Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nhân sinh quan phật giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.67 KB, 7 trang )

Phật giáo xuất hiện cách đây gần 3000 năm. Đó là thời kỳ xã hội Ấn Độ
xuất hiện hàng loạt các cuộc đấu tranh chống lại trật tự đẳng cấp của đạo Bà La
môn đòi thực hiện công bằng, dân chủ, bình đẳng xã hội.
Phật giáo là lá cờ đầu của phong trào nói trên nhưng chủ trương “giải
thoát” hay giải phóng con người và xã hội của Phật giáo không phải bằng con
đường đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội bằng bạo lực mà giải phóng con
người, xã hội về mặt đời sống tâm linh.
Nhân sinh quan trong triết học Ấn Độ luôn xuất phát từ quan niệm cho
rằng, cuộc đời của con người là khổ đau. Sự khổ đau ấy được bắt nguồn từ
nghiệp chướng của kiếp trước. Con người càng trải qua nhiều kiếp thì nỗi khổ
càng chồng chất, còn gọi là luân hồi. Từ đó triết học Ấn Độ đề ra nhiệm vụ đi
tìm con đường giải thoát con người ra khỏi khổ đau. Nguyên nhân cuối cùng của
sự khổ đau là ngu dốt (vô minh). Con đường giải thoát thông qua hiểu biết, tức
là thông qua nhận thức đúng đắn về hiện thực.
Hiện thực mà chúng ta đang sống thực chất lại là ảo. Và mọi thứ quanh ta
cũng chỉ là ảo, cuối cùng mọi thứ lại trở về với hư không – tính chất bất biến của
vạn vật trong vũ trụ. Bởi sự vô minh của con người, không hiểu được bản chất
hư không của mọi thứ mà con người muốn bám víu lấy những điều đó, muốn nó
mãi bên cạnh ta, và khi không đạt được điều đó thì cảm thấy đau khổ.
Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự “giải thoát” khỏi
vòng luân hồi, giải thoát khỏi đau khổ đó bằng việc nhân thức cái khổ trong đời
sống. Từ nhận thức cái khổ đó mà đi tìm cách thoát khỏi cái khổ. Điều đó thể
hiện qua thuyết “Tứ diệu đế” với ý nghĩa là 4 chân lý tuyệt đối, vĩnh cửu bất di
bất dịch. Bốn chân lý ấy là Thánh Đế.
- Khổ đế: Phật giáo cho rằng cuộc đời là bể khổ. Cái khổ của cuộc đời được tóm
trong tám nỗi khổ, còn gọi là “Bát khổ”. Ngoài 4 nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử còn
có:
+ Thụ biệt ly: yêu thương nhau mà phải xa nhau.
+ Oán tăng hội: ghét nhau mà vẫn phải tụ hội với nhau.
1



+ Sở cầu bất đắc: muốn mà không được.
+ Ngũ thụ uẩn: khổ vì có sự tồn tại thân xác.
- Nhân đế (còn gọi Tập đế): Mọi cái khổ đều có nguyên nhân. Ở đây Phật đưa ra
12 nhân duyên (thập nhị nhân duyên):
+ Vô minh: không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, sự vật hiên tượng
đều là ảo giả, nhưng lại cứ cho đó là thực.
+ Hành: chỉ hoạt động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng và
đã có manh nha của nghiệp. Nói cách khác, là hoạt động của ý thức do áp lực
của nghiệp.
+ Thức: Tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng (minh) trở nên ô nhiễm, mất cân
bằng (vô minh). Cái tâm thức đó tuỳ theo nghiệp mà tìm đến các nhân duyên
khác để hiện hình, thành ra một cuộc đời khác (ý thức ban đầu của bào thai).
+ Danh - sắc: Là sự hội họp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Đối với loại
hữu tình, sự hội nhập của danh và sắc sinh ra lục căn, tức các cơ quan cảm giác:
nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý. Sự kết hợp đó tạo nên tâm sinh lý sinh vật.
+ Lục nhập: là quá trình tiếp xúc của lục căn với các hiện tượng của thế giới
khách quan xung quanh, tức lục trần. Lục căn tiếp xúc với Lục trần (sắc, hanh,
hương, vị, xúc, pháp) tạo thành cảm giác.
+ Xúc: là sự tiếp xúc, phối hợp giữa Lục căn, Lục trần và Thức.
+ Thụ: là cảm thụ của con người khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, gây ra cảm
giác sướng và khổ (khổ thụ và lạc thụ). Đó là sự trải nghiệm cảm giác.
+ Ái: ái là yêu thích, ở đây chỉ sự tham vọng, dục vọng, tức là khát vọng được
hưởng thụ cảm giác.
+ Thủ: có “ái” rồi thì có “thủ”, tức là đã yêu thích rồi thì muốngiữ lấy, chiếm
lấy. Là sự bám víu vào sự hưởng thụ.
+ Hữu: tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tồn tại (hữu) tức là
đã có hành động tạo nghiệp. Nói cách khác, là ý nguyện được sinh ra.
+ Sinh: Đã có tạo nghiệp (hữu), tức là khi đã có nghiệp nhân thì ắt có nghiệp
quả, tức là phải sinh ra ta. Tức là sinh và tái sinh.

2


+ Lão - Tử: Đã có sinh tất có già và chết đi. Sinh – Lão – Tử là kết quả cuối
cùng của một quá trình nhưng đồng thời cũng là những nguyên nhân của một
vòng luânhồi mới, từ vô sinh của cuộc đời khác.
Từ 1 -> 2 là nhân quá khứ; 3 -> 7 là quả hiện tại; 8 -> 10 là nhân hiện tại; 11 ->
12 là quả tương lai. Nói một cách khái quát về nguyên nhân gây ra khổ là bởi
tam độc: tham, sân, si.
- Diệt đế: Chân lý cao cả thứ ba là có một lối thoát cho khổ đau. Ðây là chân lý
cao cả về sự chấm dứt khổ, gọi là Niết bàn. Một con người được cấu tạo do sáu
giới: địa, thủy, hỏa, phong, không và thức. Khi phân tích sáu giới họ thấy không
có gì là "của tôi" hay "tôi" hay "tự ngã của tôi". Họ hiểu ý thức xuất hiện và tan
biến như thế nào, những cảm giác vui, khổ, không vui, không khổ xuất hiện và
biến mất ra sao. Do cái biết ấy, tâm họ hết bị ràng buộc. Khi ấy họ khám phá
trong mình một trạng thái bình an thuần tịnh gọi là tâm xả mà họ có thể vận
dụng để tiến đạt đến bất kỳ cảnh giới tâm linh cao siêu nào, và họ biết trạng thái
xả thuần tịnh ấy có thể kéo dài rất lâu. Nhưng họ nghĩ: "Nếu ta vận dụng xả
thuần tịnh này hướng đến hư không vô biên và phát triển một tâm tương ứng với
không vô biên ấy, thì đấy cũng chỉ là một tạo tác hữu vi của tâm thức. Nếu ta
vận dụng xả thuần tịnh này vào cõi thức vô biên... vào cõi vô sở hữu (không có
gì cả)... hay vào cõi phi phi tưởng (không có tri giác cũng không tri giác) và phát
triển một tâm tương ứng, thì đấy cũng chỉ là một tạo tác của tâm thức." Khi ấy
họ không tạo tác gì bằng tâm thức, vì không muốn trở thành hay hủy diệt. Vì
tâm không tạo tác, không muốn hữu hoặc phi hữu, nên họ không bám víu gì ở
thế gian, do không bám víu nên không lo ngại, do không lo ngại nên hoàn toàn
lắng dịu, hoàn toàn bị thổi tắt. Và họ biết: "Sự sinh đã chấm dứt, đời sống trong
sạch đã được sống, cái gì phải làm đã được làm, không còn có gì nữa phải làm."
Bấy giờ, mỗi khi cảm thọ một cảm giác vui, khổ hoặc không vui không khổ, vị
ấy biết cảm giác ấy vô thường, biết nó không trói buộc được mình, biết nó

không phải được cảm thọ với dục vọng. Dù bất cứ cảm giác gì, vị ấy cảm thọ mà

3


không bị trói buộc vào nóVị ấy biết rằng mọi cảm giác sẽ an tịnh khi thể xác tan
rã, cũng như ngọn đèn tắt khi dầu và bấc đã cháy hết.
Phật giáo khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân
hồi để đến với Niết bàn, hưởng một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Muốn diệt
khổ phải diệt tham, sân, si, diệt thập nhị nhân duyên, đưa trạng thái ý thức của
con người về tĩnh lặng, hư không. Nghĩa là mọi vật phát sinh đều tuỳ thuộc vào
một số nguyên nhân và điều kiện. Khi nhân bị loại bỏ thì quả không còn tồn tại.
Vì mọi vật có điều kiện và tương đối nên chúng đều mang tính nhất thời, và đã
là nhất thời thì phải bị biến mất. Cái gì đã được sinh ra thì phải chết. Sự sinh bao
hàm cả sự diệt vong. Niết bàn có hai trạng thái hay còn gọi là hai cấp độ giải
thoát: toàn phần và từng phần. Niết bàn từng phần là từng bước loại bỏ tham sân
si.
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có
nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham
đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho
cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân
loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành
tựu.
Nếu có tâm tham thời phải “tu tâm” ngay, phải tập tính “thiểu dục tri túc”.
Thiểu dục là muốn ít, tri túc là biết đủ. Người thiểu dục, tri túc thì có một đời
sống giản dị, thanh cao và an toàn vì biết đủ với những thứ mình đã có. Bỏ dần
lòng tham đi để đạt tới được “vô tham”. Vô tham là không tham lam.
Ở đời, có năm món dục lạc, mà người ta thường ham muốn nhất là: tiền tài,
sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. “Ngũ trần dục lạc” ấy, thật ra, vui ít mà
khổ nhiều. Tham tiền thời phải đày đọa thân sống, đôi khi còn dùng những

phương tiện bất chính để chiếm đoạt và khi mất thì lại đau khổ. Đối với sắc đẹp
nên quán thân là bất tịnh, tham sắc thì nhiều khi lại lao vào những mưu chước
tồi tệ để thỏa lòng dục vọng. Tham danh vọng, quyền tước thì phải vào luồn ra
4


cúi, lao tâm khổ trí. Tham ăn uống cao lương mỹ vị thì bị nhiều bệnh khó trị,
thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham ngủ nghỉ thì trí não hóa đần
độn. Ngũ trần dục lạc đó chính là những nguyên nhân ràng buộc kiếp người vào
vòng sinh tử, luân hồi, sa đọa.
“Sân” là cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng,
không được thỏa thích như ý muốn. Bất bình vì bị xúc phạm, nhân đó làm
những chuyện sai trái. Sau cơn giận thời giữ lại lòng oán ghét tìm dịp mà trả thù.
Sở dĩ sân sinh khởi là do lòng yêu thích “cái ta” hay thích “cái của ta”.
Nếu người ta mắng nhiếc, chê bai kẻ nào khác thời ta không thấy giận, nhưng
nếu ai chửi bới hoặc khiển trách ta hay người thân của ta, hoặc làm tổn hại tài
sản của ta lập tức ta cảm thấy khó chịu ngay. Khi khó chịu tăng dần thời sẽ trở
thành nóng giận. Phải tu tâm để đạt tới “vô sân”. Vô sân là không nóng nảy,
hết giận hờn. Chúng sinh bị qua nhiều kiếp sinh tử luân hồi chính vì không
thắng nổi lòng sân. Chư Phật được tự tại, giải thoát, là do dứt trừ được lòng sân
tận gốc. Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm chúng ta
không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát.
“Si” là si mê, vô minh, ngu tối. Người vô minh không sáng suốt, không suy
xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại
v.v… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Si, vô
minh theo thế tục gọi là “dại” hay “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con
người không còn nhìn thấy được những chất bợn nhơ đang gậm nhấm từ bên
trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần và cuối cùng đưa con
người vào con đường tội lỗi triền miên. Đức Phật dạy rằng vô minh là điều ô
trược tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch.

Thường thời không sợ “tham” và “sân” nổi lên, mà chỉ sợ mình tự giác ngộ
chậm, chỉ sợ mình si mê, vô minh mà thôi. Nếu “tham” và “sân” nổi lên, mà ta
sáng suốt phán đoán kịp thời, không có si mê, thì tham sân kia cũng chẳng làm
gì được. Người học Phật phải dẹp trừ lòng si mê của mình, lúc nào cũng phải
sáng suốt đối với tất cả mọi việc, phải tu tâm để đạt được “vô si”. Vô si là không
5


mờ ám, không si mê. Đối với tất cả mọi việc, lúc nào cũng có trí tuệ sáng suốt,
suy xét, phán đoán việc tà chính, hay dở, phải trái v.v… Do đó, việc làm mới
chính đáng, tránh khỏi những điều tai hại, vừa lợi ích cho mình và vừa lợi ích
cho người, ở hiện tại cũng như ở tương lai.
- Đạo đế: Phật giáo chỉ ra con đường giải thoát, diệt khổ, tức là tiêu diệt tham,
sân, si. Con đường tiêu diệt vô minh gồm 8 con đường chính (gọi là Bát chính
đạo) gồm:
+ Chính kiến: hiểu biết đúng đắn, nhất là Tứ diệu đế. Phải có niềm tin đúng đắn.
+ Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn để đạt tới chân lý và giác ngộ, từ đó đi đến
quyết định đúng đắn.
+ Chính nghiệp: hành động, làm việc đúng đắn, không làm điều gian ác, giả dối.
+ Chính ngữ: chỉ nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt; không nói điều
xấu, điều ác.
+ Chính mệnh: sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩa không tham lam, vụ lợi.
+ Chính tinh tiến: nỗ lực, sáng suốt vươn lên một cách đúng đắn.
+ Chính niệm: phải luôn tâm niệm và suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều
tốt, không được nghĩ đến điều xấu xa, tà đạo.
+ Chính định: kiên định tập trung tư tưởng, tam trí vào con đường đạo lý chân
chính, không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí, đạt tới giác ngộ.
Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào ba điều học tập, rèn luyện là Tam
học: Giới - định – tuệ (tức là giữ giới luật, thực hành thiền định và khai thông trí
tuệ). Giới luật gồm ngũ giới: không sát sinh (giới sát); không trộm cắp; không

tham dục; không điêu toa; không uống rượu. Tuệ là kết quả của “giới” và
“định”, tức là người tu hành đạt đến trình độ giác ngộ.
Tư tưởng triết lý nhân sinh của Phật giáo nêu cao tinh thần từ bi, bác ái, đề
cao giá trị về đạo đức văn hóa cũng như cổ vũ sự học tập, rèn luyện, phấn đấu
vươn lên không ngừng nghỉ đối với con người và xã hội.

6


Phật giáo luôn quan tâm đến nỗi khổ của con người. Phật giáo là con
đường, là chiếc bè pháp để giải thoát, từ đó giải phóng cho cá nhân mỗi người,
cho nhân sinh bằng triết lý từ bi, hỷ xả.
Tuy nhiên, phật giáo đã nhìn cuộc sống một cách bi quan. Họ có nhận ra sự
bất công trong xã hội nhưng con đường giải thoát mà Phật giáo đề ra là bất bạo
động, phi hiện thực vì nó chỉ đưa tới sự giải thoát về mặt tinh thần cá nhân chứ
không giải phóng khỏi áp bức.
Phật giáo là một học thuyết triết học – tôn giáo có sự kế thừa một cách
chọn lọc truyền thống tư tưởng Ấn Độ. Cái thiện chân trong học thuyết này thể
hiện như là một đức tính tốt đẹp mà ai cũng có thể đạt được. Mỗi một con người
muốn đạt được sự giải thoát phải thực sự nỗ lực trên cơ sở tự do lựa chọn của
mình. Tóm lại để khẳng định phẩm chất đạo đức cá nhân, con người phải chiến
thắng chính bản thân mình! Trong Khổ đau và giải thoát ra khỏi nỗi khổ đó thì
mọi người đều bình đẳng. Phật là Phật đại thành. Chúng sinh là Phật chưa
thành.Tuy nhiên, xu hướng xuất thế, xa lánh cuộc sống thực tiễn trần thế là điểm
yếu của Phật giáo. Nó chỉ khuyến khích con người tu luyện theo cách hướng nội,
làm thay đổi tâm lý cá nhân chứ không có mục đích cải tạo xã hội, cải tạo tự
nhiên theo hướng tích cực. Đó là xu hướng yếm thế của Phật giáo. Việc thừa
nhận sự tồn tại của khổ đau và không đề cập đến niềm vui, sự sung sướng trong
cuộc đời con người là điểm yếu của Phật giáo, bởi quan niệm đó dẫn con người
đến thái độ bi quan, không có niềm tin vào tương lai của cuộc sống.


7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×