Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.05 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

MINI-CASE 8:
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ
SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

NHÓM 2:
Nguyễn Ngọc Hạnh Nguyên
Nguyễn Minh Trí
Đặng Quốc Tùng

Tp. HCM, 5/2012

70901758
70902921
70802530


BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


MINI-CASE 8:

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ


SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ

GVHD:

TS. Dương Như Hùng

Nhóm sinh viên:
Nguyễn Ngọc Hạnh Nguyên
Nguyễn Minh Trí
Đặng Quốc Tùng

Tp. HCM, 5/2012
1


GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Bạn đã được tuyển dụng để quản lý một tổ chức tín dụng như là ngân hàng. Ban quản
lý rất chú trọng việc phòng tránh tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng của các khoản vay thế
chấp nhà tương tự như đã xảy ra vào năm 2007. Bạn được yêu cầu giải thích những
nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và vai trò của chính phủ trong việc tối thiểu
hóa tác động tiêu cực của khủng hoảng lên hệ thống tài chính.
Bạn bắt đầu giải thích từ những thông tin tổng quan về làn sóng vỡ nợ của các khoản
vay thế chấp nhà đã đe dọa đến “sức khỏe” của các định chế tài chính đã đầu tư vào các
khoản vay này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua các chứng khoán
đảm bảo bằng khoản vay thế chấp nhà như thế nào. Mọi người đã nghĩ rằng chứng khoán
đảm bảo bằng khoản vay thế chấp nhà là công cụ đầu tư vững mạnh vì các chứng khoán
này được đánh giá hạn mức tín nhiệm bởi các tổ chức đánh giá hợp pháp. Trước khi
khủng hoảng xảy ra, ngân hàng đã tin tưởng một cách sai lầm rằng việc đổi mới và chứng
khoán hóa các tài sản dài hạn của họ có thể giúp giảm rủi ro vỡ nợ của các khoản vay thế
chấp nhà và tối thiểu rủi ro lãi suất, và thậm chí giúp họ có thêm lợi nhuận. Khi các khoản

vay thế chấp nhà bắt đầu có chuyển biến xấu, nhiều quỹ đầu tư đã “gặp biến cố lớn” và
không thể trả nợ vay từ ngân hàng. Ngân hàng buộc phải “xóa nợ” cho các nhà đầu tư.
Việc làm này làm giảm năng lực dự trữ và cho vay của các ngân hàng. Đây là một nguyên
nhân chính tác động đến khả năng sinh lợi và sự vững mạnh của các tổ chức tín dụng.
Đối với ban quản lý, tiêu chuẩn cho vay là một yếu tố quan trọng cho biết liệu bất cân
xứng thông tin có phải là một nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Bạn đã giải thích rằng
chính tiêu chuẩn cho vay thế chấp nhà quá lỏng lẻo là một nguyên nhân khác gây nên
khủng hoảng tài chính. Theo như Federal Housing Finance Board, mức phí trung bình của
các khoản vay thế chấp nhà giảm từ khoảng 1% vào năm 1998 xuống còn ít hơn 0.5% từ
2002-2007. Những tổ chức cho vay thế chấp nhà sẵn sàng giảm các tiêu chuẩn cho vay
của họ để có thể tăng thị phần. Vì thế các tổ chức cho vay thế chấp nhà khác buộc phải
chọn hoặc giảm tiêu chuẩn cho vay hoặc là họ sẽ mất thị phần.
Người ta đã dự đoán bong bóng nhà đất bùng nổ sẽ có tác động tiêu cực lên nền kinh tế
vì 2 lý do. Một, hoạt động xây dựng là một hoạt động kinh tế quan trọng và nếu hoạt động
này bị sụt giảm thì GDP sẽ giảm theo. Hai, việc giảm giá nhà cũng sẽ làm giảm nhu cầu
tiêu dùng của hộ gia đình do tác động của sự giàu có. Tuy nhiên, bong bóng nhà đất bùng
nổ gây ra nhiều tác động tiêu cực nghiêm trọng và lan rộng hơn là những dự đoán từ hai
lý do trên. Như đã đề cập ở trên, hệ thống tài chính phải gánh chịu hầu hết thiệt hại chứ
không phải là người sở hữu nhà. Bong bóng nhà đất bùng nổ gây ra một cú sốc cho toàn
bộ hệ thống tài chính và tăng rủi ro tín dụng trên toàn nền kinh tế.
Nhờ sự can thiệp của chính phủ và việc gia tăng cung tiền của Fed, nền kinh tế đã ổn
định dần.

2


PHÂN TÍCH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Những sự thay đổi cải tiến trong tài chính làm sao có thể dẫn đến khủng
hoảng tài chính? Giải thích chi tiết vai trò của việc chứng khoán hóa trên thị
trường cho vay thế chấp bằng nhà.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ được xem như là một trong
những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới, mà hầu như không một
ai trên thế giới có thể thoát khỏi ảnh hưởng của nó.
Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tài chính ở Mỹ là những sáng kiến cải kiến của
các định chế tài chính khiến cho hệ thống tài chính trở nên rủi ro hơn. Hệ quả, là khi có
tác động từ bong bóng nhà đất thì toàn bộ hệ thống tài chính sụp đổ, rơi vào khủng hoảng
sâu, kéo theo đó là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng như toàn bộ nền kinh tế
thế giới.
Để tìm hiểu về nguyên nhân, hay cụ thể hơn là những sự thay đổi cải tiến nào trong tài
chính đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử thế giới, ta sẽ tìm hiểu về mô hình
cho vay truyền thống.

Ở Mỹ, người mua nhà sẽ mua nhà trả góp thông qua những công ty chuyên cho vay trả
góp mua nhà mà cụ thể đóng vai trò quan trọng nhất là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai
công ty này do chính phủ Mỹ thành lập nhằm mở rộng thị trường thứ cấp cho các khoản
vay thế cấp, mà chủ yếu là các khoản vay thế chấp bất động sản.
Vậy, khi người dân muốn mua nhà sẽ liên hệ với công ty cho vay để vay tiền trả tiền
mua nhà. Sau đó, mỗi tháng, người mua sẽ trả một khoảng tiền trả góp cho các công ty
cho vay này với mức lãi suất nhất định. Theo như mô hình truyền thống này thì bên cho
vay cũng đồng thời là bên phải chịu rủi ro tín dụng.

3


CDO- Chứng khoán đảm bảo bằng các khoản vay thế chấp
Lúc này, các ngân hàng ở phố Wall nhận ra những khoản cho vay thế chấp này là một
món hời và là kênh đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận cao, thậm chí là rất cao. Cho
nên, các ngân hàng đã nảy ra sáng kiến là mua các khoản vay này từ các công ty cho vay.
Sau đó, gói các khoản cho vay thế chấp này cùng nhiều khoản cho vay khác lại thành một
một khoản được gọi chung là CDO - Collateralized Debt Obligation. Dựa trên những

khoản vay này, các ngân hàng phát hành chứng khoán bán cho các nhà đầu tư, các chứng
khoán này được gọi tên là MBS – Mortgate Backed Security. Các chứng khoán này sẽ
được chia ra làm 3 loại, có rủi ro từ cao tới thấp, mà tương ứng là những khoản lãi suất
phù hợp, rủi ro càng cao lãi suất càng cao.

4


Quan sát hình trên, ta có thể nhìn thấy hoạt động của dòng tiền diễn ra như thế nào.
Tiền của người mua nhà hàng tháng sẽ được chuyển cho công ty cho vay, nhưng công ty
cho vay đã bán những khoản vay này cho các ngân hàng đầu tư, nên tiền sẽ tiếp tục được
chuyển vào các ngân hàng đầu tư. Những khoản tiền này sẽ tiếp tục được chuyển cho
những nhà đầu tư, những người đã mua MBS này.
Mọi người đã nghĩ rằng chứng khoán đảm bảo bằng khoản vay thế chấp nhà là công cụ
đầu tư vững mạnh vì các chứng khoán này được đánh giá hạn mức tín nhiệm bởi các tổ
chức đánh giá hợp pháp. Trước khi khủng hoảng xảy ra, ngân hàng đã tin tưởng một cách
sai lầm rằng việc đổi mới và chứng khoán hóa các tài sản dài hạn của họ có thể giúp giảm
rủi ro vỡ nợ của các khoản vay thế chấp nhà và tối thiểu rủi ro lãi suất, và thậm chí giúp
họ có thêm lợi nhuận.
Sub-Prime Mortgate – Khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn
Với những cải tiến này thì hệ thống tài chính vẫn có thể hoạt động tốt mà không lo sợ
vỡ nợ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, cũng như các ngân hàng đầu tư bị những khoản lợi quá
lớn này thu hút. Để tăng thêm những khoản MBS này, một sáng kiến mới được tạo ra, và
đây là nguyên nhân có thể nói là gốc rễ của mọi vấn đề, đó là các khoản vay thế chấp
dưới chuẩn – Sub-prime mortgate. Do hầu hết mọi người đều đã có nhà hoặc đang trả
góp, nên sáng kiến này hướng đến những người không có khả năng chi trả nhiều.

5



Bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn cho vay quá lỏng lẻo như không cần chứng minh
thu nhập, lãi suất trả góp ban đầu thấp, những khoản vay dưới chuẩn này đã thu hút hàng
triệu người thu nhập thấp với “giấc mơ Mỹ” mà không biết rằng đây chỉ là khởi đầu cho
cơn ác mộng của họ. Theo như Federal Housing Finance Board, mức phí trung bình của
các khoản vay thế chấp nhà giảm từ khoảng 1% vào năm 1998 xuống còn ít hơn 0.5% từ
2002-2007. Những tổ chức cho vay thế chấp nhà sẵn sàng giảm các tiêu chuẩn cho vay
của họ để có thể tăng thị phần. Vì thế các tổ chức cho vay thế chấp nhà khác buộc phải
chọn hoặc giảm tiêu chuẩn cho vay hoặc là họ sẽ mất thị phần. Thêm vào đó, tình hình giá
bất động sản tăng cao trong thời gian dài khiến các ngân hàng cho vay thoải mái cho vay
ngày càng nhiều những khoản nợ dưới chuẩn này mà không sợ lỗ do nếu người vay vỡ
nợ, họ sẽ tịch thu nhà mà giá nhà thì ngày càng tăng.
Theo thời gian, những người vay những khoản vay thế chấp dưới chuẩn này bị vỡ nợ.
Khi đó, thì ngân hàng cho vay sẽ tịch thu nhà và rao bán để bù đắp. Tuy nhiên, với một
hay hai trường hợp vỡ nợ thì không sao, nhưng hàng loạt những khoản vay dưới chuẩn bị
vỡ nợ, khiến cho ngân hàng “ôm” hàng loạt ngôi nhà. Việc rao bán hàng loạt ngôi nhà
như vậy, kéo thị trường bất động sản đi xuống, giá nhà giảm nhanh, khiến cho những
khoản cho vay trở thành một mớ rác đối với ngân hàng. Đó là chưa kể đến những người
có tình trạng tài chính lành mạnh, đang trả góp cho căn nhà của mình thì giá nhà giảm, lúc
đó sẽ xảy ra mâu thuẫn khi những người này vẫn phải trả góp cho khoản tiền mua nhà
cao hơn giá nhà hiện hành nhiều lần, do đó, những người này hoặc cũng rao bán, hoặc bỏ
những ngôi nhà đã mua để thoát khỏi khoản vay trở nên quá cao này.

Việc hàng loạt ngôi nhà mất giá bị cầm cố cho ngân hàng, thêm vào đó là những khoản
trả góp hàng tháng mất đi, khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng nguy hiểm khi đã đầu
tư hàng đống tiền từ tiền của khách hàng cũng như của nhà đầu tư để mua những khoản
cho vay mà bây giờ chỉ là những tờ giấy vụn. Ngoài ra, còn một mối đe dọa khác nguy
hiểm hơn là các MBS. Được đảm bảo bởi các khoản cho vay thế chấp, nên khi các khoản
6



vay thế chấp này bị vỡ nợ công với giá trị những căn nhà tịch thu cứ mất dần, thì khoản
tiền mà các nhà đầu tư vào MBS coi như mất trắng.
Như vậy, dưới tác động của sụt giảm thị trường bất động sản (nguyên nhân vẫn là do
hệ thống tài chính), thì toàn bộ hệ thống tài chính rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các
ngân hàng cho vay thì ôm những căn nhà không thể bán được, các ngân hàng đầu tư, ôm
những khoản nợ nghìn tỷ giờ chỉ là giấy vụn, các quỹ đầu tư gần như mất trắng những
khoản đầu tư khổng lồ vào MBS. Kéo theo đó, thị trường tài chính đóng băng, do ngân
hàng không còn khả năng thanh khoản, thắt chặt cho vay nhằm hạn chế rủi, tất cả đẩy
toàn bộ hệ thống tài chính vào tình trạng căng thẳng khi người muốn vay tiền kinh doanh
không được, trong khi tâm lý rút tiền khỏi ngân hàng ngày càng gia tăng. Tất cả những
điều trên chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng sâu rộng trên toàn thế giới.
Một trong những nguyên nhân khiến cuộc khủng hoảng thoát khỏi giới hạn Mỹ và lan
ra toàn thế giới là CDS. Về bản chất, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default
Swap, hoặc CDS), còn được gọi là hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, ban đầu là
một dạng bảo hiểm dành cho trái phiếu tồn tại dưới hình thức một khoản nợ được chứng
khoán hóa. CDS là một loại chứng khoán phái sinh và có thể so sánh với hợp đồng bảo
hiểm ở chỗ đây là một thoả thuận hoán đổi rủi ro.
Người mua CDS sẽ trả một khoản phí cho người bán để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ
nợ tín dụng, xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Cụ thể trong mô hình ở
Mỹ là các ngân hàng đầu tư mua CDS từ các công ty bảo hiểm để phòng tránh rủi ro vỡ
nợ từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn. Cho nên, khi hệ thống tài chính sụp đổ vì
những khoản vay thế chấp dưới chuẩn thì các công ty bảo hiểm cũng phải đối mặt với
những khoản bồi thường khổng lồ bảo hiểm, mà AIG (American International Group) là
ví dụ điển hình nhất. Do tập trung quá nhiều vào những khoản cho vay dưới chuẩn ở Mỹ
(theo ước tính của Hiệp hội chứng khoán phái sinh và hợp đồng hoán đổi quốc tế - ISDA
là 45,5 nghìn tỷ tại Mỹ) mà hệ thống các công ty bảo hiểm tự đẩy mình vào những hố sâu
không đáy.

7



2.Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức đã góp phần gây ra khủng hoảng như thế nào?

Adverse Selection – Lựa chọn bất lợi
Vấn đề cốt lõi của bất công xứng thông tin gây ra cuộc khủng hoảng 2008 là việc các
che giấu rủi ro cùa các khoản cho vay thế dưới chuẩn.
Trong chuỗi quy trình trên thì ở ngay bước đầu tiên, là lựa chọn bất lợi của Ngân hàng
cho vay. Do tác động của việc tạo ra lợi nhuận quá dễ dàng nên các Ngân hàng cho vay
bất chấp rủi ro cao của các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn mà đẩy mạnh việc cho vay
ngày càng nhiều.
Tất nhiên với mức rủi ro cao như vậy thì khi phát hành MBS, những nhà đầu tư sẽ
không “dại” gì mà lại đầu tư vào những khoản rủi ro cao như thế này. Để tạo uy tín cho
các nhà đầu tư, ngân hàng đầu tư bỏ tiền ra để thuê các công ty xếp hạng tín dụng, đồng
thời cung cấp những thông tin không chính xác nhằm làm giảm rủi ro cho các MBS. Bằng
cách này, Ngân hàng đầu tư đã gây ra ngộ nhận cho các nhà đầu tư về mức độ an toàn của
các MBS khiến lựa chọn bất lợi xảy ra đối với các nhà đầu tư.
Moral Hazard – Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến độ ổn định của hệ thống tài
chính. Do quá trình bán nợ từ ngân hàng cho vay, sang ngân hàng đầu tư, rồi lại thông
qua các MBS đến các nhà đầu tư nên tại ra một vấn đề đạo đức khi các ngân hàng không
phải chịu rủi ro vỡ nợ do đã chuyển cho người kế tiếp. Điều này đã tạo nên một rủi ro đạo
đức khi các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh cho vay, bất chấp rủi ro mà không kiểm soát
chất lượng tín dụng, chất lượng khách hàng vay.

8


Việc sử dụng tiền gửi của khách hàng để đẩy mạnh cho vay cũng là một rủi ro đạo đức
khi sử dụng tiền gửi của khách hàng để đầu tư ngày càng nhiều vào những khoản vay vủi
ro cao.

Một khía cạnh khác là vấn đề xảy ra giữa các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư cá nhân
cũng như tập thể. Các nhà đầu tư cá nhân tin tưởng các quỹ đầu tư và gửi tiền vào các quỹ
đầu tư nhờ các quỹ này đầu tư để tạo ra một mức lợi nhuận an toàn cho họ. Tuy nhiên, rủi
ro đạo đức xảy ra, khi các quỹ đầu tư đầu tư vào MBS, nhận ra lợi nhuận quá lớn từ
khoản đầu tư này nên đẩy mạnh đầu tư tiền của các nhà đầu tư cá nhân vào các khoản
nay, bên cạnh những rủi ro từ các khoản MBS trên các khoản vay thế chấp dưới chuẩn.
Những người đầu tư vào American International Group (AIG) nghĩ rằng tiền của họ là
tương đối an toàn bởi vì họ đã đầu tư vào một công ty bảo hiểm có xếp hạng tín dụng cao
nhất được đưa ra bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, AIG cũng bán CDS trên
các MBS cần nhiều thế cấp hơn mà nó có thể có. Tại sao AIG nhận rủi ro như vậy? Bởi vì
các thương nhân, những người bán CDS và là những người được nhận những khoản tiền
thưởng lớn, không phải là người chịu rủi ro – AIG mới là người chịu mọi rủi ro. AIG
không quan tâm đến rủi ro bởi vì nó là quá lớn để thất bại (too big to fail) vì họ đã bán
hầu hết các CDS cho các ngân hàng và các nhà đầu tư khác. Do đó, nếu AIG không thể
thực hiện các khoản thanh toán CDS hoặc tài sản thế chấp theo yêu cầu hợp đồng CDS
giảm, chính phủ sẽ phải giải cứu họ, nếu không, nhiều ngân hàng khác sẽ sụp đổ nếu họ
không nhận được thanh toán MBS bị vỡ nợ. Ở đây, rủi ro đạo đức là kết quả bởi vì các
thương nhân tạo ra rủi ro với lợi nhuận lớn và tiền thưởng, nhưng không phải chịu những
rủi ro thực sự.
3.Bạn có nghĩ rằng mức độ can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế mà chưa
từng thấy trước đây đã giúp ngăn chặn khủng hoảng kinh tế đỡ nghiêm trọng hơn
những gì thực sự xảy ra? Điều này có ảnh hưởng đến vấn đề rủi ro đạo đức trong
tương lai?
Từ cuối năm 2007, chính phủ Mỹ đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm ngăn cản suy
thoái, duy trì tính thanh khoản cho nền kinh tế và ngăn chặn lạm phát. Những can thiệp từ phía
chính phủ có thể được phân làm ba mục đích chính như sau.

Cứu các công ty lớn nhằm ngăn chặn khủng hoảng lan rộng
Chính phủ Mỹ đã lần lượt cứu nguy cho bốn công ty khổng lồ có liên quan trực tiếp
đến cuộc khủng hoảng thị trường dây chuyền bất động sản – tài chính nhằm ngăn chặn

khủng hoảng lan rộng ở quy mô lớn hơn và khôi phục niềm tin của thị trường tài chính
Mỹ.
 Tháng 03/2008, FED đứng ra bảo lãnh 30 tỷ USD các khoản nợ phải trả của
Bear Stearns để tạo điều kiện cho JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns. Bear
Stearns là một ngân hàng đầu tư lớn, đang nắm giữ 9.000 tỷ USD chứng khoán
phái sinh. Đây là những tài sản có mức độ chia sẻ và ràng buộc cao với các tổ chức
tài chính khác. Nếu Bear Stearns phá sản, sự đổ vỡ dây chuyền là khó tránh khỏi.
9


 07/09/2008, Bộ tài chính thông báo một gói cứu nguy khẩn lên đến 200 tỷ
USD để giúp Fannie Mae và Freddie Mac tiếp tục hoạt động nhằm cố gắng bình ổn
thị trường. Fannie Mae và Freddie Mac là hai tập đoàn đóng vai trò trung tâm và
trọng yếu trong hệ thống tài chính của thị trường địa ốc Mỹ. Hai công ty này chịu
trách nhiệm cho các khoản nợ trị giá khoảng 5.300 tỷ USD trong tổng số 12.000 tỷ
USD của thị trường vay nợ mua nhà tại Mỹ. Chính vì thế, chính phủ Mỹ buộc phải
ra tay cứu giúp hai tập đoàn này, nếu không có thể kéo theo phản ứng dây chuyền
với hậu quả rất tai hại và khó lường không chỉ với hệ thống tài chính ngân hàng
của Mỹ mà còn có ảnh hưởng rất xấu tới thị trường tài chính quốc tế.
 16/09/2008, FED cho AIG vay 85 tỷ USD để cứu AIG khỏi phá sản. AIG là
công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ và cũng là công ty bảo hiểm tư nhân lớn nhất
thế giới. AIG đã bán quá nhiều bảo hiểm CDS cho các nhà đầu tư MBS, nên khi thị
trường bất động sản bị vỡ nợ, AIG buộc phải chi ra rất nhiều tiền để trả cho các
hợp đồng bảo hiểm. Do AIG có quy mô hoạt động tại 100 quốc gia trên thế giới,
nên nếu AIG phá sản thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tràn lan khắp nơi. Do đó, động thái
cứu nguy cho AIG được coi như bắt buộc để ngăn chặn đà lan tỏa của cuộc khủng
hoảng.
Củng cố hệ thống tài chính
Tâm lý trong thời kỳ khủng hoảng là các ngân hàng có thể dễ dàng bị phá sản, do đó
các ngân hàng khó lòng huy động vốn từ người dân cũng như khó vay của nhau, đẩy lãi

suất liên ngân hàng tăng cao. Dân chúng trở nên mất niềm tin vào ngân hàng nên đổ xô
rút tiền ra khỏi ngân hàng. Bên cạnh đó, sự suy giảm niềm tin này khiến cho các nhà đầu
tư tranh nhau bán cổ phần, rút tiền ra để tìm những kênh đầu tư có tính an toàn cao như
tín phiếu chính phủ.
 Từ tháng 09/2007 đến tháng 12/2008, FED tiến hành cắt giảm lãi suất rất
nhiều lần, từ 5,25% vào tháng 09/2007 xuống còn 0% vào tháng 12/2008. Biện
pháp này nhằm tăng cường thanh khoản cho thị trường, giảm chi phí huy động vốn
của ngân hàng, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm
kích thích sản xuất và chi tiêu.
 Tháng 12/2007, FED cho các định chế tài chính vay hàng tỷ USD nhằm
tăng tính thanh khoản cho hệ thống tài chính.
 Tháng 10/2008, chính phủ Mỹ ban hành Đạo luật Bình ổn Kinh tế Khẩn
cấp, cho phép Bộ tài chính dùng 700 tỷ USD để mua lại các tài sản xấu của các tổ
chức tài chính, cũng nhằm mục đích tăng tính thanh khoản của hệ thống tài chính,
khôi phục niềm tin và đẩy lùi cuộc khủng hoảng tín dụng.
 Tháng 04/2009, chính phủ Mỹ tiến hành điều tra 19 ngân hàng nhằm đánh
giá khả năng tồn tại trong trường hợp khủng hoảng tài chính kéo dài và trầm trọng
hơn.
10


Kích thích nền kinh tế
Khủng hoảng kinh tế bùng nổ, tâm lý sợ hãi bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân
hàng rất dè chừng trong việc cho vay. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất
của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của dân chúng. Hơn nữa, trong tình trạng tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, cộng với giá bất động sản
giảm mạnh, khiến cho người dân thắt chặt hầu bao. Sự đình trệ của hai mặt cung – cầu
làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng.
 Tháng 02/2008, FED tung gói Kích thích Kinh tế trị giá 168 tỷ USD, trong
đó bao gồm cả gói trợ cấp 146 tỷ USD để hoàn lại thuế Thu nhập.

 Tháng 02/2009, chính phủ Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD
nhằm kích thích tiêu dùng trong thời kỳ khủng hoảng.
Những động thái cứu nguy trên cho thấy chính phủ đã xen vào thị trường một cách hết
sức mạnh tay. Sự can thiệp của chính phủ lúc này là hết sức cần thiết vì phải đối mặt với
nguy cơ sụp đổ mang tính hệ thống. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp của các nguyên nhân
gây ra khủng hoảng nên sự phục hồi niềm tin trong thị trường nói chung vô cùng khó
khăn và diễn ra rất chậm chạp. Các biện pháp can thiệp của FED tuy mạnh mẽ nhưng về
hiệu quả thì không đạt như mong đợi. Nhưng có thể thấy được tác động trước mắt là nền
kinh tế Mỹ đã dần phục hồi chứ không ngày càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng nghiêm
trọng này.
Những can thiệp của FED điển hình như đổ rất nhiều tiền vào việc cứu các công ty lớn
đang trên bờ vực phá sản sẽ dẫn đến những vấn đề rủi ro đạo đức về sau. Những tổ chức,
tập đoàn càng lớn thì càng khó có nguy cơ phá sản vì chính phủ bắt buộc phải ra tay cứu
nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế ở phương diện rộng lớn. Điều này sẽ dẫn đến sự ỷ
lại vào chính phủ, khiến cho những quyết định, những hoạt động kinh doanh của các công
ty này mang tính rủi ro cao hơn so với các công ty khác vì rủi ro cao đồng nghĩa với lợi
nhuận cao. Nếu chẳng may gặp thua lỗ, họ có thể dễ dàng cầu cứu sự hỗ trợ từ chính phủ
vì họ biết được tầm quan trọng của tổ chức mình đối với cả nền kinh tế.
4.Tác động dài hạn của các chính sách can thiệp của chính phủ sẽ là gì, đặc biệt là
trong bối cảnh nợ quốc gia đang tăng lên?
Các chính sách can thiệp trực tiếp của chính phủ:
Khôi phục ổn định trên thị trường tài chính
Hệ thống tài chính trên đà sa sút do đó mục tiêu trọng tâm là phải là khôi phục niềm
tin, sự ổn định của nó. Để làm được điều đó chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần
phải huy động một lượng lớn tiền để cứu trợ như: mua lại các chứng khoán vay có thế
chấp, cấp vốn cho ngân hàng,mở rộng chương trình bảo hiểm và bảo lãnh tiền gửi
Một số hoạt động cứu trợ cho nền kinh tế của chính phủ
Gói cứu trợ thứ I: Mỹ bơm 700 tỷ USD Giúp các ngân hàng giải quyết tình trạng nợ
xấu
11



Gói cứu trợ thứ II: với số tiền gần 800 tỷ USD được triển khai
Ngoài ra 2/2009 bộ trưởng tài chính Mỹ công bố gói cứu trợ ngân hàng toàn diện trị
giá 1500 tỷ USD
Một số nước khác: Nhật Bản (275 tỷ), Liên minh châu Âu (170 tỷ),Trung Quốc (586
tỷ), Hàn Quốc (100 tỷ)
Vì phải tung ra một khối lượng tiền khá lớn để mua lại các khoản nợ khó đòi, cung cấp
vốn cho ngân hàng nên việc thâm hụt ngân sách là điều không tránh khỏi. Điều này làm
cho các chính phủ phải đi vay nhiều hơn làm tăng gánh nặng nợ cho quốc gia.
Chương trình kích cầu:
Nền kinh tế rơi vào suy thoái, kéo theo thất nghiệp, khiến người dân lo sợ, bèn thắt
chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm, rút cục khiến kinh tế càng suy thoái hơn. Những lúc
đó cần có biện pháp kích cầu để người dân có thêm chút tiền, và cái chính là bớt sợ hãi
mà chịu móc hầu bao, nhờ đó nền kinh tế được cú hích và bắt đầu khởi động trở lại. Một
số chính sách chính phủ đề ra để giải quyết được chính phủ đưa ra là: hạ lãi suất, giảm
thuế,tăng đầu tư công để kích thích tiêu dùng
Sự ảnh hưởng về lâu dài
Về phía chính sách tài khóa: Việc áp dụng chính sách tài khóa mở rộng để kích thích
tiêu dùng nhưng lại có tỷ lệ tiết kiệm thấp sẽ phải đối mặt với nguy cơ tình trạng thậm hụt
cán cân vãng lai trầm trọng hơn, nợ nước ngoài tăng, ngân sách không bền vững trong
trung hạn và có thể xảy ra khủng hoảng tài khóa . Đây là nguồn thu chính của chính phủ
nếu thực hiện việc này một cách không kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra một cuộc khủng
hoảng nữa “ khủng hoảng nợ công”, do ngân sách thâm hụt trong thời gian dài mà nguồn
thu vào ít.
Về phía chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ quá nới lỏng có thể sẽ dẫn tới tình trạng
bẫy thanh khoản (cung tiền quá mức nhưng không thể thúc đẩy tăng trưởng) và việc
duy trì chi phí vốn quá thấp trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu trong dài hạn tới
tiết kiệm và đầu tư.
Nhìn chung biện pháp can thiệp của chính phủ trong thời gian này là bơm tiền ra để

cứu các hệ thống tài chính và thực hiện các chính sách tiền tệ thả lỏng. Điều này sẽ tăng
nợ công của chính phủ và dẫn đến một số hệ lụy sau.
Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc
bụng để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần
thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những
cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi
những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động mạnh
nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
VD: Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng
đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc
lá , đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay. Để phản đối

12


chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người
đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.
Việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền
kinh tế, làm chậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng
kép". Nghiêm trọng hơn, việc tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những
nguyên nhân làm tăng nợ công của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì
liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình
Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ
chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân
và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế
lực đầu cơ quốc tế.
Ví dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ bậc tín
nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái
phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ
muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau

đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm. Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong
thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng
thêm trầm trọng, có tác dụng như một cú huých , đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó
khăn, bế tắc.

13


TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN
CÂU 1: Việc xếp hạng tín nhiệm ở Việt Nam hiện đang gặp những khó khăn gì?
Vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm chính là hạn chế bất cân xứng thông tin
giữa người mua và người bán trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, do các tổ chức này
nhận phí từ nhà phát hành chứ không phải từ các nhà đầu tư, và những đánh giá của họ
phụ thuộc vào những số liệu, sổ sách mà nhà phát hành công bố nên các tổ chức đánh giá
tín nhiệm này có xu hướng đánh giá mức tín nhiệm cao cho các chứng khoán. Chính
những đánh giá thiếu khách quan này cộng với việc các nhà đầu tư tin tưởng một cách
gần như tuyệt đối vào các tổ chức xếp hạng tín dụng, khiến nảy sinh các rủi ro, che đậy đi
rủi ro thực sự của các chứng khoán, thúc đẩy quá trình chứng khoán hóa diễn ra liên tục
và vô tình tiếp tay cho việc “ra đời” của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009.
Tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa tồn tại một tổ chức đánh giá tín nhiệm độc lập, mà
phần lớn còn dễ dàng bị chi phối bởi những chính sách của Nhà nước, khiến cho việc
đánh giá tín nhiệm không còn khách quan và không hề phản ánh chính sách mức tín dụng
của các loại chứng khoán. Hơn nữa, ý thức về minh bạch hóa của các công ty tham gia thị
trường chứng khoán hiện nay vẫn chưa cao vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của
việc minh bạch hóa nay. Đây cũng là một trong những trở ngại cho các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm đánh giá mức tín dụng cho các công ty tại Việt Nam.
CÂU 2: Lợi ích của việc chứng khoán là gì?
 Lợi ích của chứng khoán hóa đối với bên khởi tạo tài sản, công ty dịch vụ, ngân
hàng đầu tư và nhà đầu tư:
o Bên khởi tạo tài sản thông qua việc chứng khoán hóa có thể khai thác được

nguồn vốn mới với chi phí thấp hơn đi vay từ bên ngoài. Quá trình chứng
khoán hóa cho phép định giá bán tài sản một cách tối ưu nhất, do có sự kiểm
soát của các công ty định mức tín nhiệm nên việc định giá được diễn ra minh
bạch, trực tiếp tăng cường tính thanh khoản cho các tài sản vốn không có tính
thanh khoản cao.
o Ngân hàng đầu tư thu được những khoản phí khi thực hiện nghiệp vụ chứng
khoán hóa như phí tư vấn, bảo lãnh phát hành và bán các loại chứng khoán này
trên thị trường thứ cấp nhằm thu lợi nhuận. Ngày nay, các ngân hàng đầu tư
còn đóng vai trò là bên khởi tạo tài sản nên thu được các lợi ích trong toàn bộ
chu trình chuỗi giá trị tài sản.
o Nhà đầu tư thông qua chứng khoán hóa, nhà đầu tư có thể tiếp cận với kênh
đầu tư mới, mang lại nhiều sản phẩm và cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư mua chứng
khoán nợ nhằm mục đích sinh lời cao hoặc để đa dạng danh mục đầu tư.
 Chứng khoán hóa tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và cho nền kinh
tế:
14


Từ trước đến nay, thị trường chứng khoán đã quá quen với các cổ phiếu, trái phiếu của
các doanh nghiệp và Chính phủ. Đối với trái phiếu hay cổ phiếu của doanh nghiệp thì phụ
thuộc vào hoạt động và khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành. Chứng khoán hoá tài sản
tài chính ra đời sẽ làm mới thị trường chứng khoán vì đặc tính sinh lợi của nó dựa trên giá
trị nội tại và hoạt động của thị trường, chứ không còn phụ thuộc vào tổ chức phát hành
nữa. Mặt khác, chứng khoán hoá sẽ làm đa dạng hàng hoá trên thị trường, góp phần làm
sôi nổi cho sàn giao dịch, cũng như nền kinh tế nói chung.
 Chứng khoán hóa là sự lựa chọn hấp dẫn trong kênh đầu tư vào thị trường bất động
sản:
Nhà đầu tư có nhu cầu kiếm lợi nhuận khi tham gia vào thị trường bất động sản thường
là những nhà đầu tư nhiều vốn. Vì thế, sẽ có nhiều hạn chế cho những nhà đầu tư vốn ít
khi muốn tham gia vào thị trường này. Mặt khác, những người nhiều vốn không phải ai

cũng muốn đầu tư vào thị trường khá nhạy cảm và nhiều rủi ro này. Quy trình chứng
khoán hóa đã giúp chia nhỏ giá trị của khoản đầu tư, làm tăng tính thanh khoản cho thị
trường. Nhờ đó, những nhà đầu tư ít vốn có thể tham gia thị trường và hạn chế được rủi
ro.
CÂU 3: So sánh khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các định chế tài chính, dẫn
tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.
Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài, dẫn đến đình trệ
cung – cầu trong nền kinh tế.
Trong trường hợp của cuộc khủng hoảng ở Mỹ 2007-2009, cuộc khủng hoảng tín dụng
dẫn đến thiếu hụt trầm trọng về tính thanh khoản ở các định chế tài chính, làm bùng nổ
cuộc khủng hoảng tài chính. Theo sau đó là khủng hoảng về niềm tin, các ngân hàng khi
đó được xem như có thể vỡ nợ bất cứ lúc nào, khiến việc cho vay vô cùng dè dặt, làm cho
các doanh nghiệp cần vốn để sản xuất kinh doanh khó lòng mà vay. Bên cạnh đó, việc sụp
đổ của các định chế tài chính, nhiều công ty phá sản, khiến tỷ lệ thất nghiệp cao lên,
người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, hạn chế chi tiêu. Chính vì thế, khủng hoảng tài chính
đã kéo theo sự đình trệ cả hai mặt cung và cầu, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế.

15


NGUỒN THAM KHẢO
 Bài nghiên cứu “Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2009 và tác động đến Việt
Nam” trên trang scribd.com (Nguồn:
/> Bài đăng hội thảo Học Viện Ngân hàng về CDS và MBS, “Chứng khoán đảm bảo
bằng thế chấp (MBS) và Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) - Hai công cụ chứng
khoán phái sinh chủ yếu gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008 và gợi ý chính sách
giám sát tài chính”, của Phòng phân tích và dự báo thị trường – Trung tâm NCKH-ĐTCK
(Ủy ban chứng khoán nhà nước)
 Tiểu luận “Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008”, của nhóm tác giả

Võ Trần Hùng- Hồ Vũ Linh- Đoàn Văn Tùng
 Bài “Diễn tiến khủng hoảng tài chính Mỹ 2008” (Nguồn:
-3-21286730.html)
 Bài “Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009” (Nguồn:
/>C3%ADnh_Hoa_K%E1%BB%B3_2007-2009)

16



×