Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI HUY HIỆP

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG
ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và để bảo vệ một học vị chưa được sử dụng lần nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Bùi Huy Hiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ tận
tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành
bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Thái Đại – Khoa Môi Trường –
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo
Khoa Quản lý Đất đai, Ban quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban BTGPMB Quận Đống Đa, Ủy Ban nhân Dân Phường Láng Thượng, Ủy Ban Nhân
Dân Phường Nam Đồng đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè
đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày........tháng......năm 2015
Học viên

Bùi Huy Hiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tẳt.................................................................................. vii
Danh mục bảng ................................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu ......................................................................... 2

1.2.1. Mục đích ................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1.

Cơ sở lý luận của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ............ 3

1.1.1. Sự cần thiết của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ..................... 3
1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng ........................ 4
1.2.

Công tác bồi thường, thu hồi đất của các tổ chức tài trợ, của một số
nước trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................ 5

1.2.1. Quy định bồi thường thu hồi đất của một số tổ chức tài trợ (WB
và ADB) ....................................................................................... 5
1.2.2.

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới ...........6


1.2.3. Kinh nghiệm và tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư tại một số địa phương ở Việt Nam ........................................ 9
1.3.

Công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam ................... 15

1.3.1.

Các văn bản có liên quan trong quản lý Nhà nước về đất đai .................... 15

1.3.2. Nội dung cơ bản của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
quy định pháp luật................................................................................. 24
1.4.

Nhận định công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay. ............. 30

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 32
2.1.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................... 32

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



2.2.

Nội dung nghiên cứu ................................................................... 32

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 33
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu ....................................... 33
2.3.3. Phương pháp so sánh và đánh giá.......................................................... 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................... 35
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Đống Đa, Thành
phố Hà Nội ................................................................................. 35

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35
3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 36

3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn .............................................. 40
3.2.

Tình hình sử dụng đất quận Đống Đa .................................................... 40

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất Quận Đống Đa.................................................. 40
3.2.2. Biến động sử dụng đất Quận Đống Đa .................................................. 42
3.3.

Tình hình chung về công tác bồi thường và căn cứ xác định giá đất,
giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận Đống

Đa, Thành phố Hà Nội .......................................................................... 44

3.3.1. Tình hình chung về công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội ............ 44
3.3.2. Căn cứ xác định giá đất và giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
trên địa bàn thành phố Hà Nội............................................................... 46
3.4.

Công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội qua 2 dự án ............................. 47

3.4.1. Sơ lược về hai dự án thu hồi đất trên địa bàn Quận Đống Đa ................ 47
3.4.2. Các văn bản pháp lý có liên quan đến các dự án .................................... 48
3.4.3. Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất ở 2 dự án ............................................................................. 51
3.5.

Tác động của việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đến đời
sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất ...................................... 69

3.6.

Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng .......... 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.6.1. Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư .......................... 77

3.6.2. Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB ...... 77
3.6.3. Nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của cán bộ thực hiện công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. ..................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 79
Kết luận ................................................................................................. 79
Kiến nghị ............................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẲT

ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á

BT, HT & TĐC

: Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

CNH – HĐH

: Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá

ĐVT

: Đơn vị tính


GPMB

: Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Stt

: Số thứ tự

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VT

: Vị trí

WB

: Ngân hàng thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 quận Đống Đa .............................. 41
Bảng 3.2: Biến động sử dụng đất Quận Đống Đa .............................................. 42
Bảng 3.3: Khái quát các dự án nghiên cứu ........................................................ 48
Bảng 3.4: Kết quả bồi thường về đất của dự án 1 .............................................. 54
Bảng 3.5: Kết quả bồi thường về đất dự án 2 .................................................... 55
Bảng 3.6: So sánh giá bồi thường đất ở với giá thị trường tại thời điểm
bồi thường............................................................................... 56
Bảng 3.7: Tổng hợp về chính sách hỗ trợ tại 2 dự án ........................................ 60
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu nghiên cứu của hai dự án. ......................................... 70
Bảng 3.9: Tổng hợp đánh giá của các hộ gia đình chịu ảnh hưởng từ việc
thu hồi đất......................................................................................... 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của mọi quốc gia việc giải phóng mặt bằng để xây
dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là việc làm không
thể tránh khỏi. Nhịp độ phát triển càng lớn thì nhu cầu giải phóng mặt bằng càng
cao và trở thành thách thức lớn đối với sự thành công không chỉ trong lĩnh vực

kinh tế mà cả trong lĩnh vực chính trị, xã hội trên phạm vi quốc gia. Vấn đề giải
phóng mặt bằng trở thành điều kiện tiên quyết của sự phát triển, nó đòi hỏi phải có
sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để. Đó là nội dung không thể né tránh
của sự phát triển, là yếu tố quyết định sự tiến bộ và thành công của sự phát triển.
Không nằm ngoài quy luật của sự phát triển, Việt Nam với đặc thù là một
nước đang phát triển, trong điều kiện hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc
CNH - HĐH đất nước, nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích an
ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng. Vì vậy
việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi, song đã và đang
gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các
công trình, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và nền kinh tế đất nước.
Những nguyên nhân chính gây trở ngại cho công tác giải phóng mặt bằng,
thu hồi đất đó là người sử dụng đất khi bị thu hồi chưa đồng ý với mức giá bồi
thường của các cơ quan chức năng, công tác bồi thường chưa đảm bảo sự công
bằng cũng như việc chuẩn bị các phương án bồi thường chưa đầy đủ. Quận Đống
Đa có vị trí địa lý quan trọng nằm trên trục phát triển phía tây thành phố và có
nhiều dự án GPMB, cũng như các quận khác trên trong thành phố Hà Nội cũng
không nằm ngoài những trở ngại đó.
Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, đồng thời được sự phân công của khoa
Quản lý Đất Đai – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI, học viên đã chọn đề tài: “Đánh giá việc thực
hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại
một số dự án trên địa bàn Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ quản lý đất đai của mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất ở một số dự án
trên địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng, đảm bảo ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tế.
1.2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu những quy định cụ thể về BT,HT và TĐC trên địa bàn quận
Đống Đa.
- Đánh giá được thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác BT,HT và TĐC ở
một số dự án trên địa bàn quận Đống Đa,thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những
tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các
dự án đầu tư trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
1.1.1. Sự cần thiết của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
1.1.1.1 Khái niệm thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng
đất vi phạm pháp luật về đất đai [ Khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai 2013].
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất
đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất [Khoản 12, Điều 3, Luật

Đất đai 2013].
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển[Khoản 14, Điều 3, Luật
Đất đai, 2013].
Công tác BT,HT và TĐC được thực hiện sau khi Nhà nước có quyết định
thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho những tổ
chức cá nhân có đất bị thu hồi.
Theo từ điển tiếng Việt, “Bồi thường” có nghĩa là trả lại tương xứng giá
trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể
khác. “Giải phóng mặt bằng” có nghĩa là di dời, dọn dân đi nơi khác để lấy mặt
bằng xây dựng công trình (Từ điển Tiếng Việt,2010)
Như vậy, không phải mọi khoản đều bồi thường bằng tiền, có thể thay thế
bằng hiện vật tương xứng về giá trị hoặc công lao. Sự mất mát của người bị thu hồi
đất không chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về mặt tinh
thần, đặc biệt đối với trường hợp người sử dụng đất phải di chuyển đến chỗ ở mới.
Trên thực tế, ngoài các khoản bồi thường nói trên thì còn có một hình thức
bồi thường khác gọi là hỗ trợ. Nhà nước cần phải có các hỗ trợ để người bị thu
hồi đất ổn định cuộc sống trong thời gian đầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.1.1.2. Nhu cầu thu hồi đất trong công cuộc CNH-HĐH đất nước
CNH- HĐH và đô thị hoá là con đường phát triển của mọi quốc gia trên
thế giới. Sức ép về việc phân bổ quỹ đất phù hợp để có thể phục vụ quá trình sản
xuất cũng như phục vụ cuộc sống sinh hoạt của người dân.Vì vậy việc sử dụng
quỹ đất đai hợp lý phục vụ cho nền kinh tế luôn là nhiệm vụ hàng đầu và công

tác quản lý, sử dụng vốn đất quốc gia cũng cần được nâng cao trước xu thế vận
động của nền kinh tế.
Xuất phát từ những lý do trên mà việc thu hồi đất để phục vụ quá trình
CNH - HĐH là vấn đề tất yếu và không thể tránh khỏi. Công cuộc GPMB, thu
hồi đất đang diễn ra mọi nơi, song còn tồn tại nhiều bất cập:
+ Chưa đảm bảo được cân bằng giữa lợi ích chung (Nhà nước, xã hội,
cộng đồng) và lợi ích riêng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng).
+ Kinh phí dùng để BT,HT và TĐC từ ngân sách Nhà nước trong khi lợi
ích cho phát triển mang lại chưa trở thành nguồn thu đầy đủ, ổn định và hợp pháp
của nhà đầu tư.
+ Việc dựa vào chứng cứ pháp lý để giải quyết bồi thường chưa thỏa đáng
vì hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo.
1.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng
Quá trình BT,HT và TĐC mang tính đa dạng và phức tạp, cụ thể như sau:
* Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên địa bàn khác nhau
với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định.
Đối với khu vực trung tâm, mật độ dân cư cao, giá trị đất và tài sản lớn,
dẫn đến quá trình BT,HT và TĐC có những thuận lợi, khó khăn khác với khu vực
ven đô.
* Tính phức tạp thể hiện
- Ở khu vực nông thôn, dân cư sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt là khi trình độ dân trí, trình độ sản
xuất của người dân còn hạn chế, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp không cao.
Công tác tuyên truyền, vận động dân cư di chuyển là rất khó khăn, việc hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp rất cần thiết. Mặt khác, công tác định giá bồi thường trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



khu vực này gặp nhiều khó khăn, do cây trồng, vật nuôi vừa đa dạng vừa không
tập trung.
- Việc bồi thường đối với đất ở có nhiều phức tạp hơn vì: Đất ở có giá trị
lớn, liên quan trực tiếp tới đời sống người dân. Bên cạnh đó là tâm lý không
muốn di chuyển chỗ ở, thay đổi môi trường sống của người dân. Từ những điểm
trên có thể nhận thấy công tác BT,HT và TĐC tại những khu vực khác nhau thì
sẽ có những đặc điểm khác nhau và cần phải có phương án bồi thường sao cho
phù hợp, thoả đáng.
1.2. Công tác bồi thường, thu hồi đất của các tổ chức tài trợ, của một số
nước trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Quy định bồi thường thu hồi đất của một số tổ chức tài trợ (WB và ADB)
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và
các tổ chức phi chính phủ thì bản chất việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng phải đồng thời đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh
hưởng để họ có cuộc sống tốt hơn trước về mọi mặt. Từ quan điểm đó chính sách
bồi thường công bằng là bồi thường ngang bằng với tình trạng như không có dự
án được sử dụng bằng giá thay thế, sao cho đời sống của người bị ảnh hưởng sau
khi được bồi thường ít nhất phải đạt được ngang mức cũ của họ trước khi có dự
án. Tuy vậy các chính sách này cũng có những khác biệt so với chính sách của
nhà nước Việt Nam, như:
Theo ADB và WB thì thiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng
tới bồi thường cho một số nhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả đối
tượng không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh thần. Ở
Việt Nam trước kia chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp nhưng
ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP đã mở rộng khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy
định rõ ràng các trường hợp không được bồi thường về đất, nếu xét thấy cần được
hỗ trợ thì UBND tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo chính sách của ADB thì việc BT, HT và TĐC bao giờ cũng phải

hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi ở Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này, rất nhiều dự án vừa tiến hành giải
phóng mặt bằng vừa triển khai thi công, thực hiện thi công đối với phần đất đã
được giải phóng mặt bằng nhằm tránh bị lấn chiếm đất.
Quy định của ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin
về dự án cũng như chính sách BT,HT và TĐC của dự án cho các hộ nông dân mà
còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thoả mãn các yêu cầu chính đáng của họ
trong suốt quá trình kế hoạch hoá cũng như thực hiện công tác tái định cư.
Theo quy định của ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện
dự án phải thuê một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin
khách quan. Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về
giám sát độc lập về tái định cư. Cho nên việc giám sát độc lập công tác tái định cư là
công tác khá mới mẻ ở Việt Nam và ít cá nhân thành thạo với công việc này.
Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn
theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn còn có những hạn chế.
1.2.2. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới
Công tác BT,HT và TĐC không chỉ riêng Việt Nam quan tâm, mà tất cả
các tổ chức trên thế giới đều quan tâm bởi tầm quan trọng của nó cho sự phát
triển cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuỳ vào điều kiện và khả
năng của mình mà mỗi quốc gia có những chính sách khác nhau trong công tác
giải phóng mặt bằng. Tìm hiểu chính sách của các quốc gia đó, chúng ta có thể
rút ra những kinh nghiệm quý giá.
Trung Quốc
Trung Quốc thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai, gồm

hai dạng: 1- đất đô thị thuộc sở hữu nhà nước; 2- đất nông thôn và ngoại thành,
ngoại thị thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp lần sửa đổi mới nhất năm 2005 quy
định: “Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích công cộng, có thể căn cứ vào pháp luật
mà trưng thu hay trưng dụng đất đai và trả bồi thường”. Các nhà làm luật giải
thích rằng trưng thu áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển
quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nước, còn trưng dụng thì áp dụng đối với
đất thuộc sở hữu nhà nước vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất mà thôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Luật Đất đai ra đời năm 1986, đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các
năm 1988, 1998 và 2004, chia đất đai thành đất nông dụng, đất dùng vào xây
dựng và đất chưa lợi dụng. Luật quy định mọi đơn vị và cá nhân khi cần đất đai
để tiến hành xây dựng thì phải căn cứ vào pháp luật mà xin sử dụng đất thuộc sở
hữu nhà nước, trừ trường hợp xây dựng xí nghiệp hương trấn, nhà ở nông thôn,
cơ sở hạ tầng và công ích hương trấn.
Đối với đất thuộc sở hữu nhà nước, khi nhu cầu đất vì lợi ích công cộng
hoặc để cải tạo các khu đô thị cũ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì được
thu hồi quyền sử dụng đất có bồi thường. Khi đó để thu hồi đất buộc phải di dời
nhà cửa, vì vậy năm 1991 Quốc vụ viện ban hành Điều lệ quản lý di dời nhà cửa
đô thị, đến năm 2001 thì thay bằng Điều lệ mới. Theo Điều lệ này thì bên di dời
phải bồi thường về nhà cửa cho bên bị di dời bằng tiền tính theo giá thị trường
hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản. Không bồi thường nhà xây trái phép hoặc nhà
tạm đã hết hạn.
Nói chung, chính quyền các thành phố lớn đều dựa trên văn bản pháp quy
của nhà nước để ban hành các quy định, điều lệ của địa phương về trưng thu đất
và di dời nhà cửa. Tuy nhiên nhiều học giả Trung Quốc cho rằng thể chế và

chính sách trưng thu đất hiện hành tồn tại các nhược điểm. Để khắc phục các
nhược điểm kể trên, họ đề xuất một loạt giải pháp, chủ yếu là hoàn thiện khung
pháp lý và áp dụng cơ chế thị trường.
Thái Lan
Pháp luật đất đai Thái Lan cho phép hình thức sở hữu cá nhân với đất
đai, vì vậy khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất thì đều phải có sự thỏa
thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở
hữu) trên cơ sở một hợp đồng.
Không có chính sách đền bù tái định cư quốc gia, vì đa hình thức sở hữu đất
đai nhưng Hiến Pháp năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích
xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước,
phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo thời giá
thị trường cho những người hợp pháp về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


ra và quy định việc đền bù phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có
quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các qui định này, các ngành có qui định chi tiết
cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình
Năm 1987 Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụng
cho việc trưng dụng đất phục vụ vào các mục đích xây dựng công cộng, an ninh
quốc phòng. Luật BE 2530 quy định những nguyên tắc thu hồi đất, nguyên tắc
tính giá trị bồi thường các loại tài sản được bồi thường, trình tự lập dự án, duyệt
dự án, lên kế hoạch bồi thường trình các cấp phê duyệt. Luật còn quy định thủ
tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường tái định cư, trình tự đàm
phán, nhận tiền bồi thương, trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại, trình tự đưa
ra tòa án.

Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện
rất tốt, việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác BT,HT và TĐC
rất được quan tâm, các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này.
Sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, sự phân công nhiệm vụ rõ
ràng, phân cấp rõ về trách nhiệm, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn
đề, cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác BT,HT và TĐC.
Hàn Quốc
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ ạt từ các vùng
nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng thiếu đất định cư
trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư, chính quyền thành
phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc đền bù được thực
hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài chính, cho quyền mua căn hộ do
thành phố quản lý và chính sách tái định cư.
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do thành phố quản lý,
được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5 km. Vào những
năm 70 của thế kỷ trước, khi thị trường bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có quyền
mua căn hộ có thể bán lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều lần so
với giá gốc .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Kenya
Trong quá trình phát triển đất nước, Kenya đang đẩy mạnh việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, đặc biệt chú ý đến phát triển hệ thống điện quốc gia. Chính vì vậy,
một trong những vấn đề có tầm quan trọng sống còn là giải phóng mặt bằng để
phát triển mạng lưới điện. Chính phủ Kenya đã đề ra các chính sách về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cụ thể đối với công việc này.

Khung áp dụng cho tất cả những người bị di dời, bất kể tổng số bị ảnh
hưởng, mức độ nghiêm trọng của các tác động và dù có hoặc không có quyền
pháp lý đối với đất. Chú ý đặc biệt sẽ được dành cho các nhu cầu của các nhóm
dễ bị tổn thương trong số những người phải di dời; đặc biệt là những người sống
dưới mức nghèo khổ; người không có đất, các người già, phụ nữ và trẻ em, các
nhóm bản địa và các dân tộc thiểu số và tôn giáo hay người di dời khác, những
người có thể không được pháp luật Kenya bảo vệ
Để giải quyết các tác động của chính sách này, các phương án tái định cư và
bồi thường sẽ bao gồm các biện pháp để đảm bảo rằng những người di dời được:
• Thông báo về quyền và các tùy chọn liên quan đến tái định cư của họ và
bồi thường.
• Tham khảo ý kiến trên, cung cấp sự lựa chọn / tùy chọn, và được cung
cấp những giải pháp tái định cư và bồi thường khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật.
• Cung cấp bồi thường nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thay thế đầy
đủ thiệt hại tài sản và tiếp cận liên quan đến dự án.
• Cung cấp các cơ hội để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục sinh kế và mức
sống của họ.
(Kenya Power (2012), Resettlement policy framework for Kenya power
projects)
1.2.3. Kinh nghiệm và tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư tại một số địa phương ở Việt Nam
1.2.3.1. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua tình hình quản lý và sử dụng đất của các tổ chức và các nước trên thế
giới Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính
sách BT, HT và TĐC ở một số điểm sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



- Cần có một hệ thống pháp Luật đất đai đầy đủ, chi tiết đồng bộ, phù hợp
với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học. Xây dựng
chính sách và các thủ tục rất chi tiết trong đó mục tiêu của chính sách này là
cung cấp cơ hội cho người được bố trí tái định cư thông qua cách tiếp cận cơ bản
nơi ở ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái
định cư. Để làm được điều này thì cần quy định kế hoạch xây dựng bố trí tái
định cư chi tiết được chuẩn bị trước, khi thông qua dự án cùng với việc dàn xếp
kinh tế, khôi phục cho từng địa phương từng hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng.
- Về giá đất để BT là yếu tố cơ bản để người bị thu hồi đất thực hiện tốt
các chủ trương thu hồi đất của Nhà nước. Do vậy, việc xây dựng bảng giá đất
hàng năm của Nhà nước cần xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất trên thị trường và có tính ổn định từ 3-5 năm tránh việc khi xây dựng lại bảng
giá gây tâm lý cho người bị thu hồi đất mong đợi giá đất năm sau cao hơn năm
trước, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
- Cần nâng cao giá trị pháp quyền của Nhà nước vững chắc, năng lực thể
chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao. Nâng cao sự
thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng,
phân cấp rõ về trách nhiệm, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn đề,
cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác BT, HT và TĐC. Bên cạnh
đó, việc nâng cao năng lực cho các tổ chức chuyên trách, cán bộ có phẩm chất,
năng lực phục vụ công tác BT, HT và TĐC cần được quan tâm hơn nữa. Nâng
cao và chú trọng công tác tuyên truyền vận động đối với các hộ gia đình, cá nhân
bị di dời giải phóng mặt bằng vì những người này là những đối tượng bị ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính sách thu hồi đấtBT, HT và TĐC.
1.2.3.2. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số
địa phương ở Việt Nam
Công tác GPMB trước đây ở Việt Nam dựa trên cơ sở Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ra ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành về việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hiện nay Nghị định
47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định về bồi thường


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã thay thế Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004. Mỗi địa phương sẽ có những văn bản cụ thể
hướng dẫn thực hiện Nghị định 47/2014/NĐ-CP. Tình hình thực hiện công tác
BT,HT và TĐC ở một số địa phương cụ thể như sau:
*) Hà Nội
Hà Nội – Thủ đô của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục – đào tạo, kinh tế và giao lưu quốc
tế. Đây cũng là nơi đang diễn ra các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa phát
triển năng động và tăng trưởng nhanh chóng (bình quân 10-11% năm). Việc Hà
Nội được mở rộng năm 2008 với diện tích lớn hơn ba lần Hà Nội trước đây đã
mở ra những cơ hội đồng thời cùng với những thách thức trên con đường xây
dựng một thủ đô văn minh hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển
của Thủ đô hiện tại và tương lai, việc GPMB được thực hiện với quy mô chưa
từng thấy, đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một bộ
phận lớn dân cư Thủ đô.
Mật độ dân số ở khu vực nội thành rất cao, mỗi một dự án được triển khai
dù lớn hay nhỏ thường phải di dời hàng trăm, hàng nghìn hộ dân để có mặt bằng
thi công. Hiện nay ở khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục công trình lớn, dự
án trọng điểm của Trung ương và thành phố được triển khai như các tuyến đường
sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, vành đai 1, vành đai 2, đường
Trần Phú - Kim Mã… cho thấy khối lượng khổng lồ trong công tác GPMB.
Cùng với việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện tích cực
thực hiện công tác BT,HT và TĐC để bàn giao đất đúng hạn cho nhà thầu, thành
phố còn tập trung giúp các địa phương tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình

triển khai. Đây là nhiệm vụ không hề đơn giản. Bởi khó khăn lớn nhất đối với
các địa phương là việc xác định nguồn gốc đất để xây dựng phương án BT.
Trong khi đó, công tác quản lý đất đai ở nhiều nơi, nhiều lúc bị buông lỏng;
không ít những vi phạm được tồn tại rất nhiều năm nay. Vì vậy, mà có những
trường hợp, việc xác định nguồn gốc đất không thể thực hiện nổi, dẫn đến công
tác BT, HT và TĐC bế tắc kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ dự án…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng thành phố đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận trong năm 2014 vừa qua, góp phần thúc đẩy mạnh tiến độ thi
công các công trình. Những gói thầu tiếp theo của dự án đường vành đai 2 như
đoạn từ Xuân La- Bưởi cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Tuyến đường nối cầu
Nhật Tân với sân bay quốc tế Nội Bài vào thời gian này năm ngoái, vẫn còn hơn
340 hộ không chịu bàn giao mặt bằng do không chấp thuận phương án BT. Khẩn
trương tháo gỡ những vướng mắc ấy, đến nay tuyến đường đã được thông xe …
Đạt được kết quả ấy là do thành phố đã tập trung chỉ đạo và ưu tiên vốn
cho công tác BT, HT và TĐC. Cụ thể, năm 2014, UBND thành phố đã ứng 700
tỷ đồng từ nguồn quỹ dự trữ tài chính thành phố để tạo nguồn vốn GPMB các dự
án, công trình trọng điểm chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2014-2015. Bên
cạnh đó, thành phố còn tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại các địa
phương bằng cơ chế, chính sách. Với việc ban hành Quyết định số 02/2013/QĐUBND, tiến độ bàn giao đất được đẩy mạnh bởi việc BT không theo khung giá
ban hành hàng năm của UBND thành phố nữa, mà thông qua đơn vị tư vấn định
giá độc lập, nhằm đưa giá BT sát với giá thị trường. Đồng thời, áp dụng một số
giải pháp nhất thời như vận dụng chính sách thưởng tiến độ trong mức có thể cho
những người chấp hành nghiêm túc yêu cầu của thành phố; xem xét bán nhà tái
định cư theo nhu cầu cho từng người có hoàn cảnh cụ thể…, nhằm tạo sự đồng
thuận của người dân, đẩy nhanh tiến độ đối với dự án nào đang quá chậm trễ

GPMB. Chuẩn bị cho đủ quỹ nhà tái định cư cũng là nhân tố quyết định tới tiến
độ thu hồi đất.
Năm 2015, là năm có rất nhiều dự án hạ tầng được triển khai quyết liệt
trên địa bàn. Để thực hiện tốt các kế hoạch GPMB, phục vụ thi công, thành phố
sẽ đôn đốc thường xuyên tiến độ đầu tư xây dựng quỹ nhà ở tái định cư; trong đó,
ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư
phục vụ công tác GPMB các dự án trọng điểm. Đẩy mạnh cải cách công tác giao
nhà, bán nhà tái định cư theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính có liên quan
mà người được tái định cư phải thực hiện. Nghiên cứu các hình thức tự lo tái
định cư linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương và với điều kiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


của từng dự án, để người bị thu hồi đất lựa chọn thực hiện và chấp hành bàn giao
mặt bằng. Thành phố cũng sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt nguồn vốn GPMB cho
các dự án, nhất là đối với các dự án trọng điểm.
Do đó, tình hình GPMB ở Hà Nội vẫn tồn tại những cái gai nhức nhối,
cũng như không thể giảm độ nóng của khiếu kiện liên quan đến công tác BT,HT
và TĐC.
*) Hải Phòng
Hải phòng có nhiều khu kinh tế lớn được xây dựng, các khu đô thị, cảng
cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế và các khu công nghiệp ngày càng được xây
dựng và phát triển. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng phải trở thành yếu tố
quyết định để thu hút đầu tư góp phần quan trọng để xây dựng và phát triển thành
phố thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu của công tác giải phóng mặt
bằng chính là tạo ra nhiều mặt bằng sạch, bàn giao đúng về tiến độ, đủ về
diện tích cho các nhà đầu tư. Qua đó, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi,
tạo ra hình ảnh mới, tin cậy đối với các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên

địa bàn thành phố.
Công tác GPMB hiện nay ở Hải Phòng được thực hiện theo Quyết định
số 2680/2014/QĐ-UBND Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố;
BT, HT và TĐC ở đâu cũng thường vấp phải những khó khăn nhất định,
song tại Hải Phòng nguyên nhân chính lại bởi cách giải quyết "tiền hậu bất nhất".
Và khi tiến độ đòi hỏi gắt gao, Ban quản lý BT, HT và TĐC của dự án đã "xuống
thang", nâng mức tiền bồi thường để các hộ di dời... Mặt khác, một số địa
phương không làm tốt công tác quản lý nguồn gốc đất, tính toán bồi thường
không chính xác gây khiếu kiện kéo dài, hoặc làm chưa tốt công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân. Chính quyền địa phương còn thiếu trách nhiệm với các chủ
đầu tư. Không ít chủ đầu tư than phiền rằng nhiều vụ việc các ngành chức năng
thành phố không giải quyết dứt điểm, kéo dài thời gian. Một số chủ dự án, do chờ
đợi quá lâu, đã chuyển đi tỉnh khác đầu tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


*) Đà Nẵng
Là một đô thị lâu đời nằm ven biển miền Trung, Đà Nẵng trở thành thành
phố trực thuộc Trung ương kể từ năm 1997. Tròn 15 năm phát triển, Đà Nẵng từ
chỗ là một đô thị nghèo, thu ngân sách nhà nước hạn hẹp đã có bước phát triển
mạnh mẽ. Một trong những thành công nổi bật của Đà Nẵng trong khai thác hiệu
quả và hợp lý nguồn lực tài chính đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội là “gỡ nút
thắt” trong BT, HT và TĐC. Xác định công tác BT, HT và TĐC thực hiện chính
sách thu hồi đất đai là vấn đề then chốt trong đô thị hóa, Đà Nẵng chủ trương
chọn đây là khâu đột phá trong phát triển hạ tầng đô thị.
Để thực hiện việc này thuận lợi, điều đầu tiên các cấp ngành chức năng

của Thành phố thực hiện là tập trung quản lý chặt chẽ chất lượng đồ án quy
hoạch nhằm nâng cao giá trị tài nguyên đất, giải quyết tốt việc phân chia bình
đẳng phần giá trị tăng thêm của đất đai gắn với hạ tầng mới đầu tư và đảm bảo
phát triển đúng quy hoạch.
Công tác BT, HT và TĐC được chuyên môn hóa cao, thể hiện sự quan
tâm thiết thực đến lợi ích của người dân và được quán triệt đầy đủ, nhất quán đối
với tất cả các dự án trên địa bàn. Trong các trường hợp khiếu kiện đặc biệt, Chủ
tịch UBND Thành phố trực tiếp bố trí tiếp dân, lắng nghe, chỉ đạo giải quyết các
kiến nghị.
Công tác BT, HT và TĐC tại Đà Nẵng hiện nay được thực hiện theo
Quyết định 06/2015/QĐ-UBND ngày 14/3/2015 quy định về trình tự, thủ tục
thu hồi đất BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Tuy thế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình di dời giải toả và
tái định cư ở Đà Nẵng cũng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp
như tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp; thu nhập giảm sút, nợ nần phổ biến
của cộng đồng dân sau tái định cư, nhất là trong giai đoạn đầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.3. Công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
1.3.1. Các văn bản có liên quan trong quản lý Nhà nước về đất đai
Luật Đất đai khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu. Chủ sở hữu về đất đai có các quyền chiếm hữu, định đoạt và sử
dụng đất đai. Một trong các quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai là giao
đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Với tư
cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện quyền năng định đoạt đất đai

trong trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng; thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển
kinh tế; thu hồi đất đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai,
không sử dụng đất, sử dụng đất không hiệu quả; thu hồi đất khi người sử dụng
đất không còn nhu cầu sử dụng.
Nhà nước chỉ thực hiện BT, HT, TĐC đối với người đang sử dụng đất bị
thu hồi khi Nhà nước thu hồi vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng; phát triển kinh tế.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; căn cứ vào
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án TĐC để đảm bảo phục vụ TĐC
cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
Một số chính sách của Nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người có đất
bị thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, phát triển kinh tế từ trước đến nay:
Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định cụ thể các
chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp
pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định
khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ về việc BT khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng. Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định chi tiết, hoàn chỉnh,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


toàn diện, tiến bộ và hợp lý hơn Nghị định 90/CP. Chi tiết hơn về phạm vi áp

dụng, quy định thêm một số chính sách hỗ trợ mới về TĐC, giá đất để tính BT
thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định
của Chính phủ nhân với hệ số k.
Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP quy định phương pháp xác định hệ số K
để định giá đất bồi thường, lập lại phương án bồi thường , nội dung và chế độ
quản lý, và một số nội dung khác.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Thông tư 145/1998/TT-BTC đã phát
sinh một số vướng mắc. Ngày 04/9/1999, Bộ tài chính đã ra văn bản số 4448/TTQLCS hướng dẫn xử lý vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng theo
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP.
Để phù hợp với những nội dung thay đổi của luật đất đai 2003 và cụ thể
hoá luật này trong công tác BT,HT và TĐC thì ngày 03/12/2004 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là Nghị định thay thế cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP.
Nghị định này đã quy định cho tiết hơn, đầy đủ và toàn diện hơn, tiến bộ và hợp lý
hơn Nghị định 22/1998/NĐ-CP, phù hợp với những nội dung thay đổi của Luật Đất
đai năm 2003.
Tuy nhiên trong quá trình thể hiện:
- Về phạm vi điều chỉnh:
Ngoài trường hợp BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào
mục đích lợi ích quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích kinh tế
thì còn thêm trường hợp bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định: Cộng đồng
dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ. Khi Nhà nước thu
hồi đất không thuộc phạm vi quy định của Nghị định.
- Về đối tượng áp dụng (Điều 2)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 16


Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, các nhân nước ngoài đang
sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi.
Người bị thu hồi đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Người có
đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích đã quy định mà
tự nguyện biếu, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
- Về chi trả bồi thường, HT và TĐC (Điều 3)
+ Nhà nước tổ chức thực hiện việc BT, HT và TĐC và GPMB, quy định
cho các trường hợp:
Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất.
Tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
+ Quy định về chi phí BT, HT và TĐC.
- Về bồi thường đất
+ Về nguyên tắc BT
Quy định thêm về trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì
UBND cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.
Quy định về trường hợp người sử dụng đất được BTmà chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính về đất đai.
Quy định những trường hợp thu hồi đất mà không được BT.
+ Về điều kiện để được BT về đất (Điều 8)
Mở rộng hơn các trường hợp không có chứng thư pháp lý nhưng vẫn
được BT.
Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình đền, chùa,

miếu, am, từ, đường, nhà thờ họ.
Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp đất được Nhà nước giao có thu
tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách
Nhà nước. Đất chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×