Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số câu hỏi ôn tập và đáp án môn Sinh lý và dinh dưỡng người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.11 KB, 36 trang )

Sinh lý và dinh dưỡng người

Sinh lý và dinh dưỡng người
Câu 1: Vai trò và trao đổi gluxit trong cơ thể
Câu 2: Cơ sở sinh lý của khẩu phần thức ăn ở người
Câu 3: Vai trò của dinh dưỡng với chức năng sinh lý cơ thể người
Câu 4: Nguồn năng lượng của cơ thể người
Câu 5: Tác hại của năng lượng không đầy đủ với cơ thể người
Câu 6: Tác dụng dinh dưỡng của protit với cơ thể người
Câu 7: Nguồn và lượng gluxit cung cấp cho cơ thể người
Câu 8: Tính hưng phấn của cơ tim. Giải thích đặc điểm hưng phấn của cơ tim khác
cơ vân.
Câu 9: Tính trơ có chu kỳ của tim? Giải thích cơ tim không co cứng như cơ vân?
Câu 10 : Các cử động hô hấp
Câu 11: Vai trò của các trung khu hô hấp ở người. Giải thích khi chạy nhanh nhịp
thở và độ sâu hô hấp tăng.
Câu 12: Trình bày hoạt động cơ học của khoang miệng và thực quản? vì sao khi ăn
không nên ăn nhanh, nói, cười?
Câu 13 Cơ chế và đặc điểm dẫn truyền xung thần kinh của synap hóa học.
Câu 14: Cơ chế thụ tinh ở người. Giải thích khi có 1 tinh trùng thụ tinh cho trứng
thì các tinh trùng khác không thể xâm nhập được vào trứng này.
Câu 15:Phân tích giai đoạn tâm trương của chu kì tim?
Câu 16 : Tại sao tim tách khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp trong một thời gian?
Câu 17: Giai đoạn tâm thu của chu kì tim.
Câu 18: Cơ chế thể dịch điều hòa hoạt động của tim. Giải thích khi hoạt động cơ
bắp mạnh huyết áp và nhịp tim tăng.
Câu 19: Giải thích máu có thể từ chân trở về tim.
Câu 20: Trình bày sự vận chuyển CO2 trong máu.
Page 1



Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 21: So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở mô
Câu 22: các cử động cơ học của ruột non
Câu 23: Cơ chế tác dụng của hoocmon thông qua hoạt hóa gen.
Câu 24: Đặc điểm dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục.
Câu 26: Cơ chế cảm nhận ánh sang và màu sắc của phân tích quan thị giác
Câu 25: Quá trình thu nhận âm thanh của tai
Câu 27: Vai trò của dinh dương với sức khoẻ con người.
Câu 28: Khái niệm dinh dưỡng hợp lý ở người

Page 2


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 1: Vai trò và trao đổi gluxit trong cơ thể
Giá trị sinh học:
+ Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể, 1g G = 4kcal.
+ Dự trữ với khối lượng lớn trong cơ thể dưới dạng glycogen ở gan và cơ.
+ tham gia vào 1 số thành phần cấu tạo cơ thể
Ví dụ: glycolipit tham gia vào cấu tạo, tổ chức thần kinh, chất cốt giao của xương
Trao đổi gluxit:
+ Gluxit được thu nhận vào máu dưới dạng Gluco trong máu chiếm 0,08-0,12%.
+ Thức ăn đường được biến đổi thành đường đơn sau đó được mao mạch ruột hấp
thu và được đưa vào gan thông qua tĩnh mạch cửa gan rồi vào gan, 2/3 dự trữ trong
gan và 1/3 dự trữ trong cơ dưới dạng glycogen.
+ Nếu ăn quá nhiều đường (100-200g/24h/ngày đêm) gan sẽ không kịp biến đổi
gluco thừa => glycogen. Máu sẽ tăng tỉ lệ đường => gọi là hiện tượng thừa đường
do ăn uống_chứng đái đường.

+ Tỉ lệ đường trong máu lên tới 0,15-0,18% thì phần gluco thừa sẽ được thải theo
đường thận gọi là tiểu đường do ăn uống.
+ Sự phân hủy gluxit trong cơ thể tiến hành bằng chu trình Crep, giải phóng năng
lượng và cho sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
Điều hòa trao đổi gluxit:
+ Insulin tăng tính thấm của gluco gây hạ đường huyết
+ Cooctizon gây giảm sử dụng gluco gây tăng đường huyết.

Page 3


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 2: Cơ sở sinh lý của khẩu phần thức ăn ở người
Bài làm
Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn của 1 người trong 1 ngày để đảm bảo nhu cầu về
năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhu cầu về chất:
Các chất chủ yếu và cần thiết cho cơ thể người, chia thành 2 nhóm chính:
+ gluxit, lipit, protit.
+ vitamin, muối khoáng.
Trong khẩu phần ăn cần đầy đủ loại thức ăn và các loại này cần phải thường
xuyên thay đổi.
Nhu cầu về các chất dinh dưỡng tùy vào giới tính, lứa tuổi, tình trạng sinh lý
và sinh hoạt của cơ thể.
Số lượng và khối lượng các loại thức ăn phù hợp với sức chứa và khả năng
làm việc của ống tiêu hóa.
 Nhu cầu về lượng:
Nhu cầu năng lượng do các loaij thức ăn cung cấp tương đương với năng
lượng tiêu hao của 1 người.

Nguyên tắc về tương đương năng lượng nghĩa là ta đã thỏa mãn về nhu cầu
vitamin ta có thể cung cấp năng lượng dưới dạng gluxit, lipit, protit.
Vd: cơ thể cần 100 kcal có thể lấy 24,7g protit hay gluxit hoặc 11.4g lipit.
Năng lượng có thể có tính chất đặc trưng cho các loại thức ăn.
Vd: cơ thể lấy vào 100 kcal dưới dạng protit thì sẽ tiêu tốn 30kcal. Còn dưới
dạng lipit thì tiêu tốn 13 kcal. Còn dưới dạng gluxit thì tiêu tốn 6 kcal.
Các loại thức ăn khác nhau thì có tỷ lệ hấp thu khác nhau.
o Thức ăn động vật thì hấp thu 95%
o Thức ăn thực vật thì hấp thu 75%
Tỷ lệ chuyển hóa của các loại thức ăn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng
phát triển của cơ thể và các yếu tố khác nhau.

















Page 4



Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 3: Vai trò của dinh dưỡng với chức năng sinh lý cơ thể người
Bài làm










Dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể ở 2 mặt là: thần
kinh và thể dịch.
Thời kỳ sinh trưởng có tính quyết định của não người là 2 tuần sau khi sinh,
thiếu dinh dưỡng ở thời điểm này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
nào bộ.
Dinh dưỡng không tốt có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ em và
có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng
Nếu thiếu dinh dưỡng ở thời kì còn nhỏ thì có thể dẫn tới giảm sự phát triển
của não bộ không hồi phục.
Vấn đề này muốn được cải thiện phải mất vài thế hệ.
Sự điều tiết về thể dịch đối với chức năng sinh lý thì dựa vào hooc môn,
enzim, chất khoáng và vitamin
Chất khoáng và vitamin ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thu các chất
Hooc môn, enzim thì tham gia vào chuyển hoá các chất như protit, lipit, chất
khoáng, vitamin… Các chất này được lấy từ thực phẩm vì thế dinh dưỡng

tôt hay xấu đều ảnh hưởng trực tiếp đến các chất, là cơ sở điều tiết thể dịch.
o Vd: chất lượng của prtit ảnh hưởng đến hoạt tính của men ở gan
và tỷ trọng thể dịch.
o Lipit có ảnh hưởng tời hooc môn
o Protit và vitamin C ảnh hưởng đến chức năng tuyến trên thận.

Page 5


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 4: Nguồn năng lượng của cơ thể người









Các chất gluxit, protit, lipit có trong thành phần dinh dưỡng được oxi hóa cơ
thể để sản sinh ra năng lượng đó là nguồn năng lượng của cơ thể, các chất đó
là các chất sinh năng lượng.
Quá trình oxi hóa của cơ thể và sự đốt cháy ngoài cơ thể thì giống nhau
nhưng sản phẩm cuối cùng khác nhau nên năng lượng giải phóng khác nhau.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxi hóa gluxit, lipit và ngoài cơ thể đều là
CO2, H2O nhưng oxi hóa protit thì ngoài CO2 và H2O còn các chất chứa
nito theo đường nước tiểu bài tiết ra ngoài.
Do hiệu suất tiêu hóa và 3 loại chất năng lượng nêu trên không giống nhau

nên ảnh hưởng đến năng lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể.
1g gluxit, lipit, protit thì sản sinh nhiệt có hiệu quả sinh lý của cơ thể là 4
kcal, 9 kcal, 4 kcal.
Thức ăn của cơ thể người nói chung thì có thành phần
o Protit: 10-> 14%
o Lipit: 15->25%
o Gluxit: 60->70%

Page 6


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 5: Tác hại của năng lượng không đầy đủ với cơ thể người













Cơ thể không được cung cấp năng lượng đầy đủ 1 thời gian dài khiến cho
các kho dự trữ gluxit, lipit phải đưa ra sử dụng nhiều ngay cả protit cũng bị
huy động hậu quả là cơ thể bị suy ding dưỡng.

Năng lượng trong cơ thể không đầy đủ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu
protit làm tăng sự thiếu hụt protit gây ra bệnh thiếu năng lượng protit.
Biểu hiện của bệnh là chuyển hóa cơ bản thấp, tiêu hóa kém, thiếu máu, thần
kinh suy nhược, da khô, cơ yếu, mạch chậm, thân nhiệt thấp, sức đề kháng
thấp, dễ nhiễm bệnh.
Hai nguyên nhân gây hiện tượng năng lượng không cân bằng là ăn uống và
vận động.
Trạng thái cơ thể của mỗi người khác nhau là nguyên nhân khác nhau
Có thể do năng lượng quá thừa hoặc quá yếu hoặc ít vận động hoặc vận
động quá sức. VÌ thế muốn quyết định vận động này phải thùy thuộc vào
tình hình của mỗi đối tượng. một số bệnh có thể gây nên sự mất cân bằng
năng lượng
Phương pháp giải quyết sự cung cấp năng lượng thích hợp đơn giản nhất là
tiến hành quan sát sự thay đổi cơ thể trong 1 thời gian nhất định và đo độ mỡ
dưới da
Tìm hiể lượng mỡ trong cơ thể.

Page 7


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 6: Tác dụng dinh dưỡng của protit với cơ thể người
1.

2.

3.

Cấu tạo cơ thể:

• Protit là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các tổ chức và
tế bào của cơ thể là cơ sở vật chất của sự sống.
• Protit cung cấp để cơ thể sinh trưởng là nguyên liệu để tái tạo
và bổ sung tổ chức mới, chiếm 80% thành phần tế bào và tổ
chức rắn của cơ thể
Điều tiết chức năng sinh lý:
• Protit tham gia vào nhiều chức năng sinh lý, 1 số protit là các
enzim có tác dụng xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
• Hemoglobin tham gia vận chuyển O2 là 1 protit của máu. Một
số protit là các chất kháng thể để bảo vệ cơ thể. Protit huyết
tương đảm bảo áp xuất thẩm thấu
• Một số axit amin là thành phần tạo năng lượng có vai trò trong
co cơ
Cung cấp năng lượng:
• Tác dụng chính của protit không phải là chất cung cấp năng
lượng nhưng khi lipit và gluxit cung cấp năng lượng không đầy
đủ hoặc khi axit amin vào coe thể quá nhiều thì protit sẽ lập tức
sinh năng lượng
• Khi phân giải protit sẽ sản sinh năng lượng
1g protit -> 4kcal

Page 8


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 7: Nguồn và lượng gluxit cung cấp cho cơ thể người
Bài làm
Cung cấp thức ăn hàng ngày là lượng cung cấp thụ thuộc vào chế độ lao
động, hoạt động và thường chiếm 50-70% tổng năng lượng của cơ thể trong khẩu

phần ăn của người Việt.
Gluxit phân bos nhiều trong tự nhiên và chủ yếu trong thực vật, còn ở động
vật chủ yếu là ở trong gan, sữa nhưng tỷ lệ thấp
Gluxit được dự trữ trong kho đường của cơ thể, dự trữ trong gan, cơ và máu



Đường đưa vào cơ thể dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ
Lipit và protit có thể chuyển hóa thành gluxit giúp cơ thể không bị thiếu
đường.
Có nhiều loại đường nhưng tinh bột là nguồn năng lượng chủ yếu vì có ưu
điểm về hiệu quả sinh lý, cơ thể dễ dàng thích ứng và tinh bột có tác dụng
duy trì ổn định đường huyết.
Các chất tinh bột trong cơm, ngô, khoai, sắn được đưa vào cơ thể có khả
năng thích ứng lâu dài; còn các thức ăn đường đơn thì không nên ăn nhiều vì
có thể gây bệnh béo phì, tim mạch.
Đường công nghiệp có phân tử lượng lớn, thẩm thấu tốt, hấp thụ nhanh vì
vậy nó là nguồn năng lượng đặc biệt cho dinh dưỡng thể thao và dinh dưỡng
lâm sàng.

Page 9


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 8: Tính hưng phấn của cơ tim. Giải thích đặc điểm hưng phấn của cơ tim khác
cơ vân.
Trả lời:
* Tính hưng phấn:
- Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng kích thích của cơ tim ( hay khả năng nhận

và trả lời kích thích).
- Biểu hiện tính hưng phấn của cơ tim là sự co bóp của cơ tim.
- Cơ tim hưng phấn theo định luật không hoặc tất cả.
+ Nếu cường độ kích thích dưới ngưỡng: không hưng phấn, không co.
+ Nếu cường độ kích thích tới ngưỡng: cơ tim co ở mức tối đa.
+ Nếu cường độ kích thích trên ngưỡng: sức co của tim không tăng thêm.
- Sự biến đổi tính hưng phấn là sự biến đổi điện thế màng tế bào. Tim gồm các pha
khử cực nhanh, bình nguyên của điện thế hoạt động và pha tái cực nhanh trở lại.
* Đặc điểm hưng phấn của cơ tim khác cơ vân:
- Cơ vân: gồm nhiều sợi riêng biệt, được ngăn cách bởi các màng cơ. Các sợi cơ
vân có ngưỡng kích thích khác nhau.
Khi kích thích có cường độ thấp thì chỉ 1 số sợi cơ co nhẹ. Khi tăng dần cường độ
kích thích số sợi cơ vào hưng phấn tăng lên dần và cường độ co cơ cũng tăng dần
đạt mức tối đa khi cường độ cực thuận.
- Cơ tim: các sợi cơ không hoàn toàn tách biệt mà cấu tạo như 1 liên bào vì thế khi
cường độ kích thích đạt giá trị tối đa khi kích thích đạt tới ngưỡng.

Page
10


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 9: Tính trơ có chu kì của tim? Giải thích cơ tim không co cứng như cơ vân
Tính trơ có chu kỳ của tim thể hiện thông qua 4 giai đoạn: giai đoạn trơ tuyệt đối,
giai đoạn trơ tưng đối, giai đoạn hưng vượng và giai đoạn phục hồi hoàn toàn









giai đoạn trơ tuyệt đối:
 nếu kích thích khi tim đang co bóp thì cơ tim không đáp ứng và thời
gian này gọi là thời gian trơ tuyệt đối.
 giai đoạn nay ứng với quá trình khử của màng cơ tim
 thời gian trơ tuyệt đối ở tâm thất là 0,25-0,3s. còn ở tâm nhĩ là 0,10,15s.
giai đoạn trơ tưng đối:
 kéo dài 0,03s diễn ra sau giai đoạn trơ tuyệt đối, ứng với quá trình tái
phân cực màng.
 nếu kích thích vào giai đoạn tim đang giãn tim sẽ đáp ứng bằng 1 co
bóp phụ gọi là ngoại tâm thu( loạn nhịp). sau đó tim sẽ giãn và nghỉ
lâu hơn => nghỉ bù.
giai đoạn hưng vượng
 giai đoạn nay ứng với quá trình giảm phân cực của màng.
 Lúc này, cơ tim đáp ứng được với các kích thích dưới ngưỡng (co cơ)
( xảy ra cực kì ngắn, chỉ thỉnh thoảng mới có)
giai đoạn phục hồi hoàn toàn
 giai đoạn nay ứng với trạng thái phân cực của màng trước khi bị kích
thích.
 Lúc này, kích thích ngưỡng có tác dụng làm tim co bóp như bình
thường

Giải thích cơ tim không co cứng như cơ vân
Trong chu kỳ hoạt động của tim có giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài tức là khi
có kích thích thì cơ tim không đáp ứng => không co hay không trả lời mọi kích
thích nào cả. vì vậy nó không có hiện tượng co cứng như cơ vân.
Còn cơ vân thì có thời gian trơ tuyệt đối ngắn => khi có kích thích vẫn

có khả năng co bóp.

Page
11


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 10 : Các cử động hô hấp
Các cử động hô hấp bao gồm động tác hít vào và động tác thở ra, trong đó hít vào
là quá trình tích cực, chủ động, còn thở ra là quá trình thụ động.
Khi hít vào:
Hít vào thông thường: là động tác tích cực do cơ hít vào làm tăng thể tích lồng
ngực theo 3 chiều thẳng đứng, trước sau và chiều ngang.
- Cơ hoành giảm và lồi lên trên khi ở trạng thái bình thường
- Còn khi hít vào cơ hoành co làm diện tích cơ hoành giảm và cơ hoành hạ thấp
xuống làm cho thể tích lồng ngực tăng lên theo chiều trên xuống
- Khi bình thường, xương sườn chếch xuống dưới
- Khi hít vào cơ liên sườn ngoài co nâng cơ liên sườn chuyển sang trạng thái ngang
hơn, đẩy xương ức về phía trước làm thể tích lồng ngực tăng theo chiều trước sau
và chiều ngang
Kết quả: làm cho thể tích lồng ngực tăng, phổi nở ra, áp lực trong phổi giảm nhỏ
hơn áp lực không khí bên ngoài nên không khí từ ngoài tràn vào phổi.
Hít vào gắng sức:
- Cơ hoành hạ xuống thấp hơn, co ngắn hơn, cơ liên sườn ngoài co mạnh hơn nâng
xương sườn lên cao hơn làm thể tích lồng ngực tăng nhiều hơn vì vậy không khí
vào phổi nhiều hơn.
- Ngoài cơ hoành và cơ liên sườn còn có sự tham gia của cơ ức, co bụng và cơ
ngực.
Khi thở ra:

Thở ra thông thường:
Cuối kì hít vào các cơ hít vào giãn, xương sườn hạ thấp xuống, cơ hoành lồi lên về
phía lồng ngực làm thể tích lồng ngực giảm và áp suất màng phổi bớt âm, phổi co
lại, dung tích phổi giảm làm không khí đi từ trong ra ngoài.
Thở ra là động tác thụ động khi áp suất khoang màng phổi sấp sỉ 2,5mmHg
Động tác thở ra gắng sức: là động tác chủ động
Cần thêm một số cơ chủ yếu là cơ thành bụng
Page
12


Sinh lý và dinh dưỡng người

Những cơ này co kéo theo các xương sườn xuống thấp hơn nữa ép vào các tạng ở
bụng đẩy cơ hoành lồi lên thêm về phía lồng ngực
Thể tích lồng ngực giảm thêm, dung tích phổi giảm thêm, áp suất phế nang cao nên
không khí ra ngoài nhiều hơn.
Đây là động tác tích cực đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

Page
13


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 11: Vai trò của các trung khu hô hấp ở người. Giải thích khi chạy nhanh nhịp
thở và độ sâu hô hấp tăng.
A. Vai trò của các trung khu hô hấp ở người.
Trung khu hô hấp là tập hợp những tế bào thần kinh nằm rải rác ở nhiều nơi
của hệ thần kinh làm nhiệm vụ chi phối hoạt động của các cơ hô hấp.

a, Các trung khu hô hấp điều hòa hô hấp ở tủy sống: cơ hoành, cơ liên sườn
b, Các trung khu ở hành tủy và cầu não.
- Trung khu hít vào: ở phía lưng của hành tủy, gần cuối não thất IV. Trung khu có
các nơron có khả năng phát nhịp tự động, nhịp nhàng → gây động tác hít vào và
tạo nhịp thở.
- Trung khu điều chỉnh hô hấp: nằm ở mặt lưng của cầu não có tác dụng ức chế
trung khu hít vào ở hành tủy.
- Trung khu thở ra: nằm ở mặt bụng của hành não. Bình thường trung khu này
không hoạt động mà chỉ hoạt động khi thở ra gắng sức.
- Trung khu ngừng thở : nằm phía dưới mặt lưng của cầu não.
- Trung khu hóa học: ở át trung khu hít vào, nhạy cảm với nồng độ H+, nếu nồng độ
H+ tăng → làm chúng hưng phấn → lan tỏa sang trung khu hít vào → tăng nhịp
thở.
c, Trung khu hô hấp nằm trên vỏ não ảnh hưởng tới hô hấp chủ động và hô hấp tự
động.
VD: Các cảm xúc mạnh làm tăng hô hấp, ở người có thể nhịn thở hay thở nhanh
trong thời gian ngắn.
B. Khi chạy nhanh nhịp thở và độ sâu hô hấp tăng vì:
- Quá trình oxi hóa các chất tăng → làm nồng độ O2 giảm, nồng độ CO2 tăng → tác
động lên các thụ thể hóa học ở các cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
- Từ các thụ thể hóa học, xung thần kinh sẽ truyền về trung khu hô hấp, tới các cơ
hô hấp làm nhịp thở và độ sâu hô hấp tăng thải CO2 và tiếp thu O2.

Page
14


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 12: Trình bày hoạt động cơ học của khoang miệng và thực quản? vì sao khi ăn

không nên ăn nhanh, nói, cười?
Trả lời
Tiêu hóa cơ học chủ yếu do răng đảm nhiệm:
+ Răng cửu làm nhiệm vụ cắt nhỏ thức ăn
+ Răng nanh làm nhiệm vụ xé thức ăn
+ Răng hàm làm nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn
→ được thực hiện thông qua phản xạ nhai do cơ nhai và lưỡi đảm nhiệm
Động tác nhai:
Nhai là hoạt động cơ học của miệng có tác dụng nghiền, xé thức ăn và trộng đều
thức ăn với nước bọt. Nhai là 1 động tác nửa tự động, có lúc nhai được thực hiện tự
động nhưng có lúc lại được thực hiện chủ động
+ Nhai tự động: khi ăn uống bình thường, đó là phản xạ không điều kiện do thức
ăn kích thích vào niêm mạc miệng tạo ra
+ Nhai chủ động: khi gặp thức ăn cứng khó nhai
Động tác nuốt:
Nuốt là hoạt động cơ học phối hợp giữa miệng và thực quản có tác dụng đẩy thức
ăn từ miệng xuống đoạn cuối của thực quản, sát ngay phía trên tâm vị dạ dày
Động tác nuốt được thực hiện qua 3 giai đoạn:
_ Giai đoạn đầu ( ở miệng):
+ Thức ăn khi được nhai, trộng đều với nước bọt → tạo thành viên thức ăn nằm
trên mặt lưỡi → lưỡi sẽ thụt lại đưa thức ăn về phía sau
_ Giai đọạn hai ( ở hầu):
+ Viên thức ăn chạm vào thành hầu kích thích các thụ quan ở đây, xung hướng tâm
chạy về trung ương theo đây thần kinh số 5, 9, 10. Trung khu phản xạ nuốt ở hành
tủy và các phần khác của não bộ cho đến vỏ não.
+ Sau khi phản xạ nuốt được thức hiện, ở hầu xảy ra các quá trình :
Page
15



Sinh lý và dinh dưỡng người

◦ Đóng kín đường trở lasijkhoang miệng, môi ngậm lại, gốc lưỡi cong lên đẩy thức
ăn về phái sau
◦ Đóng kín đường lên mũi do màng khẩu caisnaang lên che kín 2 lỗ thong lên mũi
◦ Đóng kín đường thông xuống thự quản khi lưỡi thụt về phái sau, thanh quản nhô
lên → sun thanh nhiệt ngả về phái sau đóng kín thanh quản, khí quản lại
→ Khi đó đường thông xuống thực quản mở → thực quản nhô lên, viên thức ăn rơi
vào thực quản
_ Giai đoạn 3:
+ Các cử động nhu động của thực quản đẩy viên thức ăn xuống dạ dày → phản xạ
này xảy ra khi thức ăn tự động vào thành thực quản
+ thức ăn đi qua ống thực quản dài 22cm mất 2,3s
Tại sao khi ăn không nên ăn nhanh, nói cười?
Khi ăn không nên nói, cười:
Vì khi ta ăn nói, cười đường dẫn khí mở do vậy thức ăn không vào thực quản mà
lọt vào đường dẫn khí làm cho ta bi sặc thậm chí gây nên tắc đường dẫn khí, ta sẽ
bị ngạt thở
Khi ăn không nên ăn quá nhanh:
Vì khi ăn quá nhanh sẽ tạo nhiều viên thức ăn trong thực quản làm rối loạn cơ thực
quản, khi ta nuốt dễ bị nghẹn

Page
16


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 13 Cơ chế và đặc điểm dẫn truyền xung thần kinh của synap hóa học.
Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh của synap hóa học:

Khi có các xung động thần kinh theo sợi trục truyền đến, màng trước synap sẽ thay
đổi tính thấm đối với các ion Ca 2+. Các ion Ca2+ đi vào trong cúc thần kinh, tác
động lên các túi chứa chất trung gian hóa học, làm vỡ chúng hoặc đưa chúng đến
tiếp xúc màng trước synap. Hiện tượng hòa màng xảy ra các chất trung gian hóa
học trong túi được giải phóng vào khe synap.
Do khe synap chỉ rộng khoảng 20nm nên chất trung gian hóa học nhanh chóng
khuếch tán đến màng sau synap.
Ở đây chất trung gian hóa học sẽ kết hợp với các Receptor trên màng sau synap,
làm thay đổi tính thấm của màng sau synap đối với ion Na + , K+, Cl- và làm thay
đổi điện thế màng sau theo 1 trong 2 hướng.
Chuyển từ điện thế tĩnh sang điện thế hoạt động: làm cho kênh Na + mở, Na+ đi vào
trong tế bào gây khử cực và đảo cực ở màng sau. Điện thế hoạt động sẽ tiếp tục lan
truyền. Trường hợp này synap là synap kích thích.
Tăng điện thế tĩnh do tính thấm màng sau với Na +, K+, Cl- tăng lên dẫn tới K+ ra
ngoài và Cl- vào trong màng gây ra hiện tượng tăng sự phân cực ở màng sau synap.
Trường hợp này synap là synap ức chế.
Chất dẫn truyền sẽ nhanh bị phân hủy bởi enzym ở màng sau synap đảm bảo chúng
hoạt đông nhanh, chính xác.
Đặc điểm dẫn truyền xung thần kinh qua synap:
Tốc độ dẫn truyền qua synap bị chậm lại do dẫn truyền qua nhiều giai đoạn.
Hiện tượng mỏi synap do số lượng chất dẫn truyền có hạn nên khi kích thích liên
tục sẽ dẫn truyền liên tục đến hết mà không kịp tổng hợp.
Xung thần kinh chỉ đi một chiều từ màng trước  khe synap  màng sau.
Synap dễ bị chất hóa học gây tác dụng.

Page
17


Sinh lý và dinh dưỡng người


Câu 14: Cơ chế thụ tinh ở người. Giải thích khi có 1 tinh trùng thụ tinh cho trứng
thì các tinh trùng khác không thể xâm nhập được vào trứng này.
Trả lời:
Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử 2n.
Do hoạt động tình dục nên tinh trùng cùng với tinh dịch được phóng vào âm đạo
rồi tinh trùng di chuyển ngược lên tử cung rồi lên ống dẫn trứng.
Sau khi rụng trứng rơi vào phễu của ống dẫn trứng và di chuyển dọc theo ống dẫn
trứng xuống tử cung.
Quá trình thụ tinh xảy ra ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng.
Cơ chế:
+khi gặp trứng đầu tinh trùng tiết ra enzim hyaluroinidase có tác dụng hoà tan phân
giải các tế bào hạt giúp cho tinh trùng xâm nhập vào trứng.
+ Dưới tác dụng của enzim zonalizin phân huỷ protit làm màng sáng bị chọc thủng
giúp tinh trùng tiếp xúc với màng trứng. Tại đây có các recepter cố định màng
trước tinh trùng.
+ Sau đó màng trước tinh trùng bị tiêu huỷ nhân tinh trùng xâm nhập vào trứng
+ Khi phần đầu của 1 tinh trùng đã chui qua màng trứng thì màng trứng lập tức
khép lại cắt đứt phần đuôi ở ngoài và ngăn không cho tinh trùng khác xâm nhập
vào.
+ Sau khi xâm nhập vào trứng nhân tình trùng kết hợp với nhân trứng tạo thành
hợp tử.
Khi có 1 tinh trùng thụ tinh cho trúng thì các tinh trùng khác không thể xâm nhập
vào trứng nữa vì:
Tốc độ vận chuyển của các tinh trùng khác nhau.
Phản ứng tức thì: Sau khi chui qua màng trứng tinh trùng gây khử cực màng trứng.
Phản ứng lâu dài: Hình thành màng thụ tinh ngăn không cho tinh trùng tiếp theo
chui vào.

Page

18


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 15:Phân tích giai đoạn tâm trương của chu kì tim?
Trả lời:
Giai đoạn tâm trương là giai đoạn cả tâm thất và tâm nhĩ đều nghỉ và được bắt đầu
từ lúc đóng van động mạch đến khi tâm nhĩ bắt đầu co thì kết thúc. Giai đoạn này
kéo dài khoảng 0,4s.
Giai đoạn tâm trương gồm 3 thời kì: Giãn đẳng tích, đẩy máu nhanh và đẩy máu
chậm
1.Giãn đẳng tích
+ Bắt đầu khi cơ tâm thất giãn ra nhưng không thay đổi chiều dài.
+ Áp lực trong tâm thất thấp hơn áp lực máu trong động mạch, các van tổ chim ở
gốc động mạch đóng lại.
+Cuối thời kì này, áp suất trong tâm thất giảm xuống thấp hơn so với tâm nhĩ.
Ngay khi tâm nhĩ bắt đầu giãn, máu từ các mạch đổ vào tâm nhĩ được đẩy xuống
tâm thất, qua các van Nhĩ – Thất(áp suất tâm nhĩ tăng làm van Nhĩ –Thất mở). Giai
đoạn đẩy máu bắt đầu.
2.Đẩy máu nhanh
Máu từ tâm nhĩ chảy nhanh xuống tâm thất.
3.Đẩy máu chậm
- 3/4 lượng máu từ tâm nhĩ xuông tâm thất ở cuối thời kì này
- Tâm nhĩ bắt đầu co, 1 chu chuyển tim mới được tiếp tục.

Page
19



Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 16 : Tại sao tim tách khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp trong một thời gian?
Trả lời:
Tim rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp là do tim có tính tự động .
Tim có tính tự động do trong tim có các hệ thống tự động có khả năng tự hưng
phấn như : hạch xoang nhĩ, hạch nhĩ thất, bó His, mạng lưới Purkinje.
Hạch xoang nhĩ :
+ ở người nút này tạo khoảng 70-80 nhịp/phút.
+ Khi tim nguyên vẹn , hạch xoang chỉ huy các phần khác của tim. Quá trình gây
hưng phấn xuất hiện tại hạch xoang.
+ Cơ chế tự hưng phấn : Điện thế nghỉ nút xoang là -60mV. Khi màng ở trạng thái
nghỉ ngơi , có sự dò rỉ Na + vào trong gây ra sự khử cực chậm , làm tăng điện thế
nghỉ lên -40mV  Ngưỡng tạo điện hoạt động.
Hạch nhĩ thất:
+ Nếu tự động phát xung thì tần số thấp 35-40 nhịp/phút.
+Bình thường , tính tự động của hạch nhĩ thất không thể hiện được vì bị hưng phấn
của hạch xoang chi phối . Nếu làm mất tác dụng của hạch xoang , hạch nhĩ-thất sẽ
phát xung với tần số 40-60 nhịp/phút.
Bó His và mạng lưới Purkinje
+ Bó His phát xung 30-40 nhịp/phút . Khi bị tổn thương , tim sẽ đập theo mạng
lưới Purkinje 20-40 nhịp/phút.

Page
20


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 17: Giai đoạn tâm thu của chu kì tim.

Giai đoạn tâm thu gồm nhĩ thu ( 0,1s) và thất thu ( 0,3s) kéo dài 0,4s.
Tâm nhĩ thu thì: Khi nhĩ co áp lực trong nhĩ cao hơn thất làm cho van nhĩ thất đang
hé mở sẽ mở rộng hết để đẩy một lượng máu còn lại từ nhĩ xuống thất.
Giai đoạn thất thu gồm 2 thời kì: Thời kì tăng áp (1) và thời kì tăng máu (2)
+ (1) Thời kỳ tăng áp: Áp suất thất cao hơn nhĩ là đóng van nhĩ thất nhưng chưa
cao hơn áp suất động mạch chủ nên van tổ chim chưa mở.
• Cuối thời kỳ áp suất thất phát triển mạnh làm mở van tổ chim.
+ (2) Cuối thời kỳ tăng áp, áp suất thất liên lục tăng cao làm máu được tống vào
động mạch chủ và động mạch phổi theo 2 thời kỳ nhanh và chậm.
• Ở thời kỳ nhanh 4/5 lượng máu được đưa vào động mạch.
• Ở thời kỳ chậm 1/5 lượng máu được đưa vào động mạch.
Khi tâm thất bắt đầu dãn thì áp suất ở thất giảm hơn áp suất động mạch làm van
bán nguyệt đóng ngăn không cho máu trở lại tâm thất.

Page
21


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 18: Cơ chế thể dịch điều hòa hoạt động của tim. Giải thích khi hoạt động cơ
bắp mạnh huyết áp và nhịp tim tăng.
Bài làm
* Cơ chế thể dịch điều hòa hoạt động của tim:
- Hoocmon: Hoocmon tuyến tủy thượng thận(adrenalin và noradrenalin) và
hoocmon tuyến giáp(thyroxin)làm tăng hoạt động của tim, và axetylcolin làm giảm
hoạt động của tim.
- Nồng độ O2, CO2 và pH máu: nồng độ O2 giảm, nồng độ CO2 tăng, pH máu giảm
đều làm tim đập nhanh và ngược lại thì tim sẽ đập chậm.
- Các ion: Nồng độ Ca2+ trong máu cao làm tim đập nhanh, mạnh trong khi nồng

độ K+ cao sẽ ức chế hoạt động của tim, có thể làm tim ngừng đập.
* Giải thích khi hoạt động cơ bắp mạnh huyết áp và tim nhanh
- Hoạt động cơ bắp mạnh dẫn đến xảy ra hiện tượng tiêu thụ O 2 để OXH các chất
tạo ra năng lượng làm nồng độ O2 giảm, nồng độ CO2 tăng, tác động lên thụ thể
hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ đã làm xuất hiện xung
thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não.
+ Từ hành não xung sẽ theo dây thần kinh giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và
mạnh đồng thời tới các mạch làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp.
- Dây thần kinh giao cảm làm kích thích tuyến trên thận làm tim đập nhanh và
mạnh

Page
22


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 19: Giải thích máu có thể từ chân trở về tim.
Máu từ chân đến tĩnh mạch nhỏ, rồi tĩnh mạch chủ dưới trở về tim ngược với
chiều của trọng lực vì:






Sức đẩy của tim: Khi tim co sẽ đẩy máu trong hệ mạch, áp lực đẩy
máu về tim ở đầu hệ thống tĩnh mạch nhỏ khoảng 15mmHg.
Sức hút của tim: Khi tim giãn dẫn đến áp suất tâm nhĩ giảm tạo sức
hút từ tĩnh mạch về tâm nhĩ và từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

Sức hút của lồng ngực: Khi hít vào thể tích của lồng ngực tăng làm
cho áp suất trong khoang màng phổi giảm, các tĩnh mạch lớn dãn ra
hút máu từ tĩnh mạch nhỏ hơn về, đồng thời khi hít vào cơ hoành hạ
xuống làm áp suất trong khoang bụng tăng sẽ ép vào tĩnh mạch chủ
đẩy máu về tim.
Hoạt động của cơ xương và van tĩnh mạch: Khi các cơ xương co ép
vào van tĩnh mạch làm dồn máu chảy trong các tĩnh mạch đồng thời
với hoạt động của các van tĩnh mạch làm cho máu chảy theo 1 chiều
từ tĩnh mạch về tim.

Page
23


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu hỏi 20: Trình bày sự vận chuyển CO2 trong máu.
Trả lời:
Khí CO2 được vận chuyển trong máu thông qua 2 dạng: Hòa tan và kết hợp.
*Dạng hòa tan:
-Chỉ có 1 phần rất nhỏ được giữ lại trong huyết tương dưới dạng hòa tan và vận
chuyển đến phổi, chiếm khoảng 7% toàn bộ khí CO 2 vận chuyển về mô, nhưng
quan trọng vì là dạng trao đổi trực tiếp giữa máu với phổi và giữa máu với mô.
*Dạng kết hợp:
-Vận chuyển dưới dạng muối bicacbonat: khoảng 70% CO2 được vận chuyển
theo con đường này.
+CO2 kết hợp với nước trong hồng cầu theo phản ứng:
CA(cacbonic anhydrase)
CO2 + H2O


H2CO3

HCO-3 + H+ (1)

+Ion HCO3- sau khi sinh ra được vận chuyển qua màng hồng cầu vào huyết tương
và tới phổi. Tại đây HCO3- vận chuyển từ huyết tương vào hồng cầu kết hợp với
H+ tạo H2CO3. H2CO3 phân li tạo CO2 khuếch tán vào phế nang.
+ Phản ứng (1) có thể xảy ra tại huyết tương và hồng cầu nhưng chủ yếu xảy ra tại
hồng cầu vì huyết tương có rất ít enzim CA.
- Vận chuyển dưới dạng kết hợp với Hb: Khoảng 23% CO2. CO2 kết hợp với
nhóm NH2 của globin trong Hb tạo thành HbCO2 và được vận chuyển tới phổi.
Tại phổi HbCO2 phân li cho CO2 khuếch tán qua màng hô hấp vào phế nang
- Ngoài ra còn 1 lượng rất nhỏ CO2 được vận chuyển dưới dạng kết hợp với protit
của huyết tương.

Page
24


Sinh lý và dinh dưỡng người

Câu 21: So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở mô
* Giống nhau
- Đều tuân theo nguyên tắc khuếch tán: Cacbonic và oxi đều khuếch tán qua bề
mặt trao đổi khí. Khí đi từ nơi có phân áp khí riêng phần cao đến nơi có phân áp
khí riêng phần thấp hơn.
* Khác nhau

Page
25



×