Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập Vận dụng những tư tưởng cốt lõi của lê nin về công tác tư tưởng vào thực tiễn nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.08 KB, 11 trang )

Lớp: Cao học XDĐ và CQNN

BÀI TẬP
Môn: Quan điểm của Lênin về Xây dựng Đảng và chính
quyền Nhà nước

Đề bài: Vận dụng những tư tưởng cốt lõi của Lê nin về công
tác tư tưởng vào thực tiễn nước ta hiện nay?
Trả lời:
Trong hệ thống quan điểm của Lênin về vấn đề xây dựng
Đảng, vấn đề xây dựng Đảng về tư tưởng có vai trò hết sức quan
trọng, được Lênin đánh giá cao. Người coi lý luận cách mạng là
điều kiện thiết yếu để hình thành và thúc đẩy phong trào cách mạng
cũng như khẳng định vai trò tiên phong của đảng cách mạng:
“Không có lý luận thì xu hướng cách mạng mất quyền tồn tại và
sớm hay muộn, nhất định sẽ rơi vào tình trạng phá sản về chính trị”.
V.I. Lênin đã chỉ ra: Không thể có một lý luận cách mạng nào ngoài
chủ nghĩa Mác cả, chủ nghĩa Mác là lý luận cách mạng duy nhất của
giai cấp vô sản. Vì sao chủ nghĩa Mác lại giữ được địa vị độc tôn
như vậy đối với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản? Theo
Người, trước hết là vì đối với C.Mác, tiêu chuẩn duy nhất của lý
luận là phải trung thành với hiện thực, phải diễn đạt và giải thích về

1


mặt lý luận nguyên nhân của cuộc đấu tranh đang diễn ra giữa các
giai cấp xã hội và giữa những lợi ích kinh tế.
V.I. Lênin khẳng định rằng, những người cách mạng chân
chính hoàn toàn đứng trên cơ sở lý luận cách mạng của chủ nghĩa
Mác. Bởi đó là lý luận đầu tiên biến CNXH từ không tưởng trở


thành khoa học, tạo cơ sở vững chắc cho CNXH khoa học, vạch rõ
con đường, cách thức để phát triển và làm phong phú thêm cho khoa
học đó. Theo V.I. Lênin, nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất của
công tác tư tưởng là phải truyền bá, giáo dục, đưa học thuyết Mác
vào giai cấp công nhân. Học thuyết khoa học và cách mạng đó sẽ
giúp giai cấp công nhân hiểu rõ tình cảnh thực sự của mình, tính tất
yếu của việc xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột và xây dựng một chế độ
xã hội tốt đẹp hơn. Tiếp theo là động viên, phát huy tính chủ động
sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động trên cơ sở trình độ giác
ngộ cách mạng đã được nâng cao.
Để công tác tư tưởng đạt hiệu quả cao, V.I. Lênin đã nêu ra
một cách cụ thể, sinh động những biện pháp tổ chức để tiến hành
công tác tư tưởng phù hợp với tình hình KT-XH của đất nước, thậm
chí của từng địa phương, từng dân tộc, phù hợp với những đối
tượng khác nhau về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v... Một trong
những nguyên tắc quan trọng của công tác tư tưởng là phải gắn việc
tuyên truyền lý tưởng với việc đem lại những lợi ích thiết thực trong
đời sống thường ngày cho quần chúng nhân dân lao động. V.I.
Lênin cũng chỉ ra rằng, xây dựng một chính đảng cách mạng của
giai cấp công nhân là một trong những điều kiện quan trong nhất và
2


quyết định nhất để hoàn thành cả công tác lý luận lẫn công tác tư
tưởng. Bởi vì, không có lý luận cách mạng thì không thể có đảng
cách mạng của giai cấp công nhân; ngược lại, nếu không có đảng
cách mạng của giai cấp công nhân thì sẽ không có người tổ chức,
lãnh đạo biến lý luận thành hiện thực.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong gần 30 năm qua đã
khẳng định những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công

cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa gắn liền và được
quyết định bởi sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Trong
những năm ấy, mặc dù gặp phải những khó khăn rất lớn, những
thách thức quyết liệt, nhiệm vụ phải đảm nhiệm rất nặng nề, song
Đảng vẫn kiên trì thực hiện đường lối xây dựng Đảng, cổ vũ động
viên nhân dân tham gia xây dựng Đảng đạt được kết quả đáng tự
hào.
Để tiếp tục đưa nước ta đến mục tiêu cao cả đã được xác định,
tại Đại hội XI Đảng ta đã quyết định chủ trương lớn: “Tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ
nghĩa”1; xác định mục tiêu tổng quát phát triển đất nước 5 năm
(2011-2015): “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng;...; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;
phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển
kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động
đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
3


vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” 2. Đồng thời, Đại hội
cũng chỉ ra những nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm tới. Chủ trương,
mục tiêu và nhiệm vụ ấy, được tổ chức thực hiện trong điều kiện
chịu sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng phát triển của quốc tế,
khu vực và trong nước, có những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít
khó khăn, thách thức quyết liệt hơn, đòi hỏi các cấp bộ đảng và toàn
Đảng một trách nhiệm nặng nề, một năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu mới. Đảng phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức từ Trung ương đến cơ sở và ở các ngành, các cấp.

Trong đó, xây dựng Đảng về tư tưởng là vấn đề quan trọng hàng
đầu. Quan điểm của Lênin về xây dựng Đảng về tư tưởng được
Đảng ta vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể nước ta. Cụ thể như
sau:
Trước hết về công tác tuyên giáo - công tác tư tưởng, hàng
ngày, mỗi người đảng viên chúng ta thường nói đến công tác tư
tưởng và ít nhiều đều làm công tác tư tưởng. Nhưng công tác tư
tưởng là gì, nó bao gồm những bộ phận nào, tác dụng của công tác
tư tưởng đến đâu, lấy tiêu chuẩn gì để đánh giá hiệu quả của nó thì
không phải mọi người đều có câu trả lời giống nhau.
Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng
trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Công tác tư tưởng
cùng với công tác tổ chức góp phần xây xây dựng Đảng thành đội
tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Công tác tư tưởng của
4


Đảng bao gồm nhiều bộ phận: công tác lý luận, công tác tuyên
truyền, công tác cổ động.
Công tác lý luận có hai nội dung quan trọng. Một là, đưa hệ tư
tưởng Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thành nền tảng tư
tưởng trong Đảng và trong toàn xã hội. Hai là, phát triển một cách
sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, góp phần làm phong phú
hệ tư tưởng của Đảng. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta dành không ít sức lực vào việc nghiên cứu lý luận, tổng kết
kinh nghiệm cách mạng Việt Nam để đề ra đường lối cách mạng
đúng đắn, sáng tạo cho từng thời kỳ.
Công tác tuyên truyền có nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của

Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong hệ thống chính trị
nhằm làm cho mọi người nhận thức đúng, thống nhất và hành động
tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp cách mạng của Đảng là vì mục tiêu:
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Công tác cổ động có nhiệm vụ thông tin, giải thích cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân hiểu biết được kịp thời những sự kiện đang
diễn ra trong cuộc sống, giải thích đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, cổ vũ, động viên mọi người hành động. Công tác cổ
động thường lấy những việc cụ thể, trước mắt ở trên thế giới, ở
trong nước hay ở địa phương, đơn vị để giải thích, khêu gợi, động
viên mọi người thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó. Công tác cổ động
có nhiều hình thức: cổ động miệng; các bài viết mang tính cổ động;
cổ động bằng các công cụ trực quan như áp phích, khẩu hiệu, tranh
5


ảnh... Công tác cổ động giữ vai trò quan trọng trong công tác tư
tưởng của Đảng, có khả năng lôi cuốn hàng triệu người hăng hái
tham gia, làm theo.
Thứ hai, công tác tư tưởng chính là vũ khí sắc bén của
Đảng, công tác tư tưởng là vũ khí sắc bén trong toàn bộ quá trình
hoạt động của Đảng. Nó đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng
Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nó góp phần
quan trọng trong công cuộc đấu tranh để giành chính quyền, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói tầm quan trọng của tư tưởng, trước hết
là nói vai trò của hệ tư tưởng, tức là hệ thống quan điểm của một
giai cấp. Vì vậy, chúng ta thường nói tư tưởng dẫn đầu. Có người
hiểu tư tưởng “dẫn đầu” chủ yếu là hăng hái, là nhiệt tình và cho
rằng chỉ với lòng hăng hái, người ta có thể “dời non, lấp biển” được.
Cách nghĩ đó không đúng với luận điểm của V.I. Lênin: “Không có

lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”.
Như vậy tư tưởng dẫn đầu phải hiểu là lý luận cách mạng, thể hiện ở
đường lối cách mạng của Đảng. Lý luận cách mạng và đường lối
của Đảng giúp nhân dân ta hiểu rõ quy luật phát triển của xã hội
Việt Nam, chỉ ra cho chúng ta mục tiêu phải đạt được và con đường
để thực hiện mục tiêu đó trong từng giai đoạn cách mạng.
Thứ ba, công tác tư tưởng của Đảng mang những nguyên
tắc chỉ đạo, bao gồm: Nguyên tắc tính đảng trong công tác tư
tưởng. Trong đó, tính chiến đấu chính là một biểu hiện tính đảng
trong công tác tư tưởng. Một người kém tính đảng trong công tác tư
tưởng và không có tính đảng cao không thể được lựa chọn vào hàng
6


ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng. Vì vậy, bồi dưỡng về tính đảng
phải là một nội dung rất quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng
người làm công tác tư tưởng.
Nguyên tắc tính khoa học trong công tác tư tưởng. Tính khoa
học là một nguyên tắc rất cơ bản của công tác tư tưởng. Tính khoa
học đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm biện
chứng, trong khi đề cập, lý giải hoặc phân tích các sự kiện và hiện
tượng của đời sống xã hội. Tính khoa học của công tác tư tưởng còn
được thể hiện ở tính chân thật. Tính chân thật là một tiêu chuẩn của
công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Tính chân thật có ý
nghĩa là trình bày nội dung vấn đề một cách khách quan. Chúng ta
phản đối quan điểm, cách tuyên truyền “tô hồng”, đồng thời chúng
ta cũng kiên quyết chống lại quan điểm, cách tuyên truyền “bôi
đen”, khuếch đại khuyết điểm, sai lầm, khó khăn.
Nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực tiễn cuộc sống. Nói
cách khác, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư

tưởng phải xuất phát từ yêu cầu của đời sống. Công tác tư tưởng
phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, có nghĩa là phải gắn với cuộc sống.
Công tác tư tưởng không chỉ gắn với cuộc sống mà còn góp phần
thúc đẩy cuộc sống tiến lên. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi
người làm công tác tư tưởng phải đi sát cơ sở, đi thực tế, luôn
hướng về cơ sở. Chỉ có gắn với thực tế mới phát hiện được những
nhân tố mới, kinh nghiệm hay, những nhược điểm, khuyết điểm để
khắc phục. Đó cũng là điều kiện để khắc phục bệnh chủ quan, lý
luận suông. Khi vận dụng nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với thực
7


tiễn cuộc sống, phải đề phòng và khắc phục hai khuynh hướng: chủ
nghĩa giáo điều, tách công tác tư tưởng xa rời cuộc sống, xa rời
nhiệm vụ chính trị cụ thể, không trả lời những vấn đề bức xúc của
người dân nêu, kiến nghị, tuyên truyền cổ động theo lối sách, vở;
chủ nghĩa kinh nghiệm coi thường lý luận, không dùng thế giới
quan khoa học của Đảng, của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các nguyên tắc công tác tư tưởng nêu trên có quan hệ hữu cơ
chặt chẽ với nhau, tác động và bổ sung lẫn nhau, đó là một chỉnh
thể, không thể tách rời nguyên tắc này với nguyên tắc kia một cách
máy móc.
Từ khi ra đời đến nay, quán triệt những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn chú trọng bồi dưỡng và đã khẳng định vai trò của công
tác tư tưởng, lý luận trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện nghị
quyết các đại hội, hội nghị T.Ư Đảng, lĩnh vực công tác tư tưởng, lý
luận đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu mới quan
trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hoạch định
đường lối, chính sách. Công cuộc đổi mới đất nước và đổi mới sự

lãnh đạo của Đảng từ năm 1986 được khởi đầu từ đổi mới tư duy lý
luận. Ngày nay, chính công tác tư tưởng, lý luận đang góp phần thúc
đẩy công cuộc đổi mới ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Với ý nghĩa đó, công tác tư tưởng phải luôn gắn chặt với việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị, với phong trào cách mạng của quần
chúng; phải đi sâu vào từng đối tượng, nắm bắt tình hình và kịp thời
giải đáp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, góp phần xây dựng
8


và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nên tất yếu công tác tư tưởng phải
lấy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị làm mục đích hoạt động của
mình. Tiến hành công tác tư tưởng phải tránh rơi vào khuynh hướng
"làm công tác tư tưởng vì tư tưởng", thoát ly nhiệm vụ chính trị,
không phục vụ nhiệm vụ chính trị: “Lấy gì để đánh giá kết quả và
chất lượng công tác tư tưởng, nếu như không lấy nhiệm vụ chính trị
làm cơ sở, làm thước đo cơ bản. Công tác tư tưởng không phải lúc
nào cũng diễn ra thuận chiều, không có đấu tranh giữa những quan
điểm đúng và sai. Chính đường lối và nhiệm vụ chính trị là căn cứ để
phân biệt đâu là quan điểm đúng, đâu là quan điểm sai, hoặc mơ hồ.
Vì những lẽ đó, đòi hỏi chúng ta trong quá trình tiến hành công tác tư
tưởng phải luôn luôn xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, gắn chặt và
phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và coi đó là mục tiêu hàng
đầu của công tác tư tưởng. Đi chệch phương châm này, công tác tư
tưởng không thể đạt hiệu quả cao, thậm chí khó tránh khỏi khuyết
điểm, sai lầm". Phải gắn công tác tư tưởng với công tác tổ chức,
chăm lo đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Gắn việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị với giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên và quần chúng. Phải kết hợp công tác tư tưởng trong

Đảng với công tác tư tưởng ngoài Đảng; kết hợp bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm cách mạng với nghiêm túc phê phán những biểu hiện sai
lầm, chệch hướng.
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ của tình hình mới, phải đổi mới công tác tư tưởng9


đó là một vấn đề mang tính chiến lược, vừa đáp ứng ứng nhu cầu
phát triển trước mắt, vừa định hướng cho sự phát triển lâu dài, trên
tinh thần quán triệt thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu sau:
Thứ nhất, tổng kết một cách khoa học, toàn diện lý luận - thực
tiễn của gần 30 năm đổi mới, để có cơ sở khoa học và lý luận cho
việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước trong giai đoạn mới. Chuẩn bị các văn kiện trình
Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, đổi mới việc nghiên cứu, tiến hành điều tra dư luận
xã hội, nhận diện đúng diễn biến tình hình tâm tư, tình cảm, tâm
trạng và tư tưởng xã hội. Đưa ra những dự báo đúng đắn về diễn
biến tư tưởng của các tầng lớp nhân dân, sự biến đổi tâm trạng của
xã hội và có những giải pháp và phương thức tiến hành công tác tư
tưởng một cách hợp lý, hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả
của công tác tư tưởng; khắc phục sự thiếu sắc bén trong đấu tranh
chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, kiên quyết, chủ
động, kịp thời phê phán những luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch gây mất lòng tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên vào
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vào
CNXH và con đường đi lên CNXH của nhân dân ta.
Thứ tư, tăng cường thông tin chính thức, nhiều chiều và các

hoạt động đối thoại, tương tác, trực tuyến phong phú, đa đạng và

10


hấp dẫn. Coi trọng vai trò giám sát, phản biện xã hội của các
phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội. Đổi mới
căn bản công tác lãnh đạo, quản lý các hoạt động báo chí, xuất bản,
văn hóa, văn nghệ.
Thứ năm, kiện toàn các cơ quan, tổ chức và xây dựng đội ngũ
cán bộ làm công tác tư tưởng. Có chiến lược xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác tư tưởng, chất lượng cao, chuyên nghiệp, tinh nhuệ,
bao gồm những cán bộ vững vàng về tư tưởng, chính trị; có tài, có
đức và yêu nghề; hướng về cơ sở, bám sát thực tiễn và gắn bó mật
thiết với nhân dân./.

11



×