Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bao cao thuc tap tại tòa soạn Nhà báo và Công Luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.44 KB, 19 trang )

1

BÁO CÁO THỰC TẬP
TẠI TÒA SOẠN BÁO: NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, hoạt động thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng
không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả công việc của sinh viên sau này. Đây
là một quá trình giúp sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn, tích lũy các
kiến thức, kinh nghiệm thực tế về các kiến thức chuyên ngành đã được học ở trên ghế
nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên được ứng dụng các tri thức đã học
vào công việc thực tế trong môi trường làm việc chính thức để từ đó trang bị cho
mình những hành trang tri thức, giúp sinh viên có thời gian định hướng lại và vững
tin tham gia vào các công việc sau này.
Trong quá trình thực tập, sinh viên có cơ hội quan sát công việc hàng ngày tại
các công ty, cơ quan hành chính. Tại đây, các bạn trẻ được tiếp cận với môi trường
làm việc năng động, chuyên nghiệp, và mở rộng các mối quan hệ (bạn bè, đồng
nghiệp) để hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà các bạn trẻ đang theo học.
Thực tập là cách thức giúp sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn,
tạo tiền đề vững chắc hơn khi ra trường. Đặc biệt, đối với nghề báo; Thực tập là một
công việc thiết thực, không những giúp cho sinh viên được hòa nhập, được kiểm
nghiệm những kiến thức đã học vào thực tiễn, mà còn hình thành nhân cách và bản
lĩnh của một nhà báo thực thụ trong tương lai.
Sau 3 tháng thực tập tại toà soạn báo Nhà báo & Công luận - Cơ quan ngôn
luận của Hội Nhà báo Việt Nam (từ 06/1/2016 - 15/04/2016), tôi đã quan sát và được
tham gia vào một số công việc, hoạt động về công tác tổ chức, công tác biên tập,
công tác phóng viên…ở tòa soạn báo Nhà báo & Công luận.
Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm trong hoạt động làm báo cũng như kiến
thức về nghề nghiệp làm báo. Tuy nhiên trong quá trình thực tập của mình tôi đã cố


2



gắng học tập và trao dồi kinh nghiệm, nghiệp vụ trong khả năng có thể của mình. Từ
đó tôi cũng đã ghi nhận được một số hoạt động cơ bản về công tác tổ chức, công tác
biên tập, công tác phóng viên... tại tòa soạn để phần nào hiểu rõ được cách thức hoạt
động của tòa soạn và giúp tôi tiếp thu được những kết quả tốt, giúp ích cho công việc
của mình sau này trong quá trình thực tập tại đây.
Tôi luôn luôn nhận thức rõ vai trò hết sức quan trọng của hoạt động thực tập
tốt nghiệp. Đây là cơ hội tốt nhất, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội cọ xát
thực tiễn, gắn kết các lý thuyết đã học vào công việc thực tế. Đây cũng là khoảng thời
gian tốt nhất để sinh viên báo chí thể hiện tinh thần tự giác, học hỏi trong hoạt động
nghề nghiệp và cơ hội để tiếp xúc thực tế với môi trường báo chí, những quan sát,
những trải nghiệm với nghề nghiệp... Chính vì thế, trong thời gian thực tập tại tòa
soạn báo Nhà báo và Công luận, bản thân tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành công
việc được cơ quan giao phó và Tôi tự nhận thấy mình đã thu nhận được một số kết
quả như sau:
+ Được thâm nhập vào môi trường thực tế của một phóng viên, nhà báo.
+ Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên ngành “Báo
in” mà tôi đã được học trên ghế nhà trường.
+ Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm đối với nghề báo nói chung và
người làm báo nói riêng.
+ Tham gia và hoàn thành tốt các công việc được tòa soạn báo “Nhà báo và
Công luận” phân công trong quá trình thực tập.
+ Trang bị cho mình nhưng kiến thức về Lịch sử hình thành, phát triển, chức
năng nhiệm vụ của tòa soạn báo “Nhà báo và công luận”.
+ Bước đầu biết tổ chức thực hiện công việc cá nhân và làm việc Nhóm.


3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP
TÒA SOẠN BÁO “NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG LUẬN”
1.1. Giới thiệu Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan chủ quản của báo Nhà báo
và Công luận
1.1.1. Thông tin chung về Hội Nhà báo Việt Nam
Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của
những người làm báo Việt Nam. Hội được thành lập ngày 21/4/1950 tại Đại hội lần
thứ nhất ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với
tên ban đầu là Hội những người viết báo Việt Nam. Ngày 2/6/1950, trong Nghị định
số 233-NV/H, Bộ Nội vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị định số 233NV/H chính thức công nhận sự hợp pháp của Hội Những người viết báo Việt Nam.
1.1.2. Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam
Thông tin dưới đây được trích từ “Điều lệ của Hội Nhà báo Việt Nam bổ
sung và sửa đổi năm 2011”
Ðiều 2. Tôn chỉ
1. Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những
người làm báo Việt Nam.
2. Hội Nhà báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) đặt dưới sự lãnh đạo của
Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của
pháp luật và Ðiều lệ Hội.
Ðiều 3. Mục đích
1. Hội Nhà báo Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo phát huy
khả năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác và nhân dân
cả nước phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Hội Nhà báo Việt Nam đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp
pháp của những người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực


4


sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân
dân.
3. Hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí dân chủ, tiến bộ của các nước, khu
vực và quốc tế, tích cực góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại
của Ðảng và Nhà nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội..
1.2. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của báo Nhà
báo và Công luận
1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển
Ngày 10-07-1996, Tòa soạn báo Nhà báo & Công luận, xuất bản số đầu tiên.
Tính đến nay đã gần tròn 20 năm. Ngày 6-10-1995, tại Giấy phép xuất bản số 3107
do Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Nguyễn Khoa Điềm ký cho phép Hội Nhà báo
Việt Nam xuất bản tờ tuần báo “Công luận” do đồng chí Trần Mai Hạnh làm Tổng
biên tập. Ngày 30-10- 1995, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số
44/HNB về việc : “Xuất bản tờ Tuần báo Văn hóa - Xã hội - Kinh tế - Chính trị mang
tên “Công luận” - Cơ quan Trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam kể từ đầu năm
1996. Tuần báo “Công luận” do đồng chí Phan Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
làm Chủ tịch Hội đồng biên tập; đồng chí Trần Mai Hạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký
Hội Nhà báo Việt Nam làm Tổng biên tập…”.
Báo NB&CL in số thử nghiệm (số 0) ra từ 24 đến 30/6/1996. Số thử nghiệm
không phát hành, chỉ lưu hành nội bộ để rút kinh nghiệm.
Báo NB&CL phát hành chính thức từ số 1 (ra từ ngày 8 đến 14/7/1996) đúng
dịp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt
đẹp. Báo được thành lập, nhưng do không có biên chế để tuyển phóng viên nên
Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định mời một số nhà báo có trình độ, uy
tín và nhiệt tình của các cơ quan báo chí giúp phụ trách các chuyên mục của báo. Để
đánh giá về thời kỳ đầu của tờ tuần báo, xin trích dẫn Nghị quyết ngày 28-11-1996
của Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Nghị quyết nêu rõ: “Mặc dầu gặp không ít
khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính và cả về nhân sự, sau một thời gian
chuẩn bị, đầu tháng 7 năm 1996, Tuần báo “Nhà báo & Công luận” đã chính thức



5

ra mắt bạn đọc. Việc Hội xuất bản tờ báo, cơ quan ngôn luận của Hội được giới báo
chí, bạn đọc đón nhận và hoan nghênh“.
Trải qua nhiều lần thay đổi như vậy, báo Nhà báo và Công luận vẫn đứng vững
và là cơ quan ngôn luận tin tưởng của Hội Nhà báo Việt Nam. Ngày 21/09/2014 báo
thành lập văn phòng đại diện Bắc miền Trung.
Và đến ngày 21/09/2014, Báo Nhà báo và Công luận đã kỉ niệm 10 năm thành
lập VPĐD Bắc miền Trung. Ngày 05/02/2010, trong khuôn khổ Hội báo Xuân 2010,
Hội Nhà báo VN đã tổ chức khai trương báo điện tử Nhà báo và Công luận. Báo Nhà
báo và Công luận điện tử ra đời ( với tổng chi phí ban đầu khoảng
2,5 tỷ đồng cho 1 tờ báo điện tử có khả năng ban đầu khoảng 5.000-10.000 người
truy cập một lúc. Ngoài phần thông tin chính trị xã hội, Báo điện tử Nhà báo và Công
luận vẫn có những đường nét riêng, đó là diễn đàn công luận, cầu nối của người làm
báo với độc giả, là đối thoại của người làm báo với nhà quản lý, chuyên gia về các
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, là quan hệ các doanh nghiệp, doanh nhân với cộng
đồng, với báo chí.
Đặc biệt Nhà báo và Công luận điện tử dành phần thích đáng giới thiệu truyền
thông thế giới, các hoạt động của các cấp hội Nhà báo Việt Nam, những kinh nghiệm
làm báo, chuyện hậu trường nhà báo, chân dung các nhà báo và nhất là việc bảo vệ
quyền hành nghề của nhà báo, lợi ích chính đáng của các nhà báo Việt Nam.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức tòa soạn
Trụ sở: Tầng 4, Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam-Lô E2, KĐT mới Cầu Giấy,
Đ.Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Cơ cấu nhân sự: 1 tổng biên tập chịu trách nhiệm chung; 1 phó tổng biên tập
phụ trách nội dung và phòng ban chuyên môn: Ban biên tập, Phòng Hành chính - Tài
vụ, Thư ký tòa soạn, Phòng phóng viên của Báo giấy, Ban điện tử, Trung tâm Truyền
thông Công luận.

+ Báo giấy phát hành 1 tuần/số vào ngày thứ 5 hàng tuần. Bao gồm các chuyên
mục chính: Diễn đàn công luận, Văn hóa - Nghệ thuật, Tin tức - Sự kiện, Thời cuộc,


6

Công tác Hội, Nghề báo, Kinh tế - Xã hội, Phóng sự - Điều tra, Đời sống xã hội, Bạn
đọc với Công luận, Tư liệu.
+ Ban điện tử (trưởng ban điện tử, 2 phó ban, 1 tổng thư ký, các trưởng chuyên
mục). Báo điện tử Nhà báo và Công luận ( bao gồm các chuyên
mục: Thời sự, diễn đàn công luận, Nhà báo - Nghề báo, Pháp luật - Điều tra, Đời
sống xã hội, Văn hóa, Kinh tế, Bạn đọc, Công nghệ.
- Ban biên tập
Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Niên
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh CQTW Hội Nhà báo Việt Nam
Phó Tổng Biên tập Trần Lan Anh
- Phó Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW Hội Nhà báo Việt Nam
- Phòng Hành chính - Tài vụ:
Trưởng phòng Nguyễn Mai Chi
- Phòng Thư ký Tòa soạn - Phóng viên của báo giấy
Trưởng phòng Hà Thị Hồng Sâm
- Ban điện tử
Trưởng ban Nguyễn Văn Bình
Phó trưởng ban kiêm thư ký tòa soạn Vũ Đức Điển
- Trung tâm Truyền thông Công luận:
P. Giám đốc Đỗ Quý Thích
1.2.3. Báo Nhà báo và Công luận và các ấn phẩm
Hiện nay, báo Nhà báo và Công luận phát hành trong ở khắp các tỉnh thành
trong cả nước cụ thể là báo sẽ được chuyển về các cơ quan của hội nhà báo ở các tỉnh
thành. Báo chỉ phát hành trong nội bộ là hội nhà báo trực thuộc các tỉnh/thành trên cả

nước. Và số lượng ấn bản phụ thuộc vào cơ quan hội nhà báo các tỉnh đặt trước. Báo
Nhà báo và Công luận là báo tuần, vậy nên báo được phát hành vào ngày thứ 2 đầu tuần.
Bên cạnh đó, báo Nhà báo và Công luận có còn phiên bản điện tử với số lượng
truy cập lên đến 15.000 - 20.000 lượt trong một thời điểm. Đặc biệt, trên phiên bản
điện tử ( còn có chuyên mục rất đặc biệt mang sắc thái riêng của


7

báo là Bản tin công luận phát với tần suất 1tuần/1bản tin. Đây là cách mà báo sử
dụng để phát huy sức mạnh của truyền thông đa phương tiện trong kỉ nguyên truyền
thông kỹ thuật số hiện nay.


8

CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.1. Những công việc cụ thể đã thực hiện trong quá trình viết tin bài
Trong quá trình thực tập, em đã triển khai được 2 bài viết và 1 tin sâu. Tuy
nhiên, trước khi có những tác phẩm đó, em đã có ý tưởng về một số đề tài. Để lên ý
tưởng cho đề tài, em đã nghiên cứu các chuyên trang, chuyên mục trên báo Nhà báo
và Công luận để có thể đánh giá đề tài nào mình có thể viết được cho báo.
Sau khi nghiên cứu, em nhận thấy chuyên trang Nhà báo - Nghề báo là phần
mà có nhiều đề tài phong phú và đa dạng cho sinh viên thực tập có thể bắt đầu bởi nó
gắn liền với lịch sử nghề báo, và những công việc cụ thể của những phóng viên,
những biên tập viên - những người trực tiếp làm báo.
Ngay sau đó, em báo cáo đề tài với Phóng viên hướng dẫn trực tiếp của mình.
Em đã lập đề cương triển khai đề tài gồm tin, kế hoạch tiếp cận nguồn tin, kế hoạch
xây dựng bài, số kỳ… Đề tài được đánh giá tốt nhưng do quá trình thực hiện gặp một

số khó khăn mang tính chất khách quan nên các đề tài vẫn đang dừng lại ở giai đoạn
ý tưởng và chưa thành hiện thực. Trong tương lai, khi có điều kiện tiếp cận với các
nguồn thông tin chất lượng và các tài liệu chính thống, tôi hy vọng những ý tưởng đã
hình thành trong thời kỳ này sẽ thành hiện thực.
Sau đó, em lại bắt đầu với ý tưởng xây dựng bài về công việc của những người
làm báo cũng như những tâm tư, tình cảm của những người mong muốn gắn trọn
cuộc đời, sự nghiệp của mình cho nghề báo. Tôi đã lên kế hoạch, lập đề cương chi
tiết và các công việc dự kiến thực hiện để tiếp cận với các phóng viên báo chí, để có
thể trò chuyện, phỏng vấn, tìm hiểu và thu thập thông tin về công việc của họ cũng
như các ấn phẩm của họ đã xuất bản, in ấn trên các trang báo giấy hay trang tin báo
điện tử. Kết quả sau 3 tháng thực tập em đã viết được 1 số bài viết giới thiệu về cuộc
đời, sự nghiệp và tâm tư, tình cảm của một số phóng viên, nhà báo nổi tiếng.


9

1. Bài đầu tiên tôi tìm hiểu, nghiên cứu và viết về nhà báo Mai Anh (trưởng
ban biên tập tạp chí Heritage). Có thể nói nhà Báo Mai Anh là một nhà báo nổi tiếng,
được nhiều người biết đến, bà đã có rất nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng được
đăng tải trên rất nhiều báo. Và đặc biệt, một việc làm hết sức ý nghĩa và mang tính
nhân văn cao cả của bà là bà đã nhận nuôi bé Thiện Nhân - cậu bé đáng thương đã bị
mẹ vứt bỏ và bị thú hoang tấn công nên rất đáng thương. Để kêu gọi sự ủng hộ của
công chúng trên cả nước, nhà báo Mai Anh cũng đã trực tiếp gây dựng ra quy Thiện
Nhân để không chỉ giúp đỡ bé Thiện Nhân nói riêng mà còn cứu giúp, hỗ trợ hàng
trăm bé bị dị tật bộ phận sinh dục. Bài viết “Người thắp “Lửa thiện nhân” và nối dài
hành trình Thiện Nguyện” ra đời, Bài viết được các cán bộ tại tòa soạn báo Nhà báo
và Công Luận đánh giá cao, tuy nhiên vẫn còn có một số chỗ cần được hiệu chỉnh để
bài viết chính xác hơn, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn.
2. Bài thứ 2 tôi viết về nhà báo, nhà văn Quỳnh Trang. Sau quá trình trò
chuyện, tìm hiểu và thu thập thông tin, tôi được biết răng nhà báo, nhà văn Nguyễn

Quỳnh Trang sống trong mạch chính của lao động báo chí với nhiều bài viết, trò
chuyện ấn tượng song chị lại nổi hơn với “vai” nhà văn- Một trong những gương mặt
nhà văn nữ trẻ trung xinh đẹp và gây chú ý thời gian qua với liên tiếp các tiểu thuyết,
tập truyện ngắn, ký chân dung văn học: 1981, Nhiều cách sống, Cho một hành trình;
24 giờ; Mất ký ức; Đi về không điểm đến 9×09… Chị thuộc tuýp nhà báo đa di năng,
nhà báo của xu thế hiện đại và khá thành công: viết báo, viết văn, MC, giám khảo
gameshow, tham gia các talk show, hội thảo tọa đàm… Với ngòi bút sắc sảo và một
phong cách viết độc đáo, khác lạ, sắc sảo, nhà báo, nhà văn Quỳnh Trang đã cho ra
đời rất nhiều bài viết có giá trị. Chính vì thế, tôi đã viết một bài viết về chị để giúp
các bạn sinh viên, những người mới vào nghề như chúng tôi được biết, được tiếp cận
với một cuộc đời, một con người, một phong cách và cách viết báo, làm báo độc đáo.
Đặc biệt, trong quá trình thực tập, tôi cũng được Thư ký tòa soạn giao cho đi
tham gia họp báo của Bộ Thông tin và truyền thông để lấy tin cho ban điện tử. Em
đã thực hiện và triển khai thành tin sâu. Tuy nhiên, do phương tiện kỹ thuật còn kém
(không có máy ảnh chuyên nghiệp và máy ghi âm) nên phần hình ảnh không được


10

đánh giá cao và phải dùng đến ảnh minh họa, phần tư liệu ghi âm không có nên tôi
không ghi nhận hết được các ý kiến trao đổi, thảo luận trong buổi họp báo. Đây có lẽ
là bài học kinh nghiệm đáng nhớ về cách lấy tin ảnh, bài cho buổi họp báo mà tôi sẽ
nhớ mãi trong hành trình làm báo sau này của mình.
2.2. Kết quả đạt được trong quá trình thực tập
Trong quá trình thực tập tại báo Nhà báo và Công luận, đã giúp tôi có được
một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về lịch sử hình thành phát triển của báo Nhà
báo – Công luận, cơ cấu chức năng nhiệm vụ của báo Nhà báo - Công luận cũng như
hệ thống chuyên mục, trang tin của báo giấy và báo điện tử báo Nhà báo – Công luận.
Đồng thời tôi cũng đã nắm bắt được và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức quản lý, tổ
chức công việc trong các hoạt động báo chí. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực

tập, giúp tôi biết được thêm những kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và
cách thức mà mình áp dụng các kiến thức từ lý luận đến thực tiễn. Đã ứng dụng được
một số kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tế làm báo của mình.
Đồng thời, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các anh chị phóng viên, biên tập
viên trong báo tôi đã hoàn thành được chỉ tiêu tin, bài mà nhà trường giao cho. Đồng
thời, tìm thêm các đề tài mới cho báo Nhà báo và Công luận. Trong thời gian thực tập
từ ngày 06/01-15/04/2016 tôi đã được đăng 2 bài và 1 tin trên báo điện tử
congluan.vn. Cụ thể là:
- Bài viết: Nhà báo Mai Anh - “Người thắp “Lửa thiện nhân” và nối dài hành
trình

Thiện

Nguyện”

đăng

tải

Thứ

6

ngày

29/01/2016

(Link: />- Bài viết “Tôi là người lắng nghe trọn vẹn nhưng cũng hỏi tận cùng” về nhà
báo, nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang đăng tải Thứ ba, ngày 22.03.2016 (Link:
/>- Tin bài “Bộ Thông tin và truyền thông: Tổng kết công tác Thông tin - Truyền

thông” Quý I - 2016” đăng tải thứ 5, ngày 07.04.2016 (Link: />

11

2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện
Nhằm mục tiêu đào tạo gắn giữa lý luận trong nhà trường với thực tiễn tại cơ
sở và tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp báo chí. Sau gần 4
năm các sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã tiến hành cho các sinh viên đi thực tập tại các báo, đài. Được sự giới thiệu
của nhà trường, tôi đã liên hệ thực tập báo Nhà báo và Công luận từ ngày 06 /01/2016
đến 15/04/2016. Trong quá trình thực tập tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.3.1. Thuận lợi
Thời gian gần 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, được sự dạy dỗ chỉ bảo
tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã được trang bị tương đối đầy đủ những kiến thức
cơ bản về lý luận cũng như nghiệp vụ báo chí. Những kiến thức được trang bị trong
trường đã tạo cho tôi rất nhiều thuận lợi trong quá trình tác nghiệp.
Bên cạnh đó, trong thời gian kiến tập tại báo Nhà báo và Công luận tôi đã được
các anh chị phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn của báo tạo mọi điều kiện giúp
đỡ chỉ bảo từ việc phát hiện đề tài, khai thác tư liệu đến cách viết tin bài…
Đặc biệt, ban biên tập tòa soạn đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho bài
viết mà em đã cố gắng thu thập. Khi báo giấy không đăng được vì nộp muộn, ban
biên tập của báo điện tử đã tạo điều kiện để bài viết được đăng tải. Đây là điều mà
sinh viên chúng em vô cùng cảm kích và biết ơn vì tòa soạn không những dạy nghề
cho chúng em mà còn dạy cho cúng em cách xử lý tình huống rất tốt.
Không những thế, ban biên tập còn trực tiếp giao cho phóng viên non nớt như
chúng em đi lấy tin ở buổi họp báo của các bộ. Đây chính là sự tin tưởng của ban
biên tập dành cho em.
Cùng với việc đã có kinh nghiệm trong 1 tháng đi kiến tập vào năm thứ 3, sinh
viên đỡ bỡ ngỡ khi bắt nhịp với công việc của tòa soạn.
2.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, một số khó khăn gặp phải:
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên để tìm được đề tài, khai thác
thông tin và hoàn thành một tác phẩm báo chí hay, sinh động em còn gặp nhiều khó


12

khăn. Đặc biệt là khi liên hệ đến cơ sở để lấy tư liệu còn bỡ ngỡ, khai thác thông tin
chưa được sâu và đầy đủ,…
Ý tưởng về đề tài có nhưng còn lúng túng và khúc mắc trong cách triển khai đề
tài, đặc biệt là khi đi thực tế ở cơ sở, còn ngại ngần và e dè.
Đây lầ lần đầu làm việc ở tòa soạn mà báo ra theo tuần (tuần báo) nên trong
quá trình thực tập còn bỡ ngỡ với thời điểm chốt đề tài, chốt bài và đóng ma-két của
tòa soạn. Vì vậy, có bài viết vì nộp muộn nên không thể đăng tải trên báo giấy mà
chuyền sang đăng tải trên báo điện tử congluan.vn.
Có một số đề tài không thực hiện được vì lý do cách tiếp cận nguồn tin, nhân
vật còn nhiều trở ngại cả từ phía khách quan và chủ quan.
Đối với những lần đi lấy tin về buổi họp báo của cơ quan nhà nước, còn dè dặt,
không mạnh dạn đặt câu hỏi cho nhân vật tham gia họp báo như Thứ trưởng, người
phát ngôn của bộ, cơ quan vì sợ sệt những nhân vật đó.
2.4. Bài học kinh nghiệm
Trong thời gian 3 tháng thực tập tại tòa soạn báo Nhà báo-Công luận, tôi đã rút
ra được nhiều kình nghiệm và bài học từ thực tiễn những lần đi cơ sở về cách giao
tiếp ứng xử khi thu thập, khai thác thông tin từ nhân chứng. Được đi thực tế, được
tiếp xúc với môi trường làm báo năng động, tự tin giúp em hiểu rõ hơn về công việc
của một phóng viên chuyên nghiệp để có cái nhìn chính xác hơn về công việc trong
tương lai của mình. Cụ thể như sau:
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phóng viên cũng phải mạnh dạn và tự tin vào
chính mình.
Trước bất kì một vấn đề nào mình muốn viết, muốn phỏng vấn hay xin ý kiến

một ai đó, phóng viên cần phải tìm hiểu vấn đề trước, phải có kiến thức nền tảng về
vấn đề thì sẽ không bị lúng túng hay khó khăn trong quá trình tác nghiệp.
Luôn phải nhanh chóng, khẩn trương, chạy đua cùng sự kiện thì mới đảm bảo
độ nóng sốt của sự kiện, thu hút được công chúng.
Tùy thuộc vào tiêu chí mục đích của mỗi cơ quan báo chí mà có cách tiếp cận
và thể hiện đề tài cho phù hợp


13

Tôn trọng sự thật đến mức tối đa. Chỉ cần thêm thắt nhỏ trong bài viết hay thay
đổi lời dẫn một câu, chữ cũng có thể dẫn đến việc hiểu sai, hiểu lệch vấn đề.
Nên rà soát thật kỹ lại thông tin trước khi chuyển cho biên tập viên.
Khi có ý tưởng về đề tài, hãy trao đổi thật kỹ với biên tập viên về cách thức
khai thác và cách viết, xây dựng bài viết như thế nào để tránh trường hợp mất công đi
viết nhưng khi nộp lại cho ban biên tập thì không nhận vì không phù hợp với báo.
Luôn giữ liên lạc và làm theo sự chỉ dẫn của biên tập viên để đảm bảo mọi bài
viết đều được sử dụng ở mức tối đa.
Khi được giao đi lấy tin về sự kiện như họp báo thì hãy đến đúng giờ check in
khu vực báo chí và chuẩn bị các thiết bị như máy ảnh, ghi âm, sổ tay, bút và đừng
quên giữ cẩn thận thông cáo báo chí vì ở đó có nhiều thông tin cần dùng cho bài viết,
Nhiều trường hợp, phóng viên đến buổi họp báo nhưng chỉ cầm thông cáo báo chí và
chụp vài tấm ảnh là ra về làm tin. Nhưng việc này thể hiện sự vô trách nhiệm. Bởi
buổi họp báo nào cũng vậy, các vấn đề được bộc lộ khi mà phóng viên có sự tương
tác với nhân vật trong buổi họp báo. Đặc biệt, những thông tin chúng ta có được từ sự
tương tác đó rất thú vị và có giá trị thông tin độc quyền hơn là những thông tin in sẵn
trên thông cáo báo chí.


14


CHƯƠNG 3
TỰ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Nhận xét về Cơ quan thực tập:
Báo Nhà báo và Công luận là cơ quan Trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam.
Là một trong những báo hàng đầu trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, ngôn luận.
Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của tòa soạn báo Nhà nước và Công
luận rất chuyên nghiệp, nhiệt tình và hăng say trong công việc. Họ rất vui vẻ, hòa
đồng và thân thiện, đặc biệt là với những thực tập sinh, các nhân viên của tổ chức
luôn tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để giúp các thực tập sinh khỏi bỡ ngỡ và lạ
lẫm với công việc. Với khối lượng công việc nhiều, các nhân viên của tổ chức
luôn đảm bảo tiến độ công việc góp phần tạo nên sự phát triển của báo điện tử và
báo giấy. Là một tổ chức hoạt đông về lĩnh vực báo chí nên đội ngũ cán bộ, phóng
viên, biên tập viên của tòa soạn báo Nhà nước và Công luận luôn nỗ lực hết mình,
tìm kiếm khai thác thông tin để xây dựng một hệ thống báo giấy, báo điện tử đầy
đủ các chuyên mục, đề cập đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là
trong lĩnh vực làm báo và nghề báo.
3.2. Nhận xét về bản thân:
3.2.1 Ưu điểm:
• Có sức khỏe tốt giúp đáp ứng được các yêu cầu của công.
• Vui vẻ, hòa đồng và cởi mở với mọi người
• Nhiệt tình, tận tâm và tháo vát trong công việc
• Có ý thức kỷ luật tốt.
• Có kiến thức cơ bản vững chắc về các nghiệp vụ làm báo


15

• Nhanh chóng tiếp thu các ý kiến đóng góp và các yêu cầu được giao.
• Chịu khó, không ngừng học hỏi, chủ động tìm cách giải quyết các vấn đề phát

sinh trong công việc. Luôn có ý thức chủ động trong mọi công việc và cố gắng
hoàn thành tốt nhất những công việc được cơ quan thực tập giao phó.
3.2.2. Nhược điểm:
• Có lúc chưa biết cách áp dụng các kiến thức đã học vào công việc một cách
linh hoạt.
• Vốn kinh nghiệm phóng viên còn hạn chế, nên chưa có sự chuẩn bị các phương
tiện hỗ trợ phỏng vấn, thu thập thông tin chưa được chu đáo.
• Kinh nghiệm phỏng vấn còn nhiều hạn chế, chưa biết cách tiếp cận và khai
thác triệt để các câu chuyện, các thông tin từ đối tượng phỏng vấn.


16

KẾT LUẬN
Trong môi trường xã hội biến động không ngừng, người làm báo phải đối mặt
với vô vàn thách thức để sống, tồn tại, trải nghiệm và thành công trong nghề nghiệp.
Để đứng vững và phát triền với nghề báo là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi
nhà báo, đặc biệt là những người chuẩn bị bước vào nghề. Qua gần 4 năm ngồi trên
ghế nhà trường, em chỉ được trang bị những kiến thức lý thuyết, chỉ dừng lại ở những
bài viết theo dữ liệu có sẵn. Nhưng khi đi thực tập mới thấy để có được một tác phẩm
báo chí thực sự thì là một quá trình vô vàn khó khăn. Mỗi người có một cách suy
nghĩ và phân tích khác nhau. Với những phóng viên có kinh nghiệm, nhìn vào một sự
việc họ nghĩ ra rất nhiều đề tài và hướng phát triển đề tài khác nhau. Nhưng với một
sinh viên đang thực tập điều này không hề dễ dàng. Cách nhìn mông lung, cách làm
lúng túng là những điều thường xuyên gặp phải. Có thể đưa ra được đề tài rất hay, rất
tốt nhưng cách triển khai chưa đúng lại dẫn đến đưa ra tác phẩm chưa đạt đến tầm
mục tiêu đề tài đưa ra. Thực tế còn có thể dẫn đến chỗ đề tài đưa ra một đằng nhưng
khi triển khai kết quả lại thành ra một nẻo. Đó là những bài học kinh nghiệm đầu tiên
cho người mới.
Tại tòa soạn báo Nhà báo và Công luận, em đã được tạo điều kiện để tìm hiểu

cơ chế hoạt động của tòa soạn, được trải nghiệm những giây phút làm nghề, được đi
sâu, đi sát vào thực tiễn cuộc sống... Qua đó thấy được sự cao quý của nghề báo, thấy
được những thăng trầm trong công tác nghiên cứu viết bài, những khó khăn trong
nghiệp làm báo để phần nào tự hoàn thiện kiến thức của mình và tích lũy những bài
học kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đời làm báo. Đó là những kinh nghiệm trong
cách lựa chọn đề tài không những phải mới lạ, độc đáo mà phải phù hợp với tiêu chí
của tòa soạn. Đó là những bài học khi đi thực tế lấy thông tin phải xác minh nguồn
tin, phải ăn nằm tại cơ sở để tìm được bản chất của sự thật.
Có thể thấy rằng, trong quá trình thực tập thì đối với mỗi sinh viên theo chuyên
ngành báo chí là hêt sức quan trọng. Bởi trong quá trình đó, sinh viên có thể khám
phá, quan sát tìm tòi ra những điều hết sức quý giá. Điều đó giúp cho mỗi sinh viên


17

hiểu được khi rằng khi đã bước trên con đường ấy thì họ cần phải chuẩn bị những
hành trang gì để đi đến cái đích đó.


18

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Chữ ký người hướng dẫn

Xác nhận của cơ quan thực tập


19



×