Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

chất lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp đình trám, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------

ĐÀM THỊ THU TRANG

CHẤT LƯỢNG NGUỒN
LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------

ĐÀM THỊ THU TRANG

CHẤT LƯỢNG NGUỒN
LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM,
TỈNH BẮC GIANG


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đàm Thị Thu Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô giáo, các tổ
chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh

Hiền – người đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bộ môn phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và
phát triển nông thôn – Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang, các Doanh nghiệp, Công ty đang hoạt động sản xuất trong
khu công nghiệp Đình Trám – huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang… và sự giúp đỡ
tận tình của tập thể các thầy, cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi trong học tập
cũng như nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè
và người thân đã động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt
nghiệp và tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đàm Thị Thu Trang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1 Cơ sở lý luận

5

2.1.1 Các khái niệm

5

2.1.2 Vai trò của lao động đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một
quốc gia

9

2.1.3 Đặc điểm của nguồn lao động ở các nước đang phát triển

11


2.1.4 Nội dung đánh giá chất lượng nguồn lao động

13

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động

15

2.2 Cơ sở thực tiễn

18

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở một số nước trên thế giới và tại Việt
Nam

18

2.2.2 Kinh nghiệm, bài học rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn

24

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

34

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

34


3.1.1 Khái quát đặc điểm của tỉnh Bắc Giang

34

3.1.2 Khái quát về các khu công nghiệp trọng yếu của tỉnh Bắc Giang

38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


3.2 Phương pháp nghiên cứu

42

3.2.1 Phương pháp thu thập và nghiên cứu thông tin

42

3.2.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

43

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

44

4.1 Thực trạng chất lượng lao động tại khu công nghiệp Đình Trám


44

4.1.1 Khái quát về số lượng và cơ cấu, đặc điểm lao động tại khu công nghiệp Đình
Trám

44

4.1.2 Thực trạng về trình độ và kỹ năng của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

50

4.1.3 Thực trạng về việc chấp hành các quy định về pháp luật lao động tại khu công
nghiệp Đình Trám

57

4.1.4 Thực trạng về sức khỏe của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

60

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

62

4.2.1 Chính sách phát triển nguồn lao động

62

4.2.2 Hoạt động cung ứng, đào tạo nguồn lao động tại khu công nghiệp Đình Trám 63

4.2.3 Môi trường làm việc và sinh hoạt

71

4.2.4 Chính sách đãi ngộ đối với người lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

73

4.2.5 Đánh giá chất lượng lao động và chiến lược phát triển nguồn lao động

77

4.3 Định hướng và giải pháp phát triển chất lượng nguồn lao động tại khu công
nghiệp Đình Trám

79

4.3.1 Định hướng phát triển chất lượng nguồn lao động

79

4.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động

83

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

94

5.1 Kết luận


94

5.2 Kiến nghị

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

PHỤ LỤC

Error! Bookmark not defined.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

4.1: Số lượng lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh


44

4.2: Nguồn lao động theo phạm vi địa lý

46

4.3: Nguồn lao động phân theo giới tính

47

4.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Đình
Trám

49

4.5: Thực trạng lao động phân theo trình độ học vấn

51

4.6. Trình độ đào tạo của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

53

4.7: Đánh giá trình độ học vấn của nguồn lao động

56

4.8: Tình hình chấp hành các quy định về pháp luật lao động tại khu công nghiệp
Đình Trám


58

4.9: Tình hình cung ứng lao động cho khu công nghiệp chia theo độ tuổi

64

4.10: Hệ thống cơ sở dạy nghề phân theo hình thức sở hữu:

67

4.11: Thực trạng nhà ở của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

72

4.12: Tiền lương, thu nhập của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

74

4.13 : Đánh giá thu nhập của lao động tại khu công nghiệp Đình Trám

75

4.14: Phúc lợi của doanh nghiệp dành cho người lao động

76

4.15: Dự báo dân số và lao động tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

80


4.16: Dự báo cung ứng lao động trên địa bàn tỉnh

81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, sự tồn tại và phát triển của đất nước
phụ thuộc vào ba yếu tố: Tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và nguồn
nhân lực. Việt nam có số lượng tài nguyên thiên nhiên không nhiều, công nghệ
khoa học kỹ thuật mới phát triển ở mức trung bình, vì vậy sự tồn tại và phát triển
của đất nước phụ thuộc vào các chính sách phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất
lượng lao động của đất nước nói chung, của từng doanh nghiệp nói riêng. Tại văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng và Chính phủ đã nhấn mạnh rằng “Phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều
đó cho thấy nhà nước ta luôn coi trọng yếu tố chất lượng nguồn lao động trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để phân tích về nguồn lao động hiện nay, cần quan tâm đến hai vấn đề: Số
lượng và chất lượng. Tuy nhiên, với dân số đông như hiện nay, số lượng trong độ
tuổi lao động của nước ta chiếm số lượng lớn thì yếu tố quan trọng được xem xét là
chất lượng chứ không phải là số lượng.
Bắc Giang là một tỉnh nhỏ thuộc miền núi phía Bắc với kinh nghiệm 10 năm
xây dựng và phát triển các khu công nghiệp. Nhận thấy hiệu quả kinh tế và xã hội
mang lại của các khu công nghiệp, chính quyền tỉnh Bắc Giang luôn chú ý phát

triển, xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao. Để các khu công nghiệp
(KCN), cụm công nghiệp (CCN) trở thành một phần quan trọng, “đầu tàu” của nền
kinh tế, tỉnh Bắc Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh xã hội hóa
đầu tư, tiến tới xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu, cụm
công công nghiệp, ưu tiên bố trí vốn ngân sách cho những dự án sắp hoàn thành, tập
trung đào tạo nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đa dạng của doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


nghiệp, tăng cường quản lý nhà nước về giám sát đầu tư, xây dựng hoàn thiện các
cơ chế, chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp.
Năm 2002, Khu công nghiệp đầu tiên của Bắc Giang là khu công nghiệp
Đình Trám được hình thành và xây dựng, đánh dấu bước khởi đầu trong hoạt động
thu hút đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp. Với các chính sách ưu đãi, ưu tiên
phát triển khác, Bắc Giang đã và đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Đến nay, Bắc Giang đã thành lập được 6 khu công nghiệp (Đình Trám, Song
Khê – Nội Hoàng, Quang Châu, Vân Trung, Việt Hàn, Châu Minh – Mai Đình) với
tổng diện tích 1,400 ha và số cụm công nghiệp với diện tích 734.8 ha (Tổng quan
các khu công nghiệp., ngày 15/04/2015 từ />khu công nghiệp được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường Quốc lộ 1A Hà
Nội – Lạng Sơn và có nhiều lợi thế như nằm gần các khu đô thị, thuận lợi trong lưu
thông về cả đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, các cảng sông,
cảng biển.
Khu công nghiệp Đình Trám là một trong các khu công nghiệp trên địa bàn
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần thu hút rất nhiều tập đoàn,
doanh nghiệp với nhiều ngành nghề đầu tư vào trong khu công nghiệp. Cùng với sự
phát triển nhanh chóng đó, vấn đề quy hoạch phát triển nguồn lao động để đáp ứng
được các yêu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang trở thành vấn

đề quan trọng và hết sức cấp thiết hiện nay việc đưa ra các kế hoạch cũng như chiến
lược phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của tỉnh Bắc Giang để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào khu công nghiệp là
hết sức cần thiết. Cho nên công tác dự báo, đào tạo phát triển nguồn lao động mặc
dù đã được tỉnh Bắc Giang chú trọng nhưng hiệu quả thực hiện các chức năng phát
triển nguồn lao động chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu về phát triển của các
doanh nghiệp đã và đang đầu tư, sản xuất trong khu công nghiệp. Tình hình đáp ứng
lao động cho các khu công nghiệp tại Bắc Giang, nhất là lao động chất lượng cao,
đáp ứng cho sự phát triển của tỉnh có xu hướng tăng trưởng nhanh trong vài năm trở
lại đây. Tỉnh Bắc Giang cần đưa ra những giải pháp, chiến lược cụ thể, phù hợp hơn
nữa với tình hình thực tế tại địa phương. Nhận thấy chiến lược quan trọng này của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


tỉnh Bắc Giang, việc nghiên cứu về chất lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp
Đình Trám hết sức có ý nghĩa, vì vậy tôi xin lựa chọn đề tài: “Chất lượng nguồn
lao động tại khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt
nghiệp cao học của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng nguồn lao động ở khu công nghiệp Đình Trám – huyện
Việt Yên – tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp Đình Trám, góp phần vào thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lao động và chất lượng lao

động trong các khu công nghiệp;
- Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp Đình Trám
những năm gần đây;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động tại khu công
nghiệp Đình Trám;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động tại khu công
nghiệp Đình Trám.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp Đình Trám – huyện Việt Yên
– tỉnh Bắc Giang.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Về nội dung:
- Các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn lao động tại khu công
nghiệp Đình Trám;
- Tìm hiểu thực trạng nguồn lao động tại khu công nghiệp Đình Trám trong
những năm gần đây;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tại khu công nghiệp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


Đình Trám.
1.3.2.2 Về không gian:
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn khu công nghiệp Đình Trám – tỉnh Bắc
Giang.
1.3.2.3 Về thời gian

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 – 2014
- Các giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm
Để làm sáng tỏ vị trí, chức năng của nguồn lao động, cần phân biệt các khái
niệm sau:
- Nguồn nhân lực: Có rất nhiều định nghĩa về nguồn nhân lực:
+ Theo thạc sỹ Trần Mai Ước – Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (2012),
“Nguồn nhân lực chất lượng cao với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước”, Tạp chí Đại học Đông Á (2014), 7: “Nguồn lực con người là quý báu nhất,
có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính là nguồn lực
vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có
phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến,
gắn liền với một nền khoa học hiện đại”.
+ Nguồn nhân lực là nguồn nhân lực bao gồm những người đang làm việc và
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hoặc là trình độ lành
nghề, kiến thức và năng lực thực tế cùng những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm
năng của con người.
+ Theo Giáo sư tiến sĩ Bùi Văn Nhơn (2006). Quản lý và phát triển nguồn
nhân lực xã hội, NXB Tư pháp 2006, 262 tr: Nguồn nhân lực bao gồm tất cả các
tiềm năng của con người trong một tổ chức, tức là tất cả các thành viên sử dụng

kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử,giá trị đạo đức để làm việc, nâng cao hiệu quả
lao động.
- Nguồn lao động: Theo Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực – Trường Đại
học Kinh tế thì nguồn lao động là bộ phận trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân.
Cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động. Cả hai thuật
ngữ trên đều giới hạn độ tuổi lao động theo luật định của mỗi nước, nhưng nguồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân số trong độ
tuổi lao động còn bao gồm bộ phận danh số trong độ tuổi lao động nhưng không có
khả năng lao động như tàn tật, mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân
như chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…
Khái niệm này được coi là cung tiềm năng về lao động. Nguồn lao động luôn
được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng.
- Nguồn lao động xét về mặt số lượng bao gồm: dân số đủ 15 tuổi trở lên có
việc làm và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm
việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước
tuổi quy định).
Như vậy nguồn lao động bao gồm:
+ Những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc.
+ Những người trong tuổi lao động nhưng: Thất nghiệp, đi học, làm công
việc nội trợ chính trong gia đình, và những người không có nhu cầu làm việc, những
người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi…)
- Nguồn lao động xét về mặt chất lượng: được đánh giá ở trình độ chuyên

môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.
- Lực lượng lao động: Lực lượng lao động bao gồm những người lao động,
tức là nguồn nhân lực được sử dụng vào công việc lao động nào đó. Theo
international

labour

organization

ILO

(1988),

Current

International

Recommendations on Labour Statistics, 1988 Edition, Geneva, p. 47 định nghĩa
“Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang làm
việc và những người thất nghiệp”;
+ Định nghĩa khác: “Lực lượng lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên
có việc làm và những người đang tìm việc làm”. Như vậy, những người đang thất
nghiệp hoặc không có việc làm và không tìm việc làm như học sinh, sinh viên,
người bệnh, những người mất khả năng lao động… thì không phải là lực lượng lao
động.
- Chất lượng nguồn lao động: Là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6



như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ… của người
lao động.
Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc
xem xét, đánh giá chất lượng lao động.
- Chất lượng:
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau, có
nhiều quản điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay, có một số định nghĩa về chất
lượng đã được các chuyên gia định nghĩa như sau:
+ “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” (theo
Giáo sư Phillip B.Crosby.
+ “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường thị trường với chi phí thấp
nhất” (Theo Giáo sư Ishikawa).
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, mục đích khác nhau sẽ có những quan điểm
về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa
nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế:
“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”.
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì
bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu
đi nữa.
- Chất lượng lao động:
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì
chất lượng nguồn lao động được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát
triển kinh tế vào đời sống con người trong một xã hội nhất định. Có rất nhiều định
nghĩa về chất lượng lao động:
+ “Chất lượng nguồn lao động là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của
người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện
thắng lợi mục tiêu cũng như thảo mãn cao nhất nhu cầu của người lao động” – Theo
tiến sỹ Vũ Thị Mai.

+ Chất lượng lao động có thể hiểu là: “Trạng thái nhất định của nguồn lao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


động thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn lao động”
- Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu: Giáo trình Kinh tế lao động,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản lao động – xã hội – Hà Nội (2003).
+ Chất lượng lao động có định nghĩa khác là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu
tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng, sức khỏe… của người lao
động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc
hình thành chất lượng lao động.
- Nâng cao chất lượng lao động:
+ Theo quan điểm của nhà nghiên cứu UNDP (United Nations Development
Programme - Chương trình phát triển Liên hợp quốc): “Nâng cao chất lượng lao
động chịu sự tác động của năm yếu tố: giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh
dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Trong quá trình tác động
đến sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ
và phụ thuộc lẫn nhau; trong đó giáo dục và đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở
của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm
và giải phóng con người là những nhân tố thiết yếu, nhằm duy trì và đáp ứng sự
phát triển bền vững nguồn lao động Nề sản xuất càng phát triển, thì phần đóng góp
của trí tuệ thông qua giáo dục – đào tạo ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với đóng
góp của các yếu tố khác trong cơ cấu giá trị sản phẩm của lao động”.
+ Là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao chất lượng của người lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm
chất tâm lý – xã hội) đáp ứng đòi hỏi về lao động cho sự phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn phát triển.
Chức năng và giá trị của việc nâng cao chất lượng lao động là làm cho các

nguồn lực tiềm năng của con người trở nên có ích, nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm
việc của người lao động, tạo ra những lao động có trình độ đươc tăng cường, mục tiêu
cuối cùng là hình thành nguồn lao động có năng lực.
+ Hiểu theo nghĩa rộng hơn, nâng cao chất lượng nguồn lao động còn là sự
phát triển năng lực đó của con người để tiến tới có việc làm hiệu quả, cũng như thỏa
mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Nâng cao chất lượng nguồn lao động trong khu công nghiệp được xem xét
trên hai mặt chất và lượng, ngoài ra còn lien quan đến phát triển nguồn nhân lực
theo một cơ cấu hợp lý, nghĩa là phải có trình độ, độ tuổi và giới tính hợp lý.
- Khu công nghiệp: là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyêt định thành lập.
Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp. Mục
đích ra đời của các khu công nghiệp là cung cấp các điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt
nhát cho việc xây dựng và vận hành của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là
với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào nước sở tại sẽ có được đầy đủ điều
kiện (mặt bằng, đường xá, hệ thống cung cấp điện nước, hệ thống xử lý nước
thải…) tốt để sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai phía.
Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu tại khu công nghiệp:
+ Doanh nghiệp chế xuất: Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến hàng
xuất khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy chế.
+ Doanh nghiệp khu công nghiệp: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
+ Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp: Là doanh nghiệp sản xuất hàng
công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.

+ Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp: Là doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động trong khu công nghiệp, thực hiện dịch vụ và các công trình kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

2.1.2 Vai trò của lao động đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
một quốc gia
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động
luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực
để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh - William Petty (1623 - 1687), Thuyết kinh tế cổ
điển nước Anh, cho rằng “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”;
C.Mác cho rằng “Con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất”. Đảng ta đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


nhận định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Theo Avill Toffer (2002). Thăng
trầm quyền lực, NXB Thanh niên, 894 tr nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức,
theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con
người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.
Thứ nhất là, lao động có chất lượng quyết định quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế- xã hội, là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo
các nguồn lực khác.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ
thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó
con người được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, lao động với yếu tố hàng đầu là trí
tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai
thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố

có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với lao động một cách có hiệu
quả. Vì vậy, con người với tư cách là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá
trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên
nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển
bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện:
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo.
+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn lao động có chất lượng là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một quốc gia;
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã
hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp
tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta,đó là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút
ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do
đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định
tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát
triển bền vững. Đảng ta đã xác định rằng việc phát huy chất lượng lao động làm yếu
tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn lao động có chất lượng là điều kiện để rút ngắn khoảng

cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn lao động có chất lượng là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là
nguồn lao động có chất lượng của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

2.1.3 Đặc điểm của nguồn lao động ở các nước đang phát triển
- Số lượng lao động tăng nhanh
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát
triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng
lao động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm, số người tìm việc làm tăng từ
2% trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số.
- Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát
triển là đa số lao động làm nông nghiệp. Tại Việt Nam, lao động nông nghiệp chiếm
hơn 70% tổng số lao động, loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những
nước nghèo (Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014, Tổng cục thống
kê, Bộ kế hoạch và đầu tư)
Xu hướng chung là lao động trong nông nghiệp giảm dần trong khi lao động
trong công nghiệp và dịch vụ lại tăng. Mức độ chuyển dịch này tuỳ theo mức độ
phát triển của nền kinh tế.
- Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp
Lực lượng lao động ở các nước đang phát triển có số lượng ngày càng tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


làm cho nguồn cung ứng lao động dồi dào. Trong khi đó hầu hết các nguồn lực khác
đều thiếu và yếu: trang thiết bị cơ bản, đất trồng trọt, ngoại tệ và những nguồn lực

khác như khả năng buôn bán, trình độ quản lý. Tiền công thấp còn một nguyên nhân
cơ bản nữa là trình độ chuyên môn của người lao động thấp.
Ở Việt Nam số người không biết chữ hiện nay còn chiếm tỷ lệ đáng kể tuy có
giảm theo các năm. Hàng năm chỉ có khoảng 7 – 10% số thanh niên sau khi học hết
phổ thông trung học được đào tạo tiếp trong các trường học nghề, trung học và đại
học chuyên nghiệp, chỉ có 9% trong tổng số lao động của xã hội là lao động kỹ
thuật. Các chuyên viên kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ
thuật giỏi còn ít. Bên cạnh đó, ở các nước đang phát triển tình trạng chung là những
người lao động còn thiếu khả năng lao động chân tay ở mức cao vì sức khoẻ và tinh
trạng dinh dưỡng của họ thấp (Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014,
Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư).
- Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng
Việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao động phải được xem xét qua
các hình thức biểu hiện của thất nghiệp-thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình.
Do sức ép về dân số và những khó khăn về kinh tế.
Ở các nước đang phát triến đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả
hai khu vực thành thị và nông thôn. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm
có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị.
Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn đề kinh tế - xã hội rất
tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 của Việt Nam đã khẳng định “Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng
lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn
để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ’’. Trên phạm vi rộng, giải
quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn lực và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực; còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ
yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng
thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 12


2.1.4 Nội dung đánh giá chất lượng nguồn lao động
- Môi trường và điều kiện đào tạo
Mọi nhu cầu về lao động đều bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất sản phẩm
nhất định. Nhu cầu sản xuất sản phẩm lại bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu của con người
cũng không ngừng tăng lên, ngày càng phong phú và đa dạng. Sản phẩm sản
xuất ra cũng theo đó mà không ngừng tăng lên, chất lượng ngày một cao hơn.
để sản xuất được loại sản phẩm có chất lượng cao, số lượng nhiều và giá thành
hạ, tất yếu phải sử dụng nhân lực có trình độ cao, giỏi tay nghề. Nghĩa là phải có
một đ ội ngũ nhân lực được đào tạo, có đủ trình độ.
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực:
Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức
phổ thông không chỉ về lĩnh vực tự nhiên mà còn bao gồm cả lĩnh vực xã hội. Ở
một mức độ cho phép nhất định nào đó, trình độ văn hoá của dân cư thể hiện mặt
bằng dân trí của một quốc gia.
Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:
- Số lượng và tỷ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông
trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học…
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng
nguồn nhân lực cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội
- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động:
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về
một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các
trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ
thuật như:
- Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo
- Cơ cấu lao động được đào tạo:

+ Cấp đào tạo
+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn
+ Trình độ đào tạo (cơ cấu bậc thợ...)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu
biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động.
- Giới tính, độ tuổi, thể chất
Thể chất của nhân lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ,
là phương tiện tất yếu để truyền tải tri thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri
thức thành sức mạnh vật chất. Sẽ không có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai trong
một cơ thể ốm yếu, mà chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh, tràn trề sinh lực.
Thể chất của nhân lực được biểu hiện ở sức khỏe, chiều cao, trọng lượng, tuổi
thọ… Thể chất, sức khỏe phụ thuộc vào nhóm nhân tố di truyền, chất lượng cuộc
sống, chăm sóc y tế, mức sống vật chất và cơ cấu dinh dưỡng, các điều kiện về
môi trường sống, nhà ở, thể dục thể thao. Sức khỏe được cải thiện sẽ có liên
quan đến phát triển xã hội nói chung, tăng trưởng kinh tế nói riêng.
Về giới tính: Nhà nước ta luôn có chính sách quan tâm đến lao động, đặc
biệt là các lao động nữ. Trong Bộ luật Lao động có riêng một mục nói đến chế
độ, chính sách dành riêng cho lao động nữ. Giới tính của nhân lực cũng có những
nét đặc thù riêng. Đối với nhân lực là nam thì yêu cầu nâng cao chất lượng
thường phù hợp với những công việc nặng nhọc dành cho phái nam và ngược lại.
Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cũng góp
phần làm tăng thêm nguồn động viên tinh thần vô cùng quý giá để mỗi người
được rèn luyện và giao lưu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Nội dung công tác nâng cao chất lượng nguồn lao động:
+ Đánh giá thực trạng chất lượng lao động: Đây là một công việc hết sức

quan trọng trong hoạt động của tổ chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên nhằm đánh giá thực
trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện tại như thế nào để trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động
+ Cơ sở đánh giá chất lượng nguồn lao động: Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng
loại hình kinh doanh khác nhau nên cơ sở để đánh giá chất lượng ấy cũng mang
những nét riêng biệt. Các doanh nghiệp có thể căn cứ vào một trong những cơ sở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


sau đây:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh mà người quản lý trực tiếp lên kế
hoạch về chất lượng nguồn nhân lực: bao gồm các kiến thức, kỹ năng cần thiết,
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, so sánh và đưa ra số lao động cần thiết
theo trình độ lành nghề, kỹ năng đã đạt yêu cầu của công việc đặt ra để từ đó có kế
hoạch đào tạo nâng cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Căn cứ vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp: đối với doanh nghiệp sản
xuất thì yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực có khác với doanh nghiệp thương
mại và dịch vụ.
Sự thay đổi của thị trường – khách hàng: Đứng trước sự biến động bất thường
của thị trường tiêu thụ hàng hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mỗi doanh
nghiệp muốn cải thiện và tăng cường sự cạnh tranh thì cần phải đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực hiện tại của mình, tìm ra những hạn chế của nguồn nhân lực, những
yêu cầu đối với chất lượng lao động để từ đó có phương hướng mới để nâng cao.
- Phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng nguồn lao động:
+ Đánh giá tình hình chất lượng đời sống của lao động trong doanh nghiệp:
Dựa vào cách phân loại lao động theo các trình độ ta tính tỷ trọng lao động từng loại

trên tổng số lao động trong tổ chức. Đưa ra nhận xét về trình độ văn hóa của nguồn
lực đầu vào.
+ Đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động: được phân
tích thông qua tỷ trọng từng loại bậc của lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
Đưa ra nhận xét bậc thợ cao hay thấp, so với yêu cầu của công việc liệu có đáp ứng
được không.

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động
Để hình thành nên nguồn lao động có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu
hiện nay của các doanh nghiệp, cần có sự tác động của rất nhiều yếu tố:
- Các chính sách, chiến lược phát triển nguồn lao động:
Chương trình hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động là tổng hợp các biện pháp,
ñược xây dựng dựa trên ñịnh hướng phát triển kinh tế t- xã hội, định hướng phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


triển các khu công nghiệp với sự tính toán hợp lý nhu cầu về nguồn lao động có
chất lượng (đảm bảo về tuổi tác, trình ñộ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
sức khoẻ, tính tổ chức kỷ luật, sự tinh thông nghề nghiệp...) ñáp ứng nhu cầu
mục tiêu phát triển các khu công nghiêp trước mắt cũng như lâu dài.
Đối với mục tiêu trước mắt có chương trình hỗ trợ nâng cao chât lượng
lao động hàng năm; về lâu dài, là các chương trình 5 năm hoặc 10 năm tuỳ thuộc
vào yêu cầu của việc xây dựng chương trình. Để xây dựng chương trình hỗ trợ
chính xác, hiệu quả cần căn cứ vào thực trạng chât lượng lao động của đất nước,
của địa phương; đòi hỏi phải dự báo được tình hình phát triển của khu công
nghiệp trong tương lai. Chương trình hỗ trợ cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng,
địa bàn, ngành nghề, phương thức, biện pháp tài chính, kế hoạch tổ chức thực
hiện... Chính sách hỗ trợ nâng cao chât lượng lao động khu công nghiệp là tổng thể

các biện pháp hỗ trợ nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các chương trình hỗ
trợ nâng cao chât lượng lao động. Do đó, các chính sách chủ yếu là về cơ chế
thực hiện và các hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các chương trình. Về tổng
thể, có thể xây dựng chương trình, chính sách riêng hoặc xây dựng chương trình
có lồng ghép vớicác chính sách.
- Hoạt động cung ứng và đào tạo, cơ chế tuyển dụng, phát triển chất lượng
lao động.
Để sử dụng hiệu quả và duy trì nguồn nhân lực, các nhà quản trị đều
hiểu rằng cần phải xây dựng và thực hiện đồng bộ các chính sách hướng đến
động viên, khích lệ cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, duy trì phát triển các mối
quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. Cụ thể là phải thiết lập và áp dụng
các chính sách hợp lý về lương bổng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hoànthiện
môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an
toàn lao động. Ở đây nhiều vấn đề được quy định bằng pháp luật lao động. Vì
vậy, doanh nghiệp cần thực hiện tốt chế độ, chính sách để tạo mối quan hệ bền
vững với người lao động, tránh xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên mà hậu quả là các
cuộc đình công, lãn công có thể xảy ra. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp đã
thực hiện các chính sách này bằng cách tạo nên những nét đặc trưng văn hoá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


của tổ chức mình. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu vẫn trăn
trở với vấn ñề làm thế nào giữ được nhân viên giỏi, ổn ñịnh nhân lực trước sức
hút ngày càng mạnh mẽ từ các đối tác khác. Trên các diễn đàn về quản trị nhân lực,
khuyến nghị được đưa ra là yếu tố quan trọng nhất để giữ người giỏi là tạo môi
trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, nhân viên có cơ hội khẳng định
năng lực và phát triển, chế độ đãi ngộ, lương thưởng công bằng…
- Môi trường làm việc và môi trường sinh hoạt của người lao động;

Mọi nhu cầu về lao động đều bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất sản phẩm
nhất định. Nhu cầu sản xuất sản phẩm lại bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng của xã
hội. Cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, nhu cầu của con người
cũng không ngừng tăng lên, ngày càng phong phú và đa dạng. Sản phẩm sản
xuất ra cũng theo đó mà không ngừng tăng lên, chất lượng ngày một cao hơn.
Để sản xuất được loại sản phẩm có chất lượng cao, số lượng nhiều và giá thành
hạ, tất yếu phải sử dụng nhân lực có trình độ cao, giỏi tay nghề. Nghĩa là phải có
một đội ngũ nhân lực được đào tạo, có đủ trình độ, năng lực, tay nghề để đáp
ứng nhu cầu sản xuất đó. Vì thế xuất hiện yêu cầu xã hội phải chăm lo nâng cao
chât lượng lao động.
Môi trường là cơ sở cho việc xác định mục tiêu, chiến lược nói chung và
hoạch định nâng cao chât lượng lao động nói riêng. Đối với nhân lực thì môi trường
quan trọng nhất chât lượng lao động đó là môi trường làm việc. Vì vậy, các
doanh nghiệp, các tổ chức khi đào tạo nhân lực cần phải tạo điều kiện thuận lợi,
phương tiện làm việc và trang thiết bị phải đảm bảo đầy đủ cơ hội cho mọi người
trong đơn vị đều có thể phát huy hết khả năng trí tuệ của mình, có cơ hội thăng tiến
như nhau, tạo một bầu không khí làm việc dân chủ, bình đẳng, lành mạnh, vui vẻ,
thân thiện để mọi người cảm thấy phấn khởi và tự tin khi làm việc, xem doanh
nghiệp, tổ chức đó như là ngôi nhà thứ hai của mình. Điều này sẽ giúp cho chất
lượng công việc tốt hơn và sẽ thu hút được nhân lực chất lượng cao. Trong đào tạo
nâng cao chât lượng lao động thì vấn đề quan trọng là phải có được môi trường
thực hành tốt. “Trăm hay không bằng tay quen”, “Nói đi đôi với làm”, “Lý
thuyết đi đôi với thực hành”, đó là những triết lý luôn đúng trong mọi thời đại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 17


Đội ngũ nhân lực ngày nay không chỉ được đào tạo qua sách vở, trên giảng đường,
mà thực tế cho thấy, muốn nâng cao chật lượng lao động chúng ta phải tạo môi

trường tốt để cho người được đào tạo thực hành thông qua vận hành máy móc,
thiết bị, nghiên cứu khoa học công nghệ hiện đại… Thực hành là cơ sở, tiền đề và
điều kiện quan trọng nhất để người học đạt hiệu quả cao trong hoạt động sau này.
- Ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật trong lao động:
Nâng cao chất lượng lao động không chỉ xuất phát từ yêu cầu sản xuất,
mà còn xuất phát từ chính nhu cầu của con người muốn nâng cao chất lượng cuộc
sống. Bởi việc tăng cường sức khỏe, mở rộng tri thức, nâng cao trình độ tay
nghề không chỉ do kết quả của quá trình phát triển sản xuất, mà còn xuất phát từ
chính bản thân của con người. Con người luôn muốn vươn lên làm chủ thiên
nhiên, làm chủ xã hội trong quá trình phát triển của mình. Vì vậy,con người luôn
luôn tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Những mong muốn đó tạo điều kiện tốt
cho việc nâng cao chất lượng lao động.
- Các chính sách, chế độ đối với người lao động.
Thu nhập chính là lợi ích trực tiếp, là động lực rất lớn tác động đến chất
lượng làm việc của người lao động. Các tổ chức, doanh nghiệp thường có quan
điểm, mục tiêu khác nhau khi xếp đặt hệ thống trả công, nhưng nhìn chung họ
đều hướng tới bốn mục tiêu cơ bản là: thu hút nhân lực; duy trì và giữ được
những người giỏi; kích thích động viên đội ngũ nhân lực; đáp ứng yêu cầu của
luật pháp. Thực hiện tốt các mục tiêu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có lực
lượng nhân lực có chất lượng. Đồng thời, việc quan tâm nâng cao đời sống tinh
thần cho đội ngũ nhân lực cũng là một vấn đề khiến các doanh nghiệp phải quan
tâm hàng đầu. Tạo bầu không khí tốt lành trong doanh nghiệp khiến người lao
động vui vẻ trong lúc làm việc, coi doanh nghiệp như một bộ phận của cuộc đời
mình để gắn bó, để đoàn kết, để gắng sức làm việc cũng góp phần nâng cao chât
lượng lao động.
2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 K inh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở một số nước trên thế giới và
tại Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 18


×