Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Hữu Phước

PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Hữu Phước

PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 62 22 03 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Nguyên Việt

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Nguyên Việt.
Các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất
xứ rõ ràng; những kết luận mới về khoa học trong luận án là
kết quả nghiên cứu của tác giả luận án.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Hữu Phước


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

5


Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

5

1.1. Các cơng trình tiếp cận theo phương diện bối cảnh lịch sử Trung Hoa cổ đại và
những tiền đề cho sự ra đời của Pháp gia

5

1.2. Các cơng trình nghiên cứu chú trọng đến nội dung tư tưởng Pháp gia và vai
trị, vị thế của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại

11

1.3. Các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Pháp gia trong đời sống chính trị xã hội Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến

17

1.4.Một số vấn đề cần giải quyết trong luận án

23

Tiểu kết chương 1

24

Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIAVÀ NHỮNG
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA NÓ

25


2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc và
những tiền đề cơ bản cho sự hình thành trường phái Pháp gia

25

2.1.1. Bối cảnh lịch sử

25

2.1.2. Tình hình kinh tế

26

2.1.3. Tình hình chính trị - xã hội

27

2.2. Các tiền đề tư tưởng

30

2.2.1. Phong trào "Bách gia tranh minh" với sự hình thành tư tưởng Pháp gia 30
2.2.2. Ảnh hưởng của Nho gia và Đạo gia đến sự hình thành tư tưởng Pháp gia

31

2.2.3. Các cuộc biến pháp trước Hàn Phi là cơ sở cho sự phát triển và hoàn thiện học
thuyết pháp trị của Pháp gia


39

2.3. Hàn Phi – Tập đại thành những nội dung pháp trị căn bản của tư tưởng
Pháp gia

46

2.3.1. Quan niệm về “pháp”

47

2.3.2. Quan niệm về “Thế”

54

2.3.3. Quan niệm về “Thuật”

56


2.3.4. Mối quan hệ hữu cơ giữa “Pháp – Thuật – Thế” trong tư tưởng pháp trị của
Hàn Phi

62

2.4. Một số nhận định khái quát về vai trò, vị thế của Pháp gia trong lịch sử tư
tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại

66


Tiểu kết chương 2

72

Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ CHẾ ĐỘ
PHONG KIẾN TRUNG HOA (221 Tr.CN – 1840)

74

3.1. Ảnh hưởng của Pháp gia trong sự hình thành và phát triển chế độ quân
chủ chuyên chế Trung Hoa

74

3.1.1. Vài nét khái quát về nhà nước quân chủ chuyên chế và vai trò của Pháp
gia trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của nó

74

3.1.2. Ảnh hưởng của Pháp gia trong thực tiễn đời sống chính trị - xã hội Trung
Hoa dưới chế độ quân chủ chuyên chế nhà Tần

85

3.2. Sự dung hợp giữa Nho gia và Pháp gia thời Hán và ý nghĩa của sự dung hợp đó
đối với chế độ phong kiến Trung Hoa về sau

104

Tiểu kết chương 3


112

Chương 4. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ ĐẾN ĐỜI
SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT
NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

113

4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đến xây dựng và phát triển chế độ phong kiến
trung ương tập quyền Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX

113

4.1.1. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị trong việc tổ chức bộ máy nhà nước
phong kiến

113

4.1.2. Những biện pháp cơ bản nhằm củng cố và phát triển bộ máy nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền

121

4.2. Ảnh hưởng tư tưởng pháp trị đến xây dựng luật pháp dưới chế độ phong kiến
Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX

127

4.2.1. Sự ra đời của "Hình thư" và "Hình luật" của chế độ phong kiến Việt Nam

thời kỳ đầu độc lập (từ thế kỷ X- cuối thế kỷ XIV)

127


4.2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đến sự ra đời và nội dung của “Quốc triều hình
luật” thời Hậu Lê và “Hoàng triều luật lệ” thời Nguyễn

131

4.3. Những giá trị và hạn chế của tư tưởng pháp trị trong đời sống chính trị - xã hội
phong kiến Việt Nam

140

4.3.1. Giá trị

140

4.3.2. Hạn chế

142

4.4. Bài học lịch sử từ sự vận dụng tư tưởng pháp trị trong chế độ phong kiến đối với
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

143

4.4.1 Tính tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay và những tiêu chí, đặc trưng của nó


143

4.4.2. Tiếp thu những giá trị cơ bản từ học thuyết pháp trị của Pháp gia trong
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

146

Tiểu kết chương 4

150

KẾT LUẬN

151

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

155


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Âm dương gia với tư cách là
sản phẩm của “Bách gia tranh minh” thì Pháp gia là một trong sáu học phái lớn
nhất, có tầm ảnh hưởng đến tồn xã hội Xn Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc.

Pháp gia và học thuyết của trường phái này có lịch sử phát triển khá độc đáo trong
quá trình hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Vai trò của
học thuyết Pháp gia khơng chỉ ở việc Tần Thủy Hồng đã áp dụng thành công học
thuyết này trên đất Tần để kết thúc cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc, mà còn tiếp
tục tác động đến xã hội phong kiến Trung Hoa và các nước phương Đơng đồng văn,
trong đó có Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì nội dung tư tưởng biến pháp, cách dựng
luật, những phương thuật dùng người; các biện pháp để cải tạo xã hội, phương pháp
xây dựng nhà nước mạnh, cách thức phát triển kinh tế - xã hội… trong đường lối trị
nước là điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của bất kỳ triều đại phong kiến nào.
Với giá trị to lớn đó, Pháp gia đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả cũng
như các nhà hoạt động chính trị từ trước đến nay trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong 70 năm qua kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, việc
nghiên cứu về Pháp gia và tư tưởng trị nước của trường phái này luôn được các học
giả quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế những nghiên cứu về vị thế và vai trò của Pháp
gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại được đề cập còn khá
mờ nhạt, đặc biệt là sự tiếp thu những giá trị lý luận trong học thuyết đó cho việc thiết
lập thể chế, kiến tạo xã hội và hình thành nên một hệ thống pháp luật đồng bộ cho xã
hội phong kiến Việt Nam như thế nào, cho đến nay vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Chính vì vậy, việc trình bày một cách có hệ thống nhằm lý giải nguyên
nhân ra đời của Pháp gia và những nội dung căn bản về tư tưởng chính trị - xã
hội của nó cũng như những tác động của hệ tư tưởng này đến đời sống chính trị
- xã hội phong kiến nước ta là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực
tiễn. Về lý luận, những kết quả nghiên cứu mới sẽ góp phần làm rõ thêm diện
mạo của trường Pháp gia trong lịch sử triết học chính trị, chỉ ra những giá trị và

1


đóng góp của nó cho kho tàng văn hóa của phương Đơng nói riêng, của tồn
nhân loại nói chung. Về thực tiễn, do nhu cầu quản lý xã hội không thể thiếu

pháp luật trong bất kỳ thời đại nào cũng như cách thức vận dụng những nội
dung phù hợp của tư tưởng pháp trị, cho nên việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng,
cách thức ảnh hưởng của Pháp gia trong lịch sử cũng như ngày nay là việc làm
có ý nghĩa. Trải qua 70 năm chính thể mới của chúng ta, đặc biệt là sau 30 năm
đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta
đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực pháp luật. Đó là đổi
mới, hồn thiện Hiến pháp cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đáp
ứng nhu cầu về luật pháp để "đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương,
đồng thuận… tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”
[31, tr.103]. Để hoàn thiện mục tiêu trên, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn
diện và triệt để các lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là hệ thống
chính trị XHCN, xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ để xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Do đó, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết chính trị - xã hội
trong lịch sử có vai trị rất quan trọng, trong đó có những giá trị tiến bộ của học
thuyết Pháp gia.
Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, với tinh thần “ôn cố nhi tri tân”
cũng như “tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân
loại” [30, tr.115], chúng tôi mạnh dạn lựa chọn “Pháp gia trong lịch sử tư tưởng
chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
* Mục đích: Làm rõ vị thế, vai trị của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị trong học thuyết này đến
chế độ phong kiến Trung Hoa, Việt Nam trên một số phương diện tiêu biểu.

2


* Nhiệm vụ:Từ yêu cầu trên, luận án cần giải quyết và làm rõ những nội

dung căn bản sau:
Một là: Nghiên cứu tổng quan các cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về Pháp gia
và tư tưởng của trường phái này, từ đó đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo.
Hai là: Trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề cho sự ra đời
trường phái Pháp gia; những nội dung căn bản của trường phái này, luận án sẽ
tập trung làm rõ vị thế, vai trị của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã
hội Trung Hoa thời cổ đại.
Ba là: Luận án làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tác động lên đời
sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là sự thúc đẩy thành lập nhà nước
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao tư
tưởng pháp trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán
đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Bốn là: Luận án sẽ luận giải sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với đời sống
chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến nước ta từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX, từ
đó rút ra ý nghĩa, bài học lịch sử cho cơng cuộc xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung
Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:Do dung lượng luận án có giới hạn và việc xác định
mục tiêu của luận án, cho nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu những nội dung căn bản về tư tưởng pháp trị của các Pháp gia thời
kỳ cổ đại mà đỉnh cao là tư tưởng Hàn Phi; chỉ ra vị trí, vai trò của hệ tư tưởng này
chi phối tư tưởng, đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của nó
đến nhà nước phong kiến Tung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Làm rõ một số ảnh hưởng tiêu biểu tư tưởng của Pháp gia lên đời sống chính
trị - xã hội dưới chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX và rút ra
bài học cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

3



4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo trong luận án là phương pháp
luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng, cụ thể chúng tôi sử dụng tổ hợp các
phương pháp: lơgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch... Bên cạnh đó,
luận án cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác như: khảo
cứu tài liệu, so sánh - đối chiếu…
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi phát triển và
đưa ra một số điểm mới như sau:
Một là, làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội
Trung Hoa cổ đại.
Hai là, luận án đã làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tác động lên
đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là sự thúc đẩy để thành lập nhà
nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao
tư tưởng pháp trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán
đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Ba là, luận giải sự tiếp biến và vận dụng tư tưởng pháp trị của Pháp gia trong lịch sử xã
hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX (trên một số phương diện tiêu
biểu). Từ đó rút ra ý nghĩa, bài học của học thuyết pháp trị của Pháp gia đối với thực tiễn xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các nội dung theo quy định, luận án được kết cấu: 3 phần chính là mở
đầu, nội dung và kết luận được luận giải trong 4 chương 14 tiết.

4


NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình tiếp cận theo phương diện bối cảnh lịch sử Trung Hoa cổ đại và
những tiền đề cho sự ra đời của Pháp gia
* Các cơng trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội - chính trị và học thuật của
Trung Hoa cổ đại
Ở nước ta, Nguyễn Hiến Lê là một trong những người đi đầu trong nghiên
cứu lịch sử tư tưởng nói chung và triết học Trung Hoa cổ đại nói riêng. Nghiên cứu
về Pháp gia, trong cuốn sách Hàn Phi Tử. Ông viết: “Trước khi đi vào tư tưởng thì
phải ơn lại phương diện: lịch sử - xã hội – chính trị và học thuật” [59, tr.2]. Theo
phương pháp này, căn cứ vào những tài liệu sớm nhất về Pháp gia còn lưu giữ được
cho đến nay, các nhà nghiên cứu chủ yếu dựa vào “Sử ký” của Tư Mã Thiên và
cuốn “Hàn Phi Tử” – trước tác của Hàn Phi.
Trước tiên là công trình lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, cuốn Sử ký của
Tư Mã Thiên do Phan Ngọc dịch (Nxb Thời đại, Hà Nội, 2010), trong đó Tư Mã
Thiên bộc bạch phương pháp thực hiện việc làm sử là “Chỉ thuật lại chuyện xưa,
sắp đặt lại chuyện chứ không sáng tác”[110, tr.17]. Bộ sử nhắc đến hàng nghìn
nhân vật, do đó những cái tên được nhắc đến trong “Sử ký” phải là điển hình. Các
đại biểu của Pháp gia và tư tưởng của họ tuy chiếm vị trí khơng nhiều trong tác
phẩm, nhưng rất đáng trân trọng, riêng Hàn Phi được nhắc đến 3 lần. Trong “Liệt
truyện” (liệt kê các câu chuyện dưới dạng thuật lại), các nhà tư tưởng lần lượt
hiện ra: Ngô Khởi trong “Tôn Tử”, “Ngô Khởi liệt truyện”; Thân Bất Hại, Hàn
Phi trong “Thân Bất Hại, Hàn Phi liệt truyện”; Thương Ưởng trong “Thương
quân liệt truyện”; Hàn Phi, Thương Quân trong “Lý Tư – Thân Bất Hại liệt
truyện”, Thận Đáo, Lý Khôi trong “Mạnh Tử, Tuân Khanh liệt truyện”. Mặc dù
các nhà tư tưởng xuất hiện ở từng câu chuyện khác nhau, nhưng nội dung đều kể
về chủ trương thực hành chính trị, pháp lý và vai trò của họ trong việc giúp các đế
vương phong kiến Trung Quốc thời cổ đại có được nước hùng, quân mạnh. Tuy

5



nhiên, gắn liền những thành công cho xã hội là hàng loạt kết cục bi thảm đến với
cuộc đời các đại biểu ưu tú này.
Cùng quan điểm với Sử ký, cuốn Lịch sử Trung Quốc của Nguyễn Gia Phu –
Nguyễn Huy Quý (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007) cho rằng:
Chủ trương dùng pháp luật để trị nước của Hàn Phi đưa ra để quản lý và phát triển xã
hội là đúng đắn… nhưng quá nhấn mạnh đến biện pháp trừng phạt nặng nề, lại phủ
nhận đạo đức, tình cảm, thủ tiêu văn hóa, giáo dục là đi ngược lại với văn minh, làm
cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt [78, tr.76].

Ngoài những nhận định về học phái Pháp gia, tác giả cịn phân tích khá rõ nét
tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội. Đặc biệt, chính trị thời kỳ này với nhiều biến động:
… Các nước thất hùng ngày càng mạnh. Trừ vua Sở đã xưng vương từ thời Xuân thu,
đến thế kỷ IV TCN, vua của các nước Ngụy, Tề, Tần, Hàn, Yên, Triệu đều lần lượt bỏ
danh hiệu “Công”,“Hầu” để xưng “Vương” [78, tr.29]. Điều này cũng được tác giả
Nguyễn Hiến Lê miêu tả: Thời chiến quốc là thời bảy người đuổi bắt một con hươu, kẻ
nào mưu mô, nhanh chân, khéo tay là được. Nhân nghĩa không đủ để làm nước hùng,
quân mạnh [59, tr.8].

Bằng phương pháp đối chứng lịch, tác giả Lê Giảng có cuốn Các triều đại
Trung Hoa (Nxb Từ điển Bách khoa, 2010). Trong sách, những nhân vật, sự kiện
được miêu tả thông qua những câu chuyện, qua bảng đối chiếu các niên đại. Thời
Xuân thu – Chiến quốc trong các thiên: Ngũ bá tranh hùng; Vương triều Tần; Sự
phát triển của Tần và biến Pháp Thương Ưởng; Văn hóa Tần; Một số học giả; Tần
Chinh phục lục quốc; Tần Thủy Hồng và sự cai trị của ơng. Tác phẩm cùng các cứ
liệu lịch sử khác, sẽ là những căn cứ quan trọng giúp những nhận định, đánh giá về
vai trò của Pháp gia trong lịch sử của chúng tơi được thỏa đáng hơn.
Có thể nói, những tư liệu sử học, mà tiêu biểu là cuốn “Sử ký” của Tư Mã
Thiên là công cụ rất quan trọng để nghiên cứu về Pháp gia, bởi lẽ người ta tìm đến
với “Sử ký” như tài liệu để thẩm định khoa học do tính chân thực của nó. Hơn nữa,

những cơng trình này sẽ trực tiếp giúp chúng tơi hồn thành cơ sở lý luận và thực
tiễn cho sự ra đời, phát triển và ảnh hưởng của trường phái Pháp gia trong lịch sử tư
tưởng Trung Hoa cổ đại.

6


Đồng hành cùng với Sử ký là tác phẩm văn học cùng tên Hàn Phi Tử - Hàn
Phi, do Phan Ngọc dịch (Nxb Văn học, Hà Nội, tái bản 2005). Sách được phân đoạn
làm 20 quyển với 55 thiên. Khảo sát kỹ lưỡng tác phẩm này sẽ giúp người nghiên
cứu nắm bắt được toàn bộ tư tưởng Hàn Phi và các bậc tiền bối Pháp gia trước ông.
Không dừng lại ở đó, “Hàn Phi Tử” cịn là một bản cáo trạng khách quan, đầy đủ
nhất về chế độ quân chủ phân phong chuyên chế hà khắc trong lịch sử Trung Hoa.
Cùng nhận định trên, trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 1), có đoạn viết:
“… các đoạn văn lý luận rõ ràng, phân tích sâu sắc, lời lẽ tươi đẹp. Về hình thức
biểu hiện, luận thuyết của Hàn Phi cũng đạt được thành quả cao nhất trong tân văn
chư tử thời Chiến quốc” [95, tr.300].
Cho đến nay, mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau tranh luận về tính
“chân”, “giả” của một số “thiên” trong 55 “thiên” sách, nhưng để có được bản
dịch này, Phan Ngọc đã căn cứ vào ý kiến thống nhất của 50 nhà khoa học tên tuổi
và có kinh nghiệm nghiên cứu về Pháp gia của Trung Quốc, lấy đó làm điểm tựa để
ông dịch trung thành tác phẩm. Hơn nữa, bất luận ý kiến như thế nào đi nữa, thì sự
thật khơng thể phủ nhận được, nếu ai đã từng đọc tác phẩm này.
Thứ nhất, đây là một tác phẩm văn học công phu, miêu tả khá chi tiết về thân
thế, sự nghiệp Hàn Phi; những tư tưởng lỗi lạc của Hàn Phi xuất phát từ thực tế xã
hội thời Xuân thu – Chiến quốc. Thứ hai, tác phẩm là một “áng văntế” cho một nhà
chính trị kiệt xuất, với tư duy tàn bạo nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Trung
Hoa, nhưng chính sự tàn khốc đó lại giúp nhà Tần thống nhất cảnh “hỗn chiến” vào
năm 221 Tr.CN, để xây dựng một chế độ quân chủ chuyên chế, điều mà các chính
trị gia trước đó chưa làm được. Thứ ba, tác phẩm có cách hành văn của một văn bản

nghị luận được viết dưới dạng văn xuôi. Cách viết này giúp độc giả có điều kiện
tiếp cận vấn đề rộng mở hơn, khơng gị ép, khơ cứng.
Như vậy, tác phẩm “Hàn Phi Tử” là tài liệu quý giá cho những nhà nghiên
cứu ở các giác độ khác nhau, trong đó có chính trị học, triết học. Tuy nhiên, với tư
cách là một tác phẩm dịch, dịch giả Phan Ngọc chỉ tập trung đi vào chuyển tải ngôn
ngữ mà chưa có điều kiện để phân tích, đánh giá theo quan điểm của mình.

7


Cùng với “Hàn Phi Tử” do Phan Ngọc (dịch) là cuốn “Hàn Phi Tử” của
Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (Nxb VHTT, Hà Nội, 1992), gồm hai phần: nghiên cứu
và trích dịch.
Liên quan đến tư liệu gốc, trong phần trích dịch, tác giả dành trọn vẹn hai
chương để miêu tả kỹ lưỡng đời sống, tác phẩm của Hàn Phi Tử, có đối chứng,
đánh giá khi khảo cứu các tài liệu, trước khi đi vào dịch 55 thiên sách dựa theo bản
dịch của ông Nguyễn Ngọc Huy (theo Nguyễn Hiến Lê).
So sánh hai tác phẩm dịch cùng tên “Hàn Phi Tử” của hai dịch giả khác
nhau, có thể nhận thấy là, tuy có cùng một mục đích là giới thiệu về thân thế, tác
phẩm của “Tập đại thành của tư tưởng Pháp gia - Hàn Phi”, nhưng có điểm khác
biệt đáng lưu ý. Về đối tượng nghiên cứu, nếu “Hàn Phi Tử” được Phan Ngọc dịch
là một tác phẩm văn học thì “Hàn Phi Tử” được Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê trích
dịch và giới thiệu là tác phẩm văn – triết học. Theo đó, Phan Ngọc tơn trọng cổ văn
với trách nhiệm của dịch giả, cho nên chưa phân tích, đánh giá nhiều, còn Giản Chi
– Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những ý kiến của mình để đánh giá, phân tích, loại bỏ
những yếu tố phức tạp. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn bản dịch của Phan Ngọc
làm tài liệu quy chiếu, trích dẫn; kể từ đây các trích dẫn trong luận án về con người
và tư tưởng Hàn Phi đều lấy từ bản dịch này.
Bên cạnh hai công trình trên, là tác phẩm Quản Trọng với nước Tề thời Xuân
Thu của tác giả Cao Liên Hân, do dịch giả Ông Văn Tùng dịch (Nxb Văn học, Hà Nội,

2010). Sách được chia làm hai phần:
Phần 1, tác giả đã miêu tả về thân thế, sự nghiệp và tư tưởng về pháp luật
của Quản Trọng, nội dung chủ yếu là “Đạo trị quốc”. Trong chính sách đối nội, đó
là “lấy dân làm gốc”, yêu dân như con; phát triển nông nghiệp, dịch vụ, cơng
nghiệp khai mỏ; thi hành chính sách phát triển quân đội mạnh, kết hợp với quản lý
hành chính, làm cho nước được hưng thịnh. Trong đối ngoại, Quản Trọng chủ
trương thiết lập quan hệ giao bang, giúp đỡ các nước khó khăn [11, tr.142]. Nhờ đó
nước Tề đã được các chư hầu nể phục.

8


Phần 2, miêu tả về đường lối “Trị quốc, xưng bá” giúp Tề Hồn Cơng với hai
chính sách lớn: một là, “Tướng địa suy trưng” - thẩm định độ màu mỡ của đất đai để
định mức thuế cho hợp lý; hai là, “Quan sơn hải” - tơn vinh vai trị của người dân biết
làm ăn, kinh doanh. Với phương châm tham nghiệm, thực tế, mà Quản Trọng đã phò tá
Tề Cơng có được địa vị “Cửu hợp chư hầu, nhất khng thiên hạ” (thu phục được chín
nước chư hầu, đứng đầu thiên hạ) [11, tr.574].
Nhìn chung, tác giả Cao Liên Hân đã giới thiệu về Quản Trọng có vai trị là:
người làm nên cuộc cải cách lớn cho nước Tề; một Pháp gia thực hành chính trị và là
nhà quân sự xuất sắc. Với ngôn ngữ văn học, diễn đạt theo văn phong kể chuyện giúp
người đọc dễ hiểu, nó có nét giống tác phẩm Hàn Phi, nhưng dễ cảm nhận hơn!
Mặc dù rất hấp dẫn, nhưng các tác phẩm kể trên chưa thể làm sáng tỏ nội dung
tư tưởng chính trị - xã hội mà Pháp gia đã gây dựng nên. Do đó, cần phải tập hợp tư
tưởng của các nhà luân lý khác: Tử Sản, Ngô Khởi, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương
Ưởng, Tuân Tử… để đi đến khẳng định về vị thế Pháp gia trong lịch sử tư tưởng Trung
Hoa cổ đại. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta, vẫn chưa có đầy đủ các bản dịch từ
nguyên tác của các tác giả kể trên bằng tiếng Việt hiện đại, ngun nhân có thể do
khơng có di cảo để dịch hoặc việc dịch thuật vẫn chưa được chú trọng. Đây cũng là trở
ngại lớn nhất khi chúng tơi thực hiện đề tài này.

* Các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc, sự hình thành trường Pháp gia
Trước hết là cuốn Lịch sử triết học (tập 1) – Triết học cổ đại của Trung tâm
KHXH&NV Quốc gia – Viện KHXH tại TP.HCM được Nxb KHXH, xuất bản năm
2002. Cuốn sách là cơng trình khoa học phản ánh sự chín muồi trong nghiên cứu
Lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa, Dỗn Chính, bởi tài liệu viện dẫn
hầu hết là những sản phẩm nghiên cứu đã được cơng bố của chính các tác giả này.
Trong cơng trình, Pháp gia và triết học Hàn Phi Tử được giới thiệu ở mục 12,
chương 2, phần thứ II. Qua mục này, tác giả đã lý giải vì sao Pháp gia xuất hiện
trong lịch sử, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của đại biểu tiêu biểu nhất trong
trường phái là Hàn Phi. Tư tưởng Hàn Phi Tử được tiếp cận từ các góc độ: Ảnh
hưởng từ trường phái nào, sự khác biệt ra sao [xem 116, tr.649-660]. Từ đó đưa ra

9


kết luận về tư tưởng Hàn Phi Tử là sản phẩm kế thừa xuất sắc của “Bách gia chư tử”
và học thuyết của ơng có giá trị cho các nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Tiếp đến, một công trình có chung đối tượng nghiên cứu với cơng trình trên là
cuốn Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006) của
Nguyễn Đăng Thục. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở cơng trình này là chỉ đi sâu vào hai nền
triết học lớn: Trung Hoa và Ấn Độ. Trong đó, tư tưởng Pháp gia và quan hệ với các
học phái khác được trình bày từ chương XII đến chương XVIII. Theo tác giả, Pháp gia
chính là sản phẩm của quá trình chuyển biến từ “Lễ” sang “Pháp” với hệ quả là: giải
phóng Nơ lệ khỏi cai trị của vua chúa và khuynh hướng chính trị biến đổi… Các nhà
Lão học cũng nhận ra sự biến đổi thời đại, nhưng Pháp gia là người đem lại những
biến đổi mang tính hệ thống ở thời đại này [106, tr.305-306].
Nói về tính tất yếu phải có học thuyết pháp trị và lý giải vì sao Nho – Mặc –
Lão không thể dùng được trong bối cảnh xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến
Quốc, tác giả Đỗ Đức Minh có bài viết, “Sự hình thành, phát triển của học thuyết
Pháp trị Trung Hoa cổ đại và ý nghĩa đối với cơng tác lý luận hiện nay” (Tạp chí

Khoa học chính trị, số 5/2010), cho rằng: … khơng chấp nhận cách cai trị bằng Lễ
đã thành truyền thống, Tử Sản, Quản Trọng chủ trương đề cao vai trò của pháp
luật trong cai trị [72, tr.52].
Nhìn nhận nguyên nhân ra đời tư tưởng pháp trị từ một chiều cạnh khác, ngồi
các lý do như các cơng trình đã cơng bố hoặc bàn đến, chẳng hạn Pháp gia xây dựng
tư tưởng pháp trị là do lợi ích hẹp hịi của con người vì thế cần phải có “pháp” để răn
đe, điều chỉnh xã hội, học giả Max Kaltenmark trong cuốn Triết học Trung Hoa nằm
trong Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại (Que sais je – Tơi biết gì?) do (Nxb
Thế giới dịch, Hà Nội, 1999) … còn bổ sung thêm: … pháp trị còn ra đời để đáp ứng
nhu cầu thứ hai của kẻ cầm quyền là bù đắp sự sợ hãi [69, tr.64]. Nói về sự ra đời
của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại, cần phải nhắc tới Lịch sử triết
học của Bùi Thanh Quất, Vũ Tình (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000). Các tác giả cho
rằng: Tư tưởng Pháp gia là sản phẩm của sự biến đổi xã hội thời Chiến quốc. Nó đại

10


biểu cho tầng lớp địa chủ mới trỗi dậy do yêu cầu củng cố chế độ tập quyền trung
ương của nền chuyên chế quân chủ” [92, tr.103].
Tuy nhiên, cần phải làm rõ những vấn đề mà các cơng trình nêu trên cịn bỏ
ngỏ, đó là phong trào “Bách gia tranh minh” có phải là động lực để tư tưởng Pháp
gia thăng hoa hay không? Các cuộc biến pháp của Pháp gia diễn ra như thế nào và
hiệu quả của nó ra sao? …
1.2. Các cơng trình nghiên cứu chú trọng đến nội dung tư tưởng Pháp gia và vai
trò, vị thế của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại
Ở lĩnh vực tư tưởng, các Pháp gia và tư tưởng của họ đã trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi giới thiệu về tác phẩm Hàn Phi Tử, Phan
Ngọc viết: … về tư tưởng,nó xác định vị trí Pháp gia là một trong bốn trường phái
lớn của triết học Trung Hoa cổ đại [38, tr.5]. Vì vậy, chúng tơi tiếp tục phân định
tài liệu theo các khuynh hướng nghiên cứu cơ bản sau:

* Khuynh hướng nghiên cứu đi sâu vào nội dung, đặc điểm tư tưởng Pháp gia
Về nội dung tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã được nhiều học giả nghiên
cứu. Chẳng hạn trong cuốn Lịch sử triết học phương Đơng do PGS.TS Dỗn Chính
chủ biên (Nxb CTQG ST, Hà Nội, 2012), cho rằng, tư tưởng Pháp gia nói chung và
của Hàn Phinói riêng được trình bày theo ba nội dung căn bản:
Một là, Pháp gia là một trường phái triết học lớn nhất Trung Quốc với chủ
trương của nó là “Pháp - Thế - Thuật”; cơ sở triết học của Pháp gia là học thuyết về
Đạo. Xét về mặt nội dung, Pháp gia có thể được chia làm bốn phái “trọng thực”,
“trọng thế”, “ phái trọng thuật”, “ phái trọng pháp và biến pháp”.
Hai là, trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại,quan điểm “hình pháp”
manh nha từ Quản Trọng khi ông cho rằng, cần phải chuyển từ trị nước bằng “lễ”
sang phép trị nước bằng “pháp luật”, đồng thời đề xuất việc lập pháp phải rõ ràng
và ban bố rộng rãi. Các trường phái khác có Tuân Tử được xem là một đại biểu của
Nho gia, hay Doãn Văn Tử của Danh gia cũng đều cho việc “kiểm hình”, “chính
danh, định phận” là cần thiết, vì thế mà quan điểm của hai nhà tư tưởng này, có thể

11


nói, cũng góp phần tạo cơ sở lý luận cho các Pháp gia sau này, bởi vì Hàn Phi từng
là học trò của Tuân Tử, người đề xuất học thuyết tính ác của con người.
Ba là, Hàn Phi xây dựng học thuyết của mình dựa trên hai trụ cột là “đạo”
và “lý”, từ đó kết hợp với nội dung “Pháp – Thuật – Thế” của các pháp gia tiền
bối, làm nên học thuyết Pháp gia hồn chỉnh. Với cơng lao to lớn đó, ơng trở thành
đại biểu ưu tú nhất của Pháp gia, được mệnh danh là "tập đại thành" của trường
phái Pháp gia.
Đánh giá về vai trò của Hàn Phi, trong cuốn Đại cương lịch sử triết học
Trung Quốc (Nxb CTQG, Hà Nội, 2004), Dỗn Chính cho rằng: Hình pháp xuất
hiện sớm ở Trung Quốc, Hàn Phi là học trò đã tập hợp các học thuyết của Pháp
gia, nhưng phát triển “Pháp – Thuật – Thế” [12, 328]. Sự phát triển ấy về thực chất

là đưa các phạm trù của các tiền bối dưới dạng đơn lẻ, độc lập về một chỉnh thể
thống nhất, được luận giải một cách chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
Cũng như quan điểm trên, nhưng ở mức độ “giản thuật”, tác giả Phạm Quýnh
trong cuốn Bách gia chư tử do Nguyễn Quốc Thái dịch (Nxb VHTT, Hà Nội, 2000). Với
chủ trương chỉ chọn lọc mà khơng trình bày tồn bộ các nhà tư tưởng trong lịch sử, ở đó
Hàn Phi được đại diện cho Pháp gia. Theo tác giả, Hàn Phi là người kiến tạo nên hệ tư
tưởng độc tài phong kiến, thông qua tài học thuật, Hàn Phi đã kết hợp được tư tưởng của
các “chư tử” thành sản phẩm “Pháp – Thuật – Thế” đặc sắc của mình. Bên cạnh đó, tác
giả còn so sánh điểm tương đồng, dị biệt giữa Hàn Phi với bậc tiền bối Ngô Khởi,
Thương Ưởng… và đưa ra nhận định cho rằng: "Hàn Phi Tử" là sách giáo khoa không
thể thiếu của các Đế vương phong kiến… Hàn Phi đã thắng lợi đích thực bởi, ai chết cho
con đường đi tới trước, thì cái chết của người ấy cũng đẹp hơn [91, tr.712-713].
Nói về “Ba phạm trù triết học chính trị của Hàn Phi”, tác giả Lê Nguyễn
Gia Thiện, Nguyễn Ngọc Kiện có bài “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi” (Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 4-116/2001). Bằng phương pháp lịch sử, tiếp cận vấn
đề từ chung đến riêng: từ giới thiệu các học phái đến Pháp gia; từ lược sử Pháp gia
đến Hàn Phi Tử…, tác giả trình bày quan điểm của mình:
Về mặt lý luận, tư tưởng Hàn Phi là sự tổng hợp những gì tinh túy nhất của một
học phái nổi bật; về mặt thực tiễn, những tư tưởng trị nước an dân của Hàn Phi đã

12


giúp Tần chinh phục “thất hùng”; vai trò của Pháp gia là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các
triều đại phong kiến Trung Quốc [111, tr. 65-75].

Luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hàn Phi Tử của Vũ Kim Dung (Viện Triết
học, Hà Nội, 2003) trên cơ sở trình bày những tiền đề cho sự h́ ình thành và phát triển
của tư tưởng Hàn Phi, tác giả đã tập trung phân tích tư tưởng triết học và chính trị của
Hàn Phi. Về triết học, những nội dung được đề cập là: Đạo và Lý, con người, nhận

thức sự vật, quan niệm về tiến hóa lịch sử; về tư tưởng chính trị - xã hội gồm: đường
lối chính trị với ba yếu tố “pháp – thuật – thế” và quan niệm làm cho nước giàu, binh
mạnh. Theo tác giả:
Tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị của Hàn Phi có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Đường lối chính trị cần đến triết học ở cơ sở lý luận, phương pháp luận để
nhận thức và đánh giá sự vật… Cho nên, khi nghiên cứu lĩnh vực xã hội, ông không
chỉ là nhà chính trị, mà cịn là nhà kinh tế tài ba [28, tr.101, 105].

Tiếp cận từ phương diện con người theo quan niệm của Hàn Phi, tác giả
Triệu Quang Minh, Trần Thị Lan Hương (Tạp chí KHXH, số 2-215/2009)trong
bài “Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi”, trình bày quan
niệm bản chất con người và giáo hóa đạo làm người của Hàn Phi, cho rằng: Pháp
gia thường được đề cập tới như một thứ công cụ để trị người hơn là dạy người và
dùng người [76, tr. 68].
Trái ngược với quan điểm trên, trong cuốn Tư tưởng phương Đơng gợi
những điểm nhìn tham chiếu của học giả Cao Xuân Huy (Nxb Văn học, Hà Nội,
1995), ở mục “Canh chiến”, tác giả có nhìn nhận, đánh giá tích cực hơn khi tiếp
cận tư tưởng con người dưới con mắt của Pháp gia Hàn Phi, đó là: Khơng nhọc vì
canh (cày) mà được giàu, khơng nguy vì chiến mà được quý [46, tr. 532]. Rõ ràng,
với Pháp gia thì người dân lao động chiếm một vai trị khơng nhỏ.
Khi nói về đặc điểm rõ nét nhất của Pháp gia trong hệ thống triết học Trung Hoa
cổ đại, trong cuốn “Lịch sử triết học phương Đông” mà chúng tôi đã dẫn ở trên, tác giả
Nguyễn Đăng Thục viết: về căn bản, điểm giống nhau giữa Nho gia, Mặc gia và Đạo
gia làlấy dân làm gốc. CònPháp gia đứng về nhà thống trị [106, tr. 305].

13


Lã Trấn Vũ được biết đến là một trong những học giả nổi tiếng trong lĩnh
vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội của Pháp gia với cơng trình Lịch

sử tư tưởng chính trị Trung Quốc do Trần Văn Tấn dịch (Nxb, Sự thật, Hà Nội,
1964). Trong phần5. Các dịng phái tư tưởng chính trị trong thời kỳ phát triển,
những mâu thuẫn của chế độ phong kiến sơ kỳ, các tư tưởng Pháp gia được trình
bày trong chương II & V.
Phân tích tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử, Lã Trấn Vũ cho rằng, hệ thống
“pháp – thuật – thế” phải được thực thi song hành. Lý giải tại sao phải đến Hàn Phi
thì Pháp gia và học thuyết pháp trị mới chính thức được sáng lập, ông cho biết:
… thời Chiến Quốc do địa vị các tầng lớp trong nội bộ giai cấp có biến động, nền
kinh tế của bọn địa chủ mới kiêm thương nhân phát triển, mới phân chia thành học
thuyết chính trị của phái Dương Chu. Học thuyết này mãi tới thời Hàn Phi nội bộ giai
cấp ấy mới thống nhất lại, nên triết học của nó cũng được thống nhất lại trong hệ
thống triết học Hàn Phi [55, tr.13].

Tác giả cũng khẳng định, “lợi kỷ chủ nghĩa” là nguyên nhân cuối cùng giải
thích vì sao tất yếu phải dùng luật pháp trong xã hội đương thời; đồng thời cho rằng:
… những điều làm cho dân nghèo đều do kết quả của “sự lười biếng xa xỉ” của bản
thân và dân giàu là do kết quả của sự “ra sức” kinh doanh. Vì thế phải bài trừ bệnh
“lười biếng xa xỉ” không thể không nêu lên chủ nghĩa lợi kỷ hẹp hịi, khen thưởng
dân giàu, áp chế kẻ nghèo…, do đó cái gọi là pháp luật nhà nước chỉ là cái đặt ra để
bảo vệ sự giàu có [55, tr.229].

Cịn Nguyễn Hữu Vui trong giáo trình Lịch sử triết học, (Nxb CTQG, Hà Nội,
2000) thì nhận định: “Học thuyết Hàn Phi chủ yếu bàn về vấn đề chính trị - xã hội…
ở Hàn Phi Tử chỉ có tư tưởng về chính trị và về luân lý [136, tr. 49-51]. Cùng quan
điểm này, tác giả Nguyễn Tài Đông trong bài “50 năm nghiên cứu triết học Trung
Quốc ở Việt Nam” (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Viện triết học, Hà Nội, 2001) tiếp tục
khẳng định “Pháp gia thực chất chỉ là một học thuyết chính trị, nặng về pháp luật
thực hành mà không chú ý tới phát triển lý luận [138, tr.153].
Mặc dù các cơng trình đã đề cập khá nhiều đến những nội dung, đặc điểm
căn bản học thuyết pháp trị của Pháp gia, nhưng vẫn còn những nội dung như: sự


14


cần thiết áp dụng tư tưởng pháp trị cho việc xây dựng nhà nước trung ương tập
quyền như thế nào? Tần Thủy Hồng và mơ hình nhà nước qn chủ thuần túy
trong lịch sử ra sao? Những hạn chế nào trong thuyết lợi kỷ của kẻ cầm quyền dẫn
đến sự thất bại trong đường lối trị nước của nhà Tần? Pháp gia với tư duy phát triển
kinh tế, quản lý và ổn định xã hội ra sao?..., cho đến nay chưa được đề cập sâu sắc,
địi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
* Khuynh hướng nghiên cứu chuyên sâu về vai trò và vị thế của Pháp gia
trong lịch sử chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại
Nói về quan hệ của Pháp gia với các trường phái, trong cuốn Những tư tưởng
gia vĩ đại ở phương Đông của IAN P.McGREAL do Phạm Khải dịch (Nxb Lao động,
Hà Nội, 2005) có đoạn viết: “Hàn Phi Tử là cao đồ của Tuân Tử, nhà nho cuối cùng
của thời Chiến Quốc. Ơng tổng hợp các thuyết chính danh của Nho gia, Danh gia và
Đạo gia để hình thành chính sách Vô vi độc đáo nhất” [51, tr.201].
Tương tự với cách tiếp cận trên, khi giải thích về quan hệ giữa Pháp gia với
Nho và Đạo, trong Từ điển triết học Trung Quốc, tác giả Dỗn Chính viết:
Cơ sở triết lý của Pháp gia, đó là học thuyết về “đạo” và “lý” có tính truyền thống
trong triết học Trung Quốc nói chung cũng như quan điểm về “đạo” và “đức” của
Lão Tử nói riêng... Về mặt luân lý đạo đức, đó là học thuyết về bản tính ác của người,
được khởi xướng từ Tuân Tử, mà Hàn Phi đã vận dụng sinh động vào học thuyết
pháp trị của mình [14, tr.514].

Từ quan điểm Phật giáo, Thảo Đường Cư sĩ Trần Hải Minhtrong cuốn Bách
gia chư tử – phần hai, cũng cho rằng: Thương Ưởng, Hàn Phi, Lý Tư và Lã Bất Vi là
lớp học trò thứ tư của Nho gia [140]. Điều đó có nghĩa là các nhà thực hành chính trị
trên đều xuất phát từ đạo Khổng
Luận bàn về đóng góp của “Bách gia chư tử” trong việc hình thành tư tưởng

của Hàn Phi, người có cơng tổng hợp và cho ra đời học thuyết pháp trị - sản phẩm
đặc thù của Pháp gia, tác giả Phan Ngọc viết:
Hàn Phi là con người duy nhất của Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp ba
học thuyết Nho, Lão, Pháp. Ở đó, Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là bản thiết kế,
nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công của cái gọi là ngôi nhà độc đáo [38, tr.17].

15


Khơng đồng tình với “cái gọi là Pháp gia”, trên quan điểm phản biện, tác giả
Hồ Thích trong tác phẩm Trung Quốc triết học sử đại cương (Nxb VHTT, Hà Nội,
2004) đã giải thích nguồn gốc và mối quan hệ của những “đại biểu Pháp gia” trước
Hàn Phi với các học phái khác. Trong“chương 2. Pháp gia là gì”, ơng lập luận:
Thận Đáo thuộc hệ thống của Lão Tử, Dương Chu và Trang Tử… lại cũng nên biết
chính danh luận của Khổng tử, Thiên đạo luận của Lão Tử, quan niệm về Pháp của
Mặc gia đều là những quan niệm cơ bản của nền pháp lý học Trung Quốc [43, tr.521].

Vơ hình chung, Hồ Thích đã thừa nhận rằng, nếu có một phái Pháp gia thực
sự, thì tư tưởng của họ được phái sinh từ “Bách gia chư tử” mà trước hết là: Lão,
Nho và Mặc gia.
Tác giả Phùng Hữu Lan trong cơng trình Đại cương triết học sử Trung Quốc
do Nguyễn Văn Dương dịch (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999) đã chú trọng phân
tích nội dung tư tưởng của Pháp gia. Sách được sắp xếp theo nhóm chuyên đề Lịch
sử triết học. Riêng Hàn Phi Tử và Pháp gia,được tác giả dành trọn vẹn chương 14
để giới thiệu. Trong đó, mối quan hệ giữa Pháp gia và Đạo gia được tác giả phân
tích khá rõ, cho rằng:
Đạo gia và pháp gia đều biểu thị cho hai thái cực tư tưởng Trung Quốc. Đạo thì chủ
trương con người hồn tồn vơ tội, Pháp thì cho rằng con người hồn tồn là xấu…
nhưng trong tư tưởng vô vi, hai thái cực lại gặp nhau. Điều đó có nghĩa là họ có
điểm chung [79, tr.170].


Còn khi bàn về quan hệ với Nho gia, Phùng Hữu Lan cũng đánh giá:
Tư tưởng Nho gia có tính chất lý tưởng, tư tưởng Pháp gia thì thực tế. Bởi vậy,
trong lịch sử Trung Quốc, Nho gia thường chê Pháp gia là tầm thường, cịn Pháp
gia thì chê Nho là sách vở, thiếu thực tế [79, tr.172].

Trong Luận án tiến sĩ Chính trị học về Tư tưởng chính trị Hàn Phi Tử của
tác giả Trương Văn Huyền (HVTC HCQG HCM, Hà Nội, 2012), đã đề cập đến
bối cảnh ra đời tư tưởng chính trị của Hàn Phi. Nếu luận án của Vũ Kim Dung chủ
yếu bàn về tư tưởng làm cho nước giàu, binh mạnh thì luận án của Trương Văn
Huyền quan tâm nhiều hơn đến những nội dung tư tưởng khác, đó là sự cần thiết
phải thay đổi phương thức cai trị, tư tưởng về con người chính trị, đồng thời nêu

16


một số hạn chế, giá trị cần được kế thừa trong điều kiện nước ta hiện nay. Khi
phân biệt về sự khác nhau trong quan niệm “vua - tôi” giữa Nho gia với Pháp gia,
Trương Văn Huyền viết:
Điểm khác biệt trong quan niệm của Hàn Phi với các trường phái tư tưởng đương thời, đặc
biệt là trong tương quan với Nho gia là nhận thức về tiêu chuẩn của bậc vua chúa. Tuy vẫn
được đề cao, nhưng ông vua không như bậc thánh thần… mà chỉ yêu cầu một ông vua có
phẩm chất trung bình, nhưng biết đề ra pháp luật và điều hành xã hội… Đối với bề tôi,
quan trọng là sử dụng họ đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… Đối với người dân,
chính là những người trực tiếp lao động làm cho nước giàu [47, tr.150-151].

Tựu trung lại, sự ra đời của Pháp gia và tư tưởng pháp trị của nó, ở mức độ nhất
định, có thể nói là sự tích hợp từ các dịng tư tưởng của “Bách gia chư tử” mà điển
hình là Nho, Mặc, Lão, Danh gia. Nhưng trải qua một quá trình hình thành và hồn
thiện, nó thể hiện như một học thuyết triết học chính trị đặc thù, có tính thực tế cao, tạo

ra sức hấp dẫn và tầm ảnh hưởng lớn đến đường lối trị nước đương thời. Vì thế, khi
nghiên cứu tư tưởng thời đại này, chúng ta sẽ gặp những điểm tương đồng và khác biệt
giữa Pháp gia với các trường phái cùng thời, đặc biệt là Nho gia. Đây cũng chính là
một trong những nhiệm vụ đặt ra cho luận án của chúng tôi cần phải làm rõ.
1.3.Các cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Pháp gia trong đời sống chính trị xã hội Trung Quốc và Việt Namthời phong kiến
Một cơng trình nghiên cứu về Lịch sử triết học xuất hiện khá sớm của Trung
Quốcvà cũng sớm được dịch ra tiếng Việt của tập thể tác giả Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa,
Uông Tử Tung, Trương Thế Anh, Trần Tú Mai, Chu Bá Côn là cuốn Lịch sử triết học
Trung Quốc do Lê Vũ Lang dịch (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957). Tư tưởng Pháp gia
được đề cập ở mục II. Chương 1. Triết học trong thời kỳ xã hội Nô lệ Trung Quốc
phát triển và tan rã (từ đời Ân đến Chiến quốc). Mặc dù những tư tưởng được đề cập
khá vắn tắt, song rất cô đọng, bao quát được toàn bộ nội dung tư tưởng của Pháp gia
và Hàn Phi. Bàn về vai trò của Hàn Phi trong lịch sử, các học giả nêu trên khẳng
định: Sự xuất hiện của học thuyết Hàn Phi đã kết thúc xã hội Nô lệ, đánh dấu sự
thắng lợi của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến [28, tr.38]. Để cụ thể hơn cho luận
điểm này, tác giả Dỗn Chính cịn bổ sung thêm: Trong lịch sử tư tưởng Trung

17


Quốc cổ đại, Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử giữ vai trò đặc biệt
trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội [12, tr.328].
Cuốn sách Nho giáo Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan được Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội biên dịch và xuất bản năm 2005. Mặc dù tiêu đề là Nho giáo, nhưng nội
dung của nó đã bàn đến vai trò của trường phái Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị xã hội Trung Quốc thời kỳ phong kiến bắt đầu từ nhà Hán. Đặc biệt, là các triều đại Hán,
Đường, Tống, Minh, Thanh đã lấy Nho giáo để ngụy trang cho chính sách cai trị bằng
pháp luật hà khắc của mình.
Với mong muốn làm nổi bật vai trò và ý nghĩa của học thuyết pháp trị và tư
tưởng Hàn Phi trong lịch sử, tác giả Nguyễn Văn Hiền có bài “Tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi Tử - ý nghĩa và bài học lịch sử” (Tạp chí KHXH, số 1- 113/2008). Bài

viết đưa ra những nhận định về giá trị của tư tưởng pháp trị:
… không chỉ ở chỗ đả phá tính giai cấp của xã hội phong kiến quý tộc, mà đã theo sự
tiến bộ của lồi người, sự bình đẳng càng được tơn vinh là càng chứng tỏ cho xã hội
văn minh… là công cụ thiết thực, hữu ích trong việc giữ gìn trật tự xã hội [45, tr.5].

Nói về sức sống của tư tưởng pháp trị gắn liền với các quân vương, trong cuốn
Aristotle vàHàn Phi Tử - con người chính trị và thể chế chính trị, tác giả Nguyễn Văn
Vĩnh đã dẫn lời Will Durant (tác giả của bộ sách Lịch sử văn minh Trung Quốc):
Trong một thời gian dài trên trường chính trị, Pháp gia đã gây ảnh hưởng tới các vua
chúa ngang với ảnh hưởng của Nho giáo [137, tr.252]. Khi bàn về Pháp gia với tư
cách là một trong những sản phẩm đặc sắc của Trung Hoa, trong bài: “Trung Hoa
pháp hệ” - sảnphẩm đặc sắc của sự kết hợp giữa hai học thuyết Đức trị và Pháp trị
trong lịch sử phong kiến Trung Hoa (Tạp chíNhà nước và Pháp luật, số 3/2010), tác
giả Đỗ Đức Minh cho rằng:
Từ nền tảng ban đầu là học thuyết Đức trị của Khổng Tử và học thuyết Pháp trị của
Hàn Phi Tử, bằng sự tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử đương thời (Tần Hán), Đổng
Trọng Thư, Lục Giả, Lưu Hâm và các thế hệ lý luận gia phong kiến đã không ngừng
tìm tịi, sáng tạo và phát triển lý luận theo ngun tắc Lễ - Hình để hồn thành xuất
sắc nhiệm vụ xây dựng nền tảng pháp lý của chế độ trung ương tập quyền tồn tại hơn
2000 năm [72, tr.17].

18


Tầm vóc tư tưởng của Pháp gia, mà đại biểu ưu tú nhất là Hàn Phi không chỉ
nổ bật ở Trung Quốc và một số nước Á Đơng, mà cịn lan tỏa ra tới phạm vi tồn cầu,
được chào đón với tư cách là một trong những tư tưởng gia tiêu biểu đặt nền móng
cho bộ mơn khoa học chính trị và nền lập pháp trên thế giới. Do đó, trên lĩnh vực tư
tưởng chính trị, pháp lý, Hàn Phi được các nhà nghiên cứu xếp ngang hàng với các
học giả: Aristotle của Hy lạp cổ đại hay Machiavelli của nước Ý thời Phục Hưng.

Chẳng hạn, Nguyễn Văn Vĩnh viết:
Về đại thể, học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử có thể được xem như một trong
những nền tảng cơ sở cho thể chế chính trị phong kiến Trung Quốc; và tương tự học
thuyết chính trị của Aristotle có thể được xem như nền tảng cơ sở chính trị dân chủ
Athens Hy lạp cổ đại [137, tr.300].

Trên quan điểm toàn diện, khi đánh giá về vai trò lịch sử và ảnh hưởng của
Pháp gia, cụ thể là Hàn Phi, trong luận án của mình, Vũ Kim Dung viết:
Tư tưởng triết học và tư tưởng chính trị - xã hội của Hàn Phi có vai trị to lớn trong
lịch sử tư tưởng nhân loại, nhất là trong lịch sử Trung Quốc và các nước Á Đơng
trong đó có Việt Nam... những giá trị trong học thuyết Hàn Phi vẫn cịn có ý nghĩa
đối với xã hội hiện tại [28, tr.183].

Cùng chung quan điểm với Vũ Kim Dung, trong bài viết về “Học thuyết Pháp
trị Trung Hoa cổ đại trong hành trình lịch sử phong kiến phương Đông”, tác giả Đỗ
Đức Minh (Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 8 108/2010 ) sau khi phác họa chân
dung Hàn Phi và những đặc điểm của tư tưởng Pháp gia, đường lối pháp trị, tác giả
tập trung phân tích những giá trị ảnh hưởng của tư tưởng Pháp trị đối với các nước
đồng văn Trung Hoa ở khu vực Đông Á như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt
Namđã đưa ra nhận định: Trung Quốc là một trong những nơi có nền văn minh sớm
nhất trên thế giới… thời cổ đại, trở thành trung tâm hấp dẫn các dân tộc châu Á tiến
lên học tập để hội lưu vào dòng thác phát triển của nhân loại [73, tr.76]
Đánh giá về những giá trị và hạn chế trong học thuyết pháp trị của Pháp gia,
tác giả Đỗ Đức Minh trong bài “Những giá trị và hạn chế của học thuyết Pháp trị
Trung Hoa cổ đại”, (Tạp chí KHXH, số 7-143/2010) đã đưa ra một số kết luận:

19



×