Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bài giảng hướng dẫn khám định kỳ, phân loại và quản lý sức khoẻ cho học sinh BS đặng văn tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.91 KB, 33 trang )

HƯỚNG DẪN KHÁM ĐỊNH KỲ,
PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ SỨC KHOẺ
CHO HỌC SINH

Bs Đặng Văn Tuấn


I. Nội dung khám sức khỏe học sinh
II. Hướng dẫn khám sức khoẻ học sinh
III. Hướng dẫn phân loại sức khỏe học sinh


PHẦN I
NỘI DUNG KHÁM SỨC KHỎE
HỌC SINH


I. Nội dung khám
1.

Khám đánh giá phát triển thể lực – dinh dưỡng: chiều cao, cân
nặng, tính BMI.

2.

Khám mắt: thị lực, tật khúc xạ, bệnh mắt.

3.

Khám tai – mũi - họng.


4.

Khám răng - hàm - mặt.

5.

Khám da liễu.

6.

Khám hệ cơ xương, vận động (lưu ý khám phát hiện cong vẹo
cột sống).

7.

Khám thần kinh - tâm thần.

8.

Khám bệnh nội tiết.

9.

Khám các bệnh nội khoa.


Ghi chú:
- Số lượng học sinh tối đa được khám trong một ngày là 300 em/
đoàn khám.
- Các phần khám da liễu, cơ xương khớp, thần kinh - tâm thần,

nội tiết, nội khoa có thể kết hợp tại cùng 01 bàn khám do bác sĩ
nội khoa phụ trách.


PHẦN II
HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHOẺ
HỌC SINH


I. KHÁM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG (1)
1. Cân đo – đếm mạch:
-Nhân sự: 01 nhân viên đã được tập huấn.
-Yêu cầu về kỹ thuật chuyên môn:
•Đo chiều cao: Học sinh bỏ dép khi cân đo. Học sinh đứng

thẳng lưng, gót, mông, vai, ót chạm tường, mắt nhìn thẳng.
Người đo đứng đối diện với học sinh, dùng thước eke đo
khoảng cách từ đất tới đỉnh đầu.
•Cân trọng lượng: Học sinh đứng hai chân ngay ngắn giữa

bàn cân, lên xuống bàn cân nhẹ nhàng.
•Đếm mạch: bắt mạch quay trong 10 giây để xác định tần số

và đánh giá có rối loạn nhịp hay không. Nếu nghi ngờ có rối
loạn nhịp tim phải đếm mạch lại trong 1 phút.


I. KHÁM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG (2)
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:
• Các thông tin về tuổi, chiều cao, cân nặng của học sinh


được nhân viên đoàn khám nhập vào bảng số liệu (file
Excel) để tính ra chỉ số BMI theo tuổi, đồng thời so sánh
với biểu đồ tiêu chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế
giới theo từng nhóm tuổi để có phân loại tình trạng dinh
dưỡng.
• Bác sĩ chuyên khoa nội sẽ đánh giá tổng hợp tình trạng

thể lực – dinh dưỡng của học sinh trong phần khám nội
khoa.


I. KHÁM ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG (3)








3. Phân loại kết quả: Sử dụng phần mềm do Sở Y tế cung cấp:
Kết hợp biểu đồ chiều cao theo tuổi và BMI theo tuổi để phân loại
tình trạng dinh dưỡng.
a. BMI theo tuổi:
Loại I: bình thường (từ -2SD đến +1SD)
Loại II: nhẹ cân (Từ < -2SD đến – 3SD ) hoặc thừa cân (Từ +1SD
đến +2SD)
Loại III: SDD thể nhẹ cân nặng (< -3SD) hoặc béo phì (> +2SD)
b. Chiều cao theo tuổi:

Loại I: bình thường (≥ -2SD)
Loại II: SDD thể thấp còi (Từ < -2SD đến – 3SD )
Loại III: SDD thể thấp còi nặng (< -3SD)


c. Phân loại tình trạng thể lực – dinh dưỡng

Chiều cao
theo tuổi

BMI theo tuổi

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 1

I

II

III

Loại 2

II


II

III

Loại 3

III

III

III


I I. KHÁM MẮT (1)
Bao gồm:
-Đo thị lực, chẩn đoán tật khúc xạ (đối với học sinh bậc học

phổ thông).
-Và đánh giá một số tình trạng bệnh lý ở mắt.

1. Đo thị lực:
- Nhân sự: 01 nhân viên y tế đã được tập huấn cách đo thị
lực.
- Bảng thị lực tốt nhất là loại bảng hộp đèn. Nếu dùng bảng
không hộp đèn thì phải bảo đảm bảng thị lực được chiếu
sáng tốt.


I I. KHÁM MẮT (2)
- Về kỹ thuật chuyên môn:

• Không đặt bảng thị lực ở phía trước nguồn sáng mạnh (cửa

sổ hay cửa chính). Đặt bảng thị lực ở sát tường. Độ cao của
bảng thị lực phù hợp với chiều cao của học sinh: điểm giữa
của bảng thị lực phải ngang với tầm mắt của học sinh.
• Khi đo thị lực, cho học sinh đứng để đo, người đo thị lực

ngồi bên cạnh. Yêu cầu học sinh đọc hàng chữ trên bảng, từ
phải qua trái hoặc từ trái qua phải.
• Nếu học sinh đã có kính: cho học sinh mang kính vào rồi

tiến hành đo. Che bên mắt phải và dùng mắt trái để đọc hàng
chữ như đã làm với mắt phải.


I I. KHÁM MẮT (3)
Lưu ý:
•Đo thị lực cho học sinh phổ thông: dùng bảng thị lực chữ cái hoặc bảng thị

lực chữ E. Có thể dùng bảng thị lực thiết kế cho khoảng cách 3m, 4m, 5m
hoặc 6m.
•Đo thị lực cho hs mẫu giáo: dùng bảng thị lực hình rút gọn với hai kích

thước hình: kích thước lớn dành cho trẻ 3 và 4 tuổi, kích thước nhỏ dành
cho trẻ 5 tuổi. Cả hai bảng này đều được thiết kế cho khoảng cách 3m.
2. Chẩn đoán tật khúc xạ:
Đối với những học sinh có thị lực <10/10 và chưa được chẩn đoán tật khúc
xạ trước đó, phải tiến hành đo lại thị lực với kính lỗ để chẩn đoán tật khúc
xạ. Nếu thị lực với kính lỗ cao hơn thị lực không kính thì có thể kết luận là
tật khúc xạ; kết luận này phải do bác sĩ phụ trách khám mắt thực hiện.



I I. KHÁM MẮT (4)
2. Khám mắt:
- Nhân sự: bác sĩ chuyên khoa hoặc được đào tạo định hướng
chuyên khoa Mắt.
- Khám mắt nhằm đánh giá và kết luận chủ yếu về các tình trạng
sau:
•Lé
•Sụp mí
•Viêm kết mạc
•Đồng tử trắng


I I. KHÁM MẮT (5)
3. Phân loại kết quả:
Loại

Loại I

Loại II

Loại III

Nội dung
Không có giảm thị lực, không có bệnh lý mắt (lé, sụp mí, viêm
kết mạc…) và tật khúc xạ (đối với học sinh phổ thông).
Có thị lực kém hoặc có bệnh lý mắt mà bệnh này chưa ảnh
hưởng thị lực hoặc có tật khúc xạ (đối với học sinh phổ thông).


Có bệnh lý mắt ảnh hưởng thị lực, ví dụ như lé hay sụp mí mà
giảm thị lực, hoặc có đồng tử trắng, hoặc đã biết bị nhược thị ở
ít nhất một mắt.


I I I. KHÁM TAI – MŨI – HỌNG (1)
Khám tai – mũi – họng: gồm khám các bệnh về họng, mũi và tai
-Nhân sự: bác sĩ chuyên khoa hoặc được được đào tạo định
hướng chuyên khoa Tai Mũi Họng.

1. Khám đánh giá và kết luận về các tình trạng sau:
•Viêm mũi dị ứng, viêm mũi – xoang cấp/mạn, polyp mũi…
•Viêm họng cấp/mạn, viêm amiđan cấp/mạn, amiđan quá
phát (mức độ gây bít tắc đường thở)…
•Dò luân nhĩ, các dị dạng bẩm sinh ở tai ngoài, viêm tai
ngoài, viêm tai giữa cấp/mạn, thủng màng nhĩ…
•Khi học sinh có khàn tiếng, cần khai thác thêm các thông
tin liên quan để đề nghị khám chuyên khoa nếu cần.


I I I. KHÁM TAI – MŨI – HỌNG (2)
2. Phân loại kết quả:
Phân loại tình trạng bệnh tật dựa theo Quyết định số
1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 08 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về Tiêu chuẩn sức khỏe – Phân loại để khám tuyển,
khám định kỳ:
Loại

Nội dung


Loại I

Không có bệnh

Loại II

Có bệnh nhẹ có thể chữa khỏi, ít ảnh hưởng đến học tập

Loại III

Có bệnh nặng, bệnh mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sức
khoẻ và học tập


IV. KHÁM RĂNG – HÀM – MẶT (1)
- Nhân sự: bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, hoặc y sĩ có trình

độ trung cấp y tế chuyên ngành Răng Hàm Mặt và đã được tập
huấn về khám Răng Hàm Mặt cho học sinh tại trường học.
1. Khám đánh giá các tình trạng sau:
• Tình trạng sâu răng: phải phân biệt răng sữa hay răng vĩnh viễn.
• Khe hở môi và vòm miệng: nếu có phải chuyển khám chuyên
khoa
• Lệch lạc răng và hàm: đối với tình trạng móm, hô có cắn sâu cần
chuyển khám chuyên khoa ngay (không cần chờ cho đến khi
răng vĩnh viễn mọc đầy đủ).
• Viêm nướu, nhiễm trùng, áp-xe: hướng dẫn vệ sinh răng miệng,
cho toa thuốc hoặc chuyển khám chuyên khoa.



IV. KHÁM RĂNG – HÀM – MẶT (2)
2. Phân loại kết quả: chủ yếu dựa vào tình trạng sâu răng:
•Loại I: không có tổn thương sâu răng
•Loại II: có tổn thương sâu răng
•Loại III: có bệnh lý nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ và học tập


IV. KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP (1)
- Mục đích: Khám đánh giá tình trạng cong vẹo cột sống và
một số dị tật bẩm sinh (dính ngón, thừa ngón…), dị dạng tay
chân (chân vẹo, cong…)
-Nhân sự: bác sĩ chuyên khoa nội hoặc ngoại tổng quát.
-Yêu cầu: có phòng riêng hoặc góc khám kín đáo.
1. Phân loại kết quả:
- Xác định hình thể cong, vẹo cột sống
- Tư thế nghiêng: gù, còng, ưỡn, bẹt
- Tư thế thẳng:
•Vẹo hình chữ C thuận (Ct)
•Vẹo hình chữ C ngược (Cn)
•Vẹo hình chữ S thuận (St)
•Vẹo hình chữ S ngược (Sn)


Một số hình ảnh về cong vẹo cột sống

Tư thế ngồi học không đúng có thể khiến học sinh bị cong vẹo
cột sống


IV. KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP (2)

2. Xác định mức độ cong vẹo cột sống:

Độ vẹo

Tư thế thẳng

Tư thế cúi

Độ 1 (nhẹ)

Có vẹo +

Cơ không lệch

Độ 2 (vừa)

Vẹo rõ ++

Cơ có lệch +

Độ 3 (nặng)

Vẹo rõ +++

Cơ lệch rõ ++


VI. KHÁM DA LIỄU (1)
- Nhân sự: bác sĩ chuyên khoa nội hoặc ngoại tổng quát.
1. Khám đánh giá các tình trạng sau:

•Chàm da
•Bệnh da cơ địa (vẩy nến,…)
•Nấm da (lang ben, hắc lào, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ,…)
•Ghẻ
•Viêm da mủ, áp xe da do vi trùng.
•Mụn da (thường ở mặt, cổ, vai, mông)
•Bướu máu ở nơi nguy hiểm (quanh mắt, trên đầu vì có thể

kèm dị dạng mạch máu não), quanh môi-cổ.
•Móng: viêm móng, chín mé…
•Ngón tay dùi trống (ở tim bẩm sinh)


VI. KHÁM DA LIỄU (2)
2. Phân loại kết quả:
•Loại I: Không có bệnh
•Loại II: Có bệnh nhẹ có thể chữa khỏi, ít ảnh hưởng đến học tập
•Loại III: Có bệnh nặng, bệnh mạn tính ảnh hưởng nhiều đến sức

khoẻ và học tập.


V I I. KHÁM NỘI KHOA – NỘI TIẾT – THẦN KINH – TÂM
THẦN (1)
- Nhân sự : bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát.

1. Về kỹ thuật chuyên môn:
• Khám đánh giá thông qua ba bước nhìn – sờ – nghe:
• Quan sát lồng ngực có sẹo mổ tim hay có dị dạng do hậu


quả bệnh tim bẩm sinh.
• Nghe tim: xác định nhịp tim, vị trí mỏm tim, tiếng tim…
• Nghe phổi: phát hiện khò khè (ral ngáy, rít) hay ral ẩm.
• Khám bụng: đánh giá sơ bộ độ lớn gan, lách; có thể phát

hiện điểm đau, khối u bất thường…
• Khám bướu cổ và đánh giá tình trạng thiếu máu (khám

niêm mạc mắt, lòng bàn tay…)


×