Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

môn tác phẩm báo chí - Khảo sát sản phẩm báo chí và sự phát triển của cơ quan báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.41 KB, 14 trang )

A - PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, vai trò của báo chí và nhà báo không
ngừng nâng cao. Báo chí đã đồng hành với dân tộc, đất nước trong sự
nghiệp dựng xây, đấu tranh không khoan nhượng với cái trì trệ, cái ác, cái
xấu; cổ vũ kịp thời các phong trào hành động cách mạng, những điển hình
tiên tiến. Đặc biệt, báo chí đã làm tốt chức năng phản biện xã hội đối với
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng với dân,
dân với Đảng
Với vai trò và chức năng của mình, báo chí đã và đang có những tác
động to lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm định hướng
cho công chúng đi đến những chuẩn mực của xã hội.
Một tờ báo mà sản phẩm của họ nhận được sự ủng hộ của nhiều công
chúng thì cơ quan báo chí đó được coi là hoạt động hiệu quả, ngược lại một
tờ báo mà sản phẩm của họ không nhận được sự ủng hộ, hay nhận được ít
sự ủng hộ của công chúng thì cơ quan báo chí đó được đánh giá là hoạt
động kém hiệu quả.
Nhận thức được điều này các cơ quan báo chí đã không ngừng đổi
mới về cả nội dung lẫn hình thức để đáp ứng nhu cầu của công chúng,
trong quá trình đổi mới này các cơ quan báo chí đã đặc biệt chú trọng đến
tâm lý tiếp cận các sản phẩm báo chí của công chúng, bởi đó là yếu tố
quyết định đến sự thành công của sản phẩm báo chí và sự phát triển của cơ
quan báo chí.
Với sự hướng dẫn của giảng viên tôi tiến hành khảo sát chuyên trang
Thăng Long – Hà Nội của báo Hà Nội mới trong thời gian từ 22
->28/11/2010, để tìm hiểu rõ hơn về những yêu cầu cơ bản trong viết báo
tiếp cận tâm lý công chúng.

1



B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
I. Đánh giá chung.
Nhìn chung những bài viết đăng trong chuyên trang Thăng Long –
Hà Nội của báo Hà Nội mới trong thời gian khảo sát là đáp ứng được nhu
cầu, thị hiếu của công chúng, chỉ có một số ít bài là không đáp ứng được
yêu cầu này.
Nhiều tác phẩm có thông điệp rõ ràng, định hướng công chúng đến
với những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, như tác phẩm “Một thoáng Hà Nội
ở Paris”, ra chủ nhật, ngày 28/11/2010, bên cạnh đó cũng có những tác
phẩm chưa có thông điệp rõ ràng, như tác phẩm “ có hay không việc “phá
hoại di tích”?”, ra thứ sáu, ngày 26/11/2010.
Một số tác phẩm có đầu đề gây được sự tò mò cho công chúng, như
tác phẩm “trùng di tích bao giờ có chuẩn?”, ra thứ tư, ngày 24/11/2010.
Cách dẫn dắt của những tác phẩm ấy có khả năng hướng dẫn công chúng
tiếp cận với nội dung thông điệp của tác phẩm.
Các bài viết có cách trình bày rõ ràng, thể loại hơp lý, ngôn ngữ dễ
hiểu thích hợp với mọi đối tượng.
Hầu hết các tác phẩm là được tiếp cận ở góc độ con người, phục vụ
lợi ích của công chúng, hướng công chúng đến những giá trị tốt đẹp của xã
hội.
Nhiều bài báo có các chi tiết gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với
công chúng, lối phân tích của các bài ấy cũng khá sâu sắc.
Các bài báo có sự phối hợp giữa tính khách quan và tính chủ quan,
có những bài nghiêng về những chi tiết khách quan, có những bài nghiêng
về những chi tiết chủ quan.
Chỉ có một số ít tác phẩm là làm tăng được uy tín của tác giả và sản
phẩm báo chí, bởi hầu hết các tác phẩm mới chỉ mang tính chất thông tin
phản ánh bình thường.
2



Nhìn chung các bài báo về cơ bản là đáp ứng được những đòi hỏi đặc
thù của loại hình báo chí nhằm tác động hiểu quả đến cơ chế tác động
thông tin đến công chúng, tuy nhiên vẫn cần phải phát huy hơn nữa để nâng
cao vai trò và vị thế của mình trong làng báo chí.
II. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu trong chuyên trang
1. Tác phẩm “Một thoáng Hà Nội ở Paris”, ra chủ nhật, ngày
28/11/2010
(HNM) - Những ngày này, người Hà Nội như tôi tự hào biết mấy
khi có mặt ở thủ đô Paris (Pháp) để được tham gia giới thiệu về thành
phố nghìn năm tuổi của mình với người dân Pháp và du khách quốc
tế đến xem triển lãm "Hà Nội 1010-2010: 1000 năm lịch sử". Được
trưng bày tại một địa điểm lịch sử nổi tiếng thế giới - Cung điện
Invalides, những hình ảnh về đất và người Hà Nội trở nên rực rỡ,
trang trọng biết bao.
Triển lãm nằm trong chùm hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội tại Pháp, bao gồm cả hội thảo quốc tế về Hà Nội và biểu diễn âm
nhạc Việt Nam. Hơn 100 bức ảnh và ghi chú về Hà Nội của nhiếp ảnh gia
người Pháp Michel Klein ấm áp trong không gian cổ kính của Cung điện
Invalides, như mời gọi người xem một chuyến viễn du khám phá thành phố
Hà Nội trên ba phương diện: Hà Nội với vai trò Thủ đô qua các giai đoạn
lịch sử; Hà Nội ngày nay; Hà Nội với những ảnh hưởng của văn hóa và
kiến trúc Pháp.
Những dấu ấn trong lịch sử của Hà Nội qua 1000 năm hiện lên rõ
nét, từ những hình ảnh, tư liệu mô phỏng sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ
Hoa Lư về Thăng Long, hình ảnh Hà Nội thời Pháp thuộc với vai trò trung
tâm chính trị và hành chính của Đông Dương, nét oai hùng của Hà Nội
trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là biểu tượng của
cuộc đấu tranh vì độc lập. Ở đây, phần trưng bày "Hà Nội của những

3


người anh hùng" khá nổi bật. Thủ đô nước Việt, nền văn hóa và lịch sử
Việt Nam hiện lên qua tên phố - tên anh hùng dân tộc, danh nhân, những
câu chuyện về Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Hoàng Hoa Thám, Tổng đốc
Nguyễn Tri Phương, người nổi danh khí tiết thà chết chứ không chịu đầu
hàng trong cuộc chiến bảo vệ thành Hà Nội.
Nhiếp ảnh Michel Klein đem đến những bức ảnh màu về Thủ đô
ngày nay từ nhiều góc nhìn. Có những cảnh phố cổ nhộn nhịp, những
không gian thơ mộng và yên tĩnh tại Công viên Bách Thảo, Hồ Tây, các di
tích lịch sử - văn hóa như đền Quán Thánh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
Hoàng thành Thăng Long… Tác giả lột tả sinh động cảnh sinh hoạt
thường ngày rất đỗi thân thuộc của người Hà Nội… Tất cả cho phép người
xem hình dung về một thành phố năng động, giàu truyền thống.
Bên cạnh đó là dấu vết của một thời quá khứ quãng hơn một trăm
năm Hà Nội chịu ảnh hưởng của kiến trúc và văn hóa Pháp. Dấu xưa lưu
lại ở nhiều công trình, ở thắng cảnh của thành phố này, đến với người xem
qua những tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp. Ông miêu tả sự thay
đổi tích cực và cả những điều chưa phù hợp của Hà Nội dưới thời Pháp
thuộc qua hình ảnh về các công trình xây dựng thời ấy còn tồn tại cho đến
ngày nay, từ các tòa nhà, đường phố, hệ thống cống thoát nước… Giữa
những công trình mang đậm dấu ấn của các kiến trúc sư người Pháp là nỗi
niềm của người Việt khi phải chứng kiến nhiều công trình văn hóa thuần
Việt bị mất đi. Các bức ảnh màu được trưng bày xen kẽ với hình đen trắng,
cảnh Hà Nội xưa xen lẫn ngày nay, chúng mang lại cho người xem một sự
khám phá và so sánh thú vị. Theo Michel Klein: "Người Việt Nam đã cố
gắng gìn giữ dấu xưa dù họ phải nếm trải nhiều biến cố lịch sử. Sức mạnh
của văn hóa Việt là ở chỗ biết tiếp thu. Dù rất khác nhau nhưng thật đáng
ngạc nhiên là hai nền văn hóa Việt - Pháp lại có nhiều đặc tính gần gũi".

Ông Philippe Dumont, Tổng Biên tập tạp chí "Sổ tay Việt Nam", một
4


khách thăm triển lãm đã vui vẻ thốt lên rằng: "Tôi đã đến thăm Việt Nam
nhiều lần và thấy cuộc triển lãm này rất thú vị. Tôi nghĩ nó đem nhiều
thông tin mới và gây sự tò mò cho người xem, làm họ muốn biết thêm và
muốn đến thăm Việt Nam".
Theo Ban tổ chức, họ quyết định tổ chức triển lãm bởi Hà Nội là
"một trong những thủ đô diễm lệ và thân thiện nhất Đông Nam Á". Cuộc
trưng bày này chỉ mới hé "một thoáng Hà Nội", nhưng để lại dấu ấn đặc
biệt trong lòng người xem về một thành phố có lịch sử trải dài qua 1000
năm, từng đối mặt với biết bao thử thách.
Văn Đức Sơn
Phân tích:
Vấn đề mà bài báo đưa ra là đáp ứng được nhu cầu của đại đa số
công chúng của tờ báo, công chúng chính của tờ báo đó là người dân Hà
Nội, Thông điệp mà bài báo muốn gửi tới độc giả là thể hiện lòng tự hào
về thủ đô ngàn năm văn hiến, mỗi con người ở Hà Nội nói riêng và người
dân Việt Nam nói chung phải ra sức giữ gìn và phát huy những bản sắc văn
hóa những giá trị cao đẹp của thủ đô ngàn năm tuổi.
Đầu đề của bài báo chưa có sự đột phá trong quá trình gây sự tò mò
cho công chúng của tờ báo, tuy nhiên cách dẫn dắt vào đề của bài báo lại
rất ấn tượng, nó có khả năng hướng dẫn công chúng tiếp cận với nội dung
thông điệp của tác phẩm.
Bài báo này thuộc thể loại tin sâu, cách trình bày rõ ràng, mạch lạc,
thông tin đầy đủ chính xác, ngôn ngữ thích hợp với mọi công chúng.
Bài báo được tiếp cận ở góc độ con người, bài báo vừa thể hiện niềm
tự hào dân tộc vừa là nguồn động lực để mỗi con người Việt Nam có những
việc làm thiết thực để xây dựng và phát triển đất nước.

Bài báo chỉ mang tính chất thông tin vì vậy nó không có những chi
tiết đặc biệt cũng như lối phân tích sâu.
5


Tác phẩm này có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính khách quan và
tính chủ quan, sự kết hợp này làm cho thông tin của bài báo có độ tin cậy
cao hơn. Vĩ dụ về chi tiết mà tác giả sử dụng chi tiết mang tính khách quan
“Ông Philippe Dumont, Tổng Biên tập tạp chí "Sổ tay Việt Nam", một
khách thăm triển lãm đã vui vẻ thốt lên rằng: "Tôi đã đến thăm Việt Nam
nhiều lần và thấy cuộc triển lãm này rất thú vị. Tôi nghĩ nó đem nhiều
thông tin mới và gây sự tò mò cho người xem, làm họ muốn biết thêm và
muốn đến thăm Việt Nam".
Tác phẩm chưa làm tăng được uy tín của tác giả cũng như sản phẩm
báo chí, bởi tác phẩm này chỉ mang tính chất thông tin về cuộc triển lãm
“1000 năm Thăng Long – Hà Nội” ở Pháp.
Nhìn chung tác phẩm này thỏa mãn được những đòi hỏi đặc thù của
loại hình báo hí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến
công chúng.
2. Tác phẩm “ có hay không việc “phá hoại di tích”?”, ra thứ
sáu, ngày 26/11/2010
(HNM) - Trước ý kiến cho rằng tường Thành cổ Sơn Tây đang bị
phá đi xây mới, hôm qua (25-11), UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã
tổ chức hội nghị lấy ý kiến cơ quan quản lý, giới khoa học về dự án
chỉnh trang tường thành cũ và phục hồi cổng đông của Thành cổ
Sơn Tây. Sau khi kiểm tra thực tế, 100% ý kiến tại hội nghị nhất trí
phương án mà Ban Đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây (BĐT) đang thực
hiện.
Không thể không cải tạo
Ông Nguyễn Ngọc Chất, chuyên gia khảo cổ của Bảo tàng Lịch sửViệt

Nam, người trực tiếp nghiên cứu, thám sát tường và cổng Thành cổ Sơn
Tây cho biết: Thành được xây dựng năm 1822 dưới thời Vua Minh Mạng,
6


theo kiến trúc Vauban (một loại thành quân sự của Pháp). Tường thành
cao 4,5m, dày từ 1,25-1,35m, xây vát lên bằng đá ong, phía trong đắp đất
theo kiểu thoải dốc chân đê để giữ tường thành. Đây là thành quân sự điển
hình, phên dậu cho phía tây Hà Nội xưa. Hiện nay, hầu hết các đoạn tường
thành đã bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn chân móng.
Trong báo cáo kết quả thám sát di tích vào tháng 9-2010, ông Chất đề
nghị phát quang, làm lộ rõ hiện trạng của những đoạn tường thành còn lại.
Với những cây cổ thụ trên mặt tường thành, phải có phương án bảo tồn vì
bản thân chúng là minh chứng lịch sử; các bụi cây cần triệt hạ để không
gây hại đến tường thành. Còn đối với tường thành, việc trước mắt nên làm
là bảo tồn nguyên trạng phần móng còn lại, xây xếp thêm đá ong lên
những đoạn bị sạt nhiều để có thể tái hiện toàn bộ hệ thống tường thành.
Cổng đông của thành đã bị triệt giải nhưng kết quả khai quật khảo cổ
cho thấy cổng có quy mô, kết cấu tương đồng với cổng phía tây, nam, bắc
hiện vẫn còn. Đây là căn cứ khoa học để phục dựng cổng đông.
Như vậy, có thể nói việc chỉnh trang tường thành cũ và phục hồi
cổng đông là cần thiết ở thời điểm hiện tại.
Phương án đang triển khai là khoa học
Tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Sơn
Tây khẳng định: Chính quyền, nhân dân thị xã nhận thức được giá trị lịch
sử, văn hóa, kiến trúc quý giá của Thành cổ nên đã xin phép và được
UBND thành phố Hà Nội cho phép lập dự án cải tạo, chỉnh trang tường
thành cũ và phục hồi cổng đông. Trên tinh thần đó, BĐT đã phối hợp với
các cơ quan chức năng lập báo cáo kỹ thuật, báo cáo kết quả thám sát và
có Tờ trình số 370/TTr - BĐTXD ngày 6-11-2009 gửi Sở VH,TT&DL Hà

Nội và đề nghị Sở có công văn gửi Bộ VH,TT&DL xem xét dự án này.
Ông Trần Đức Minh, Trưởng ban BĐT cho biết thêm, việc phát
quang thí điểm 117,5m tường thành cho thấy đa số đoạn tường chỉ còn vài
7


viên gạch, nên không thể thực hiện phương án "trồng cây thành hàng rào
chạy dọc theo vị trí tường thành bị mất để khách tham quan có thể hình
dung được tường thành cũ"… như hướng dẫn của Bộ VH,TT&DL tại văn
bản số 1699/BVHTTDL-DSVH ngày 12-5-2010. Theo ông Minh, làm như
vậy sẽ không thể đắp đất phía sau tường thành; hơn nữa, nước mưa đọng
lại ở móng tường thành lâu ngày sẽ phá hủy tường thành gốc. Việc tái định
vị các viên đá ong cũ cũng không thể thực hiện được vì không còn đá ong
gốc. Bởi vậy, Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sơn Tây đã có văn bản số 952
ngày 7-10-2010 đề nghị Bộ VH,TT&DL, Cục Di sản văn hóa cho phép tu
bổ 117,5m tường thành đã phát lộ. Phương án đặt ra là giữ nguyên tường
thành cũ, xếp đá ong mới thụt vào 3-5cm so với tường thành cũ để có thể
phân biệt được đâu là tường thành cũ, đâu là phần mới. Phía trong tường
đắp đất theo kiểu thoải chân đê, trồng cỏ và làm cống thoát nước phía
dưới. Toàn bộ cây cổ thụ, cây quý trên mặt tường thành được giữ nguyên,
chỉ

chặt

bỏ

cây

dại.


117,5m tường được chỉnh trang theo cách này nhưng việc làm đó đã bị dư
luận lên án là "phá hoại di tích" và vào ngày 19-11, Cục Di sản văn hóa
đã yêu cầu tạm dừng việc chỉnh trang tường thành.
Tiếp tục thực hiện việc tu bổ
Tuy nhiên, sau khi đi kiểm tra thực địa, GS Nguyễn Quang Ngọc,
Phó Chủ tịch Hội KHXH Việt Nam, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội đánh giá
phương án mà BĐT đang triển khai là bài bản, khoa học. Song, ông cũng
lưu ý đơn vị thi công nên chú ý đến các chi tiết nhỏ hơn, như chọn đá ong ở
vùng nào là phù hợp; nên trồng cây gì, hoa gì lên tường đất phía trong…
Ông Trần Đình Thành, Phó Trưởng phòng Quản lý di tích (Cục Di
sản văn hóa) cho biết: Cục nhận được hồ sơ dự án này trước khi các đoạn
tường thành phát lộ nên chưa có đủ căn cứ kiểm định. Ông cũng ghi nhận
việc cải tạo tường thành mà BĐT đang làm không ảnh hưởng đến yếu tố
gốc của di tích. Về yêu cầu tạm dừng thi công đối với dự án này vào ngày
8


19-11 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn
hóa khẳng định: Cục chỉ yêu cầu tạm dừng xếp đá ong lên tường thành,
còn việc làm phát lộ tường thành vẫn tiếp tục được thực hiện. UBND thị xã
Sơn Tây có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng lập báo cáo chi
tiết, tiếp tục lấy ý kiến các nhà khoa học chuyên ngành rồi báo cáo Cục Di
sản văn hóa trong thời gian sớm nhất. Căn cứ tình hình, Cục sẽ đưa ra
những kết luận cuối cùng.
Minh Ngọc
Phân tích:
Vấn đề mà bài báo đưa ra là đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của đại
đa số công chúng, vấn sửa chữa các di tích mà vẫn giữ được những nét độc
đáo vốn có của nó là một vấn đề không chỉ những cơ quan chức năng mà
toàn xã hội quan tâm.

Bài báo chưa có thông điệp rõ ràng, bài này cũng mới chỉ mang tính
chất thông tin một cách khách quan về hội nghị lấy ý kiến cơ quan quản lý,
giới khoa học về dự án chỉnh trang tường thành cũ và phục hồi cổng đông
của Thành cổ Sơn Tây của UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội)
Đầu đề của bài báo gây được sự tò mò cho công chúng, đặc biệt là
cụm từ “phá hoại di tích”, đầu đề của bài cũng rõ ràng hợp lý.
Bài báo này thuộc thể loại tin, tác phẩm có cách trình bày rõ ràng, dễ
hiểu, ngôn ngữ toàn dân, thích hợp với mọi công chúng, kể cả công chúng
có ít học thức.
Vấn đề đưa ra chưa được tiếp cận ở góc độ con người, bởi tác phẩm
này mới là sự đưa tin chứ nó chưa có sự định hướng công chúng.
Bài báo để lại ấn tượng bằng nhiều chi tiết đặc biệt. Vĩ dụ “ông
Nguyễn Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa khẳng định: Cục
chỉ yêu cầu tạm dừng xếp đá ong lên tường thành, còn việc làm phát lộ
tường thành vẫn tiếp tục được thực hiện. UBND thị xã Sơn Tây có trách
9


nhiệm phối hợp với các ngành chức năng lập báo cáo chi tiết, tiếp tục lấy ý
kiến các nhà khoa học chuyên ngành rồi báo cáo Cục Di sản văn hóa trong
thời gian sớm nhất. Căn cứ tình hình, Cục sẽ đưa ra những kết luận cuối
cùng.”, tuy nhiên bài báo chưa có sự phân tích sâu vấn đề.
Bài báo có sự kết hợp giữa tính chủ quan và tính khách quan, tính
khách quan được thể hiện nhiều hơn trong tác phẩm này. Vĩ dụ về một số
chi tiết mang tính khách quan trong tác phẩm “Tại hội nghị, ông Nguyễn
Quang Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây khẳng định: Chính quyền,
nhân dân thị xã nhận thức được giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc quý giá
của Thành cổ nên đã xin phép và được UBND thành phố Hà Nội cho phép
lập dự án cải tạo, chỉnh trang tường thành cũ và phục hồi cổng đông…”
hay đoạn “Ông Trần Đức Minh, Trưởng ban BĐT cho biết thêm, việc phát

quang thí điểm 117,5m tường thành cho thấy đa số đoạn tường chỉ còn vài
viên gạch, nên không thể thực hiện phương án "trồng cây thành hàng rào
chạy dọc theo vị trí tường thành bị mất để khách tham quan có thể hình
dung được tường thành cũ"…”
Tác phẩm này chỉ mang tính chất thông tin và chưa có thông điệp rõ
ràng vì vậy mà nó chưa làm tăng uy tín của tác giả và sản phẩm báo chí.
Tác phẩm này chưa thỏa mãn đặc thù của loại hình báo chí nhằm tác
động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công chúng.

10


CHƯƠNG II:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi tiến hành khảo sát chuyên trang Thăng Long – Hà Nội của
báo Hà Nội mới trong thời gian từ ngày 22 đến ngày 28/11/2010, tôi đã rút
ra cho mình được một số bài học để sau này phục vụ cho quá trình viết báo
của mình.
Trước khi viết bài tác giả phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu, thị hiếu của
công chúng để chọn những đề tài mà nhóm công chúng của báo đang có
nhu cầu tiếp nhận cao. Có như vậy bài báo mới đáp ứng được nhu cầu, thị
hiếu của đại đa số công chúng.
Các bài viết cần phải truyền tới độc giả những thông điệp rõ ràng,
tiến bộ, vì lợi ích của đông đảo công chúng. Không nên viết những tác
phẩm không có thông điệp hoặc nội dung thông điệp không rõ ràng.
Viết đầu đề cho bài báo cần phải ngắn gọn, hợp lý, gây được sự tò
mò của công chúng, tránh viết đầu đề dài dòng khó hiểu, không nên viết
đầu đề sai lệch so với nội dung mà bài báo đề cập đến.
Thể loại bài viết phải phù hợp với góc độ mà nhà báo viết bài, cách
trình bày rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ toàn dân, tránh sử dụng ngôn ngữ

chuyên ngành, nếu có sử dụng thì phải lý giải để cho độc giả hiểu.
Tất cả các bài viết phải được tiếp cận ở góc độ con người, một tác
phẩm được coi là thành công khi và chỉ khi nó thỏa mãn được nhu cầu tâm
lý của công chúng và phục vụ được lợi ích của công chúng.
Trong bài báo tác giả cần phải phân tích lập luận vấn đề một cách
hợp lý, logic, cần phải sử dụng những chi tiết đặc biệt gây được ấn tượng
mạnh với công chúng.
Tùy vào từng thể loại bài viết và khía cạnh khai thác vấn đề mà nhà
báo nên sử dụng tính khách quan và chủ quan cho hợp lý, trong các bài viết
nên sử dụng sự kết hợp này, bởi nó sẽ làm cho tác phẩm có độ tin cậy hơn.
Người viết báo phải cố gắng để viết được những tác phẩm làm tăng
11


uy tín của mình và sản phẩm báo chí mình làm ra,có như vậy mới phát huy
được vai trò trong hoạt động truyền thông báo chí của mình.
Nhà báo phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ lý luận,
trình độ nghiệp vụ và trình độ văn hóa đạo đức để có thể viết được những
tác phẩm báo chí thỏa mãn được những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo
chí nhằm tác động hiệu quả đến cơ chế tác động thông tin đến công chúng.

12


C – KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành khảo sát chuyên trang Thăng Long – Hà Nội của
báo Hà Nội mới trong thời gian từ 22->28/11/2010, tôi có một số nhận định
về quá trình viết báo tiếp cận tâm lý công chúng của báo như sau:
Có nhiều tác phẩm trên chuyên trang trong thời gian khảo sát là đáp
ứng được những đòi hỏi đặc thù của loại hình báo chí như đã đáp ứng được

nhu cầu thị hiếu của công chúng, bài viết có thông điệp rõ ràng, có lỗi phân
tích sâu sắc, có sử dụng hợp lý tính khách quan và chủ quan trong tác
phẩm,… nhưng bên cạnh ấy vẫn có một số tác phẩm vẫn chưa đáp ứng
được những yêu cầu này, chẳng hạn như chưa đáp ứng được nhu cầu, thị
hiếu của công chúng, chưa có thông điệp rõ ràng…Những tác phẩm này
làm suy giảm uy tín của tờ báo đối với công chúng.
Ngày nay khi mà nhu cầu thông tin của công chúng không ngừng
nâng cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí cho thích hợp với
công chúng là điều tất yếu. Vì vậy báo Hà Nội mới nói riêng và tất cả các
cơ quan báo chí nói chung luôn phải đổi mới để đáp ứng được nhu cầu của
công chúng hiện đại, phát huy hết vai trò to lớn của báo chí đối với sự phát
triển của đất nước.

13


14



×