Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TÁI CẤU TRÚC TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ - CTCP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.35 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

TÁI CẤU TRÚC TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN
VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ - CTCP

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH

TÁI CẤU TRÚC TỔNG CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN
VÀ HÓA PHẨM DẦU KHÍ - CTCP
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM QUANG THAO



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Phạm Quang Thao

GS.TS Phan Huy Đƣờng

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ: “Tái cấu trúc
Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép một phần hoặc toàn bộ luận
văn nào khác. Các thông tin trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin lƣu ý rằng các thông tin trong luận văn cần đƣợc giữ bí mật và
không tiết lộ cho bất cứ bên thứ ba nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết Luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i , Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tổng công ty
DMC nơi tôi đang công tác.

Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Quang
Thao đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trƣờng Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn , giúp đỡ cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS.Trần Tiến Cƣờng, nguyên Trƣởng ban
Cải cách và Phát triển Doanh nghiệp- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ƣơng
Tôi xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tổng công ty
DMC đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ cung
cấp số liệu, tài liệu và góp ý để hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi
trong suốt thời gian học tập tại Trƣờng cũng nhƣ trong thời gian tôi viết Luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP ...................................................... 4
1.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 4

1.2. Cơ sở lý luận về Tái cấu trúc doanh nghiệp ...................................................... 6
1.2.1.Khái niệm Tái cấu trúc doanh nghiệp ............................................................. 6
1.2.2.Mục tiêu của tái cấu trúc doanh nghiệp .......................................................... 9
1.2.3.Nội dung của Tái cấu trúc doanh nghiệp ........................................................ 10

1.2.4.Các bƣớc xây dựng tái cấu trúc doanh nghiệp ................................................ Error! Bo

1.2.5.Các nhân tố ảnh hƣởng đến tái cấu trúc doanh nghiệp ................................... Error! Bo
1.2.6. Tiêu chí đánh giá tái cấu trúc doanh nghiệp .................................................. 16

1.3.Kinh nghiệm thực tiễn về tái cấu trúc doanh nghiệp ......................................... Error! Bo

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... Error! Bo

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... Error! Bo

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... Error! Bo

2.3. Quy trình nghiên cứu......................................................................................... Error! Bo
2.4. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ............................................................. 23
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI TÁI CẤU TRÚC TẠI TỔNG

CÔNG TY DUNG DỊCH KHOAN, GIAI ĐOẠN 2012-2015 ................................ Error! Bo

3.1. Khái quát về Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí ............... Error! Bo

3.1.1.Giới thiệu chung về Tổng công ty DMC ........................................................ Error! Bo

3.1.2.Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. Error! Bo


3.1.3.Cơ cấu tổ chức Tổng công ty DMC ................................................................ Error! Bo
3.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ............................ 31

3.2.1. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................. Error! Bo


3.2.2. Sản phẩm và dịch vụ chính của DMC............................................................ Error! Bo
3.3.Thực trạng tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu

khí - CTCP, giai đoạn 2012-2015 ............................................................................ Error! Bo
3.3.1. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện Phƣơng án Tái cấu

trúc Tổng công ty giai đoạn 2012-2015 ................................................................... Error! Bo

3.3.2.Tình hình thực hiện các nhiệm vụ trong phƣơng án tái cấu trúc. ................... Error! Bo

3.4. Đánh giá chung quá trình triển khai Tái cấu trúc giai đoạn 2012-2015. .......... Error! Bo

3.4.1.Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................. Error! Bo

3.4.2.Những mặt còn hạn chế.................................................................................. Error! Bo

3.4.3.Nguyên nhân tồn tại ........................................................................................ Error! Bo
3.4.4.Bài học kinh nghiệm: ...................................................................................... 50
3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của Tổng công ty ............................................. 51
3.5.1. Hoạt động SXKD của công ty Mẹ giai đoạn 2012-2015 ............................... 51
3.5.2. Đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất hiện tại của DMC ............................... 51
3.5.3. Đầu tƣ góp vốn của Công ty Mẹ vào các đơn vị thành viên .......................... 54
3.5.4. Trình độ công nghệ và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ......................... 55
3.5.5. Cơ cấu và chất lƣợng nguồn nhân lực ............................................................ 56

3.6. Phân tích ƣu, nhƣợc điểm của mô hình quản lý hiện tại ................................... 57
3.6.1. Ƣu điểm .......................................................................................................... 58
3.6.2. Nhƣợc điểm .................................................................................................... 59
3.7. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.......................................... 59
3.7.1. Cơ hội ............................................................................................................. 59
3.7.2. Thách thức ...................................................................................................... 60
3.7.3. Điểm mạnh ..................................................................................................... 61
3.7.4. Điểm yếu ........................................................................................................ 61
CHƢƠNG 4: TÁI CẤU TRÚC TỔNG CÔNG TY DMC GIAI ĐOẠN 2016 –
2020 .......................................................................................................................... 62
4.1.Nguyên tắc và quan điểm tái cấu trúc Tổng công ty DMC ............................... 62
4.1.1.Nguyên tắc tái cấu trúc DMC.......................................................................... 62


4.1.2.Quan điểm tái cấu trúc DMC .......................................................................... 62
4.2. Mục tiêu của Tái cấu trúc Tổng công ty DMC ................................................. 63
4.2.1.Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 63
4.2.2.Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 64

4.3. Nội dung tái cấu trúc DMC ............................................................................... Error! Bo

4.3.1. Định hƣớng tái cấu trúc Công ty Mẹ.............................................................. Error! Bo

4.3.2. Đối với Chi nhánh của DMC - đơn vị hạch toán phụ thuộc .......................... Error! Bo
4.3.3. Đối với công ty con-đơn vị hạch toán độc lập ............................................... 69

4.3.4. Tái cấu trúc ngành nghề kinh doanh của Công ty Mẹ và các đơn vị ............ Error! Bo

4.3.5.Tái cơ cấu vốn ................................................................................................. Error! Bo


4.3.6.Đổi mới công nghệ .......................................................................................... Error! Bo

4.3.7.Tái cơ cấu nguồn nhân lực .............................................................................. Error! Bo

4.3.8.Tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp.................................................................. Error! Bo

4.4.Các giải pháp thực hiện ...................................................................................... Error! Bo

4.4.1. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào ta ̣o phát triể n nguồn nhân lực ............. Error! Bo

4.4.2. Giải pháp về đầu tƣ và tài chính.................................................................... Error! Bo

4.4.3. Giải pháp về sản xuất ..................................................................................... Error! Bo

4.4.4Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................................... Error! Bo

4.4.5. Giải pháp về hợp tác quốc tế .......................................................................... Error! Bo
4.5. Tổ chức và lộ trình thực hiện ............................................................................ 80
4.5.1. Tổ chức thực hiện ........................................................................................... 80
4.5.2. Lộ trình thực hiện ........................................................................................... 80
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .......................................................................................... 82

KẾT LUẬN .............................................................................................................. Error! Bo
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 11
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

Ban KHĐT

Ban Kế hoạch Đầu tƣ

2

Ban TCKT

Ban Tài chính kế toán

3

Ban TC&PTNNL

4

VP

5

Chi nhánh DMC-RT

6


Công ty DMC-VTS

Ban Tổ chức và Phát triển
Nguồn Nhân lực
Văn phòng
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng
và chuyển giao công nghệ
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên DMC - VTS
Công ty Trách nhiệm hữu

7

Công ty DMC-WS

hạn một thành viên Dung
dịch khoan và Dịch vụ Giếng
khoan

8

CP

9

CTCP

10

ĐHĐCĐ


11

DMC hoặc
Tổng công ty DMC

12

DMC-Miền Bắc

13

DMC-Miền Nam

14

DMC-Miền Trung

Cổ phần
Công ty Cổ phần
Đại hội đồng cổ đông
Tổng Công ty Dung dịch khoan
và Hóa phẩm Dầu khí-CTCP
Công ty Cổ phần Hóa phẩm
Dầu khí DMC-Miền Bắc
Công ty Cổ phần Hóa phẩm
Dầu khí DMC-Miền Nam
Công ty Cổ phần Hóa phẩm
Dầu khí DMC-Miền Trung


i


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa
Công ty Trách nhiệm hữu hạn

15

M-I Việt Nam

hai thành viên Dung dịch
khoan M-I Việt Nam

16

HĐQT

Hội đồng quản trị

17

PVN hoặc Tập đoàn

18

SXKD


19

TGĐ

Tổng giám đốc

20

VCSH

Vốn chủ sở hữu

21

LNTT

Lợi nhuận trƣớc thuế

22

DN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp

ii



DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

Kết quả thoái vốn của DMC tại các công ty con

42

3

Bảng 3.3

Kết quả tăng vốn điều lệ của các đơn vị

44

4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

11

Bảng 4.1

So sánh một số chỉ tiêu SXKD thực hiện so với
kế hoạch tái cấu trúc

So sánh cơ cấu nhân lực theo trình độ của DMC

giai đoạn 6/2012 - 6/2015
Kết quả đào tạo giai đoạn 2012-2015
Kết quả SXKD Công ty Mẹ giai đoạn 20122015
Hiện trạng tài sản cố định của DMC tại ngày
31/12/2014
Cơ cấu đầu tƣ góp gốn của DMC tại các đơn vị
Cơ cấu nguồn lực theo trình độ của DMC tính
đến tháng 6/2015
Kế hoạch tăng vốn điều lệ giai đoạn 2016-2020
của các Công ty con

iii

Trang
35

45
46
51

53
55
56

72


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT


Sơ đồ

1

Sơ đồ 3.1

Nội dung
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty DMC

Trang
29

DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Ma trận SWOT

13

iv



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tái cấu trúc đƣợc xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
quản trị Doanh nghiệp. Ngày nay, xu thế quốc tế hóa cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất, sự đổi mới nhanh chóng của khoa học công
nghệ, kỹ thuật và năng suất lao động ngày càng cao. Sự phát triển đó đã phá
vỡ khuân khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín trong phạm vi của từng
ngành, từng địa phƣơng, từng quốc gia làm cho sản xuất và tiêu dùng mang
tính quốc tế. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần có chiến lƣợc kinh doanh mà
trong đó tái cấu trúc là một nội dung quan trọng. Tái cấu trúc để đƣa doanh
nghiệp bƣớc sang cách thức tăng trƣởng mới dựa trên việc nâng cao năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con ngƣời, nguồn lực tài
chính và trong quản lý.
Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP (DMC)
là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế đó. Bên cạnh các yếu tố khách quan thì việc tái cấu trúc để Tổng công
ty DMC trở thành một đơn vị mạnh, chuyên nghiệp và duy nhất của Tập đoàn
Dầu khí trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ dung dịch khoan, dịch vụ
xử lý giếng khoan, làm sạch bằng hóa chất, cung cấp các hóa chất phục vụ
khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí tại Việt Nam và nƣớc
ngoài là mục tiêu của DMC.
Khi mới thành lập, DMC hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm
hữu hạn 100% vốn Nhà nƣớc. Năm 2005, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa,
giảm tỷ lệ tham gia nắm giữ của Tập đoàn. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ tham
gia góp vốn của Tập đoàn Dầu khí là 36% vốn điều lệ (500 tỷ đồng).
Sau khi cổ phần hóa năm 2005, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam về việc tái cấu trúc Tổng công ty DMC giai đoạn 2012-2015, Tổng


1


công ty đã xây dựng và triển khai tái cấu trúc, tuy nhiên, kết quả vẫn chƣa đạt
mục tiêu đề ra, việc tái cấu trúc chƣa đi vào thực chất, cơ cấu tổ chức bộ máy
còn cồng kềnh, lƣợng vốn đầu tƣ tại các đơn vị thành viên còn lớn (mặc dù
các đơn vị thành viên đã đƣợc cổ phần hóa) dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp,
các đơn vị thành viên chƣa chủ động đƣợc trong sản xuất kinh doanh, các chi
nhánh từ khi đƣợc thành lập cũng chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả. Chính vì
vậy, ngày 19/8/2015 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có kết luận số 1941/KLDKVN về việc tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu
khí-CTCP, giai đoạn 2016-2020.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, là học việc cao học chuyên
ngành Quản lý kinh tế, tôi lựa chọn đề tài: “Tái cấu trúc Tổng công ty Dung
dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí-CTCP” cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận tái cấu trúc và kết quả
phân tích, đánh giá thực trạng triển khai Tái cấu trúc DMC giai đoạn 20122015, xác định những nội dung đã thực hiện đƣợc, những hạn chế cũng nhƣ
nguyên nhân tồn tại, từ đó đề xuất nội dung tái cấu trúc giai đoạn 2016-2020,
trong đó đƣa ra pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Tái cấu trúc tại Tổng
công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn tập trung
vào các nhiệm vụ chính sau đây:
- Hệ thống Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm của Tái cấu trúc.
- Đánh giá thực trạng triển khai tái cấu trúc Tổng công ty giai đoạn
2012-2015.

2



- Xây dựng tái cấu trúc DMC, trong đó nhấn mạnh giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác tái cấu trúc Tổng công ty giai đoạn 2016-2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác tái cấu trúc tại Tổng công ty Dung
dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích số liệu liên quan đến công tác tái cấu
trúc tại Công ty Mẹ-Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
4. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các nội dung lý luận cơ bản tái cấu trúc.
- Đánh giá tƣơng đối toàn diện thực trạng triển khai công tác tái cấu
trúc tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí giai đoạn 20122015.
- Xây dựng nội dung tái cấu trúc Tổng công ty DMC và đề xuất đƣợc
các giải pháp hoàn thiện công tác tái cấu trúc tại Tổng công ty Dung dịch
khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
5. Kết cấu của luận văn
Lời mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của
tái cấu trúc doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng triển khai công tác tái cấu trúc giai đoạn 20122015 tại Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
Chƣơng 4: Tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm
Dầu khí, giai đoạn 2016-2020
Kết luận

3


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC

TIỄN VỀ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tái cấu trúc là một khái niệm không còn mới trong kinh tế và tác dụng
của nó là không thể phủ nhận. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của tái cấu trúc
trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế mà đã có nhiều bài viết,
đề tài nghiên cứu về nội dung này. Mỗi bài viết, đề tài nghiên cứu mang lại
những đóng góp và có ý nghĩa thực tiễn khác nhau trong việc hoàn thiện công
tác tái cấu trúc doanh nghiệp, cụ thể có thể kể đến một số bài viết, đề tài
nghiên cứu sau:
Cuốn sách “ Bí mật Tái cấu trúc và mô hình kinh doanh”, tác giả Bùi
Xuân Phong, xuất bản năm 2014, Nhà xuất bản Lao động xã hội. Cuốn sách
này đã đƣa ra khái niệm về tái cấu trúc doanh nghiệp. Tác giả cũng nêu bật
đƣợc mối liên hệ giữa tái cấu trúc và các mô hình kinh doanh, trong đó đặc
biệt nhấn mạnh hoạt động tái cấu trúc luôn dựa trên nền tảng của mô hình
kinh doanh mà doanh nghiệp muốn áp dụng để phát triển.
Bài viết “Tác động của tái cấu trúc lên công tác quản trị nhân lực tại
Công ty tƣ vấn ECC”, tác giả Đào Thanh Lam, Tạp chí kinh tế và Phát triển,
tháng 5 năm 2014. Bài viết này đã cung cấp thông tin về các công trình
nghiên cứu trƣớc đây ở nƣớc ngoài về mối quan hệ giữa tái cấu trúc và công
tác quản trị nhân lực. Đồng thời bài viết mô tả việc tái cấu trúc của Công ty tƣ
vấn ECC liên quan đến công tác quản trị nhân lực nhƣ thế nào và so sánh
trƣờng hợp ECC với các công trình nghiên cứu trƣớc đây.
Bài viết “Khung năng lực lãnh đạo, quản lý của nhà quản trị cấp cao
trong doanh nghiệp giai đoạn tái cấu trúc ở Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp”, tác giả Mai Thanh Lan, Tạ Huy Hùng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,

4


số 206 (II), tháng 08 năm 2014, tr. 122-134: Trong bài viết này nhóm tác giả

đã tập trung nghiên cứu về khung năng lực lãnh đạo, quản lý của các nhà quản
trị cấp cao trong doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đƣa ra một số đề xuất
nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ các nhà quản trị cấp cao trong các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Bài viết “Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Tiến
Long, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, số 4
(2013), 54-62: Tác giả dựa trên các nghiên cứu về tái cơ cấu, kinh nghiệm tƣ
vấn quốc tế và qua tổng kết thực tiễn quá trình tƣ vấn tái cơ cấu doanh nghiệp
Việt Nam để đƣa ra mô hình tái cơ cấu doanh nghiệp theo hƣớng tƣ vấn ở
Việt Nam, những khó khăn mà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt cũng nhƣ
nêu bật vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp để tái cơ cấu thành công.
Bài viết “Mô hình Holdings trong tái cấu trúc doanh nghiệp tại Việt
Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Văn Hoàng, Tạp chí KT&PT,
số 193 (II) tháng 7 năm 2013. tr. 7-13: Từ việc phân tích thực trạng hình
thành công ty Holdings trong quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp Việt
Nam, tác giả đã tìm ra những điều kiện áp dụng, khung pháp lý cho hoạt động
của mô hình và đề xuất một số kiến nghị có liên quan tới chính sách tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty Holdings tại Việt Nam.
Bài viết “Một số xu hƣớng tái cấu trúc doanh nghiệp ở Việt Nam”, tác
giả Lê Tâm trên vccinews.vn ngày 01/4/2011: Báo viết đã đƣa ra đƣợc nhận
định quá trình tái cấu trúc của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những
chuyển biến nhất định, đặc biệt là đối với khu vực tƣ nhân. Bên cạnh đó, tác
giả cũng nêu bật đƣợc sự cần thiết phải tiến hành tái cấu trúc để cải thiện năng
suất lao động, hội nhập tốt hơn với kinh tế quốc tế, tạo cơ sở cho tăng trƣởng
bền vững và ổn định lâu dài.

5


Bài viết “Tác động của tái cấu trúc lên hiệu quả hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp”, tác giả Đào Thị Thanh Lam, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, Số Đặc biệt, tháng 11 năm 2012, trang 54-59: Để đánh giá tác động của
tái cấu trúc lên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, tác giả tiến hành
điều tra 51 doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc trong thời gian gần đây. Kết
quả số liệu cho thấy tái cấu trúc có tác động tích cực lên hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp hơn là tác động tiêu cực. Hiệu quả của doanh
nghiệp bao gồm các chỉ số năng suất lao động nhân viên, doanh thu, lợi
nhuận, giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các doanh nghiệp sau
khi tái cấu trúc có năng suất lao động và doanh thu tăng (tƣơng ứng 68%,
60%), lợi nhuận tăng (57%), giá cổ phiếu tăng không nhiều (38%).
Các bài viết trên đều nêu bật vai trò, sự cần thiết của tái cấu trúc đối với
doanh nghiệp, một số nhân tố ảnh hƣởng đến tái cấu trúc và mô hình áp dụng
tại các thời điểm, thời gian, không gian khác nhau. Do chƣa có nghiên cứu cụ
thể về “Tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khíCTCP” nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này mong sẽ đƣa ra một số giải
pháp hữu ích giúp Tổng công ty hoàn thiện công tác tái cấu trúc trong giai
đoạn 2016-2020.
1.2. Cơ sở lý luận về Tái cấu trúc doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm Tái cấu trúc doanh nghiệp
- Theo Micheal Hammer và James Champy giới thiệu trong cuốn sách
“Reengineering the Corporation” (1993), “Reengineering Management”
(1995) cho rằng: “Tái cấu trúc (restructuring) là hoạt động xem xét và cấu
trúc lại một phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào đó, mà ở đây thƣờng là
một công ty. Theo lý thuyết, ngoài việc thiết lập các chức năng và xem xét
các nhiệm vụ của từng bộ phận, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình
hoàn thiện từ khâu nguyên liệu cho tới sản xuất, tiếp thị và phân phối”.

6


- Nghiên cứu của McKinley & Scherer (2000) và Bowman & Singh

(1993) chỉ ra rằng tái cấu trúc doanh nghiệp là sự định hình lại về cấu trúc của
doanh nghiệp, gắn liên với sự thay đổi về các chiến lƣợc kinh doanh và các
hoạt động tác nghiệp bên trong doanh nghiệp. Có ba loại tái cấu trúc có thể có
trong doanh nghiệp gồm: tái cấu trúc cơ cấu doanh nghiệp, tái cấu trúc danh
mục đầu tƣ và tái cấu trúc hoạt động tài chính (Bowman & cộng sự, 1999).
- Một cách tiếp cận khác về tái cấu trúc doanh nghiệp
Để hiểu khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp, trƣớc hết cần phải hiểu
cấu trúc doanh nghiệp là gì. Theo Nguyễn Tiến Đại-CleverMind Consulting
Group đƣợc đăng tải trên citinew.net, Cấu trúc doanh nghiệp gồm 2 phần (1)
phần hoạt động và (2) phần nguồn lực. Ta xem xét từng phần nhƣ sau:
Cấu trúc của Doanh nghiệp - phần Hoạt động: Một cách tổng quát, các
hoạt động chính của Doanh nghiệp gồm: Marketing, R&D, Tạo thƣơng hiệuQuảng bá, Mua (Cung ứng đầu vào), tiếp vận (Logistics), Tạo sản phẩm, Phân
phối, Bán sản phẩm, Dịch vụ khách hàng và các hoạt động hỗ trợ, nhƣ: Pháp
lý, Hành chính, Kiểm soát, Kế toán…Ngoài ra, tùy tính chất đặc thù công
việc, một số Doanh nghiệp có thể nhấn mạnh vào các hoạt động hỗ trợ chuyên
sâu khác.
Cấu trúc của Doanh nghiệp - phần Nguồn lực, gồm:


Con ngƣời (Nhân lực): Con ngƣời thực hiện mọi hoạt động trong

Doanh nghiệp. Con ngƣời là Trí tuệ, Sức lực, Kinh nghiệm… của Doanh
nghiệp. Con ngƣời giỏi, tốt thì Doanh nghiệp hoạt động tốt, và ngƣợc lại.
Nguồn lực Con ngƣời phân bổ trong Doanh nghiệp theo Cơ cấu tổ chức
nhân sự.


Tiền của (Tài chính): Đây cũng là một trong những nguồn lực

quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp.


7




Công nghệ: Một cách đơn giản, có thể hiểu công nghệ bao gồm

máy móc thiết bị (cả phần cứng và phần mềm) và phƣơng pháp tạo sản phẩm
phù hợp. Ngoài yếu tố vật chất, công nghệ hàm chứa trí tuệ, khoa học và kinh
nghiệm. Công nghệ quyết định năng lực tạo sản phẩm- cả về số lƣợng lẫn chất
lƣợng, qua đó ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Trong Doanh nghiệp, các Nguồn lực có tác động lẫn nhau và tác động
qua lại với các Hoạt động. Các Nguồn lực đƣợc sử dụng và thể hiện qua các
hoạt động của Doanh nghiệp, đồng thời, nguồn lực cũng đƣợc tái tạo, củng cố
và phát triển nhờ kết quả của các Hoạt động. Do đó, các Nguồn lực và Hoạt
động cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng tƣơng xứng thì mới có thể tạo ra
hiệu quả tối ƣu cho Doanh nghiệp.
Việc hoạch định, điều phối các Hoạt động; khai thác, sử dụng các
Nguồn lực sẽ duy trì, mở rộng, phát triển Doanh nghiệp và đóng góp cho xã
hội là nhiệm vụ của các Nhà Quản trị Doanh nghiệp.
Vậy tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Theo cách hiểu ở đây thì các yếu
tố trong Doanh nghiệp (nguồn lực và hoạt động) luôn có sự thay đổi; sự mất
cân bằng, mất cân đối sẽ phát sinh trong cấu trúc doanh nghiệp. Hơn nữa, tình
hình thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh cũng thƣờng xuyên biến động, áp lực
cạnh tranh thƣờng ngày càng tăng, môi trƣờng kinh tế, chính rị xã hội thay
đổi… Tất cả điều đó buộc Doanh nghiệp phải luôn rà soát cấu trúc để cải tiến
hoặc tái cấu trúc để thích nghi và phát triển.
Nhƣ vậy, Tái cấu trúc là những thay đổi lớn, có ảnh hƣởng căn bản đến
cấu trúc của Doanh nghiệp. Tái cấu trúc có thể đƣợc thực hiện từng phầntừng nguồn lực, các nguồn lực, từng hoạt động, các hoạt động, hoặc tất cả các

nguồn lực và hoạt động… tùy mỗi vào mỗi doanh nghiệp.
- Theo định nghĩa của Cameron (1994) về tái cấu trúc “Tái cấu trúc là
một loạt các hoạt động do một tổ chức thiết kế và tiến hành nhằm tăng tính

8


hiệu suất, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”.
Theo Freeman và Cameron (1993) thì tái cấu trúc không nhất thiết là việc co
lại của tổ chức mà có thể là chủ động và có thể dịch chuyển chiến lƣợc một
cách sáng tạo và khôn ngoan. Hệ quả của tái cấu trúc là tác động lên công ty
về mặt tài chính (ví dụ lợi nhuận, doanh số, chi phí lao động…), mặt tổ chức
(sự sáng tạo giảm, tinh thần giảm, mất niềm tin, chủ nghĩa cá nhân…),mặt
cá nhân gồm những ngƣời thực hiện tái cấu trúc, những ngƣời ra đi, ngƣời ở
lại…
Cũng theo nhà nghiên cứu Cameron (1994), tái cấu túc có thể xảy ra
trên ba mức độ: mức độ toàn cầu (vĩ mô) hay còn gọi là ngành, ví dụ tái cấu
trúc của các nƣớc Đông Âu cũ; mức độ tổ chức hay gọi là chiến lƣợc, ví dụ
thay đổi chiến lƣợc của Công ty, phân khúc thị trƣờng, sản phẩm và mức độ
vi mô hay gọi là cá nhân nhƣ vấn đề liên quan đến căng thẳng cá nhân do mất
việc…Việc tiến hành tái cấu trúc có thể bị động hoặc chủ động và rất nhiều
thuật ngữ đã đƣợc sử dụng để mô tả tái cấu trúc nhƣ: định hƣớng lại, tổ chức
lại, cân bằng lại, xây dựng lại, thiết kế lại…
Ở phạm vi Luận văn này, tác giả giới hạn nghiên cứu ở mức độ tổ chức
(organizational restructering).
- Theo tác giả, tái cấu trúc doanh nghiệp là hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực
thông qua việc thay đổi, cải tiến thường xuyên cấu trúc doanh nghiệp để phù
hợp với những thay đổi liên tục tình hình bên trong cũng như ngoài doanh
nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tái cấu trúc chủ yếu là do cạnh tranh, khủng

hoảng kinh tế, toàn cầu hóa, áp lực về thay đổi công nghệ… Tất cả những
điều này buộc công ty phải thay đổi để có một cấu trúc, mô hình quản lý hiệu
quả nhất từ cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính, cơ cấu nguồn vốn đầu tư…
1.2.2. Mục tiêu của tái cấu trúc doanh nghiệp

9


Tái cấu trúc liên quan đến toàn bộ quá trình tạo dựng giá trị doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp tái cấu trúc nhằm làm tinh gọn các hoạt động, các
bộ phận, các bƣớc phối hợp hoạt động, từ đó nâng cao hiệu hoạt động của tổ
chức. Tái cấu trúc xuất phát từ việc quản trị yếu kém, cơ hội chiến lƣợc xuất
hiện, kinh doanh không hiệu quả, gia tăng cạnh tranh, kinh tế vĩ mô có dấu
hiệu bất ổn, thay đổi về công nghệ, chính sách thuế và pháp luật.
Mục tiêu của tái cấu trúc còn để phù hợp với quy mô tăng trƣởng, phát
triển doanh nghiệp theo yêu cầu phân công chuyên môn hóa sâu hơn hoặc để
kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp;
Nhƣ vậy, mục tiêu của Tái cấu trúc là quá trình tổ chức nâng cao hiệu
quả hoạt động, sức cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh mới, đòi hỏi những
thay đổi trong cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại nguồn lực về tài
chính, đầu tƣ…
1.2.3. Nội dung của Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc ở đây không chỉ là việc thay đổi cơ cấu tổ chức, thay đổi
(giảm hoặc tăng số lƣợng các Phòng/Ban), sắp xếp lại, chia tách/hợp nhất
hoặc có thể chỉ là thay đổi tên một Phòng/ban, bộ phận nào đó mà Tái cấu
trúc ở đây còn phải thay đổi liên kết mềm mang tính vận động, đem lại hiệu
quả thiết thực cho doanh nghiệp, bao gồm: xây dựng chiến lƣợc phát triển
doanh nghiệp rõ ràng và khả thi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng
cao khả năng cạnh tranh, gia tăng thị trƣờng và thị phần, nâng cao năng lực
quản lý và quản trị…

Khác với đổi mới quản lý doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp là
sự thay đổi có phạm vi và tính chất sâu rộng hơn. Điều khác biệt quan
trọng của tái cấu trúc doanh nghiệp với đổi mới còn là ở chỗ nếu đổi mới
mang nhiều ý chí chủ quan thì tái cấu trúc doanh nghiệp lại xuất phát từ
yêu cầu khách quan.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. DMC, Quyết định 2032/QĐ-DKVN ngày 20 tháng 9 năm 2013 về việc phê
duyệt phương án tái cấu trúc Tổng công ty DMC giai đoạn 2012-2015
của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
2. DMC, Kế hoạch 5 năm 2016-2020 của Tổng công ty DMC
3. DMC, Chiến lược phát triển Tổng công ty DMC đến năm 2025 tầm nhìn
2035
4. DMC, Báo cáo tài chính Tổng công ty DMC qua các năm 2012 đến 2015
5. DMC, Báo cáo thường niên Tổng công ty qua các năm 2012 đến 2015
6. DMC, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dung dịch khoan
và Hóa phẩm Dầu khí.
7. GS.TS Phan Huy Đƣờng, 2013. Quản lý công. Hà Nội: Nhà xuất bản
ĐHQGHN.
8. Trần Tiến Cƣờng, 2012. Một số ý kiến trao đổi về DNNN và cơ cấu lại
DNNN, Tọa đàm DNNN - vai trò, hiệu quả và cơ cấu lại đảm bảo sự chủ
đạo của kinh tế nhà nước trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Hà Nội, tháng 4 năm 2012.
9. Nguyễn Thị Hoài Dung, Nguyễn Văn Hoàng, 2013. Mô hình Holdings
trong tái cấu trúc doanh nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí KT&PT.
10. Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, 2010. Kỷ yếu hội thảo khoa học

quốc gia, DNNN thành công và những bài học đắt giá. Hà Nội: NXB lý
luận chính trị.
11. Đào Thị Thanh Lam, 2012. Tác động của tái cấu trúc lên hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạp chí Kinh tế & Phát triển.

11


12. Mai Thanh Lan và Tạ Huy Hùng, 2009. Khung năng lực lãnh đạo, quản lý
của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp giai đoạn tái cấu trúc ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
13. Đỗ Tiến Long, 2013. Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa
học.
14. Bùi Xuân Phong, 2014. Bí mật Tái cấu trúc và mô hình kinh doanh. Hà
Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
15. Nguyễn Minh Phong, 2009. Một số suy nghĩ về tái cấu trúc doanh nghiệp
nhà nước trong giai đoạn phát triển mới. Hà Nội: NXB Viện nghiên cứu
và phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội.
16. Enterprise restructuring in transition: a quantitative survey, Journal of
economic Literature (12/2002)
17. Hammer.M.M & Champry.J, 1993. Reenginerring the Corporation.
18. Hammer.M.M & Champry.Jb, 2001. The Agenda
19. Mary Shirley & John Nellis, 2013. Public enterprise reform, Economic
Development Intitute of the World Bank.
20. Website: www.pvdmc.com.vn
21. Website: www.pvdmcn.com.vn
22. Website:
23. Website:
24. http:www.Economy.vn
25. http:www.tailieu.vn

26. www.domi.org.vn;
27. www.

12



×