Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

chien luoc xay dung nhan hieu cho doanh nghiep tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.13 KB, 3 trang )

Chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho
DN trẻ
Doanh nghiệp có thể sở hữu một sản phẩm mới, thậm chí đi tiên phong
nhờ tính sáng tạo cao, nhưng nếu không tạo được một nền tảng vững
chắc để truyền bá giá trị này đến với thị trường thì khó có thể tiến xa
được. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia giúp các doanh nghiệp
trẻ xây dựng một nhãn hiệu vững chắc ngay từ đầu.

Xác định một giá trị khác biệt

Không ít công ty mới thành lập gặp khó khăn trong việc làm cho các nhà
đầu tư và khách hàng tiềm năng hiểu được những giá trị đằng sau các sản
phẩm hay dịch vụ mới của mình. Họ cho rằng bản thân ý tưởng mới tự nó
sẽ thuyết phục được mọi người.
Kết quả là họ gặp thất bại khi không kể được những câu chuyện có sức
thu hút, lý giải vì sao sản phẩm hay dịch vụ của mình có sự khác biệt và
đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

Mục đích cốt lõi của chiến lược xây dựng nhãn hiệu chính là định vị cho
nhãn hiệu, thể hiện được những giá trị khác biệt của nó mà doanh nghiệp
muốn khách hàng mục tiêu của mình quan tâm. Hằng năm có rất nhiều
doanh nghiệp mới ra đời, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ
mới, nhưng trong đó rất ít sản phẩm hay dịch vụ có sự khác biệt về cơ bản
so với những gì đã và đang có trên thị trường.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị khác biệt của mình
ngay từ khi mới thành lập.


Vẫn biết các doanh nhân trẻ phải làm việc với cường độ rất cao trong một
thời gian dài khi mới khởi nghiệp, nhưng các chuyên gia khuyên rằng


không nên vì lý do đó mà quên mất việc xác định giá trị cho nhãn hiệu của
doanh nghiệp mình. Khi xác định được một giá trị khác biệt và được khách
hàng mục tiêu đánh giá cao, doanh nghiệp sẽ có được một lợi thế cạnh
tranh trên thị trường và từ đó có thể định giá cao hơn cho sản phẩm hay
dịch vụ của mình.

Chiến lược nhãn hiệu không phải là chuỗi hoạt động tiếp thị

Các doanh nhân trẻ thường cho rằng thực hiện một hoạt động tiếp thị
cũng là một cố gắng xây dựng nhãn hiệu. Trên thực tế, đây là hai vấn đề
khác nhau, nhưng có liên quan với nhau.

Phát triển một chiến lược nhãn hiệu là xác định những giá trị cốt lõi trong
sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn đem ra thị trường. Trong
khi đó, tiếp thị là quá trình chuyển tải một số thông điệp nhất định đến
khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông khác nhau.

Chiến lược nhãn hiệu chính là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động,
chương trình, kế hoạch tiếp thị. Những hoạt động này sẽ chẳng có tác
dụng hay không tạo ra được hiệu quả nếu không bám theo những giá trị
cốt lõi của nhãn hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ sử dụng lãng
phí nguồn ngân sách vốn đã hạn hẹp trong giai đoạn khởi nghiệp.

Để xây dựng một chiến lược nhãn hiệu phù hợp và có chất lượng, doanh
nghiệp cần phải trang bị đầy đủ những hiểu biết nhất định về khách hàng
và thị trường mục tiêu, đồng thời phải vận dụng cả tư duy sáng tạo. Trong


khi đó, để làm tiếp thị hiệu quả, thứ mà doanh nghiệp cần nhất là vốn.
Càng có nhiều vốn, doanh nghiệp càng có thể sử dụng nhiều kênh truyền

thông và quảng bá khác nhau.



×