Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath (homoptera delphacidae) hại lúa tại vụ bản, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.43 MB, 93 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------------

BÙI VĂN KIÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY LƯNG TRẮNG
Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidae) HẠI
LÚA TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2014


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------------

BÙI VĂN KIÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ RẦY LƯNG TRẮNG
Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidae) HẠI


LÚA TẠI VỤ BẢN, NAM ĐỊNH

Chuyên ngành
Mã số

: Bảo vệ thực vật
: 60.62.01.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Liêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc
Khoa học
Nông nghiệp
HÀsỹNỘI,
2014

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS.
Nguyễn Văn Liêm, Viện Bảo vệ thực vật, người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trong Ban Đào
tạo sau Đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện

thuận lợi để tôi hoàn thành học tập chương trình cao học cũng như hoàn thành
luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm của
thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ nhiệt tình và động viên của lãnh đạo Chi cục
Bảo vệ thực vật tỉnh Nam Định cũng như tập thể Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Vụ Bản.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều
kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Bùi Văn Kiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Bùi Văn Kiên


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn…………………………………………………………...……….ii
Lời cam đoan……………………………………………………………..….iii
Mục lục………………………………………………………………….........iv
Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt…………………………………..…..........vii
Danh mục bảng…………………………………………………………..…viii
Danh mục hình…………………………………………………………….....ix
MỞ ĐẦU……………………………………………………………...….…..1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………….1
2. Mục tiêu và yêu cầu………………………………………………………...3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………...………3
3.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………………3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………...…….3
4. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………….3
4.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….4
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………...……...4
4.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………...….4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI………………………………………………………………...……..5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài………………………………………………..5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới…………………………………...…..6
1.2.1. Vị trí phân loại RLT……………………………………………………6
1.2.2. Phân bố RLT…………………………………………………………...7

2.2.3. Ký chủ của rầy lưng trắng……………………………………….……..8
2.2.4. Triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng……………………………...…8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.2.5. Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng………………………..…...……9
1.2.6. Sinh thái của rầy lưng trắng………………………………..………….11
1.2.6.1.Biến động quần thể rầy lưng trắng……………………………...…...11
1.2.6.2. Di chuyển của rầy lưng trắng…………………………………...…..13
1.2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động quần thể rầy lưng trắng...…..14
1.2.6.4. Ảnh hưởng của giống lúa tới sinh trưởng và phát triển của rầy lưng
trắng………………………………………………………………………….17
1.2.6.5. Thiên địch của RLT…………………………………………………19
1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam……………………………………....21
1.3.1. Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng……………………………..….21
1.3.2. Sinh thái của rầy lưng trắng…………………………………………..23
1.3.2.1. Biến động số lượng quần thể và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động
số lượng quần thể rầy lưng trắng…………………………………………….23
1.3.2.2. Ảnh hưởng của giống lúa tới sự phát sinh, phát triển của rầy lưng
trắng (giống nhiễm và giống kháng rầy lưng trắng)…………………………24
1.3.2.3. Thiên địch của RLT…………………………………………………25
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU……………………………………………………………………...…….27
2.1. Vật liệu nghiên cứu………………………………………………...…...27
2.2. Nội dung nghiên cứu………………………………………………...….27
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...…...27
2.3.1. Phương pháp điều tra………………………………………………….27

2.3.2. Theo dõi biến động số lượng rầy lưng trắng vào đèn………………....29
2.3.3. Theo dõi diễn biến mật độ rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái…………………………………………………………...….29
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………….....30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………........31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.1.Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ
mùa 2013, vụ xuân 214 tại Vụ Bản, Nam Định………………………...…...31
3.1.1.Thành phần nhóm rầy hại thân lúa………………………………...…..31
3.1.2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa…………….……....36
3.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân trên lúa tại Vụ Bản, Nam
Định……………………………………………………………………….....41
3.3. Biến động số lượng rầy lưng trắng vào đèn tại Vụ Bản, Nam
Định…………………………………………………………………....…….46
3.4. Cơ cấu giống lúa và thời vụ trong vụ mùa 2013 và vụ xuân 2014 tại Vụ
Bản, Nam Định ……………………………………………………………...49
3.5. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath trên lúa tại Vụ Bản, Nam Định…….……….…51
3.5.1. Ảnh hưởng của giống lúa đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng Sogatella
furcifera Horvath trên lúa tại Vụ Bản, Nam Định…….…………………..…51
3.5.2. Ảnh hưởng của chân đất và chế độ nước đến diễn biến mật độ rầy lưng
trắng Sogatella furcifera Horvath trên lúa tại Vụ Bản, Nam Định……...…..54
3.5.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng Sogatella
furcifera Horvath trên đồng ruộng…………………………………………..61
3.5.4. Ảnh hưởng của chế độ thâm canh đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng

Sogatella furcifera Horvath trên đồng ruộng………………………………..64
3.6. Diễn biến một số loài thiên địch phổ biến của RLT Sogatella furcifera
Horvath trên lúa tại Vụ Bản, Nam Định …………………………………….69
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………...73
1. Kết luận……………………………………………………………….......73
2. Đề nghị………………………………………………………………........74
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...….75
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BT7:

Bắc Thơm 7

BVTV:

Bảo vệ thực vật

VHC:

Việt hương chiếm

KD18:

Khang Dân 18


LSĐ:

Lùn sọc đen

RLT:

Rầy lưng trắng

BMAT:

Bắt mồi ăn thịt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
TT
bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh đều
Homoptera vụ mùa năm 2013, vụ xuân 2014 tại Vụ Bản,
Nam Định................................................................................


3.2

Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa
năm 2013, vụ xuân 2014 tại Vụ Bản, Nam Định....................

3.3

28

Cơ cấu giống lúa và thời vụ trong trong vụ mùa
năm 2013, vụ xuân 2014 tại Vụ Bản, Nam Định....................

3.4

24

40

Mật độ rầy lưng trắng ở các chân ruộng khác nhau trên
giống BT7 vụ mùa năm 2013 tại Vụ Bản, Nam
Định………………………………………………………….

3.5

56

Mật độ rầy lưng trắng ở các chân ruộng khác nhau trên
giống BT7 vụ xuân năm 2014 tại Vụ Bản, Nam
Định………………………………………………………….


3.6

57

Diễn biến mật độ RLT Sogatella furcifera Horvath trên một
số giống lúa khác nhau trong vụ mùa 2013 tại Vụ Bản, Nam
Định.........................................................................................

3.7

62

Diễn biến mật độ RLT Sogatella furcifera Horvath trên một
số giống lúa khác nhau trong vụ xuân 2014 tại Vụ Bản,
Nam Định................................................................................

3.8

Mật độ RLT ở các nền thâm khác nhau vụ mùa năm 2013
tại Vụ Bản, Nam Định……………………………………….

3.9

63
67

Mật độ RLT ở các nền thâm khác nhau vụ xuân năm 2014
tại Vụ Bản, Nam Định……………………………………….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


68

Page viii


DANH MỤC HÌNH
TT
hình
3.1

Tên hình
Nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2013, vụ xuân 2014 tại Vụ Bản,
Nam Định………………………………………………………..

3.2

47

Diễn biến mật độ rầy lưng trắng vào đèn vụ xuân 2014 tại Vụ
Bản, Nam Định………………………………………………….

3.9

45

Diễn biến mật độ rầy lưng trắng vào đèn vụ mùa 2013 tại Vụ
Bản, Nam Định…………………………………………………..

3.8


44

Hình ảnh quần thể nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2013 tại Vụ
Bản, Nam Định..............................................................................

3.7

43

Hình ảnh quần thể nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2013 tại Vụ
Bản, Nam Định.............................................................................

3.6

42

Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên giống Bắc thơm 7,
vụ xuân 2014 tại vụ Bản, Nam Định……………………………….

3.5

40

Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên giống Bắc thơm 7,
vụ mùa 2013 tại vụ Bản, Nam Định………………………………...

3.4

35


Các loài thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa vụ mùa 2013, vụ
xuân 2014 tại Vụ Bản, Nam Định……………………………….

3.3

Trang

47

Hình ảnh bẫy đèn theo dõi biến động rầy lưng trắng tại Tân
Hòa, Hiển Khánh, Vụ Bản, Nam Định…………………………………..

48

3.10 Diễn biến mật độ RLT Sogatella furcifera Horvath trên một số
giống lúa khác nhau trong vụ mùa 2013 tại Vụ Bản, Nam Định..

52

3.11 Diễn biến mật độ RLT Sogatella furcifera Horvath trên một số
giống lúa khác nhau trong vụ mùa 2013 tại Vụ Bản, Nam Định

54

3.12 Mật độ rầy lưng trắng ở các chân ruộng khác nhau vụ mùa năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix



2013 tại Vụ Bản, Nam Định……………………………………..

58

3.13 Mật độ rầy lưng trắng ở các chân ruộng khác nhau vụ xuân năm
2014 tại Vụ Bản, Nam Định……………………………………

58

3.14 Quần thể rầy lưng trắng ở chân ruộng cao vụ mùa năm 2013 tại
Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định………………………………….

59

3.15 Quần thể rầy lưng trắng ở chân ruộng trũng vụ mùa năm 2013
tại Liên Minh, Vụ Bản, Nam Định………………………………

60

3.16 Mật độ RLT ở các thời vụ khác nhau vụ mùa năm 2013 tại Vụ
Bản, Nam Định…………………………………………………..

63

3.17 Mật độ RLT ở các thời vụ khác nhau vụ xuân năm 2014 tại Vụ
Bản, Nam Định…………………………………………………..

64


3.18 Mật độ rầy lưng trắng ở các nền thâm khác nhau vụ mùa năm
2013 tại Vụ Bản, Nam Định……………………………………..

67

3.19 Mật độ rầy lưng trắng ở các nền thâm khác nhau vụ xuân năm
2014 tại Vụ Bản, Nam Định…………………………………….

68

3.20 Diễn biến mật độ thiên địch của RLT Sogatella furcifera
Horvath vụ mùa 2013 tại Vụ Bản, Nam Định…………………..

70

3.21 Diễn biến mật độ thiên địch của RLT Sogatella furcifera
Horvath vụ xuân 2014 tại Vụ Bản, Nam Định..............................

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

71

Page x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa được coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa
mì, lúa và ngô. Trong đó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực

chính, 25% dân số sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như
vậy, lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới [3].
Năng suất, phẩm chất lúa chịu tác động của nhiều yếu tố như giống, kỹ
thuật canh tác, điều kiện thời tiết khí hậu và các loại dịch hại. Dịch hại lúa là
một yếu tố hết sức quan trọng, nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất,
phẩm chất và sản lượng lúa. Để đảm bảo tính ổn định và nâng cao năng suất
lúa thì việc phòng trừ có hiệu quả các loại dịch hại lúa giữ vai trò hết sức
quan trọng. Cũng giống như các cây trồng khác, cây lúa bị rất nhiều loài sinh
vật gây hại trong suốt quá tình sinh trưởng và phát triển. Các dịch hại quan
trong có thể kể đến gồm sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, rầy lưng trắng
(RLT), chuột… Trong đó, RLT Sogatella furcifera Horvath là một trong
những đối tượng vừa gây hại trực tiếp vừa gây hại giám tiếp thông qua vai trò
vectơ truyền bệnh virus lúa lùn sọc đen phương Nam của chúng.
Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath là một loài côn trùng gây
hại phổ biến trên cây lúa ở nhiều nước châu Á cũng như Việt Nam. Rầy lưng
trắng (cả rầy trưởng thành và rầy non) đều hút nhựa cây từ phần thân cây lúa.
Rầy lưng trắng phát triển mạnh ở điều kiện thời tiết có nhiệt độ cao, mưa nắng
xen kẽ, gây hại nặng cho cây lúa, có thể làm giảm 30 - 40% năng suất hoặc
hơn. Trước đây, rầy lưng trắng được coi như là loài sâu hại thứ yếu, trong một
vài thập niên gần đây rầy lưng trắng có xu hướng phát sinh ngày càng gia
tăng. Từ sau những năm 2000, sự gia tăng mật độ của rầy lưng trắng đã ghi
nhận ở nhiều vùng trồng lúa nước ta. Nghiên cứu gần đây cho thấy, rầy
lưng trắng đang có xu hướng ra tăng và chiếm ưu thế hơn so với rầy nâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Đặc biệt trong vụ mùa năm 2009, đã xuất hiện một bệnh virus mới gây hại

cho lúa tại nhiều tỉnh thuộc khu 4 cũ và đồng bằng sông Hồng. Ở Nam
Định, trong vụ mùa năm 2009 có nhiều ruộng lúa bị hại từ 30 đến 100% do
bệnh virus mới này. Bệnh virus mới này được xác định là bệnh virus lúa
lùn sọc đen phương Nam do rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh.
Vụ Bản là huyện chuyên canh lúa của tỉnh Nam Định và là một trong
những huyện có diện tích trồng lúa cao trong tỉnh Nam Định, khoảng gần
20.000 ha/năm. Trong nhiều năm trở lại đây, năng suất lúa của huyện đã được
tăng lên cùng với việc bố trí cơ cấu giống có tiềm năng năng suất cao, đồng
thời cũng là những giống có nguy cơ bị các đối tượng dịch hại gây hại mạnh,
đặc biệt là rầy nâu và RLT. Vụ mùa năm 2009, ở Vụ Bản có nhiều ruộng lúa
bị hại nặng do bệnh virus LSĐ phương Nam gây ra. Chính vì vậy, việc tìm
ra biện pháp quản lý RLT- môi giới truyền bệnh virus LSĐ phương Nam có
hiệu quả để hạn chế thiệt hại do bệnh virus lúa lùn sọc đen phương Nam
gây ra là vấn đề cấp thiết của các cấp chính quyền đại phương.
Mặc dù ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về RLT được thực
hiện, tuy nhiên việc đi sâu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới phát sinh
gây hại và diễn biến gây hại của RLT ở Vụ Bản làm cơ sở cho công tác dự
tính dự báo và biện pháp phòng chống rầy lưng trắng một cách thích hợp, cụ
thể và có hiệu quả cho địa phương là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái ảnh hưởng
đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath
(Homoptera: Delphacidae) hại lúa tại Vụ Bản, Nam Định”.
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống
RLT, đồng thời đưa ra được những khuyến cáo trong công việc bố trí cơ cấu
giống cây lúa hợp lý, các giải pháp bảo tồn và khuyến kích vai trò của thiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



địch trong quản lý RLT, sử dụng thuốc trừ rầy hợp lý để giảm số lần phun
thuốc bảo vệ thực vật và lượng thuốc độc hại trên đơn vị diện tích.
2. Mục tiêu và yêu cầu
- Mục tiêu:
Xác định được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến mức độ phát sinh
gây hại và diễn biến mật độ của RLT hại lúa tại Vụ Bản, Nam Định và đề
xuất hướng quản lý chúng một cách có hiệu quả và thân thiện với môi trường.
- Yêu cầu:
+ Xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch của chúng
hại lúa tại Vụ Bản, Nam Định.
+ Xác định được diễn biến mật độ của RLT trên lúa tại Vụ Bản, Nam
Định.
+ Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố (chân đất, giống, thời vụ, phân
bón, thiên địch) đến diễn biến phát sinh, gây hại của rầy lưng trắng trên đồng
ruộng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm những dữ liệu khoa học
mới về các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến diễn biến mật độ RLT Sogatella
furcifera Horvath trong điều kiện sinh thái và hệ thống canh tác lúa ở Vụ Bản,
Nam Định.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài về các yếu tố sinh thái, đề xuất
hướng quản lý bền vững đối với RLT Sogatella furcifera Horvath, chỉ đạo ứng
dụng vào sản xuất lúa ở Vụ Bản, Nam Định nhằm trực tiếp hạn chế RLT
Sogatella furcifera Horvath và bệnh lùn sọc đen phương Nam gây ra góp phần
ổn định sản xuất lúa cho Vụ Bản, Nam Định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


4. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Cây trồng: cây lúa
+ Sâu hại: RLT Sogatella furcifera Horvath và các loài rầy hại thân lúa
+ Các loài thiên địch của RLT và các loài rầy hại thân lúa
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
+ Viện Bảo vệ Thực vật, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ vụ Mùa năm 2013 đến vụ
Xuân năm 2014.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu diễn biến mật độ RLT Sogatella furcifera Horvaths ở một
số hình thức canh tác lúa khác nhau tại Vụ Bản, Nam Định.
- Nghiên cứu thành phần và diễn biến của các loài thiên địch quan trọng
trong hạn chế số lượng RLT trên đồng ruộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách

thức trong đó có hai vấn đề đó là sự tăng nhanh dân số và biến đổi khí hậu
toàn cầu. Cả hai vấn đề đều liên quan đến sản xuất Nông nghiệp nói chung và
sản xuất lương thực nói riêng. Vấn đề ở đây là làm sao để giải quyết an ninh
lương thực toàn cầu trong điều kiện diện tích đất sản xuất lúa đang giảm đi
nhanh chóng và sự bất thuận về thời tiết đang có diễn biến ngày càng tăng lên
một cách rõ rệt. Không những thế, Việt Nam được xác định là một trong 7
nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đối với sản
xuất lúa gạo, để giải bài toán dân số - an ninh lương thực - biến đổi khí hậu
không có con đường nào khác là phải thâm canh lúa. Quá trình thâm canh lúa
về thực chất là làm thay đổi hệ sinh thái đồng lúa dẫn đến hàng loạt vấn đề
thay đổi theo trong đó có sự thay đổi vị trí tác hại của một số sâu hại như
RLT, nhện gié. Đặc biệt từ vụ mùa năm 2009 bệnh virus “lúa lùn sọc đen
phương Nam” do RLT làm môi giới truyền bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên
diện rộng gây hoang mang cho người sản xuất, đe dọa trực tiếp đến sự bền
vững của sản xuất lúa các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong đó có tỉnh Nam
Định.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của sản xuất như đã nêu, việc sớm hoàn
chỉnh quy trình quản lý tổng hợp để ứng dụng cho sản xuất nhằm ngăn chặn
tác hại của rầy lưng trắng, giảm đến mức thấp nhất khả năng truyền bệnh
virus “lúa lùn sọc đen phương Nam” của RLT là việc rất cần thiết.
Trong hệ sinh thái ruộng lúa, mối quan hệ tay ba cây trồng (lúa), sâu
hại (RLT) và điều kiện ngoại cảnh luôn tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn
nhau. Mức độ phát sinh gây hại của RLT tùy thuộc vào giống lúa, chế độ canh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


tác (mùa vụ, phân bón, nước tưới,..), chân đất và các loài thiên địch của

chúng.
Chính vì vậy, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
phát sinh gây hại và diễn biến mật độ của RLT trên lúa sẽ là cơ sở khoa học
cho việc xây dựng các biện pháp thâm canh, bảo vệ được cho những vùng
trồng lúa, tránh được những mất mát do dịch hại gây ra, để đảm bảo năng
suất, bảo vệ môi trường góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác bảo vệ thực vật dự tính dự báo
RLT Sogatella furcifera Horvath hại lúa góp phần xây dựng biện pháp phòng
trừ tổng hợp sâu hại lúa gây ra.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Vị trí phân loại
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được đổi
là Sogatella furcifera.
Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác đồng danh đã được sử dụng
như:
• Năm 1899: Delphax furcifera Horvath
• Năm 1899: Liburnia furcifera Horvath
• Năm 1899: Calligypona furcifera Horvath
• Năm 1912: Sogata distincta Distant
• Năm 1912: Sogata furcifera Distancta
• Năm 1912: Sogata pallescens Distant
• Năm 1917: Megamelus furcifera Muir
• Năm 1917: Sogata kyusyunensis Masumura & Ishihara
• Năm 1917: Sogata tandojamensis Qadri & Mirza
• Năm 1924: Sogata furcifera Muir & Giffard
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



• Năm 1924: Megamelus furcifer
• Năm 1924: Megamelus furciferus
• Năm 1929: Liburnia furcifera capensis Muir
• Năm 1931: Delphacodes furcifera Esaki & Ishihara
• Năm 1956: Chloriona furcifera Fennah
Theo hệ thống phân loại quốc tế thì vị trí phân loại của rầy lưng
trắng như sau:
Lớp (Class): Côn trùng Insecta


Bộ (Order): Cánh đều Homoptera



Bộ phụ (suborder): Auchenorrhyncha
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae
Họ (family): Delphacidae




Giống (Genus): Sogatella
Loài (Species): Sogatella furcifera

1.2.2. Phân bố
Asche và Wilson (1990) cho biết, rầy lưng trắng có phân bố rộng rãi ở các
vùng cận Đông, Đông và Tây Thái Bình dương và Australia. Tác giả này cũng
cho rằng các giới hạn phân bố phía tây của Sogatella furcifera vẫn chưa rõ ràng:
tất cả các mẫu vật từ châu Phi, châu Âu và thế giới mới mà trước đây được xác

định là Sogatella furcifera đã được chứng minh là các loài khác.
Các nước đã được ghi nhận có RLT phân bố là:
- Châu Á: Là châu lục mà rầy lưng trắng có mặt ở nhiều nước nhất như:
Afganistan, Ấn Độ, Banglades, Butan, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Iran,
Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Nepal,
New Guinea, Pakistan, Philippines, Ả Rập Saudi, Srilanca, Thái Lan, Việt Nam
- Châu Âu: Liên bang Nga và các vùng thuộc Liên Xô (cũ), Siberi.
- Tây bán cầu: Cuba, Guana, Surimane.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


- Khu vực Thái Bình Dương: Australia, Đảo Caroline, Fiji, Guam, Đảo
Marshall, Micronesia, New Caledonia, Bắc Mariana, Papa New Guinea,
Solomon và Vanuatu.
2.2.3. Ký chủ của rầy lưng trắng
Ký chủ chính của RLT là cây lúa (Oryza sativa) ngoài ra nó cũng có
một sô cây ký chủ phụ. Theo Catindig (1993) [Dẫn theo 11], RLT vẫn có thể
hoàn thành vòng đời trên ngô (Zea mays), cỏ đuôi phượng (Leptochloa
chinensis), cỏ lồng vực cạn (Echinochloa cololum), cỏ lồng vực nước
(Echinochloa glabrescens).
Misra (1980) phát hiện RLT còn có trên lúa mì, mía và lúa mạch nhưng
không có thông tin nào cho thấy RLT có khả năng hoàn thành chu kỳ phát dục
trên các cây trồng này.
Theo Kisimoto (1977) [19], tại Nhật Bản, RLT có 39 loài ký chủ thuộc
2 họ thực vật, trong đó có lúa miêu Zizania latifolia, cỏ Leersia japonica và
mía được cho là cây ký chủ qua đông của RLT và cây lúa là cây ký chủ chính.
2.2.4. Triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng
RLT đều có thể gây hại trong toàn bộ các giai đoạn phát triển của

cây lúa. Chúng phát triển và gây hại mạnh ở giai đoạn mạ. Khi bị RLT tấn
công nặng, cây mạ có hiện tượng bị còi cọc, héo, và cuối cùng chết (Dale,
1994)[12].
Rầy non và rầy trưởng thành hút trực tiếp dịch tế bào cơ sở của cây lúa
và làm cho cây lúa chuyển sang màu vàng và sau đó có màu gỉ sắt, lan rộng từ
đầu lá đến phần còn lại của cây (Atwal và cộng sự, 1967; Dale, 1994)[12].
RLT phát sinh với mật độ cao sẽ gây hiện tượng “cháy rầy”, cây lúa
bị vàng đỏ, héo khô và chuyển sang màu nâu do cây mất quá nhiều nhựa
(Reissig và cộng sự, 1986)[37].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Rầy cái mang trứng gây thiệt hại bổ sung bằng cách chọc lỗ đẻ trứng
trên bẹ lá. Dịch ngọt được tiết ra bởi rầy cái kích thích sự phát triển của nấm
mốc, chính nó làm gieo rắc muội đen trên đồng ruộng (Dale, 1994)[12].
Trong thời kỳ trỗ bông nếu cây bị hại vỏ trấu trở nên có màu nâu, một
số hạt bị lép (Noda, 1986)[31].
Nếu cây lúa bị RLT hại vào thời kỳ chín thì hạt sẽ không nảy mầm và
thời kỳ chín bị kéo dài ra (Dale, 1994)[12].
1.2.5. Đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng
Cũng như một số loài khác trong họ Delphacidae, rầy lưng trắng là
loài côn trùng biến thái không hoàn toàn, toàn bộ vòng đời của loài này trải
qua ba giai đoạn phát dục: Trứng, rầy non (5 tuổi) và rầy trưởng thành.
*Trứng:
Trứng của rầy lưng trắng thường được đẻ thành từng ổ ở phần mô bẹ lá
hoặc gân chính của lá lúa. Pathak (1973) [34] kết luận rằng số trứng trên một
ổ và số trứng trung bình của một con cái RLT cũng thay đổi rất nhiều tuỳ năm

và tuỳ từng thế hệ. Rầy nâu và rầy lưng trắng có khoảng 1728 đến 1984 noãn
bào có thể chín trên một cá thể cái (Mochida, 1964b) [30].
*Rầy non:
Ngay sau khi nở ra rầy lưng trắng non đã bắt đầu gây hại. Chúng rất
hoạt động và nhảy khi bị khua động nhẹ nhất. Theo Suenaga (1963) [45] thì
rầy non của RLT trải qua 5 tuổi trong 14 ngày, thời gian phát dục trung bình
của pha rầy non là 17 ngày ở 200C, 13 ngày ở 25oC và 12 ngày ở 28 - 30oC.
Theo Singh (1989) [41] lại kết luận thời gian rầy non ở Ấn Độ là 16 ngày
(điều kiện trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng).
Theo Mochida (1964b) [30] thì nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa trong giai đoạn rầy non đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của
rầy lưng trắng, loại hình cánh ngắn chịu ảnh hưởng của môi trường và thay

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


đổi từng năm.
*Trưởng thành:
Sau khi kết thúc giai đoạn rầy non, RLT 5 tuổi vũ hóa thành trưởng
thành. Cũng như các pha khác nói riêng và phần lớn côn trùng nói chung, ẩm
độ, nhiệt độ và chất lượng thức ăn là các yếu tố quan trọng quyết định đến
thời gian sống của trưởng thành. Theo Mochida (1964), Miyake (1966) nhiệt
độ và giai đoạn sinh trưởng của cây lúa thời kỳ rầy non đã ảnh hưởng nhiều
đến khả năng sinh sản của RLT, loại hình cánh ngắn chịu ảnh hưởng của môi
trường nhiều hơn loại hình cánh dài. Số trứng đẻ trung bình của một rầy cái
cũng rất khác nhau tùy điều kiện môi trường và từng năm. Ở Ấn Độ, một rầy
cái đẻ trung bình 164 trứng (Vaidya và Kalode, 1981), khoảng 300-350 trứng
ở Nhật Bản (Sugenaga, 1963) và 240 trứng ở Philippines (Cantindig, 1993),

còn ở Trung Quốc RLT cánh dài đẻ trung bình ở thế hệ đầu tiên đến thế hệ
thứ 3 là 118; 70 và 37 trứng (Liu và cộng sự, 1982) [Dẫn theo 11].
Theo Pathak (1973) [34] thời kỳ tiền đẻ trứng của RLT thay đổi từ 3 10 ngày ở điều kiện đồng ruộng. Theo Suenaga (1963) [45] nêu lên thời kỳ
trước đẻ trứng thay đổi từ 3 - 8 ngày ở nhiệt độ trong phòng. Denno và cộng
sự (1994) [13] kết luận thời gian tiền đẻ trứng của rầy cái cánh ngắn là 3 ngày
và rầy cái cánh dài là 4 ngày, số trứng đẻ của cái cánh dài trung bình là 400
trứng, cái cánh ngắn là 500 trứng. Rầy cái cánh ngắn sống càng lâu đẻ càng
nhiều, giữa sống lâu và đẻ nhiều có tương quan dương, một cá thể rầy cái
lưng trắng có thể sống tới trên 30 ngày đẻ tới hơn 600 trứng.
Theo Denno và cộng sự (1994) [13] tỷ lệ cá thể rầy lưng trắng hoàn
thành phát dục (từ tuổi 1 đến trưởng thành) tỷ lệ nghịch với mật độ nuôi.
Thời gian sống của trưởng thành rầy lưng trắng phụ thuộc nhiều vào
điều kiện nhiệt độ môi trường. Theo Suenaga (1963) [45] ở 200C trưởng thành
rầy lưng trắng sống trung bình 20 ngày, ở 250C là 16 ngày và 28 - 300C là 9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


ngày. Trong khi đó, Singh (1989) [41] lại cho biết ở Ấn Độ thời gian sống
trung bình của rầy đực là 4,1 ngày và cái là 3,6 ngày (điều kiện ngoài đồng), 9
và 8 ngày tương ứng (điều kiện phòng thí nghiệm). Catindig (1993)[ Dẫn theo
11] kết luận về thời gian sống của con đực là 6 ngày con cái là 6,5 ngày.
1.2.6. Sinh thái của rầy lưng trắng
1.2.6.1.Biến động quần thể rầy lưng trắng
Theo Samsul (1969) [42], RLT thường phát sinh và phát triển quần thể ở
giai đoạn đầu vụ, quần thể rầy đạt cao nhất vào cuối thời kỳ lúa đẻ nhánh (trước
phân hóa đòng), tương ứng với thời gian xung quanh 8 tuần sau khi cấy. Loại
côn trùng này thích hợp với cây lúa non nhưng nó cũng bị ảnh hưởng lớn bởi sự

thay đổi nhiệt độ.
Quần thể RLT ở vụ mưa cao hơn 6 lần so với vụ khô và nó có nhiều nhất
là 3 thế hệ trong một vụ, còn ở Hirosima (Nhật Bản) trong một năm RLT có hai
thế hệ trên lúa và 3 thế hệ trên cỏ hòa thảo (Graminaceous) [Dẫn theo 11].
Tuy nhiên, biến động số lượng của rầy lưng trắng còn phụ thuộc vào
nhịêt độ, độ ẩm làm ảnh hưởng đến hoạt động của rầy lưng trắng (Hokyo và
ctv., 1975 [17]; Liu, 1995 [23]).
Theo Samsul (1969) [42], nhiệt độ vừa phải trong suốt mùa mưa là điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển quần thể rầy lưng trắng.
Theo Kittur (1967), cho rằng ảnh hưởng của thời tiết mát mẻ là kéo dài
vòng đời xà sự phát triển của RLT là thấp. Miryke (1996), giải thích nguyên
nhân của sự ưa thích giai đoạn đầu của cây lúa của rầy lưng trắng là do sự có mặt
của một số aminoaxit có trong cây lúa, vì vậy, sự phát triển của rầy lưng trắng ở
mùa khô lại thích hợp hơn với giai đoạn làm đòng, điều này cho thấy rằng tính
ưa thích giai đoạn đầu của cây lúa có thể bị thay đổi bởi những nhân tố khác
[Dẫn theo 11].
Theo Zhu (1985) [49], ở vùng Yiang của Trung Quốc rầy lưng trắng có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


5 thế hệ một năm, đỉnh cao của mật độ quần thể từ giữa đến cuối tháng 7. Ở
Hiroshima (Nhật Bản) trong một năm rầy lưng trắng có hai thế hệ trên lúa và
ba thế hệ trên cỏ hòa thảo Graminaceous. Quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh
cao vào thế hệ thứ 2 khi trưởng thành di chuyển khỏi đồng lúa. Theo Reddy
và cộng sự (1983) [38], ở Andra Prades (Ấn Độ) rầy lưng trắng có số lượng
cao trong suốt thời kỳ đầu vụ trong khi rầy nâu xuất hiện muộn hơn, giữa
nhiệt độ cực đại trung bình và mật độ quần thể có tương quan dương, giữa ẩm

độ và mật độ quần thể có tương quan âm.
Kisimoto (1977) [19] cho rằng rầy lưng trắng không có khả năng gây
hại như rầy nâu mặc dù mật độ nhập cư ban đầu cao hơn rầy nâu vì trưởng
thành sinh ra từ thế hệ nhập cư ban đầu phần lớn có dạng hình cánh dài cho
nên phân tán đi sang các ruộng lúa khác mà không gây hại tập trung tại ruộng
nhập cư ban đầu.
Theo Misra và cộng sự (1991) [26], ở Praden (Ấn Độ) quần thể rầy
lưng trắng có số lượng cao nhất vào cuối tháng 10. Giữa mật độ quần thể RLT
và thời gian chiếu sáng có mối tương quan chặt chẽ.
Ở Nhật Bản, quần thể rầy lưng trắng đạt đỉnh cao vào thế hệ thứ nhất
sau khi nhập cư và giảm đi vào thế hệ thứ 2 khi trưởng thành chuyển đi khỏi
ruộng lúa (Kisimoto, 1977) [19], còn theo Perfect và cộng sự (1994) [35] cho
rằng mật độ nhập cư ban đầu của rầy lưng trắng cao hơn nhiều so với rầy nâu
nhưng số lượng quần thể rầy lưng trắng chỉ tăng được 4 lần trong 3 thế hệ
trong khi đó quần thể rầy nâu tăng 8 lần ở mỗi thế hệ. Rầy lưng trắng có tốc
độ tăng trưởng quần thể thấp hơn và hiếm khi đạt tới số lượng cao trên đồng
ruộng để gây thiệt hại kinh tế. Mặt khác việc dự báo mật độ đỉnh cao đối với
rầy lưng trắng là rất khó chính xác vì tốc độ sinh sản thấp hơn và dễ thay đổi
hơn.
Theo Sogawa và cộng sự (2008) [44], ở Trung Quốc rầy lưng trắng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


trong những năm của thập kỷ 1970 chỉ là dịch hại thứ yếu, chúng đã trở nên
nổi trội nhất và thay thế vị trí gây hại của rầy nâu ở những vùng gieo trồng lúa
lai Indica vào những năm của thập kỷ 1980. Rầy lưng trắng cũng đã trở thành
dịch hại kinh tế quan trọng trên lúa Japonica ở miền Trung Trung Quốc do

thay thế ồ ạt bằng diện tích lúa lai ở miền Nam Trung Quốc. Sự bùng phát
dịch hại của rầy lưng trắng và rầy nâu ở Trung Quốc vào những năm 1987 và
1991 khi lúa lai được gieo tròng bằng khoảng một nửa tổng diện tích gieo
trồng lúa.
1.2.6.2. Di chuyển của rầy lưng trắng
Di chuyển là một đặc điểm rất quan trọng của rầy lưng trắng vì vậy nó
đã được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu.
Kisimoto và cộng sự (1994) [20] cho rằng cường độ ánh sáng đèn về
ban đêm là nhân tố quyết định đối với việc cất cánh, ngoài ra nhiệt độ cũng là
yếu tố quan trọng.
Perfect và Cook (1994) [35] kết luận rằng rầy thường cất cánh (bốc
bay) nhiều nhất vào buổi tối và cất cánh theo chu kỳ. Theo Jeffry và Dyck
(1983) đã kết luận rằng ở vùng nhiệt đới các hoạt động bay được tăng cường
ở những đêm trăng rằm, hơn nữa việc di chuyển hàng loạt có thể phản ánh
một thời kỳ sinh sản mà thời kỳ này có liên quan đến tuần trăng.
Sự phát triển buồng trứng của con cái cánh dài chậm hơn so với cánh
ngắn, con cái cánh ngắn thuần thục sinh học sớm hơn và tiến hành giao phối
ngay trong ngày hóa trưởng thành (Kisimoto, 1965; Ohkubo, 1967; Mochida,
1970). Johnson (1969) đã miêu tả sự di cư như là một “Hội chứng bay sinh
trứng” (oogenesis fligh syndrom) của quá trình tiền sinh sản của rầy di cư
[Dẫn theo 11].
Kisimoto và cộng sự (1994) [20] và Noda (1986) [31] đã nhận xét rằng
những cá thể rầy cánh dài bắt được trên biển Đông Trung Quốc di cư vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Nhật Bản là chưa thuần thục về sinh học.

Kết quả nghiên cứu của Sogawa và cộng sự (1994) [43] cho thấy thời
gian bay trung bình của con đực và con cái thay đổi từ 8 - 10 giờ và thời gian
bay dài nhất được ghi nhận là 32 giờ. Việc bay của chúng chịu ảnh hưởng của
điều kiện áp suất khí quyển, nhiệt độ và ẩm độ. Điều này liên quan đến việc di
chuyển của rầy nâu và rầy lưng trắng qua biển đông đến Nhật Bản và Triều
Tiên, Hàn Quốc. Ngoài ra tốc độ gió còn quyết định việc hạ cánh của rầy lưng
trắng.
Theo Kisimoto (1994) [20] cho rằng việc hạ cánh của rầy di cư có tính
chất định hướng đồng lúa nhưng cũng phụ thuộc vào tốt độ gió vì số lượng
rầy nâu và RLT bắt được trên biển Đông Trung Quốc có tương quan âm với
tốc độ gió xấp xỉ 500m trong suốt thời kỳ di cư hàng loạt.
Otuka và cộng sự (2008) [33] đã tiến hành phân tích số liệu bẫy đèn
trong tháng 4 và tháng 5 của miền Bắc Việt Nam và kết luận rằng: Vào thời
điểm cuối vụ Đông Xuân hàng năm rầy nâu và RLT ở miền Bắc Việt Nam đã
di chuyển sang các tỉnh ở phía Nam của Trung Quốc như tỉnh Giang Tây,
Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam và tỉnh Phúc Kiến. Sau khi đến miền Nam
Trung Quốc, rầy lưng trắng nhân lên một vài thế hệ rồi tiếp tục di cư đến Nhật
Bản vào mùa mưa (cuối tháng 6, đầu tháng 7) khi gió mùa Tây Nam thổi
mạnh qua biển Đông Trung Quốc.
1.2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động quần thể rầy lưng trắng
Thông qua thí nghiệm trên đồng ruộng Kushwaha (1982) [22] đã nhận
xét rằng, thời vụ gieo cấy càng muộn thì mật độ rầy lưng trắng càng cao và
mật độ quần thể rầy lưng trắng có tương quan thuận với mức độ bón phân
đạm.
Saha (1986) [40] và Ram (1986) [39] cho rằng, các nhân tố ảnh hưởng
đến sự bùng phát số lượng rầy lưng trắng là mưa kéo dài kéo theo thời tiết ẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



×