Tải bản đầy đủ (.ppt) (137 trang)

Bài giảng văn hóa doanh nghiệp trần việt hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 137 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
BIÊN SOẠN: TRẦN VIỆT HÙNG



Mục tiêu môn học
 Nhận thức được vai trò của Văn hóa và Văn hóa doanh
nghiệp trong phát triển tổ chức
 Áp dụng sự nhận biết về văn hóa doanh nghiệp để có
những hành động đúng trong công việc như: hợp tác,
thăng tiến, hay thay đổi.


Ví dụ 1
 Jenifer vừa mới nhận vào làm ở công ty OSAKA, với vai
trò là kỹ sư kiểm tra hệ thống. Trước khi vào công ty này,
Jenifer đã có công tác ở BAMBOO được 3 năm ở vị trí
như vậy.
 Làm việc được vài ngày, Jenifer nhận thấy con người tại
OSAKA quá tuân theo quy trình giấy tờ, có rất nhiều quy
định cứng nhắc cho hoàn thành mỗi công việc. Hơn nữa,
quyền đưa ra quyết định công việc chỉ được ban ra cho
một số người, và mọi người phải tuân theo.


Ví dụ 1(tt)
 Jenifer nhận thấy rằng chỉ có những người ở vị trí cao


trong công ty mới có quyền ra quyết định, những người
có quyền lực này được hưởng nhiều đặc quyền trong
công ty.
 Jenifer nhận thấy thật khó để điều chỉnh và thích nghi
với văn hóa ở OSAKA bởi vì tại BAMBOO, nơi công ty
trước kia của cô mọi người thường thân thiện, và cởi mở.


Ví dụ 1(tt)
 Văn hóa tại BAMBOO là nhân viên được phân nhiệm vụ,
quyền hạn theo kinh nghiệm, bằng cấp, Jenifer đã quen
với văn hóa cởi mở nơi cô có thể trình bày ý kiến của cô
với cấp trên, chứ không phải chỉ tuân thủ mệnh lệnh.
 Chính vì vậy cô bỏ việc, và tự hứa với bản thân rằng
trong lần phỏng vấn tiếp theo cô sẽ chú ý đến văn hóa
công ty thông qua website, the HR và các nhân viên.


Ví dụ 2
 An là Việt kiều, một chuyên gia về quản lý, được mời về
làm việc cho một tổng công ty nhà nước với mục tiêu giúp
công ty mở rộng thị trường ở châu Âu. Tuy nhiên, chỉ
được 3 tháng, An rời công ty với lý do không thích nghi
được.
 Hãy liệt kê những nguyên nhân có thể?


Ví dụ 3
 Nam làm việc cho một ty dược phẩm A được 4 năm, là
một người tài năng nhưng cá tính vì vậy đồng nghiệp và

sếp không thích, chính vì vậy mà không được thăng tiến.
 Nam chuyển qua một công ty khác B, chỉ 6 tháng làm việc
được thăng tiến lên trưởng phòng và bây giờ là giám đốc
công ty.
 Hãy liệt kê sự khác nhau về bổ nhiệm thăng tiến giữa
công ty A và B?


Các doanh nghiệp đã nói……..
“Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà
thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả
làm việc vẫn chưa cao?”
“Bằng cách nào có thể chấm dứt tình trạng đối phó, đi
trễ, về sớm, chậm tiến độ và luôn sẵn có những lý do để
ngụy biện của nhân viên?”


Các doanh nghiệp đã nói……..
“Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?”
“Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”


2.219 nhà lãnh đạo trên khắp
thế giới nói gì?

văn hóa

86% cho rằng
là nhân tố trọng yếu
đối với sự thành công bền vững của bất kỳ doanh nghiệp

nào


ĐI TÌM SỰ XUẤT SẮC

In Search of Excellence
 Cấp độ cá nhân: Ai là người bạn ngưỡng mộ
 Cấp độ tổ chức: Công ty vĩ đại
 Cấp độ quốc gia: Đất nước lý tưởng


Bởi vì
Đằng sau mỗi cuộc sống cao quý luôn có

những nguyên tắc

để hình thành
nên cuộc sống đó. (George H. Lorimer)


Cấp độ cá nhân
 "Là người giàu nhất trong nghĩa trang không quan trọng
với tôi... Khi đi ngủ và nghĩ rằng mình đã làm điều gì đó
tuyệt vời... đây mới là điều tôi quan trọng”, Steve Job


Cấp độ tổ chức
 “Nếu bạn tập trung vào đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ phải
chờ cho tới khi một đối thủ khác làm gì đó rồi mới hành
động. Còn nếu là người tập trung vào khách hàng, bạn sẽ

là người luôn dẫn đầu”, Jeff Bezos - CEO Amazon


Cấp độ quốc gia
 Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams từng nói: “Trẻ
em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do”. Suốt
hơn 200 năm phát triển, nền giáo dục Mỹ vẫn trung
thành với triết lý đó. Những công dân Mỹ tương lai được
định hình bởi giá trị cốt lõi là tự do đi kèm với tự chủ.
Cũng chính vì thế mà giá trị của “giấc mơ Mỹ” đã và
đang len lỏi đến tất cả “ngóc ngách” của thế giới,
/>

Hiểu

Phần 1về văn hóa
và văn hóa doanh nghiệp

“Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta quên đi
tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta học tất cả”


Hiểu về văn hóa
 Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường
được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca,
mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm
văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này.


Cách hiểu khác

 Văn hóa là cách sống bao gồm phong cách
ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức
được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người
nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa
thấp, vô văn hóa.


Sự khác nhau về văn hóa trên
thế giới
 Clip thức ăn
 Clip trang phục
 Clip hành vi


Ví dụ
Khi lựa chọn một dự án đầu tư thì:
 Người Mỹ: chú ý đến chỉ số NPV
 Người Nhật: quan tâm nhiều tỷ suất sinh lợi nhuận
 Người Đức: xem trọng số năm thu hồi vốn đầu tư


Ví dụ
 Cùng vi phạm luật giao thông giống nhau vì chạy quá tốc
độ

 Cá nhân A(vị trí thấp): nộp phạt 3 triệu
 Cá nhân B(vị trí cao): nộp phạt 50 triệu


Sự khác nhau giữa văn hóa trọng

tĩnh và văn hóa trọng động






Nguồn gốc
Ứng xử với môi trường tự nhiên
Ứng xử trong xã hội
Nhận thức và tư duy
Nguyên tắc tổ chức cộng đồng


Nguồn gốc
Văn hóa trọng động
 Đồi cỏ
 Khí hậu khô
 Chăn nuôi
 Du cư

Văn hóa trọng tĩnh
 Đồng bằng
 Khí hậu ẩm
 Trồng trọt
 Định cư


Ứng xử với môi trường tự nhiên
Văn hóa trọng động

 Khám phá
 Chinh phục thiên nhiên

Văn hóa trọng tĩnh
 Tôn trọng thiên nhiên
 Hòa hợp

Tại sao doanh nhân châu Á thường xem ngày
tháng hơn doanh nhân châu Âu?


Ứng xử trong xã hội
Văn hóa trọng động
 Cứng rắng
 Hiếu thắng

Văn hóa trọng tĩnh
 Mềm dẻo
 Hòa thuận


×