Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.57 KB, 9 trang )

Tài liệu phục vụ Hội nghị
“Hậu khủng hoảng tài chính thế giới và phát triển bền vững”
Đà Nẵng 7-10/3/2010
1. Hệ quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đến
kinh tế, xã hội Việt Nam
Hàng loạt những thay đổi do tác động của khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng ít nhất cho đến trung hạn đối
với phát triển và biến đổi kinh tế nước ta. Đó là:
- Nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường chủ yếu như Hoa kỳ, EU và Nhật
bản đang và sẽ tiếp tục giảm xuống; thêm vào đó, các hàng rào kỹ thuật sẽ cao
hơn và khắt khe hơn. Vì vậy, xuất khẩu của nước ta vào các thị trường nói trên
sẽ khó khăn hơn, và khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng như trước đây.
- Dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó, có nước ta sẽ
tiếp tục giảm nhiều so với những năm qua, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp và vốn
vay thương mại. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vẫn tiếp tục biến động, không ổn định
trong những năm tiếp theo. Vì vậy, không chỉ số vốn đăng ký mới giảm xuống,
mà còn việc thực hiện một số lượng không nhỏ các dự án đã đăng ký cũng gặp
nhiều khó khăn; một số trong đó sẽ định hoãn hoặc chấm dứt hoạt động. Vốn kiều
hối cũng sẽ có xu hướng giảm. Việc quản lý duy trì cân bằng cán cân thanh toán
sẽ khó khăn hơn; rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng hơn.
Những tác động của khủng hoảng đến kinh tế, xã hội Việt Nam là:
- Mặc dù không nằm trong vòng xoáy của khủng hoảng toàn cầu, nhưng
trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự suy giảm đáng kể,
năm 2008 là 6,18%, năm 2009 còn 5,32% từ mức 8,46% của năm 2007.
Xét theo ngành kinh tế, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng
năm 2008 chỉ đạt 6,33%, năm 2009 chỉ tăng 5,52%; khu vực dịch vụ năm 2008
tăng 7,20%, năm 2009 chỉ tăng 6,63%, thấp hơn nhiều so với những năm trước.
- Bội chi ngân sách cao (7% GDP) do phải tài trợ cho gói giải pháp ngăn
chặn suy giảm, kích thích kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nợ chính phủ tăng
mạnh (năm 2008 nợ của Chính phủ khoảng 36,5% GDP, năm 2009 ước lên đến
40% GDP).


- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2009 giảm 9,7% so với năm 2008
(ước đạt 56,6 tỷ USD).
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,48 tỷ USD, chỉ bằng 30% so
với năm 2008 (tính chung cả cấp mới và tăng vốn). Thực hiện giải ngân vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 giảm 22% so với năm 2008.
- Số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam khoảng 3,6 triệu lượt, giảm
15% so với 2008.
- Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt khoảng 1,5 tỷ USD, gây sức ép lên
tỷ giá.
Về mặt xã hội, thực tế khảo sát tại một số tỉnh của Viện chính sách và
phát triển nông nghiệp nông thôn- Bộ NN&PTNT tiến hành tháng 5/2009 (do
Ủy ban Kinh tế đặt hàng khảo sát) về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên lao
động, việc làm và đời sống người dân nông thôn cho thấy:
- Khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến đời sống, thu nhập, việc làm
của cư dân nông thôn
Tỷ lệ lao động mất việc làm tổng hợp theo tỉnh và theo từng nguồn việc làm
(đơn vị: %)

Tỉ lệ lao
động di cư
mất việc
Tỉ lệ lao
động XK trở
về trước hạn
Tỉ lệ lao động
mất việc làm
việc tại các
doanh nghiệp
Tỉ lệ lao
động tại

trang trại mất
việc làm
Tỉ lệ lao
động tại xí
nghiệp,
xưởng SX
mất việc làm
Chung 21,7 17,2 36,9 85,3 8,7
An Giang 19,5 29,3 40,5 85,9 5,6
Bình Thuận 21,5 18,7 44,4 88,7 10,5
Lạng Sơn 21,1 21,3 34,1 44,0 7,4
Nam Định 22,5 15,1 34,1 85,3 11,9
- Tìm kiếm việc làm mới cho lao động mất việc rất khó khăn, tỷ lệ tìm
được việc làm mới rất thấp, việc làm phi nông nghiệp tại nông thôn trở thành
cứu cánh cho lao động mất việc làm.
Tỷ lệ lao động trở về địa phương tìm được việc làm theo tỉnh (đơn vị: %)
Tỉ lệ lao động trở
về địa phương tìm
thấy việc làm
Tỉ lệ lao động trở về
tìm thấy việc làm trong
ngành NLN nghiệp
Tỉ lệ lao động trở về
tìm thấy việc làm
trong lĩnh vực CN và
dịch vụ tại địa phương
Chung 11,3 5,3 6,1
An Giang 8,6 3,5 5,1
Bình Thuận 20,0 7,2 12,8
Lạng Sơn 30,7 13,5 17,2

2
Nam Định 7,9 4,4 3,5
- Khủng hoảng kinh tế đã làm cho đại đa số người dân nông thôn phải cắt
giảm chi tiêu cả về sinh hoạt và đầu tư.
Thực trạng chi tiêu của hộ gia đình theo tỉnh và theo nội dung chi (đơn vị: %)

Giảm chi tiêu dùng thịt

Giảm chi mua sắm đồ
dùng đắt tiền
Giảm chi xây dựng nhà
cửa
Tỉ lệ xã
đánh giá
chi tiêu
dùng thịt
cá của hộ
giảm
Mức độ
giảm chi
tiêu* (%)
Tỉ lệ xã
đánh giá chi
tiêu cho mua
sắm đồ dùng
đắt tiền của
hộ giảm
Mức độ
giảm chi
tiêu*

(%)
Tỉ lệ xã
đánh giá
xây dựng
tại địa
phương
giảm
Mức độ
giảm* (%)
Chung 68,4 18,5 65,2 23,6 52,3 25,9
An Giang 73,9 18,0 65,2 26,6 46,7 16,9
Bình Thuận 66,0 20,8 74,5 29,5 58,5 34,8
Lạng Sơn 64,9 15,8 53,0 19,3 45,0 28,9
Nam Định 71,2 20,2 73,4 22,4 59,8 22,3
- Suy giảm kinh tế đã làm giảm đầu tư cho sản xuất, đặc biệt là các hộ sản
xuất quy mô lớn, tập trung nhiều ở các xã đồng bằng, trung du, xã khá.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên sản xuất nông nông nghiệp của một số
tỉnh
Tỉnh
Ảnh hưởng của suy giảm
kinh tế lên đầu tư của
trang trại
Ảnh hưởng của suy giảm
kinh tế lên việc giảm giá
bán SP NN
Tỉ lệ xã
đánh giá
đầu tư cho
trang trại
giảm

Mức độ
giảm* (%)
Tỉ lệ xã
đánh giá SP
NN phải
bán giá thấp
hơn
Mức độ
giảm giá
bán SP
NN* (%)
Tỉ lệ xã đánh
giá có sản
phẩm nông
nghiệp của địa
phương không
bán được
Chung 42,3 21,0 71,6 16,6 14,0
An Giang 20,7 18,7 53,3 21,7 0,0
Bình Thuận 52,8 27,1 72,6 21,2 16,0
Lạng Sơn 19,8 15,3 71,3 12,7 16,3
3
Nam Định 71,7 20,4 80,4 16,2 17,4
- Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất mạnh lên hoạt động sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, tỉ lệ số cơ sở sản xuất TTCN và CN nhỏ hoặc phải ngừng sản xuất
hoặc phải giảm qui mô hoạt động tương đối cao ở các xã nông nghiệp.
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên sản xuất TTCN và công nghiệp nhỏ của
các tỉnh khảo sát
Tỉnh
Ảnh hưởng của suy giảm

kinh tế lên hoạt động sản
xuất TTCN và CN nhỏ
Ảnh hưởng của suy giảm
kinh tế lên việc giảm giá
bán SP TTCN và CN nhỏ
Tỉ lệ cơ sở
SX TTCN
và CN nhỏ
ngừng hoạt
động năm
2009
Tỉ lệ cơ sở
SX TTCN
và CN nhỏ
giảm hoạt
động năm
2009 so với
2008
Tỉ lệ xã
đánh giá SP
TTCN phải
bán giá thấp
hơn so với
trước suy
giảm kinh
tế
Mức độ
giảm giá
bán SP
TTCN* (%)

Tỉ lệ xã
đánh giá
có sản
phẩm
TTCN
của địa
phương
không
bán được
Chung 15,4 8,0 36,0 14,6 5,7
An Giang 17,9 2,6 34,8 12,5 1,1
Bình Thuận 7,4 14,2 41,5 17,3 6,6
Lạng Sơn 6,3 17,9 14,9 14,7 4,0
Nam Định 15,1 15,2 56,5 14,0 9,2
2. Các biện pháp ứng phó với khủng hoảng của Chính phủ Việt Nam
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30/2008/NQ-CP với 5 nhóm chính
sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có gói giải pháp kích thích kinh
tế và bảo đảm an sinh xã hội với quy mô khoảng 145 nghìn tỷ đồng. Các cấp,
các ngành đã tập trung triển khai gói kích thích kinh tế, coi đó là chính sách
trọng tâm của năm 2009 để thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ước
thực hiện cả năm 2009, quy mô gói kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội
cả năm khoảng 100.600 tỷ đồng.
Gói kích thích kinh tế thực hiện cụ thể trên bốn nhóm như sau:
4
Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ-TTg, số tiền
hỗ trợ lãi suất ước thực hiện cả năm khoảng 10.000 tỷ đồng.
Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp và đối
tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Tổng số thu ngân sách nhà nước được miễn,
giảm, giãn cả năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng.

Tăng vốn đầu tư phát triển ước thực hiện cả năm đạt khoảng 60.800 tỷ
đồng.
Các khoản chi nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
khoảng 9.800 tỷ đồng để tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu và thực
hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên nhằm bảo đảm an sinh xã hội phát sinh
ngoài dự toán.
Tận dụng gói kích cầu, nhiều doanh nghiệp đã cơ cấu lại hoạt động sản
xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án, vì vậy, từ tháng 5/2009,
hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục góp
phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Kinh nghiệm rút ra từ thực tế của Việt Nam là:
(1) Nhận định, đánh giá đúng tình hình, chuyển hướng chính sách kịp
thời. Từ đó đề ra gói giải pháp kích thích kinh tế đồng bộ, toàn diện, nhưng có
trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng thực hiện các chương trình giảm nghèo, bảo
trợ xã hội như: hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp
gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; ban hành cơ chế, chính sách để đẩy mạnh
việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và công
nhân khu công nghiệp thuê, phát triển nhà ở giá thấp để bán cho các đối tượng
gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị; hỗ trợ cho người nghèo đón Tết, ban
hành chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn;
ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
(2) Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc của các cấp các ngành
quyết liệt, tích cực, có sự phối hợp, thống nhất hành động từ cấp trung ương đến
địa phương.
(3) Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền kịp thời, công khai để tạo
tâm lý xã hội tích cực và đồng thuận.
3. Vai trò của cơ quan lập pháp trong ứng phó với khủng hoảng kinh
tế và giai đoạn hậu khủng hoảng
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Việt Nam đã thường xuyên theo dõi,

nắm sát tình hình cuộc khủng hoảng. Các cơ quan của Quốc hội đã có những
5

×