Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

phát triển sản xuất rau trái vụ tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VƯƠNG THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU TRÁI VỤ
TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VƯƠNG THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU TRÁI VỤ
TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thị Thuận

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
từng được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn


và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Tác giả luận văn

Vương Thị Ánh Tuyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Ngô Thị Thuận đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Mộc
Châu, Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng tài nguyên

môi trường huyện Mộc Châu, UBND xã Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc và các
ban ngành, đoàn thể tại 3 xã điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm

Học viên

Vương Thị Ánh Tuyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................... Error! Bookmark not defined.
Lời cảm ơn ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... vii
Danh mục bảng .................................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục hình .................................................................................................. ix
Danh mục sơ .................................................................................................... ix
Danh mục biểu đồ ............................................................................................... x

PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3

1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 5
2.1

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau trái vụ......................................... 5

2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 5
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ .............................. 8
2.1.3 Ý nghĩa phát triển sản xuất rau trái vụ.................................................... 10
2.1.4 Các quy luật kinh tế trong sản xuất rau trái vụ ....................................... 12
2.1.5 Nội dung phát triển sản xuất rau trái vụ ................................................. 14
2.1.6 Phát triển sản xuất rau trái vụ theo hướng bền vững ............................... 18
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau trái vụ ....................... 19
2.2


Cơ sở thực tiễn....................................................................................... 22

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trái vụ ở một số nước trên thế giới...................... 22
2.2.2 Tình hình sản xuất rau trái vụ ở Việt Nam ............................................. 27
2.3

Các nghiên cứu trước đây có liên quan .................................................. 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 31
3.1

Đặc điểm cơ bản huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .................................... 31

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................. 31
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 36
3.2

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 42

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 42
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 43
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 44
3.2.4 Phương pháp phân tích .......................................................................... 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 46

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 49
4. 1

Thực trạng phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn huyện Mộc Châu ....... 49

4.1.1 Các hình thức tổ chức sản xuất rau trái vụ.............................................. 49
4.1.2 Thời vụ và chủng loại ............................................................................ 54
4.1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng rau trái vụ Mộc Châu ............................ 55
4.1.4 Đầu tư chi phí ........................................................................................ 62
4.1.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất rau trái vụ ..................................... 64
4.2

Tình hình tiêu thụ rau trái vụ trên địa bàn huyện Mộc Châu ................... 66

4.2.1 Các hình thức tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ tại huyện ............................ 66
4.2.2 Công tác bảo quản, chế biến .................................................................. 72
4.2.3 Kênh tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn ...................................................... 73
4.2.4 Giá bán .................................................................................................. 77
4.2.5 Thương hiệu sản phẩm Rau an toàn Mộc Châu ...................................... 81
4.2.6 Kết quả và hiệu quả tiêu thụ rau trái vụ .................................................. 82
4.3

Đánh giá sự phát triển sản xuất rau trái vụ huyện Mộc Châu .................. 84

4.3.1 Sự gia tăng diện tích, sản lượng rau trái vụ ............................................ 84
4.3.2 Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ...................................................... 85
4.3.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức .............................................. 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page v


4.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn
huyện Mộc Châu.................................................................................... 93

4.4.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 93
4.4.2 Nhóm yếu tố kinh tế, tổ chức ................................................................. 94
4.4.3 Yếu tố thuộc về người sản xuất .............................................................. 96
4.4.4 Yếu tố thuộc về thị trường ................................................................... 102
4.4.5 Vai trò của các cơ quan hữu quan trong việc phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm Rau trái vụ Mộc Châu.............................................. 105
4.5

Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau trái vụ trên
địa bàn huyện Mộc Châu ..................................................................... 107

4.5.1 Định hướng phát triển sản xuất rau trái vụ ........................................... 107
4.5.2 Các giải pháp ....................................................................................... 108
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 115
5.1

Kết luận ............................................................................................... 115

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................. 116


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 118

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BCĐ

Ban chỉ đạo

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát tiển nông thôn

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC


Cơ cấu

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DT

Diện tích

GAP

Good Agricultural Practices

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã


HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHKTNN

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

SL


Sản lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng
3.1

Tên bảng

Trang

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Mộc Châu giai đoạn
2012 – 2014 ........................................................................................... 35


3.2

Tình hình dân số và lao động của Huyện qua 3 năm 2012 – 2014 .......... 37

3.3

Giá trị sản xuất các ngành của huyện Mộc Châu giai đoạn 2012 - 2014 ...... 41

3.4

Phân loại nhóm hộ trồng rau trái vụ điều tra trong từng xã ..................... 42

4.1

Thời vụ và chủng loại của một số loại rau trái vụ ở Mộc Châu ............... 54

4.2

Diện tích gieo trồng rau trên địa bàn Huyện Mộc Châu từ 2012 -2014 .............56

4.3

Diện tích một số loại rau trái vụ của Huyện từ 2012-2014 ..................... 58

4.4

Năng suất một số loại rau trái vụ của Huyện từ 2012 - 2014 .................. 60

4.5


Năng suất một số loại rau trái vụ và chính vụ trên địa bàn Huyện
Mộc Châu 2012-2014 ............................................................................ 61

4.6

Sản lượng rau trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2014 .......................... 62

4.7

Chi phí sản xuất cà chua, cải bắp và đậu trạch của các hộ điều tra ......... 64

4.8

Kết quả sản xuất cà chua, cải bắp và đậu trạch của các hộ điều tra ......... 65

4.9

Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ............................... 66

4.10

Tỷ lệ rau tiêu thụ theo các hình thức ...................................................... 68

4.11

Tình hình liên kết trong tiêu thụ rau của các hộ điều tra ......................... 70

4.12

Đặc điểm sự tham gia của nông dân trong các kênh hàng....................... 75


4.13

Giá bán một số loại rau trái vụ trên địa bàn huyện Mộc Châu ................ 77

4.14

Kết quả tiêu thụ 1 kg cà chua giữa các kênh tiêu thụ trên địa bàn
huyện Mộc Châu.................................................................................... 83

4.15

Một số chỉ tiêu thể hiện sự gia tăng sản xuất rau trái vụ trên địa bàn
huyện Mộc Châu.................................................................................... 84

4.16

Hiệu quả sản xuất một số loại rau và cây trồng chính của Mộc Châu ........... 85

4.17

Hiệu quả của sản xuất rau trái vụ và chính vụ trên một số loại rau ......... 87

4.18

Phân tích SWOT trong sản xuất rau trái vụ tại huyện Mộc Châu............ 90

4.19

Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2014 ............. 97


4.20

Tình hình chung của các hộ điều tra ....................................................... 97

4.21

Trình độ và kinh nghiệm sản xuất của các hộ điều tra ............................ 99

4.22

Một số thông tin chung 3 tổ hợp tác từ năm 2012 - 2014 ..................... 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

4.1

Mẫu tem nhãn Rau an toàn Mộc Châu................................................. 82

4.2


Poster quảng bá sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ............................... 104

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Hệ thống tổ chức quản lý sản xuất rau trái vụ của huyện Mộc Châu .... 52

4.2

Kênh tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ..................................... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang


4.1

Cơ cấu diện tích các loại rau trái vụ của nhóm nông dân ........................ 59

4.2

Giá cổng trại tại Mộc Châu của một số loại rau ..................................... 78

4.3

So sánh giá cà chua Mộc Châu tại cổng trại và chợ đầu mối tại Hà
Nội ....................................................................................................... 79

4.4

So sánh giá cải bắp Mộc Châu tại cổng trại và ở chợ đầu mối tại Hà
Nội ....................................................................................................... 80

4.5

So sánh giá đậu trạch Mộc Châu ở cổng trại và ở chợ bán buôn Hà
Nội ....................................................................................................... 80

4.6

So sánh giá bán các loại rau chính vụ và trái vụ ..................................... 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x



PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nên kinh tế nước ta thì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức sống của người dân ngày được cải thiện
và tăng lên, nhu cầu về nông sản phẩm đòi hỏi ngày một nhiều hơn cả về số
lượng và chất lượng vì vậy sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự biến đổi tích
cực để phù hợp với yêu cầu khách quan. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về
nông sản phẩm thì chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội làm cho thu nhập và mức sống của bà con nông dân ngày một
cải thiện hơn. Trong bữa ăn hợp lý hàng ngày, rau tươi có vai trò quan trọng
trong nhóm thực phẩm cần thiết. Rau tươi cung cấp cho cơ thể các chất dinh
dưỡng có hoạt tính sinh học cao như protid và lipid, đặc biệt là các muối khoáng
có tính kiềm, các vitamin (A, C), các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong
rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Gần đây, khoa học
dinh dưỡng đã kết luận rằng rau còn có tác dụng giải độc tố phát sinh trong quá
trình tiêu hóa thức ăn và có tác dụng chữa bệnh. Theo thống kê của FAO gần
đây, lượng rau tiêu thụ trung bình hàng ngày của một người khoảng 400g. Như
vậy nếu quy đổi ra lượng rau tiêu thụ một ngày của cả nước hay thậm chí chỉ là
một thành phố sẽ rất lớn. Tại miền Bắc, thị trường tiêu thụ rau lớn nhất là Hà
Nội. Hiện nay việc sản xuất rau của Hà Nội mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu
cầu (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp, 2014).
Trên thực tế nước ta với điều kiện sinh thái đa dạng, yếu tố khí hậu cùng
với điều kiện đất đai, lao động phong phú là một thuận lợi để phát triển ngành
sản xuất rau theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Nhưng việc phát triển
sản xuất rau còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như điều kiện thời tiết,
đất đai, giống, kỹ thuật chăm sóc, bảo quản, chế biến, tiêu thụ…Các vấn đề này

đã gây ảnh hưởng rất lớn cho tiềm năng phát triển cây rau ở nước ta, chưa tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


được sức cạnh tranh lớn với các thị trường xuất khẩu. Trước thực trạng đó, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách cho các chương trình, dự án
nhằm phát triển ngành trồng rau. Trong “Đề án phát triển ngành trồng trọt đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Cục Trồng trọt đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT phê duyệt ngày 16/04/2012 đã xác định mục tiêu cho ngành sản xuất
rau là: “Sản xuất rau hướng vào nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực
phẩm, xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản
xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hữu cơ”.
Thực hiện chủ trương của đề án đó, các cơ quan, địa phương, các vùng
chuyên canh rau đã chủ động hơn trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ để sản xuất đa dạng các loại rau, trong đó có rau trái vụ có năng
suất và chất lượng cao, đáp ứng ngày càng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Hiện nay, nguồn cung cấp rau chính cho Hà Nội là các vùng chuyên canh
rau tại các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hải Dương, Hải Phòng… Tuy nhiên trong giai đoạn trái vụ (thường từ
tháng 4 đến tháng 10), do thiếu nguồn cung nên một số loại rau được nhập về từ
các vùng sản xuất nằm cách xa Hà Nội (Đà Lạt) hoặc nhập khẩu (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, một số địa phương khác có điều kiện thuận lợi để sản xuất rau trái
vụ cũng tham gia cung ứng các loại rau đến thị trường Hà Nội như Sa Pa, Tam
Đảo, Mộc Châu…
Mộc Châu được thiên nhiên ưu đãi khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa lý,
độ cao trung bình trên 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình xấp xỉ
18,90C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm là khoảng 80C, lượng mưa bình quân hàng

năm là 1700 mm. Đây là những điều kiện thích hợp cho việc trồng rau trái vụ.
Hiện nay, Mộc Châu có khoảng 1.000 ha chuyên canh sản xuất các loại rau xanh
để cung cấp cho thị trường miền xuôi, chủ yếu là Hà Nội gồm nhiều loại: susu,
đậu trạch (đậu leo, đâu côve), cà chua, cải bắp…được sản xuất theo quy trình sản
xuất rau an toàn với sản lượng khoảng 20.000 tấn/năm. Đây là nguồn cung ứng
lớn giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt rau trong giai đoạn trái vụ (từ tháng 4 đến
tháng 9) cho các thị trường tại Miền Bắc. Nghề trồng rau trái vụ đã đem lại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


nguồn thu lớn cho người dân trong huyện, góp phần cải thiện cuộc sống, đẩy
mạnh phát triển kinh tế của huyện. Sản phẩm rau trái vụ Mộc Châu ngày càng
được nhiều người tiêu dùng biết đến và đánh giá cao. Tuy nhiên, việc sản xuất
rau trái vụ theo hướng rau an toàn còn có nhiều khó khăn đối với các hộ nông
dân như các yếu tố đầu vào, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trường đầu ra…cũng
như mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau trái vụ Mộc Châu còn
thiếu sự trao đổi thông tin về chất lượng, khối lượng, giá cả… Cho đến nay chưa
có 1 công trình nghiên cứu nào về phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn
huyện Mộc Châu.
Từ yêu cầu thực tiễn đó cùng với việc đánh giá để rút ra bài học kinh
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng
hàng hóa và đề xuất các giải pháp phát triển, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phát triển sản xuất rau trái vụ tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trái vụ; từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn huyện
Mộc Châu trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau trái vụ;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa bàn huyện Mộc
Châu những năm qua;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau trái vụ trên địa
bàn huyện Mộc Châu;
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất rau
trái vụ trên địa bàn huyện Mộc Châu trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức, phát triển sản
xuất rau trái vụ của các hộ nông dân, các cơ sở thu gom, tiêu thụ rau, các tổ hợp
tác, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiềm năng,
các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất rau trái vụ ở địa
phương.
Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số xã có diện tích trồng
rau trái vụ nhiều nhất.
Về thời gian: Các dữ liệu sơ cấp điều tra năm 2014 – 2015; Các dữ liệu
thứ cấp điều tra từ năm 2012 – 2014; Các giải pháp đề xuất cho năm 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau trái vụ
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Sản xuất
Theo Nguyễn Hữu Vui và cộng sự (2005): Sản xuất là hoạt động đặc
trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật
chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử
dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động, cải biến các dạng vật
chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và
phát triển của con người.
Theo David colman & Tre Vor Young (1994) thì sản xuất là quá trình
phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để
tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra.
Theo Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn (1996): Sản xuất là quá trình
tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất con người là lực lượng chủ yếu
đóng vai trò quyết định.
Như vậy sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động để
tạo ra sản phẩm hữu ích.
2.1.1.2 Phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo các nhà
kinh tế học: phát triển không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao
gồm cả thu hẹp sự bất bình đẳng, xóa bỏ đói nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và thể
chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động kinh tế chính trị - xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độ văn hóa của đa số nông

dân. Tác giả Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


thành quả tăng trưởng trong xã hội.
Vào nửa cuối thập kỷ 80 và đầu của thập kỷ 90 nhiều quốc gia đã đưa ra
khái niệm về phát triển bền vững đó là: “Phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện
tại mà không làm thương tổn đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu
hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai” .
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật
chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt
tự nhiên và nghèo đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các
thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và
các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường.
2.1.1.3 Phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên về quy mô, hoàn
thiện về cơ cấu sản xuất để nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả kinh tế.
Trong thực tế muốn thúc đẩy sản xuất phát triển chúng ta luôn đứng
trước ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất
như thế nào? Tức là để sản xuất phát triển thì việc xác định thị trường tiêu thụ
và cách phân phối sản phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
Vì vậy, phát triển sản xuất cũng được coi là quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị
trường chấp nhận.
Có 2 phương thức sản xuất là:

Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp,
quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản
xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ,
không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy
mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản phẩm này mang tính tập trung chuyên
canh cao, tỷ lệ hàng hoá cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


2.1.1.4 Rau trái vụ
Theo Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên và Meisaku Koizumi (2002):
“Nếu ta coi mùa khô, với vụ Đông xuân là chính vụ hầu hết các loại rau đều phát
triển tốt, năng suất cao thì mùa mưa, hầu hết các loại rau đều phát triển kém hơn,
năng suất thấp hơn. Ta gọi rau mùa mưa là rau trái vụ.” Với quan điểm này thì
mùa khô (vụ Đông xuân với thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm
sau) là thời điểm rau chính vụ và mùa mưa (ứng với vụ hè thu) từ tháng 4 đến
tháng 9 là thời điểm rau trái vụ.
Theo Tôn Nữ Minh Nguyệt và cộng sự (2008):
- Rau trái đúng vụ ( in-season fruit and vegetable ): đậu trái, phát triển và
chín bình thường, tùy thuộc đất đai, thời tiết. Chất lượng trái cao, thơm ngọt, kích
thước lớn, ít bị sâu bệnh.
- Rau trái trái vụ (off- season fruit and vegetable ): vì nhu cầu thị trường,
một vài biện pháp sẽ được tác động để thúc đẩy cây đậu trái không đúng mùa.
Chất lượng trái thấp hơn, chua hơn, nhỏ hơn, nhưng đổi lại giá bán lại cao hơn.
Ngoài ra, năng suất và sản lượng thu trái được trải đều trong năm, làm tăng giá
trị kinh tế”.

Như vậy với các quan điểm trên ta có thể thấy đặc điểm chung của rau trái
vụ là được sản xuất trái với thời điểm thích hợp để cây phát triển và sinh trưởng
bình thường. Việc sản xuất rau trái vụ có sự tác động của con người nhằm hạn
chế các tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu. Một cách tổng quát nhất ta có thể
hiểu như sau:
Rau chính vụ: Là các loại rau được trồng vào thời điểm khí hậu, thời tiết
thuận lợi, phù hợp với yêu cầu đặc tính sinh học của chúng (nhiệt độ, ánh sáng, độ
ẩm..).
Rau trái vụ: Là các loại rau được trồng vào thời điểm khí hậu, thời tiết ít
thuận lợi, ít phù hợp với yêu cầu đặc tính sinh học của chúng (nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm…). Ở nước ta thì sản xuất rau trái vụ thường tập trung từ tháng 4 đến
tháng 9 dương lịch. Đây là thời gian mùa hè và mùa thu nền nhiệt độ cao, ánh
sáng nhiều, lượng mưa lớn ít phù hợp với các loại rau phổ biến mang tính ôn đới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Việc sản xuất rau trái vụ yêu cầu phương pháp, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc đặc
biệt hơn chính vụ.
2.1.1.5 Phát triển sản xuất rau trái vụ
Từ các khái niệm về phát triển sản xuất và rau trái vụ ta có cái nhìn tổng
quát về phát triển sản xuất rau trái vụ:
- Là sự gia tăng về quy mô, số lượng, chủng loại rau trái vụ.
- Thay đổi cơ cấu chủng loại, cơ cấu đầu tư, cơ cấu thị trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất rau trái vụ
Rau trái vụ cũng như các loại rau khác có những đặc điểm chung:


- Yêu cầu kỹ thuật cao, chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận: Rau là loại cây trồng có
thời gian sinh trưởng ngắn. Trên một đơn vị diện tích trong một năm có thể sản
xuất được nhiều lần. Năng suất rau thu được trên một đơn vị diện tích cao, tốc độ
sinh trưởng và phát triển cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên yêu cầu một lượng
phân bón lớn với nhiều loại khoáng chất khác nhau. Rau đòi hỏi một quá trình
trồng, cấy và chăm sóc tập trung. Vì vậy, đòi hỏi người trồng rau tiến hành các
khâu kỹ thuật liên tục, với sự chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ, cận thận (Trần Văn
Khương, 2013).

- Rau là loại cây bị nhiều loại sâu bệnh hại: Trong cây rau có chứa nhiều
chất dinh dưỡng, hàm lượng nước cao, thân lá thường non mềm là nguồn thức ăn
ưa thích của nhiều loài sâu bệnh. Vì vậy, để đảm bảo cho nghề trồng rau phát
triển thuận lợi cần tổ chức tốt công tác phòng trừ sâu bệnh. Việc phòng trừ sâu
bệnh hại rau cần được xây dựng trên cơ sở tổng hợp bảo vệ rau, trong đó việc
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời sự phát sinh và phát
triển của sâu bệnh giữ vị trí rất quan trọng (Trần Văn Khương, 2013).

- Nhiều loại rau thích hợp với việc trồng xen, trồng gối: rau là một tập hợp
nhiều loại cây thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. Nhiều loại rau có thời gian
sinh trưởng ngắn, bên cạnh có một số loài cây lâu năm. Hình thái của các loài
khác nhau, có cây cao, có cây thấp, có cây phân nhiều nhánh, có cây phân ít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


nhánh... Yêu cầu của các loại rau đối với các yếu tố khí hậu cũng như các điều
kiện ngoại cảnh rất khác nhau... Dựa trên cơ sở đặc tính khác nhau của các loại
rau, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và tài nguyên, người ta bố trí trồng

xen, trồng gối nhằm nâng cao sản lượng rau trên từng đơn vị diện tích (Trần Văn
Khương, 2013).

- Rau vừa là cây thực phẩm vừa là cây thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe của
con người: Rau cung cấp nhiều vitamin cho con người. Đặc biệt, đối với trẻ em,
người già, rau có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát triển và ngăn
ngừa tình trạng lão hóa của các tế bào. Trong một số loại rau có chứa tinh dầu,
một số ancoloit.. là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn giúp bảo vệ con người
chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loài vi sinh vật (Trần Văn
Khương, 2013).
Bên cạnh những đặc điểm chung, rau trái vụ cũng có một số đặc điểm riêng:

- Rau trái vụ có phản ứng rất nhạy cảm đối với các yếu tố khí hậu, thời tiết
nhất là nhiệt độ và độ ẩm do sản xuất trong điều kiện bất thuận (trái vụ). Vì vậy,
cần phải lựa chọn các loại cây trồng, giống thích hợp với vùng sản xuất để đảm
bảo năng suất, chất lượng.

- Rau trái vụ phải tuân theo những quy trình đặc biệt, do vậy chi phí sản
xuất thường cao hơn so với sản xuất rau thường.

- Chi phí sản xuất rau trái vụ cao hơn so với sản xuất rau chính vụ. Sản xuất
rau trái vụ yêu cầu chi phí về các loại giống cao hơn, sử dụng các loại giống lai,
biến đổi nhằm thích ứng với một số điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn ví dụ
giống chịu nhiệt, kháng bệnh… Ngoài ra chi phí đầu tư để áp dụng các KHKT
vào sản xuất cũng cao hơn sản xuất rau chính vụ như: màng phủ, nhà lưới, nhà
vòm, hệ thống tưới… Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật phù hợp để giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Sản xuất rau trái vụ yêu cầu về trình độ kỹ thuật cao. Để sản xuất rau trái
vụ yêu cầu phải sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn, áp dụng các KHKT

vào sản xuất nhiều hơn so với sản xuất rau chính vụ. Đặc biệt việc sản xuất rau
trái vụ theo tiêu chuẩn an toàn yêu cầu chế độ chăm sóc và sử dụng các loại phân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


bón, thuốc BVTV phải theo quy trình và đảm bảo các tiêu chí an toàn cụ thể.

- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ cao. Hiện nay việc
sản xuất rau trái vụ ở nước ta còn tương đối hạn chế. Sản lượng và chất lượng
chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt các sản phẩm rau trái
vụ đảm bảo về chất lượng an toàn còn rất ít. Trong khi nhu cầu chủ yếu nằm ở
các thành phố lớn như Hà Nội thì lượng rau trái vụ sản xuất tại các vùng lân cận
còn ít, các vùng có sản lượng lớn thì lại ở xa việc vận chuyển, bảo quản gặp
nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường cần mở rộng diện tích gieo trồng, đa dạng về cơ cấu,
chủng loại các loại rau trái vụ. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm để tranh
thủ thời điểm giá cao trong giai đoạn trái vụ (từ tháng 4 đến tháng 10).

- Ngoài ra việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm rau trái vụ thường qua
nhiều mắt xích nên dẫn đến giá bán đội lên quá cao so với giá thành sản xuất.
2.1.3 Ý nghĩa phát triển sản xuất rau trái vụ
Góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả.
Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương
thức truyền thống với phương thức công nghiệp hóa và đang từng bước giảm bớt
tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa và hướng mạnh ra xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình đưa sản xuất nông
nghiệp từ trình độ thấp kém lên trình độ tiến bộ được thể hiện bởi đặc trưng biến
đổi về tỷ lệ phần trăm giữa các loại sản phẩm nông nghiệp, giữa các bộ phận cấu

thành của ngành và nội bộ từng ngành cụ thể, giữa các yếu tố đầu tư cho sản xuất,
theo đó nội dung bao gồm: Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hàng hóa trồng trọt và
chăn nuôi (khối lượng và giá trị); Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng cũng như
vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác, đất gieo
trồng; Chuyển dịch cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp và nội bộ ngành nông
nghiệp; Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nội bộ ngành và
các khâu sản xuất…
Trong những năm qua ở nước ta, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
đã đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực: Làm thay đổi cơ cấu mùa vụ; Làm thay đổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


cơ cấu cây trồng, đặc biệt là cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày…; Tăng cơ
cấu sản phẩm hàng hóa; Hình thành các vùng chuyên môn hóa (cơ cấu vùng);
Góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển (cơ cấu ngành nông nghiệp) nhờ
tạo thêm nguồn thức ăn chăn nuôi.
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng giá trị sản
xuất nông, lâm, thủy sản năm 2006 – 2009 (theo giá cố định) là 15,81%, giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng 13,19%, trong đó trồng trọt tăng 11,53%, chăn nuôi tăng
20,21%. Năm 2009, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tính theo giá cố
định cho thấy: ngành trồng trọt chiếm 77,06%, chăn nuôi chiếm 20,76%, dịch vụ
chiếm 2,18%. Mặt khác, cơ cấu mùa vụ ở nhiều vùng đã có sự chuyển đổi, tỷ lệ
diện tích áp dụng giống mới có năng suất cao chất lượng tốt đáp ứng cho nhu cầu
xuất khẩu ngày được tăng lên, đã hình thành được một số vùng chuyên canh tập
chung và chú trọng đầu tư thâm canh ở nhiều vùng sản xuất. Hình thành nhiều mô
hình sản xuất mới đan xen hỗ trợ nhau phát triển đạt hiệu quả trên 60 triệu/ha. Đời
sống dân cư nông thôn đang từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần,
tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 13,4% năm 2008 xuống còn 12,6% năm 2012 (Tổng cục

Thống kê, 2012).
Việc sản xuất rau trái vụ tuy yêu cầu về kỹ thuật canh tác cũng như áp
dụng các biện pháp KHKT (sử dụng màng phủ, lưới che, nhà lưới, nhà vòm..)
vào sản xuất nên chi phí cho sản xuất luôn cao hơn so với sản xuất rau chính vụ
theo cách truyền thống. Nhưng đổi lại nhu cầu về sản phẩm rau trái vụ và giá sản
phẩm luôn cao hơn. Vì vậy việc đầu tư cho sản xuất rau trái vụ mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn các loại rau chính vụ.
Giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung rau trái vụ tại các thị trường Miền
Bắc từ tháng 4 đến tháng 9, các thị trường Miền Bắc có sự thiếu hụt các loại rau
trong giai đoạn trái vụ: đậu trạch, bắp cải, susu, cà chua... Vì vậy, các loại rau
này thường phải nhập từ Trung Quốc nên không đảm bảo được chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


2.1.4 Các quy luật kinh tế trong sản xuất rau trái vụ
2.1.4.1 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất rau trái vụ theo
hướng hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất rau trái vụ, là cơ sở của tất
cả các quy luật khác của sản xuất rau trái vụ.
Nội dung của quy luật giá trị là:

- Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên
hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm
sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao

động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi,
hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao
đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua
bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả
bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.
2.1.4.2 Quy luật canh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản
xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Ví dụ:
người sản xuất thì muốn bán được hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại
muốn mua được hàng hóa với giá rẻ; hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu
dùng để mua được hàng hóa với giá rẻ hơn, chất lượng hơn; hoặc giữa người sản
xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị
trường, giành nơi đầu tư có lợi... để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Trong
cuộc cạnh tranh này người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau. Chẳng hạn,
để giành giật thị trường tiêu thụ, họ có thể dùng biện pháp cạnh tranh giá cả như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


giảm giá cả hàng hóa để đánh bại đối thủ, hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng
thông tin, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo dây chuyền sản xuất... để kích thích
người tiêu dùng.
Nội dung của quy luật cạnh tranh là:


- Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất
hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là
yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hóa.

- Quy luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, của
quy luật giá trị.

- Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thường xuyên năng
động, nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ, nâng cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế… Thực tế cho thấy, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có
biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bảo thủ, kém phát triển.

- Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, thể hiện ở
cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi
phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích nhất cho mình, gây tổn hại đến lợi
ích của tập thể, xã hội, cộng đồng như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp
bản quyền, tung tin phá hoại uy tín đối thủ, hoặc cạnh tranh làm tăng sự phân hóa
giàu nghèo hoặc tổn hại đối với môi trường sinh thái v.v..
2.1.4.3 Quy luật cung cầu
Cầu là lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn
sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một phạm vi không gian và thời gian
nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu: giá của sản phẩm hàng hóa đó; thu nhập
của người tiêu dùng; giá của các nông sản hàng hóa có liên quan; thị yếu, sở
thích người tiêu dùng; quy mô và cơ cấu dân số; kỳ vọng của người tiêu dùng...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 13


Cung là lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn
sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một phạm vi không gian và thời gian
nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung: giá cả hàng hóa dịch vụ đó; giá các
yếu tố đầu vào; trình độ công nghệ kỹ thuật; chính sách kinh tế vĩ mô của nhà
nước; số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường; kỳ vọng của
người sản xuất...
Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở ba trạng thái:

- Trạng thái cân bằng cung cầu: là trạng thái tại đó lượng cung bằng tổng
lượng cầu hàng hóa dịch vụ. Tại đây: người sản xuất thì bán hết hàng và người
tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình; có mức giá người
sản xuất đồng ý bán, người tiêu dùng chấp nhận mua trong không gian và thời
gian nhất định.

- Trạng thái mất cân bằng cung cầu: khi cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa
hàng hóa dịch vụ trên thị trường, đây là trạng thái dư cung và trên thị trường luôn
có sức ép giảm giá từ phía người bán. Khi cầu lớn hơn cung dẫn đến thiếu hụt
hàng hóa dịch vụ trên thị trường, đây là trạng thái dư cầu và trên thị trường luôn
có sức ép tăng giá từ phía người mua.

- Trạng thái cân bằng mới: trên thị trường có nhiều yếu tố tác động cầu,
cung làm cho đường cầu, đường cung di chuyển hoặc dịch chuyển. Qua sự vận
động đó dẫn đến sự hình thành trạng thái cân bằng mới.
2.1.5 Nội dung phát triển sản xuất rau trái vụ
2.1.5.1 Phát triển sản xuất rau trái vụ theo chiều rộng
a) Mở rộng quy mô

Khi nhắc đến phát triển sản xuất nông nghiệp một trong những yếu tố đầu
tiên được nhắc đến là mở rộng diện tích đất canh tác. Việc phát triển sản xuất rau
trái vụ cũng vậy. Diện tích sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô sản xuất cụ
thể là sản lượng và năng suất sản phẩm. Tuy nhiên với đặc điểm yêu cầu khắt khe
về một số điều kiện khí hậu, thời tiết (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ...), thị trường
tiêu thụ (gần vùng sản xuất)… việc mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ yêu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×