Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA CÔNG TY CP MAY TRONG VIỆC ĐƯA SẢN PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.59 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


1. Lời giới thiệu và lý do chọn đề tài
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trọng trong
chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Nó phục vụ nhu cầu
thiết yếu của con người, và là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội… Với tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào
tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam.
Nói đến ngành dệt may Việt Nam thì một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đó
là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Năm 2009, với
sự nỗ lực phấn đấu của tập thể Lãnh đạo, CBCNV Tổng Công ty Cp May Việt Tiến đã hoàn
thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của đại hội cổ đông, của cấp trên giao và vinh dự 8
năm liền được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ trao tặng. Việt Tiến tiếp tục giữ
vững danh hiệu là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Dệt may Việt Nam.
Vùng Đông Bắc Thái Lan trong những năm gần đây có nền kinh tế bắt đầu cải thiện
và phát triển nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ từ tăng lương cho tới trợ cấp nông
nghiệp, từ đó dần thu hút các nhà đầu tư và tập đoàn lớn. Để ngành dệt may nói chung
và tổng công ty cổ phần may Việt Tiến nói riêng ngày càng phát triển thì việc cần thiết đó
là phải đưa ra được các chiến lược đúng đắn và phù hợp. Cụ thể ở đây là định hướng
chiến lược của công ty Việt Tiến để đưa sản phẩm sang thị trường Đông bắc Thái Lan.
Trong đó Ma trận Swot là một trong những công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược đơn
giản mà hữu ích được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi.

2. Mục tiêu dự án
-

Đối tượng: độ tuổi từ 20 - 50

Xác định thời gian là 1 năm


+Mở rộng thành công sang thị trường Đông Bắc Thái Lan trong đó:
Doanh thu đạt : 5%


Thị phần chiếm: 15% tổng thị phần trên thị trường
+ Định vị thương hiệu với người tiêu dùng
+ Thu hút 45% khách hàng trong độ tuổi 20 – 50 tuổi.

3. Thị trường đông bắc Thái Lan.
Thái Lan vốn là một đất nước có tiềm lực kinh tế khá lớn, mức độ tăng trưởng ổn
định, đời sống người dân tương đối đầy đủ, đây lại là một quốc gia có mối quan hệ hữu
nghị khá tốt với Việt Nam nên chúng tôi tin đây sẽ là một thị trường tiềm năng dành cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Phía Đông Bắc Thái Lan có vị trí nằm trên cao nguyên Khorat
có con sông Mê Kông chảy dọc phía Đông và phía Bắc, phía Nam giáp Campuchia, phía
Tây ngăn cách Isan với Miền Trung Thái Lan là dẫy núi Phetchabun. Đây là một trong
những vùng nghèo nhất ở Thái Lan nhưng lại là vùng tập trung đông đúc người Việt sống
ở đây nhất chính vì thế đây được coi là một thị trường thuận lợi để các doanh nghiệp
Việt Nam phát triển.
3.1. Môi trường kinh tế
Trong ASEAN, Thái Lan là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hai nước đặt mục tiêu
nâng kim ngạch thương mại song phương lên đến 15 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó khu vực Đông Bắc
Thái Lan là một thị trường tiềm năng, điểm đột phá để hàng hóa Việt Nam có mặt và giành chỗ đứng
vững chăc tại thị trường Thái Lan.
- Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Thái Lan năm 2014 đạt 10,6 tỷ USD, 5 tháng đầu năm 2015
con số này là gần 4,4 tỷ USD. Tuy nhiên vài năm gần đây, cán cân thương mại mất cân bằng với mức
thâm hụt lớn nghiêng về phái Việt Nam. Trong khi hàng hóa Thái Lan ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam,
sản phẩm Việt Nam có tại thị trường Thái Lan lại rất ít ỏi, số lượng hàng Việt bán ở đây chỉ có một số mặt
hàng chủ yếu như cà phê G7 của Trung Nguyên và một số ít các mặt hàng bánh kẹo khác. Ngoài ra về
hàng điện tử, may mặc dù sản xuất ở Việt Nam nhưng đều mang thương hiệu của đất nước khác.
- Đông Bắc Thái Lan gồm có 20 tỉnh nằm trên cao nguyên Khorat, là một vùng đất rộng lớn với diện tích

160 nghìn km và dân số là 21 triệu người. Trong thời gian sắp tới, khi dự án hành lang kinh tế Đông – Tây


kéo dài từ Ma-ta-mi-in của Myanma tới Đà Nẵng của Việt Nam hoàn thành, khi đó hàng hóa từ Việt Nam
trung chuyển qua Lào sẽ nhanh chóng và dễ dàng có mặt tại Thái Lan với chi phí vận chuyển thấp.
- Đây cũng là nơi cộng đồng người Việt tập trung đông đảo nhất ở Thái Lan, với hơn 100 nghìn người tạo
nên một lực lượng ủng hộ tự nhiên và mạnh mẽ chóng các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường
địa phương. Các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể nhận được sự trợ giúp đáng kể từ cộng đồng hơn
100 doanh nghiệp Việt Nam ở Thái Lan.
- Thị hiếu của người tiêu dùng Thái Lan ở Đông Bắc Thái Lan ở mức vừa phải, họ không đòi hỏi các hàng
hóa quá cao cấp, đắt tiền. Đặc biệt về hàng hóa may mặc, yêu cầu của người Thái không quá cầu kì, với
mẫu thời trang công sở họ yêu cầu sự lịch thiệp, sang trọng hơn nữa là họ cảm thấy thoải mái khi làm
việc. Trong khi dó hàng hóa Việt Nam vừa có chất lượng tốt, giá lại phù hợp với mức thu nhập của người
dân nơi đây, tiêu chuẩn về hàng hóa cũng rất tương đồng nên sẽ nhanh chóng chấp nhận các hàng hóa
của Việt Nam.

- Nói tóm lại hàng hóa Việt Nam được đánh giá là có chất lượng và mẫu mã hơn hẳn
hàng Thái tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết tận dụng hết những tiềm năng
của mình, chưa tận dụng được những cơ hội sẵn có để phát triển các mặt hàng tiềm
năng mà thị trường này còn thiếu.
3.2. Môi trường văn hóa – xã hội
Đời sống văn hóa- xã hội của người Thái mang nhiều nét đặc trưng riêng nhưng lại mang nhiều nét
tương đồng với nền văn hóa của người Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội mở rộng thị trường, phát triển nhiều loại hình sản phẩm trên đất nước này.
- Về đời sống xã hội nơi đây tuy không được phát triển như nhiều vùng khác ở Thái nhưng nhìn chung
cuộc sống của người dân nơi đây khá ổn định, vấn đề giao thông và an ninh xã hội ở mức có thể kìm hãm
được.
- Đông Bắc Thái Lan nổi tiếng với nhiều điểm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, có sự kết
hợp giữa văn hóa đặc trưng của người Thái lại thêm một chút văn hóa của những người Việt sinh sống tại
đây mang lại tạo nên một nền văn hóa hết sức phong phú. Đây là vùng có nhiều di tích lịch sử gắn liền với

nhiều truyền thuyết xa xưa của người Thái như : Bueng Kaen Nakon, đền Kham Kaen, đập Ubolratana,…
- Ở đây còn nổi tiếng với nhiều lễ hội nổi tiếng thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây như lễ hội
Pee Ta Kon, Naga Fireball, lễ hội ma xó… tính đến hiện nay, lượng khách du lịch đến với vùng Đông Bắc
Thái Lan ngày càng tăng và có xu hướng phát triển mạnh hơn nữa.
- Ngoài những nét văn hóa mang dấu ấn lịch sử - tâm linh, nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có
nét ẩm thực phong phú, ngoài những món ăn đặc trưng của người Thái, nơi đây còn có sự kết hợp của


ẩm thực văn hóa Việt Nam, là sự kết hợp hài hòa giữa nền ẩm thực của cả 2 quốc gia nên đã tạo nên
những hương vị riêng mà chỉ vùng đất này mới có.
- Người Thái có những yêu cầu riêng về trang phục của họ từ cuộc sống đời thường cho đến trong công
việc, tuy nhiên họ không quá kén chọn cho mình những mẫu trang phục quá khắt khe, họ muốn những
bộ trang phục mình mặc sẽ tạo cho người nhìn những ấn tượng về sự giản dị, gần gũi, quan trọng hơn
hết là cảm giác thoải mái mà vẫn làm họ cẩm thấy tự tin.
 Dựa trên những nhu cầu bức thiết đó và cũng dựa trên sự đánh giá về mức độ doanh thu của người dân
nơi đây từ nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến văn hóa – xã hội doanh nghiệp dễ dàng định hướng
cho mình những hướng đi phù hợp để phát triển thị trường sản phẩm.

3.3. Môi trường nhân khẩu học và pháp luật
- Nhân khẩu học: Với một lượng dân số lên đến 21 triệu người, trong đó có đến hơn 100 nghìn người Việt
sinh sống tạo nên một lực lượng người tiêu dùng khá lớn cho các doanh nghiêp đang đầu tư sản xuất tại
đây. Với người dân vùng Đông Bắc Thái Lan, ở đây do có sự tồn tại của một bộ phận không nhỏ người
Việt nên ít nhiều họ cũng chịu một chút phong cách tiêu dùng của người Việt. Tuy nhiên người Thái
không quá cầu kì trong các quyết định mua sắm nên việc đưa hàng hóa Việt Nam đến với người Thái là
một việc không khó. Tuy nhiên đây cũng là một môi trường với sự tồn tại khá phức tạp trong việc phân
bố nguồn dân cư theo độ tuổi, giới tính đến trình độ học vấn điều này cũng dẫn đến những xu hướng
tiêu dùng khá là khác nhau. Vấn đề gia tăng dân số nơi đây thuộc mức trung bình nên đây sẽ là điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp khi cung ứng hàng hóa ra thị trường mục tiêu.
- Pháp luật: Là một quốc gia có nền an ninh tương đối ổn định so với nhiều nước trong khu vực ASEAN
tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều những vấn đề liên quan đến luật pháp mà gây rất nhiều khó khăn cho

các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại đây. Đặc biệt Đông Bắc Thái Lan được xem là một khu vực có
nhiều vấn đề luật pháp khá phức tạp, là một vùng dân cư đông đúc nhưng nghèo và trình độ dân trí chưa
cao so với các nước trong khu vực, nơi đây thường nảy sinh nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội, là nơi tồn tại
của những loại hình tội phạm nguy hiểm. Hơn hết các vấn đề về phạm tội được gây ra do những người
Việt cư trú ở đây có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì thế rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài khá e ngại
khi đầu quyết định đầu tư tại đây. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp muốn đầu tư tại Đông Bắc Thái Lan
lại được chính phủ hết sức ưu ái, luật kinh doanh dành cho những doanh nghiệp nước ngoài muốn mở
rộng thị trường đầu tư sang Thái Lan được mở rộng và có vẻ thoải mái hơn so với nhiều quốc gia khác
như các thủ tục đầu tư cho các doanh nghiệp bước vào đất Thái rất đơn giản và không quá phức tạp như
Việt Nam, luật về thuê nhân công cũng có nhiều thuận lợi…Các thuận lợi về luật là điều mà hầu hết các


doanh nghiệp nước ngoài nào đều mong muốn khi đầu tư kinh doanh, đây sẽ là một môi trường khá tốt
cho các doanh nghiệp có nhiều có hội phát triển và mở rộng thị trường.

Nói tóm lại, bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư kinh doanh tìm hiểu
kỹ về thị trường mục tiêu là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Việc xác định rõ môi trường
vĩ mô và tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng được tạo ra sẽ là những yếu tố để
doanh nghiệp quyết định có đầu tư hay không. Đông Bắc Thái Lan là một môi trường khá
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ các yếu tố về kinh tế đến văn hóa, xã hội và
pháp luật đều có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Xong chúng tôi tin những khó
khăn và thuận lợi này sẽ mang đến cho doanh nghiệp những thách thức cũng như những
cơ hội mới hơn để mở rộng sản phẩm sang thị trường Thái Lan.

4. Mô hình SWOT
Thế mạnh (S)

Điểm yếu (W)

S1: năng lực hợp tác song W1: Nguồn nguyên vật

phương mạnh.

liệu đầu vào còn hạn chế.

S2: là doanh nghiệp may W2: Nguồn lao động có
mặc hàng đầu Việt Nam tay nghề chiếm tỷ lệ thấp.
và có lợi thế về xuất khẩu.

W3: chưa có chiến lược

S3: Sản phẩm chất lượng nhận diện thương hiệu và
tốt, đẹp, đa dạng, bắt giới thiệu sản phẩm hiệu
mắt.

Cơ hội (O)
O1: Có cơ hội nắm bắt
được thị phần trong thị

quả.

S1+O1,O2: Tạo được chỗ W3+O1,O3:

Tăng

khả

đứng vững chắc trên thị năng tiếp cận người tiêu
trường

dùng



trường may mặc ở Thái S2,S3+O3: nâng cao chất W1+O2: tận dụng nguồn
Lan

lượng sản phẩm.

hỗ trợ chỉnh phủ cho việc
cung cấp nguồn nguyên

O2: Sự ủng hộ từ phía

liệu

chính phủ Việt Nam, chính
phủ Thái Lan và phần lớn
của các doanh nghiệp Việt
kiều ở Thái dành cho
doanh nghiệp.
O3: Thị hiếu tiêu dùng của
người Thái và người Việt
giống nhau.
Thách thức (T):
T1: đối thủ cạnh tranh
mạnh.
T2: tình hình suy thoái
kinh tế đang tác động trực
tiếp đến ngành dệt may.

S2+S3+T1+T3: Nâng cao W3+T3: Mở rộng hiệu quả

lợi thế cạnh tranh thị phân phối sản phẩm
trường, giữ nguồn khách
hàng tiềm năng.

W1+W2+T1+T2:

Đẩy

mạnh chiến lược tạo dựng

S1+T2: Tạo niềm tin vững thương hiệu cạnh tranh
chắc để giữ vững mối hoàn hảo.
quan hệ song phương của

T3: Người Thái Lan chưa 2 quốc gia.
biết nhiều về các thương
hiệu cũng như chất lượng
của hàng Việt Nam.

Phương án:
1: Tăng cường tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh

2. Chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.


3. Áp dụng các chiến lược quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến bán hàng.
4. Đầu tư vào dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng nhằm giữ khách hàng.
*Tính điểm: Thang điểm 5

Mục tiêu


Tỷ trọng

Phương án 1

Phương án 2

Phương án 3

Phương án 4

1

40%

3

2

1,5

0,5

2

30%

0,5

2


2

2

3

30%

1,5

1

1,5

2,5

Tổng

100%

1,8

1,7

1,65

1,55

 Phương án 1 là phương án mang lại tính khả thi cao nhất vì đối với một doanh nghiệp muốn mở

rộng thị trường bước tiếp cận thị trường bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhằm mang tính định
hướng vững chắc cho sự tồn tại có lợi nhuận của doanh nghiệp tại thị trường đó là như thế nào.
Doanh nghiệp khi đã tạo được một chỗ đứng trong thị trường thì việc doanh nghiệp làm bất kì một
hoạt động gì cũng đều trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi định hướng phương án 1 sẽ là phương án
giúp doanh nghiệp có được những lợi thế tốt, những hướng đi đúng đắn hơn khi quyết định xâm
nhập vào một thị trường tiềm năng như Đông Bắc Thái Lan.

5. Phần kết luận
Dựa trên những phân tích cụ thể về ma trận swot của công ty may Việt Tiến cho thấy
được quy mô cụ thể của công ty cùng những điểm yếu, những tiềm lực sẵn có mà doanh
nghiệp có. Dù là doanh nghiệp khá phát triển trên thị trường Việt Nam nhưng với thị
trường Đông Bắc Thái Lan đây là doanh nghiệp còn rất mới, lại thêm vào đó ở đây vốn đã
tồn tại nhiều doanh nghiệp cạnh tranh khác cũng có tiềm lực khá mạnh. Những định
hướng về phân tích thị trường trên tuy vẫn chưa đủ cơ sở để doanh nghiệp đưa ra quyết
định kinh doanh, ngoài mô hình swot, doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp với nhiều mô


hình khác cộng thêm việc phân tích thị trường để định hướng những kế hoạch kinh
doanh đúng đắn cho doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng doanh nghiệp Việt Tiến sẽ có
những hướng đi đúng đắn, những chiến lược phù hợp để có thể mở rộng sản phẩm sang
thị trường Đông Bắc Thái lan vì chúng tôi tin rằng đây là một thị trường khá tiềm năng,
có thể mang lại nhiều thành công cho doanh nghiệp.



×