Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Các quan điểm về nhà nước của giai cấp công nhân của c mác và ph ăngghen trong các tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản, nội chiến ở pháp và phê phán cương lĩnh gôta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.12 KB, 20 trang )

Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với sự hướng
dẫn của PGS, TS Đỗ Công Tuấn. Các số liệu, tài liệu nêu trong tiểu luận là
hoàn toàn trung thực.
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy

1


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
CMXHCN: Cách mạng xã hội chủ nghĩa
CMVS: Cách mạng vô sản
CCVS: Chuyên chính vô sản
CNDVLS: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
CNTB: Chủ nghĩa tư bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNXHKH: Chủ nghĩa xã hội khoa học
CHXHKT: Chủ nghĩa xã hội không tưởng
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá , hiện đại hoá
DCTS: Dân chủ tư sản
ĐCS: Đảng cộng sản
ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam
GCCN: Giai cấp công nhân
GCTS: Giai cấp tư sản
GCVS: Giai cấp vô sản


QHSX: Quan hệ sản xuất
SMLS: Sứ mệnh lịch sử
TLSX: Tư liệu sản xuất
XHCSCN: Xã hội cộng sản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XHXHCN: Xã hội xã hội chủ nghĩa

2


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC
1. Tên đề tài....................................................................................................4
2. Lý do và tính cấp thiết của đề tài...............................................................4
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................6
3.1 Khách thể nghiên cứu..............................................................................6
3.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................6
3.3 Đối tượng khảo sát...................................................................................7
3.4 Cơ sở lí thuyết của đề tài.........................................................................7
4. Tình hình nghiên cứu có liên quan............................................................11
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................11
5.1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................14
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................14
6. Đóng góp mới của đề tài............................................................................15
7. Hệ phương pháp nghiên cứu......................................................................15
8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu...............................................................16
9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng..........................................17
9.1 Dự kiến sản phẩm tạo ra..........................................................................17
9.2 Khả năng áp dụng....................................................................................17

10. Những vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu..........................................18
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................19

3


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

1. Tên đề tài
“Các quan điểm về Nhà nước của GCCN của C.Mác và Ph.Ăngghen
trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nội chiến ở Pháp và Phê
phán cương lĩnh Gôta”.
2. Lý do và tính cấp thiết của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu quá khứ, tài liệu tham khảo để
phát hiện vấn đề nghiên cứu. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước có vai trò rất quan trọng, có nghĩa đặc biệt, quyết định đến
sự phát triển của nhân loại. Chủ ngĩa Mác – Lênin khi luận chứng về chức
năng của Nhà nước đã cho rằng: chức năng cơ bản của Nhà nước là thực hiện
có hiệu quả công tác tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới, bằng việc sử
dụng những công cụ bạo lực đã có trong tay, đã đập tan sự phản kháng của kẻ
thù, giai cấp chống lại công cuộc tổ chức, xây dựng đó, trong đó chức năng
xây dựng là chủ yếu và quan trọng nhất. Nhân loại đã trải qua nhiều hình thức
Nhà nước, tuy nhiên thì lịch sử cũng đã chứng minh Nhà nước mang bản chất
của GCCN là Nhà nước tiến bộ nhất và được toàn thể nhân dân tiến bộ trên
thế giới lựa chọn. Nhà nước của GCCN là nơi tạo điều kiện phát huy năng lực
và thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của con người sẽ đảm bảo cho mọi người
được tôn trọng và đối xử bình đẳng như nhau “bằng thiết chế dân chủ Nhà
nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân
thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền
lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng” [3, 37]. Ở các hình thức khác
thì Nhà nước cũng chỉ là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, còn

trong Nhà nước của GCCN thì lợi ích của GCCN - giai cấp thống trị sẽ thống
nhất với lợi ích của NDLĐ. Chính bởi Nhà nước của GCCN có vị trí đặc biệt
quan trọng như vậy nên chúng ta cần phải quan tâm, xây dựng hơn nữa để
Nhà nước ngày càng thật sự xứng đáng là Nhà nước của dân, do dân và vì
dân.

4


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, trên thế giới trước đây và ngay cả trong bây giờ thì vẫn có
một số nước chưa thực sự có Nhà nước của GCCN, mà Nhà nước chẳng qua
cũng chỉ là “một công cụ để tư sản nô dịch lao động” [8,127]. Châu Âu thế kỷ
XIX cũng không nằm ngoài quy luật đó, dưới sự thống trị của GCTS nắm
quyền lãnh đạo Nhà nước tư sản thì sự tồn tại của Nhà nước tư sản chỉ là một
chướng ngại cho sự phát triển xã hội “không mang lại một chút lợi ích nào cả
cho nhân dân…là cái vườn ươm tất cả những điều thối tha của xã hội” [9, 91].
Quan điểm về Nhà nước của GCCN là quan điểm được toàn thế giới quan
tâm, trên thế giới đã có rất nhiều quan điểm nói về vấn đề này, như ở Nga,
Pháp…Còn trong học thuyết của Chủ ngĩa Mác – Lênin thì đây là một trong
những nội dung cơ bản. Và đã cổ vũ GCCN trên thế giới đứng lên xây dựng
Nhà nước cho giai cấp mình và cũng là Nhà nước cho toàn thể nhân dân. Vì
vậy việc nghiên cứu những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà
nước của giai cấp công nhân là một vấn đề hết sức cấp bách, cần thiết và
không thể không nghiên cứu.
Quan điểm về Nhà nước của GCCN là một trong những quan điểm cơ
bản được hai ông dày công nghiên cứu, xây dựng với mục đích đưa ra những
quan điểm rất sâu sắc, khoa học để xác định những giải pháp, hướng đi và nêu
lên những bản chất, vai trò, tầm quan trọng của Nhà nước của GCCN. Từ đó

cổ vũ nhân dân các nước đứng lên đấu tranh để xóa bỏ Nhà nước tư sản, xây
dựng Nhà nước của nhân dân, mang lại cho nhân dân một Nhà nước thực sự
là cơ quan đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của mình, đồng thời cũng
định hướng cho nhân dân các nước con đường tiến lên CNXH. Trong thực
tiễn quá trình xây dựng đất nước của nhân dân ta, đưa đất nước theo con
đường XHCN đã chứng minh việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa to lớn cả
về lý luận và thực tiễn, nó củng cố và nâng cao niềm tin khoa học của mỗi
chúng ta vào thắng lợi cuối cùng của CNXH và CNCS, vào công cuộc đổi
mới đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN theo định hướng XHCN vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
5


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh
viên chuyên ngành CNXHKH. Là một sinh viên chuyên ngành CNXH khoa
học thì việc nghiên cứu lý luận về nhà nước của GCCN là phù hợp với ngành
học và cần thiết cho việc bổ sung kiến thức cho bản thân và công việc sau
này. Có một Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ đã nói rằng: “mục đích của chúng ta
là loại bỏ CNCS nhưng tôi không tin rằng chúng ta sẽ đạt được mục đích đó
bằng cuộc chiến tranh hạt nhân”. Chỉ trong CNXH, CNCS thì con người mới
thực sự có được Nhà nước của GCCN. Con người mới có quyền tự do, bình
đẳng, được giải phóng triệt để, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, làm
theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Bởi thế, hơn ai hết, những nhà tư tưởng,
những nhà bảo vệ tuyên truyền phải nắm vững Chủ ngĩa Mác – Lênin để xây
dựng CNXH, CNCS cũng như các quan điểm về “Nhà nước của GCCN, của
C.Mác và Ph.Ăngghen” để lấy đó làm tiền đề, cơ sở, kinh nghiệm trong việc
xây dựng Nhà nước của GCCN trong xã hội ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đề tài chọn đề tài: “Các quan

điểm về Nhà nước của GCCN của C.Mác và Ph.Ăngghen trong các tác phẩm:
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nội chiến ở Pháp và Phê phán cương lĩnh
Gôta”.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Nhà nước của GCCN.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các quan điểm về Nhà nước của
GCCN của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Nội dung phải trình bày:
Một số khái niệm và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà nước của
GCCN.

6


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Ý nghĩa các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà nước của
GCCN.
3.3 Đối tượng khảo sát
Lý luận về các quan điểm về Nhà nước của GCCN là vấn đề quan trọng
và căn bản của C.Mác và Ph.Ăngghen được trình bày trong rất nhiều các tác
phẩm kinh điển. Ở mỗi tác phẩm đều đi sâu vào một hoặc một số quan điểm
của lý luận về Nhà nước của GCCN. Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các
quan điểm về Nhà nước của GCCN của C.Mác và Ph.Ăngghen trong ba tác
phẩm được học ở chương trình học tập chuyên ngành:
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Nội chiến ở Pháp (1871) của C. Mác.

Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) của C.Mác.
Bên cạnh đó tác giả đề tài còn nghiên cứu thêm ở một số tác phẩm khác
của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà nước của GCCN để đối chiếu, so sánh, bổ
sung và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
3.4 Cơ sở lí thuyết của đề tài
3.4.1 Nội hàm của khái niệm trung tâm
Khái niệm trung tâm của đề tài là Nhà nước của GCCN theo các quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Trước tiên để hiểu được thế nào là Nhà nước của GCCN thì chúng ta
cần phải hiểu được các khái niệm có liên quan đến khái niệm này như: Nhà
nước, giai cấp công nhân.
* Nhà nước
Theo Viện Ngôn Ngữ Học – Trung tâm từ điển học định nghĩa: Nhà
nước là một tổ chức, đứng đầu là chính phủ, quản lý công việc chung của một
nước [23,701].
Lịch sử nhân loại đã chứng minh không phải khi nào xã hội cũng có
Nhà nước. Mà khi LLSX phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ
đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp
7


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

không thể điều hòa được được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai
cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm
họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt được ra đời. Đó là Nhà
nước.
Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện Nhà nước là mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa được. Đúng như V.I.Lênin nhận đinh: “Nhà nước là sản
phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.

Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện. Và ngược lại:
sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể
điều hòa được”. “Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định
của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn
nữa” [4, 332].
* Giai cấp công nhân
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về GCCN. C.Mác và
Ph.Ăngghen cũng đã sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để biểu đạt khái niệm
GCCN: “GCCN”, “GCVS”, “GCVS công nghiệp”… Tất cả những thuật ngữ
đồng nghĩa này đã chỉ ra sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong các văn
cảnh cụ thể của một khái niệm: GCCN.
Còn Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuốn giáo trình
CNXHKH đã định nghĩa: GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành
và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của LLSX cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá
trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là
lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH. Ở các
nước tư bản, GCCN là những người không có hoặc về cơ bản không có
TLSX, phải làm thuê cho GCTS và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư; ở các
nước XHCN, họ là người đã cùng NDLĐ làm chủ những TLSX chủ yếu và
8


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi
ích chính đáng của bản thân họ” [8, 32].
Còn trong cuốn giáo trình CNXHKH của Học Viện Báo Chí và Tuyên

Truyền thì tập thể giảng viên của khoa CNXHKH đã đưa ra định nghĩa về
GCCN “GCCN là giai cấp những người lao động trong quá trình sản xuất vật
chất có tính chất công nghiệp với trình độ công nghệ - kỹ thuật hiện đại, là
giai cấp của những người mà hoạt động lao động của họ sẽ tạo ra giá trị thặng
dư – nguồn gốc chủ yếu của sự giàu có trong xã hội hiện đại” [12, 30].
* Nhà nước của giai cấp công nhân
Theo CNM– LN, Nhà nước XHCN với Nhà nước CCVS (Nhà nước
của GCCN) là đồng nhất về bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng và các hoạt
động theo những nguyên tắc, pháp luật, chính sách của nó “Nhà nước XHCN
là Nhà nước dân chủ, do nhân dân bầu ra và nhân dân có thể bãi miễn nếu
không xứng đáng. Nhà nước XHCN mang bản chất của GCCN, vừa có tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Nhà nước XHCN có kế thừa những
nét hạt nhân hợp lý của nhà nước pháp quyền tư sản (tam quyền phân lập).
Chức năng cơ bản của nhà nước XHCN là thực hiện có hiệu quả công tác tổ
chức, xây dựng toàn diện xã hội mới bằng việc sử dụng những công cụ bạo
lực đã có trong tay để đập tan sự phản kháng của kẻ thù giai cấp chống lại
công cuộc tổ chức, xây dựng đó, trong đó chức năng xây dựng là chủ yếu và
quan trọng nhất” [20,148].
3.4.2 Ngoại diên của khái niệm trung tâm
Ngoại diên của khái niệm Nhà nước của GCCN bao gồm rất nhiều các
cá thể, thuộc tính, các dấu hiệu có chứa thuộc tính có liên quan giúp cho
người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm trung tâm trên các khía cạnh khác nhau
và mục đích cuối cùng của các ngoại diên cũng là nhằm làm sáng tỏ vấn đề
của khái niệm trung tâm của đề tài. Các ngoại diên của khái niệm trung tâm
của đề tài này là :

9


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


Con đường cách mạng đưa GCCN giành được chính quyền và tiến tới
xây dựng Nhà nước của GCCN
Bản chất của Nhà nước của giai cấp công nhân.
Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước của giai cấp công nhân.
Tính tất yếu lịch sử của Nhà nước của giai cấp công nhân.
3.4.3 Các nhân tố tác động quy định sự vận động biến đổi của đối
tượng nghiên cứu
Để Nhà nước ra đời, tồn tại cũng như phát triển, và quy định các chức
năng, bản chất của Nhà nước có rất nhiều nguyên nhân. Có cả nguyên nhân
chủ quan và khách quan.
Từ thực tiễn sinh động của lịch sử nhân loại đã chứng minh không phải
khi nào xã hội cũng có Nhà nước. Mà khi LLSX phát triển đã dẫn đến sự ra
đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và
cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Điều đó dẫn đến
nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả
xã hội. Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra
đời. Đó là Nhà nước.
Còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện Nhà nước là mâu thuẫn
giai cấp không thể điều hòa được. Đúng như V.I.Lênin nhận đinh: “Nhà nước
là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những
mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì Nhà nước xuất hiện. Và
ngược lại: sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là
không thể điều hòa được”. “Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn
nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó
không còn nữa” [4, 332].
Và việc quy định các chức năng, bản chất của Nhà nước đối với xã hội
trong một thời kì nào là do sự đấu tranh, sự vươn lên tự khẳng định quyền lợi,
trách nhiệm của mình của các giai cấp trong xã hội. Đối với đề tài này thì

10


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

SMLS của GCCN chính là nhân tố quy định trực tiếp đến các chức năng,
nhiệm vụ, bản chất của Nhà nước, cũng như các cơ sở để Nhà nước ra đời và
tiêu vong. Giai cấp lãnh đạo Nhà nước - GCCN là giai cấp đóng vai trò chủ
chốt trong việc lãnh đạo sự hoạt động của tổ chức BMNN. Bên cạnh đó
GCCN cũng phải liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, với
Đảng… trong hệ thống chính trị của đất nước và một yếu tố cũng rất quan
trọng đó là sự hợp tác, liên minh với các nước anh em xã hội chủ nghĩa cũng
như nhân dân tiến bộ của các nước trên thế giới.
4. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nắm vững các quan điểm về Nhà nước của GCCN của C.Mác và
Ph.Ăng ghen có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước của
GCCN ở các nước lúc đương thời, cũng như góp phần cung cấp lý luận để
xây dựng Nhà nước của GCCN ở các nước trong thời đại mới. Đó là cơ sở,
tiền đề tư tưởng để chúng ta lấy đó làm tiền đề, kinh nghiệm, rút ra những bài
học, chọn hướng đi và cải biến vận dụng cho phù hợp với tình hình xã hội. Vì
vậy các quan điểm này không chỉ được các nhà khoa học quan tâm, nghiên
cứu mà xung quanh đề tài này ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu
trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
- Nguyễn Văn Oánh, Nguyễn Thanh Tuấn (ch.b), Nguyễn Đức Bách
[2002]: Bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý của
nhà nước ta hiện nay, Sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia.
Tóm tắt nội dung: Một số nội dung về bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động quản lý của nhà nước ta. Thực trạng hoạt động quản lý
của nhà nước trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
quan điểm và giải pháp.

- B.s: Trần Ngọc Đường (ch.b), Nguyễn Văn Mạnh, Lê Văn Hoè...
[1999]: Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, In lần thứ
2 có sửa chữa, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia.

11


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Tóm tắt nội dung: Hệ thống các cơ quan nhà nước, nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; Các nguyên tắc và tổ chức hoạt động.
- Dương Thanh Biểu [1996]: Đấu tranh phòng chống các hành vi đặc
biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia với việc thực hiện các chức
năng của nhà nước trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, NXB
LAPTSKH Pháp luật: 5.05.01.
Tóm tắt nội dung: Bảo vệ an ninh quốc gia: chính trị văn hóa, xã hội,
đối ngoại; Các hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia; Cuộc
đấu tranh phòng chống trong quá trình thực hiện các chức năng của nhà nước,
đặc biệt là các chức năng tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học và công
nghệ
- Đỗ Tư [1983] Giới thiệu tác phẩm của mác: “Phê phán cương lĩnh
Gôta” NXB Sự thật.
Tóm tắt nội dung: Giới thiệu nội dung cơ bản: Tác phẩm "Phê phán
cương lĩnh Gôta" của C.Mác viết năm 1875, một trong những tác phẩm kinh
điển chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản khoa học, có giá trị lý luận và thực tiễn
cao.
- Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu [2001]: Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, NXB Đồng Nai.
Tóm tắt nội dung: Nguồn gốc, bản chất, hình thức và các kiểu nhà
nước, pháp luật. Nhà nước, pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ

nghĩa...
- Nguyễn Duy Quý (ch.b), Lê Trọng Ân, Lương Gia Ban... [1998]: Một
trăm năm mươi năm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị quốc gia.
Tóm tắt nội dung: Tuyển tập các bài nghiên cứu bàn về: quan niệm duy
vật lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chính đảng của nó, về Nhà
nước của giai cấp công nhân về tư tưởng "xoá bỏ chế độ tư hữu' và sự vận
dụng nó, vị trí vai trò, ý nghĩa lịch sử của "Tuyên ngôn"
12


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

- Nguyễn Duy Gia [1994]: Nâng cao quyền lực - năng lực - hiệu lực
quản lý nhà nước. Nâng cao hiệu lực pháp luật, NXB Lao động.
Tóm tắt nội dung: Hệ thống những vấn đề chung về Nhà nước XHCN
và hệ thống chính trị, những nội dung cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt
động của bộ máy Nhà nước. Cải cách hành chính quốc gia, công tác đào tạo,
bồi dưỡng công chức hành chính... nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và
pháp luật
- Nguyễn Đức Chiến (ch.b.), Đoàn Thị Lịch, Lê Thị Minh [1996]: nhà
nước và pháp luật, NXB Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội.
Tóm tắt nội dung: Đối tượng và phương pháp của lý luận Mác Lênin về
Nhà nước và pháp luật. Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Pháp luật XHCN. Pháp chế XHCN. Một số ngành luật trong
hệ thống pháp luật VN.
- Biên dịch Phạm Văn Lợi, Hoàng Thị Ngân [2005]: Thiết chế chính trị
và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới, NXB Tư pháp.
Tóm tắt nội dung: Giới thiệu nội dung các thiết chế chính trị tổ chức bộ
máy nhà nước và luật hiến pháp của Pháp, Anh, Mỹ, Nhật Bản

- Trần Anh Tài [1996]: Vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB LAPTSKH Kinh tế:
5.02.01.
Tóm tắt nội dung: Một số vấn đề về quản lý Nhà nước về kinh tế - xã
hội: Quản lí dự án đầu tư, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, dân số, lao
động, văn hoá v.v...
Như vậy các công trình đã cho chúng ta thấy những đặc trưng, bản
chất, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước của GCCN. Và qua đó để chúng ta ngày
một có những niềm tin vào Nhà nước của mình với những tính ưu Việt của
nó. Mặc dù số lượng công trình nhiều nhưng các tác giả mới chỉ đi vào nghiên
cứu ở một số khía cạnh nhất định của Nhà nước của GCCN chứ chưa đi sâu

13


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

vào tìm hiểu nội dung sâu sắc các quan điểm về Nhà Nước của GCCN của
C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày trong các quan điểm của mình.
Để cho chúng ta thấy rõ về nội dung sâu sắc của những quan điểm về
Nhà nước của GCCN của C.Mác và Ph.Ăngghen, thì ở tiểu luận này, tác giả
sẽ đi sâu vào trình bày “các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà
Nước của GCCN trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nội
chiến ở Pháp, và Phê phán cương lĩnh Gôta”
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài này là làm rõ “Các quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về Nhà nước của GCCN trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản, Nội chiến ở Pháp và Phê phán cương lĩnh Gôta”.
Mục tiêu trung gian của đề tài là đề cập những tri thức về Nhà nước của

GCCN, các khái niệm cơ bản có liên quan đến Nhà nước, hoàn cảnh lịch sử ra
đời các tác phẩm, quan niệm cơ bản về Nhà nước của GCCN, luận chứng về
các yếu tố tác động liên quan đến sự tồn tại và phát triển cũng như tính tất yếu
tiêu vong, bản chất, chức năng của Nhà nước của GCCN. Và ý nghĩa của các
quan điểm đó.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục tiêu ấy, tác giả của đề tài cần phải hoàn thành
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây: Dựa vào quan điểm của
C.Mác và Ph.Ăngghen và nội dung kiến thức trong các quan điểm của hai ông
ở ba tác phẩm, từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản
của các quan điểm về nhà nước của GCCN trong ba tác phẩm của C.Mác và
Ph.Ăngghen:
Đưa ra những khái niệm, những quan điểm cơ bản về GCCN, Nhà nước
và Nhà nước của GCCN. Sơ lược bối cảnh lịch sử châu Âu thế kỉ XIX dẫn
đến sự ra đời các tác phẩm.

14


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Đặc biệt phải trình bày những nội dung lý luận của các quan điểm về
Nhà nước của GCCN trong ba tác phẩm được Mác và Ăngghen xây dựng.
Và ý nghĩa của các quan điểm đó đối với sự nghiệp xây dựng Nhà
nước của GCCN đương thời và sự nghiệp xây dựng Nhà nước của GCCN ở
nước ta.
6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà
nước của GCCN trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Nội
chiến ở Pháp và Phê phán cương lĩnh Gôta, qua đó chỉ ra những ý nghĩa đối

với sự nghiệp xây dựng Nhà nước của giai cấp công nhân đương thời và đối
với sự nghiệp xây dựng Nhà nước của Giai cấp công nhân ở Việt Nam. Do
vậy, kết quả của việc nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống các công
trình nghiên cứu về Nhà nước của GCCN ở các nước trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng; làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các nghị
quyết, đường lối, chủ trương, chính sách, các quy định của luật pháp của
Đảng, Nhà nước, của hệ thống pháp luật, của các cơ quan, đoàn thể của Nhà
nước. Đồng thời góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu tham khảo,
nghiên cứu cho sinh viên chuyên ngành CNXHKH.
7. Hệ phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tiểu luận thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp
luận của CNDVLS, CNDVBC. Phương pháp này được thực hiện được dựa
trên việc nghiên cứu các luận điểm về các quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về Nhà nước của GCCN như con đường cách mạng đưa giai cấp
công nhân giành được chính quyền và tiến tới xây dựng Nhà nước của giai
cấp công nhân, bản chất của Nhà nước của giai cấp công nhân, chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước của giai cấp công nhân, tính tất yếu lịch sử của Nhà
nước của giai cấp công nhân. Các luận điểm đó của hai ông xây dựng trên lập
trường của CNDVLS, CNDVBC. Vì vậy khi nghiên cứu các quan điểm đó tác
giả đề tài cũng nghiên cứu dựa trên lập trường quan điểm của CNDVLS,
15


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

CNDVBC để làm sáng tỏ các quan điểm về Nhà nước của GCCN theo quan
điểm của hai ông.
Phương pháp chung: Phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp
quy nạp – diễn dịch, phương pháp lịch sử - logic… Ở mỗi luận điểm khi
muốn làm rõ vấn đề mình đang nghiên cứu thì tác giả đề tài đều phải sử dụng

phương pháp này. Trong đề tài này khi phân tích, làm rõ vấn đề về tính tất
yếu ra đời của nhà nước của GCCN thì trước tiên tác giả đề tài phải nghiên
cứu tính tất yếu trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa…rồi mới
tổng hợp lại đưa ra tính tất yếu chung nhất cho sự ra đời của Nhà nước của
GCCN. Các quan điểm của Mác và Ăngghen đưa ra rất nhiều bên cạnh đó
cũng có sự kế thừa, phát triển của các thế hệ sau, vì vậy khi nghiên cứu vấn
đề tác giả đề tài phải có sự xâu chuỗi, nhìn nhận ở cả không chỉ một thời kì
lịch sử mà ở rất nhiều thời kì lịch sử khác nhau, vậy nên phải sử dụng phương
pháp lịch sử - logic.
Phương pháp cụ thể: Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân
tích tài liệu, phương pháp thống kê tài liệu… Phương pháp này được sử dụng
khi làm rõ tất cả các luận điểm. Chẳng hạn khi nghiên cứu luận điểm về chức
năng của Nhà nước của GCCN, thì phải thu thập tài liệu qua các tác phẩm của
hai ông ở các giai đoạn lịch sử khác nhau và cả các tác phẩm của các tác giả
khác để so sánh, chứng minh với nhau làm cho vấn đề được đưa ra nghiên
cứu được chứng minh một cách thuyết phục, sinh động thuyết phục người
đọc.
8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu
“Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu
luận gồm 3 chương 8 tiết” :
Chương 1: Một số khái niệm và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm
1.1. Một số khái niệm
1.2. Hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm

16


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Chương 2: Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà

nước của giai cấp công nhân
2.1. Con đường cách mạng đưa giai cấp công nhân giành được chính
quyền và tiến tới xây dựng Nhà nước của giai cấp công nhân.
2.2. Bản chất của Nhà nước của giai cấp công nhân.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước của giai cấp công nhân.
2.4. Tính tất yếu lịch sử của Nhà nước của giai cấp công nhân
Chương 3: Ý nghĩa các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà
nước của giai cấp công nhân.
3.1. Ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước của giai cấp công
nhân đương thời.
3.2. Ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước của Giai cấp công
nhân ở Việt Nam.
9. Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
9.1 Dự kiến sản phẩm tạo ra
Sản phẩm được tạo ra dưới hình thức một tiểu luận, với nội dung là chỉ
ra các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về Nhà nước của giai cấp công
nhân.
Đề tài sẽ luận giải những vấn đề về các quan niệm về Nhà nước,
GCCN, Nhà nước của GCCN, cũng như tình hình thế giới và tình hình nước
Nga vào thời gian thế kỉ XIX, những tình hình đó đã tác động, ảnh hưởng đến
sự ra đời các tác phẩm, cũng như các quan điểm của hai ông về Nhà nước của
GCCN. Từ đó chỉ ra các quan điểm của hai ông về Nhà nước của GCCN.
Thành công của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm trong việc chỉ ra
những ý nghĩa của các quan điểm về Nhà nước của GCCN của C.Mác và
Ph.Ăngghen đối với việc xây dựng Nhà nước của GCCN của các nước trên
thế giới lúc đương thời và đối với việc xây dựng Nhà nước của nước ta hiện
nay.
9.2 Khả năng áp dụng
17



Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Đề tài sẽ áp dụng cho đối tượng là những cán bộ lí luận, cán bộ tuyên
truyền làm trong các cơ quan của Nhà nước, những cơ quan hành chính của
Nhà nước, những tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân, các cơ
quan luật pháp, các tổ chức đoàn thể…
10. Những vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu về : Các quan điểm về Nhà nước của GCCN của
C.Mác và Ph.Ăngghen trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
Nội chiến ở Pháp và Phê phán cương lĩnh Gôta, tôi thấy có những vấn đề có
thể cần tiếp tục nghiên cứu như:
1. Thực tiễn vai trò của Nhà nước trong chế độ Dân chủ Xã Hội Chủ
Nghĩa ở thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội với một số quốc gia xã hội chủ
nghĩa trên thế giới, và Việt Nam.
2. Những phương hướng cụ thể nâng cao quyền lực - năng lực - hiệu lực
quản lý nhà nước trong nền Dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa ở thời kỳ quá độ lên
Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Trên cơ sở nghiên cứu về các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về
Nhà nước của GCCN trong các tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
Nội chiến ở Pháp và Phê phán cương lĩnh Gôta”, đây sẽ là tài liệu tham khảo
cho các công trình sau này của tác giả khi nghiên cứu Nhà nước của GCCN
trong xây dựng Nhà nước ở nước ta nói riêng và xây dựng Nhà nước của các
nước trên quy mô một số nước nói chung.

18


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Biên dịch Phạm Văn Lợi, Hoàng Thị Ngân [2005]: Thiết chế chính trị và

bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới, NXB Tư pháp.
2.

B.s: Trần Ngọc Đường (ch.b), Nguyễn Văn Mạnh, Lê Văn Hoè... [1999]:

Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, In lần thứ 2 có sửa
chữa, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia.
3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo [2005]: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo [2006]: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5.

Dương Thanh Biểu [1996]: Đấu tranh phòng chống các hành vi đặc biệt

nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia với việc thực hiện các chức năng của
nhà nước trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, NXB LAPTSKH Pháp
luật: 5.05.01.
6.


Đảng cộng sản Việt Nam [2005]: Văn kiện đại hội Đảng thời kì đổi mới

(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7.

Đỗ Tư [1983] Giới thiệu tác phẩm của mác: “Phê phán cương lĩnh Gôta”

NXB Sự thật.
8.

C.Mác và Ph.Ăngghen [1848]: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác

và Ph.Ăngghen, Nxb sự thật, Hà Nội, 1981, Tuyển tập, tập 1.
9.

C.Mác [1871]: Nội chiến ở Pháp, C.Mác và Ph.Ăngghen, Nxb sự thật,

Hà Nội, 1981, Tuyển tập.
10. C.Mác [1875]: Phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác và Ph.Ăngghen, Nxb
sự thật, Hà Nội, 1981, Tuyển tập, tập 2.
11. C.Mác và Ph.Ăngghen [1848]: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác
và Ph.Ăngghen, Nxb sự thật, Hà Nội, 1995, Toàn tập, tập 4.
12. Khoa Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
[5/2007]: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (lưu hành nội bộ), Hà Nội.
19


Tiểu luận học phần Phương pháp luận nghiên cứu khoa học


13. Khoa Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
[10/2009]: Đề cương bài giảng tác phẩm kinh điển Mác-Ăngghen về chủ
nghĩa xã hội khoa học, Hà Nội.
14. Nguyễn Duy Gia [1994]: Nâng cao quyền lực - năng lực - hiệu lực quản
lý nhà nước. Nâng cao hiệu lực pháp luật, NXB Lao động.
15. Nguyễn Duy Quý (ch.b), Lê Trọng Ân, Lương Gia Ban... [1998]: Một
trăm năm mươi năm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị quốc gia.
16. Nguyễn Đức Chiến (ch.b.), Đoàn Thị Lịch, Lê Thị Minh [1996]: nhà
nước và pháp luật, NXB Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Oánh, Nguyễn Thanh Tuấn (ch.b), Nguyễn Đức Bách
[2002]: Bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý của
nhà nước ta hiện nay, Sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia.
18. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu [2001]: Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Đồng Nai.
19. PGS, TS Dương Xuân Ngọc [2004]: Giai cấp công nhân Việt Nam trong
sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
20. PGS,TS Trần Văn Phòng; PGS, TS Đỗ Thị Thạch; TS An Như Hải
(đồng chủ biên) [2007]: Sổ tay thuật ngữ các môn khoa học Mác- Lênin, Nxb
Lý luận Chính trị, Hà Nội.
21. Trần Anh Tài [1996]: Vai trò quản lý của nhà nước trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB LAPTSKH Kinh tế:
5.02.01.
22. Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Học viện Chính trị- hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh [6/ 2008]: Thông tin Chủ nghĩa Xã hội- Lý luận và thực
tiễn, số 18.
23. Viện Ngôn ngữ học [2005]: Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung
tâm từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng.
20




×