Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
------------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH LƯU

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái nguyên - Năm 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
------------------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH LƯU

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
CÂY RAU SẮNG (Melientha suavis Pierre) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN
THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG – THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số

: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KIM VUI

Thái nguyên - 2010


LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, được sự đồng ý của khoa sau đại, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu luận văn:
“Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân giống
cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa –
Phượng Hoàng – Thái Nguyên”.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến PGS.TS Đặng Kim Vui người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ tôi hoành
thành bản luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa
sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, công nhân viên Khu bảo tồn thiên nhân
Thần sa – Phượng hoàng – Thái Nguyên, cán bộ và nhân dân xã Thần Sa, xã
Hương Sơn (Mỹ Đức-Hà Nội), Vườn quốc gia Xuân Sơn và Vườn quốc gia
Tam Đảo đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu . Tôi xin chân thành
cám ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi về vật
chất và tinh thần để tôi hoàn thành bản luận văn.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian và kinh nghiêm còn hạn chế,
bản luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học và
bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 12 tháng11 năm 2010
Học Viên
Nguyễn Đình Lưu


KÍ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Kí hiệu
LSNG
Ôr
TM
RS
K
SS
LX
G
ĐPT
LK
CT
SP1
SP2
TN
CT

BTTN
Đ/C
ppm
CBCN
VC
ĐDSH
VQG

SPSS
LL
TB

Chú giải
Lâm sản ngoài gỗ
Ô rô
Thàn mát
Rau sắng
Khổng
Song sụ
Lim xanh
Gội
Đại phong tử
Loài khác
Chín tầng
Chưa xắc định được tên loài 1
Chưa xắc định được tên loài 2
Thí nghiệm
Công thức
Bảo tồn thiên nhiên
Đối chứng
Nồng độ phần nghìn
Cán bộ công nhân
Viên chức
Đa dạng sinh học
Vườn quốc gia
Statistical packed for Social on Personal Computer
Lần lặp
Trung bình



Mục lục
Mục

Nội dung
Đặt vấn đề

1.1
1.2
1.3
2.1
2.1.1
2.1.1.1
2.1.1.2
2.1.1.3
2.1.1.4
2.1.2
2.1.2.1
2.1.2.2
2.1.2.3
2.1.3
2.1.3.1
2.1.3.2
3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.3
3.4

3.4.1
3.4.2
3.4.2.1
3.4.2.2
3.4.2.3
3.4.2.4
4.1
4.1.1

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trên thế giới
Ở Việt Nam
Nhận xét và đánh giá
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Địa hình
Khí hậu, Thủy văn
Đất đai
Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán
Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành nghề khác
Cơ sở hạ tầng
Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động bảo tồn và sự cấp
thiết để thực hiện đề tài từ điều kiện cơ bản
Những thuận lợi
Những khó khăn
Chương 3 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa số liệu
Phương pháp thực nghiệm
Quy trình thực hiện nội dung 2
Quy trình thực hiện nội dung 3
Quy trình thực hiện nội dung 4
Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cây

Ảnh hưởng của một số loại môi trường đến khả năng tái sinh
chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy

Trang
1
2
2
6
13
15
15
15
15
16

16
17
17
17
19
21
23
23
23
26
26
26
26
26
26
27
27
27
27
30
33
35
39
39
39


4.1.2
4.1.3
4.2

4.2.1
4.2.1.1
4.2.1.2
4.2.1.3
4.2.2.
4.2.2.1
4.2.2.2
4.2.2.3
4.2.2.4
4.2.2.5
4.2.2.6
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4
5.1
5.2
5.3

Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng nhân nhanh
chồi rau ngót rừng sau 60 ngày nuôi cấy
Ảnh hưởng của một số cytokine đến khả năng nhân nhanh
chồi sau 60 ngày nuôi cấy
Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom
Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và NAA
Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm IAA
Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm

khác nhau với chế phẩm IBA
Tỷ lệ hom ra rễ của loài rau sắng ở các công thức thí nghiệm
khác nhau với chế phẩm NAA
Số lượng và chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các
công thức thí nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA, IBA và
NAA
Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA
Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IAA
Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA
Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm IBA
Số lượng rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA
Chiều dài rễ trung bình của loài rau sắng ở các công thức thí
nghiệm khác nhau với chế phẩm NAA
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo giống bằng hạt
Tỷ lệ nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý khác
nhau
Thời gian nảy mầm hạt rau sắng ở các phương pháp xử lý
khác nhau
Một số hình ảnh về sức sinh trưởng chồi rau sắng ở các
phương pháp xử lý thí nghiệm khác nhau
Đề xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhân giống cây rau
sắng
Chương 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Tồn tại

Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

40
41
43
43
43
45
47
50

50
53
54
57
58
60
61
61
62
64
66
67
67
68
68
69



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ sinh thái rừng (HSTR) có tác dụng về nhiều mặt: kinh tế, xã hội,
môi trường sinh thái…HSTR suy giảm kéo theo các phản ứng dây truyền về
môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn đến đới sống và nền kinh tế. Tuy nhiên,
cũng như nhiều nước khác trên thế giới, nước ta đang đứng trước thực trạng
HSTR đang bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo các
tài liệu đã có được, năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là
43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,175 triệu ha, độ che phủ rừng 27,8%; thời kỳ
1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 170 nghìn ha rừng đã bị mất [7]; tính
đến năm 2008 diện tích này là 13,11 triệu ha, với độ che phủ 38,7% [20].
Đói nghèo là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới người dân gần rừng tác động
vào rừng đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, được coi
là lá phổi xanh của mỗi quốc gia. Do vậy, tăng thu nhập, tạo việc làm để giảm
tỷ lệ đói nghèo cho người dân gần rừng là rất cấp thiết, một trong những giải
pháp được nhiều quốc gia lựa chọn là tạo thu nhập từ nguồn LSNG. Việt Nam
là một nước đi đầu trong vấn đề này, với danh mục hơn 113 loài cây LSNG
dùng làm rau ăn (Nguyễn Tiến Bần và cộng sự, 1994) trong đó rau sắng là
một lựa chọn có triển vọng.
Do đặc điểm là loài cây thân thuộc với người dân; giá bán thành phẩm
và nhu cầu thị trường lớn; hàm lượng dinh dưỡng cao; được ghi trong sách đỏ
Việt Nam (1997). Hiện nay, rau sắng đã được nhân giống theo phương pháp
gieo hạt tại một số địa điểm trên toàn quốc, nhưng nhu cầu về giống chưa đáp
ứng được yêu cầu của sản xuất cho người dân sinh sống gần rừng. Tuy nhiên,
chưa có công trình nghiên cứu hay một công bố đầy đủ nào về các phương
pháp nhân giống loài cây có giá trị này.
Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, đáp ứng được nhu
cầu cây con phục vụ nhu cầu mở rộng diện tích của người dân, giảm sức ép
tới HSTR tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia từ cây rau sắng, đồng thời bảo
tồn được nguồn gen quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, tôi mạnh dạn tiến
hành đề tài: “Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu một số phương pháp nhân

giống cây rau sắng (Melientha suavis Pierre) tại khu bảo tồn thiên Thần Sa
– Phượng Hoàng – Thái Nguyên”.


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Theo Paul Hiepko (1979), họ rau sắng (Opiliaceae), là một loại thuộc
họ rau nghiến hay dương đào (Olacaceae) được xắc định bởi Valeton (1886).
Các tranh luận được kết thúc về mối quan hệ giữa họ rau sắng và họ
Santalaceae khi hai tác giả Fagerlind (1948) và Johri & Bhatnagar (1960)
khẳng định ở vùng nhiệt đới họ rau sắng được coi là một chi nhỏ thuộc bộ đàn
hương Santalales (hoặc olacales).
Những câu hỏi liên quan đến việc bố trí các chi của Opiliacae và các
mối quan hệ gia đình cho các gia đình khác nhau ở các khu vực khác nhau,
khi Paul nghiên cứu các chi từ vùng nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ, ở một số
nước Đông Nam Á và Australia. Các chi được tìm thấy ở Đông Nam Á có cả
chi Melientha. Chi Opilacae chỉ có các loài được tìm thấy ở Châu Á và chỉ có
quan hệ họ hàng với các loài ở Châu Phi [38].
Rau sắng được mô tả một cách tổng quát như sau: là một loài cây
thường xanh, cây bụi hoặc dây leo. Lá xếp thành 2 dãy quanh thân; lá thường
biến đổi về kích thước; thường là lá kép lông chim. Mặt trên của lá thường
mịn, mặt dưới có nốt sần nhỏ. Hoa mọc thành cụm hình chùy, phân nhánh có
cuống hoặc không cuống. Hoa nhỏ, hoa có nắp, đôi khi thống nhất; nhị nhiều,
bố trí đối diện nhau; bao phấn chia 2 ngăn.
Theo Soonthorn Khamyong (1995), ngót rừng thuộc họ Rau sắng
(Hiepko,1980) là một loại cây cung cấp thực phẩm quen thuộc và quan trọng
của người Thái, đặc biệt là khu vực miền Đông Bắc và miền Bắc (Jacquat and
Bertossa, 1990).Gia bán thương phẩm trung bình khoảng 200 bạt/kg.
Ở Thái Lan, trồng rau sắng được rất nhiều người quan tâm, họ trồng

xung quanh vườn nhà, nông trại. Đặc biệt ở miền Bắc Thái Lan, tại nông trại
Longan đã có người rất thành công trong việc trồng rau sắng, nhưng những
kinh nghiệm thành công của họ được giữ kín.


Tại Thái Lan loài rau sắng đang bị xâm hại nghiệm trọng bởi những
hoạt động khai thác thiếu hiểu biết của người dân như chặt cây, chặt cành, hái
hoa và quả, đốt nương... để lấy củi, lấy lá, hoa và quả làm thực phẩm. Để bảo
tồn và phát triển loài rau quý này, một trong những hoạt động có ý nghĩa là
nghiên cứu, phân tích cấu trúc rừng rau sắng ngoài tự nhiên, làm cơ sở cho
những nghiên cứu tiếp theo.
Soonthorn Khamyong chọn khu vực nghiên cứu tại một khu rừng khô
rụng lá (rừng khộp), thuộc loại rừng thứ sinh nghèo với loài cây cẩm liên
(Shorea siamensi) là loài cây chiếm ưu thế. Khu vực nghiên cứu cách huyện
Hod, tỉnh Chiangmai khoảng 37km. Có: độ cao so với mặt nước biển khoảng
550 m; đá mẹ là granite; đất canh tác chủ yếu là đá ong và sỏi là loài đất rất
nghèo và khô; độ dốc khoảng 30-40%; lượng mưa hàng năm khoảng 10001500 mm.
Nội dung nghiên cứu là dựa vào: tần suất xuất hiện của loài, sự phong
phú loài (abundance), mức độ đầy (relative density; %), mức độ ưu thế (
relative dominance; %) và quan hệ loài chủ yếu (relative importace; %) bằng
cách điều tra loài trên các ô tiêu chuẩn dạng bản với các kích thước khác nhau
(5m × 5m, 10m × 10m....50m × 50m).
Nghiên cứu đưa ra kết luận như sau:
1. Rau sắng mọc trên kiểu rừng khô, rụng lá với loài cẩm liên chiếm ưu
thế. Nơi đất khô, cạn và nghèo dinh dưỡng.
2. Loài cẩm liên có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú,
mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá
thể với diện tích 1600m2) lần lượt là: 100%; 62,18; 48,93%; 51,83%; 27,52%.
3. Ngoài loài cẩm liên là loài chiếm ưu thế còn một số loài khác như: cà
chít ( Shorea obtusa), dầu trà beng (Diptericarpus obtusifolius) và loài dầu

đồng (Diptericarpus tuberculatus). Các loài này có các giá trị tần suất hiện
loài, sự phong phú, mức độ đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu thấp hơn
so với loài cẩm liên.


4. Rau sắng có các giá trị tần suất xuất hiện loài, sự phong phú, mức độ
đầy, mức độ ưu thế và quan hệ chủ yếu (trên tổng số 41 loài và 191 cá thể với
diện tích 1600m2) lần lượt là: 100%; 3,64; 3,18%; 2,67%; 2,91%.
5. Trong tổng số 41 loài, rau sắng là loài chuyển tiếp trong tầng tán
rừng. Trong cấu trúc rừng sự ảnh hưởng của nó tới cấu trúc là không lớn. Rau
sắng thường phát triển ở những khoảng trống của rừng [37].
Peter Hanelt, (2001). Theo ông rau ngót rừng thuộc họ rau sắng
(Opiliaceae), có tên la tinh là Melientha suavis Pierre (1888) hoặc Melietha
acuminata Merr (1926), tên thường dùng Melientha suavis Pierre (1888). Ở
vùng Sabah của Malaysia rau sắng có tên là tangal; trên đảo Mindanao của
Philippines cây có tên malatado; Campuchia rau sắng có tên là daam prec;
Lào gọi cây là hvaan; Thái lan cây có tên là Phakwaan-pa; tại Việt Nam cây
được gọi là rau ngót rừng hoặc rau sắng.
Rau sắng là một loại rau được khai thác chủ yếu từ tự nhiên. Các sản
phẩm được sử dụng làm thức ăn là cành non, lá, quả và hoa, bằng cách nấu
chín. Ở Việt Nam quả chín chế biến bắng cách nấu chín hoặc rang đều ngon.
Tại Thái Lan rau sắng còn được dùng làm củi, lấy than. Chúng được trồng
xen với cây ăn quả, và như một loại rau thương phẩm [33].
Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala Roongwong, (2005).
Với nghiên cứu về sự phân bố và các kiến thức bản địa trong hoạt động trồng,
chăm sóc và khai thác cây rau sắng tại rừng cộng đồng Rom Pho Thong,
huyện Tha Takiap, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Qua nghiên cứu các tác giả
đã tìm hiểu được một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của
từng phương pháp như sau:
Thứ nhất, nhân giống bằng hạt cho kết quả nảy mầm là tương đối lớn.

Tuy nhiên, kỹ thuật này còn một số vấn đề chưa thể làm rõ. Khi mà cây con
được đem trồng lại (từ bầu), thì rất còi cọc và tốc độ lớn rất chậm. Bởi vậy, kỹ
thuật này cần được mở rộng với nhiều phương pháp để tạo ra cây giống tốt
sau khi đem trồng. Hơn nữa, cần có những thử nghiệm trồng cây trong những
điều kiện không che bóng và những điều kiện sinh thái giống ở rừng với các


điệu kiện che bóng. Thông thường cây trồng dưới tán của cây na (Annona
squamosa), cây phát triển tốt.
Thứ hai, việc nhân giống bằng hom rễ cho tỷ lệ thành công là 70%.
Đây là kỹ thuật được thử nghiệm rộng rãi nhất.
Thứ ba, phương pháp đào cây con từ rừng sau đó mang đem trồng,
dường như thất bại, tỷ lệ sống sót chỉ khoảng 20%. Hoạt động đào bới cũng ít
nhiều đã hủy hoại một phần tài nguyên họ rau sắng trên rừng.
Với 3 phương pháp trên, phương pháp thứ nhất và thứ hai được cộng
đồng áp dụng phổ biến [36].
Theo Nakhonrat Tianpech, Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich
(2008). Rau sắng tên Thái Lan là Pak-Wanpa. Trong lịch sử, Pak-Wanpa là
một cây trồng quan trọng được sử dụng như một loại rau của người dân ở
Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam Á. Ở Thái Lan rau
sắng trong tự nhiên thường gặp miền Bắc và Đông Đông Bắc, trên những dải
rừng thường xanh và rừng khộp.
Sản phẩm thu hái là lá non, hoa và quả bắt đầu từ những tháng mùa khô
(từ tháng 2 đến tháng 4), một phần thân được dùng làm củi. Sản phẩm thu hái
dùng một phần phục vụ cho địa phương, phần còn lại được tiêu thụ ở các
thành phố lớn với giá trung bình khoảng 8-10 bạt/kg (Prathepha, 2000).Rau
sắng được biết đến bởi giá trị dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe con
người. Trong 100g lá chứa: nước 76,6g, protein 8,2g, carbohydrates 10,0g,
chất xơ 3,4g, tro 1,8g, caroten 1,6mg, 115 mg vitamin C và giá trị năng lượng
khoảng 300 kJ/100g (Frits Stoepman, 1994). Một số nghiên cứu dịch tế học

đã chứng minh rằng một số chất có trong rau sắng có khả năng chống lại được
một số bệnh ung thư (Abdille, 2005), một số bệnh kinh niên
, chẳng hạn như khối u, các bệnh tim mạch, viêm, thoái hóa thần kinh, đục
thủy tinh thể, bệnh tiểu đường cũng như quá trình lão hóa (Papetti et al., 2006;
Toor, et al., 2006) [31].


1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Rau sắng được gọi với nhiều tên khác nhau như: rau Mỳ
chính, rau ngót rừng, đồng bào dân tộc Tày Thái gọi là Sắc (Pắc) van, dân tộc
Dao gọi là Lai cam…là loại rau có thể sử dụng cả hoa, quả và lá làm thực
phẩm rất giàu dinh dưỡng, được ưa thích của người Việt.
Rau sắng là loài cây mọc chủ yếu ngoài tự nhiên, được khai thác bằng
cách chặt cành, đốn cây hoặc dùng sào vụt để tạo chồi cho cây do vậy mà,
hiện nay, ngoài tự nhiên loài cây này còn rất ít, khả năng tái sinh kém.
Với giá trị dinh dưỡng và thương phẩm cao, số lượng cá thể ngoài tự
nhiên lại có hạn cho nên rau ngót rừng được chọn là loài cây LSNG cần được
bảo tồn và phát triển nhằm bảo tồn nguồn gen quý đồng thời góp phần tạo
nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư sống gần rừng.
Ở nước ta, những công trình nghiên cứu về cây rau sắng còn ít, chủ yếu
tập trung vào điều tra và phân tích những đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
và giá trị sử dụng. Những nghiên cứu về các phương pháp nhân giống còn
nằm trong giai đoạn thử nghiệm, thành công bước đầu cho kết quả cao nhất là
phương pháp nhân giống bằng hạt, chưa đáp ứng được nhu cầu về giống và
khả năng tạo sản phẩm sớm.
Theo Phạm Hoàng Hộ, (2003). Rau ngót rừng có tên khoa học là
Melientha suavis Pierre, 1888 hoặc Melientha acuminata Merrill, 1926; thuộc
họ Sơn Cam (Opiliaceae), bộ Đàn Hương (Santalales). Cây thuộc cây gỗ lớn,
cao 4 – 14 m. Phiến lá thon hình bậu dục hay trái xoan, đặc biệt khi khô mặt
trên của lá có một lớp như có cát mịn. Hoa nhỏ, thơm, mọc ở nách lá; đài rất

nhỏ; cánh hoa 4-5; tiểu nhị 4-5 ngắn hơn cánh hoa. Hoa lưỡng tính, noãn sào
1 buồng, 1 noãn đứng. Quả nhân, khi chín có màu đỏ bầm, có vị chua chua,
thơm. Phân bố từ dãy Hoàng Liên Sơn đến Đà Lạt. Lá ăn ngon như mỳ chính;
hạt rang, ngon như đậu phụng [11].
Theo Võ Văn Chi, (2004), rau sắng được mô tả như sau: Cây gỗ nhỏ
cao 4 - 8 m, nhẵn vỏ màu lục, khi già có màu lốm đốm trắng và hóa bần. Lá
mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn dày, dài 7-12 cm,


rộng 3 - 6 cm, gân bên 4 -5 đôi, mảnh, cuống là dài 4 -5 mm. Cụm hoa ở hai
bên, nằm ở nách lá đã rụng, hình chùy phân nhánh và mảnh gồm có một
cuống dài 13 cm, với các nhánh dài 4 cm. Hoa đơn tính, cao 2 mm, rất thơm.
Quả nạc, thuôn hay hình trứng, dài khoảng 25 mm, rộng khoảng 17,5 mm, khi
chín có màu vàng có hạch cứng chứa một hạt. Trên thế giới rau sắng phân bố
chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam, thường gặp
ở các tỉnh có một phần diện tích tự nhiên là núi đá vôi như: Cao Bằng, Lào
Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây cũ, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Kum Tum, Gia Lai, Bình Phước và Bà
Rịa Vũng Tàu.
Cây thường mọc ở rừng nguyên sinh và thứ sinh nghèo. Mùa ra hoa từ
tháng 3-4. Mùa quả chín từ tháng 6-8. Hoa thường ra dọc theo thân. Người
dân thường lấy ngọn và hoa để nấu canh, canh có vị ngọt, thơm, giàu acid
amin quý, có lợi cho sức khỏe. [5].
Trên Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Việt Nam cho biết, rau
sắng là một dạng cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là những vách
đá của núi đá vôi có độ cao từ 100 – 200 m trở lên so với mặt nước biển. Rau
sắng phân bố ở một số tỉnh miền Bắc và ở các khu rừng già của dãy Trường
Sơn, nơi có mật độ cao nhất là ở Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng thường có chiều cao hàng chục mét và
đường kính thân đạt tới 20 – 30 cm.

Rau sắng được phân thành cây cái và cây đực, cả 2 giống đều ra hoa,
nhưng chỉ cây cái cho quả. Hoa thường có dạng chùm trắng muốt, lấm tấm
như hoa ngâu thường gọi là rồng rồng. Trước kia rau sắng chỉ mọc hoang dã
và bị người dân khai thác tận thu mà không có bảo tồn, chăm sóc và phát triển
nên là một trong những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và được đưa tên
vào Sách đỏ Việt Nam (1997).
Cây sắng thường mọc dưới tán của các loài cây khác, nhưng nơi có đất
ẩm, không ưa phân bón hóa học. Cây rất khó trồng do kén đất và nhạy cảm
với các phương thức chăm sóc cơ học. Cây có thể được nhân giống bằng hạt,


hom rễ; trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh hoặc trồng xen
với cây ăn quả. Hiện nay đã có nhiều nơi trồng thành công nhờ các dự án bảo
tồn và phát triển như Vườn Quốc gia Xuân Sơn và xã Hương Sơn, huyện Mỹ
Đức, tỉnh Hà Tây cũ.
Cây sắng được khai thác khi đạt độ tuổi từ 3 - 4 năm trở đi. Mùa khai
thác từ tháng 3 trở đi, tần suất khai thác là một tháng, đỉnh điểm là từ tháng 34 của năm. Lá và chồi non có hàm lượng protit và acid amin cao. Trong 100g
rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g
tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và
0,23g isoleucin, 11,5mg vitamin C, 0,6mg caroten v.v. Hoa và quả dùng cho
các món sào hoặc nấu cũng rất ngon. Bợi vậy, đây là loại rau nấu canh ăn rất
ngọt nước. Vì dinh dưỡng rất cao, ngon ngọt đậm đà, rau sắng ăn rất bổ cho
những phụ nữ mới sinh và người mới ốm dậy, nó còn được coi là một vị
thuốc chữa bệnh đường ruột rất tốt [12].
Trần Minh Cảnh (2007), với đề tài “Tìm hiểu điều kiện lập địa nơi
mọc, đặc điểm tái sinh và kỹ thuật gây trồng rau sắng (Melientha suavis
Pierra) tại Vườn Quốc gia Bến En Thanh Hóa” đã đưa ra một số kết luận như
sau:
1. Điều kiện lập địa nơi mọc:
- Khí hậu: Rau sắng phân bố ở khu vực có nhiệt độ bình quân năm là

23,30C. Lượng mưa bình quân là 1.790 mm/năm. Độ ẩm không khí bình quân
năm là 80%.
- Địa hình: Rau sắng phân bố ở hai dạng địa hình là núi đá vôi và núi
đất; độ dốc từ 150 – 200; độ cao trung bình: 150 – 225 m.
- Đất đai: Đất nơi rau sắng mọc thuộc loại đất Feralit nâu phát triển trên
đá Macma kiềm, trung tính và đất phong hóa trên núi đá vôi; nơi có độ dày
tầng đất mỏng đến trung bình; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung
bình; độ ẩm từ ẩm tới hơi ẩm; kết cấu viên đến viên hạt, đất giàu mùn.
- Công thức tổ thành của rừng nơi rau sắng mọc với hệ số tổ thành rau
sắng tham gia là 0.8. Cụ thể:


1.0Ôr+0.9TM+0.8RS+0.7K+0.5SS+0.5LX+0.5G+0.4ĐPT+4.8LK
- Mật độ rừng nơi rau sắng phân bố bình quân là 430 cây/ha, trong đó
mật độ rau sắng trưởng thành bình quân là 33 cây/ha.
- Thành phần loài cây đi kèm rau sắng bao gồm 5 loài rất hay gặp là: Ô
rô, khổng, song sụ, trường mật và vàng anh; 5 loài hay gặp: Đại phong tử, lim
xanh, re đá và vàng cương; và 15 loài ít gặp.
- Diện tích dinh dưỡng bình quân của cây trưởng thành trong rừng tự
nhiên là 12.35m2.
2. Đặc điểm tái sinh:
- Công thức tổ thành cây tái sinh xung quanh cây mẹ:
3.0RS+1.2Ôr+0.6CT+1.6SP1+1.2SP2+2.4LK
Với hệ số tổ thành là 3.0 cho thấy khả năng tái sinh của rau sắng xung
quanh cây mẹ tương đối tốt.
- Rau sắng tái sinh ở trong tán và mép tán cây mẹ tốt hơn ở khoảng
cách 2DT (DT: đường kính tán).
- Ở ba cấp độ tàn che: 0.5-0.6; 0.6-0.7 và ≥0.7. Số lượng cây tái sinh ở
cấp độ ≥0.7 thấp nhất hơn số lượng cây tái sinh ở cấp độ từ 0.5-0.7.
3. Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng:

- Cây con được tạo từ hạt.
- Cây sắng được chọn làm cây mẹ có tuổi từ 8 trở đi. Mùa thu hái quả
từ tháng 7-8, khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng chanh.
- Quả thu về phải trà xát và đãi sạch lớp vỏ lụa bên ngoài. Hạt sau khi
chế biến có thể gieo thẳng ngoài hiện trường, cấy trong bầu dinh dưỡng hoặc
ủ trong cát ẩm đến khi hạt nảy mầm rồi cấy chuyển sang bầu dinh dưỡng [4].
Trên báo điện tử Kinh tế nông thông có phần đăng nói về kỹ thuật trồng
rau sắng của Kỹ sư Lương Sỹ Quyết như sau: Rau sắng có gây trồng bằng hạt
hoặc giâm hom cành. Quả rau sắng chín vào tháng 7-8. Khi thấy quả chuyển
từ xanh sang vàng chanh thì tiến hành thu hái, ủ thêm một vài ngày cho quả
chín đều, sau đó chà xát, rửa sạch hết lớp thịt bên ngoài. Xử lý hạt trước khi
gieo bằng cách ngâm trong nước sôi (95-1000C), sau đó để nguội dần đến 25-


300C và duy trì nhiệt độ nay trong 2 ngày. Vớt hạt ra để ráo rồi đem gieo ngay
hoặc ủ cho đến khi nứt nanh rồi mới gieo.
Cây con đem trồng phải đạt từ 8 tháng đến 1 năm tuổi, cao 15-20 cm,
cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh. Mật độ trồng
rừng 1.600-2.500 cây/ha, trong đó rau sắng là 800-1.250 cây/ha. Trồng vào vụ
thu hoặc vụ đông [4].
Theo Trần Ngọc Hải, (2008). Cây con rau sắng được tạo ra theo hai
phương pháp, từ hạt hoặc bằng hom. Cụ thể là:
1. Tạo cây giống từ hạt:
Quả thu hái từ tháng 7-8, khi quả bắt đầu khô, hạt vàng sẫm, sát bỏ lớp
vỏ ngoài của quả. Sau đó xử lý: Hạt được ngâm trong nước với tỷ lệ là 3 sôi
và 2 lạnh (nước có nhiệt độ: 40-450C) duy trì trong 8 giớ. Để ráu hạt, rồi ủ
trong cát ẩm nơi tối.
Sau 3-4 ngày vỏ hạt bắt đầu nứt, đem gieo vào luống hoặc trồng trực
tiếp vào bầu dinh dưỡng. Đến khoảng tháng thứ 2 cây bắt đầu nảy chồi, sau 8
tháng cây cao khoảng 30-35cm, có từ 4-5 lá mầm, lúc này ta có thể đem trồng

ngoài hiện trường.
2. Tạo cây con bằng hom:
- Hom được lấy từ cây mẹ từ 3-7 tuổi, trên cây chọn những cành bánh
tẻ có đốm bì khổng. Hom cắt phải từ 2-3 mắt mầm, sau đó ngâm trong dung
dịch khử trùng (Benlat hoặc thuốc tím nồng độ 0,1%) trong 5 phút.
- Giâm hom: Chấm hom vào thuốc kích thích đã pha sẵn nếu thuốc ở
dạng nước thì nhúng hom trong dung dịch 10 phút. Sau đó tiến hành cắm hom
hom dâm, cắm hom nghiêng 600 so với mắt luống, độ sâu cắm hom là một
mắt.
- Hom được che phủ bằng vòm nilon, và lưới che có độ che phủ là
85%. Hàng ngày tiến hành tưới ẩm với liều lượng 1l/1m2. Sau 1-2 tháng tuổi
thay lưới che có độ che bóng là 50%.
- Sau một tháng cây bắt đầu cho mầm, 3 tháng hom bắt đầu cho rễ, vào
thời gian này từ 18h tiến hành bỏ vòm và đến 8h ngày hôm sau đậy vòm nilon


lại. Sau 6 tháng cây có khoảng 3-4 lá mầm, bộ rễ cấp 2 bắt đầu phát triển, là
thời điểm để chuyển hom từ giá thể cát sang bầu đất. Cây con chăm sóc trong
vườn ươm từ 6-9 tháng có thể đem trồng ngoài thực địa [8].
Theo Phạm Quang Thắng (2009). Tại đề tài cấp tỉnh dưới sự hợp tác
giữa sở khoa học nghệ Sơn La và trường Đại học Tây Bắc. Với đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng và phát triển rau bò khai, rau sắng tại Sơn
La” . Rau sắng được giâm hom thử nghiệm với ba loại thuốc: IBA, IAA và
NAA. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ nảy mầm khi sử dụng ba loại thuốc trên
đạt từ 65%-85%. Trong đó IBA cho kết quả khả quan nhất. Đề tài đang tiếp
tục đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc, trong các thời vụ khác nhau để có
kết luận chính xác về tỷ lệ nảy mầm của hom giâm [23].
Hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009 tổ chức tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: Cây rau ngót rừng
(Melientha suavis Pierre) tại khu vực nghiên cứu (xã Tân Dương huyện Định

Hóa tỉnh Thái Nguyên) là cây rau có giá trị sử dụng cao, mang lại nguồn thu
nhập bổ sung cho cộng động dân cư tại địa phương, là đối tượng tiềm năng để
phát triển. [18].
Trong cuốn: Dự án Lâm Sản Ngoài Gỗ. Pha II. Rau ngót rừng được mô
tả rất rõ về đặc điểm sinh thái học, sinh vật học, giá trị sử dụng và bảo tồn. Đề
cập đến vấn đề gây trồng, ngót rừng được nhân giống bằng hai phương pháp
là bằng hạt và bằng hom. Phương pháp nhân giống bằng hạt là phổ biến, dễ
áp dụng được cộng đồng sử dụng như một phương pháp chính để phát triển.
Ngoài ra, phương pháp gây trồng bằng hom cũng được sử dụng, nhưng mang
lại hiệu quả thấp, khó áp dụng, tỷ lệ nhân giống có thể đạt từ 50-70% [6].
Nguyễn Tiến Hải có bài viết trên trang website: dongtamxanh.com.vn
về kỹ thuật gieo, trồng rau sắng. Tác giả đã nêu ra đặc điểm sinh thái, kỹ
thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc theo phương nhân giống bằng hạt như sau:
1. Đặc điểm sinh thái
- Rau sắng trong tự nhiên ít mọc thành quần thể riêng biệt mà phân bố
không đồng đều, mọc với nhiều loài cây khác nhau trên núi đá vôi và vùng


đồi thấp, đặc biệt không trồng ở vùng trũng hoặc mực nước ngầm cao. Nếu
được trồng tập trung ở địa hình núi đá vôi cây vẫn sinh trưởng và phát triển
tốt.
- Rau sắng có khả năng ra trồi mạnh về mùa xuân, hè, chậm về mua thu
về mùa đông thì ngừng sinh trưởng.
- Là cây thân gỗ nhỏ, sống lâu năm có bộ rễ ăn sâu khác biệt với cây
trồng thường gặp khác. Cây ra hoa vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 6-7.
2. Ươm giống
- Quả chín vàng tiến hành thu hoạch, sau đó sát sạch vỏ, xử lý ngâm
trong thuốc tím nồng độ 0,5% trong 15 phút ở nhiệt độ 450C. Tiếp đó, rửa
sạch thuốc tím trên hạt và ủ hạt trong cát sạch, ẩm cho đến khi hạt nảy mầm
thì tra hạt vào bầu.

- Bầu đóng bằng đất tơi xốp với tỷ lệ: 70% đất + 30% phân mục. Kích
thước bầu có chiều dài: 25-30cm; rộng: 7-10cm. Luống từ khi tra hạt đến khi
hạt ra lá mầm cần che bóng 100%, đến tháng thứ 4 trở đi giữ độ che bóng còn
từ 60-70%. Cây con đạt tuổi từ tháng thứ 4 trở đi tiến hành đảo bầu một tháng
một lần. Thường xuyên làm cỏ, phá váng tưởi ẩm cho cây. Tiến hành tưới
đạm, lân (nồng độ 10%) từ tháng thứ 3. Nếu cây có hiện tượng héo do nấm,
phun thuốc Boocđô với nồng độ 1%/ngày/lần cho tới khi bệnh dừng hẳn.
3. Trồng và chăm sóc
- Cây con đem trồng thường chó chiều cao từ 25-30cm, đường kính gốc
đạt 1,5-2,5mm. Cây sinh trưởng phát triển cân đối, không sâu bệnh.
- Làm đất cục bộ, nơi trồng thường phải tạo độ che bóng từ 30-50%.
Trong quá trình chăm sóc nếu có điều kiện nên tưới ẩm thường xuyên.
- Mật độ trồng: 2m×2,5m hoặc 2m×2m; kích thước hố 40×40×40cm.
Khi trồng chú ý nén chặt đất. Duy trì độ che bóng 30-50% ở giai đoạn đầu và
giảm dần sau 2-3 năm tuổi và có thể loại bỏ hết độ che bóng từ tuổi thứ 4 trở
đi. Định kỳ làm cỏ, phát dây leo, bụi dậm cho cây [9].


1.3. Nhận xét và đánh giá
Qua tìm hiểu những nghiên cứu về cây rau sắng, ta thấy trên thế giới và
Việt Nam đã thu được một số kết quả sau:
- Những công trình nghiên cứu trên thế giới:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu trên thế giới đã phân loại được
cây rau sắng thuộc họ rau sắng (Opiliaceae), thuộc bộ Đàn Hương
(Santalales), có tên la tinh là Melientha suavis như Paul Hiepko (1979) và
Peter Hanelt, (2001).
Thứ hai, đi sâu vào phân tích cấu trúc rừng rau sắng, giá trị và khu vực
phân bố rau sắng của Soonthorn Khamyong (1995), Nakhonrat Tianpech,
Prasan Swatsitang và Sayan Tanpanich (2008).
Thứ ba, một số phương pháp nhân giống, ưu và nhược điểm của từng

phương pháp của Somying Soontornwong, Rawee Thaworn, Attjala
Roongwong, (2005).
- Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam:
Thứ nhất, mô tả các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và giá trị sử
dụng của Phạm Hoàng Hộ, (2003), Võ Văn Chi, (2004) và Trần Minh Cảnh,
(2007).
Thứ hai, tìm hiểu một số kỹ thuật gây trồng và chăm sóc như Lương Sỹ
Quyết (trên website điện tử), Trần Ngọc Hải, (2008), Phạm Quang Thắng
(2009), Nguyễn Tiến Hải (trên website điện tử).
Cuối cùng là một số kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng rau sắng
trong cuốn Lâm sản ngoài gỗ pha II do Chính phủ Hà Lan tài trợ và Kỷ yếu
hội thảo khoa học các khối ngành nông lâm năm 2009.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về cây rau sắng cho ta biết được những đặc điểm sinh học, sinh thái học,
hiện trạng sử dụng và giá trị của nó trong tự nhiên và trong đời sống của cộng
động dân cư gần rừng.
Các kết quả nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp nhân giống còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân giống, bảo tồn và phát triển


của giống rau quý này. Chẳng hạn như, các thử nghiệm nhân giống phổ biến
và được cho là thành công là phương pháp nhân giống bằng hạt, nhưng những
nhu cầu về giống chưa đáp ứng được với nhu cầu của sản xuất. Hay phương
pháp nhân giống bằng hom mới đề cập đến tỷ lệ thành công khá cao nhưng
cũng chưa đưa ra được loại chế phẩm giâm hom cụ thể nào, nồng độ là bao
nhiêu, thời vụ giâm hom đạt hiệu quả nhất. Hướng nghiên cứu nhân giống
bằng phương pháp nuôi cây mô cũng là một hướng đi tích cực để mang lại
giải pháp cho nhu cầu bảo tồn và phát triển loại rau này, nhưng cũng chưa có
một công trình nghiên cứu nào phát triển theo hướng này.
Với những hạn chế trên, cũng là động lực để tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài này, nhằm tìm ra một phương pháp nhân giống cho hiệu quả nhất, đáp
ứng được các yêu cầu về phát triển và bảo tồn, góp phần tăng thu nhập cho
cộng đồng dân cư sống gần rừng từ loài rau quý này.


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Ban QLKBT Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được xác lập tại
Quyết định số: 1604/QĐ – UBND ngày 08/7/2009 của UBND Tỉnh Thái
Nguyên. Với tổng diện tích: 17.639 ha, trong đó: đất có từng: 17.212,00 ha;
Chưa có rừng: 427,0 ha, cụ thể:
Bảng 2-1. Diện tích rừng đặc dụng phân theo xã

Hạng mục

Phân theo Xã

Diện
tích (ha)

Phú

Đình

Sảng


Thượng

Thần



Nghinh

Cúc

Thượng

Cả

Mộc

Nung

Sa

Chấn

Tường

Đường
2,47

Tổng số

17.639,0


1.926,84

432,86

1.799,65

3.903,6

5.547,13

2.126,21

1.900,24

Đất có rừng

17.212,07

1.872,18

432,86

1.772,36

3.362,02

5.306,66

2.126,21


1.339,80

426,93

54,66

0

27,29

41,60

240,47

0

60,44

Chưa có rừng

2,47

Có tọa độ địa lý:
Từ 105051’05’’ đến 106008’38’’ độ Kinh Đông.
Từ 21045’12’’ đến 21050’30’’ vĩ độ Bắc.
- Phía Đông giáp: Phần ngoài rừng đặc dụng Xã Nghinh Tường và Bắc
Sơn (Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp: Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên).
- Phía Nam giáp: Các Xã trong Huyện Võ Nhai.

- Phía Bắc giáp: Phần đất ngoài rừng đặc dụng của Xã Thần Sa, Sảng
Mộc và Na Rì (Bắc Kạn).
Từ bảng 3-1, cho thấy: Diện tích đất có rừng của khu bảo tồn là khá
lớn, có địa giới giáp với các huyện trong và ngoài tỉnh. Vì vậy mà, việc quản
lý tài nguyên rừng đang gặp rất nhiều khó khăn.


2.1.1.2. Địa hình
Địa hình chủ yếu là Castơ thuộc vòng cung núi đá vôi Bắc Sơn. Độ cao
trung bình của khu vực 350 m – 500 m, điểm thấp nhất 100 m, điểm cao nhất
là đỉnh Khau Nao 886m (là điểm tiếp giáp giữa 3 xã Sảng Mộc, Vũ Chấn,
Nghinh Tường).
2.1.1.3. Khí hậu, Thủy văn
a) Khí hậu
Đặc điểm khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của dạng tiểu khí hậu do
cánh cung Bắc Sơn đem lại, đặc biệt là mùa đông có gió mùa Bắc Đông.
- Nhiệt độ trung bình năm là 18,40C, tháng cao nhất (tháng 8) là 38,20C,
tháng thấp nhất (tháng 12) là 13,10C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1820 mm. Tháng 3 là tháng có lượng
mưa thấp nhất (50 mm). Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng tháng 8, với
lượng mưa 2800 mm. Mùa khô thường chia làm 2 đợt từ tháng 1 đến tháng 2
và tháng 10 đến tháng 11, xen kẽ vào các đợt khô là những ngày có sương
muối và mưa phùn kéo dài, đây là kiểu thời tiết đặc trưng của vùng.
- Độ ẩm trung bình là 82%. Tháng thấp nhất (từ tháng 10 đến tháng
tháng 1 năm sau) là 54%. Tháng cao nhất ( tháng 3 và tháng 8) là 93%.
b) Thủy văn
Hệ thống mương, suối nhỏ trong khu vực khá dày, phân bố đều trong
toàn bộ khu vực. Đây là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên
các nguồn nước trong khu vực đều bắt nguồn từ các dãy núi đá vôi, nếu rừng
không được bảo vệ thì nguồn nước này sẽ nhanh chóng bị cạt kiệt. Trong đó:

- Số lượng hồ chứa nước: 09 cái, diện tích mặt nước: 25,5 ha.
- Số lượng ao chứa nước: 140 cái, diện tích mặt nước: 5,9 ha.
- Đập, kênh, mương cứng: 9.110 m.
- Kênh, mương đất: 8500 m.


2.1.1.4. Đất đai
Đất đai trong khu bảo tồn được hình thành trên các loại đá mẹ: Phiến
thạch sét, Riolit và Đá vôi. Bao gồm các loại đất chính sau:
- Nhóm đất Đất xám, loại đất xám feralit và phụ biến chủng: Đất feralit
trên phiến thạch sét.
- Nhóm đất do trầm tích đá vôi phong hóa bao gồm 2 đơn vị là: Đất
vàng tích vôi và đất nâu thẫm tích vôi.
- Nhóm đất núi cao không có đá vôi phát triển trên đá Riolit vàng nhạt,
xen lẫn phiến sét. Đất tốt có thể trồng cây hồi, cây chè tuyết.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động, dân tộc và phong tục tập quán
a) Dân số và lao động
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2007, dân số trong vùng là
20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản,
thuộc 6 xã và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42
người/km2. Phân bố dân cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung
lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường
giao thông.
Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số,
trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các
ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.
b) Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng
Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'Mông.
Ngoài ra còn một số dân tộc khác có ít người như Cao Lan, Sán Dìu. Dân tộc

Tày có số dân đông nhất với 8.720 người, chiếm 42,4%. Tiếp đến là dân tộc
Dao với 4.816 người, tỷ lệ 23,4%. Dân tộc Nùng có 3.291 người, chiếm


16,0%. Dân tộc Kinh có 2.193 người, chiếm 10,7%. Dân tộc Mông có 1.518
người, chiếm 7,4%. Các dân tộc còn lại chỉ có: 21 người, chỉ chiếm 0,1%.
Cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập,
trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục
tập quán canh tác khác nhau.
* Dân tộc Tày
Dân tộc Tày có dân số đông nhất trong vùng. Người Tày sống ở vùng
thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Thượng
Nung, Sảng mộc, nghinh Tường, Thần Sa. Tập quán canh tác của họ làm
ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi. Người Tày có mức sống khá hơn
so với dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn, trung tâm các
xã đã phát triển một số ngành nghề phụ và dịch vụ buôn bán nhỏ.
* Dân tộc Dao
Là dân tộc có số dân đông thứ hai trong vùng, người Dao đã định cư từ
lâu trên các bản cao, xa. Tập trung nhiều ở các xã Vũ Chấn, Nghinh Tường,
Thần Sa, Phú Thượng. Tập quán canh tác của họ làm nương màu và ruộng
lúa. Quá trình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi còn dựa nhiều vào thiên
nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
* Dân tộc Nùng
Người Nùng sống thành bản tập trung ở các thung lũng, ven suối, hai
bên đường liên thôn, liên xã. Tập quán canh tác gần giống với người Tày như
làm ruộng nước, làm nương màu và chăn nuôi gia súc gia cầm. Đã có một số
hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ.
* Dân tộc kinh
Người Kinh sống tập trung nhiều ở thị trấn Đình Cả và trung tâm các
xã trong vùng, chủ yếu làm dịch vụ buôn bán.

* Dân tộc H'Mông


Người H'Mông sống ở các thung lũng cao, xa, phân bố nhiều nhất ở các
xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Thần Sa. Tập quán canh tác làm ruộng bậc
thang, làm nương, chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán
canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
* Các dân tộc khác
Ngoài các dân tộc chính nêu trên còn có một số dân tộc ít người khác
như dân tộc Cao Lan, dân tộc Sán Dìu. Phân bố ở xã Thần Sa, xã Vũ Chấn.
Tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp và các ngành nghề khác
Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân
trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lượng lương thực bình quân năm
đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đạt
3,5 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39%
tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng kiếm
củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một trong
những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích và
chất lượng.
a) Sản xuất nông nghiệp
* Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã trong vùng chiếm tỷ lệ
nhỏ so với tổng diện tích tự nhiên: chiếm 5,07%. Đất lúa và lúa màu tập trung
ở các thung lũng lớn và tương đối bằng phẳng, nhiều nhất ở các xã Phú
Thượng, Vũ Chấn, Thượng Nung, chiếm 48,74% tổng quỹ đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp còn lại là đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân
canh và diện tích đất vườn tạp. Do thiếu vốn, điều kiện địa hình lại phức tạp,
giao thông chưa thuận tiện, việc đầu tư về giống, vốn, kỹ thuật cũng như việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến

hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình trạng sử dụng đất theo phương pháp cổ
truyền, canh tác quảng canh còn khá phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Những


×