Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích về các quan điểm trong việc cấp kinh phí cho loại dịch vụ nghiên cứu và triển khai (RD) tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.74 KB, 10 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*********************

BÀI LUẬN KINH TẾ CÔNG CỘNG
Đề tài:
Phân tích về các quan điểm trong việc cấp kinh phí cho loại dịch vụ
nghiên cứu và triển khai (R&D) tại Việt Nam
Nhóm 5:

Phạm Hoàng Vân Trang
Hoàng Đức Trung
Trần Minh Tú
Phùng Huy Đại
Nguyễn Thị Hương
Khouanchay Litthideth

Hà Nội, tháng 12/2015
DANH MỤC VIẾT TẮT


KHCN

Khoa học và công nghệ

R&D

dịch vụ nghiên cứu và triển khai

GDĐH



giáo dục đại học

NCKH
DVC

Hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu

ứng dụng
Dịch vụ công


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội càng phát triển càng chứng minh một điều rằng: Khoa học và công nghệ
(KH&CN) có vai trò ngày càng sâu sắc, tác động lớn đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở
nhiều quốc gia. Một trong những lĩnh vực hoạt động của hoạt động Khoa học công nghệ
là: Hoạt động NCKH (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng) và triển khai, viết tắt
tiếng Anh là R&D. Nhận diện hoạt động R&D có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
NCKH và quản lý KH&CN. Nhận diện đúng sẽ giúp xác định đúng đề tài cần nghiên cứu
và đánh giá đúng các kết quả nghiên cứu, giúp cho công tác quản lý cả vi mô và vĩ mô;
bên cạnh đó cũng giúp cho việc đầu tư và phát triển KH&CN đảm bảo tính đúng đắn và
hợp lý.
Tuy nhiên, thực trạng dịch vụ R&D hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt xuất phát từ vấn
đề cấp kinh phí cho loại hình dịch vụ này. Do đó, nhiều quan điểm trái chiều đã xuất hiện
xoay quanh vấn đề này. Có quan điểm cho rằng cần buộc các viện nghiên cứu phải nhanh
chóng tự chủ để giảm gánh nặng cho ngân sách và đảm bảo kết quả nghiên cứu gắn với
thực tiễn. Trái lại, có quan điểm lo ngại tính chất thương mại hóa sẽ làm mất đi mục đích
phục vụ xã hội và bỏ ngỏ vai trò nghiên cứu cơ bản, vốn được coi là sứ mệnh của các
viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Trước những tranh cái này, nhóm 5 thực hiện đề tài về vấn đề việc cấp kinh phí cho loại

dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm đưa ra quan điểm của nhóm và đề xuất
giải pháp phù hợp


1. Thực trạng dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D)
1.1.
Thực trạng dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D) hiện nay

Dịch vụ R&D không chỉ được tổ chức thực hiên tại các cơ quan nhà nước mà còn tại các
Tổ chức R&D cấp cơ sở là doanh nghiêp. Như chúng ta đều biết, do hệ thống giáo dục
đại học (GDĐH) Việt Nam sao chép từ mô hình của Liên Xô cũ nên các hoạt động
nghiên cứu phần lớn có tính chất hàn lâm và đơn ngành. Công tác nghiên cứu chủ yếu
được thực hiện ở các viện nghiên cứu quốc gia như Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam trực thuộc Chính phủ cùng với các viện nghiên
cứu về những chuyên ngành hẹp trực thuộc các Bộ ngành chủ quản. Theo số liệu cập nhật
đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 700 đơn vị R&D cấp trung ương (thuộc các Bộ) và
hơn 1.000 đơn vị R&D cấp địa phương
Tuy nhiên, gần đây, có rất nhiều quan ngại về năng lực cạnh tranh toàn cầu và những yếu
kém về nghiên cứu khoa học của Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á,
đặc biệt Việt Nam không đạt được chỉ số kỳ vọng về nghiên cứu nếu so với các nước
Đông Nam Á. “Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại
Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có
bằng sáng chế nào được đăng ký”[1]. Trong thời gian 10 năm (từ 1996 - 2005), các nhà
khoa học nước ta công bố 3.456 công trình nghiên cứu khoa học trên các tập san quốc tế.
Đặt mối tương quan giữa con số này với số lượng GS và PGS (những người đáng lẽ
phải NCKH), trung bình mỗi GS và PGS nước ta công bố 0,58 bài báo trong vòng 10
năm qua Bên cạnh đó đến nay, dường như chưa có khảo sát cấp nhà nước về tính hiệu
quả cũng như tính ứng dụng cao của các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, và cấp
đơn vị vì phần lớn các đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu thường được cất vào
hộc tủ và ít khi được đưa vào sử dụng vì những kết quả nghiên cứu và đề xuất độc lập của

các chuyên gia phần nhiều không được các cấp chính phủ quan tâm và được cho là “kém
khả thi” trong bối cảnh “hệ thống”hiện nay của Việt Nam.
Về ngân sách nghiên cứu, Việt Nam rõ ràng là kém xa so với một số nước trong khu vực
Theo báo cáo của Bộ KH-CN, đầu tư của xã hội cho KH-CN còn thấp, chưa đến 1,5%
GDP. Thật vậy, đầu tư cho KH-CN trên đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 11 USD (2010),
trong khi của Trung Quốc là 53 USD, Hàn Quốc là 647 USD/người/năm.
1.2.
Đánh giá


Vê thành tựu, nhìn chung, tiềm lực KHCN của Việt Nam trong những năm qua đã được
tăng cường và phát triển. Các thành tựu KHCN đóng góp tích cực trong phát triển kinh
tế - xã hội. Bên cạnh đó, cơ chế quản lí KHCN từng bước được đổi mới và trình độ nhận
thức và ứng dụng KHCN của nhân dân ngày một nâng cao
Về hạn chế, năng lực còn yếu kém, phát triển chậm và bị các nước bỏ xa. Ngoài ra, còn
nhiếu nhân sự trình độ cao, chảy máu chất xám. Liên kết giữa giáo dục đào tạo và sản
xuất kinh doanh thực tế còn kém. Cùng với đó liên kết giữa lý thuyết và thực tiễn còn
nhiều hạn chế
Nguyên nhân chính một phần xuất phát từ việc Ngân sách dành cho lĩnh vực KHCN đặc
biệt là R&D còn hạn chế mặc dù nhà nước đã dành một phần không nhỏ NSNN cho lĩnh
vực này, tuy nhiên nhìn chung tổng đầu tư cho dịch vụ R&D khá thấp so với nhiều nước
khác trong khu vực. Mặc dùmức chi 2% tổng chi ngân sách cho KHCN thì Việt Nam
thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ chi cao, thậm chí cao hơn cả các nước có nền khoa học phát
triển. “Tuy nhiên, bất cập lớn nhất là nguồn chi cho KHCN của nước ta chủ yếu do ngân
sách nhà nước, trong khi các nước khác đầu tư ngoài ngân sách rất lớn, thường gấp 3-5
lần, thậm chí có nước gấp 10 lần nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước”. Điều đáng quan
tâm là “tiền ít, nhưng khi phân bổ về địa phương thì “gần một nửa bị chi sai mục đích, số
còn lại chi dàn trải, hiệu quả không cao”. Thực tế, Một phần rất ít ỏi chiếm khoảng hơn
10% kinh phí dành cho KH-CN mới dành cho nghiên cứu, tức là các đề tài từ cấp cơ sở
đến cấp Nhà nước”. Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi năng suất NCKH của Việt

Nam trở nên thấp kém. Việc hợp tác hữu hiệu giữa các tổ chức nghiên cứu khác nhau bị
hạn chế do mỗi nhóm trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau.
Thực trạng hiện nay của lĩnh vực khoa học công nghệ tại Việt Nam nói chung và hoạt
động R&D nói riêng đã đưa đến nhiều quan điểm trái chiều trong việc quản lý và điều
hành hoạt động này của nhà nước.
2. Đặc trưng cơ bản của dịch vụ R&D
Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc đầu tư, tiến hành, hoặc mua bán các nghiên cứu,
công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồn tại.
Tạo ra ngoại ứng tích cực:
+ Đối với doanh nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (hoạt
động R&D) là công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp da dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.


+ Đối với xã hội nói chung, kết quả của hoạt động R&D có thể giúp con người nâng cao
chất lượng cuộc sống. Ví dụ R&D trong lĩnh vực y tế giúp con người có khả năng bảo vệ
sức khỏe tốt hơn, R&D trong lĩnh vực công nghệ thông tin giúp tạo ra những thiết bị di
động hiện đại, thuận lợi cho việc giao tiếp, giải trí, R&D trong nông nghiệp giúp người
nông dân có khả năng nâng cao năng suất nuôi trồng,... Hoạt động R&D còn có vai trò
quan trọng trong an ninh, quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, môi trường của một quốc gia.
Đối với hoạt động R&D nhằm tạo ra tác động tích cực cho toàn xã hội và quốc gia, rất ít
khi có các tổ chức, cá nhân riêng lẻ đầu tư kinh phí cho các hoạt động R&D đó vì lợi ích
mà bản thân họ đạt được là rất nhỏ bé so với lợi ích chung Do đó, vai trò của Nhà nước
trong việc đầu tư cho các hoạt động R&D như vậy là rất quan trọng. Ví dụ, ở hầu hết tất
cả các nước trên thế giới, Nhà nước đều dành rất nhiều kinh phí cho các phòng thí
nghiệm trọng điểm để tạo ra những loại vắc-xin, loại thuốc mới nhằm giải quyết các vấn
đề về sức khỏe cho người dân. Ngoài ra, khi hiện tượng biến đổi khí hậu trở thành vấn đề
chung cần giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới, R&D trong dự báo thiên tai, lũ
lụt và các trong các hoạt động chống biến đổi khí hậu khác cũng được chính phủ các

nước đặc biệt chú ý.
Ví dụ về R&D phục vụ xã hội nói chung, trong bối cảnh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
là nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên phong phú thì Nhà nước cần đầu tư cho R&D
để tạo ra các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng
cao và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và bền vững. Ngoài
ra, nếu như ở các nước phát triển, nhiều doanh nghiệp có thể tự đầu tư nghiên cứu để phát
triển sản phẩm của họ thì hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và
vửa (hơn 97% tổng số doanh nghiệp) . Do đó, nguồn lực về nhân sự và tài chính của họ
rất hạn hẹp để có thể đầu tư cho hoạt động R&D. Chính vì vậy, Nhà nước với khả năng
đầu tư theo lợi thế theo quy mô (economies of scale) cần hướng việc đầu tư ngân sách
cho R&D đến mục tiêu phải chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến doanh nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thị
trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
-Phân loại: Dịch vụ nghiên cứu và triển khai là dịch vụ sự nghiệp công thuộc khu vực sự
nghiệp.
3. Khung lí thuyết phù hợp


Đặc điểm DVC, vì sao chính phủ cung ứng DVC và vai trò chính phủ khi cung ứng
DVC??
Mô hình các tuyến giải trình trong cung ứng DVC
4. Các quan điểm còn gây tranh cãi
Các viện nghiên cứu phải nhanh chóng tự chủ để giảm bớt gánh nặng ngân sách và đảm
bảo kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn, nếu không tự chủ sẽ bị cắt ngân sách.
Nếu cho các viện nghiên cứu tự chủ sẽ xảy ra vấn đề thương mại hóa, làm mất mục đích
phục vụ xã hội và bỏ ngỏ vai trò nghiên cứu cơ bản.
Quan điểm nhóm:
Quyền tự chủ cho các viện nghiên cứu là một điều kiện tiên quyết và quan trọng. Quyền
tự chủ cho phép các viện nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ của mình, xác định vai trò
của mình trong cộng đồng khoa học, đồng thời triển khai mô hình hợp tác chiến lược với

các doạnh nghiệp.
Nếu quyền tự chủ là tự chủ về tài chính hoặc mang nặng việc tự quản về tài chính thì việc
kinh doanh sản phẩm từ nghiên cứu khoa học là trọng tâm của Viện thay vì chất lượng
nghiên cứu và đào tạo sau đại học. Từ từ, việc kinh doanh này sẽ biến Viện nghiên cứu
thành một công ty với các lo toan như một công ty kinh doanh thuần túy. Sự khác biệt
phải chăng là công ty này có một phòng nghiên cứu và phát triển, lúc đầu còn quan trọng
sau dần dần sẽ chỉ là một bộ phận phát triển rồi có thể mất đi (quan điểm 2). Đây là một
việc rất bình thường với các viện nghiên cứu có mục đích kinh doanh, nhất là kho có sự
tham gia của tư nhân, từ các quỹ đầu tư công nghệ. Một viện nghiên cứu có thể làm kinh
doanh một cách bền vững mà không bị biến dạng thành công ty hay không? Theo tôi,
không Viện nào làm được???
Tự chủ không phải là tự quản tài chính với tất cả mọi cách, không phải là Viện này không
còn lệ thuộc vào kinh phí của cơ quan chủ quản mà là phải tự quản tài chính một các hiệu
quả và có trách nhiệm. Trong đó trách nhiệm nghiên cứu chất lượng cao, có ảnh hưởng xã
hội, có giá trị cho xã hội phải ưu tiên. Nếu không, viện nghiên cứu sẽ trở thành một công
ty kinh doanh, có thể thành công về tài chính nhưng cũng có thể mất đi hoàn toàn, vậy
khi đó ai là người nghiên cứu, đơn vị nào sẽ nghiên cứu????
Nếu không tự chủ thì các Viện sẽ trở về mô hình như hiện nay: Hoặc là thuần nghiên cứu
khoa học và đào tạo thì hố chia doanh ngiệp và đại học mãi mãi không được lấp đầy, kinh
tế sẽ bị ảnh hưởng, kinh phí dần dần sẽ thu nhỏ lại đến khi không còn khả năng phát
triển….


Kết luận: Các viện nghiên cứu nên tự chủ nhưng đi kèm theo trách nhiệm và trách nhiệm
giải trình của các viện với cơ quan chủ quản.
5. Đề xuất mô hình
Nhà nước, cơ
quan chủ quản

Chỉ đạo,tài

trợ
Phản hồi

Research
Research

infrastructures

Khách hàng,
người dân

Innovation

Education


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế công cộng - PGS.TS. Phạm Văn Vận, ThS. Vũ Cương
2. Thực trạng và giải pháp cho việc đẩy mạnh năng lực nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Đào Văn Khanh- Phạm Thị Ly
3. Nghị định 43/2006-NĐ-CP Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
4. SWOT Science, technology and Innovation in Vietnam
5. The Future of Science as Public Service – Homeland Security www.dhs.gov/news
6. Public Service Review: European Science & technology 16



×