Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.05 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MÃ SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH

HÀ NỘI – 2015

: TRẦN THU PHƯƠNG
: A18911
: TÀI CHÍNH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG


MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Chuyên ngành

: TS. Nguyễn Thị Thúy
: Trần Thu Phương
: A18911
: Tài Chính

HÀ NỘI – 2015

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em
cũng xin gửi lời cám ơn tới Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình viết khóa
luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành
trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Trần Thu Phương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Thu Phương

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
ASEAN

Tên đầy đủ
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AFTA
BIDV
ISO


Khu vực mậu dịch tự do
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

TNDN
VIETCOMBANK

Thu nhập doanh nghiệp
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

VIETINBANK
VTC
VCSH

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
Vốn tự có
Vốn chủ sở hữu

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP .........................................................................................................................1
1.1.

Tổng quan về cạnh tranh ....................................................................................1


1.1.1.

Khái niệm về cạnh tranh ..................................................................................1

1.1.2.

Vai trò của cạnh tranh ......................................................................................2

1.2.

Tổng quan về năng lực cạnh tranh ....................................................................4

1.2.1.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh ...................................................................4

1.2.2.

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................6

1.2.3.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..............9

1.3.

Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ..............................................17

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM .........20

2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt
Nam ...............................................................................................................................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam........................................................................................................................21
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014.............................................................23
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam ......................................................................................29
2.2.1. Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ............................................................29
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam .....................................................34
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam .............................................................................................41
2.3.1. Những mặt đạt được ...........................................................................................41
2.3.2. Những mặt hạn chế ............................................................................................42
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM
VIỆT NAM ...................................................................................................................55
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao
tháng tám Việt Nam trong những năm tới ................................................................55
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................55

Thang Long University Library


3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây

dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ............................................................56
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ...................................................................57
3.2.1. Thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................57
3.2.2. Sử dụng các cách thức để cắt giảm chi phí .......................................................57
3.2.3. Giải pháp nâng cao thị phần ..............................................................................58
3.3. Kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ..................................................59
3.2.1. Kiến nghị từ phía công ty ...................................................................................59
3.2.2. Kiến nghị từ phía nhà nước ...............................................................................61
LỜI KẾT ......................................................................................................................65


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014……………………….

24

Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng công ty cổ phần xây dựng trên địa bàn Quận Hoàng
Mai năm 2014…………………………………………………………….............. 30
Bảng 2.3: Những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ
phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam………………………….. 32
Bảng 2.4: Kinh nghiệm thi công xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………………… 33
Bảng 2.5: Thị phần tuyệt đối của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao
tháng tám Việt Nam giai đoạn năm 2014………………………………………….. 34
Bảng 2.6: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam từ năm 2012 – 2014…………………………………………………….. 39
Bảng 2.7: Năng suất lao động của các công ty xây dựng địa bàn Quận Hoàng Mai

trong năm 2014…………………………………………………………………….. 40
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực và thu nhập của nhân viên tại Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……….. 42
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực phần theo chất lượng của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam năm 2014…………………………. 43
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………..
Bảng 2.11: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam………………………………………………………
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam…………………………………………………………………………...
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng
tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……………………………………………...
Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng
tám Việt Nam trong Quận Hoàng Mai……………………………………………..

Thang Long University Library

45
47
21
28
36


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng


và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền
kinh tế nói chung, nó làm cho ban quản trị doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi
thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinh
doanh, như ngành xây dựng phát triển sẽ thúc đẩy ngành sản xuất gạch, xi măng phát
triển theo. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục
tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
lại. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành một vấn
đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Trước đây, tùy từng thời kỳ kinh tế nhà nước sẽ có những chính sách bảo hộ
riêng đối với từng ngành. Nhưng khi kinh tế hội nhập, việc bảo hộ đó sẽ không còn
nữa nên các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng trong một thị trường chung.
Các doanh nghiệp phải có sự tương đồng với đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm ra điểm
khác biệt của riêng mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
việc làm hết sức quan trọng tạo nên sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có được
năng lực cạnh tranh vững mạnh doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh đúng đắn
thông qua các chính sách giá hợp lý, sản phẩm đạt chất lượng, phân phối sản phẩm
thuận tiện. Luôn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình và cố
gắng tạo dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu của công ty mình trong tâm trí khách hàng.
Nhận thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp là một vấn đề
hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trải qua quá trình học tập lý
thuyết tại trường, sự trải nghiệm thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam” làm đề tài tốt
nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh cũng như
đề xuất một số giải pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn
trong chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau đây:

- Hệ thống lại cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay
trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng
tám Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2014 từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và
những nguyên nhân của hạn chế.
2.


- Đưa ra những giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây
dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt
Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2014.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập
trung sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
4.

Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thu thập tổng hợp các số
liệu có liên quan tới Công ty Xây dựng và thương mại Sao tháng tám việt nam.
Phương pháp phân tích: Được sử dụng phân tích các kết quả trong báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Sao tháng tám Việt Nam.
Phương pháp so sánh
So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về khả năng cạnh
tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có giải pháp kịp thời.

So sánh kỳ này với mức trung bình của ngành, hoặc so với doanh nghiệp khác
cùng quy mô. Để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.
5.

Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và lời kết, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biều, sơ đồ,

biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày làm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng
và thương mại Sao tháng tám Việt Nam.

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Nhất là khi tự do hóa thương mại ngày càng được mở rộng thì
cạnh tranh là cách thức để doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Có rất nhiều khái
niệm khác nhau về cạnh tranh được các nhà nghiên cứu đưa ra.
Theo kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu thụ
hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh tranh

trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. (Nguồn: Trần Thị Lan Hương (2009), “Sách
kinh tế học”, Nhà xuất bản tài chính).
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức
lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi. (Nguồn: Dương Ngọc Dũng (2010), “Chiến lược cạnh tranh
theo lý thuyết Michael Porter”, Nhà xuất bản thống kê).
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác cũng đưa ra khái niệm:
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi
thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế,
thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. (Nguồn: Nguyễn Văn Hảo
(2011), “Kinh tế chính trị”, Nhà xuất bản thống kê).
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng
hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh
của một doanh nghiệp là chiến lược của doanh nghiệp đó với các đối thủ trong cùng
một ngành.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả hoặc cạnh tranh về chi phí,
cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới
các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng
cao thu nhập thực tế.
Với nhiều cách hiểu nghĩa khác nhau, từ đó có nhiều khái niệm được đưa ra
nhưng chung quy lại về bản chất các khái niệm đưa ra đều thống nhất về nội dung:
1


Cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế.

Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường.
Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của
mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ
cạnh tranh khác.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Vào thế kỷ 18, Adam Smith một nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đã chỉ
ra vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong cuốn sách “Của cải của các dân tộc”
năm 1776. Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công
việc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Kết quả của
sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất một cách
hợp lý và tăng của cải cho xã hội. Cho tới nay, cạnh tranh được coi là phương thức
hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không có cạnh tranh thì
không thể có sự tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
lưu thông các yếu tố sản xuất, như ngành xây dựng phát triển các công ty xây dựng có
được nhiều hợp đồng thì nhu cầu về nguyên vật liệu như gạch, xi măng phục vụ cho
xây dựng tăng cao. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối hợp
lý hơn dẫn đến điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mau chóng
và tối ưu. Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để đẩy nhanh quá trình luân chuyển
vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất và
tích lũy tư bản. Đồng thời cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận
giữa các ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng của quy luật bình quân hóa lợi
nhuận. Ví dụ như ngành xây dựng, bất động sản đang phát triển thì nguồn vốn sẽ được
luân chuyển từ các ngành sản xuất hàng hóa sang ngành xây dựng và bất động sản. Từ
đó, lợi nhuận của ngành xây dựng, bất động sản sẽ lớn hơn so với các ngành sản xuất
hàng hóa.
Có thể thấy thực tế trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa tự cung tự cấp, chưa có
sự cạnh tranh và các doanh nghiệp còn có số lượng ít. Các doanh nghiệp sản xuất ra
luôn bán được hàng vì cầu luôn lớn hơn cung, giá cả đắt đỏ khi sản xuất không thỏa

mãn hết được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng với nền kinh tế phát triển như hiện
nay, đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng, sản phẩm như
doanh nghiệp sản xuất xe máy có Honda, Yamaha…khách hàng không chỉ được thỏa
mãn về lượng mà còn thỏa sức lựa chọn mẫu mã. Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh các
doanh nghiệp phải nỗ lực sản xuất hàng hóa với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt hơn
nữa, hệ thống phân phối rộng hơn nữa để có được lượng thị phần nhiều hơn đối thủ
2

Thang Long University Library


cạnh tranh, như trước đây các hãng xe máy Honda chỉ có dòng xe số ware anpha
nhưng khi có nhiều đối thủ cạnh tranh công ty Honda đã có thêm dòng xe ga Lead,
Vision và có hệ thống phun xăng điện tử giúp tiết kiệm xăng hơn. Chính vì điều đó
làm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích khách hàng mua xe mới, đổi xe số sang xe
ga và từ đó làm hoạt động mua bán xe trở lên náo nhiệt hơn.
Đối với chủ thể kinh doanh: Do động lực tối đa hóa lợi nhuận và áp lực phá sản
nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng tăng cường thực
lực của mình bằng các biện pháp đầu tư mở rộng sản xuất, thường xuyên sáng tạo, cải
tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất…Qua đó cạnh tranh nâng cao trình độ về mọi mặt của người lao động,
nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc và đào thải những chủ thể kinh
tế không thích nghi với sự khắc nghiệt nào của thị trường.
Cũng như ví dụ đã nói ở phần vai trò đối với nền kinh tế, đối với các doanh
nghiệp hoạt động luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Các chiến lược và mục
tiêu mà doanh nghiệp đề ra luôn muốn hướng tới mục đích cuối cùng là đạt được lợi
nhuận cao nhất. Như công ty Honda trong năm 2012 đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận
thêm 20% so với năm 2011, để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận công ty đã tuyển
dụng thêm lao động để nâng cao năng suất lao động, thường xuyên cử cán bộ đi học để
nâng cao trình độ chuyên môn…Việc cải thiện được chất lượng nguồn lao động đã

giúp cho công ty Honda trong năm 2012 gia tăng được năng suất lao động, công ty bán
được nhiều hàng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn từ đó đạt được mục
tiêu gia tăng lợi nhuận của mình.
Đối với người tiêu dùng: cạnh tranh cho thấy những hàng hóa nào phù hợp với
yêu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng bởi cạnh tranh làm cho giá cả có
xu hướng ngày càng giảm, lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng, chất lượng
tốt, hàng hóa đa dạng, phong phú. Như vậy, cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cạnh tranh còn đảm bảo rằng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều
không thể dùng sức mạnh áp đặt ý muốn chủ quan cho người khác. Nên nói cách khác,
cạnh tranh còn có vai trò là một lực lượng điều tiết thị trường.
Khi trên thị trường có nhiều có nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng
như cùng sản xuất sữa tươi có: Vinamilk, TH True milk, Sữa chọn, Sữa tươi Mộc
Châu… người tiêu dùng sẽ được thỏa sức lựa chọn về hãng sữa mà mình đủ khả năng
chi trả. Ngoài ra còn được thỏa sức lựa chọn về hương vị, chất lượng, bao bì, cách
đóng gói đẹp mắt. Như cùng một nhu cầu là uống sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng
khách hàng được lựa chọn giữa loại sữa bột và nước, sữa có đường và không đường,
về hương vị có rất nhiều như hương dâu, hương socola, hương vina, hương cam, dừa
hoặc có thể uống sữa tươi hoặc sữa chua lên men. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp cùng
3


sản xuất một sản phẩm sẽ có sự cạnh tranh về giá và chất lượng. Người tiêu dùng sẽ
được mua sản phẩm với giá rẻ hơn như cùng là sản phẩm sữa tươi nếu sản phẩm không
có gì nổi trội hơn đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá của đối thủ cạnh
tranh để định giá cho sản phẩm của mình ví dụ một hộp sữa tươi của Vinamik giao
động từ 6 – 8 nghìn đồng thì các sản phẩm sữa tươi đi sau của sữa chọn, sữa tươi mộc
châu khi ra sản phẩm sau lại có thể định giá cao hơn, từ sự cạnh tranh các doanh
nghiệp sẽ không ngừng cải thiện về công nghệ để có chất lượng sữa tốt hơn và từ đó
khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn đây đúng là lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng.
Như vậy, cùng với tác động của các quy luật kinh tế khách quan khác, cạnh

tranh đã giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi: sản xuất gì, sản xuất cho ai và sản xuất
như thế nào một cách thỏa đáng nhất. Vận dụng quy luật cạnh tranh, Nhà nước và
doanh nghiệp có điều kiện hoạch định các chiến lược phát triển một cách khoa học mà
vẫn đảm bảo tính thực tiễn, chủ động hơn trong đối phó với mọi biến động thị trường.
(Nguồn: Nguyễn Văn Dần, (2010),“Kinh tế vi mô I”, Nhà xuất bản tài chính).
1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. (Nguồn: Michael Porter (1980), “Chiến lược cạnh
tranh”, Nhà xuất bản thống kê).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp, đây
là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà
cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh
vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các
đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo lợi thế so sánh với đối tác của
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất
cả những yêu cầu của khách hàng vì những yêu cầu với mỗi khách hàng là khác nhau
và từng thời điểm nó lại thay đổi. Thường thì một doanh nghiệp có lợi thế về mặt này
thì sẽ có hạn chế về mặt khác. Ví dụ như cùng là doanh nghiệp sản xuất sữa, đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng, nhưng hãng sữa TH true milk có một dây truyền sản xuất khác so
với Vinamilk, hàm lượng dinh dưỡng, độ ngọt, ngậy ít đường của TH true milk cũng
sẽ khác so với Vinamilk. Khách hàng sẽ có sở thích ngọt hoặc thích ngậy ít đường
khác nhau, vì vậy khi Vinamilk sản xuất một sản phẩm ngọt thì sản phẩm đó sẽ khó
4


Thang Long University Library


chiều lòng được những khách hàng thích uống sữa ngậy, ít đường. Vấn đề cơ bản là,
doanh nghiệp phải nhận biết được điểm hạn chế và cố gắng phát huy tốt những điểm
mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những
điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các
lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân
sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực
cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá cả
định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những
ngành, lĩnh vực khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định
lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác
nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù, vẫn có thể tổng
hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá
cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và
dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại. Năng lực nghiên cứu và phát triển,
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm và tốc
độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Ví dụ không giống như các hãng xe hạng sang như Honda, Toyota, Audi thì Kia
morning và Huyndai là hai dòng xe đánh vào thị trường những khách hàng có thu nhập
thấp, giá cả khá mềm so với các dòng xe Honda, Toyota, Audi…Các hãng xe nhỏ như
Huyndai, Kia morning không có đủ thị phần và sức cạnh tranh như các hãng xe lớn và
có uy tín, thị phần tốt như Audi, Honda do quy mô nguồn vốn nhỏ, cũng chưa có nhiều
uy tín với khách hàng và thâm nhập thị trường thị trường muộn hơn các hãng xe
lớn…Thì việc lựa chọn thị trường khách hàng thu nhập thấp, các hãng xe lớn như
Honda, Toyota, Audi còn bỏ ngỏ là một sự lựa chọn thông minh vì không vướng phải
quá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, đảm bảo tỷ lệ phần trăm thắng lợi cao hơn.
Vì vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi

doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Đặc biệt trong thời kỳ Việt
Nam đã gia nhập WTO để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải
hiểu rõ yêu cầu của WTO đối với ngành sản xuất kinh doanh của đơn vị để từ đó thông
qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố để đánh giá được hiện trạng của doanh
nghiệp đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp

5


1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Định tính
-

Uy tín, thương hiệu
Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất

lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động
marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của
doanh nghiệp đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp…Đó là tài sản vô hình, vô giá
mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ
không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín doanh nghiệp có thể huy
động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sự quan tâm,
gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa
phương với công ty.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên
nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một sản phẩm và phân biệt sản phẩm
dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên
ngoài tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp.

Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và
dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi
nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách
khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người
ta sẽ nghĩ tới cà phê Trung Nguyên, khi nói tới xe máy sẽ nghĩ tới Honda…Tên hàng
hóa gắn với thương hiệu trở thành một cụm từ dễ nhớ và làm cho khách hàng nhớ đến
doanh nghiệp lâu hơn. (Nguồn: Đào Minh Đức, “Làm rõ khái niệm thương hiệu”,
www.Margroup.edu.vn, ).
Có thể thấy rõ nhất trong vụ việc của Công ty Vedan, trước đây sản phẩm mì
chính của Công ty Vedan được người dân Sài Gòn rất ưa chuộng sử dụng, hầu như thị
phần tại thành phố Hồ Chí Minh về mì chính do công ty nắm giữ. Nhưng năm 2008
xảy ra những vụ kiện về việc công ty xả chất thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi
trường và gây bệnh cho những người dân sống gần công ty sử dụng phải nguồn nước ô
nhiễm. Từ một công ty có thị phần cao và được nhiều người dân ưu tiên sử dụng sản
phẩm. Công ty đã bị mất đi thị phần một cách nhanh chóng khi người dân không ai
dùng sản phẩm của công ty nữa, công ty nhanh chóng bị suy sụp hoàn toàn. Đây chính
là một minh chứng cho vai trò to lớn của uy tín và thương hiệu và hậu quả mà doanh
nghiệp phải gánh chịu khi đánh mất nó.
6

Thang Long University Library


Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu
đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một
thương hiệu có thể tạo được sự ấn tượng tò mò cho khách hàng, kích thích họ sử dụng
sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu họ sẽ trung thành với
thương hiệu đó.

Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu người ta có thể đánh giá về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu làm cho khách hàng tin
tưởng chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó. Thương hiệu tốt giúp
tạo dựng hình ảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới,
vốn đầu tư, thu hút nhân tài. Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn,
tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới. Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung
thành của khách hàng đối với sản phẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời giảm chi phí
tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt
về giá.
Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của pháp luật
đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị đối thủ cạnh
tranh bắt chước. Để có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp phải xây dựng một chiến
lược về thương hiệu nằm trong chiến lược marketing tổng thể căn cứ các kết quả về
nghiên cứu thị trường, đồng thời phải đăng ký thương hiệu trong nước và ngoài nước.
Như vậy thương hiệu mới trở thành một tài sản thực sự có giá trị đối với tất cả mọi
doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm của doanh nghiệp
Một công ty có bề dày kinh nghiệm trên thương trường thì cũng được đánh giá
rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp công ty nâng cao chất
lượng sản phẩm, có thể nắm bắt và xử lý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí
thấp nhất. Như với công ty sản xuất xe máy Honda hoạt động tại thị trường Việt Nam
lâu năm sẽ đoán biết được nhu cầu mua xe máy của khách hàng tăng cao vào đợt tháng
8, tháng 9, 12 trong năm. Vì có nhiều sinh viên học xa nhà, cần có xe làm phương tiện
đi lại, trong tháng 12 cũng cao vì cuối năm được thưởng khách hàng sẽ có khoản tiền
lớn để mua xe. Đây cũng chính là một lợi thế của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua
với các đối thủ khác vì sẽ chủ động dự trữ nguyên vật liệu, hay sản xuất trước để tung
ra thị trường được những mẫu sản phẩm mới và kịp thời gian. Cũng chủ động có
những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, giảm giá để kích thích khách hàng mua xe
nhiều hơn.

7


1.2.2.2. Định lượng
- Thị phần doanh nghiệp trên thị trường
Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được
doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối
thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi
phí sản xuất do lợi thế về quy mô. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ
lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó có các
loại thị phần sau:
+ Thị phần tuyệt đối
Thị phần tuyệt đối: thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch
vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng
doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này
với tổng doanh số mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ
đó trên thị trường liên quan tính theo tháng, quý, năm và được cụ thể hóa bởi công
thức tính như sau:
Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần tuyệt đối
=
x 100
Tổng doanh thu trên thị trường
Riêng đối với ngành xây dựng có thể tính toán thị phần tuyệt đối theo công thức
như sau:
Giá trị tổng sản lượng xây lắp doanh nghiệp hoàn thành
Thị phần tuyệt đối =
x100
Tổng giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành trên thị trường

Thị phần tuyệt đối là một chỉ tiêu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được
trong tổng doanh thu trên thị trường về cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh
thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông qua chỉ tiêu này doanh
nghiệp cũng đánh giá được vị trí doanh nghiệp mình đã ở đâu và xác định được các đối
thủ cạnh tranh cùng quy mô. (Nguồn: Vũ Quang Kết, (2007), “Quản trị tài chính”,
Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông).
+ Thị phần tương đối
Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường
như thế nào.
Thị phần tương đối =

Doanh thu của doanh nghiệp

x 100
Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Chỉ tiêu thị phần tương đối đánh giá được doanh nghiệp đang mạnh hơn về quy
mô vốn so với doanh nghiệp hay thấp hơn. Chỉ tiêu này đơn giản dễ tính, song kết quả
tính toán chưa thật chính xác, vì kết quả thu được doanh nghiệp chỉ so với một doanh
8

Thang Long University Library


nghiệp duy nhất, có thể doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp mạnh thị phần nhiều và
vốn cao, do đó khó lựa chọn được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đặc biệt trong khi
doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
-

Chỉ tiêu lợi nhuận


Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố như sau: giá trị tổng sản
lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất.
Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nếu
các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và do đó tạo
điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố như: con người, công
nghệ, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật…Do đó nó là tiêu chí rất quan trọng để
-

đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động được đo bằng sản
lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản
phẩm đó.
Năng suất lao động

Lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng

=

Số lượng lao động làm ra sản phẩm đó
Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, khi so sánh hai doanh
nghiệp sản xuất cùng ngành nghề, cùng quy mô, cơ cấu và nguồn lao động, chất lượng
sản phẩm tạo ra tương đương nhau. Nhưng một doanh nghiệp có năng suất lao động
cao hơn doanh nghiệp kia, thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có năng suất lao
động cao hơn sẽ tốt hơn, họ có thể đưa ra mức giá thấp hơn so với doanh nghiệp có
năng suất lao động thấp hơn từ đó năng lực cạnh tranh của họ cao hơn. Khi doanh
nghiệp có năng suất lao động cao hơn các đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải bỏ một lượng chi phí ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh

tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược cạnh tranh về giá, sản phẩm
hiệu quả. (Nguồn: Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh, Phạm Quang Phân, (2007),“Kinh tế
chính trị Marx – Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp).
1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhân tố có thể kiểm soát được
- Nguồn nhân lực: năng lực của ban quản trị, tổ chức cũng như người lao động có
thể nói qua các nội dung sau:
Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ
cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ
trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được rõ
ràng thì hoạt động sẽ kém hiệu quả. Trong đó thì cơ cấu ban lãnh đạo có phầm chất và
9


tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp.
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật
mà còn phải cho nó hoạt động linh hoạt và uyển chuyển sao cho phù hợp với sự thay
đổi của môi trường bên trong và ngoài của doanh nghiệp. Như trong công ty mọi quyết
định cuối cùng đều do giám đốc quyết định, phê duyệt, tuy nhiên đối với những trường
hợp cần có quyết định nhanh giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc các
trưởng phòng.
Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải lảm công
tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường
xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên. Từ đó
giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước,
khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi
phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong công ty giúp cho mọi
người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính: nguồn tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó

có vai trò quyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực
tài chính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Quy mô vốn tự có phụ
thuộc quá trình tích lũy của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ
lớn và quy mô vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có cao cho thấy khả
năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách
hàng…Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo
khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bầy tài
chính làm tăng lợi nhuận. Để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các
nhà cung cấp, khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trường
chứng khoán. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ
của doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tài chính.
Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động với những
công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Lựa
chọn phương thức huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường
sức mạnh tài chính.
- Máy móc thiết bị: đây là một bộ phận chủ yếu quan trọng nhất trong tài sản cố
định, nó là cơ sở vật chất chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là
nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu máy móc thiết bị và trình độ công nghệ
10

Thang Long University Library


thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi
phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn
hóa và thống nhất hóa sẽ rất khó xuất khẩu, tham gia thị trường khu vực và thế giới.
Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính

sau: Tính hiện đại của thiết bị công nghệ biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất,
năm sản xuất, công suất thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị. Tính đồng bộ: thiết bị đồng
bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất,
với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Tính hiệu
quả: thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị sẵn có để phục vụ mục tiêu cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tính đổi mới: hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến
động, máy móc thiết bị phải thích ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng
giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh, nếu máy móc thiết bị không thể sử
dụng linh hoạt và chậm đổi mới thì sẽ không đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố chất lượng sản phẩm: Theo định nghĩa tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thì
chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Chất
lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan
niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản
phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được
người tiêu dùng đánh giá cao. Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm để cạnh
tranh có hiệu quả cần làm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm. Cách hiểu về chất lượng
sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi chất lượng sản
phẩm là một phạm trù khá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế,
kỹ thuật và xã hội.
Về phía khách hàng hoặc người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định nghĩa
là sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của họ.
Về phía doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo
và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách đã xác
định trước.
Nếu chỉ xét mỗi loại sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các
thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc số lượng và
chất lượng các thuộc tính được thiết kế đưa vào sản phẩm. Những thuộc tính đó phản
ánh công dụng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm và biểu hiện ở những chỉ tiêu chất

lượng cụ thể.

11


Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm được hiểu là đại lượng đo bằng
tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để có được lợi
ích đó.
Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
(ISO) đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 900 như sau:
“Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm
đó khả năng thỏa mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa trên cho thấy sự
thống nhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của khách hàng, giữa
các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và kỳ vọng
trong tương lai của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy định nghĩa này được chấp nhận và
sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện này.
Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp. Một trong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Theo M.Porter thì năng lực
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là
phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng) và chi phí thấp. Vì vậy chất lượng sản phẩm trở
thành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng của
doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độ thỏa mãn của
khách hàng. Đặc biệt khi trình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh,
thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt
chứ không đơn giản là tốt – bền – đẹp như trước kia. Như vậy chất lượng và cạnh
tranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo cơ

sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mặt khác trong nền kinh tế mở hiện nay, khi tham gia các tổ chức thương mại
quốc tế (AFTA, WTO…) cùng với các cơ hội kinh doanh là việc mỗi nước phải dỡ bỏ
khá nhiều các hàng rào thuế quan để hàng ngoại tràn vào cạnh tranh tự do ngay trên
sân nhà cùng doanh nghiệp nội địa. Tuy vậy, không một quốc gia nào lại không tìm
cách bảo hộ nền sản xuất trong nước và một hàng rào mới lại được dựng lên. Đó là
những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm như giấy chứng nhận về mức độ
phóng xạ cho phép đối với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác,
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
không chỉ để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà mà còn nhằm hướng tới khả
năng vươn ra thị trường quốc tế.
12

Thang Long University Library


Để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý
chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng. Nói cách khác quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ các hoạt
động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng, thiết lập các văn bản xác
định trình tự và tương tác các quy trình, đảm bảo nguồn lực và thông tin cần thiết, theo
dõi kiểm tra và phân tích các quá trình nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng đề ra. Và hệ
thống quản lý chất lượng là một hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để phát
huy được lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm.
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lượng sản phẩm và quản lý
chất lượng, các doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động đẩy
nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhất công cụ
này cho nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Giá cả: giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với
sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Ngày nay, giá cả hiện diện trong tất cả
các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế, các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy, tiêu
dùng…Vì vậy giá cả hình thành thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, thông qua sự
thỏa thuận giữa người mua và người bán, giá được chấp nhận là giá mà cả hai bên đều
có lợi.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trong những
công cụ quan trọng thường được sử dụng. Bởi giá bán sản phẩm có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ. Hai hàng hóa có cùng công
dụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua hàng hóa nào có giá thấp hơn. Có nhiều
chính sách giá khác nhau được doanh nghiệp sử dụng phù hợp với sản phẩm, mục tiêu,
tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong quá trình hình
thành và xác định giá bán, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách định giá
cụ thể như sau:
Chính sách định giá thấp: Là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn
giá thị trường: Thứ nhất là định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá
thành sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phẩm mới thâm nhập
thị trường, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng. Trường hợp này doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thấp. Thứ hai chính sách định giá thấp hơn giá thị trường
và thấp hơn giá thành sản phẩm. Trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận
13


nhưng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho
chính sách định giá cao sau này.
Chính sách định giá cao: doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thị trường
và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị trường,
chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ

hội so sánh về giá. Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnh thị trường sau
đó sẽ hạ dần đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo thu lợi nhuận.
Chính sách ổn định giá: theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn một mức giá
vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của khách
hàng về sự ổn định của sản phẩm. Nó giúp sản phẩm có những nét độc đáo khác biệt
với đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và mở rộng thị phần.
Chính sách bán phá giá: là chính sách doanh nghiệp bán hàng với mức giá rất
thấp, không có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối
thủ không thể cạnh tranh được về giá và phải rút lui khỏi thị trường. Khi đó doanh
nghiệp độc chiếm thị trường và lại chủ động nâng giá lên. Chính sách này rất nguy
hiểm, ít được sử dụng vì nó là con dao hai lưỡi. Hiện nay bán phá giá được coi là
phương thức cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm sử dụng.
Chính sách phân biệt giá là chính sách đưa ra những mức giá khác nhau đối với
cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khu vực
thị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc tại thời điểm
khác nhau. Chính sách này giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhiều đối tượng khách
hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá để hấp
dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh do sản
xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đến những
địa điểm khác nhau.
Như vậy, việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề khá
phức tạp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi giá cả không
chỉ được quyết định bởi giá trị hàng hóa mà còn phụ thuộc khả năng thanh toán của
khách hàng. Để có thể vận dụng thắng lợi chiến lược giá cả trong cạnh tranh cần chú ý
một số vấn đề sau: Việc định giá chỉ là một yếu tố trong chiến lược tổng hợp nhằm
đem lại doanh thu và đảm bảo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên không nhất thiết
phải giảm giá hoặc tăng giá trong mọi trường hợp có biến động. Việc định giá phải gắn
liền với chính sách chiếm giữ thị phần. Doanh nghiệp phải coi chiếm giữ thị phần là
mục tiêu chiến lược và việc định giá phải góp phần thực hiện mục tiêu này. Chiến lược
định giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên

nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến
lược giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên
14

Thang Long University Library


nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến
lược giá phải dựa trên cơ sở cạnh tranh vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng
đến sự thay đổi giá và chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược giá phải gắn
với chiến lược phân khúc thị trường để có thể áp dụng những chính sách giá khác nhau
cho phù hợp. Một số nhóm khách hàng sẵn sàng chấp nhận giá cao để được sử dụng
những sản phẩm có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng vì vậy doanh nghiệp nên
thực hiện chính sách đặt giá cao đối với những sản phẩm này để củng cố uy tín cho sản
phẩm, không bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cần đảm bảo cung cấp cho người tiêu
dùng đủ những gì đã hứa hẹn trong sản phẩm. Cần xây dựng hệ thống đo lường để
đánh giá kết quả công tác định giá. Đây là hoạt động không thể thiếu để đánh giá hiệu
quả công tác định giá, qua đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng mọi biến động
của thị trường.
Tóm lại, chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các chiến lược giá và hoạch định chiến lược giá cả
sao cho phù hợp với biến động của thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Nhân tố không thể kiểm soát được
- Nhà cung ứng: nói đến đầu vào là nói đến việc cung cấp các yếu tố cần thiết để
doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,
vốn, nhân lực…Trong thời đại của sự phân công lao động, của chuyên môn hóa thì
mọi doanh nghiệp không nên tiến hành sản xuất theo kiểu “tự cung, tự cấp” tức là tự lo
cho mình từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Điều này sẽ giảm hiệu quả sản xuất vì
không tận dụng và phát huy được lợi thế so sánh giữa các ngành, các quốc gia. Các

doanh nghiệp nên tìm đến những nhà cung ứng đầu vào bên ngoài có uy tín vì đây là
điều kiện cần thiết để đảm bảo cho tiến trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đảm
bảo cho đầu ra của các quá trình đó có năng suất và chất lượng cao. Nếu nhà cung cấp
không giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp
cũng sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Ví dụ như đối với công ty xây dựng nhận được hợp đồng xây nhà có đặt
mua nhà cung cấp nguyên vật liệu cát vàng, nhưng khách hàng giao nhầm thành cát
đen vì vậy công ty phải yêu cầu nhà cung cấp nguyên vật liệu đổi lại cho đúng. Sẽ mất
thời gian chờ đợi nhà cung cấp giao nguyên liệu đúng công ty mới có thể tiến hành và
điều này làm ảnh hưởng tới việc giao nhà đúng hạn cho khách hàng theo đúng hợp
đồng đã quy định.
- Khách hàng: Mục đích của các doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ cao và sự trung thành
15


×