Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghiên cứu tư tưởng của khổng tử về giáo dục – đào tạo con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.93 KB, 22 trang )

A.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh mới – văn minh
trí tuệ, một nền kinh tế mới – kinh tế tri th ức, một trình độ xã hội mới – xã
hội thong tin. Thế giới đang trong cuộc chạy đua về tốc độ - tốc độ nghiên
cứu – phát triển khoa học, tốc độ đưa ra ứng dụng, tốc độ quay vòng vốn, tốc
độ đẩy nhanh các số liệu, thông tin, tri thức…. Trong hệ thống kinh tế - xã
hội, kẻ nào nhanh người ấy thắng đó là quy luật. Vì vậy, người ta nói: muốn
biết tương lại một dân tộc ra sau hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang
làm giáo dục như thế nào.
Trong nền kinh tế tri thức, ưu thế không thuộc về các nhân tố truyền
thống như tài nguyên, đất đai, nhân công rẻ… mà nhân tố mang ý nghĩa quyết
định là trí tuệ con người, là chất xám của các nhà chuyên môn có trình độ cao.
Tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không dồi dào Việt Nam sẽ chủ yếu đi
lên bằng tài nguyên con người, do đó chiến lược giáo dục, chiến lược “trồng
người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải la vấn đề then chốt nhất của chiến
lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta đang thừ nhân công nhưng lại đang thiếu vốn nhân lực – là
lực lượng lao đôngj đã qua đào tạo, có đủ kiến thức và kỹ năng tay nghề giỏi
để có thể sản xuất ra những sản phẩm tinh xảo với năng suất cao, chất lượng
tốt, giá thành rẻ. Hiện nay, giá nhân công ta thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực nhưng đơn giá tiền lương trong giá thành sản phẩm còn chiesm
tỉ lệ cao vì năng suất lao động của ta đang còn quá thấp.
Tát cả đang đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại những gì chúng ta đã nói
và làm vè “ chiến lược giáo dục quốc sách hang đàu”. Đồng thời việc nghiên
cứu quan điểm giáo dục – đào tạo của Khổng Tử giúp chúng ta vận dụng
những luận điểm tích cực, những luận điểm mang tính chất thời đại vào việc
phát triern nèn giáo dục đào tạo nước ta. Khắc phục hạn ché, tồn tại mà nền
giáo dục – đào tọa nước ma đang mắc phải. Góp phần xã hội hóa, quốc tế hóa




nền giáo dục – đào tạo nước ta, đưa nền giáo dục – đào tạo nước ta tiến nhanh
tiến kịp nèn giáo dục – đào tạo các nước trong khu vực và trênt hế giới.
2.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục – đào tạo con
người để thấy được những đóng góp của Khổng Tử cho nền giáo dục và đào
tạo của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Vận dụng những luận điểm tích cực , những luận điểm có tính
chất thời đại của Khổng Tử vào việc phát triển nền giáo dục và đào tạo của
Việt nam
3.
Phạm vi nghiên cứu
Trong Triết học Khổng Tử có rất nhiều tư tưởng được ông đề cạp tới
như: Tư tưởng về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, xã hội lý tưởng, … Trong phạm vi
tiểu luận này tôi chỉ xin đi sâu nghiên cứu tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục
và đào tạo con người.
4.
Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương phá thu thập và xử lí tài liệu
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1.
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc cổ đại
Triết học Trung Quốc ra đời và phát triern trong thời kỳ xã hội Trung

Quố đang có sự biến chuyển hết sức căn bản và lớn lao. Đó la thơi kì chế độ
chiếm hữu nô lẹ theo kiểu phương Đông mà đỉnh cao là chế độ “ Tông pháp”
nhà Chu đã suy tàn. Ché độ phong kiến sơ ky đang hình thành, thể chế chính
trị - xã hội và những quy tắc đạo đức mới đang còn manh nha. Sự giao thời
giữa hai chế độ đó đã gây nen sự đảo lộn căn bản vè kinh tế, chính trị và sự
suy đồi về trật tự lễ nghĩa, đạo đức – luân lý trong xã hội. Khắp thiên hạ các
nước chư hầu gây chiến tranh liên mien và vô cùng tan khốc nhằm thôn tính
và tranh giành địa vị của nhanh khiến cho người thời đó phải than rằng: ‘
Khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn, làm thể nào để thiên hạ


trị? – Thao thao giả thiên hạ giai thị dã, nhi thùy dĩ dịch chi” (Trích luận ngữ
vị tử trang 6). Vì thế cảnh tôi giết vua, con hại cha, an hem, vợ chồng chia lìa
thường xuyên xảy ra. Thiên hạ trở thành “vô đạo”, trật tự lễ nghĩa, cương
thương xã hội đảo lộn. Đó là ung nhọt xã hội mà theo Khổng Tử nó đã ầm ĩ,
mục ruỗng từ lâu.
Chính điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt ấy đã đặt ra một vấn đề hết sức
cơ bản và cấp bách, buộc kẻ cầm quyền và các nhà tư tưởng phải giải quyết là
làm thé nào để cải biến được xã hội, giáo dục hóa được con người, khiến cho
xã hội bình tự? Nhằm giải đáp vấn đề đó, tất cả các nhà tư tưởng để cố gắng
đưa ra những phương pháp “trị nước, an dân”, mơ ước xây dựng một xã hội lí
tưởng với cách thức khác nhau, tùy theo quan điểm triết lý và quan niệm về
bản tính con người cũng như là địa vị và lợi ích xã hội khác nhau. Trên cơ sở
học thuyết về bản tính thiện của con người, về đức “ trung hòa”, “trung dung”
là đạo lý của trời đất, vạn vật Khổng Tử đã chủ trương tự nước bằng phương
pháp “ đức trị” và đề cao việc giáo hóa con người. Xã hội lí tưởng mà Khổng
Tử chủ trương xây dựng đó là xã hội thanh bình, thịnh trị, mọi người sống
nhân đức theo trật tự lễ nghĩa, “chính danh định phận”, “dĩ hòa vi quý”, quân
huệ, tôi trung, cha tứ, con hiếu, anh em kính đễ… không phản nghịch, “túc
thực, túc binh, dân tín” (Trích Luận ngữ_ Nhân Uyên trang 7), “bần nhi lạc”

(Luận ngữ- Học Nhi trang 15), “quả nhi quân: dân đông, giàu có và được giáo
dục (Luận ngữ _Tử Lộ trang 9) thi, thư, lễ, nhạc hưng thịnh… Đó chính là xã
hội lý tưởng theo chế độ lễ nghĩa nhà Chu mà Khổng Tử luân hoàn vọng.
“Triều đại nhà Chu soi xét theo hai chiều đã qua mà chế định lễ tiết. Nhờ vậy
lễ tiết trở nên rực rỡ biết bao, vậy ta theo lễ tiết nhà Chu_ Chu Giáu ư nhị đại
úc úc hồ văn tai! Ngô tòng chữ (Luận ngữ _ Bát dật trang 14). Tuy nhiên do
điều kiện lịch sử đã biến đổi, nên ông cho rằng xây dựng một xã hội theo lễ
nghĩa nhà Chu nhưng cần phải có một sự cải biến đi cho phù hợp với yêu cầu
của thời đại mới.


2.

Tóm tắt tiểu sử của Khổng Tử

Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên là Khẩu, tự là Trọng Ni, người ấp Tầu,
nước Lỗ (nay là Khúc PHụ, Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là nhà tư tưởng,
nhà chính trị, nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cuối thời Xuân Thu, ông
còn là người sáng lập ra nho học… Khổng Tử vốn có dòng dõi quý tộc ở
nước Tống. Năm 3 tuổi ông mồ côi cha, phải sống nghèo khổ vật vã, sau đó
ông làm một quan chức nhỏ phụ trách việc coi kho quản gia súc. Năm 50 tuổi
ông làm chức quan tư khấu ở nước Lỗ, không bao lâu sau thì từ chức. Về sau
ông đi chu du các nước tuyên truyền cho chủ chương chính trị của mình
nhưng không được trọng dụng, Những năm cuối đời Khổng tử tập trung vào
sự nghiệp giáo dục và quản lý thư tịch cổ. Ông đã chính lý “thi”, “thư”…. Là
những tác phẩm về sau được coi là kinh điển trong kho tàng văn hóa Trung
Quốc. Bộ biên niên sử nổi tiếng “Xuân Thu” do Khổng Tử biên soạn dựa
theo sử liệu do các sử quan nước Lỗ nghiên cứu và ghi chép lại là bộ sách sử
theo thể biên niên đầu tiên của Trung Quốc. Ông cũng là người đầu tiên mở
trường dạy học tư, tương truyền ông có hơn 3000 học trò trong đó có 70

người thành tài, nổi tiếng.
Từ thời nhà Hán học thuyết của Khổng Tử đã trở thành chính thống
trong văn hóa Trung Quốc. Ông được phong là “Thánh Nhân” người thầy của
muôn đời (Vạn thể sư biểu) tư tưởng của Khổng tử và các tác phẩm văn hóa
cổ Trung Quốc do ông sưu tâm và biên soạn có ảnh hưởng rất sâu rộng ở
Trung Quốc, Châu Á và cả thế giới. Khổng Tử được tôn vinh làm “ văn
thánh” và được xếp vào 10 nhà tư tưởng trên thế giới.’

II.

TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO CON NGƯỜI
1.
Nhận thức luận


Khổng Tử được người đời tôn vinh là “vạn thế sư biểu” chính vì ông đã
có đóng góp lớn lao cho nền giáo dục Trung Quốc trong đó có vấn đề nhận
thức luận.
Ông căn cứ vào năng lực nhận thức mà chia người ta thành ba hạng:
Thánh là bâch sinh ra đã biết, bậc thượng trí
Quân tử là người học thì biết
Tiểu nhân thì không học được. Tiểu nhân gồm dân và chúng.
Dân là hạng không học được nhưng có thể sai khiến được, chúng là hạng
không học được, sai khiến cũng không được, gọi là hạ ngu (Quý Thị).
Trong tác phẩm “Luận ngữ” có hai trường hợp Khổng tử cho rằng
không thể dạy:
Một là không biết động não suy nghĩ. Khổng Tử nói: “Những kẻ không
bao giờ tự hỏi làm thế nào, làm cách nào, thì ta cũng không biết làm thế nào

mới được”
Hai là lười biếng thành tính, không lo liến thủ. Tể dư ngủ ngày, Không
Tử nói “Gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng phân bùn không thể
tô quét được. Với tể dư ta còn biết mắng thế nào”.
Khồng Tử còn nói: “Suốt ngày ăn no mà chẳng đụng tâm làm việc gì
thì khó lắm thay! Chẳng phải là có trò chơi đánh cờ sao? Thà chơi trò giải trí
còn hơn là ngồi không”.
Cái chủ đích của Khổng giáo là để dạy người ta cho thành người nhân
nghĩa trung chính tức là người quân tử, làm cho dân biết những nghĩa vụ và
quyền lợi, trọng lễ nghĩa dân sư dạy hay thế nào mặc lòng, cũng không sao
thành công được. Vậy nên Khổng giáo lấy sự học làm một điều rất trọng yếu.
Học không phải là một sớm một chiều, học là phải xác định được mục đích,
động cơ cho chính bản thân mình và cho xã hội.
Mặc dù nghiêng về quan điểm duy tâm tiên nghiệm, biện hộ cho giai
cấp thống trị, song Khổng Tử cho rằng nguồn gốc của tri thức là do học tập.
2.

Đối tượng giáo dục:


Do ngày càng có nhiều người tìm đến Khổng Tử để học hỏi, ông bắt
đầu treo biển mở trường thu nhận học trò. Học trò của Khổng Tử rất đông.
Khổng Tử giáo dục không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, tuổi tác, nơi chốn.
Chỉ cần có trí học tập, Khổng Tử đều thâu nhận làm học trò. Khổng Tử nói:
“Người xin nhập học chỉ cần dâng một gói nem trở lên, ta chưa từng không
dạy ai”. Loại hình “trường tư” không phân biệt đối tượng học trò này của
Khổng Tử đã xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp của nhà nước phong kiến
Trung Quốc thời bấy giờ và rất được dân chúng hoan nghênh.
Loại hình “trường tư” không phân biệt đối tượng học trò của Khổng Tử
đã đập tan sự lũng đoạn của giai cấp quý tộc đối với giáo dục ở Trung Quốc

thời kì đó. Trong 40 năm làm nghề dạy học ông đã lần lượt bồi dưỡng hơn
3000 học trò trong đó có hơn 70 người tài giỏi như: Tử Lộ, Tăng Tử, Nhan
uyên… Chuẩn bị về tư tưởng và nhân tài cho việc thống nhất Trung Quốc
thời chiến quốc, Tần, Hán sau này.
Khổng Tử đối xử với mọi người như nhau, không có sự phân biệt, kể cả
con của mình Trần Cang hỏi Bá Ngư (con của Khổng Tử) rằng: Anh có được
thầy truyền dạy điều gì khác với mọi người chăng? Bá Ngư đáp: Không có.
3.
Mục đích giáo dục
Tuân Tử cho rằng người quân tử học để tu dưỡng thân tâm, làm đẹp
thâm tâm ông nói: “Cái học của người quân tử lọt vào tai, ghi vào tâm, truyền
đến chân tay, biểu hiện ra hành động, cho nên lời lẽ đoan chính và động tác tế
vụ của ngươi quân tử đủ để làm gương cho người đời. Còn cái học của kẻ tiểu
nhân vào lỗ tai, ra lỗ miệng cách nhau chỉ bốn tấc thì sao mang lại bổ ích cho
cái thân bảy thước. Đời xưa người ta học để tu dưỡng thâm tâm đời nay người
ta học cốt để khoe khoang, cái học của người quân tử dùng để làm đẹp thâm
tâm, còn cái học của kẻ tiểu nhân dùng làm món quà làm đẹp lòng người để
cầu danh lợi”.
Xã hội tiến bộ theo quan điểm của Nho gia là xã hội có thể thống, kỷ
cương, có lễ nghĩa, có luân thường đạo đức. Để giữ cái nền dựng nước cho
chắc chắn phải có vua quan thống trị dân chúng, trong đó vua phải ra vua, tôi


phải ra tôi, cha ra cha, con ra con. Giữ lễ thì trị, trái lại thì loạn. Bởi thế, Nho
giáo nói chính trị là nói giáo dục. Giáo dục là làm cho dân biết nghĩa vụ và
quyền lợi, trọng lễ nghĩa. Làm vua, làm quan phải có giáo dục thì biết rõ chức
trách của mình, không làm điều tàn bạo.
Trong bối cảnh đời suy đạo hỏng, mọi người phải học để hành đạo giúp
đời. Học để giúp vua, giúp quốc gia. Gần thì thờ được cha, xa thờ được vua.
Người không học như đứng úp mặt vào tường, mắt chẳng nhìn thấy gì, chân

không nhúc nhích lên được một bước.
Học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, các đức tính như nhân, trí, tín,
trực, dũng phải học tập rèn luyện mới có. Người quân tử làm điều tốt cho
người khác, không gây cái ác cho người khác. Khi Tử Lộ muốn đưa Tử Cao,
một người học hành chưa đến nơi đến chốn ra làm quan, Khổng Tử bảo như
vậy là làm hại cho con người ta.
Học là để nhận thức đúng, tránh sai lầm, không bị che lấp, trả lời Tử
Lộ Khổng Tử nói:
Người ham đức nhân mà không bị che lấp là ngu muội
Người ham đức trí mà không học thì trở nên phóng đãng
Người ham đức tín mà không học sẽ tổn hại
Người ham đức trực mà không học trở nên nóng nảy
Người ham đức dũng mà không học trở thành phản loạn
Ngươi ham cương cường mà không học trở nên cuồng bạo (Dương Hóa 8)
4.
Nội dung giáo dục
Khổng Tử chủ trương lấy đức dục làm gốc, trí dục làm ngọn, cái gốc có
bèn chặt thì ngọn mới tươi tốt. Trong triết học nhân sinh của Khổng Tử, ngoài
việc đem trí gắn liền với nhân, ông còn rất chú trọng đến ý nghĩa khác đó là
vấn đề học hỏi, sự học hỏi đó bao gồm hai nghĩa chủ yếu sau:
Về nghĩa rộng nó bao quát hai phương diện mang cấu hiểu biết và đức
tính, mặt khác về nghĩa hẹp thì chuyện nói về đức tính thực tiễn của người ta
mà thôi. Khổng Tử đã nêu rõ tiến trình rộng học để thấu hiểu được vấn đề.
Tiến trình này không phải hướng ngoại để tìm hiểu đối tượng mà là phấn tỉnh
để không ngừng tự nội tại mà lập đức. Học là để khởi điểm để mọi người trở
thành kẻ sĩ. Chỉ có trong quá trình học hỏi mới có thể giác ngộ về nhân ái.
Học đồng thời cũng là cơ sở không ngừng thúc đẩy nhân ái.


Theo Khổng Tử, học là quá trình không ngừng ôn luyện. Đối với những

tri thức đã học được phải nghiêm chỉnh làm theo để thúc đẩy quá trình tự giác
lĩnh hội, phải thường xuyên ôn tập đẻ không ngừng phát hiện ra những điều
mới mẻ, củng cố nâng cao sự hiểu biết mới, thể nghiệm mới, trình độ mới: “
Học được điều gì, lại có thể thường xuyên ôn tập, không phải là điều đáng vui
mừng đó sao?” (Luận ngữ_ Học Nhi). Nho gia thực hiện phương châm: Tiên
học lễ, hậu học văn. Trước hết là học làm người. Nhà nho không trọng trí hơn
dức, vì theo học, người có trí khôn ngoan đủ điều nhưng khong có đức dục để
ràng buộc thì không khác nào đàn thú ở với nhau.
Khổng Tử rất coi trọng tác dụng của giáo dục đối với việc cai trị đất
nước. Ông đã từng nói nếu chỉ dùng mệnh lệnh và hình phạt để cưỡng chế
nhân dân thì chưa đủ, cần phải tăng cường giáo dục đạo đức cho nhân dân,
dung nghi lễ pháp chế đẻ dân sống có quy củ. Như vậy thì ngươi ta không
những không có cảm giác bị sỉ nhục mà còn thực tâm muốn hướng thiện.
Đào tạo và giáo dục con người theo Khổng Tử là dạy học đạo lý “buổi
chiều dẫu chết cũng vui _ Triệu Văn Đạo, dịch tử khả kỹ” (Luận ngữ Ung Dã
27). Từ đó để tạo ra những con người có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí , tín, dũng,
hiếu đễ (Những chuẩn mực của chế độ phong kiến mà nho gia từ thời Hán về
sau đã khái quát lại thành nguyên tắc đạo đức, chính trị của chế độ phong kiến
đó là “tam cương”, “ngũ thường”, “ngu luân”). Bằng văn chương và lục nghị
Khổng Tử nói: “Ta đem kinh sách của thánh hiền (tức lục kinh) mà truyền lại
cho đời sau, chớ ta chẳng có làm ra. Ta tin tưởng và hâm mộ đạo lý người
xưa. Ta trộm vi ta với Lão Bành _Thuận nhi bát tác, tin nhi háo cổ thiết tưởng
ư ngũ Lão Banh (Luận ngữ, thuận nhi, 1). Trong sách “luận ngữ” có ghi:
“Khổng Tử thường hay giảng luận về thi, thư, lễ - tử sở nhã ngôn thi, thư,
chấp lễ, giai nhã_ ngôn dã (luận ngữ thuận nhi, 17). Bốn môn: văn chương lục
nghị, đức hạnh, trung thư, tín_tử dĩ tứ giáo: văn, hạnh, trung, tín” (Luận ngữ,
thuận nhi, 24). Ông không dạy mà ông cho rằng: “Chuyện tâm nghiên cứu
những điều quái dị, hoang đường là có hại cho mình vậy_ công hô dị đoan, tứ



hại dã dĩ” (Luận ngữ _ Vi chính, 16) Khổng Tử đi đến khẳng định, nếu con
người ta không được học tập, giáo dục thì sẽ trở thành ngu muội, phóng đãng,
cường bạo, xa rời đạo lý nhân luận.
5.
Về phương pháp giáo dục
Để đào tạo ra những con người lý tưởng Khổng Tử đã đề xuất một hệ
thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc có thể
nói với hệ thống phương pháp giáo dục này Khổng Tử xứng đáng là một nhf
giáo dục lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc ông mở trường dạy học
và chủ trương “hữu giáo vô loài” ông cũng tuyên bố: “Kẻ nào xin nhập môn,
tự mình làm lễ dâng lên một khúc nem, thì chẳng bao giờ t ache lẽ mọn mà
chẳng dạy cho_ Tự hành khúc tu dĩ thượng ngô vị thường vô hồi yêu” (Luận
ngữ, Thuận Nhi, 7). Đó là quan điểm giáo dục tiến bộ, nhằm cố gắng “vượt
qua” giới hạn của đẳng cấp, danh phận cùa xã hội đương thời, góp phần lam
cho sự nghiệp giáo dục, mở mang tri thức xuống đến dân chúng ở một phạm
vi và tình độ nhất định, ông chủ trương “học đạo lý không cầu lợi”, “học từ
mức độ thấp để đạt lên mức cao” (Luận ngữ, Hiến vấn, 37).
Hệ thống phương pháp giáo dục và đào tạo con người của Khổng Tử
có thể khái quát lại gồm
5.1 Phương pháp gợi mở, đối thoại giữ thầy và trò, giữa ngươi dạy
và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập sáng tạo
của người học. Khổng Tử nói: “Kẻ nào không bực tức vì không hiểu được thì
ta không chỉ bảo cho mà biết được. Kẻ nào chẳng hậm hực vì không tỏ ý kiến
của mình, thì ta chẳng khai phát cho mà nói ra được…. Kẻ nào đã biết rõ một
góc nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn cả ba góc kia thì ta chẳng
dạy cho kẻ ấy nữa_ Bất phẫn, bất khải, bất phỉ, bất phát, cử nhất ngung, bất dĩ
tam ngung phản, tắc bất phục dã” (Luận ngữ, Thuận nhi, 8). Ông yêu cầu
người học phải biết quan sát tinh tường và biết suy luận. Từ một vật mà biết
được những sự vật khác, từ cái này biết cái kia, biết một mối mà thông suốt
tất cả_ Dư nhất dĩ quan chi (Luận ngữ, Vệ linh công, 2).



5.2

Phương pháp gắn học với hành. Lời nói kết hợp với việc làm,

phản đối nói suông và học suông. Ông nói: “Người quân tử trước học văn để
mở rộng tri thức của mình, kế đó tuân theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy mình, nhờ
vậy mà đạt được đạo lý _ Quân tử bác ư học văn ước chi dĩ lễ diệc khả dĩ phất
ban hỷ phù” (Luạn ngữ, Ung dã, 25). Ông dạy mọi người: “Ngh nhiều, thấy
nhiefu để ghi nhớ và lựa chọn những điều phải điều hay mà học theo, nhơ
fvaayj mới trở nên bậc trí giả. Da văn trạch kỹ thịch giả nhi tùng chi, đa
kiếnnhi chí chi, tri chi thứ dã” (Luận ngữ, thuận nhi, 27). “Làm trước nói rồi
sau đó cứ theo đó là dạy, học_ tiên han kỳ ngôn, nhi hậu tùng chi” (Luận
ngữ, Vi chính, 13).
Không những thế, Khổng Tử còn đòi hỏi người học phải luôn biets kế hợp
việc học với viecj tự đào sâu suy nghĩ: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng
được thông minh, suy nghĩ ma chẳng chịu học thì lòng dạ chẳng yên_Học nhi bất
tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc dãi: (Luận ngữ_Hiếu vân, 29)
Học phải suy nghĩ không học vẹt. Học mà không suy nghĩ thì mờ mịt
không hiểu, suy nghĩ mà không học thì nguy hại. Khổng Tử nói: “Ba trăm bài
kinh thi chỉ có một câu tóm hết ý nghĩa là không suy nghĩ bậy bạ” (Vi chính
2, 15). Suy nghĩ phải tránh 4 điều: không tự ý, không chắc trước, không cố
chấp, không vì riêng mình ôn cũ để biết mới (Ôn cố thi tri tân)
5.3 Phươn pháp “ôn cũ biết mới” thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng và
học tập Khổng Tử thường nhắc rằng: “Ôn cũ biết mới, người ấy có thể làm
thầy thiên hạ_Ôn cố tri tân, khr dĩ vi sư hỷ” (Luận ngữ, Vi chính, 11).Muốn
vậy theo Khổng Tử người học phải không tự mãn, không tự phụ và không
được tự ti, giấu dốt. Ngay cả chính mình, ông cũng không bao giơ nhận rằng
mình là người sinh ra đã biết: “Ta chẳng phải là người sinh ra tự nhiên đã biết

đạo lý. Ta chỉ là ngươi hâm mộ đạo lý của thánh hiền đời xưa mà cần mẫn tìm
học đạo lý mới đó mà thôi _ngã phi sinh nhi tri chi giả, háo cổ, mẫn dĩ cầu chi
giả dã” (Luận ngữ, Thuận Nhi, 19). Đối với học trò ông dạy rằng: “Việc gì mình
biết nhận là biết, việc gì chẳng biết nhận là chẳng biết như thế mới là biết thật_ Trị
chi vi tri chi, bát tri vi bất tri. Thị tri dã” (Luận ngữ, Vi chính, 17)


Theo Khổng Tử, người học còn phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực, càn
mãn, siêng năng, trau dồi tri thức cho mình : “Người phấn phát mà suy ngãm
đạo lsy đến quên ăn, khi đạt được đạo lý thì vui sướng đến quên các nỗi lo
buôn, chuyên tâm với đạo lý cho đến mức chẳng hay cái tuối già nó sắp đến
với mình _ky vi nhân dã, phát phẫn vong thực, lạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi
tương chi vấn nhĩ” (Luận ngữ, Thuận nhi 2).
Khổng Tử thường khuyên người học: “phải rang sức mà học, dường
như mình chẳng kịp theo người, chỉ sợ mình tụt lại sau_ Học như bất cập, da
khủng thất chi” (Luận ngữ, Thái bá, 17). Thậm chíông nói: “Trong ba người
đi đường ắt có người la thầy ta. Mình chọn điều phải của người này để làm
theo, mình xét điều quấy, điều bất thiện của người kia mà sửa đổi lấy mình
_Tam nhân hành, tát hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất
thiện giả nhi cải chi” (Luận ngữ, Thuận nhi, 21).
Ngoài ra, muốn học tập rèn luyện để trở thành ngươi tài đức, Khổng Tử
cho rằng người học phải luôn có thái độ cầu tiến vượt lên. Ông nói: “Kẻ
không đủ sức đi được nửa đường thì bỏ, con người chẳng phải không đủ sức,
tại người vạch sẵn mức đường, đến mức đó thì người tự thỏa mãn, chẳng tiến
tới được nữa _lực bát túc giả, trung đạo như phế. Kim nhữ hoạch” (Luận ngữ,
Ung giã, 10).
Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ, người học nhất định phải có tháo độ
khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán,cố chấp, tự phụ
chủ quan _ “vô ý, vô tát, vô cố, vô ngã” (Luận ngữm Tử hãn, 4). Đồng thời
người học cần phải hết sức khiêm tốn, cẩn trọng: “Nếu nghe cho nhiều, những

điều gì mình nghe chẳng rõ hay còn hoài nghi thì dẹp lại một bên, đừng nói
dối nói còn những điều gì mình xét chẳng có hại, mình nên làm cách dè dặt.
Như vậy ít có dịp mà mình phải hối lỗi ăn năn. Nói mà ít bị quở trách. Làm ít
phải ăn năn bổng lộc tự nhiên ở đó rồi _ Đa văn, khuyến nhĩ, thuận ngôn kỳ
dư, tác quá vưu. Đa kiến khuyết dãi, thận hạnh kỳ dư, tắt quả hối, ngôn quả
vưu, hạnh quả hối, lộc tại kỳ trong hỷ” (Luận ngữ, vi chính, 18).


Luôn cố gắng học tập, Mỗi ngày biết được điều mình chưa biết, mỗi
tháng không quên điều minh đã biết, có thể gọi là người ham học vậy (Tử
trương, 5). Quân tử ăn không cần no, ở không cần yên, chăm chỉ trong việc
làm, cản thạn trong lời nói, tìm đến người có đức để sửa mình, như thế gọi la
ham học vậy (Học nhi, 14). Chính Khổng Tử là tấm gương suốt đời học tập,
ông tự nói học không biết chán, dạy người không biết mỏi.
6.
Về tu dưỡng phẩm chất của người quân tử
Để xây dựng một xã hội lý tưởng, theo Khổng Tử đầu tiên quyết là phải
giáo dục và đào tạo (giáo hóa) ra một mẫu người lý tưởng, có đủ tài và đức,
trí và lực, văn và chất, một lòng trung thành phụng sự chế độ, là giường cột
của chế độ xã hội. Có thể nói đào tạo con người lý tưởng cho xã hội lý tưởng
“chính danh chính phận” là nhiệm vụ chủ yếu và là vấn đề cốt lõi trong học
thuyết chính trị, đạo đức, xã hội của Khổng Tử. Mẫu người lý tưởng ấy,
không ai khác chính là “đấng trượng phu” là bậc quân tử mà xã hội phong
kiến hết sức đề cao. Người quân tử là người có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín,
dũng, hiếu, kính đễ… hiểu đạo, vui với đạo và thuận theo đạo. Khổng Tử viết:
“biết đạo chẳng bằng ưa đạo, ưa đạo chẳng bằng vui với đạo _ tri chi giả bất
như hảo chi giả, hảo chi giả bất như lạc chi giả” (Luận ngữ, Ung dã, 18). Tóm
lại quân tử đó là người hoàn thiện về tri thức, dạo đức, nhân cách, tình cảm,
thái độ và hành động, hoàn toàn đối lập với kẻ “tiểu nhân” hay bậc thứ dân.
Mẫu người quân tử mà Khổng Tử chủ trương giáo dục, đào tạo làm

giường cột gánh vác trọng trách xã hội, quyết không phải là nhân dân lao
động – những người “bậc dưới” hay “thứ dân”. Rõ rang ở đây, Khổng Tử đã
có sự mâu thuẫn với mình, trong đó hằn sâu dấu ấn của tính giai cấp mà Ông
đại diện. Một mặt, trước xu thế biến đổi của thời đại, Khổng Tử đã có những
khuynh hướng tiến bộ trong chủ trương giáo hóa con người, “hữu giáo vô
loài”; nhưng mặt khác Ông lại nói: “Tính tương cận, tập tương viễn…Duy
thượng trí, hạ ngu bất di” (Luận ngữ, dương hóa). Ông cũng nói: “Người sinh
ra đã biết là bậc tiên; người học mới biết là bậc thứ, người khốn mới học là
bậc dưới nữa; người khốn mà không học là bậc thấp hèn – sinh nhi tri dứ giả,


thương dã; học nhi tri dứ giả, thứ dã; khốn nhi học dư hựu kỳ thứ dã; khốn nhi
bất học, dân tư vi hạ hĩ (Luận ngữ, Quý thị). Ông còn nói: “Từ bậc trung trở
lên, mới nên dạy đạo lý cao siêu. Từ kẻ bậc trung trở xuống, chớ nên dạy đạo
lý cao siêu. Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngứ thượng dã, trung nhân dĩ hạ, bất
khả dĩ ngứ thượng dã (luận ngữ, Ung dã, 15).
Khổng Tử rất chú trọng ở người làm vua, làm quan, bởi vì vận mệnh
đất nước thịnh hay suy có quan hệ đến những người áy. Những người ấy
không có giáo dục, không biết nhân, nghĩa, lễ, trí thì thành bọn đạo tặc dung
cơ thuật gian trá để làm hại thiên hạ.
Trong các triết gia Trung Quốc, Khổng Tử là người bàn nhiều đến tư
cách của người cai trị, bổn phận của họ là phải sửa mình, làm gương cho dân,
lo cho dân, giáo hóa dân. Ông gắn chính trị với đạo đức. Từ dây ông chủ
trương đào tạo một lớp người cai trị là những bậc quân tưt là ngươi có đầy đủ
nhân – nghĩa- lễ- trí. Người quân tử phải có đức hiếu nhân. Người quân tử
phải chấp nghĩa. Có dũng mà không có nghĩa thì sẽ làm loan. Quân tử cầu
nghĩa, tiểu nhân cầu lơi, quân tử cầu mình, tiểu nhân cầu người. Quan điểm
của Khổng Tử là dĩ đạo, tiết dục, cần có sự thống nhát giữa lợi và nghĩa. Quân
tử khi lấy lợi thì hieru được nghĩa, tiểu nhân lấy lợi quên nghĩa. Quân tử
muốn giàu sang, nhưng giàu sang phải hợp dạo nghĩa. Tiểu nhân nói đến giàu

sang thì không cần nói đến đạo lsy. Giàu sang ai cũng thích, nếu như dung
biện pháp vô đạo để kiếm lợi, người quân tử thà chết không làm.
Người quân tử giữ lễ đến cùng, tiểu nhân đến cùng thì bỏ lễ. Quân tử
hòa với mọi người. Quân tử coi thường danh lợi, không tranh giành.
Người quân tử là người có phẩm giá cao, có học vấn rộng. Quân tử
phải có trí đẻ biết mệnh trời, nhân sự mà hành đạo.
Người quân tử phải giữ chữ tín làm đầu. Dù bất cứ hoàn cảnh nào
cũng không bị tha hóa.
Người quân tử là người kẻ tốt ưa, kẻ xấu ghét. Đừng nghe một lơi nói
hay cho là giỏi, đừng vì người ta nói dở mà người t nói điều gì hay mình cũng
không nghe.


Để có phẩm chất của người quân tử, Nho gia yêu cầu ngươi quân tử
phải ra sức tu thân. Tu thân là bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, phẩm chất hang
đầu là thương người, yêu dân, để có trách nhiệm với dân, với nước.
Nho gia chú ý phẩm chất của người quân tử. Khổng Tử cho rằng,
người ta có phẩm chất cao quí nhờ cái tâm, nếu bỏ cái tâm đi thì ngay cả đến
vũ trụ chỉ còn la khối vật chất vô tri, vô giác.
Người quân tử cai trị dân nhất định phải có nhân, nhưng để đạt đến
chữ nhân phải tu nhân bằng các giải pháp toàn diện: cách vật- trí tri- thành ýchính tâm- tu thân- tề gia- trị quốc- bình thiên hạ. Muốn là bá chủ thiên hạ thì
phải trị lý được nước minh, muốn trị quốc phải ổn định gia tộc, muốn ổn định
gia tộc phải tu dưỡng đạo dức, tu dưỡng đạo đức phải đoan chính tâm tư,
muốn đoan chính tâm tư phải có ý niệm chân thành, có ý niệm chân thành
phải nhận thức đúng, có nhận thức đúng phải nghiên cứu tận cùng sự vật.
Mặc dù còn những hạn ché nhất định, song với tư tưởng của Khổng
Tử Nho gia đã đào tạo được lớp người cai trị có khí tiết, có phẩm chất đáp
ứng yêu cầu của thời đại họ.
7.
Giáo dục từ gia đình

Người Trung Quốc quan niệm nước là nhà lớn, nhà là nước thu nhỏ
(quốc gia). Vậy muốn làm cái lớn phải từ cái nhỏ. Hiếu đễ là gốc của đạo
nhân, gốc ở gia đình. Nội dung giáo dục gia đình có nhiều, nhưng chủ yếu là
giáo dục chính danh.
Con em có làm đúng phận vị trong gia đình thì mới làm tốt phận vị
trong xã hội. Khổng Tử nói: “Người con có hiếu không xúc phạm người trên,
không xúc phạm ngươi trên mà làm loạn là chưa từng có” (học Nhi 2). Trong
sách Đại học, Khổng Tử có câu: “Có nên anh nên em đúng đắn mới có thể
dạy người trong nước được:. “ một nhà có nhân, cả nước dấy nên nhân”.
Trong già đình phận vị ông cha con cháu, an hem, vợ chồng phải rõ
rang. Gia đình tốt là có nhiều thế hệ cùng chung sống, ngươi ta tôn vinh các
đại gia. Mỗi người phải tu nhân, tề gia rồi mới trị quốc bình thiên hạ. Mỗi
người phải tu thân, tề gia rôi mới trị quốc bình thiên hạ. Con cái không làm
trọn bổn phận với cha mẹ, nếu bất hiếu thì trời không dung đất không tha,


người người đều ghét. Bắt giữ cha mẹ la phương pháp tốt nhất để truy lung kẻ
thù địch hoặc tội phạm, Tùy theo nặng nhẹ có thể tru di tam tộc, cửu tộc.
Thực hiện chính danh từ gia đình lam cơ sở cho chính danh toàn xã
hội. Nho giáo rất chú trọng giáo dục trong gia đình.
Khổng Tử còn chú trọng đến tự học, tự tu dưỡng, cầu trị. Khổng Tử
dạy phải chọn người hay mà học, dở mà sửa mình.
Khổng Tử là người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc mở trường đào
tạo tư thục đào tạo nhân tài và các tầng lớp cai trị cho xã hội.
III.

ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỦA KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.

Trong thời kỳ phong kiến
Trong khoảng Ngô, Đinh, Tiền Lê và sơ diệp nha lý, sự học ở nước
Việt Nam ta

theo lối học của nhà Đường, Nho học, Lão học đều thịnh hành.

Đến đời vua Lý thánh Tông (1034 - 1072) mới làm văn miếu thờ Chu Công,
Khổng Tử và thất thập nhị hiền. Vua Lý Nhân Tông (1073 - 1127) mở khoa
thi tam trường để láy người văn học vào làm quan. Lúc ấy có Lê Văn Thịnh
đỗ đầu, vua Nhân Tông lại mở nhà Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tai, và đặt
Hàn Lâm Viện.
Đến nhà Trần, vua Thái Tông (1225 - 1258) mở khoa thi tam giáo,
nghĩa là thi những người học Nho, học Lão và học phật. Vua Trần Thái Tông
lại mở khoa thi thái học sinh có lấy tam khôi là Trạng nguyên, bảng nhãn và
thám hoa và đặt quốc học viện để giảng dạy Tử thư và ngũ kinh. Đến cuối đời
nhà Trần vua Duệ Tông (1374 – 1377) mở đình thi lấy tiến sĩ xuất thân. Vua
Thuận Tông (1388 - 1398) thi cử nhân, lệ cứ năm trước thi hương, năm sau
thi hồi rồi vào thi đình để chọn láy Tam khôi, phép khoa cử dến đời Trần đẫ
rất đủ.
Sau khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh sang chiếm cứ nước ta,
đặt học qua ở các phủ, châu, huyện và đem cái học ở Tống nho dạy người
mình lấy những sách tư thư ngũ kinh của họ Trình họ Chu đã chú thích, cùng


sách tính lý truyền bá ra khắp mọi nơi, cái học của trình chu từ đó càng ngày
càng thịnh. Vua Thái Tổ nhà Lê đánh nhà Minh, khôi phục lại nhà nước rồi
ông hết lòng lo mở mang việc học, lập nhà quốc tử giám ở kinh đô. Đến thời
vua Lê Thánh Tông (1460 - 1479) thì văn học ở nước a cực thịnh. Nhà vua
định lệ ba năm một lần thi: mua thu năm trước thi hương. Mùa xuân năm sau
thi hội và thi đình. Những ngươi đỗ tiến sĩ sẽ được khắc tên vào bia đá để ở

Văn Miếu. Tứ đời nhà Lê về sau trải qua nhà Mạc, nha Hậu Lê Trung và nhà
Nguyễn sự nho học ở Việt Nam ty hưng thịnh nhưng học giả trong nước
thường chỉ học theo lối khoa cử, vụ láy văn chương đẻ cầu sự đỗ đạt chứ
không có mấy người học đến chỗ uyên thâm của nho giáo để tìm thấy cái đạo
lý cao xa, hoặc là đề xướng lên cái học thuyết nào thật sự có giá trị như các
nho gia bên Trung Quốc. Bắc Kỳ và năm 1918 ở Trung Kỳ mới bỏ hẳn. Từ
đó, phàn vì hoàn cảnh bắt buộc, phần vì sinh hoạt bức bách những thiếu niên
trong nước chỉ theo Tây Học.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người trong
giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục hướng về các giá
trị dân tộc, hiện đại,nhân văn lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm nền
tảng phải được quán triệt sâu sắc vào quá trình đổi mới nền giáo dục của ta ở
bối cảnh mở cửa, hội nhập về kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hiện
nay.
Con đường phát triển của nước ta ở thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu
hóa… chủ yếu phải là con đường phát triển con người thông qua giáo dục –
đào tạo. Chỉ có đi theo con đường đó, các nước đang phát triển mới có cơ
may đi tắt, đón đầu, phát huy thế mạnh của con người Việt Nam (yêu nước,
ham học, thông minh, sang dạ) để đuổi kịp và vượt các nước trong khu vực.
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, Nó như một dòng thác đang
trào vào tất cả các quốc gia, dân tộc, Chỉ có một con đường chủ động, dũng
cảm đương đầu với nó để chiến thắng nó,nếu do dự, chậm chạp, chần chừ sẽ
bị nó nhấn chìm.


Toàn cầu hóa vốn không phải là sở hữu riêng của một số nước nao, mà
sẽ la sở hữu quốc gia nào chinh phục được nó. Trước đây, Đảng ta và Bác Hồ
đã giương cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc để chiến thắng
ngoại xâm, đưa dân tộc ta thoát khỏi thân phận nô lệ, Ngày nay, chúng ta

cũng phải tiếp tục giương cao hơn nữa ngọn cờ dân tộc trong sự nghiệm chấn
hưng đất nước, đưa nước ta vượt kha khỏi lạc hậu, nghèo nàn. Trong cuộc
cạnh tranh mang tính toàn càu hiện nay, chỉ có đem hết sức mạnh của toàn
dân tộc mới mở rộng được không gian kinh tế (thị trường) cho Tổ quốc Việt
Nam. Trước đây, chúng ta đã giải quyết thành công mâu thuẫn dân tộc với đế
quốc, nay ta cũng phải tìm ra cách làm mới để giải quyết thanh công mối quan
hệ giữa dân tộc với toàn càu hóa. Bằng cách nào? – Chỉ có thể bằng con
đường phát triển con người.
Cách mạng luôn luôn là sự nghiệp của con người. Tiến hành cách mạng
trong điều kiện nền kinh tế tri thức lại càng phải do con người. Nghị quyết
Đại hội VIII của Đảng đã đề ra chiến lược con người với ba nội dung: nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy giáo dục – đào tạo và
phát triển khoa học và công nghệ làm quốc sách hàng đầu. Đó là một phương
hướng chiến lược đúng. Nhưng tư phương hướng đến thể hiện thành một
chiến lược với mục tiêu, bước đi, nội dung và biện pháp cụ thể cho mỗi thời
đoạn,… còn phải đòi hỏi rất nhiều công phu, trí tuệ và tâm huyết. Để càng
chậm thì sự tụt hậu sẽ càng xa.
Trong phạm vi tìm tòi, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới nền
giáo dục hiện nay hướng về phát huy các giá trị dân tộc, đáp ứng các nhu cầu
hiện đại, chúng ta phải làm gì?
Hiện nay, nhiều giá trị trong truyền thống dân tộc đang có xu hướng bị
mờ đi trước tác động của kinh tế thị trường: đạo đức xã họi đang xuống cáp,
nhiều nhược điểm, cái xấu đã từng được uốn nắn, phê phán, nay có nguy cơ
sống dậy, thậm chí được coi là những giá trị mới.


Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải làm
sao tiếp tục phát huy được những giá trị trong truyền thống dân tộc, biến nó
thành sức mạnh đẩy lùi cái xấu, cái yếu kém. Cụ thể là:
Khơi dậy tuyền thống yêu nước, ý chí quật cường, tự hào, tự tôn dân

tộc, làm cho mọi người đều có “ham muốn tột bậc” của Bác Hồ sau khi thoát
khỏi thân phận nô lệ, có ý chí mạnh mẽ đưa đất nước vươn lên thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu. Phải làm cho mọi ngươi cảm thấy xấu hổ với cái nghèo,
vì nghèo là kém cỏi, nghèo đi liền với hèn, với khó.
Phát triển tinh thần tương thân tương ái, gắn kết cộng đồng, dù sống ở
trong nước hay làm ăn ở nước ngoài, lam sao để trong kinh tế thị trường có
cạnh tranh với nhau nhưng vẫn hợp tác được với nhau, biết hợp đồng vì lợi
ích của đất nước, nhất là để giữ thế làm ăn của người Việt Nam với đối tác
nướ ngoài, đẻ không hạ gục nhau, không thực hiện “chiến tranh” qua tay
người khác. Trong rủi ro, cần biết chia sẻ trách nhiệm, gánh vác việc khó về
mình, như một thời đã chia lửa với nhau trong chiến tranh.
Nuôi dưỡng tinh thần ham học, khiêm tốn học hỏi, cầu tiến, tiếp thu cái
hay, cái mới của nhân loại, nhưng không đánh mất bản sắc dân tộc, chạy theo,
học đòi, chuộng lạ của nước ngoài (ảm thực kiểu Mc Donal, giải trí
Disneyland, văn hóa tiêu thụ, văn hóa đại ch úng… không có chiều sâu tâm
hồn).
Dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, không “mũ ni che tai”, không chỉ
lo thế thủ vì lợi ích cá nhân, “ngậm miệng ăn tiền”. Tóm lại, phải chống căn
bệnh bàng quan, vô cảm trướ các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
Đi đôi với phát huy những giá trị tuyền thống cũ lại phải biết bồi
dưỡng, hình thanh những giá trị mới, truyền thống mới phù hợp với đòi hỏi
của thời đại mới. Lịch sử luôn luôn vận động nên truyền thống không thể
đứng yên, Phát triển, làm phong phú truyền thống bằng những giá trị mới, đó
là cách trung thành nhất với truyền thống.
Ngày nay, đi vào kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu hội nhập vè kinh
tế với bên ngòai, con người Việt Nam cũng đang bộc lộ những thiếu hụt. Nền
kinh tế nông nghiệp manh mún, bị chi phối bởi tư tưởng lạc hậu, “trong nông,


ức thương” của Nho giáo, không sản sinh ra được những thương gia, nhà

doanh nghiệp có đầu óc kinh doanh lớn, có tư duy kinh tế giỏi. Nước ta tuy đã
trải qua chế độ thuộc địa gần 100 năm nhưng chưa thực sự hinh thành nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa đầy đủ. Nền kinh tế bao cấp chỉ tạo ra những “chú gà
công nghiệp” thụ động, càng không có hiểu biết bao nhiêu về kinh tế, tài
chính, thị trường… Chúng ta đang thiếu cái gì?
Cái chúng ta đang thiếu là thiếu một đội nghũ doanh nhân giỏi, có kiến
thức, có kinh nghiệm nắm bắt thị trường trong nước và thế giới, có khả năng
lựa chọn và xác định những mục tiêu đúng đắn, giỏi phát hiện các nguồn sinh
lợi, có tham vọng khuếch trương, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Kinh tế thị trường rất càn đến bản kĩnh cá nhân, tài năng cá nhân giáo
dục của ta cần giúp thế hệ trẻ dám khẳng định bản thân mình, dũng cảm,
quyết đoán, nhưng không cá nhân chủ nghĩa mà vẫn giữ được phong cách
đồng đội, biết triệt để khai thác sức mạnh của tập thể, biết kết hộ hài hòa cá
nhân với cộng đồng – một thế mạnh của dân tộc ta.
Con người Việt Nam truyền thống do ảnh hưởng tư tưởng trọng danh
của Nho giáo và đầu óc đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp phong kiến quan lieu
nên có nhược điểm la thích danh vị, thích làm quan mà thiếu một ý thức vững
vàng về giá trị của người lao động sang tạo, có thể làm bất cứ nghề gì miễn la
có đóng góp vào lợi ích và sự phát triểm của xã hội thì đều đáng quý. Thêm
nữa, sống lâu trong điều kiện xã hội nông nghiệp trì trệ lại mang đầu óc sung
bái sách vở “thánh hiền” Nho giáo, cho nên có tâm lý bảo thủ, sợ cái mới,
thậm chí hoài nghi cái mới, hậu quả là trí tưởng tượng, óc sáng tạo không thật
phong phú, mẫu mã hang hóa của ta thường nghèo nàn, ít thay đổi, kém thu
hút và không có sức cạnh tranh.
Cuối cùng, phải xây dựng được ý thức xã hội tôn vinh người tài. Nhân
tài là tài sản quốc gia quý hiếm, làm sao để người tài được cắt cử vào các vị
trí đứng đầu một cơ quan, một địa phương, một ngành… Có người tài đứng
đầu, sức mạnh của tập thể, của cộng đồng được tăng lên gấp bội. Chế độ



phong kiến xưa không ngần ngại nhận mình là bất tài, vừa để tỏ ra khiêm tốn
vưa để tránh mang họa vào thân.
Ngày nay, người tài đang là đối tượng săn lùng, giành giật giữa các
quốc gia, các tập đoàn kinh tế, các tổ chức chính trị và cơ quan khoa học.
Cách mạng càng cần người tài và cũng chỉ cách mạng mới thật sự trọng dụng
người tài. Bác Hồ nói: “mục đích lựa chọn cán bộ là dung nhân tài”. Vì vậy,
phải làm cho xã hội ý thức được vai trò quan trọng của người tài, biết tôn vinh
và trọng dụng người tài.
C.
Kết luận
Tư tưởng giáo dục và đào tạo của Khổng Tử nếu bỏ qua những hạn chế
do điều kiện lịch sử - xã hội và lập trường giai cấp quy định thì tư tưởng về
giáo dục và đào tạo con người của Khổng Tử là một trong những đóng góp
quý báu vào kho tang lý luận giáo dục của nhân loại. Bài học lớn nhất trong
tư tưởng về giáo dục và đào tạo con người của Khổng Tử là phương châm
chiến lược đào tạo con ngươi. Đó la quan niệm cho rằng nền giáo dục của chế
độ xã hội, ngoài việc “hữu giáo vô loài” phải luôn tập trung đào tạo ra những
con người đóng vai trò nòng cốt cho chế độ xã hội ấy.Liên hệ quan niệm đó
với tư tưởng chiến lược “giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà Đảng ta đã đề ra
chúng ta nhận thấy rằng cần phải tập trung giáo dục đào tạo những người vừa
có tài vừa có đức, có tinh thần yêu nước, thực sự trung thành và là giường cột
cho sự nghiệp và lý tưởng của Đảng, của đất nước, của dân tộc.
Bài học thứ hai trong tư tưởng tưởng về giáo dục và đào tạo con người
của Khổng Tử là sử dụng hệ thống các phương pháp giảng dạy, giáo dục, rèn
luyện con người một cách linh hoạt, phong phú và sinh động, đặc biệt là
phương pháp gợi mở, đối thoại hai chiều giữa người dạy và người học, nhằm
phát huy tốt nhất năng lực tư duy sáng tạo của người học. Những điều đó theo
chúng tôi vãn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục đào tạo con người –
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta
hiện nay.



D. Tài liệu tham khảo
1. Lịch sử triết học Trung Quốc cổ, Trung đại, khoa triết Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
2. Lịch sử triết học Trung Quốc, nhà xuất bản Thanh Niên, 2004
3. Tạp chí triết học
4. Kinh dịch_ Đạo của người quân tử. Nhà xuất bản văn học,
1994
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Giáo dục
6. Nho giáo xưa và nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1992


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
I. Khái quát chung...........................................................................................2
1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội Trung Quốc cổ đại....................................2
2. Tóm tắt tiểu sử của Khổng Tử............................................................4
II. Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục và đào tạo con người...................5
1. Nhận thức luận....................................................................................5
2. Đối tượng giáo dục..............................................................................6
3. Mục đích giáo dục...............................................................................6
4. Nội dung giáo dục...............................................................................7
5. Phương pháp giáo dục.........................................................................9
6. Về tu dưỡng phẩm chất của người quân tử.......................................12

7. Giáo dục từ gia đình..........................................................................15
III. Ảnh hưởng tư tưởng giáo dục và đào tạo của Khổng tử đối với Việt
Nam.........................................................................................................16
1. Trong thời kỳ phong kiến....................................................................16
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người trong giai
đoạn hiện nay .....................................................................................17
C. KẾT LUẬN ..............................................................................................21
D. Tài liệu tham khảo....................................................................................22



×