Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Sinh Trưởng, Phát Triển Của Giống Đào Maycrest Nhập Nội Trồng Tại Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG QUANG THẠCH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA GIỐNG ĐÀO MAYCREST NHẬP NỘI TRỒNG
TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - NĂM 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯƠNG QUANG THẠCH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA GIỐNG ĐÀO MAYCREST NHẬP NỘI TRỒNG
TẠI HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THẾ HUẤN


THÁI NGUYÊN - NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được
cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả
Lương Quang Thạch


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã nhận được sự tận
tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, tôi cũng đã nhận được sự quan
tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo cơ quan,
các bạn đồng nghiệp và gia đình, nhân dịp này tôi xin bầy tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô giáo của nhà trường,
Các đồng chí lãnh đạo Trung tâm giống NLN Lào Cai,
Các bạn đồng nghiệp và người thân trong gia đình,
Đặc biệt, tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thế
Huấn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thiện Luận văn
Thạc sỹ khoa học, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 10 năm 2010

Tác giả

Lương Quang Thạch


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 10
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài.......................................................... 12
Chương 1: TỔNG QUAN ..................................................................... 13
1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................. 13
1.2. Nguồn gốc phân loại cây đào.......................................................... 14
1.2.1. Nguồn gốc .................................................................................... 14
1.2.2. Phân loại ...................................................................................... 14
1.2.3. Giới thiệu một số giống đào......................................................... 15
1.2.3.1. Các giống đào của Việt Nam [23] ............................................ 15
1.2.3.2. Các giống đào nhập nội............................................................ 16
1.3. Đặc điểm thực vật của cây đào ....................................................... 17
1.3.1. Rễ.................................................................................................. 17
1.3.2. Thân cành..................................................................................... 18
1.3.3. Lá................................................................................................. 19
1.3.4. Hoa............................................................................................... 20
1.3.5. Quả............................................................................................... 20
1.4. Đặc điểm sinh vật học của cây đào................................................. 21
1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng.................................................................. 21
1.4.2. Giai đoạn phát triển..................................................................... 21
1.5. Yêu cầu về sinh thái của cây đào .................................................... 23
1.5.1. Nhiệt độ ........................................................................................ 23

1.5.2. Ánh sáng....................................................................................... 24
1.5.3. Lượng mưa ................................................................................... 24
1.5.4. Yêu cầu về đất .............................................................................. 25
1.6. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam................................. 25
1.6.1. Tình hình sản xuất đào trên thế giới............................................ 25
1.6.2. Tình hình sản xuất đào ở Việt Nam ............................................. 27
1.7. Những kết quả nghiên cứu về cây đào trên thế giới và Việt Nam . 27
1.7.1. Những kết quả nghiên cứu về cây đào trên thế giới .................... 27
1.7.1.1. Nghiên cứu về chọn giống......................................................... 27
1.7.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật và quản lý vườn cây ............................ 28
1.7.2. Những kết quả nghiên cứu về cây đào ở Việt Nam...................... 30
1.7.2.1. Điều tra tuyển chọn giống đào.................................................. 31
1.7.2.2. Nhập nội và khảo nghiệm giống đào ........................................ 32
1.7.2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cây đào ................................. 32
1.7.2.4. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây đào.......... 33
1.8. Nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật trồng trọt........................... 34
1.8.1. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho đào .................... 34


6
1.8.2. Kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình và tạo quả .......................................... 35
1.9. Chất điều hòa sinh trưởng ............................................................... 36
1.9.1. Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng ........................... 36
1.9.1.1. Vai trò sinh lý của chất điều hòa sinh trưởng .......................... 36
1.9.1.2. Phân loại chất điều hòa sinh trưởng ........................................ 36
1.9.1.3. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả37
1.9.1.3.1. Các nguyên tắc sử dụng......................................................... 37
1.9.1.3.2. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều hòa sinh trưởng cho
cây trồng và cây ăn quả. ........................................................................ 38
1.9.2. Nguồn gốc, đặc tính một số chất điều hoà sinh trưởng và phân

bón qua lá............................................................................................... 42
1.10. Những kết luận qua phần phân tích tổng quan ............................. 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 45
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................... 45
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 45
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 45
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................ 45
2.1.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 45
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 46
2.2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra hoa
đậu quả của giống đào Maycrest........................................................... 46
3.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm ra lộc liên quan đến năng suất của giống đào
Maycrest.................................................................................................. 48
2.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của sinh trưởng cành mẹ đến tỷ lệ đậu quả,
năng suất, chất lượng quả của giống đào Maycrest.................................. 48
2.2.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất với giống đào
Maycrest.................................................................................................. 48
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán .......................................... 49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................... 50
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sa Pa.............................. 50
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 50
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................... 52
3.1.3. Thực trạng sản xuất cây ăn quả và cây đào của huyện Sa Pa...... 53
3.1.3.1. Thực trạng sản xuất cây ăn quả huyện Sa Pa........................... 53
3.1.3.2. Thực trạng sản xuất cây đào của huyện Sa Pa......................... 53
3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu
quả của giống đào Maycrest................................................................... 56
3 .2.1. K ết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống đào
Maycrest ............................................................................................... 56


3.2.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ đậu và
năng ....................................................................................................... 62


7
3.2.4. Nghiên cứu tương quan giữa số lượng quả trên cành quả với
trọng lượng quả .................................................................................... 64
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng quả đào ................................................................................. 65
3.3.1. Nghiên cứu biện pháp tỉa quả ...................................................... 65
3.3.2. Ảnh hưởng của phun phân bón dinh dưỡng qua lá đến năng suất, chất
lượng quả đào Maycrest........................................................................... 68
3.3.3. Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến năng suất, chất
................................................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................... 75
1. Kết luận .............................................................................................. 75
2. Đề nghị ............................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 77
PHỤ LỤC............................................................................................... 82


8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng đào một số nước trên thế giới
năm 2008 ....................................................................................... 17
Bảng 3.1: Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa............................ 41
Bảng 3.2: Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa ................................ 42
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái cây của giống đào Maycrest 5 năm tuổi ... 47

Bảng 3.4: Đặc điểm hình thái lá các giống nghiên cứu ..................... 49
Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái quả các giống nghiên cứu .................. 49
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu sinh trưởng lộc của giống đào Maycrest....... 50
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cành mẹ, cành quả của giống
đào Maycrest...................................................................................... 54
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất đào .......57
Bảng 3.9: Sơ bộ hạch toán kinh tế của biện pháp tỉa quả ................... 58
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phun phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu quả
và năng suất quả ở giống đào Maycrest.......................... 59
Bảng 3.11: Sơ bộ hạch toán kinh tế của phun một số loại phân bón qua
lá cho đào Maycrest ........................................................ 61
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số phân bón qua lá đến chất lượng
quả đào Maycrest ............................................................. 62
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến phân hóa các
đợt lộc của giống đào Maycrest ...................................... 63
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa cành đến năng suất
của giống đào Maycrest .................................................. 64
Bảng 3.15: Sơ bộ hạch toán kinh tế của biện pháp cắt tỉa .................. 65


9

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán,
đường kính gốc của giống đào Maycrest............................. 48
Hình 3.2: Sơ đồ nguồn gốc cành mang hoa vụ xuân của giống đào
Maycrest năm 2010 ...............................................................................51
Hình 3.3: Sơ đồ nguồn gốc cành quả của giống Maycrest năm 2010...... 52
Hình 3.4: Đồ thị so sánh số lượng cành mang hoa và cành quả của giống
đào Maycrest....................................................................................................53

Hình 3.5: Đồ thị tương quan giữa số quả trên cành và trọng lượng quả........ 55
Hình 3.6: Đồ thị ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến năng
suất của giống đào Maycrest................................................ 60
Hình 3.7: Đồ thị ảnh hưởng của một số biện pháp cắt tỉa đến năng suất ..... 64


10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản xuất nông
nghiệp của kinh tế hộ gia đình cũng như phát triển kinh tế của một vùng sinh
thái và cả đất nước. Cây ăn quả cung cấp một nguồn dinh dưỡng quý giá
cho con người, sản xuất cây ăn quả còn cung cấp lượng hàng hóa quả tươi
cho thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến.
Cây đào (Prunus Persica) thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) là một
trong những cây ăn quả quan trọng của vùng ôn đới và á nhiệt đới. Cây đào
được trồng ở nhiều nước trên thế giới như châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng đào chiếm tới 47,6 % diện tích đào
trên toàn thế giới. Sản lượng đào toàn thế giới năm 2007 ước tính đạt hơn
17 triệu tấn trong đó sản lượng đào của các nước châu Á đạt khoảng hơn
10 triệu tấn [FAO Statistic 2009].
Đào ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã
quả đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với khẩu vị của nhiều người, quả đào
được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có thể chế biến thành các sản
phẩm như: đào ướp đường, ômai đào, rượu đào... đặc biệt đào phơi khô
là một sản phẩm quý có tác dụng nhuận tràng, dễ tiêu, kích thích thần
kinh rất tốt... Quả đào chứa nhiều dinh dưỡng, trong 100g thịt quả đào
có chứa 85,1% nước; 0,7% protit; 0,2% lipit; 13,5% gluxit; 16mg Ca; 32

mg photpho; 145 mg kali và các vitamin A, B1, B2, C...
Cây đào cho quả ở Việt Nam được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền
núi, nơi có nhiệt độ lạnh cần thiết vào mùa đông để giúp cho đào có thể


11
tích lũy đủ độ lạnh để ra hoa và đậu quả. Huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai có độ
cao hơn 1500 m so với mặt nước biển, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi,
có khí hậu phù hợp cho sinh trưởng của cây đào. Tại đây, trước kia đã có
nhiều giống đào địa phương có phẩm chất quả ngon, mẫu quả đẹp phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhưng do giống địa phương có năng
suất thấp, tập quán của người dân trồng chủ yếu là quảng canh nên đào bị
sâu bệnh nhiều, năng suất giảm mạnh. Từ năm 2004, vùng Aquitanne
thuộc cộng hòa Pháp đã hợp tác giúp đỡ tỉnh Lào Cai thực hiện dự án
khảo nghiệm tập đoàn cây ăn quả ôn đới nhập nội từ Pháp trong đó có
giống đào Maycrest/GP 305-1. Tại Pháp, giống Maycrest thuộc nhóm đào
chín sớm, được trồng tại các vùng có độ lạnh trung bình, giống có năng
suất trung bình khoảng 75 kg/cây với cây đào khoảng 10 tuổi. Đào
Maycrest rất được ưa chuộng tại thị trường nước Pháp do quả chín sớm,
thịt quả cứng, vị đậm. Sau thời gian trồng khảo nghiệm từ 2004-2008 cho
thấy giống Maycrest ngoài khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí
hậu của Sa Pa, năng suất khá cao, thịt quả cứng, giống còn có một đặc
điểm quý đó là quả chín sớm vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, Mai Hương
(2008). Tuy nhiên giống đào Maycrest trồng tại Sa Pa có tỷ lệ đậu quả
không đồng đều giữa các năm, trọng lượng quả nhỏ, không đều. Vì vậy
với mong muốn phát triển Sa Pa thành một trong những vùng trồng đào
chính trong cả nước, với sản lượng và chất lượng quả đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống đào Maycrest nhập nội
trồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai” nhằm nghiên cứu một số đặc điểm

sinh trưởng, phát triển chính từ đó làm nền tảng cho biện pháp kỹ thuật


12
tiếp theo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống đào Maycrest tại
Lào Cai.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học liên quan đến khả năng ra
hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của giống đào Maycrest nhập nội
trồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
* Yêu cầu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm sinh học liên quan đến khả năng
ra hoa, đậu quả của giống đào Maycrest nhập nội trồng tại huyện Sa Pa
tỉnh Lào Cai.


13
Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đào là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ các điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây biểu hiện ra trong một đời
hay một năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống
với điều kiện ngoại cảnh.
Việc điều tra, nghiên cứu đặc điểm thực vật học, sinh học của
giống đào ở các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, sẽ phân biệt được

giống và xác định được khả năng thích ứng của giống cho từng vùng
sinh thái, đồng thời điều tra tình hình trồng trọt, sẽ là cơ sở đề ra những
biện pháp kỹ thuật nông nghiệp có hiệu quả. Do đó điều tra đặc điểm
sinh vật học cây ăn quả là một trong những biện pháp cơ bản để
nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát triển của cây và làm nền tảng
cho những thí nghiệm khoa học về cây ăn quả nói chung và cây đào
nói riêng.
Bên cạnh đó sâu hại thường gây hại đến cây ăn quả và làm giảm
năng suất và chất lượng của quả, làm cho mẫu mã quả xấu, hiệu quả
kinh tế kém, giống bị thoái hoá dần.
Giống đào Maycrest là giống nhập nội từ Vùng Aquitane - Cộng
hoà Pháp, sau 5 năm trồng thử nghiệm tại địa bàn huyện Sa Pa tỉnh Lào
Cai chúng tôi thấy đây là giống có nhiều triển vọng thể hiện ở một số
đặc điểm như sinh trưởng, phát triển khá, chất lượng quả ngon, mẫu


14
mã quả đẹp, tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác thì chúng ta cần
có những nghiên cứu một cách có khoa học.
1.2. Nguồn gốc phân loại cây đào
1.2.1. Nguồn gốc
Cây đào danh pháp khoa học Prunus persica là một loài cây có lẽ
có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Tên gọi
khoa học persica có lẽ có từ niềm tin ban đầu của người châu Âu cho
rằng đào có nguồn gốc ở khu vực Ba Tư (Persia - hiện nay là Iran). Sự
đồng thuận lớn trong giới các nhà thực vật học ngày nay đã cho rằng nó
có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực
Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của
lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 trước công nguyên
(Huxley và những người khác, 1992) [32].

Các giống đào trồng được chia thành hai loại là "hột rời" và "hột
dính", phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại
này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông
thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng
thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự
dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt
của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc,
Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu
và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn [32].
1.2.2. Phân loại
Cây đào Prunus persica, Thuộc họ thực vật Rosaceae. Họ thực
vật có thân gỗ, thân thảo và thân bụi, cây có bộ lá thay thế và ra hoa
thường xuyên. Đào được xếp vào giống Prunurs. Cây thân gỗ hay thân
bụi hoa có 5 cánh, 5 đài với khoảng 20 nhị và một bầu nhụy đơn. Đối
với cây ăn quả hạt cứng (đào, đào nhẵn và mận), thì giống Prunurs được
chia thành nhiều loại khác nhau [8].


15
Đối với mận, có 2 loại được trồng sản xuất hàng hoá là Prunurs
domestica L. (Mận Châu Âu) và Prunurs sanicina Lindl. (Mận Nhật Bản).
Đối với đào và đào nhẵn, chỉ có một loại duy nhất, Prunurs
persica (L) Batsch. Đào nhẵn là loại đào không có lông trên vỏ quả. Mỗi
loại được chia thành nhiều dòng khác nhau như: Dòng đào
TropicBeauty; Dòng đào EarliGrande [8].
Đào được xếp vào loại quả hạch. Quả được phát triển từ một noãn
đơn, và hầu hết từ những hoa có bầu nhụy hoàn hảo. Quả có lớp ngoài
mềm gọi là vỏ quả, tiếp đến là lớp thịt quả hay còn gọi là cùi quả, thịt
quả bao quanh hạch cứng có chứa hạt. Do đặc điểm trên đào thuộc nhóm
cây ăn quả hạt cứng [8].

1.2.3. Giới thiệu một số giống đào
Có nhiều giống đào trên thế giới. Sự phân loại giống được dựa
trên đặc tính thực vật học của cây. Ở Trung Quốc có rất nhiều giống
đào và một số giống đã được du nhập vào Việt Nam như đào Vân
Nam, đào Tiên, đào nhẵn...
Ở Việt Nam có một số giống đào như đào thóc, đào mèo, đào vàng...
và ngày nay thì đã nhập rất nhiều giống từ các nước Pháp, Úc, Trung Quốc...
1.2.3.1. Các giống đào của Việt Nam [24]
* Đào Mèo
Là giống đào địa phương được trồng rất lâu đời tại các tỉnh miền
núi phía Bắc, giống đào này sinh trưởng rất khỏe, thời gian ra hoa xung
quanh dịp tết nguyên đán, quả chín vào tháng 7, cỡ quả trung bình có
mầu vàng hoặc vàng nhạt, chất lượng quả kém, vị rất chua và hơi đắng.
Giống này nhân dân thường trồng bằng hạt, giá trị sử dụng thấp, thích
hợp cho việc sử dụng làm gốc ghép.


16
* Đào Tuyết
Đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, được trồng ở vùng Sa Pa, thời
gian ra hoa vào tháng 2, thu hoạch giữa tháng 6. Quả trung bình, vỏ và
thịt quả đều màu trắng, giòn, chua.
* Đào Vàng
Là giống được trồng rải rác ở các huyện vùng cao của các tỉnh
Sơn La; Lào Cai; Hà Giang. Quả chín vào tháng 6, quả chín có mầu
vàng, vị chua nhưng có mùi thơm rất đặc trưng. Do kỹ thuật chăm sóc
không tốt nên ngày nay chất lượng của giống đào này giảm rất nhiều.
1.2.3.2. Các giống đào nhập nội
* Đào Vân Nam
Đây là giống đào được nhập nội từ Trung Quốc vào những năm

1963 và 1967.
Có 2 loại giống chín sớm và giống chín muộn, được trồng nhiều
tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Giống chín sớm quả trung bình, chất lượng khá. Mầu quả phớt
hồng, thịt quả hồng nhạt, giòn, hơi chua. Thời gian thu hoạch quả cuối
tháng 5.
Giống chín muộn quả to, chất lượng quả ngon. Mầu quả hồng
vàng, thịt quả mầu trắng, giòn, róc hạt. Thời gian thu hoach quả cuối
tháng 6 đầu tháng 7.
* Giống đào Pháp Đ1, Đ2
Được tuyển chọn từ tập đoàn cây ăn quả ôn đới do FAO tài trợ từ
năm 1991. Cả 2 giống đều chín sớm, quả nhỏ, thời gian thu hoạch cuối
tháng 4. Giống Đ1 quả nhỏ hơn có mầu đỏ hồng, giống Đ2 quả nhỉnh
hơn có mầu vàng hồng. Cả 2 giống thịt quả đều mềm [24], [25].


17
* Giống đào Tropic Beauty
Giống đào Earligrand: Là giống đào quả to, thịt quả mầu vàng
và mềm.
Giống này có hai phần không đối xứng và có rãnh quả lớn. Quả
rất hấp dẫn với 50% mầu đỏ phủ lên nền mầu vàng. Hạt rời. Giống này
sinh trưởng, ra hoa quả tốt ở vùng sinh thái Sa Pa và Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Giống đào Desertred: Là giống đào quả to, thịt quả mầu vàng hơi
trắng, rãnh quả lồi, hai nửa quả đối xứng nhau, hạt nửa dính. Mẫu mã
quả đẹp có từ 85-90% màu đỏ sáng trên nền mầu vàng. Giống nầy mẫn
cảm với bệnh đốm vi khuẩn.
Giống đào Floridagold: Là giống chính vụ, thịt quả mầu vàng hấp
dẫn. Quả có kích thước 50 - 65cm, vỏ quả có mầu đỏ tươi chiếm 60%
trên nền mầu vàng tươi. Hạt nửa dính. Thịt quả rất chắc và chứa nhiều

nước. Ở những nơi mà độ lạnh thấp hơn so với nhu cầu của giống thì
rãnh quả phát triển rõ và hơi nhô lên. Giống này mẫn cảm với bệnh đốm
vi khuẩn [30], [31], [40].
Giống đào Sunwright: Là giống đào nhẵn, dạng quả tròn, có kích
thước trung bình hoặc to, rãnh quả nông, thịt quả mầu vàng.
Quả có một điểm nhỏ ở đáy lõm của quả và đối xứng hai bên.
Màu quả rất hấp dẫn, mầu đỏ phủ trên 70% nền vàng. Độ đường thấp,
mùi rất hấp dẫn.
Giống đào Sunblaze: Là giống đào nhẵn, kích thước quả trung bình,
thịt cứng, rãnh quả nông, đáy quả lõm. Thịt quả mầu vàng và có sắc tô
xung quanh hạt. Hạt dính. Mầu quả rất hấp dẫn 90% mầu đỏ phủ trên nền
vàng/xanh [30], [31], [40].
1.3. Đặc điểm thực vật của cây đào
1.3.1. Rễ
Rễ đào tập chung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 10-50cm tuỳ
thuộc từng giống và từng loại đất, một số rễ cái ăn sâu vào lòng đất


18
giúp cho cây đứng vững không bị đổ. Với đặc điểm phân cành sớm và
nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ cái nằm sâu, lá nhỏ nhẹ, cây đào
ít bị đổ khi gặp gió bão. Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi
cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở. Tuy
nhiên hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn đào
người ta thường thiết kế đai rừng chắn gió. [22], [27].
Khác với các loại rễ cây ăn quả khác, trên rễ đào nhất là phần nổi
trên mặt đất thường có các mần ngủ. Trong điều kiện thích hợp, các
mầm ngủ có thể bật mầm mọc thành cây. Lợi dụng đặc điểm này,
người làm vườn có thể nhân giống đào bằng giâm rễ theo nhiều phương
pháp khác nhau. Rễ đào thường phát triển theo chiều ngang do đó các

mầm ngủ của rễ phần gần sát mặt đất khi gặp điều kiện thuận lợi
thường mọc thành cây. Qua quan sát phát triển khoảng không gian mọc
của cây con cho thấy rễ đào thường phát triển rộng hơn tán cây [22], [27].
1.3.2. Thân cành
Bình thường khi để mọc tự nhiên, đào thuộc loại cây gỗ nhỡ,
thông thường cây gieo hạt có một thân chính và 2 đến 3 thân phụ toả
về các phía (cành cấp I). Nếu đào được nhân bằng cành chiết hay
ghép số thân phụ sẽ lớn hơn. Cây trung bình cao 3-4m, tán xoè rộng
có nhiều cành nhỏ [22], [27].
Tán cây để bình thường tuỳ từng loại và điều kiện sinh thái mà
hình dáng khác nhau, vùng nhiệt đới tán cây có hình mâm xôi hay
chóp nón, cây sinh trưởng khoẻ, cành rậm rạp. Cành của cây đào có
thể ra quả nhiều lần trên một cành, nhiều cành vừa là quả vừa là mẹ.
Đặc điểm này có ở hầu hết các loài trong họ đào, mơ, mận [22], [27].
Ở cây đào, cành quả hoặc sẽ trở thành cành quả hoặc không là phụ
thuộc vào sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài). Cũng ít
khi phụ thuộc vào tuổi cành. Tuy nhiên những cành ra vào cuối thu năm


19
trước có thể rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành
cấp I và cấp II ở cây đào cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt.
Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở
cây đào phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông
để đảm bảo độ chín sinh lý cần thiết. Ở những nước có khả năng
thâm canh cao, hình dáng bộ tán cây đào không trở nên quan trọng
do cành được uấn nắn trên các giàn giống như giàn nho, giàn bầu bí
ở Việt Nam hoặc được uấn thành cố định theo bốn phía trên khung
đai thép định sẵn.
1.3.3. Lá

Nhìn chung lá đào có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các
loài, hình dáng bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây đào.
Độ lớn của lá rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài và giống, nhìn
chung dao động từ 1cm đến 4cm (chiều rộng); 5 đến 10 cm (chiều dài).
Gân lá nổi rõ mép lá có hình răng cưa rõ rệt hoặc không rõ rệt tuỳ từng
giống từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc tù. Màu sắc lá cũng rất khác nhau tuỳ
giống, nhìn chung lá đào có màu đặc trưng đỏ, tím, xanh, xanh đậm,
xanh nhạt.. Lá đào thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12
hoặc sớm hơn một chút là tùy theo vùng sinh thái.
Những vườn đào giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở
những vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại
một vài lá già ngả màu xanh vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này
mới rụng hết để cành bật lộc mới lá đào rụng càng sớm càng triệt để
chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá trình ngủ
sâu trong vụ đông, thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao,
chất lượng quả tốt.


20
1.3.4. Hoa
Màu sắc của hoa đào tuỳ từng loài có màu đỏ tươi, mầu hồng,
hoặc màu trắng. Hoa đào thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không
gian của hoa, đường kính hoa giao động từ 5mm đến 25 mm tuỳ từng
loài. Hoa đào thường là 5 cánh hoa nở đều về 4 phía, có những giống số
cánh hoa có thể nhiều hơn (như đào bích kép), phần đài hoa bao bọc lấy
bầu, có từ 20-30 chỉ nhị, chiều cao của chị nhị thường tương đương với
chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm
hoa đã nở. Đầu nhuỵ vươn nên ngay kề cạnh bao phấn. Hoa đào nở vào
khoảng 12 tháng đến tháng 2 hàng năm, đối với những giống đào dại
(đào thóc) thường nở sớm hơn và có quả chín sớm hơn một chút. Ở các

nước Châu á nhất là Trung Quốc và Việt Nam, giống đào hoa có ý nghĩa
về mặt kinh tế do bán hoa giá cũng khá cao [22], [27].
Phần lớn các giống đào không có khả năng tự thụ nghĩa là: Khi tự
thụ quá trình thụ tinh không xảy ra và kết qủa là tỷ lệ đậu quả thấp, thậm
chí hoa rụng 100%. Bởi vậy, muốn có được năng xuất cao, cần phải
trồng xen trong vườn đào ăn quả với các giống đào khác nhau để làm
cho cây có nguồn hạt phấn phong phú hơn.
1.3.5. Quả
Đào là loại quả hạch, độ lớn của quả đào thay đổi rất nhiều tuỳ
thuộc từng loại, các giống đào Châu á quả thường nhỏ hơn đào Châu
Âu và Châu Mỹ, loại to khoảng 8-10 quả/kg. Màu sắc quả cũng thay
đổi rất nhiều tuỳ giống, từ vàng đỏ, vàng trắng và một số quả khi chín
vẫn giữa nguyên màu xanh. Cũng có một số giống đào khi quả chín còn
phủ lớp lông trắng bên ngoài, lớp lông này có tác dụng bảo vệ quả


21
chống sự sâm nhiễm của vi khuẩn, nấm, tránh cho quả hấp thụ quá lớn
nhiệt độ vào khi trời quá nóng.
Một số giống đào sớm quả thường chín vào khoảng giữa từ tháng
4 đến đầu tháng 5, các giống chín trung bình vào khoảng cuối tháng 5
đầu tháng 6, giống chín muộn vào khoảng cuối tháng 6. Nhìn chung
thời gian chín của đào có thay đổi theo từng vùng sinh thái và thay đổi
theo từng lục địa khác nhau.
1.4. Đặc điểm sinh vật học của cây đào
1.4.1. Giai đoạn sinh trưởng
Đào là cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, rụng lá ở vùng ôn đới, lá đào
rụng về mùa đông. Thời kỳ non cây sinh trưởng nhanh, trong khi một
năm cành sinh trưởng có thể đạt tới 2-3 lần. Tuổi thọ của cây đào còn
phụ thuộc vào chủng loại giống, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật nhân

giống, trồng trọt... mà có sự khác nhau rõ ràng (đào trồng bằng hạt có
tuổi thọ cao hơn trồng bằng cây ghép và chiết cành và giâm rễ).
Giống đào Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống đào Châu Âu,
sự nảy mầm của đào tương đối mạnh. Cây đào ra lộc mỗi năm 2-3 đợt
lộc vào các vụ xuân, vụ hè, vụ thu, chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ
lá mọc cả chồi hoa. Sau khi thu hái quả thì chồi gọn của cành quả năm
trước vươn dài thành cành quả mới và kéo dài liên tục trong 4-5 năm
liền.
1.4.2. Giai đoạn phát triển
Cây đào ra hoa trong tháng 1-2 Dương lịch và phát triển quả tới
tháng 5-6 thì chín, quả chín kéo dài trong gần một tháng. Cây trồng bằng
hạt sau trồng 4 năm trở nên mới ra hoa, cho thu hoạch quả. Cây trồng
bằng cây ghép, chiết thì sau trồng 2-3 năm thì có quả và 5-6 năm thì


22
bước vào thời kỳ sai quả. Trồng bằng cây ghép sớm ra hoa hơn so với
cây trồng bằng gieo hạt.
Cành quả có thể phân ra cành dài, trung bình, gắn và cành quả
ngắn có nhiều hoa và cành quả ngắn. Loại cành quả dài và trung bình
tuy phát dục tốt, các đốt mầm hoa nhiều, lượng hoa nở không ít, nhưng
do ở đầu các cành thường nảy các cành mới, dinh dưỡng tiêu hao nhiều,
nên rễ bị rụng hoa, rụng quả.
Hiện tượng cây đào tự thụ phấn không thành quả tương đối
nghiêm trọng, vấn đề này có liên quan đến các bộ phận của hoa phát dục
không hoàn toàn, thụ phấn không tốt hoặc cung cấp dinh dưỡng không
đủ. Do đó mỗi cành quả ngắn có nhiều hoa, có thể nở từ 10-20 hoa
nhưng số lượng quả đậu chỉ từ 2-4 quả.
Sự sinh trưởng phát dục của quả đào có thể phân chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn cho đến khi hạt bắt đầu

cứng. Trong thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, có
thể nhìn thấy sự lớn của quả. Ở thời kỳ này cây rất cần nước và phân
để cung cấp dinh dưỡng cho việc phát triển của quả. Trong giai đoạn
này nếu có mưa đá và sương muối thì quả rất dễ bị rụng.
- Thời kỳ thứ hai: Thời kỳ hạt được cứng lên, hạt từ màu trắng sữa
dần dần chuyển sang màu nâu, chất vỏ hạt cứng lên, nhân của hạt ở
trạng thái nước có màu trắng sữa. Ở thời kỳ này quả sinh trưởng chậm,
chủ yếu là sinh trưởng phát dục vào thời kỳ này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tuỳ thuộc
vào 2 yếu tố: Tinh bột (hydrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự
ra hoa là sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa là


23
sự cân bằng giữa các chất kích thích sinh trưởng tăng và chất kích thích
sinh trưởng giảm. Hoa đào ra vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Khi
hoa nở nếu trời ấm, nắng khô, ít sương mù, không mưa phùn thì việc thụ
phấn, thị tinh thuận lợi, tỷ lệ đậu sẽ cao.
1.5. Yêu cầu về sinh thái của cây đào
Theo các tác giả R. J. Nissen; A. P. George; S. Hetherington và S.
Newman [35], cho biết: Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, đất
đai và đặc tính vật lý của đất là yêu cầu cần thiết để cây đào sinh trưởng,
phát triển tốt, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
1.5.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sức sống, sự phát triển, khả năng
ra hoa, đậu quả và chất lượng quả đào. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao đều
có thể làm tổn thương nụ và làm giảm khả năng đậu quả. Hoa và quả non
đặc biệt mẫn cảm với sương giá vào cuối mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ
hạ xuống dưới 2oC. Nhiệt độ cao hơn 18oC cũng có thể làm giảm việc đậu
quả.

Cây đào phát triển nụ trong mùa hè và chuyển sang giai đoạn ngủ
nghỉ khi độ dài ngày ngắn và nhiệt độ giảm trong mùa đông. Nụ chuyển
sang giai đoạn ngủ nghỉ sẽ không bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ
thấp trong mùa đông. Nụ duy trì ngủ nghỉ cho tới khi chúng tích lũy đủ
độ lạnh. Yêu cầu lạnh của nụ được quy ra đơn vị lạnh. Một khi nụ nhận
được đủ đơn vị lạnh thì chúng sẽ phát triển do nhiệt độ ấm áp trong mùa
xuân và trong mùa hè.
Nếu độ lạnh không đầy đủ, việc ra hoa, lá sau ngủ nghỉ của cây có
thể sẽ ít, việc đậu quả và năng suất sẽ bị giảm đáng kể.


24
Ở một số huyện miền núi phía Bắc nước ta như Mộc Châu (Sơn
La); Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mẫu Sơn (Lạng Sơn)... có mùa đông
lạnh phù hợp với các giống đào có yêu cầu độ lạnh trung bình (từ
400-600 CU).
1.5.2. Ánh sáng
Bức xạ mặt trời hoặc độ chiếu sáng thấp có thể ảnh hưởng đến
việc đậu quả, năng suất, chất lượng quả và các quá trình sinh lý của cây
như quá trình quang hợp và phát triển của cây.
Các nghiên cứu về cây đào đã chỉ ra rằng để quả có mầu sắc đẹp
và độ đường cao thì ngưỡng tối thiểu của độ chiếu sáng phải đạt trên
20% tổng số độ chiếu sáng. Thêm vào đó, điểm bão hòa ánh sáng cho
quang hợp tối thiểu xuất hiện ở mức 1/3 điều kiện ánh sáng đầy đủ
(8MJ/m2/ngày).
1.5.3. Lượng mưa
Phân bố lượng mưa cũng rất quan trọng. Ở nhiều vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới, có một mùa khô đặc trưng với mưa ít hay không có mưa và
một mùa ẩm ướt do vậy có thể gây hạn hán trong mùa khô và úng trong
mùa mưa.

Lượng mưa lớn trong giai đoạn nở hoa có thể gây thiệt hại cho
việc đậu quả. Đậu quả ít trong mùa mưa trong mùa mưa là do hiệu quả bất
lợi của mưa làm giảm sức sống của phấn hoa và hoạt động của côn trùng
thụ phấn.
Ở vùng nhiệt đới, sự kết hợp giữa lượng mưa lớn và nhiệt độ cao
làm tăng khả năng nhiễm sâu bệnh hại. Một trong những vấn đề chủ yếu
là việc rụng lá sớm này sẽ làm giảm việc hình thành sự tích lũy tinh bột
trong cây cho những vụ tiếp theo, cây sẽ suy yếu nhanh chóng sau 2-3
năm cho quả.


25
1.5.4. Yêu cầu về đất
Đối với cây đào thì đặc tính vật lý của đất là quan trọng nhất và
độ phì nhiêu của đất thường được xem là yếu tố quan trọng thứ 2, tuy
nhiên đặc tính của đất có thể dễ dàng cải tạo.
Cây đào thích hợp hơn với các loại đất có kết cấu nhẹ dao động
từ cát nhẹ, phù sa sét, đến sét nhẹ. Đất cát nhẹ đến đất mùn là phù hợp
nhất và độ sâu mực nước ngầm phải trên 1 m.
Nhìn chung các loại đất ở miền núi phía Bắc nước ta, với độ cao
so với mặt nước biển từ 500-600m đến 1000-1200m, có độ sâu hơn
1m, có cấu tượng tơi xốp, giữ ẩm tốt dễ thoát nước, có độ mùn khá
như đất rừng mới khai phá, đất dốc tụ, phù sa cổ, đất feralit đỏ vàng,
có độ pH 5,5-6,5 đều có thể trồng đào ăn quả.
1.6. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất đào trên thế giới
Các khu vực sản xuất đào ăn quả quan trọng trong lịch sử là
Trung Quốc, Nhật Bản, Iran và các quốc gia khu vực Địa Trung Hải,
là các khu vực nó đã được trồng trong hàng ngàn năm qua. Gần đây,
Hoa Kỳ (các bang California, Nam Carolina, Michigan, Texas,

Alabama, Georgia, Virginia), Canada (miền nam Ontario và British
Columbia) và Australia (khu vực Riverland) cũng đã trở thành các
quốc gia quan trọng trong trồng đào. Các khu vực có khí hậu đại
dương như khu vực tây bắc Thái Bình Dương và British Isles nói
chung không thích hợp cho việc trồng đào do không có đủ nhiệt về
mùa hè, mặc dù đào đôi khi cũng được trồng tại đây [30], [31], [40].
Theo Giáo sư Vũ Công Hậu [11]: cây đào trồng chủ yếu ở các
vùng ôn đới nóng và ở các nước á nhiệt đới. Trên phạm vi toàn thế giới,
cùng với táo tây, lê, cam quýt, chuối, dứa, đào là một trong 5, 6 loại quả
quan trọng nhất thế giới.


×