ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ VĂN TRỌNG
NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ NHẬT THẮNG
2. TS. ĐỖ TRUNG CỨ
THÁI NGUYÊN - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Trọng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, em xin trân
trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn
thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Lãnh đạo, cán bộ Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, Trung tâm
Chẩn đoán Thú y Trung ương và cán bộ Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Ngô Nhật Thắng, TS. Đỗ Trung Cứ, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Trọng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................4
1.1.1. Những hiểu biết về sán lá ký sinh ở ruột vịt........................................4
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh sán lá ruột ở vịt..........................................17
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..............................25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .....................................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ....................................................................................................................................32
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................32
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu...........................................................................32
2.1.3 Thời gian nghiên cứu..........................................................................32
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................................................32
2.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................32
2.2.2 Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm .........................................................33
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................33
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt..................................33
2.3.2. Nghiên bệnh sán lá ruột ở vịt.............................................................33
2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh sán lá ruột cho vịt ................................33
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................33
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...........................................................33
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu .........................................................................35
2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu ...........................................................35
2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm
sán lá ruột ...........................................................................................36
2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu ...........................................36
2.4.6. Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên khoa học.........................39
2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột......................................40
iv
2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể
ở cơ quan tiêu hoá (ruột, manh tràng) do sán lá ruột gây ra ..............40
2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt .........42
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................................44
2.5.1. Một số tham số thống kê....................................................................44
2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%) .........................................................45
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ..................................45
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................47
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................47
3.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................47
3.1.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương thuộc tỉnh
Thái Nguyên .......................................................................................50
3.1.3. Đặc điểm phân loại các loài sán lá ruột ở vịt xác định được tại
Thái Nguyên .......................................................................................52
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................56
3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi..........................62
3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ ....................67
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN LÁ RUỘT
Ở VỊT .................................................................................................................................73
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột ..............................73
3.2.2. Bệnh tích đại thể và vi thể ở ruột của vịt do sán lá ruột gây ra .........75
3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT CHO VỊT...................85
3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....86
3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh sán lá ruột cho vịt .......87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................................89
1. Kết luận....................................................................................................89
2. Đề nghị.....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................91
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
%
: Tỷ lệ phần trăm
mm
: Milimét
µm
: Micrômét
kg
: Kilôgam
mg
: Miligam
TT
: Thể trọng
cs
: Cộng sự
-
: Đến
>
: Lớn hơn
<
: Nhỏ hơn
≤
: Nhỏ hơn hoặc bằng
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt .......................................................47
Bảng 3.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương....................................51
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương (qua xét nghiệm phân)....56
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương..........................................57
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua xét nghiệm phân) ....................62
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua mổ khám).................................63
Bảng 3.7. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo tuổi.....................................66
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua xét nghiệm phận) ....68
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua mổ khám) ..........................68
Bảng 3.10. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ ............................71
Bảng 3.11. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột.....74
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể ở ruột vịt do sán lá ruột gây ra.........................................76
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu ................79
Bảng 3.14. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....................86
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum........................................................... 15
Hình 2.1. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt thu thập qua mổ khám vịt.................................... 37
Hình 2.2. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt................................................................................. 38
Hình 2.3 Ảnh mẫu sán lá ruột sơ bộ phân loại và để chết tự nhiên trong nước...... 38
Hình 2.4. Ảnh mẫu sán lá ruột được ép mỏng và bảo quản trong cồn 700 .................. 39
Hình 2.5. Ảnh thuốc sử dụng để tẩy sán lá ruột cho vịt................................................. 43
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên...... 50
Hình 3.2. Ảnh sán Echinostoma revolutum trưởng thành............................................. 53
Hình 3.3. Ảnh sán Echinostoma miyagawai trưởng thành............................................ 54
Hình 3.4. Ảnh sán Echinoparyphium revuvatum trưởng thành.................................... 55
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương ......................... 59
Hình 3.6. Ảnh trứng sán lá ruột trên 1 vi trường qua xét nghiệm phân........................ 60
Hình 3.7. Ảnh trứng sán lá ruột ở độ phóng đại 600 dưới kính hiển vi........................ 60
Hình 3.8. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột non của vịt.............................................................. 61
Hình 3.9. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột già của vịt............................................................... 61
Hình 3.10. Ảnh sán lá ký sinh ở manh tràng của vịt ...................................................... 61
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi ............................................. 64
Hình 3.12. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột theo tuổi vịt....................... 67
Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ....................................... 70
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ....................................... 71
Hình 3.15. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt theo mùa................... 72
Hình 3.16. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột non do sán lá gây ra........... 77
Hình 3.17. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột già do sán lá gây ra................. 78
Hình 3.18. Ảnh sán lá ruột gây xuất huyết lấm tấm ở 2 bên manh tràng..................... 78
Hình 3.19. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung bị đứt nát (2)
(Độ phóng đại 100 lần)................................................................................. 81
viii
Hình 3.20. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung ruột bị đứt nát
(2) (Độ phóng đại 200 lần)........................................................................... 81
Hình 3.21. Ảnh các tế bào viêm xuất hiện ở lớp niêm mạc ruột non (1) (Độ
phóng đại 400 lần)......................................................................................... 82
Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột già thoái hoá (1), bong tróc (2) (Độ phóng đại
100 lần) ............................................................................................................ 82
Hình 3.23. Ảnh niêm mạc ruột già bị bong tróc, thoái hoá (1); Xuất huyết ở niêm
mạc (2) (Độ phóng đại 200 lần)................................................................... 83
Hình 3.24. Ảnh xuất hiện các tế bào viêm ở lớp niêm mạc ruột già (1) (Độ
phóng đại 400 lần)......................................................................................... 83
Hình 3.25. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) (Độ phóng
đại 100 lần)....................................................................................................... 84
Hình 3.26. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) trong lớp
niêm mạc. (Độ phóng đại 200 lần)................................................................ 84
Hình 3.27. Ảnh xâm nhiễm của các tế bào viêm trong lớp niêm mạc manh tràng
(Độ phóng đại 400 lần)................................................................................... 85
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, chăn nuôi là một nghề sản xuất truyền thống, luôn giữ vai
trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền
kinh tế nói chung, trong đó, chăn nuôi gia cầm luôn giữ vị trí quan trọng thứ
hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Với nhiều phương thức
chăn nuôi phong phú, đa dạng nghề chăn nuôi gia cầm đã góp phần giải quyết
công ăn việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm nước ta nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng đã và đang phát triển rất mạnh, tốc độ tăng hàng năm tương
đối cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009) và Cục Thống
kê Thái Nguyên (2009), trong gần 5 năm trở lại đây, biến động đàn gia cầm
của cả nước và tỉnh Thái Nguyên như sau:
Cả nước:
Năm
2005
2008
Gia cầm
(triệu con)
219,91
253,51
Vịt
(triệu con)
>60
67,18
Gia cầm
(triệu con)
4,699
6,068
Vịt
(triệu con)
0.81
1.1
Thái Nguyên:
Năm
2005
2009
Những số liệu trên cho thấy, số lượng đàn gia cầm nói chung và số
lượng đàn vịt nói riêng đều có chiều hướng tăng lên qua các năm.
Chăn nuôi vịt đáp ứng nhanh nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, chất lượng tốt cho đời sống xã hội và cung cấp một nguồn nguyên
liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.
2
Vịt là loài vật dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khác nhau,
đặc biệt chúng thích nghi cao với đời sống ở các vùng có nhiều nước như ao,
hồ, sông, ngòi... Mặt khác vịt là loài ham kiếm mồi, nên chăn nuôi vịt có thể
tận dụng được nguồn thức ăn từ động vật thuỷ sinh (ốc, cá...) và lương thực
rơi vãi sau thu hoạch lúa. Chính vì những lý do trên mà nghề nuôi vịt phát
triển rộng rãi ở nhiều nơi, được coi là một nghề xoá đói giảm nghèo.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) đã định hướng phát triển đàn gia
cầm, thuỷ cầm đến năm 2015 như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia
cầm nước ta đạt từ 560 - 580 triệu con, trong đó đàn thuỷ cầm phấn đấu đạt
80 triệu con’’
Hiện nay, ở nước ta nghề chăn nuôi vịt đã và đang tồn tại 3 phương thức
chăn nuôi chính, đó là chăn thả tự do, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi
công nghiệp. Tuy nhiên, chăn thả tự do vẫn là phương thức chăn nuôi phổ biến.
Hình thức chăn nuôi này thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ và lạc hậu, nên vấn
đề phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh do ký sinh trùng nói riêng thường
ít được quan tâm, do vậy tỷ lệ nhiễm giun sán ở vịt khá cao.
Mặt khác, nước ta nằm trong vùng có thời tiết, khí hậu nóng ẩm, đây là
điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại vật chủ trung gian của các loài giun, sán
phát triển mạnh, dẫn tới khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng do vậy
bệnh ký sinh trùng ở vịt thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho nghề
nuôi vịt.
Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: Bệnh ký sinh
trùng làm giảm khả năng sinh trưởng của vịt tới 30% so với bình thường và
làm giảm sản lượng trứng từ 25 - 40%. Khi nhiễm giun sán, vịt thường dễ bị
kế phát các bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong những bệnh ký sinh trùng ở vịt, bệnh sán lá ruột là bệnh phổ biến
và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi vịt. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004)
[19] bệnh sán lá ruột thường diễn ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi vịt; bệnh xảy
3
ra ở khắp các vùng miền trong cả nước, làm giảm khả năng sinh trưởng, phát
triển và giảm sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất trong việc khống chế dịch
bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng, nhằm bảo vệ sức khoẻ của
đàn vịt và nâng cao khả năng cho sản phẩm của chúng, đồng thời có cơ sở đề
xuất các biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột một cách có hiệu quả, phù hợp
với điều kiện chăn nuôi hiện nay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
bệnh sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và
biện pháp phòng trị”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp
phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về bệnh sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó có cơ
sở để xây dựng quy trình phòng, trị bệnh sán lá ruột cho vịt.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng
trị bệnh sán lá ruột cho vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên,
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở
vịt có hiệu quả, nhằm hạn chế sự nhiễm sán lá ruột cho vịt, từ đó hạn chế
những thiệt hại do bệnh gây ra.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Sán lá ký sinh ở ruột vịt
1.1.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt
Sán lá ký sinh ruột gia cầm nói chung và ở vịt nói riêng gồm nhiều loài
thuộc lớp Trematoda Rudolphi 1808. Ở Việt Nam, thành phần loài sán lá ruột
của rất phong phú, phân bố rộng ở khắp các vùng miền trong cả nước và gây
tác hại lớn đối với ngành chăn nuôi. Số lượng, thành phần các loài sán lá ruột
ký sinh ở vịt đã được một số tác giả nghiên cứu và tổng hợp.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [44], Nguyễn Thị Lê (1995) [26],
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29] ghi nhận có 18
loài sán lá ruột ký sinh, gây bệnh cho vịt ở Việt Nam, chúng phân bố rộng ở
khắp các tỉnh nước ta, danh sách các loài gồm có:
- Echinostoma revolutum Frolich, 1802. Nơi phát hiện: Hà Đông (1940);
Lạng Sơn (1962); Lại Châu, Sơn La (1963); Yên Bái, Cao Bằng (1965), Nam
Định (1969); Bắc Thái (1969-1971); Hà Nội (1971) và Nam Định (1973).
- Echinostoma miyagawai Ishu, 1932. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962),
Thanh Hoá (1964), Hải Phòng (1960), Bắc Thái (1969-1971), Nam Hà
(1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinostoma paraulum Dietz, 1909. Nơi phát hiện: Lạng Sơn, Hải
Phòng, Bắc Thái, Hà Nội, Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tĩnh.
- Echinostoma robustum Yamaguti, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng,
Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Nam Hà,
Hà Bắc, Hà Tĩnh.
- Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941. Nơi phát hiện: Hà Bắc.
5
- Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873. Nơi phát hiện: Hải
Phòng (1960), Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Yên Bái
(1964), Bắc Thái (1969-1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja - Pawlowskaja, 1953.
Nơi phát hiện : Hà Nội, Nam Hà.
- Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872. Nơi phát hiện: Lạng Sơn
(1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Cao Bằng (1965), Hà Nội (1971),
Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinochasmmus beleocephalus Linstow, 1873. Nơi phát hiện: Hải
Phòng (1960), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973).
- Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926. Nơi phát hiện: Yên Bái, Hà
Bắc, Hà Tây.
- Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905. Nơi phát hiện: Hải Phòng.
- Notocotylus indicus Lal, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng, Nam Hà.
- Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932. Nơi phát hiện: cả nước.
- Catatropis verrucosa Frohlich, 1978. Nơi phát hiện: Toàn quốc.
- Procerovum cheni Hsii, 1950. Nơi phát hiện: Hà Nội, Nam Hà.
- Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944. Nơi phát hiện: Hải Phòng.
- Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970. Nơi phát hiện: Hà Bắc,
Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà.
- Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909. Nơi phát hiện: Hà Tây, Hà
Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Vị trí của các loài sán lá ruột trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành: Plathelminthes Schneider, 1873
Lớp: Trematoda Rudolphi,1808
Phân lớp: Digenea Van Beneden, 1858
Bộ: Echinostomida Skrjabin et Schulz, 1937
6
Phân bộ: Echinostomata Skrjabin et Schulz, 1937
Họ: Echinostomatidae Poche, 1926
Phân họ Echinostomatinae Odhner, 1911
Giống: Echinostoma Rudolphi, 1809
Loài: Echinostoma revolutum Frolich, 1802
Loài: Echinostoma miyagawai Ishu, 1932
Loài: Echinostoma robustum Yamaguti, 1935
Loài: Echinostoma paraulum Dietz, 1909
Giống Echinoparyphium Dietz, 1909
Loài: Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873
Loài: Echinoparyphium paracinctum BychowskajaPawlowskaja, 1953
Loài: Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941
Phân họ: Hypoderaeinae Skrjabin et Baschkirova, 1956
Giống: Hypoderaeum Dietz, 1909
Loài: Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872
Họ: Echinochasmidae Odher, 1910
Giống: Echinochasmus Dietz, 1909
Loài: Echinochasmus beleocephalus Linstow, 1873
Loài: Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926
Bộ: Notocotylida Skrjabin et Schuslz, 1937
Phân bộ: Notocotylada Skrjabin et Schuslz, 1937
Họ: Notocotylidae Luhe, 1909
Giống: Notocotylus Diesing, 1839
Loài: Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905
Loài: Notocotylus indicus Lal, 1935
Loài: Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932
7
Giống: Catatropis Odhner, 1905
Loài: Catatropis verrucosa Frohlich, 1978
Bộ: Opisthorchida La Rue, 1957
Phân bộ: Opisthorchiada La Rue, 1957
Họ: Haplorchidae Looss, 1899
Giống: Procerovum Onji et Nishio, 1916
Loài: Procerovum cheni Hsii, 1950
Bộ: Plagiorchiida La Rue, 1957
Phân bộ: Plagiorchiata La Rue, 1957
Họ: Microphallidae Travassos, 1920
Giống: Microphallus Ward, 1901
Loài: Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944
Giống: Levinseniella Stile et Hassall, 1901
Loài: Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970
Giống: Maritrema Nicoll, 1907
Loài: Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909
Ký sinh và gây bệnh cho vịt gồm có những loài phổ biến: Echinostoma
revolutum. Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Echinostoma
robustum, Echinopararyphium recurvalum, Hypoderaeum conoideum. (Trịnh Văn
Thịnh và cs (1982) [41], Phạm Sỹ Lăng, và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs
(2006) [37]).
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của một số loài sán lá ruột ký sinh phổ
biến ở vịt
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], hình thái chung của sán lá ruột
là cơ thể dẹt, có dạng hình lá, có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Kích
thước có thể rất biến đổi, bé nhất khoảng vài mm và lớn nhất không vượt quá 2
cm. Cơ thể phủ lớp tiểu bì (gai cutin), xung quanh giác miệng có móc kitin lớn.
8
Các giác bám, móc bám, gai, vẩy giúp sán bán chắc vào ruột của vật chủ. Sán
lá không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Nội quan gồm có hệ tiêu hoá, bài tiết,
thần kinh và sinh dục.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma revolutum, (Frohlich,
1802) Dietz, 1908
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (2000)
[29], loài Echinostoma revolutum được mô tả như sau:
Chiều dài trung bình cơ thể dao động từ 5,72 - 6,98 mm, chiều rộng từ
1,12 - 1,42 mm. Tuy nhiên, có nhiều cá thể đạt kích thước 10,32 - 13,32 x
2,40 - 2,50mm. Viền cổ rộng 0,73 - 1,03 mm. Có 37 móc gồm 15 móc lưng
xếp thành 2 hàng, kích thước 0,101- 0,109 x 0,025 mm. Mỗi thùy bên có 6
móc (0,093 - 0,126 x 0,029 mm) và 5 móc thùy bụng (0,093 – 0,122 x 0,025
mm). Kích thước giác miệng 0,23 - 0,44 x 0,27 - 0,45 mm. Trước hầu dài
0,13- 0,16 mm. Hầu 0,15-0,37 x 0,15 – 0,27mm. Thực quản dài 0,86 - 1,14
mm. Giác bụng phát triển, kích thước 0,69 - 1,22 x 0,69 - 1,18 mm. Hai nhánh
ruột kéo dài về mút sau cơ thể.
Tinh hoàn hình ovan hoặc hơi phân thùy theo chiều dọc. Kích thước tinh
hoàn trước 0,34 - 1,41 x 0,43 - 1,06 mm, tinh hoàn sau 0,36 - 1,41 x 0,34 - 1,04
mm. Túi sinh dục nằm ở mặt lưng ở nửa trước giác bụng, bên trong chứa túi
chứa tinh hình ống. Kích thước túi sinh dục 0,234 - 0,453 x 0,069 - 0,314 mm.
Buồng trứng tròn hoặc ô van, nằm trước tinh hoàn, kích thước 0,18 0,43 x 0,25 - 0,645 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng và có kích
thước lớn hơn buồng trứng.
Tuyến noãn hoàng nằm 2 bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo
dài đến mút sau cơ thể, không che lấp hai mút nhánh ruột và khoảng trống
phía sau tinh hoàn.
Tử cung tương đối dài, chứa nhiều trứng. Trứng hình ôvan, màu vàng
sáng, kích thước 0,076 - 0,105 x 0,051 - 0,084 mm. Ống bài tiết chính ở phần
9
sau cơ thể, gấp khúc 1- 2 vòng trước lỗ thoát. Ở những sán già, tử cung không
còn trứng, các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tinh hoàn, tuyến noãn
hoàng có xu hướng teo đi.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006)
[37] loài Echinostoma revolutum dài 3-13mm, rộng 0,88 - 2mm, vành khăn có
35-37 móc nhỏ. Tử cung xếp có thứ tự, ngay sau giác bụng và chứa nhiều
trứng. Trứng hình bầu dục, dài 0,009 - 0,132mm, rộng 0,05 - 0,073mm, màu
vàng, một đầu trứng có nắp.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] cho biết: sán dài 10 - 22 mm, rộng 2 2,5 mm. Thân có màu hồng hay đỏ nhạt, dẹt, đoạn trước có chỗ thu hẹp lại
thành cái cổ.
* Đặc điểm loài Echinostoma miyagawai Ishu, 1932
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27],
Nguyễn Thị Lê (2000) [29], loài này có hình thái cấu tạo như sau:
Cơ thể sán dài 6,9 - 12,0 mm, rộng nhất ở vùng tử cung và tinh hoàn
0,77 - 2,32 mm. Bề mặt phía trước cơ thể đến ngang buồng trứng phủ gai bé.
Viền cổ rộng 0,54 - 0,67 mm, có 37 móc gồm 13 móc lưng xếp thành 2 hàng,
7 móc bên và 5 móc thùy bụng mỗi bên. Kích thước móc bên 0,89 - 0,093 x
0,23 mm, móc thùy bụng 0,089 - 0,096 x 0,023 mm.
Giác miệng 0,19 - 0,23 x 0,21 - 0,29 mm. Giác bụng 0,57 - 0,91 x 0,57 0,63 mm, nằm gần ở 1/4 chiều dài cơ thể. Trước hầu dài 0,075 - 0,084 mm.
Hầu 0,230 - 0,320 x 0,251 - 0,258 mm. Thực quản dài 0,77 - 0,93 mm. Hai
nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể, thường bị tuyến noãn hoàng che lấp.
Túi sinh dục nằm chính giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, đáy túi
kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,32 - 0,49 x 0,21 - 0,32 mm.
Tinh hoàn phân thùy, hình dạng rất biến đổi, thường từ 3 đến 7 thùy
sâu. Kích thước tinh hoàn trước 0,39 - 0,62 x 0,36 - 0,49 mm.
10
Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,27 - 0,36 x 0,27 - 0,38 mm. Thể
mêlit nằm ngay sau buồng trứng, kích thước 0,19 - 0,39 x 0,23 - 0,25 mm.
Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo
dài đến mút sau cơ thể và lấp đầy khoảng trống phía sau tinh hoàn, che lấp cả 2
mút ruột. Ống bài tiết thẳng, không gấp khúc ở phần cuối cơ thể. Tử cung phát
triển, chứa nhiều trứng, kích thước 0,089 - 0,093 x 0,053 - 0,056 mm.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma paraulum Dietz, 1909
Kích thước từ 6 - 10 mm x 0,8 - 1,4 mm, vòng gai miệng gồm 37 gai,
27 gai nằm ở vòng phía lưng và hai cạnh bên mỗi bên 5 gai. Giác miệng
đường kính 0,25 - 0,3 mm, giác bụng 0,72 - 0,88 mm ở khoảng cuối 1/4 thân
trước. Thực quản dài 0,4 - 0,6 mm.
Hai tinh hoàn xếp trên dưới nhau, cái trên thường có 3 thuỳ, cái dưới
bốn thuỳ. Buồng trứng ở ngay sát trước tinh hoàn. Kích thước trứng 0,100 x
0,070 mm. (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [40])
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium recurvatum Linstow, 1873
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29],
loài này có đặc điểm: kích thước cơ thể bé, dài 2,48 mm, rộng 0,45 mm (ở
vùng giác bụng). Bề mặt cơ thể ở phía trước đến ngang giác bụng phủ gai
cutin lớn. Viền cổ có 45 móc, mỗi thùy bụng có 4 móc, kích thước 0,044 0,065 x 0,009 - 0,012 mm. Còn lại 37 móc xếp thành 2 hàng, kích thước
0,042 - 0,049 x 0,009 mm.
Giác miệng 0,008 x 0,105 mm. Hầu 0,088 x 0,084 mm. Giác bụng tròn
hoặc kéo dọc, nằm ở 1/3 chiều dài của cơ thể, kích thước 0,297 x 0,258 mm.
Thực quản dài 0,28 m, hai nhánh ruột kéo dài đến mút sau cơ thể.
Túi sinh dục hình bầu dục, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng,
kích thước 0,252 x 0,105 mm.
Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia ở nửa sau cơ thể. Tinh
hoàn trước 0,297 x 0,193 mm, tinh hoàn sau 0,320 x 0,172 mm.
11
Buồng trứng tròn hoặc hình ôvan, nằm trước tinh hoàn, đường kính
0,127mm. Thể mêlit lớn, nằm giữa buồng trứng và tinh hoàn trước. Tuyến noãn
hoàng gồm nhiều bao noãn lớn kéo dài từ sau giác bụng đến gần mút cơ thể. Tử
cung ngắn, chứa ít trứng, kích thước trứng 0,077 - 0,084 x 0,051 mm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37],
loài Echinoparyphium recurvatum: Dài 2 - 5 mm, rộng 0,4 - 0,85 mm. Phần
trước thân có những gai cuticun nằm thứ tự xen kẽ nhau. Đầu sán có cấu tạo
vành khăn hình quả thận, đường kính 0,220 - 0,385 mm. Trứng có màu vàng
nâu, hình bầu dục, vỏ nhẵn, một đầu trứng có nắp, đầu còn lại có chồi nhỏ.
Kích thước trứng từ 0,082 - 0,098 mm x 0,053 - 0,061mm.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] đã mô tả: Sán dài 4,5 mm, rộng 0,50,8 mm. Vòng gai đầu có 45 móc, trong đó ở hai góc mỗi bên có bốn cái, hai
cạnh bên có ba cái. Tinh hoàn không chia thuỳ, hình bầu dục và xếp sát nhau.
* Đặc điểm loài Echinoparyphium paracinctum BychowskajaPawlowskaja, 1953
Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả: cơ thể sán dài 6,0 mm, rộng
1,0 mm. Bề mặt cơ thể ở phía trước đến mép sau giác bụng phủ gai bé. Viền
cổ rộng 0,37 - 0,48 mm, có 43 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,064 x
0,012 mm. Mỗi thùy bụng có 5 móc. Giác miệng nhỏ hơn giác bụng 5 - 5,5
lần. Giác bụng 0,26 - 0,39 x 0,26 - 0,36 mm.
Túi sinh dục kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,213 - 0,267 x
0,100 - 0,120 mm.
Tinh hoàn hình bầu dục, kích thước 0,26 - 0,406 x 0,13 - 0,21 mm.
Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,23 x 0,13 mm. Tử cung chứa 7 - 19
trứng, kích thước trứng 0,096 - 0,106 x 0,053 mm.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29], kích thước cơ thể trung bình
của loài này là 4,88 - 5,93 x 1,04 - 1,11 mm. Viền cổ rộng 0,418 mm, có 37
12
móc, mỗi bên có 5 móc thùy bụng, kích thước 0,070 - 0,075 x 0,013 - 0,016
mm. Móc lưng xếp 2 hàng, kích thước 0,069 x 0,015 mm. Móc bên xếp một
hàng, kích thước 0,070 x 0,013 mm. Bề mặt của cơ thể từ mút trước đến giác
bụng hoặc mép sau buồng trứng phủ gai nhỏ. Giác miệng 0,124 - 0,138 x
0,165 - 0,179 mm. Trước hầu dài 0,041- 0,055 mm. Hầu 0,124 - 0,165 x
0,151 - 0,165 mm. Thực quản dài 0,207 - 0,276 mm. Hai nhánh ruột kéo dài
về mút sau cơ thể. Giác bụng tròn, đường kính 0,621 - 0,662 mm.
Túi sinh dục lớn, hình ôvan, kích thước 0,368 - 0,414 x 0,234 mm, nằm
giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng.
Tinh hoàn hình ôvan hoặc gần tròn, cái nọ trước cái kia ở phần sau cơ
thể. Tinh hoàn trước 0,455 - 0,469 x 0,621- 0,662 mm, tinh hoàn sau 0,441 0,469 x 0,386 - 0,414 mm.
Buồng trứng hình tròn hoặc ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích
thước 0,124 - 0,165 x 0,234 - 0,276 mm. Thể Mêlit lớn hơn buồng trứng, nằm
giữa buồng trứng và tinh hoàn trước.
Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn có kích thước không đều nhau,
nằm cách mép sau giác bụng 0,096 - 0,234 mm kéo dài về phía sau cơ thể và
không che lấp 2 mút ruột. Phía sau tinh hoàn, tuyến noãn hoàng không nối
liền lại với nhau.
Tử cung ngắn chứa ít trứng (40 -50 trứng). Trứng hình ôvan, kích thước
0,096 x 0,060 - 0,069 mm.
* Đặc điểm loài sán Hypoderaeum conoideum (Bloch, 1782) Dietz, 1909
Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả như sau: Cơ thể sán dài
8,02- 13,26 mm, rộng 1,39 - 2,02 mm, phần trước cơ thể phủ gai. Đầu ngắn,
đĩa bám kém phát triển, rộng 0,414 - 0,621 mm. Có 47 - 53 móc, xếp thành 2
hàng, móc lưng 0,015 - 0,027 x 0,007 - 0,013 mm, móc bên 0,027 - 0,030 x
0,010 mm, móc bụng 0,033 x 0,013 - 0,015 mm. Giác miệng 0,165 - 0,276 x
13
0,193 - 0,331 mm. Trước hầu dài 0,027 mm. Hầu 0,151 - 0,234 x 0,138 0,234mm. Thực quản dài 0,096 - 0,207 mm. Giác bụng lớn nằm gần giác
miệng, kích thước 0,828 - 1,131 x 0,876 - 1,150 mm. Hai nhánh ruột chẻ đôi
trước giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể.
Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia, ở chính giữa nửa sau cơ
thể, kích thước tinh hoàn trước 0,690 - 1,352 x 0,345 - 0,579 mm và tinh hoàn
sau 0,828 - 1,352 x 0,303 - 0,552 mm.
Túi sinh dục hình ôvan hoặc hình quả lê, đáy túi kéo dài đến giữa giác
bụng chứa túi chứa tinh và gai sinh dục dài, kích thước 0,690 - 0,828 x 0,276
mm. Lỗ sinh dục nằm ngay sau nhánh ruột chẻ đôi.
Buồng trứng hình ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích thước
0,248 - 0,414 x 0,372 - 0,455 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng.
tuyến noãn hoàng bắt đầu ở phía sau giác bụng, kéo dài đến mút sau cơ thể
nhưng không che lấp hai mút ruột. Tử cung dài chứa nhiều trứng, kích thước
trứng 0,082 - 0,090 x 0,055 - 0,060 mm.
1.1.1.3. Vòng đời của sán lá ruột vịt
Mỗi loài sán lá có vòng đời riêng, nhưng nhìn chung vòng đời của các
loài sán lá như sau: Sán trưởng thành ký sinh, thụ tinh và đẻ trứng, trứng
theo phân ra ngoài. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp phôi trong
trứng phát triển thành mao ấu (Miracidium), mao ấu thoát vỏ ra ngoài bơi
trong nước, mao ấu chỉ tồn tại một vài ngày. Trong thời gian này nó tích cực
tìm ký chủ trung gian (KCTG), vào ký chủ trung gian, mao ấu rụng lông và
biến thành bào ấu (Sporocyst). Sau một thời gian, bào ấu sinh sản vô tính
cho ra nhiều lôi ấu (Redia). Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều vĩ ấu
(Cercaria). Vĩ ấu chui ra khỏi KCTG. Với những sán lá cần 2 KCTG thì vĩ
ấu tiếp tục chui vào KCTG thứ 2 và biến thành Metacercaria. Vào cơ thể vật
chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành (Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [15]).
14
Chu kỳ sinh học của sán lá ruột đã được một số tác giả nghiên cứu và
nêu chi tiết như sau:
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs
(2006) [37] cho biết: Sán trưởng thành ký sinh ở ruột, thường xuyên thải
trứng ra ngoài theo phân. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp, sau
12 đến 17 ngày mao ấu (Miracidium) hình thành trong trứng, sau đó thoát vỏ
và bơi tự do trong nước. Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, mao ấu chui
vào ký chủ trung gian, tiếp tục phát triển thành bào ấu (Asporocyst).
Bằng phương pháp sinh sản vô tính, bào ấu sinh ra nhiều lôi ấu
(redia). Lôi ấu lại sinh sản vô tính ra nhiều vĩ ấu (Cercaria). Chúng chui ra
khỏi ký chủ trung gian bơi tự do trong nước khoảng 10-12 giờ. Trong thời
gian này, nếu vĩ ấu xâm nhập được vào ký chủ bổ sung là những ốc nước
ngọt và nòng nọc, vĩ ấu rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành
nang kén (Metacercaria). Những vĩ ấu không gặp ký chủ bổ sung sẽ bị chết.
Vịt nhiễm sán do ăn phải ký chủ bổ sung có chứa Metacercaria hoặc
nuốt phải Metacercaria do nhuyễn thể thải ra. Sau khi xâm nhập vào ký chủ
cuối cùng, Metacercaria tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành và đẻ
trứng sau 10 - 12 ngày.
Dương Công Thuận (2005) [43] cho rằng: Vòng đời của các loài sán
lá ruột phát triển qua 2 ký chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài gặp
điều kiện thuận lợi (ấm và có nước) sau 10-30 ngày nở thành mao ấu, mao
ấu xâm nhập vào ký chủ trung gian thứ nhất rồi qua các giai đoạn phát triển
khác và cuối cùng là hậu vĩ ấu (Metacercaria) đóng kén trong ốc hoặc
chuyển sang ký chủ trung gian thứ 2 (ốc nước ngọt, ếch, nòng nọc). Thời
gian từ khi vào cơ thể ốc đến khi hình thành hậu vĩ ấu là 50 ngày. Ký chủ
ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Thời gian từ ấu trùng sán trở thành sán trưởng
thành trong ruột là 15-20 ngày.
15
Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum
(Nguồn: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân 2004 [19])
Về chu kỳ sinh học của loài sán lá ruột Soulsby E.J.L. (1982) [55] cho
biết: Trứng loài Echinostoma revolutum sau khi thải ra ngoài môi trường gặp
điều kiện thuận lợi, trong vòng 3 tuần trứng nở thành Miracidium và nó xâm
nhập vào một trong những vật chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và phát
triển thành Cercaria. Cercaria phát triển trong vòng 2 - 3 tuần và thoát ra khỏi
cơ thể ốc ra ngoài môi trường. Nó có thể xâm nhập lại ký chủ trung gian cũ
hoặc các ký chủ trung gian khác. Khi ký chủ cuối cùng ăn phải ốc có chứa ấu
trùng, trong có thể ký chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành trong 15 19 ngày.
Harvey Tohnston và cs (1941) [50] nghiên cứu về vòng đời của
Echinostoma revolutum ở Nam Australia, tác giả cho biết: Cercaria của loài
này thoát ra khỏi ký chủ trung gian trước giữa trưa và có thể sống hơn 24
16
giờ. Kích thước redia hầu hết thường khoảng 200-900µm. Gan của ốc bị
nhiễm nang sán có màu cam sáng là bởi các Redia.
1.1.1.4. Ký chủ trung gian của sán lá ruột
Ký chủ trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sán lá
ruột ở vịt và các loài vật nuôi khác.
Ký chủ trung gian thứ nhất của sán lá ruột ký sinh ở vịt là những loài ốc
nước ngọt: Radix ovata, Radix cularia, Galba palustris, Planorbis limnaea. Ký chủ
trung gian bổ sung cũng là những ốc nước ngọt thuộc các giống Radix, Planorbis
và nòng nọc (Rana temporaria) (Phan Thế Việt và cs (1977) [44]).
Soulsby E.J.L (1982) [55] cho biết: Loài Echinostoma revolutum có ký
chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước ngọt: Lymneae stagnalis,
L.attenuate, (Radix) pereger hay L.swnhoei. Ký chủ trung gian thứ 2 là các
loài ốc trên hoặc nòng nọc Rana temporaria.
Echinoparyphium recuvatum: Ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước
ngọt: Lymnaea ovata, L.auricularia, L.palustris, L.stagnalis, Planorbis. P.corneus..,
Ký chủ trung gian thứ 2 là ếch, nòng nọc và một số ốc nước ngọt khác.
Ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu về ký chủ trung gian của các
loài sán lá ruột ký sinh ở vịt.
Gần đây Bùi Thị Dung và cs (2007) [4] nghiên cứu về tình hình nhiễm ấu
trùng sán lá ở ốc nước ngọt và vai trò của ốc trong sự truyền bệnh sán lá cho
người và vật nuôi tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), các tác giả cho biết: qua
thu thập 10879 mẫu ốc nước ngọt thuộc 16 loài, có 639 ốc bị nhiễm ấu trùng sán
lá, chiếm tỷ lệ 5,78%. Trong 16 loài ốc, có 8 loài ốc nhiễm ấu trùng sán lá, đây là
những loài đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho người và vật
nuôi. Tác giả tìm thấy ấu trùng của 10 loài sán lá ký sinh ở các loài ốc thu được,
thuộc 6 nhóm Cercaria, trong đó có nhóm Cercaria của các loài thuộc giống