Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

đánh giá tác dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi (allium sativum l ) đối với vi khuẩn xanthomonas campestris gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt (brassica sinensis l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH QUANG TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NANO BẠC VÀ DỊCH
CHIẾT TỎI (ALLIUM SATIVUM L.) ĐỐI VỚI VI KHUẨN
XANTHOMONAS CAMPESTRIS GÂY BỆNH ĐỐM LÁ
TRÊN CÂY CẢI NGỌT (BRASSICA SINENSIS L.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐINH QUANG TRUNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA NANO BẠC VÀ DỊCH
CHIẾT TỎI (ALLIUM SATIVUM L.) ĐỐI VỚI VI
KHUẨN XANTHOMONAS CAMPESTRIS GÂY
BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY CẢI NGỌT (BRASSICA
SINENSIS L.)

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Mã số

: 60.42.02.01



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thanh Hải
TS. Đồng Huy Giới

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Đinh Quang Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,

đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy TS. Nguyễn Thanh Hải và thầy TS. Đồng Huy Giới đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công nghệ sinh học thực vật, Khoa Công nghệ sinh học - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, thầy cô trong khoa Công nghệ
sinh học, khoa Công nghệ thực phẩm, phòng thí nghiệm JICA đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên

Đinh Quang Trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

Trích yếu luận văn

ix

Thesis abstract


x

Phần 1 mở đầu

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3


1.4.1

Ý nghĩa khoa học

3

1.4.2

Ý nghĩa thực tiễn

4

Phần 2 tổng quan tài liệu

5

2.1

Vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản phẩm

5

2.2

Bệnh đốm lá trên cây trồng thuộc họ hoa thập tự

7

2.2.1


Mô tả, tác hại, phương pháp phòng trừ

7

2.2.2

Vi khuẩn gây bệnh Xanthomonas campestris

8

2.3

Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược làm thuốc bảo vệ
thực vật trên thế giới và Việt Nam

2.3.1

9

Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu làm thuốc bảo vệ thực vật
trên thế giới

2.3.2

9

Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu làm thuốc bảo vệ thực vật ở
Việt Nam

14


2.4

Allium sativum

16

2.4.1

Mô tả thực vật, phân bố

16

2.4.2

Thành phần hóa học của tỏi

17

2.4.3

Tổng quan các nghiên cứu tác dụng kháng vi sinh vật của tỏi (Allium sativum)

19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii



2.5

Nano bạc

21

2.5.1

Giới thiệu về nano bạc

21

2.5.2

Đặc tính kháng khuẩn của nano bạc

21

2.5.3

Cơ chế kháng khuẩn của bạc

22

2.5.4

Tình hình nghiên cứu về nano bạc trong và ngoài nước

22


Phần 3 vật liệu và phương pháp nghiên cứu

26

3.1

Địa điểm nghiên cứu

26

3.2

Thời gian nghiên cứu

26

3.3

Vật liệu nghiên cứu

26

3.3.1

Vật liệu thực vật

26

3.3.2


Vi khuẩn nghiên cứu

26

3.3.3

Nano bạc

26

3.3.4

Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và môi trường

26

3.4

Nội dung nghiên cứu

28

3.5

Phương pháp nghiên cứu

28

3.5.1


Thu hái và xử lý mẫu tỏi

28

3.5.2

Phương pháp thu dịch chiết tỏi

28

3.5.3

Phương pháp định tính xác định một số nhóm hợp chất có trong dịch
chiết tỏi

29

3.5.4

Phương pháp pha loãng cao khô dịch chiết tỏi và dung dịch nano bạc

31

3.5.5

Nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường LB (Luria Bertani) rắn và môi trường
LB (Luria Bertani) lỏng

33


3.5.6

Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn

33

3.5.7

Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi
đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris

3.5.8

33

Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của nano bạc đối
với vi khuẩn Xanthomonas campestris

3.5.9

33

Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi
khi phối trộn với nano bạc

3.5.10
3.5.11

34


Phương pháp đánh giá tác dụng của dịch chiết tỏi và nano bạc đối với
bệnh đốm lá trên cây cải trong điều kiện thí nghiệm in vivo

34

Phương pháp xử lý số liệu

35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


Phần 4 kết quả và thảo luận

36

4.1

Kết quả

36

4.1.1

Đánh giá hiệu suất và định tính các nhóm chất trong cao khô dịch chiết
tỏi khi sử dụng các dung môi tách chiết khác nhau

4.1.2


Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi và nano bạc
đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris

4.1.3

36
43

Đánh giá tác dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi đối với bệnh đốm lá trên
cây cải trong điều kiện thí nghiệm in vivo

49

4.2

Thảo luận

51

4.2.1

Đánh giá hiệu suất tách chiết và định tính các nhóm chất trong cao khô
dịch chiết tỏi từ các dung môi tách chiết khác nhau

4.2.2

Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của các cao khô dịch chiết tỏi ở
nồng độ 100mg/ml và khi pha loãng


4.2.3

55

Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro khi phối hợp dịch chiết tỏi và
nano bạc đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris

4.2.5

54

Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của nano bạc đối với vi khuẩn
Xanthomonas campestris

4.2.4

51

56

Đánh giá tác dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi đối với bệnh đốm lá trên
cây cải trong điều kiện thí nghiệm in vivo

57

Phần 5 kết luận và kiến nghị

58

5.1


Kết luận

58

5.2

Kiến nghị

59

Tài liệu tham khảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

60

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

a.i

Hoạt chất thuốc

BVTV


Bảo vệ thực vật

Cs

Cộng sự

DC

Dịch chiết

DMSO

Dimethyl Sulphoxide

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

kg

Kilogam

LB

Luria Bertani

mm

Milimét


MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

mg/ml

Milligam/millilit

nm

Nanomet

TLC

Sắc kí lớp mỏng

µl

Microlit

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn 2006 – 2010

6

Bảng 2.2. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích.

21

Bảng 3.1. Môi trường LB (Luria Bertani) lỏng

27

Bảng 3.2. Môi trường LB (Luria Bertani) rắn

27

Bảng 4.1. Hiệu suất cao khô dịch chiết tỏi khi sử dụng các dung môi tách chiết
khác nhau
Bảng 4.2. Kết quả định tính xác định một số nhóm hoạt chất có trong dịch chiết tỏi

37
40

Bảng 4.3. Tác dụng diệt khuẩn in vitro của các cao khô dịch chiết tỏi đối với vi
khuẩn Xanthomonas campestris

43

Bảng 4.4. Khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết tỏi khi pha loãng


45

Bảng 4.5. Khả năng kháng khuẩn của nano bạc ở các nồng độ pha loãng

47

Bảng 4.6. Khả năng kháng khuẩn khi phối hợp dịch chiết tỏi và nano bạc

49

Bảng 4.7. Khả năng tác dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi đối với cây cải ngọt

49

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các thành phần hợp chất chuyển hóa trong tỏi

18

Hình 2.2. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn

22

Hình 3.1. Sơ đồ pha loãng các nồng độ dịch chiết tỏi


32

Hình 3.2. Sơ đồ pha loãng các nồng độ nano bạc

32

Hình 4.1. Dịch chiết tỏi từ 05 loại dung môi khác nhau

37

Hình 4.2. Hiệu suất tách chiết cao khô dịch chiết tỏi của 05 loại dung môi

39

Hình 4.3. Phản ứng định tính xác định các nhóm hoạt chất có trong dịch chiết

41

Hình 4.4. Kết quả phân tích TLC xác định allicin trong dịch chiết tỏi

42

Hình 4.5. Khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết tỏi ở nồng độ 100mg/ml

44

Hình 4.6. Tác dụng kháng khuẩn in vitro của các cao khô dịch chiết tỏi đối với vi
khuẩn Xanthomonas campestris


44

Hình 4.7. Khả năng kháng khuẩn của các loại dịch chiết tỏi khi pha loãng ở các
nồng độ khác nhau

46

Hình 4.8. Khả năng kháng khuẩn của nano bạc ở các nồng độ pha loãng

48

Hình 4.9. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn sau 7 ngày lây nhiễm trên lá cải ngọt

50

Hình 4.10. Diện tích vết bệnh trên lá cải ngọt

51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của cao khô
dịch chiết tỏi (Allium sativum) sử dụng 5 loại dung môi khác nhau (nước cất, ethanol
35%, ethanol 70%, acid acetic 5%, aceton nitril 100%) và nano bạc đối với vi khuẩn
Xanthomonas campestris. Thử nghiệm khả năng sử dụng cao khô dịch chiết và nano bạc
trong phòng trị bệnh đốm lá do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra trên cây cải

ngọt.
Kết quả cho thấy, hiệu suất tách chiết tỏi sử dụng các dung môi khác nhau biến
đổi không nhiều từ 7,80% đến 12,45%. Tùy từng loại dung môi mà khả năng lôi kéo các
nhóm chất ra khỏi tỏi là khác nhau. Dùng phương pháp sắc khí lớp mỏng TLC cho thấy,
allicin có mặt trong cao khô dịch chiết tỏi sử dụng dung môi ethanol 35%, ethanol 70%,
acid acetic 5%.
Ở nồng độ 100 mg/ml tất cả các loại cao khô dịch chiết đều có khả năng ức chế vi
khuẩn in vitro. Đường kính vòng vô khuẩn biến đổi từ 18,80mm (dung môi ethanol
35%) đến 24,10mm (dung môi acid acetic 5%). Cao khô dịch chiết tỏi sử dụng dung
môi acid acetic 5% cho khả năng ức chế vi khuẩn tốt nhất. Nồng độ cao khô dịch chiết
sử dụng dung môi acid acetic 5% nhỏ nhất vẫn còn khả năng ức chế in vitro đối với vi
khuẩn Xanthomonas campetris là 0,391mg/ml.
Khả năng kháng khuẩn của nano bạc phụ thuộc vào nồng độ nano bạc và khoảng
thời gian tiếp xúc với dịch khuẩn. Nồng độ kháng khuẩn tối thiếu của nano bạc là
0,39ppm.
Phối trộn cao khô dịch chiết tỏi với nano bạc ở nồng độ 0,2 ppm (nhỏ hơn nồng
độ ức chế tối thiểu của nano bạc) cho khả năng kháng khuẩn cao hơn so với khi sử dụng
riêng cao khô dịch chiết.
Sử dụng riêng rẽ hay phối trộn nano bạc và cao khô dịch chiết tỏi (sử dụng dung
môi acid acetic 5%) ở nồng độ tối thiểu (MIC) đều cho khả năng ức chế vi khuẩn
Xanthomonas campestris khi thí nghiệm in vivo trên cây cải ngọt. Khi kết hợp giữa
nano bạc với cao khô dịch chiết tỏi cho khả năng ức chế bệnh đốm lá in vivo tốt nhất
(với diện tích vết bệnh 5,79 cm2; tỷ lệ diện tích vết bệnh trên lá cải 7,93%), tốt hơn so
với khi sử dụng riêng từng loại dung dịch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix



THESIS ABSTRACT
The present study aimed at evaluating the in vitro anti-bacterial effect of the garlic
extract with five different solvents (distilled water, ethanol 35%, ethanol 70%, acid
acetic 5% and aceton nitril) and nano siliver to Xanthomonas campestris. Experimantal
treatment leaf spot disease caused by bacteria Xanthomonas campestris in Brassica
sinensis L. by garlic extract and nano siliver.
The studied result showed that the extracted efficacy was various from 7,80 %
(acid acetic 5% slovent) to 12,45% (ethanol 35% solvent). Allicin present in garlic
extract using 35% ethanol, ethanol 70%, 5% acetic acid solvents.
At the concentration of 100 mg/ml, all the extracts showed good anti-bacterial
effect with Xanthomonas campestris. Diameter of the bacterial inhibition zones were
from 18,80 mm (ethanol 35% solvent) to 24,10mm (acid acetic 5% solvent). The extract
solution with acid acetic 5% showed the best anti-bacterial efficacy. This extract
maintained the anti-bacterial effect to Xanthomonas campestris at concentration of 256
dilution times (0,391mg/ml).
Antimicrobial of nano siliver depends on the concentration and duration
nanosilver exposure to bacteria. The minimum concentration of antimicrobial nanosilver
is 0,39ppm.
Collaborate garlic extract with nano silver 0.2 ppm gives higher antibacterial
activity than using only extracts.
Used separately or mixed nano silver and garlic extract (using 5% acetic acid
solvent) at a concentration of MIC are capable of Xanthomonas campestris bacteria
inhibition in vivo on Brassica sinensis L. Using nano silver combines with garlic extract
gives the best ability to inhibit leaf spot disease in vivo (5,79 cm2 lesion area;
percentage of lesions 7,93%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuốc bảo vệ thực vật hóa học sử dụng trong nông nghiệp là một biện pháp
có hiệu quả sử dụng cao và kinh tế trong việc phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, sử
dụng biện pháp này thường để lại tồn dư thuốc trong sản phẩm nông sản gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường. Những năm gần
đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do việc
lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học để tăng nhanh năng
suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Viện bảo vệ
thực vật và Viện Môi trường Nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam mỗi năm sử
dụng khoảng 100 tấn hóa chất bảo vệ thực vật trong đó có khoảng 270 loại thuốc
trừ sâu, 216 loại thuốc trị bệnh, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt chuột và
26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Hàng năm lại có nhiều loại thuốc khác ra
đời và chưa kể đến các loại thuốc nhập lậu (Huỳnh Thi Dung và Nguyễn Duy
Điềm, 2005). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây nên những tác
hại cụ thể như: phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, làm tăng
tính kháng thuốc của sâu bệnh hại… Bên cạnh đó dùng thuốc bảo vệ thực vật
hoá học đã để lại tồn dư hoá chất vượt quá ngưỡng cho phép của WHO,
FAO…gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Theo thống kê của tổ chức lao
động Quốc tế, hàng năm trên thế giới có 40.000 người chết trong tổng số 2 triệu
người bị ngộ độc do sử dụng các loại rau có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật
(Vũ Xuân Quang, 1993). Tại Việt Nam thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực
phẩm, trong 5 năm gần đây, đã ghi nhận 927 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.733
người bị ngộ độc, trong đó có 229 người chết. Trung bình mỗi năm xảy ra 185
vụ với 6.147 người mắc và 46 người chết/năm, phần lớn do sử dụng các sản
phẩm nông sản chứa tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật (Huỳnh Thi Dung và
Nguyễn Duy Điềm, 2005). Đó là những con số báo động về sức khoẻ của chúng
ta hôm nay và của thế hệ mai sau.
Sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh là cốt lõi của biện pháp

quản lí dịch hại tổng hợp tăng cường sự đa dạng sinh học. Trong đó việc sử dụng
chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh là một hướng đi cho tương lai để thay
thế một phần thuốc hoá học sử dụng trên đồng ruộng. Từ các chất thảo mộc có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


trong thiên nhiên tạo ra các loại thuốc trừ sâu bệnh cho hiệu quả cao và thân
thiện với môi trường. Tỏi là một trong những loại thảo mộc có khả năng phòng
trừ sâu bệnh cao. Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất kháng sinh thực vật với rất
nhiều ưu điểm như: chất allicin kháng sinh thảo mộc rất mạnh, các hợp chất
sulphur và polyphenol có nhiều tác dụng sinh học (Vũ Xuân Quang, 1993). Từ
tỏi tạo ra những chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, đây là một hướng để tạo ra
các thuốc trừ sâu bệnh hiệu quả không ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ
con người.
Ngày nay công nghệ nano phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực như: y học, sinh học, nông nghiệp, công nghiệp… trong đó
công nghệ nano bạc được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Các hạt nano
bạc tiêu diệt tất cả các bệnh nhiễm nấm, vi khuẩn, kể cả các chủng vi khuẩn
kháng sinh. Bên cạnh đó nano bạc không độc, không dị ứng, không tích tụ và vô
hại đối với cả động vật và môi trường. Từ những tính chất, đặc tính trên của nano
bạc, việc nghiên cứu tạo ra các chế phẩm chứa nano bạc làm thuốc bảo vệ thực
vật là hướng đi mới cần thiết cho việc phát triển một nền nông nghiệp xanh sạch,
bền vững.
Cây cải ngọt (Brassica chinensis L.) nằm trong họ thập tự được trồng phổ
biến ở nhiều nơi. Chúng được sử dụng rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích thiết
thực cho đời sống con người: cung cấp rau tươi, bổ sung nguồn dinh dưỡng, chất
xơ cũng như các loại vitamin… Cây cải ngọt được người nông dân chọn trồng

nhiều do chúng có những đặc tính sinh trưởng phù hợp cho việc thu hoạch
thường xuyên như: thời gian sinh trưởng ngắn (30 – 35 ngày), trồng được quanh
năm, có nhiều giống trồng trong cả mùa khô và mùa mưa, năng suất cao, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường… Đối với cây cải ngọt, do hàm lượng nước lớn nên
là ký chủ thích hợp cho nhiều loại vi sinh vật gây bệnh như nấm, vi khuẩn... Để
phòng trừ các loại bệnh này người nông dân sử dụng biện pháp hóa học là chủ
yếu, do đặc điểm thời gian sinh trưởng của cây cải ngọt ngắn nên việc lạm dụng
thuốc trừ sâu hóa học gây ra sự tồn dư thuốc trừ sâu trong sản phẩm rau, qua đó
ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Chính vì vậy, phòng trừ sâu bệnh hại trên
rau bằng biện pháp sinh học, trong đó sử dụng các chế phẩm từ nano bạc hay chế
phẩm từ dịch chiết các cây dược liệu như: tỏi, hành, gừng, trầu không… mang lại
hiệu phòng trừ sâu bệnh cao và đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng rau. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng các chế phẩm sinh học vào việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng chưa được quan tâm và phát triển.
Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tác
dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi (Allium sativum L.) đối với vi khuẩn
Xanthomonas campestris gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt (Brassica sinensis L.)”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thu được cao khô và đánh giá hiệu suất tách chiết của dịch chiết tỏi khi sử
dụng các dung môi khác nhau.
Xác định một số nhóm hoạt chất trong dịch chiết tỏi.
Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro của cao khô dịch chiết tỏi và nano
bạc đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris.
Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vitro khi phối hợp nano bạc với dịch

chiết tỏi.
Đánh giá khả năng kháng khuẩn in vivo của dịch chiết tỏi và nano bạc đối
với vi khuẩn Xanthomonas campestris gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đánh giá
tác dụng của nano bạc và dịch chiết tỏi đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris
gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt trong điều kiện thí nghiệm in vitro, in vivo.
Nghiên cứu được thực hiện tại Bộ môn Công nghệ sinh học thực vật – Khoa
Công nghệ sinh học – Học viện nông nghiệp Việt Nam, thời gian tiến hành
nghiên cứu từ 01/2015 – 10/2015.
1.4. Ý KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài giúp đánh giá được khả năng kháng khuẩn của nano bạc và dịch chiết
tỏi đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt.
Cung cấp những số liệu ban đầu về tác động của chế phẩm đối với vi khuẩn
Xanthomonas campestris gây bệnh đốm lá trên cây cải ngọt.
Bước đầu xác định được nồng độ kháng khuẩn thích hợp của nano bạc và
dịch chiết tỏi. Tạo tiền đề cho việc tạo ra những chế phẩm có khả năng ứng dụng
cao vào trong công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
Kết quả từ đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu tạo ra các chế phẩm từ nano
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


bạc kết hợp với các loại dịch chiết từ nhiều loại cây dược liệu khác nhau để sử
dụng trong phòng trừ dịch hại trên cây trồng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tận dụng các nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên, kết hợp với nano bạc
tạo ra chế phẩm để phòng trừ bệnh đốm lá trên cây rau họ hoa thập tự do vi

khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.
Chế phẩm hoàn thiện sẽ góp phần vào việc phòng trừ bệnh đốm lá trên cây
rau họ hoa thập tự, qua đó tạo ra sản phẩm nông sản an toàn cho người sử dụng
và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. VẤN ĐỀ TỒN DƯ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG SẢN
PHẨM
Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản vượt quá mức hiện nay, đang là
một vấn đề rất đáng lo ngại của xã hội. Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn
thực phẩm trong ngành nông nghiệp Cục Bảo vệ thực vật công bố kết quả kiểm
tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía bắc, có tới 44% mẫu rau có dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt giới hạn cho phép. Kiểm tra
35 mẫu rau tại phía nam, phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật gây
ngộ độc cho người sử dụng.
Theo kết quả kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý và chứng nhận rau
an toàn tại Hà Nội của Cục Bảo vệ thực vật trong tháng 10/2007 rau cải xanh và
cải ngọt là hai loại rau có dư lượng NO3 vượt mức khá cao: rau cải xanh 559,59
mg/kg, rau cải ngọt 655,92 mg/kg (Cao Thị Làn, 2011).
Theo kết quả khi tiến hành khảo sát chất lượng rau ở các chợ nội thành Hà
Nội cho thấy 30 trong 35 loại rau phổ biến có tồn dư NO3 vượt trên 500 mg/kg.
Các loại rau như cải xanh, cải Đông Dư, rau đay, rau dền, củ cải…không có mẫu
nào có tồn dư NO3 dưới 500 mg/kg (Trần Khắc Thi, 2011).
Trần Khắc Thi và cs (2009), tiến hành phân tích các mẫu rau phổ biến trên

thị 11 trường các tỉnh phía Nam cho thấy, nhóm rau ăn lá: bắp cải, cải thảo có tồn
dư NO3 vượt quá tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ lớn nhất (58 – 61%) .
Hiện nay lượng thuốc hóa học sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nước
ta bình quân 0,2 – 0,24 kg a.i/ha/năm. Song ở các loại rau, lượng này là 0,4 – 0,5
kg a.i. Cá biệt, tại các vùng rau Đà Lạt, Hà Nội theo số liệu điều tra của Viện Bảo
vệ thực vật, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng cho cây rau đạt tới 1,2 – 1,5 kg
a.i (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2007).
Qua những kết quả kiểm tra, khảo sát trên cho thấy thực trạng lạm dụng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp là rất phổ biển, gây
ra sự tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng NO3 trong các sản phẩm nông sản
làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Hàng năm xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, mà nguyên nhân chủ yếu
là do sử dụng các nguồn thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt là thực
phẩm nông sản có chứa dư lượng NO3, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo một
nghiên cứu mỗi năm ở các nước đang phát triển có khoảng 25 triệu người bị
nhiễm độc nhẹ (Jeyaratnam J, 1990).
Những nghiên cứu trong vài năm gần đây tại Việt Nam cũng đưa ra các số
liệu đáng lo ngại. Vào năm 2002, từng có 7.170 trường hợp nhiễm độc thuốc trừ
sâu được ghi nhận tại Việt Nam.
Giai đoạn 2006 – 2010, bình quân hàng năm có 189 vụ ngộ độc thực phẩm
với 6.633 người mắc và 52 người tử vong. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2010
số vụ và số người bị ngộ độc do nhiễm hóa chất có xu hướng tăng lên.
Bảng 2.1. Số lượng vụ ngộ độc thực phẩm và rau trong giai đoạn
2006 – 2010

2007
Nguyên
nhân

Số vụ
(%)

2008

Số
người
(%)

Số vụ
(%)

2009

Số
người
(%)

Số vụ
(%)

2010

Số
người
(%)


Số vụ
(%)

Số
người
(%)

Độc tố tự
nhiên
Hóa chất
Vinh sinh
vật

29(80.6) 43(78.2) 30(81.1) 46(74.2) 10(58.1) 18(58.1) 24(70.6) 31(60.8)
2(5.6)

7(12.7)

0

0

4(10.8) 11(17.7) 4(23.5)
0

0

9(29.0)


0

0

5(14.7) 14(27.5)
1(2.9)

1(2.0)

Chưa xác
5(13.9) 5(9.1)
3(8.1)
5(8.1) 3(17.6) 4(12.9) 4(11.8) 5(9.8)
định
Chung 36(100) 55(100) 37(100) 62(100) 17(100) 31(100) 34(100) 51(100)
Nguồn: (Viện dinh dưỡng, 2011)

Bên cạnh đó, việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là một trong
những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất
nông nghiệp cũng như hệ sinh thái tự nhiên của đồng ruộng, làm cho đất sản xuất
ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng. Trên 98% thuốc diệt côn trùng và 95% thuốc
diệt cỏ không tác dụng đúng mục tiêu vốn có của nó thậm chí còn gây hại cho
môi trường không khí, đất và nước (Miller GT, 2004). Thuốc bảo vệ thực vật tồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


tại trong không khí dưới dạng các hạt lơ lửng và được gió đưa đi đến một vùng

khác để tiếp tục gây hại. Thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nước, một vài loại thuốc trừ sâu là các chất gây ô nhiễm rất
bền trong môi trường nước và gây ô nhiễm môi trường đất.
Trước thực trạng đáng báo động trên, yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là
phải tìm ra phương pháp phòng trừ dịch hại trên cây trồng hiệu quả, an toàn với
con người và không gây ảnh hưởng tới môi trường. Trong những năm gần đây,
việc nghiên cứu, sử dụng các hợp chất, chế phẩm sinh học tự nhiên để kiểm soát
dịch hại ngày càng được quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu được
tiến hành. Những hợp chất, chế phẩm sinh học tự nhiên này được công nhận là an
toàn cho sức khỏe con người và môi trường.
2.2. BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY TRỒNG THUỘC HỌ HOA THẬP TỰ
Bệnh đốm lá trên cây rau họ hoa thập tự là một trong những nguyên nhân
làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn
mùa mưa. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1929 trên cây cải ngựa, năm
1930 phát hiện trên củ cải trắng và củ cải đỏ.
Bệnh đốm lá trên cây rau họ hoa thập tự phân bố rộng rãi, chúng được ghi
nhận có mặt ở khoảng 85 quốc gia khắp Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
2.2.1. Mô tả, tác hại, phương pháp phòng trừ
2.2.1.1. Triệu chứng bệnh
Triệu chứng phổ biến của bệnh là xuất hiện các vết đốm trên lá thật, cũng
có thể cả trên lá mầm, cuống hoa. Rất nhiều đốm nhỏ, phân tán rải rác trên bề
mặt phiến lá hoặc ở rìa mép lá là do sự xâm nhập của vi khuẩn qua lỗ khí khổng
hoặc qua lỗ thủy khổng.
Vết bệnh lúc đầu nhỏ lốm đốm, ngậm nước như vết úng nước, về sau mở
rộng thành vết đốm tròn đường kính khoảng 3 – 5mm chung quanh có viền lợt,
hẹp nhìn rõ khi đưa lá lên ánh sáng ở mặt sau.
Các vết đốm có xu hướng tập trung càng nhiều hơn ở vùng gần gân lớn rồi
liên kết lại với nhau tạo thành những sọc hoại tử dọc theo gân lá. Mô bệnh khô
chết có thể tách rời khỏi vết đốm làm cho lá có lỗ thủng lỗ chỗ, rách hoặc làm
cho toàn bộ lá suy kiệt, rơi rụng xuống.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


2.2.1.2. Tác nhân gây bệnh
Theo Lowell L. Black (2000), tác nhân gây bệnh đốm lá là do vi khuẩn
Xanthomonas campestris gây ra. Bệnh xuất hiện trên tất cả các loại cây trồng
thuộc họ thập tự.
2.2.1.3. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
Vi khuẩn Xanthomonas campestris tồn tại ở trong tàn dư cây bệnh trên đất
và hạt giống. Vi khuẩn phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 – 320C. Thời gian lá bị
ướt kéo dài là yếu tố chủ yếu tăng cường sự phát triến của bệnh. Bệnh phát triển
trong phạm vi nhiệt độ khá rộng.
Thời gian có sương kéo dài trong thời tiết lạnh hoặc có mưa thường xuyên
trong thời tiết nóng có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh.
Vi khuẩn có thể lan truyền từ cây này sang cây khác nhờ mưa, do con
người, dụng cụ làm việc trên đồng ruộng, va chạm tiếp xúc với cây khi tán lá còn
ẩm ướt.
2.2.1.4. Phương pháp phòng trừ
Khử trùng hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm 500C trong 30 phút để
diệt vi khuẩn bám dính trên hạt giống.
Luân canh cây trồng.
Bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm.
Vệ sinh đồng ruộng triệt để sau khi thu hoạch.
Khi bệnh phát sinh có thể phòng trừ bằng một số loại thuốc: Kasuran 45
WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Kaisin100WP, Acstreptocinsuper 40TB…
2.2.2. Vi khuẩn gây bệnh Xanthomonas campestris
2.2.2.1. Phân loại khoa học

Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Bộ: Gamma Proteobacteria
Họ: Xanthomonadaceae
Chi: Xanthomonas
Loài: Xanthomonas campestris

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


2.2.2.2. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Xanthomonas campestris có dạng hình que đơn, thẳng, rộng 0,4 –
0,7µm, dài 0,7 – 1,8 µm. Khuẩn lạc tròn, lồi, rìa nhẵn, có màu vàng trên môi
trường PDA, YDC. Vi khuẩn thuộc nhóm Gram âm. Có khả năng di động nhờ
tiên mao mọc ở cực. Là loại vi khuẩn dị dưỡng, hiếu khí bắt buộc. Không có khả
năng khử nitơ, phản ứng catalase dương tính, phản ứng oxidase âm tính, tạo acid
yếu từ các nguồn carbonhydrate. Vi khuẩn thuộc nhóm ưa nhiệt trung bình, nhiệt
độ thích hợp từ 25 – 350C, sinh trưởng chậm dưới 200C, ngừng sinh trưởng từ
400C trở lên (Schaad N.W, 1998).
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM THẢO DƯỢC
LÀM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực hóa học trong sản xuất nông nghiệp, đang
gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người, và môi trường sống. Bên
cạnh đó việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra hiện tượng kháng thuốc
của sâu, bệnh. Các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên đang là hướng mà các nhà
khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu để tạo ra các chế phẩm sinh
học thay thế các chất hóa học tổng hợp. Thảo dược được ưa chuộng bởi tính an
toàn sinh học, không có hoặc ít có tác dụng phụ, bên cạnh đó chưa tìm thấy vi

khuẩn kháng thuốc (Seyyednejad and Motamedi S.M., H., 2010). Vì vậy, những
chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược ngày càng được quan tâm nghiên cứu và
ứng dụng vào trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng.
2.3.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dược liệu làm thuốc bảo vệ thực vật
trên thế giới
Với những thuộc tính an toàn, không gây độc, không ảnh hướng tới sức
khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường, các hợp chất tự nhiên có trong
những cây dược liệu đã và đang được các nhà khoa học trên giới quan tâm
nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng rất nhiều vào công tác phòng trừ dịch hại trong
nông nghiệp.
Hiện nay trên thế giới đã biết khoảng 1800 loài thực vật có chất độc có khả
năng sử dụng để trừ sâu bệnh hại trên cây trồng, trong đó có khoảng 10 – 12 loại
cây được trồng, chế biến và sử dụng làm thuốc trừ sâu (Trần Quang Hùng, 1995).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của cây thảo dược đối với dịch hại
trên cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ahmed S và Koppel B, Saxena đã tiến hành đánh giá được hiệu lực của
thuốc thảo mộc đối với những sâu chính hại đậu ăn quả. Dầu xoan Ấn Độ (Neem
oil) với nồng độ 5% , 10% , 20% biểu hiện hoạt tính diệt sâu cao đối với sâu non
Maruca Vitrata ở tuổi 3. Khô dầu xoan Ấn Độ (Neem cake) không chỉ làm giảm
mật độ sâu Maruca Vitrata mà còn làm tăng đáng kể năng suất đậu đũa (Ahmed
S. and Koppel B., 1987; Saxena R. C., 1987).
Tiwari R.K.S et al. (2004), tiến hành đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của
một số loài cây thuốc đối với Xanthomonas campestris pv. campestris tác nhân
gây bệnh thối đen bắp cải. Nghiên cứu tiến hành chiết xuất 925 mẫu dịch chiết từ

các bộ phận của các cây thuốc như: Canavalia gladiata, Amomum subulatum,
Abutilon indicum, Cassia occidentalis, Mucuna pruriens, Spilanthus oleracea,...
Kết quả thử nghiệm cho thấy trong số 925 mẫu chiết xuất được đánh giá thì có 70
chiết xuất ở cả hai nồng độ (1% và 5% ) có đặc tính kháng khuẩn mạnh và ức chế
hoàn toàn sự phát triển của tác nhân gây bệnh. Trong đó, 20 chiết xuất được tìm
thấy ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh ở nồng độ 5%.
Okigbo R.N. and Nmeka I.A (2005), đã tiến hành kiểm tra khả năng kiểm
soát bệnh thối củ trên khoai lang do các nấm Fusarium oxysporum, Aspergillus
niger và Aspergillus flavus gây ra của dịch chiết từ lá Xylopia aethiopica và
Zingiber officinale. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất fungitoxic có trong
dịch chiết từ lá của Xylopia aethiopica và Zingiber officinale có khả năng ức chế
đối với các nấm gây bệnh thối củ trên khoai lang.
Kết quả nghiên cứu của Oparaeke et al. (2005), cho thấy chiết suất từ hỗn
hợp thảo mộc với tỷ lệ 10:10 % w/w bao gồm: vỏ quả điều + củ tỏi, vỏ quả điều
+ tiêu Châu Phi và củ tỏi + ớt làm giảm sâu hại trên đậu đũa và làm tăng sản
lượng ngũ cốc 4 – 5 lần.
Mohana D.C. and Raveesha K.A. (2006), tiến hành nghiên cứu hoạt tính
kháng khuẩn của cây Caesalpinia coriaria đối với vi khuẩn Xanthomonas
pathovars gây bệnh trên: cà chua, đậu pháp, cây bông. Nghiên cứu đã sử dụng
các dung môi: nước, ether, benzen, chloroform, methanol và ethanol để tiến hành
tách dịch chiết từ lá và vỏ của cây Caesalpinia coriaria. Trong thử nghiệm hoạt
tính kháng khuẩn của dịch chiết từ 06 loại dung môi thì dịch chiết từ dung môi
methanol cho khả năng kháng khuẩn tốt nhất đối với vi khuẩn thử nghiệm, tiếp
theo là dịch chiết từ dung môi nước, ethanol và ether. Dịch chiết từ dung môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



benzen, chloroform không cho thấy khả năng kháng lại tất cả Xanthomonas
pathovars thử nghiệm. Khi so sánh hoạt động ức chế của các dịch chiết với các
kháng sinh bacterimycin 2000 và streptocycline cho kết quả dịch chiết từ các
dung môi nước, methanol, ethanol có khả năng ức chế đối với vi khuẩn thử
nghiệm cao hơn so với các kháng sinh.
Chiết xuất từ tỏi kết hợp với các chiết xuất như cây neem, ớt, gừng, thuốc lá
và nước tiểu của bò (với dung dịch xà phòng) có hiệu quả chống lại Helicoverpa
armigera và Spodoptera litura tối đa 13 ngày kể từ ngày. Ứng dụng của chiết
xuất gừng một mình và kết hợp các sản phẩm thực vật khác như ớt, tỏi và nước
tiểu bò đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm thiểu Helicoverpa
armigera (Guruprasad G. S., 2008).
Capsaicin trong ớt đã được báo cáo có thể giảm tốc độ tăng trưởng của ấu
trùng sâu gai đục quả Earias insulana. Việc sử dụng nhựa dầu từ Capsicum đã
được báo cáo có hiệu quả như một thuốc trừ sâu chống lại sâu bông. Capsaicin có
thể kiểm soát tốt sâu bắp cải hơn thuốc trừ sâu tổng hợp Karate (λ-cyhalothrin)
(George F.Antonious et al., 2009).
Tác dụng trừ sâu của ớt là do thành trong quả ớt chứa hương vị cay, đó là
do sự hiện diện của một nhóm bảy hợp chất liên quan chặt chẽ gọi là
capsaicinoid, trong đó capsaicin và capsaicin dihydro chịu trách nhiệm về 90%
chất cay. Capsaicin (8-methyl-N-vanillyl-6-nonemide) là một thành phần hoạt
chất chịu trách nhiệm về độ cay của ớt. Nó là dạng không màu, cấu trúc dạng tinh
thể alkaloid, hòa tan trong rượu và dầu (Madhumathy. A.P et al., 2007; George
F.Antonious et al., 2009).
Theo kết quả nghiên cứu của Ahmed et al. (2009), với các chiết xuất từ
mãng cầu, ớt, tỏi, gừng, sầu đông và thuốc lá được thử nghiệm để trị sâu hại đậu
đũa. Kết quả sau một ngày phun các chiết xuất mãng cầu, ớt, tỏi, gừng và thuốc
lá làm giảm mật độ của Clavigralla tomentosiollis so với đối chứng. Tương tự
chiết xuất ớt, thuốc lá, mãng cầu làm giảm mật độ Maruca Vitrata. Sau 3 ngày
phun chiết xuất mãng cầu, ớt làm giảm đáng kể mật độ Clavigralla
tomentosiollis. Tất cả các chiết xuất còn lại làm giảm mật độ Maruca Vitrata.

Sau 5 – 7 ngày phun hầu hết các công thức không làm mật độ sâu giảm có ý
nghĩa so với đối chứng.
Nhóm tác giả của trường đại học Kampus Bukin Jimbaran – Indonesia đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


phát hiện ra rễ gừng và lá đu đủ cá tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm
Ceratocystis.sp gây thối quả, trên môi trường PDA có bổ sung 5% dịch chiết thô
sẽ giảm 92.5% (đối với dịch chiết là rễ gừng), giảm 73.3% (đối với dịch chiết là
lá đu đủ). Sự phát triển của nấm Ceratocystis.sp cũng bị giảm rõ ràng khi cấy
dịch chiết trên vào thịt quả trước sự xuất hiện của nấm. Điều này đã làm tăng thời
hạn sử dụng của quả lên rất nhiều kể cả trong điều kiện tự nhiên và điều kiện
nhân tạo (George F.Antonious et al., 2009).
Theo nghiên cứu của Chekwa và cộng sự, những loại thuốc thảo mộc
thường có phổ tác dụng rộng, phân hủy sinh học, rẻ tiền, dễ tìm, áp dụng đơn
giản do không sợ quá liều. Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có
tác dụng xua đuổi côn trùng, chúng được cân và xay theo tỷ lệ 0,3 và 60 g/lít,
mỗi tỷ lệ tỏi gừng được ngâm thêm 2 muỗng dầu. Sau đó mỗi loại được trộn với
nước có pha một ít xà bông. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn
lá, sâu đục bông và sâu đục trái, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng (Isirima Chekwa
et al., 2010).
Tỏi, ớt, gừng là một trong những loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong
các bữa ăn. Ngoài ra nó cũng được sử dụng làm thuốc trừ sâu có hiệu quả trên
cây trồng.
Tỏi tạo ra một loạt các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi dựa trên đó có hiệu
quả như thuốc diệt côn trùng và thuốc trừ sâu. Disulfide diallyl là một trong
những hợp chất như vậy, có mùi mạnh và hoạt động như một loại thuốc trừ sâu

mạnh mẽ (Mohammad G.T. Kazem and Shereifa A.E.H.N. El-Shereif, 2010).
Lalitha V. et al. (2010), nghiên cứu hoạt động kháng khuẩn của cây
Solanum torvum đối với các tác nhân gây bệnh quan trọng trên lúa (Pyricularia
oryzae, Alternaria alternata, Bipolaris oryzae, Tricoconis padwickii, Dreschlera
tetramera, D. Halodes, Curuvularia lunata, F. Oxysporum, F. Moniliformae, F.
Solani và Xanthomonas oryze). Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết lá cây
Solanum torvum từ dung môi ethanol và methanol cho hoạt tính kháng nấm cao.
Phần trăm khả năng ức chế của dịch chiết từ dung môi methanol đối với các tác
nhân nấm gây bệnh thử nghiệm lần lượt là 100% (P.oryzae); 74,42% (A.
alternata); 65,68% (B.oryzae); 87,62% (C.lunata); 100% (T.padwickii); 63,33%
(D.halodes); 60,31% (D.tetramera); 76,01% (F.moniliformae); 59,21% (F.
oxysporum); 43,91% (F.solani) và đường kính vùng ức chế của dịch chiết từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


methanol và ethanol đối với vi khuẩn thử nghiệm Xanthomonas oryzae lần lượt
là 18 và 30mm.
Theo nghiên cứu của Burubai và cộng sự, tỏi có tác dụng xua đuổi, gây
ngán chích hút và ức chế đẻ trứng của bọ trĩ. Tỏi được cho vào cối xay sinh tố
xay nhuyễn, lược lấy nước trong, 3 kg tỏi tươi cần 20 lít nước. Phun chỉ mình tỏi
tươi không chỉ giết được 60 – 70% lượng bọ trĩ, nhưng nếu pha thêm thuốc trừ
sâu như Kartodim 315 EC hay Dimethoate 30 EC với liều lượng bằng một nửa
lượng khuyến cáo thì hiệu quả lên đến 90 – 95% và tỷ lệ tái nhiễm rất thấp
(Burubai et al., 2011).
John De Britto A et al. (2011), nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của 06
loại cây dược liệu: Acalypha indica, Aerva lanata, Phyllanthus amarus,
Phyllanthus Emblica, Cassia auriculata và Caesalpinia pulcherrima đối vi

khuẩn Xanthomonas campestris và Aeromonas hydrophila. Kết quả cho thấy các
loại dịch chiết từ 06 cây dược liệu này đều cho hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với
các vi khuẩn thử nghiệm. Xác định được nồng độ MIC của dịch chiết từ cây
Acalypha indica là 128 µg/ml đối với cả 2 vi khuẩn thử nghiệm, dịch chiết từ cây
Aerva lanata là 32 µg/ml đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris và 64 µg/ml
đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, dịch chiết từ cây Phyllanthus amarus
lần lượt là 64µg/ml đối với vi khuẩn Xanthomonas campestris và 128 µg/ml đối
với vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
Pawar B.T. and Pandit B.D. (2012), nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của
dịch chiết từ lá cây Ocimum sanctum L. đối với vi khuẩn Xanthomonas
campestris pv. mangiferaeindicae. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm hoạt tính
kháng khuẩn của dịch chiết từ lá cây Ocimum sanctum L. đối với 25 chủng
Xanthomonas campestris pv. mangiferaeindicae, kết quả cho thấy dịch chiết có
hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đối với chủng vi khuẩn Xanthomonas
campestris pv. mangiferaeindicae 21 với đường kính vùng ức chế trung bình là
20,36 mm; tiếp theo là chủng Xanthomonas campestris pv. mangiferaeindicae 07
với đường kính vùng ức chế trung bình 20,11 mm và khả năng kháng khuẩn thấp
nhất đối với chủng Xanthomonas campestris pv. mangiferaeindicae 14 với đường
kính vùng ức chế trung bình là 16,27 mm.
Kebede M et al. (2013), đã tiến hành đánh giá hiệu lực kháng khuẩn của các
dịch chiết từ cây mù tạc, củ gừng, nước chanh, Atella (một loại bã bia truyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


×