Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

CÁC DẠNG TOÁN KHÓ CHƯƠNG SÓNG cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.39 KB, 9 trang )

GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

CÁC DẠNG TOÁN KHÓ CHƯƠNG SÓNG CƠ
DẠNG 1. LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐIỂM DAO ĐỘNG TRÊN CÙNG PHƯƠNG TRUYỀN SÓNG
* Cách xác định trạng thái dao động của các
điểm trên phương truyền sóng:

Hướng truyền sóng
C

Giả sử sóng truyền theo hướng như
hình vẽ, và ta muốn xác định trạng thái
các phần tử sóng tại A, B, C, D. Bằng
cách vẽ hình ảnh sóng ở thời điểm tiếp
theo, dễ dàng thấy phần tử tại A, B, D
chuẩn bị đi lên, còn C đi xuống.

A
D
B

Ví dụ 1: Một sóng nước truyền theo chiều từ A đến B (A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng). Biết AB
= 9λ/4. Tại thời điểm phần tử sóng tại A đang ở trên đỉnh sóng thì phần tử sóng tại B đang
A. ở đáy sóng (vị trí thấp nhất)
B. qua VTCB theo hướng đi lên.
C. ở đỉnh sóng (vị trí cao nhất)
D. qua VTCB theo hướng đi xuống.
Ví dụ 2: Một sóng nước truyền theo chiều từ A đến B với biên độ sóng không đổi bằng 10 cm, tần số 2 Hz,
vận tốc truyền sóng 1,6 m/s. A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng; AB = 1,1 m. Tại thời điểm phần tử
A đang ở trên đỉnh sóng thì phần tử sóng tại B đang cách đỉnh sóng
A. 12,75 cm.


B. 17,07 cm.
C. 15,0 cm.
D. 18,66 cm.
Ví dụ 3: Hai điểm M, N cùng nằm trên cùng một phương truyền sóng trên mặt nước, cách nhau λ/3, sóng có
biên độ A. Sóng truyền từ M tới N. Tại thời điểm t1 nào đó người ta thấy uM = 3 cm và uN = –3 cm. Biên độ A
sóng bằng
A. 2 3 cm.
B. 3 cm.
C. 2 2 cm
D. 4 cm.
Ví dụ 4: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ a, chu kỳ T
= 1 s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Tính thời điểm đầu tiên để điểm M
trên dây cách O 12 cm lên đến điểm cao nhất. Coi biên độ dao động không đổi.
A: t = 0,25 s.
B: t = 2,25 s.
C: t = 2 s.
D: t = 0,75 s.
Ví dụ 5: Một sóng ngang truyền trên mặt nước với tốc độ 2 m/s và tần số 20 Hz. Xét hai điểm M, N (M gần
nguồn hơn) nằm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 22,25 cm. Tại thời điểm t, điểm M hạ xuống
thấp nhất. Kể từ thời điểm đó, khoảng thời gian ngắn nhất để điểm N hạ xuống thấp nhất là
A. 1/160 s.
B. 7/160 s.
C. 1/80 s.
D. 7/80 s.
Ví dụ 6: Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình uO = 2cos(20πt + π/3) (trong đó u tính bằng
đơn vị mm, t tính bằng đơn vị s). Xét sóng truyền theo một đường thẳng từ O đến điểm M với tốc độ không đổi
1 m/s. Trong khoảng từ O đến M có bao nhiêu điểm dao động cùng pha với dao động tại nguồn O? Biết M
cách O một khoảng 45 cm.

A. 4.


B. 3.

C. 2.

D. 5.

Ví dụ 7: Một sóng hình sin lan truyền theo phương Ox với biên độ không đổi A = 4 mm. Hai điểm gần nhau
nhất trên cùng phương truyền sóng mà có cùng độ lệch khỏi vị trí cân bằng là 2 mm, nhưng có vận tốc ngược
hướng nhau thì cách nhau 4 cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của một phần tử với tốc độ truyền sóng là




A.
B.
C.
D.
20
60
30
15
Ví dụ 8: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây với chu kỳ T, biên độ A. Ở thời điểm t0, ly độ của các phần
tử tại B và C tương ứng là –12 mm và +12 mm ; các phần tử tại trung điểm D của BC đang ở vị trí cân bằng. Ở
thời điểm t1, ly độ của các phần tử tại B và C cùng là +5,0 mm thì phần tử ở D cách vị trí cân bằng của nó
A. 7,0 mm.
B. 8,5 mm.
C. 17 mm.
D. 13 mm.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Một sóng cơ ngang truyền theo chiều từ M đến N nằm trên cùng một đoạn đường truyền sóng. Hai
điểm đó cách nhau một khoảng 3/4 bước sóng. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Khi M có thế năng cực đại thì N có động năng cực tiểu.
B. Khi M ở li độ cực đại dương thì N có vận tốc cực đại dương.
C. Khi M có vận tốc cực đại dương thì N ở li độ cực đại dương.
D. Li độ của M và N luôn như nhau.
Câu 2: Một sóng ngang có chu kì 0,2 s truyền trong một môi trường đàn hồi có tốc độ 1 m/s. Xét trên
phương truyền sóng Ox, vào một thời điểm nào đó, một điểm M nằm ở đỉnh sóng thì ở sau M một khoảng từ
42 cm đến 60 cm có điểm N đang từ VTCB đi lên đỉnh sóng. Khoảng cách MN là
1


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

A. 45 cm.
B. 55 cm.
C. 52 cm.
D. 50 cm.
Câu 3: Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ 1,5 cm,
chu kỳ T = 2 s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Tính thời điểm đầu tiên
để điểm M cách O 6 cm lên đến điểm cao nhất. Coi biên độ dao động không đổi.
A: t = 0,5 s
B: t = 1 s
C: t = 2,5 s
D: t = 0,25 s
Câu 4: Một sóng truyền theo chiều từ A đến B (A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng). Biết AB =
11λ/4. Tại thời điểm phần tử sóng tại A đang ở trên đỉnh sóng thì phần tử sóng tại B đang
A. ở đáy sóng (vị trí thấp nhất)
B. qua VTCB theo hướng đi lên.
C. ở đỉnh sóng.

D. qua VTCB theo hướng đi xuống.
Câu 5: Một sóng nước truyền theo chiều từ A đến B với biên độ sóng không đổi bằng 10 cm, tần số 2 Hz,
vận tốc truyền sóng 1,6 m/s. A, B nằm trên cùng một phương truyền sóng; AB = 1,1 m. Tại thời điểm phần tử
A đang qua VTCB theo hướng đi lên thì sau đó bao nhiêu lâu phần tử sóng tại B lên đến vị trí cao nhất?
A. 0,4375 s.
B. 0,0167 s.
C. 0,1875 s.
D. 0,208 s.
Câu 6: Một sóng cơ lan truyền từ M đến N với bước sóng 8 cm, biên độ 4 cm, tần số 2 Hz, khoảng cách MN
= 2 cm. Tại thời điểm t phần tử vật chất tại M có li độ x = 2 cm và đang giảm thì phần tử vật chất tại N có:
A: Li độ 2 3 cm và đang giảm.
C. Li độ - 2 3 cm và đi theo chiều âm.
B: Li độ 2 3 cm và đang tăng.
D. Li độ 2 2 cm và đang tăng.
Câu 7: Có hai điểm A, B trên cùng một phương truyền sóng trên mặt nước, cách nhau  /4. Khi mặt thoáng
ở A và ở B cao hơn VTCB lần lượt 3 mm và 4 mm với A đang đi lên còn B đang đi xuống. Coi biên độ sóng
không đổi. Biên độ sóng a và chiều truyền sóng là
A. a = 5 cm, truyền từ A đến B.
B. a = 5 cm, truyền từ B đến A.
C. a = 7 cm, truyền từ A đến B.
D. a = 7 cm, truyền từ B đến A.
Câu 8: Hai điểm M, N cùng nằm trên cùng một phương truyền sóng trên mặt nước, cách nhau  /3, sóng có
chu kì 1 s. Sóng truyền từ M tới N. Lúc t = 0, thấy uM = 3 cm và uN = –3 cm. Thời điểm gần nhất phần tử tại M
đạt vận tốc cực đại là
A. 1/3 s.
B. 1/6 s.
C. 1/4 s
D. 1/12 s.
Câu 9: Một sóng cơ lan truyền theo trục Ox với tốc độ 40 cm/s, tần số 10 Hz với biên độ 2 cm không đổi.
Hai điểm P, Q nằm trên Ox cách nhau 15 cm đều đã có sóng truyền qua, chiều truyền sóng từ P đến Q. Ở một

thời điểm nào đó, phần tử môi trường tại P có li độ 1 cm và đang chuyển động theo chiều dương quy ước. Hỏi
lúc đó phần tử môi trường tại Q có li độ bao nhiêu và chuyển động theo chiều nào
A. 3 , theo chiều dương.
B. 3 , theo chiều âm.
C. - 3 , theo chiều dương.
D. - 3 , theo chiều âm.
Câu 10: Một sóng cơ có tần số f, lan truyền trong một môi trường với bước sóng  , biên độ sóng là a không
13
đổi. Gọi M, N là hai điểm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau một đoạn MN 
. Tại thời điểm
12
nào đó, tốc độ dao động của điểm M là 2πfa thì tốc độ dao động của điểm N bằng
A. fa.
B. 0.
C. 3fa.
D. 2fa.

Câu 11: Sóng ngang truyền dọc theo một dây dài. Một điểm cách nguồn dao động khoảng
có độ dịch
3
3
chuyển khỏi vị trí cân bằng là 6 mm sau chu kì. Chọn thời điểm ban đầu khi nguồn dao động đi qua vị trí
2
cân bằng theo chiều dương thì biên độ sóng là
A. 4 3 mm.
B. 4 2 mm.
C. 4 mm.
D. 8 mm.
Câu 12: M và N là hai điểm trên một mặt nước phẳng lặng cách nhau một khoảng 12 cm. Tại một điểm O
trên đường thẳng MN và nằm ngoài đoạn MN, người ta đặt một nguồn dao động với phương trình u =

2,5 2 cos20t (cm), tạo ra một sóng trên mặt nước với tốc độ truyền sóng v = 1,6 m/s. Khoảng cách xa
nhất giữa hai phần tử môi trường tại M và N khi có sóng truyền qua là
A. 13 cm.
B. 15,5 cm.
C. 19 cm.
D. 17cm.
Câu 13: Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai
phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng
ngắn nhất là 8 cm (tính theo phương truyền sóng). Gọi  là tỉ số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử
trên dây với tốc độ truyền sóng.  gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,105.
B. 0,179.
C. 0,079.
D. 0,314.

2


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

DẠNG 2. LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THOA SÓNG
Ví dụ 1: Tại hai điểm A, B cách nhau 10 cm trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau, tạo ra sóng có bước
sóng 0,5 cm. Điểm O nằm trên đoạn AB và cách A 3 cm. M, N nằm trên bề mặt chất lỏng sao cho MN vuông
góc với AB tại O và ON = OM = 4 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MN là
A. 4.
B. 2.
C. 6.
D. 8.
Ví dụ 2: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha và cách nhau 9 cm, bước sóng do sóng
từ các nguồn phát ra là 2 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn đường kính AB cách B xa

nhất một khoảng là
A. 8,85 cm
B. 8,95 cm
C. 8,59 cm
D. 8,90 cm
Ví dụ 3: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với các phương trình uA = acos(ωt + π/2); uB =
acos(ωt). Biết AB = 8 cm và bước sóng do các nguồn phát ra bằng 1 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại
trên đường tròn đường kính AB và gần đường trung trực của AB nhất cách trung trực một khoảng bằng
A. 0,177 cm
B. 0,147 cm
C. 0,127 cm
D. 0,247 cm
Ví dụ 4: Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng là 50 mm dao động cùng pha trên mặt nước với tần
số 40 Hz. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 0,8 m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi
điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu?
A. 3,2 cm.
B. 4 cm.
C. 2,0 cm.
D. 3,6 cm.
Ví dụ 5: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B dao động cùng pha với biên độ sóng
không đổi bằng a, cách nhau một khoảng AB = 12 cm. C là một điểm trên mặt nước, cách đều hai nguồn và
cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 8 cm. Biết bước sóng λ = 1,6 cm. Số điểm dao động ngược
pha với nguồn có trên đoạn CO là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Ví dụ 6: Hai mũi nhọn A, B cách nhau 8 cm gắn vào đầu một cần rung có tần số f = 20 Hz, đặt chạm nhẹ vào
mặt một chất lỏng. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 0,6 m/s. Hai nguồn A, B dao động theo phương
thẳng đứng với cùng phương trình uA = uB = acosωt (cm). Một điểm M1 trên mặt chất lỏng cách đều A, B một

khoảng d = 8 cm. Điểm M2 trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với M1. M2 cách M1 một đoạn
ngắn nhất bằng bao nhiêu?
A. 2,237 cm.
B. 3,928 cm.
C. 3,319 cm.
D. 2,575 cm.
Ví dụ 7: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động theo phương thẳng đứng với
phương trình là uA = uB = acos60πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là v = 45 cm/s.
Gọi MN = 4 cm là đoạn thẳng trên mặt chất lỏng có chung trung trực với AB. Khoảng cách xa nhất giữa MN
với AB là bao nhiêu để có ít nhất 5 điểm dao động cực đại nằm trên MN?
A. 12,7 cm
B. 10,5 cm
C. 14,2 cm
D. 6,4 cm
Ví dụ 8: Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 70 mm dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Xét về cùng một phía
với đường trung trực của AB ta thấy vân giao thoa bậc k đi qua điểm M thỏa mãn MA – MB = 12 mm và vân
giao thoa bậc (k + 3) cùng loại với vân giao thoa bậc k, (tức là cùng là vân cực đại hoặc cùng là vân cực tiểu)
đi qua điểm M’ có M′A – M′B = 36 mm. Số điểm cực đại giao thoa trên đoạn AB là
A. 9.
B. 13.
C. 11.
D. 15.
Ví dụ 9: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng có phương trình
u A  u B  acos20 t (cm ) . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. M1, M2 là hai điểm trên cùng một
elip nhận A, B làm tiêu điểm. Biết AM 1  BM 1  1cm; AM 2  BM 2  3,5cm. Tại thời điểm li độ của M1 là -3
cm thì li độ của M2 là
A.  3 3 cm.
B. 3 3 cm.
C. 3 cm.
D.  3 cm.

Ví dụ 10: Hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 trên mặt nước đặt cách nhau 12 cm phát ra hai dao động điều
hòa cùng tần số f = 20 Hz, cùng biên độ và cùng pha. Xét điểm M trên mặt nước cách S1, S2 những khoảng
cách tương ứng d1 = 4,2 cm; d2 = 9 cm. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 32 cm/s. Giữ nguyên tần số
f và các vị trí S1, M. Hỏi muốn M nằm trên vân lõm thì phải dịch chuyển nguồn S2 dọc theo đường nối S1, S2 từ
bị trí ban đầu ra phía xa nguồn S1 một khoảng nhỏ nhất là bao nhiêu?
A. 0,53 cm.
B. 1,03 cm.
C. 0,83 cm.
D. 0,23 cm.
Ví dụ 11: Hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn S1 , S2 cùng biên độ, ngược pha,
S1S2  13 cm. Tia S1 y trên mặt nước, ban đầu tia S1 y chứa S1S2 . Điểm C luôn ở trên tia S1 y và S1C  5 cm.
Cho S1 y quay quanh S1 đến vị trí sao cho S1C là trung bình nhân giữa hình chiếu của chính nó lên S1S2 với
S1S2 . Lúc này C ở trên vân cực đại giao thoa thứ 4. Số vân giao thoa cực tiểu quan sát được là
A. 13.
B. 10.
C. 11.
D. 9.
Ví dụ 12: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha
phát sóng có bước sóng 2 cm. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt
3


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

nguồn A, còn nguồn B nằm trên trục Ox. Gọi M là phần tử nước dao động với biên độ cực đại trên Oy xa A
nhất. Dịch chuyển nguồn B trên Ox ra xa A 2 cm thì M di chuyển một đoạn 5 cm trên Oy ra xa A. Tiếp tục
dịch chuyển nguồn B ra xa A 2 cm nữa thì khoảng cách MA lúc này là
A. 15 cm.
B. 16 cm.
C. 8 cm.

D. 12 cm.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Tại hai điểm A, B cách nhau 13 cm trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau, tạo ra sóng có bước
sóng 1,2 cm. Điểm M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 12 cm và 5 cm. Điểm N đối xứng với M qua AB. Số
đường hypebol cực đại cắt đoạn MN là
A. 0.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha, v = 40 cm/s; f = 25 Hz và AB = 21,5 cm. Điểm
dao động với biên độ cực đại trên AB cách trung điểm của AB một khoảng lớn nhất bằng
A. 10,25 cm.
B. 10 cm.
C. 10,75 cm.
D. 10,05 cm
Câu 3: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với các phương trình uA = acos(ωt + π/2); uB =
acos(ωt). Biết AB = 8 cm và bước sóng do các nguồn phát ra bằng 1 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại
trên đường tròn đường kính AB và cách A xa nhất thì cách B một khoảng bằng
A. 0,14 cm
B. 0,25 cm
C. 0,18 cm
D. 0,21 cm
Câu 4: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha và cách nhau 8 cm, bước sóng do sóng
từ các nguồn phát ra là 0,5 cm. Điểm M dao động với biên độ cực đại trên đường tròn đường kính AB gần AB
nhất cách AB một khoảng là
A. 0,848 cm
B. 0,582 cm
C. 0,942 cm
D. 0,617 cm
Câu 5: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 5 cm, có phương trình lần lượt là u1 = u2 = 4cosπt

(mm). Coi biên độ không đổi khi sóng truyền đi và bước sóng 2 cm. Điểm cực đại trên AB cách A gần nhất là
A. 0,7 cm.
B. 0,5 cm.
C. 0,4 cm.
D. 0,2 cm.
Câu 6: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước,
cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz được đặt tại hai điểm S1, S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng
trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2, điểm mà phần
tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng
A. 5 mm.
B. 10 mm.
C. 15 mm.
D. 20 mm.
Câu 7: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A, cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt
nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 1,6 cm. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và
cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số điểm dao động cùng pha với nguồn ở trên đoạn CD là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 8: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 18 cm dao động theo các phương trình
u1  u 2  2 cos50t . Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi và vận tốc truyền sóng là 50 cm/s. Gọi O là
trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử
chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Đoạn MO bằng
A. 2 5 cm.
B. 2 10 cm.
C. 3 10 cm.
D. 3 5 cm.
Câu 9: (ĐH 2014) Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn S1 và S2 cách nhau 16 cm, dao
động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 80 Hz. Tốc độ truyền sóng

trên mặt nước là 40 cm/s. Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn S1S2. Trên d, điểm M ở cách S1 10
cm; điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 7,8 mm.
B. 6,8 mm.
C. 9,8 mm.
D. 8,8 mm.
Câu 10: (ĐH 2013) Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt
nước với bước sóng λ. Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử
nước dao động. Biết OM = 8λ; ON= 12λ và OM vuông góc ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao
động ngược pha với dao động của nguồn O là:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 4.
Câu 11: Cho hai nguồn sóng S1 và S2 cách nhau 8 cm. Về một phía của S1S2 lấy thêm hai điểm S3 và S4 sao
cho S3S4 = 4 cm và hợp thành hình thang cân S1S2S3S4. Biết bước sóng bằng 1 cm. Hỏi đường cao của hình
thang lớn nhất là bao nhiêu để trên S3S4 có 5 điểm dao động cực đại
A. 2 2 cm
B. 3 5 cm
C. 4 cm
D. 6 2 cm
Câu 12: Hai nguồn sóng A và B luôn dao động cùng pha, nằm cách nhau 21 cm trên mặt chất lỏng, giả sử
biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có giao thoa, quan sát thấy trên đoạn AB có 21 vân
cực đại đi qua. Điểm M nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, thấy M dao động với biên độ cực đại
cách xa A nhất và AM = 109,25 cm. Điểm N trên Ax có biên độ dao động cực đại gần A nhất cách A
4


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI


A. 1,005 cm.
B. 1,250 cm.
C. 1,025 cm.
D. 1,075 cm.
Câu 13: Biết A và B là 2 nguồn sóng nước giống nhau cách nhau 4 cm. C là một điểm trên mặt nước, sao cho
AC  AB. Giá trị lớn nhất của đoạn AC để C nằm trên đường cực đại giao thoa là 4,2 cm. Bước sóng có giá trị
bằng bao nhiêu?
A. 2,4 cm
B. 3,2 cm
C. 1,6 cm
D. 0,8 cm
Câu 14: Hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 50 mm dao động với các phương trình x1 = Acos(20πt) cm
và x2 = Acos(20πt – π) cm trên mặt thoáng của thuỷ ngân. Xét về một phía của đường trung trực của AB,
người ta thấy vân lồi bậc k đi qua điểm M có MA – MB = 12 (mm) và vân lồi bậc (k + 3) đi qua điểm N có
hiệu NA – NB = 36 (mm). Vận tốc truyền sóng là
A. 0,8 m/s.
B. 0,9 m/s.
C. 1,0 m/s.
D. 1,1 m/s.
Câu 15: Cho hai nguồn sóng kết hợp A, B trên mặt nước, dao động cùng pha có biên độ 8 mm cách nhau 32
cm. Sóng lan truyền với bước sóng là 12 cm. Gọi O là trung điểm của AB, trên đoạn OB có hai điểm M và N
cách O lần lượt là 1 cm và 4 cm. Khi N có li độ 4 3 mm thì M có li độ
A. –8 mm.
B. 4 3 mm.
C. 4 mm.
D. 12 mm.
Câu 16: Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng giống nhau A, B cách nhau một đoạn 8 cm. Gọi M, N là hai
điểm thuộc mặt chất lỏng sao cho MN = 4 cm và ABMN là hình thang cân với 2 đáy là AB và MN. Bước sóng
của sóng trên mặt chất lỏng do các nguồn gây ra là 1 cm. Để trong đoạn MN có đúng 5 điểm dao động với biên

độ cực đại thì diện tích lớn nhất của hình thang là
A. 18 3 cm 2 .
B. 6 3 cm 2 .
C. 9 5 cm 2 .
D. 18 5 cm 2 .
Câu 17: Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng
phương trình và lan truyền với tốc độ v = 1,5 m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách A và B
lần lượt 16 cm và 25 cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn
trên MA là 6 điểm. Tần số f của cần rung là:
A. 40 Hz
B. 50 Hz
C. 60 Hz.
D. 100 Hz.
Câu 18: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp đặt tại A, B cách nhau một khoảng a dao


động với phương trình lần lượt là u1  4cos 10t  cm; u 2  4cos  10t   cm. Điểm M trên mặt nước thuộc
2


  600 dao động với biên độ là
đường tròn tâm A, bán kính AB, sao cho góc BAM
A. 8 cm.
B. 2 2 cm.
C. 4 2 cm.
D. 4 cm.
Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống nhau tại A và B trên mặt nước, AB = 16
cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng λ = 4 cm. Trên đường thẳng xx’ song song với AB, cách AB một khoảng
8 cm, gọi C là giao điểm của xx’ với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao
động với biên độ cục tiểu nằm trên xx’ là

A. 1,42 cm
B. 2,15 cm
C. 1,5 cm
D. 2,25 cm
Câu 20: Tại hai điểm A, B trên mặt chất lỏng cách nhau 8 cm có hai nguồn sóng dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình dao động là uA = uB = Acos(2πft). C và D là hai điểm trên mặt chất lỏng sao cho ABCD
là một hình vuông. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = ( 2 –1) (m/s). Để đoạn CD có đúng 5 điểm
dao động với biên độ cực đại thì tần số f của nguồn phải thỏa mãn
A. f  25Hz
B. 12,5Hz  f < 25 Hz
C. 25 Hz  f < 37,5 Hz
D. f  12,5 Hz
Câu 21: Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hòa cùng tần
số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Trên đoạn AB, hai phần tử nước dao động với biên độ cực
đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là vị trí cân bằng của phần tử ở mặt
nước sao cho AC ⊥ BC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng
A. 37,6 mm.
B. 68,5 mm.
C. 67,6 mm.
D. 64,0 mm.
Câu 22: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha.
Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn A, còn nguồn B nằm trên
trục Ox. Gọi M là phần tử nước dao động với biên độ cực đại trên Oy xa A nhất. Dịch chuyển nguồn B trên Ox
ra xa A 2 cm thì M di chuyển một đoạn 5 cm trên Oy ra xa A. Di chuyển nguồn B ra xa A thêm 2 cm nữa thì
M di chuyển 7 cm theo hướng cũ. Tiếp tục dịch chuyển nguồn B ra xa A thêm 2 cm nữa thì khoảng cách MA
lúc này là
A. 24 cm.
B. 22 cm.
C. 25 cm.
D. 28 cm.


5


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

DẠNG 3. LIÊN QUAN ĐẾN SÓNG DỪNG
Cho sóng dừng với biên độ dao động của điểm bụng là 2A
(bề rộng bụng là 4A) (hình bên).
Khi đó: biên độ dao động tại một điểm M bất kì được tính:
 2.x 
A M  2A sin 

  
Với x là khoảng cách từ M đến nút gần nhất (hình bên).

Ví dụ 1: Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài l = 60 cm và hai đầu cố định. Khi được kích thích dao động, trên
dây hình thành sóng dừng với 4 bó sóng và biên độ tại bụng sóng là 2 cm. Tính biên độ dao động tại một điểm
M cách nguồn phát sóng tới tại A một khoảng là 50 cm
A. 3 cm
B. 2 3 cm
C. 3 /2 cm.
D. 2 cm
Ví dụ 2: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là một
điểm bụng gần A nhất, C là trung điểm cuả AB, với AB = 10 cm. Biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần
mà li độ dao động của phần tử B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là 0,2 s. Tốc độ truyền sóng trên dây
là:
A. 2 m/s
B. 0,5 m/s
C. 1 m/s

D. 0,25 m/s
Ví dụ 3: Trên một sợi dây có sóng dừng với biên độ điểm bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M và N trên dây có
cùng biên độ dao động 2,5 cm, cách nhau 20 cm các điểm luôn dao động với biên độ nhỏ hơn 2,5 cm. Bước
sóng trên dây là
A. 120 cm
B. 80 cm
C. 60 cm
D. 40 cm
Ví dụ 4: Trên một sợi dây đàn hồi, hai đầu A, B cố định có sóng dừng ổn định với bước sóng λ = 24 cm. Hai
điểm M và N cách đầu A những khoảng lần lượt là dM = 14 cm và dN = 27 cm. Khi vận tốc dao động của phần
tử vật chất ở M là vM = 2 cm/s thì vận tốc dao động của phần tử vật chất ở N là
A. 2 2 cm/s.
B. 2 2 cm/s.
C. –2 cm/s.
D. 2 3 cm/s.
Ví dụ 5: Sóng dừng trên dây có tần số f = 20 Hz và truyền đi với tốc độ 1,6 m/s. Gọi N là vị trí của một nút
32
sóng ; C và D là hai vị trí cân bằng của hai phần tử trên dây cách N lần lượt là 9 cm và
cm và ở hai bên
3
của N. Tại thời điểm t1 li độ của phần tử tại điểm D là  3 cm . Xác định li độ của phần tử tại điểm C vào
thời điểm t2 = t1 + 9/40 s
A. – 2 cm
B. – 3 cm
C. 2 cm
D. 3 cm
Ví dụ 6: Đầu N của một sợi dây rất dài được gắn với nguồn dao động phát sóng ngang. Tốc độ truyền sóng
trên dây là 6 m/s. Vào thời điểm t, đầu dây N và một điểm B trên dây cùng qua VTCB thì giữ chặt dây tại B
sao cho trên dây NB có sóng dừng. P và Q là hai điểm trên dây NB gần B nhất sao cho tốc độ dao động cực đại
của P không đổi và tốc độ dao động cực đại của Q tăng gấp hai lần so với trước khi giữ B. Biết hai VTCB của

P và Q cách nhau 1 cm. Tần số của nguồn dao động là
A. 20 Hz.
B. 50 Hz.
C. 100 Hz.
D. 40 Hz.
Ví dụ 7: Nguồn sóng phát sóng ngang tạo ra sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi. Trong các khoảng thời gian
từ thời điểm t đến thời điểm (t + 0,05) s và từ (t + 0,05) s đến (t + 1/15) s thì khoảng cách giữa hai phần tử trên
dây tại vị trí hai bụng sóng liên tiếp giảm từ giá trị cực đại 41 mm đến giá trị cực tiểu và tăng lên đến 21,9317
mm. Lấy 21,9317 = 481 . Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 6 cm/s.
B. 9 cm/s.
C. 12 cm/s.
D. 15 cm/s.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Một sóng dừng trên sợi dây căng ngang với hai đầu cố định, bụng sóng dao động với biên độ bằng
2a. Người ta quan sát thấy những điểm có cùng biên độ ở gần nhau cách đều nhau những khoảng cách nhỏ
nhất là 12 cm. bước sóng và biên độ dao động của những điểm cùng biên độ nói trên là:
A. 48 cm và a 2
B. 24 cm và a 3
C. 24 cm và a
D. 48 cm và a 3
Câu 2: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định chu kì T và bước sóng λ. Trên dây, A là
một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, C là điểm thuộc AB sao cho AB = 3BC. Khoảng thời gian ngắn
nhất giữa hai lần mà li độ dao động của phần tử B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là:
A. T/4
B. T/16
C. T/3
D. T/8
Câu 3: Sóng dừng trên một sợi dây có biên độ ở bụng là 5 cm. Giữa hai điểm M,N có biên độ 2,5 cm cách
nhau 20 cm và các điểm nằm trong khoảng MN luôn dao động với biên độ lớn hơn 2,5 cm. Tìm bước sóng.

6


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

A. 120 cm
B. 60 cm
C. 90 cm
D. 108 cm
Câu 4: Một sợi dây AB đàn hồi căng ngang dài  = 120 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng ổn định. Bề
rộng của bụng sóng là 4a. Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha có cùng biên độ bằng a là
20 cm. Số bụng sóng trên AB là
A. 4.
B. 8.
C. 6.
D. 10.
Câu 5: M, N, P là 3 điểm liên tiếp nhau trên một sợi dây mang sóng dừng có cùng biên độ 4 cm, dao động
tại P ngược pha với dao động tại M. MN = 2NP = 20 cm. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04 s sợi dây
lại có dạng một đoạn thẳng. Tính tốc độ dao động tại điểm bụng khi sợi dây có dạng một đoạn thẳng, cho π =
3,1416.
A. 6,28 m/s
B. 62,8 cm/s
C. 125,7 cm/s
D. 3,14 m/s
Câu 6: Một sóng dừng trên dây có bước sóng λ và N là một nút sóng. Hai điểm M1, M2 nằm về 2 phía của N
và có vị trí cân bằng cách N những đoạn lần lượt là λ/8 và λ/12. Ở cùng một thời điểm mà hai phần tử tại đó có
li độ khác không thì tỉ số giữa li độ của M1 so với M2 là
u
u
1

u
u
1
A. 1   2
B. 1 
C. 1  2
D. 1  
u2
u2
u
u
3
3
2
2
Câu 7: Sóng dừng tạo trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài . Người ta thấy trên dây có những điểm dao
động cách nhau 1 thì dao động với biên độ a1 người ta lại thấy những điểm cứ cách nhau một khoảng 2 thì các
điểm đó có cùng biên độ a2 (a2 < a1) Tỉ số 2/1 là
A. 2
B. 0,5
C. 1
D. 0,25
Câu 8: Một sợi dây cao su dài 3 m, một đầu cố định, đầu kia cho dao động với tần số 2Hz. Khi đó trên dây
có sóng dừng với 5 nút sóng, kể cả hai nút ở hai đầu dây. Biết lực căng dây là 0,36 N và tốc độ truyền sóng
F
trên dây liên hệ với lực căng dây bởi công thức v 
; với μ: khối lượng dây trên một đơn vị chiều dài. Khối

lượng của dây là
A. 40 g.

B. 18,75 g.
C. 120 g.
D. 6,25 g.
Câu 9: Một sợi dây đàn hồ AB có chiều dài l = 60 cm và hai đầu cố định. Khi được kích thích dao động, trên
dây hình thành sóng dừng với 4 bó sóng và biên độ tại bụng sóng là 4 cm. Tại M gần nguồn phát sóng tới tại A
nhất có biên độ dao động là 2 3 cm. tính đoạn MA?
A. 5 cm.
B. 6 cm.
C. 7 cm.
D. 8 cm.
Câu 10: Trên sợi dây nằm ngang đang có sóng dừng ổn định, biên độ dao động của bụng sóng là 2a. Trên
dây, cho M, N, P theo thứ tự là ba điểm liên tiếp dao động với cùng biên độ a, cùng pha. Biết MN – NP = 8
cm, vận tốc truyền sóng là v = 120 cm/s. Tần số dao động của nguồn là
A. 5 Hz.
B. 2,5 Hz.
C. 9 Hz.
D. 8 Hz.
Câu 11: Trên một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là
điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong
một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của
phần tử M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 3,2 m/s.
B. 5,6 m/s.
C. 2,4 m/s.
D. 4,8 m/s.
Câu 12: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6
cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3 cm. Gọi N là vị trí của
một nút sóng; C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 10,5 cm
và 7 cm. Tại thời điểm t1, phần tử C có li độ 1,5 cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm
79

t 2  t 1  s , phần tử D có li độ là
40
A. –0,75 cm
B. 1,50 cm
C. –1,50 cm
D. 0,75 cm
Câu 13: Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Trên dây, những điểm dao động với cùng biên độ A1 có vị
trí cân bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d1 và những điểm dao động với cùng biên độ A2 có vị trí cân
bằng liên tiếp cách đều nhau một đoạn d2. Biết A1 > A2 > 0. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. d1 = 0,25d2.
B. d1 = 0,5d2.
C. d1 = 2d2.
D. d1 = 4d2.
DẠNG 4. LIÊN QUAN ĐẾN SÓNG ÂM
Ví dụ 1. (ĐH 2010): Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn
điểm phát sóng âm. Coi môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức
cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 26 dB.
B. 17 dB.
C. 34 dB.
D. 40 dB.
7


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

Ví dụ 2: Tại O có một nguồn phát sóng âm đẳng hướng với công suất không đổi. Một người đi bộ từ A đến C
theo một đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại
giảm xuống I. Khoảng cách AO bằng
2

3
AC
AC
A. AC
B. AC
C.
D.
2
3
3
2
Ví dụ 3. Trong một buổi hòa nhạc, giả sử 5 chiếc kèn đồng giống nhau nằm ở cùng một vị trí trên sân khấu
phát sóng âm, ở cuối phòng nghe được âm có mức cường độ âm 50 dB. Để tại vị trí đó nghe thấy âm có mức
cường độ âm 60 dB thì cần thêm số chiếc kèn đồng là
A. 40.
B. 45.
D. 50.
D. 55
Ví dụ 4: Ba điểm A, B, C thuộc nửa đường thẳng từ A. Tại A đặt một nguồn phát âm đẳng hướng có công
suất thay đổi. Khi P = P1 thì mức cường độ âm tại B là 60 dB, tại C là 20 dB. Khi P = P2 thì mức cường độ âm
tại B là 90 dB và mức cường độ âm tại C là
A. 50 dB
B. 60 dB
C. 10 dB
D. 40 dB
Ví dụ 5. Nguồn âm tại O có công suất không đổi. Trên cùng đường thẳng qua O có ba điểm A, B, C cùng nằm
về một phía của O và theo thứ tự đó có khoảng cách tới nguồn tăng dần. Mức cường độ âm tại B kém mức
cường độ âm tại A là a (dB), mức cường độ âm tại B hơn mức cường độ âm tại C là 3a (dB). Biết OA =
OC
2/3OB. Tỉ số

bằng:
OA
A. 81/16.
B. 9/4.
C. 27/8.
D. 32/27.
Ví dụ 6. Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng
và không hấp thụ âm. Một người đang chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ 2 m/s. Khi đến B cách
nguồn 20 m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB. Thời gian người đó chuyển động từ A đến B là
A. 50 s.
B. 100 s.
C. 45 s.
D. 90 s.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm điểm và ở hai phía so với
nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm M của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Mức cường độ
âm tại B là
A. 28 dB.
B. 36 dB.
C. 38 dB.
D. 47 dB.
Câu 2: Một nguồn âm điểm O phát sóng âm đẳng hướng có công suất 31,4 mW. Hai điểm M, N cách nhau
60 m có mức cường độ âm bằng nhau và bằng 60 dB (điểm O không nằm trên MN). Cho cường độ âm chuẩn
I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại trung điểm của MN là
A. 60 dB.
B. 61,9 dB.
C. 63,8 dB.
D. 65,7 dB.
Câu 3: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng không hấp thụ âm, có hai nguồn âm điểm, giống nhau với
công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có

mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 7.
Câu 4: Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm cách nhau
một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM = 30 dB và LN = 10 dB. Biết nguồn âm là đẳng hướng.
Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là
A. 12 dB.
B. 7 dB.
C. 11 dB.
D. 9 dB.
Câu 5: Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10 W. Cho rằng cứ truyền trên
khoảng cách 1 m, năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Biết I0 =
10-12 W/m2. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6 m là:
A. 102 dB
B. 107 dB
C. 98 dB
D. 89 dB
Câu 6: Cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người có thể nghe được là 4.10-12 W/m2. Hỏi một nguồn âm có
công suất 1 mW thì người đứng cách nguồn xa nhất là bao nhiêu thì còn nghe được âm thanh do nguồn đó phát
ra. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, coi sóng âm là sóng cầu.
A. 141 m.
B. 1,41 km.
C. 446 m.
D. 4,46 km.
Câu 7: Ba điểm O, M, N cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm
phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại M là 70 dB, tại
N là 30 dB. Nếu chuyển nguồn âm đó sang vị trí M thì mức cường độ âm tại trung điểm MN khi đó là
A. 36,1 dB.

B. 41,2 dB.
C. 33,4 dB.
D. 42,1 dB.
Câu 8: Một nguồn âm P phát ra âm đẳng hướng. Hai điểm A, B nằm cùng trên một phương truyền sóng có
mức cường độ âm lần lượt là 40 dB và 30 dB. Điểm M nằm trong môi trường truyền sóng sao cho ∆AMB
vuông cân ở A. Xác định mức cường độ âm tại M?
A. 37,54 dB
B. 32,46 dB
C. 35,54 dB
D. 38,46 dB
8


GV biên soạn: Nguyễn Anh Tuấn (0976732707) – TP PLEIKU – GIA LAI

Câu 9: Nguồn âm tại O có công suất không đổi, phát ra âm trong một môi trường được xem là đẳng hướng
và không hấp thụ âm. Trên một đường thẳng qua O có hai điểm A,B sao cho A là trung điểm của OB và OB =
2 m. Biết cường độ âm chuẩn là I0 =10–12 W/m2 và mức cường độ âm tại A là 50 dB. Năng lượng âm truyền
qua mặt cầu có tâm O đi qua B trong 1 phút là
A. 24 µJ
B. 12 µJ
C. 24π µJ
D. 12π µJ
Câu 10: Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không
đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai
giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn 0,4 m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà
máy). Biết NO = 10 m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20 dB.
Cho rằng môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến
N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 25 s.

B. 47 s.
C. 32 s.
D. 27 s.
Câu 11: An đang đứng sát bên đường (xem là thẳng) thì thấy có xe cứu hỏa bật còi hụ (công suất không đổi)
chạy ngang qua với tốc độ không đổi. Tính từ lúc xe đi ngang qua An, sau khi xe chạy được 2 phút thì An nghe
âm còi hụ phát ra với mức cường độ âm là 50 dB. Tiếp tục chạy thêm 4 phút nữa thì nghe được âm có mức
cường độ âm là
A. 40,46 dB.
B. 30,46 dB.
C. 45,46 dB.
D. 50,46 dB.
Câu 12: An đang đứng sát bên đường (xem là thẳng) thì thấy có xe cứu hỏa bật còi hụ (công suất không đổi)
chạy ngang qua với tốc độ không đổi. Tính từ lúc xe đi ngang qua An, sau khi xe chạy được 2 phút thì An nghe
âm còi hụ phát ra với mức cường độ âm là 50 dB. Xe tiếp tục chạy được một thời gian ∆t thì cường độ âm
nghe thấy chỉ còn 30 dB. Tính ∆t.
A. 18 phút.
B. 16 phút.
C. 20 phút.
D. 24 phút.

9



×