ: Leporidae
Trong bộ Lagomorpha có hai họ là họ Ochotonidae và họ Leporidae.
Họ Leporidae chia thành 2 giống là giống thỏ đồng (Lepus) và giống thỏ rừng
(Oryctolagus). Trong quá trình thuần hóa, một bộ phận thỏ rừng biến đổi
thành thỏ nhà. Sơ đồ phân loại thỏ được thể hiện như sau:

Lớp

Động vật có vú (Mammalia)

Nhóm

Có vú bậc cao (Eutheria)

Bộ

Gặm nhấm (Glires)

Bộ phụ

Họ
Loài

Giống

Gặm nhấm kiểu thỏ
(Lagomorpha)
Ochotonidae

Gặm nhấm
(Rodentia)
Leporidae (Kiểu thỏ)

Thỏ rừng
(Oryctolagus cuniculus)
Thỏ nhà (Domestic rabbit)


Thỏ đồng
(Lepus europeus)


5

Nhờ những vật hóa thạch, những di vật qua khai quật mà người La Mã
đã phát hiện thấy thỏ nhà xuất hiện ở Tây Ban Nha vào đầu Công nguyên. Thế
kỷ XVI, thỏ được nuôi dưới hình thức bán hoang dã, nuôi nhốt và cả những
bãi thỏ hoang để lấy thịt, song dưới chế độ độc quyền của lãnh chúa nên việc
chăn nuôi thỏ không được phát triển rộng rãi. Đầu thế kỷ XIX, sau khi chế độ
lãnh chúa độc quyền bị xóa bỏ, chăn nuôi thỏ đã phát triển rộng rãi khắp Tây
Âu và được người Châu Âu giới thiệu đi khắp thế giới (Bùi Quang Thuần,
1982) [40].
Cuối thế kỷ XIX và nhất là đầu thế kỷ XX, nhiều phương pháp nuôi thỏ
nhốt chuồng, cùng các giống thỏ đã thích nghi, đã được chọn lọc kỹ lưỡng
được phổ biến rộng có khả năng cho năng suất cao (Nguyễn Quang Sức và cs,
1995) [34].
Sau quá trình thuần hoá lâu dài, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80
giống thỏ.
Dựa vào tầm vóc cơ thể, người ta chia thỏ thành ba nhóm giống:
- Nhóm giống thỏ tầm đại (thỏ gộc): ví dụ thỏ Flandrơ (Pháp), thỏ đại
bạch Hung, thỏ khoang Đức, thỏ xanh Nga... Các giống này to con, trường
mình, nặng 6 - 9 kg, đẻ ít, nuôi con vụng, ăn nhiều, thịt không ngon.
- Nhóm giống thỏ tầm trung: như thỏ New zealand, California... Các
giống này có năng suất cao nhất cả về sinh sản và cho thịt, rất phù hợp với
hướng nuôi lấy thịt. Hiện nay 70 - 80% tổng đàn thỏ trên thế giới thuộc nhóm
giống này.
- Nhóm giống thỏ tầm tiểu (thỏ dé): Thỏ nhỏ con, nhẹ cân (2 - 3 kg), ăn

ít nhưng đẻ nhiều, khéo nuôi con.
Căn cứ theo mục đích sử dụng thì có thể chia thỏ thành 3 nhóm giống
như sau:


6

- Thỏ lấy thịt: loại thỏ này lông ngắn, cứng, chóng lớn, nặng cân.
- Thỏ lấy lông: thỏ Angora, nhẹ cân (2,5 - 3,5kg), lông mềm, dài, mọc
liên tục, mỗi năm cắt 4 - 5 lần.
- Thỏ làm cảnh: thỏ ánh bạc... thỏ có hình thù và màu sắc lông đặc biệt.
1.1.2. Một số đặc điểm chung của thỏ nhà
Thỏ là loại gia súc rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh. Khả năng
thích ứng với môi trường mới của cơ thể cũng rất kém. Vì vậy khi thay đổi
đột ngột nơi nuôi nhốt, thức ăn, thời tiết khí hậu... đều dễ làm thỏ mắc bệnh
hoặc chết đột xuất, do sự mất cân bằng sinh học trong cơ thể.
Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí môi trường, dao
động ở mức 38 - 41oC trung bình là 39,5oC. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da,
cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí tăng
nhanh và nóng kéo dài trên 35oC, thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi
đó thỏ dễ bị cảm nóng.
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao
động theo nhịp thở. Nếu thỏ khỏe, trong môi trường bình thường thì tần số hô
hấp 60 - 90 lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100
- 120 lần/phút. Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều liên quan
thuận với nhiệt độ không khí môi trường. Thỏ thích hợp nhất với nhiệt độ
không khí từ 21 - 28,5oC.
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được
con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo
khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang ngóc

ngách. Bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi.
Thỏ rất thính và tinh, trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ xung
quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống được bình thường (Đinh Văn Bình và cs,
2003) [4].


7

1.2. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của thỏ
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ nhà là dạ dày đơn, co giãn tốt
nhưng co bóp yếu, đường ruột dài 4 - 6m, tiêu hóa chậm, từ khi ăn vào đến
khi thải phân mất 60 - 72 giờ. Manh tràng lớn gấp 5 - 6 lần dạ dày và có khả
năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dầy và
manh tràng trống rỗng, gây cho thỏ có cảm giác đói. Nếu thức ăn nghèo xơ
hoặc thức ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát thì làm thỏ rối loạn
tiêu hóa như tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng, đường ruột căng khí,
đầy bụng và ỉa chảy.
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11 - 12. Nhưng
đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần thứ 3 - 9
khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3, ruột non
nặng gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó đã tương
đương nhau. Sự phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như
phát triển về khối lượng. Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ
cũng khác so với của gia súc khác, manh tràng là lớn nhất (49%).
Theo Đinh Văn Bình và cs (1995) [3] tỷ lệ dung tích các phần đường
tiêu hóa của các gia súc như sau:
Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của một số
loài gia súc (%)
Tên đoạn đường tiêu hóa

Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Ruột già
Tổng số

Ngựa
9
30
16
45
100


71
19
3
7
100

Lợn
29
33
6
32
100

Thỏ
34
11

49
6
100


8

1.2.2. Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
Thức ăn vào dạ dày được xếp thành từng lớp rồi chuyển dần xuống ruột
non. Nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm ruột, viêm dạ dày. Thức ăn
trong dạ dày được phân hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày, nếu thiếu muối trong
khẩu phần ăn thì dịch dạ dày tiết ra ít, dẫn đến cơ thể không sử dụng hết
nguồn đạm trong thức ăn.
Ở ruột non, các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu
hóa ở dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ chủ yếu ở đây. Nếu
ruột non bị viêm do vi trùng, cầu trùng thì không hấp thụ được dinh dưỡng từ
thức ăn, thỏ sẽ gầy yếu.
Ở ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước. Manh tràng là nơi dự trữ
và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng và vitamin cần
thiết được tổng hợp ở manh tràng nhưng không hấp thụ hết ở đây, mà được
tồn lại ở các viên phân mềm, nhỏ được tạo thành ở manh tràng. Như vậy,
trong đường ruột thỏ tạo thành 2 loại phân: phân cứng, viên tròn thỏ không
ăn, phân mềm gồm nhiều viên nhỏ, mịn, dính kết vào nhau được tạo ra ở
manh tràng. Những viên phân đó được thải ra vào ban đêm gọi là phân “phân
vitamin”, thỏ thường ăn “phân vitamin” từ hậu môn và các chất dinh dưỡng
được hấp thụ lại ở ruột non. Dựa vào đặc tính ăn phân này mà người ta gọi
thỏ là loài “nhai lại giả”. Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân,
hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ 3 tuần tuổi. Phân cứng còn gọi
là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân ban đêm. Như vậy thỏ ăn phân
trong môi trường yên tĩnh.

1.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và phát triển của thỏ
1.3.1. Sự sinh trưởng, sự phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn


9

bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng chính
là sự tích lũy dần các chất, chủ yếu là protein mà tốc độ và khối lượng tích lũy
các chất do tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể
(Trần Đình Miên và cs, 1992) [26].
Theo Vũ Duy Giảng và cs, 1997 [13] sinh trưởng là quá trình tăng lên
về số lượng tế bào, đồng thời cũng là sự tăng lên về kích thước tế bào. Trong
quá trình đầu của phôi, hai quá trình này xảy ra đồng thời nhưng ở giai đoạn
sau sự biến đổi có khác nhau chút ít.
Quá trình phát triển của con vật phụ thuộc rất lớn vào mức dinh dưỡng.
Nếu dinh dưỡng cao con vật sẽ tăng trọng nhanh và đạt khối lượng tối đa
trong thời gian ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp con vật sẽ tăng khối lượng
chậm và thời gian nuôi kéo dài.
Các nhà nghiên cứu xem khả năng sinh trưởng của thỏ là sự lớn lên và
tăng khối lượng của cơ thể. Trên cơ sở tác động không ngừng của kiểu gen và
ngoại cảnh. Quá trình phát dục được diễn ra từ khi trứng được thụ tinh và trải
qua nhiều quá trình phát triển cho đến khi trưởng thành.
Trong sự phát triển chung của cơ thể sống. Quá trình sinh trưởng và phát
dục luôn luôn đan xen lẫn nhau, làm cho cơ thể con vật ngày càng phát triển
hoàn chỉnh, bộ phận này có phát dục thì bộ phận kia có sinh trưởng hoặc ngược
lại, cũng có khi sinh trưởng và phát dục thực hiện song song và cùng tồn tại
trong cùng một bộ phận của cơ thể. Như vậy, quá trình sinh trưởng và phát dục
là quá trình thay đổi số lượng và chất lượng liên tục của cơ thể con vật.

1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ
1.3.2.1. Giai đoạn bú mẹ
Sinh trưởng và phát triển của thỏ con bú mẹ (1 - 30 ngày tuổi) chịu tác
động ảnh hưởng của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ, vì vậy việc
chăm sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và sự


10

phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau
sau khi sinh ra. Nếu thỏ cái chửa không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy
động dinh dưỡng dự trữ của cơ thể để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể,
giảm sức sống đàn con đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, đàn thỏ
con còi cọc, tỷ lệ chết cao.
Thỏ con bú mẹ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài
nhất là nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ thích
hợp là 28oC sau đó giảm dần đến 25oC ở một tuần tuổi. Nếu nhiệt cao hơn
hoặc thấp hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến
màu, tỷ lệ chết cao.
Tùy theo giống thỏ, số con/lứa mà khối khối lượng sơ sinh thỏ thay đổi
trong khoảng 40 - 80 g. Thỏ Newzealand White, khối lượng sơ sinh 55 - 60 g,
các giống thỏ nội có khối lượng sơ sinh thấp hơn (Đinh Văn Bình và cs, 1995)
[3]. Đối với thỏ lai, khối lượng sơ sinh từ 40 - 50 g. Khi mới sinh thỏ chưa mở
mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng. Chúng lớn rất
nhanh, sau 4 - 5 ngày khối lượng tăng gấp đôi, sau một tuần toàn thân đã mọc
một lớp lông mịn và mỏng. Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12 ngày tuổi, số thỏ
con/lứa đẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt. Sau 2 tuần thỏ con đã
thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuy nhiên
lượng thức ăn ngoài sữa chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi. Trong giai đoạn
này thỏ con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là

nhân tố quyết định tốc độ sinh trưởng của thỏ con. Tùy theo tốc độ sinh trưởng
phát triển mà thỏ con được cai sữa mẹ lúc 25 - 30 ngày tuổi (Đinh Văn Bình
và cs, 2005) [5].
1.3.2.2. Giai đoạn sau cai sữa
Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn sinh trưởng chậm của thỏ con, đồng
thời chúng lại thay lông lần đầu (5 - 8 tuần tuổi) vì vậy đây là giai đoạn thỏ


11

khá yếu và dễ mắc bệnh cần chú ý các khâu chăm sóc và nuôi dưỡng. Từ tuần
thứ 7 - 11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh
hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng
nhanh. Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần và thỏ bắt đầu phát dục.
(Đinh Văn Bình và cs, 2003) [4].
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ
* Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số đánh giá sự sinh trưởng
được sử dụng quen thuộc và đúng đắn nhất. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ cho
phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm của cơ thể, nhưng lại không nói
lên được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một
khoảng thời gian ở các độ tuổi. Chỉ tiêu này có thể biểu diễn bằng đồ thị, đồ
thị về diễn biến khối lượng cơ thể gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Sinh
trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và
dị hóa. Đường biểu diễn của đồ thị thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng. Khối lượng cơ thể thỏ thường được theo dõi ở từng tuần tuổi
hoặc lặp lại theo chu kỳ 10 ngày và đơn vị tính bằng g/con hoặc kg/con.
Theo Nguyễn Quang Sức và cs (2000) [35], khả năng sinh trưởng của
các giống thỏ được tổng hợp như sau:
Bảng 1.2: Khả năng sinh trưởng của thỏ (g/con)

Chỉ tiêu

Thỏ nội

Thỏ lai

Thỏ ngoại

Khối lượng sơ sinh

40 - 50

40 - 50

50 - 55

Khối lượng 21 ngày tuổi

200 - 220

300 - 350

350 - 400

Khối lượng 30 ngày tuổi

270 - 300

450 - 550


500 - 600

Khối lượng trưởng thành

3000 - 3500

3500 - 5000

4500 - 6000


12

Để đánh giá khả năng sinh trưởng, ngoài chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy
người ta còn sử dụng các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh
trưởng tương đối.
* Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể
tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối
tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối dạng hình Parabol, giá trị
sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước cơ
thể ở lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Thỏ còn nhỏ sinh trưởng
tương đối cao, sau đó giảm dần.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho thịt của thỏ
Sinh trưởng của thỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là yếu tố
giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi, dinh dưỡng, kỹ thuật và điều kiện
chăm sóc. Ngoài ra các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cũng có ảnh
hưởng tới sinh trưởng của thỏ.
1.3.4.1. Ảnh hưởng của giống
Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [37] giống luôn là nhân tố hàng đầu

ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, giống khác nhau cho năng suất khác
nhau, giống khác nhau cho khả năng tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng khác nhau, khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của
con vật, đó sẽ là quá trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và
phương thức sinh tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen
điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể. Thời kỳ đầu khi con vật còn bú sữa, các
bộ phận chức năng của cơ quan chưa phát triển đầy đủ như: bộ máy tiêu hóa,
sự điều khiển thân nhiệt, phải sau một thời gian nhất định các bộ phận này
mới được hoàn thiện dần dần.
Theo Lebas (1996) [64], hệ số di truyền về tốc độ tăng trưởng hàng
ngày trong thời kỳ đầu tiên sau cai sữa là: h2 = 0,2 - 0,4. Theo các nhà nghiên


13

cứu, tốc độ tăng trưởng từ tuổi cai sữa đến tuổi giết thịt không phụ thuộc
tuyến tính vào số lượng thỏ con/một lứa. Các mối tương quan di truyền giữa
tốc độ sinh trưởng và trọng lượng cá thể ở 28 ngày tuổi (cai sữa), ở 70 ngày
tuổi lần lượt là 0,35 và 0,93. Tương quan di truyền giữa tốc độ tăng trưởng và
trọng lượng giết mổ (cân móc hàm ở 11 tuần tuổi) là 0,87. Vậy, việc chọn lọc
có thể nhằm vào tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày từ tuổi cai sữa đến
tuổi giết thịt. Về phương diện di truyền, tốc độ tăng trưởng hàng ngày sau cai
sữa tương quan với lượng thức ăn viên tổng hợp tiêu thụ là 0,7 - 0,8. Việc
chọn lọc về mặt tăng trưởng sau cai sữa tức là chọn lọc những con thỏ thích
nghi tốt với những chấn động thần kinh thời kỳ cai sữa, ăn khỏe nhất và có
sức sống mạnh nhất.
1.3.4.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, do đó dinh dưỡng
không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di
truyền về sinh trưởng. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của

từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong sự phát triển của mô này đối
với mô khác, nó ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng thịt thỏ khi giết mổ. Mối
quan hệ giữa protein và năng lượng trong khẩu phần là hai yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu
tốn thức ăn của thỏ thịt.
Trong giai đoạn phát triển của bào thai, nếu thiếu dinh dưỡng đặc biệt
là thiếu đạm và rau cỏ xanh sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành của cơ thể con vật
làm cơ thể phát triển không hoàn chỉnh. Tình trạng này kéo dài tới khi con vật
trưởng thành gọi là suy dinh dưỡng. Thức ăn và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của con vật.
Khi cung cấp thức ăn cân đối và đầy đủ về thành phần dinh dưỡng thì
sinh trưởng nhanh cũng như tiêu tốn đơn vị thức ăn cho một kg tăng trọng


14

giảm. Riêng trong quá trình nuôi thỏ cái hậu bị, nếu cho thỏ ăn khẩu phần có
hàm lượng tinh bột quá cao sẽ làm cho thỏ quá béo. Thỏ quá béo thì mỡ phát
triển ở tử cung gây trở ngại cho sự rụng trứng. Do đó không nên nuôi thỏ hậu
bị với mức năng lượng cao. Tuy nhiên, thỏ cái giống gầy khi chửa thai sẽ phát
triển kém, những ngày đầu khi mới thụ thai có thể thai sẽ bị tiêu đi do thiếu
dinh dưỡng. Nuôi thỏ ở mức dinh dưỡng thấp kéo dài thì khi trưởng thành con
vật sẽ có biểu hiện không bình thường, dễ mắc bệnh làm chậm thành thục về
sinh lý dẫn đến sức sản xuất thấp. Vì vậy, trong chăn nuôi thỏ cần phải cung
cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để chúng phát huy tốt khả năng sinh trưởng
cũng như các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.
Bảng 1.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Loại và thời kỳ


Nhu cầu về khối lượng các loại dinh dưỡng
(g/con/ngày)
Bột đường

Đạm thô



-

-

22 - 24

0,5 - 1kg

15 - 35

2,5 - 2,9

-

1 - 2kg

35 - 80

3 - 19

-


2 - 3kg

80 - 110

13 - 17

-

Hậu bị giống, nghỉ đẻ

70

20

20 - 26

Cái có chửa

90

28

26 - 28

Mẹ nuôi con

-

-


28 - 31

10 ngày đầu

180

48

-

11 - 20 ngày

205

56

-

21 - 30 ngày

200

52

-

31 - 40 ngày

165


44

-

Sau cai sữa - vỗ béo

(Nguồn: Đinh Văn Bình và cs, 1995) [3].


15

1.3.4.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của thỏ
Trong chăn nuôi ngoài việc cải tiến giống, dinh dưỡng là một yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển.
* Vai trò của protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển
của cơ thể. Nếu thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa mà thiếu protein thì thỏ con sơ
sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít, dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp.
Sau khi cai sữa cơ thể chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu protein thì con sẽ
còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo (Đào Lệ Hằng, 2001) [16].
Protein có hàng loạt đặc tính không thể có được ở bất kỳ một chất hữu
cơ nào khác và biểu hiện của sự sống. Khác với gluxit, lipid trong cấu trúc
của protit bao giờ cũng có nitơ (xấp xỉ 16%) phần lớn là có lưu huỳnh, đôi khi
còn có photpho, do đó để giảm nhu cầu protein thì phải cung cấp protein từ
thức ăn hàng ngày đều đặn và có tỷ lệ thích hợp với các chất dinh dưỡng khác
nhau. Ngoài ra, protein còn tham gia cấu tạo nên các men sinh học, các
hoocmon, các chất này vừa là xúc tác, vừa có tác dụng điều hòa, điều chỉnh
các quá trình sinh lý trong cơ thể, tăng cường hiệu quả của các quá trình tiêu
hóa thức ăn.
Theo hội chăn nuôi (2002) [32] protein giữ một vai trò quan trọng trong

các chất dinh dưỡng cho cơ thể động vật, trong khẩu phần thiếu protein con
vật sẽ thiếu máu, gầy yếu và chậm lớn vì protein tạo enzym, thực hiện chức
năng vận chuyển và dự trữ như hemoglobin vận chuyển CO2 và O2.
Theo Hoàng Văn Tiến và cs (1997) [42] cho rằng: nếu dựa vào giá trị
dinh dưỡng của thức ăn thì có 2 loại protein là: protein có giá trị dinh dưỡng
hoàn toàn và không hoàn toàn.
Cũng theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [13] số lượng protein trong khẩu
phần nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa protein và tỷ lệ tiêu hóa


×