Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

khả năng sản xuất của 2 dòng vịt pt kiêm dụng ở thế hệ thứ 4 và con lai pt12 nuôi tại trung tâm nghiên cứu vịt đại xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 81 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
………………

TRỊNH THỊ KIM KHÁNH

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG VỊT PT
KIÊM DỤNG Ở THẾ HỆ THỨ 4 VÀ CON LAI PT12 NUÔI
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ KIM KHÁNH

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA 2 DÒNG VỊT PT
KIÊM DỤNG Ở THẾ HỆ THỨ 4 VÀ CON LAI PT12
NUÔI TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỊT ĐẠI
XUYÊN

Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thanh Sơn
2. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Kim Khánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn-Viện trưởng Viện Chăn nuôi, PGS. TS Bùi Hữu
Đoàn-Phó Khoa Chăn Nuôi đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa., Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm nghiên cứu

vịt Đại xuyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Học viên

Trịnh Thị Kim Khánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vi


Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

Phần 1. Mở đầu

1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2


Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3

2.1

Cơ sở khoa học của lai tạo và ưu thế lai

3

2.1.1

Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế

3

2.1.2

Cơ sở khoa học của ưu thế lai

4

2.2

Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất của thủy cầm

5

2.2.1


Tỷ lệ nuôi sống

5

2.2.2

Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm

6

2.2.3

Khả năng sinh sản của thủy cầm

8

2.2.4

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm

12

2.3

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

13

2.3.1


Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

13

2.3.2

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

13

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

16

3.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

16

3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

16

3.1.2

Địa điểm nghiên cứu


16

3.1.3

Thời gian nghiên cứu

16

3.2

Nội dung nghiên cứu

16

3.3

Phương pháp nghiên cứu

16

3.3.1

Phương pháp nghiên cứu trên vịt sinh sản

16

3.3.2

Phương pháp nghiên cứu trên đàn vịt lai nuôi thịt


17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.4

Các chỉ tiêu theo dõi trên đàn vịt

18

3.4.1

Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt sinh sản

18

3.4.2

Đánh giá các chỉ tiêu trên vịt lai nuôi thịt

21

3.5

Phương pháp xử lý số liệu


25

Phần 4. Kết quả và thảo luận

26

4.1

Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt sinh sản pt1 và pt2

26

4.1.1

Đặc điểm ngoại hình PT1 và PT2

26

4.1.2

Tỷ lệ nuôi sống

28

4.1.3

Khối lượng cơ thể vịt ở các tuần tuổi

29


4.1.4

Lượng thu nhân thức ăn của vịt PT1 và PT2

32

4.1.5

Tuổi thành thục sinh dục

33

4.1.6

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của hai đàn vịt trong 52 tuần đẻ

33

4.1.7

Tỷ lệ trứng giống

36

4.1.8

Hiệu quả sử dụng thức ăn

37


4.1.9

Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trứng

39

4.1.10

Các chỉ tiêu ấp nở

41

4.2

Kết quả nghiên cứu trên đàn vịt lai nuôi thịt

42

4.2.1

Đặc điểm ngoại hình PT12

42

4.2.2

Tỷ lệ nuôi sống

42


4.2.3

Kích thước các chiều đo cơ thể vịt PT1 và PT2 và PT12

44

4.2.4

Tốc độ sinh trưởng

46

4.2.5

Lượng thức ăn thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn trên
kg tăng khối lượng cơ thể của các nhóm vịt qua các tuần tuổi

53

4.2.6

Ưu thế lai về khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn của vịt PT12

56

4.2.7

Khảo sát chất lượng thịt

57


4.2.8

Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN)

58

4.2.9

Hiệu quả kinh tế từ nuôi vịt PT thương phẩm

59

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

61

5.1

Kết luận

61

5.2

Kiến nghị

61

Tài liệu tham khảo


62

Phụ lục

68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

Bq

Bình quân

CS

Cộng sự

CPTĂ

Chi phí thức ăn


đ

đồng

EN

Economic number (Chỉ số kinh tế)

FCR

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

g

Gram

HQSDTĂ

Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

Khối lượng

NST

Năng suất trứng

PN


Production Number (Chỉ số sản xuất)



Thức ăn

TĂTN

Thức ăn thu nhận

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

TL

Tỷ lệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Số lượng vịt PT sinh sản

16

Bảng 3.2

Chế độ dinh dưỡng cho vịt PT sinh sản

17

Bảng 3.3

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng vịt PT sinh sản

17

Bảng 3.4

Bố trí thí nghiệm trên đàn vịt thương phẩm

17

Bảng 3.5

Chế độ dinh dưỡng cho vịt nuôi thịt


18

Bảng 3.6

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng vịt nuôi thịt

18

Bảng 4.1

Tỷ lệ nuôi sống vịt bố mẹ giai đoạn 0 - 22 tuần tuổi

28

Bảng 4.2

Khối lượng vịt sinh sản PT1 và PT2 giai đoạn 0-22 tuần tuổi

30

Bảng 4.3

Lượng thức ăn thu nhận của vịt sinh sản PT1 và PT2 giai đoạn 0-22 tt

32

Bảng 4.4

Diễn biến quá trình đẻ trứng của hai đàn vịt PT1 và PT2


33

Bảng 4.5

Tỷ lệ đẻ và NST của vịt mái sinh sản PT1 và PT2 từ 1 - 52 tuần đẻ

34

Bảng 4.6

Tỷ lệ chọn trứng giống của vịt mái sinh sản PT1 và PT2

37

Bảng 4.7

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của vịt sinh sản PT1 và PT2

38

Bảng 4.8

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của vịt PT1 và PT2

40

Bảng 4.9

Các chỉ tiêu ấp nở của vịt PT1 và PT2


41

Bảng 4.10

Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩm giai đoạn 0 – 10 tuần tuổi

43

Bảng 4.11

Kích thước các chiều đo của vịt PT1; PT2 và PT12

45

Bảng 4.12

Khối lượng của vịt PT1, vịt PT12 và vịt PT2 qua các tuần tuổi

47

Bảng 4.13

Sinh trưởng tuyệt đối của PT1, vịt PT12 và vịt PT2

49

Bảng 4.14

Sinh trưởng tương đối của PT1, vịt PT12 và vịt PT2 qua các tuần tuổi


52

Bảng 4.15a Lượng thức ăn thu nhận của vịt PT1, PT12, PT2 giai đoạn 0-10 tuần tuổi

54

Bảng 4.15b Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn/1 kg tăng khối lượng cơ thể

55

Bảng 4.16

Ưu thế lai về khối lượng cơ thể và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của
vịt PT12 so với trung bình của vịt PT1 và PT2

57

Bảng 4.17

Kết quả mổ khảo sát vịt PT1, PT2, PT12 10 tuần tuổi (n=6)

58

Bảng 4.18

Chỉ số sản xuất (PN) và chỉ số kinh tế (EN)

59


Bảng 4.19

Hiệu quả kinh tế của vịt thương phẩm

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Vịt mới nở

26

Hình 4.2a. Vịt PT2 trưởng thành

27

Hình 4.2b. Vịt PT1 trưởng thành

27

Hình 4.3. Khối lượng cơ thể vịt sinh sản PT1 và PT2 giai đoạn 0-22 tuần tuổi

31

Hình 4.4. Tỷ lệ đẻ của vịt mái PT1 và PT2 từ 1 - 52 tuần đẻ


35

Hình 4.5. Tỷ lệ nuôi sống vịt thương phẩm giai đoạn 0-10 tuần tuổi

43

Hình 4.6. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt mái nuôi thương phẩm

50

Hình 4.7. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt trống nuôi thương phẩm

50

Hình 4.8. Tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt mái nuôi thương phẩm

53

Hình 4.9. Tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt trống nuôi thương phẩm

53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Việt Nam đang sở hữu một bộ giống vịt rất phong phú, đa dạng như vịt Cỏ, Bầu

Bến, Bầu Quỳ, đặc biệt giống vịt Đốm (Pất Lài) là một giống vịt bản địa có nhiều đặc
tính quý, nguồn gốc từ Lạng Sơn. Đây là giống vịt kiêm dụng, có khối lượng không lớn,
nhưng dễ nuôi, thịt thơm ngon. Vì vậy, để cải thiện năng suất thịt của giống vịt Đốm,
đồng thời phát huy những đặc tính quý của giống vịt này, Trung tâm Nghiên cứu Vịt
Đại Xuyên đã tiến hành lai tạo giữa vịt SM với vịt Đốm qua nhiều thế hệ đã chọn lọc
được hai dòng vịt PT1 và PT2. Để biết được 2 dòng vịt PT1 và PT2 có thực sự đáp ứng
được yêu cầu của người chăn nuôi và tiêu dùng hay không, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Khả năng sản xuất của 2 dòng vịt PT kiêm dụng ở thế hệ thứ 4 và con lai PT12
nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại xuyên”. Kết quả thu được là:
Hai dòng vịt PT1 và PT2 có màu sắc lông ổn định và rất đặc trưng là màu lông
cánh sẻ; con đực có cổ màu xanh; tầm vóc và kết cấu cơ thể đặc trưng theo hướng kiêm
dụng thịt, trứng; tỷ lệ nuôi sống rất cao, đến 22 tuần tuổi đạt 95 - 96%; Vịt PT1, con
mái nặng 2,5kg, con trống 2,6kg; Vịt PT2, con mái nặng 2,3kg, con trống 2,5kg. Nuôi
đẻ đến 52, hai dòng vịt PT1 và PT2 có tỷ lệ đẻ tương ứng là 67 và 68%; NST đạt 243 và
247 quả/mái. TTTĂ/10 trứng đạt 3,5kg và 3,3kg.
Vịt thương phẩm nuôi đến 10 tuần tuổi, vịt PT12 có tỷ lệ nuối sống đạt 99,44%,
khối lượng đạt 2,66kg/con ở con mái và 2,74kg/con ở con trống; tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng đạt 2,79 kg, Khả năng cho thịt của vịt PT12 cao hơn một số dòng vịt
kiêm dụng khác: tỷ lệ thân thịt , tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ mỡ bụng đạt lần lượt
là 70%; 17,4%; 12%; 0,8%. Hiệu quả kinh tế đạt/100 con đạt 3.171.760 đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


THESIS ABSTRACT
Vietnam has possessed a very rich and various breeding set of ducks such as Co,
Bau Ben, Bau Quy duck breeds, and especially the Dom breed (Pat Lai) of domesticated
ducks from Lang Son with precious characteristics. This breed has not large weight with

a twofold purpose, delicious meat and it is also easy to breed. Therefore, to improve the
productivity of this duck kind and promote its special features, Dai Xuyen Duck
Breeding Research Center studied hybrid combination between duck Super M and duck
Dom, over alot generations, finally selected two duck lines PT1 and PT2. To know
duck lines PT1 and PT2 really meet the requirements of raisers and comsumers or not,
we studied “ Evaluation of production capability two duck lines PT with a twofold
purpose at fourth generation and hybrid PT12 were raised at Dai Xuyen duck research
central”. The results showed such as:
Two duck lines PT1 and PT2 have stable feather color and distinctive wing color.
The male has a blue neck and its stature and body structure has main features for a
twofold purpose of meat and eggs. The survival rate is very high, up to 22 weeks old
was 95 – 96%. The average weight of duck PT1, hen is 2,5kg, male is 2,6 kg. The
weight of duck PT2, hen is 2,3kg, male is 2,5 kg. Laying rate up to 52 weeks old, two
duck lines PT1 and PT2 were 67 and 68%; The egg productivity 243-247 eggs/female.
Requirement of feed for 10 eggs reached 3,5kg and 3,3kg.
Commercial ducks are raised up to the 10 weeks old, PT12 has the survival rate
of 99,44%, the weight of 2,66 kg per a female and 2,74kg per a male and requirement of
feed for 1 kg of weight was 2,79kg. The ability for the meat of this duck breed is higher
than that of other twofold purpose breeds and the proportions of meat in their bodies,
breasts, thighs and fat bellies are respectively 70%, 17,4%, 12%, 0,8%. The economic
efficiency for 100 ducks reaches 3.171.760 VND.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi vịt là nghề truyền thống gắn bó mật thiết với nền sản xuất lúa
nước ở Việt Nam. Hiện nay, nước ta có đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với tổng
đàn trên 80 triệu con, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm 26,68%, Đồng
bằng sông Cửu Long chiếm 32,19% và khu vực Tây Bắc chiếm 2,17% trong
tổng đàn thủy cầm của cả nước (Báo cáo của Cục Chăn nuôi năm 2014). Trong
thập kỷ qua, số vịt tăng bình quân 6-7%/năm, sản lượng thịt trên 280.000 tấn
thịt hơi/năm. Trứng đạt trên 2 tỷ quả/năm. Cơ cấu giữa thủy cầm sinh sản và
thủy cầm nuôi thịt khoảng 65/35%. Việt Nam đang sở hữu một bộ giống vịt rất
phong phú, đa dạng như vịt Cỏ, Bầu Bến, Bầu Quỳ, đặc biệt giống vịt Đốm (Pất
Lài) là một giống vịt bản địa có nhiều đặc tính quý, nguồn gốc từ Lạng Sơn.
Đây là giống vịt kiêm dụng, có khối lượng không lớn, nhưng dễ nuôi, thịt thơm
ngon. Lúc trưởng thành vịt đạt khối lượng 2.100 - 2.200g ở con mái và 2.200 –
2.300g ở con trống. Vịt nuôi thịt 70 ngày tuổi đạt 1.500 – 1.800g/con (Nguyễn
Đức Trọng, 2005). Trước tình hình nước ta đã nhập nhiều giống thủy cầm cao
sản để nâng cao năng suất của đàn thủy cầm trong nước như giống vịt siêu thịt
Super M, theo Hoàng Thị Lan (2008) cho biết: vịt Super M thế hệ thứ 5 có tỷ lệ
nuôi sống ở dòng trống và dòng mái đều cao (98,1% và 98,7%), khối lượng cơ
thể của vịt khi vào đẻ ở dòng trống đạt 2938g, dòng mái đạt 2558g, năng suất
trứng của dòng trống là 174,83 quả/mái/40 tuần đẻ và dòng mái năng suất trứng
là 183,5 quả/mái/40 tuần đẻ. Nhưng vịt Super M khả năng kiếm mồi kém thiên
về hướng nuôi công nghiệp.
Vì vậy, để cải thiện năng suất thịt của giống vịt Đốm, đồng thời phát huy
những đặc tính quý của giống vịt này, Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên đã
tiến hành lai tạo giữa vịt Super M với vịt Đốm qua nhiều thế hệ đã chọn lọc được
hai dòng vịt PT1 và PT2.
Để biết được 2 dòng vịt PT1 và PT2 có thực sự đáp ứng được yêu cầu của
người chăn nuôi và tiêu dùng hay không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh
giá khả năng sản xuất của vịt bố mẹ và thương phẩm PT qua đề tài: “Khả năng
sản xuất của 2 dòng vịt PT kiêm dụng ở thế hệ thứ 4 và con lai PT12 nuôi tại
Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại xuyên”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cung cấp cho cán bộ quản lý và người chăn nuôi các thông tin về khả năng
sản xuất của 2 dòng vịt PT kiêm dụng và con lai PT12 ở thế hệ thứ 4 để có định
hướng khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả các đàn vịt này.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số đặc điểm sinh trưởng, sinh sản
và cho thịt của 2 dòng vịt kiêm dụng và con lai của chúng ở thế hệ thứ 4 để cung
cấp thông tin cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở xác định được một số đặc điểm, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ
bản của 2 dòng vịt PT kiêm dụng và con lai của chúng sẽ định hướng phát trển
giống vịt này cho sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LAI TẠO VÀ ƯU THẾ LAI
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu lai kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được
Mendel đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai, liên quan đến việc nghiên

cứu đặc điểm di truyền của từng tính trạng và đặc tính riêng rẽ. Phương pháp này
do ông phát hiện và hình thành nên các quy luật cơ bản của di truyền. Theo Trần
Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), căn cứ vào mục đích lai tạo người ta
thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: lai kinh tế, lai luân
chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo thành). Lai kinh
tế là phương pháp phổ biến nhất.
Lai kinh tế là lai giữa các cá thể thuộc các dòng khác nhau của giống, giữa
hai giống khác nhau hoặc thuộc hai giống khác loài. Để sử dụng con lai F1 làm
sản phẩm, con lai này không để làm giống mà chỉ để lấy sản phẩm hay tăng sinh
trưởng. Thông thường, người ta tiến hành lai kinh tế là để sử dụng ưu thế lai vì
ưu thế lai làm tăng mức trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần,
nhất là những tính trạng số lượng, con lai có thể mang những đặc tính trội của
giống gốc bố mẹ, có thể phối hợp được đặc tính của bố mẹ, có thể giữ nguyên
tính bảo thủ của một trong hai giống gốc.
Muốn đạt được ưu thế lai là siêu trội thì phải cho giao phối các dòng vịt có
xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng phải có khả năng kết hợp tốt với nhau.
Đối với gia cầm cho giao phối giữa hai hay nhiều dòng trong cùng giống hay
giữa nhiều giống sẽ phối hợp được nhiều đặc tính có lợi cũng như tăng cường
chức năng sinh hoá của con lai, do vậy mà năng suất được tăng lên.
Muốn đạt được sự phối hợp cao giữa các dòng, công tác chọn giống phải
theo một hướng nhất định, nếu không thì sự phối hợp giữa các dòng sẽ kém và
năng suất chất lượng của thế hệ con lai sẽ bị giảm sút. Bởi vậy để tạo ra được
những gia cầm lai có năng suất chất lượng tốt thì việc lựa chọn các cặp lai là điều
không thể thiếu được trong công tác giống.
Trong chăn nuôi gia cầm, tuỳ theo điều kiện và mục đích khác nhau mà
người ta sử dụng lai đơn hay lai kép, hay phản giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



Lai đơn: là phương pháp cho giao phối giữa hai phẩm giống khác nhau để
tạo những con lai Fl có ưu thế lai cao dùng để nuôi thịt hay sản xuất trứng, không
nhằm mục đích sinh sản ra những con vật để làm giống
Theo Ngô Văn Vĩnh và cs. (2008) cho biết con lai giữa ngan R71 và vịt
M14 có tỷ lệ nuôi sống đến 70 ngày tuổi đạt 100%, khối lượng cơ thể 10 tuần
tuổi đạt 3601,3g với tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng là 2,90kg. Khi mổ khảo
sát tỷ lệ thịt xẻ đạt 72,08%; thịt ức đạt 16,87% và tỷ lệ thịt đùi là 12,83%.
Lai kép: là phương pháp sử dụng lai giữa 3 - 4 dòng trong cùng một giống
để tạo ra con lai thương phẩm 3 - 4 máu.
Lê Sỹ Cương và cs. (2009) tiến hành nghiên cứu về tổ hợp lai 4 dòng vịt
CV. Super M cho biết: con lai T5164 có tỷ lệ nuôi sống cao nhất, đến 8 tuần tuổi
tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, khối lượng cơ thể của tổ hợp lai này cũng cao nhất
trong 4 tổ hợp lai ở 8 tuần tuổi đạt 3221,7g/con, tiếp đến là tổ hợp lai T5146 đạt
3169,6g/con, tổ hợp lai T1564 đạt 3142,6g/con và thấp nhất ở tổ hợp lai T1546
đạt 3124,6g/con và con lai 4 dòng đóng góp lớn vào việc sản xuất theo hệ thống
giống.
Phản giao: tiếp theo lai đơn giản người ta dùng con lai phối hợp với một
trong hai giống gốc khởi đầu
2.1.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
Một trong những mục đích của việc lai giống là lợi dụng một hiện tượng
sinh vật học rất quan trọng trong đó là ưu thế lai.
Ưu thế lai là hiện tượng sinh học chỉ sự tăng sức sống của đời con so với bố
mẹ khi có sự giao phối giữa: những cá thể không thân thuộc. Ưu thế lai không
chỉ bao gồm sức chịu đựng, nó bao hàm sự giảm tử vong, tăng tốc độ tăng
trưởng, tăng sức sản xuất.
Theo Nguyễn Văn Duy (2012) cho biết con lai giữa vịt MT1 và MT2 có ưu
thế lai về năng suất trứng 17,6% ở tuần đẻ 33-34; ưu thế lai về tiêu tốn thức
ăn/10 tuần quả trứng của vịt MT2 so với trung bình tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

của vịt MT1 và MT2 ở các tuần đẻ 1-2; 13-14; 17-18; 41-42 là ưu thế lai dương
H = 3,39 - 9,97
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M về vịt lai hai dòng cho thấy tỷ lệ
đẻ của tổ hợp lai T64 đạt 75,81% tương đương 222,89 quả/mái/42 tuần đẻ, tổ hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


lai T46 có tỷ lệ đẻ 71,87% với năng suất trứng tương ứng 211,3 quả/mái/42 tuần
đẻ, tổ hợp lai T15 tương ứng là 70,14% và 206,21 quả/mái/42 tuần đẻ, tổ hợp lai
T51 là 69,14% và 203,28 quả/mái/42 tuần đẻ (Hoàng Thị Lan và cs., 2009).
Kazimierz Wawro et al. (2004) cho biết khối lượng cơ thể trước khi giết thịt
của ngan là cao nhất đạt 3424g/con, khối lượng của vịt A44 là 2868g/con và khối
lượng của con lai ngan vịt là 2983g/con, con lai có ưu thế lai về khối lượng cơ
thể so với trung bình khối lượng bố mẹ là -5,18%. Khối lượng thân thịt của con
lai (2051g/con) đạt trung gian giữa khối lượng thân thịt của ngan (2428g/con) và
vịt A44 (1969g/con), ưu thế lai là -6,71% so với khối lượng thân thịt trung bình
của bố và mẹ.
Kết quả nghiên cứu trên con lai ngan vịt của Ngô Văn Vĩnh và cs. (2007).
Khi cho lai giữa ngan R71 và vịt SM con lai ngan vịt có tỷ lệ nuôi sống đạt cao
100% trong khi đó tỷ lệ nuôi sống của vịt là 97,5%. Khối lượng cơ thể lúc 8 tuần
tuổi của con lai là 2644,6g trong khi đó của vịt SM là 2585,4g; đến 10 tuần tuổi
khối lượng cơ thể của con lai là 3320,9g.
Theo Tạ Thị Hương Giang và cs. (2010) khi nghiên cứu tổ hợp lai ngan 2
dòng VS72 và VS52 cho biết ngan VS72 có khối lượng giết thịt: 3517,24g, ưu
thế lai về khối lượng cơ thể đạt được là 6,37%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng thấp: 2,97kgTA/kgTT, ưu thế lai về TTTĂ/kg TT là - 2,94%. Ngan
VS52: khối lượng giết thịt: 3546,12g, ưu thế lai về khối lượng cơ thể là 8,27%.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,91kgTA/kgTT, ưu thế lai về TTTĂ/kg TT là 5,83%. Ngan sinh sản: Năng suất thịt/ mái mẹ của ngan trống VS1 x mái V72:
296,04 kg, ưu thế lai về khối lượng thịt hơi/mái mẹ tăng 15,21%. Năng suất thịt/
mái mẹ của ngan trống VS1 x mái V52 : 301,68 kg, ưu thế lai tăng 17,27 %.
2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA THỦY CẦM
2.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h2 = 0,06 - 0,13; tỷ lệ
nuôi sống của vịt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, phương thức
nuôi...
Phùng Đức Tiến và cs. (2009), khi nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt
CV. Super M3 ông bà nhập về từ Vương quốc Anh cho biết: tỷ lệ nuôi sống của
vịt giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi ở đực A đạt 98,67%; mái B đạt 98,26%; đực C đạt
97,83% và mái D đạt 97,58%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Hoàng Thị Lan và cs. (2008) cho biết: tỷ lệ nuôi sống của vịt CV. Super M
đến 8 tuần tuổi ở vịt dòng trống thế hệ 1 chỉ đạt 97,1% và đến thế hệ 5 đạt 98,5%
và vịt dòng mái ở thế hệ 1 tỷ lệ nuôi sống là 96,2% đến thế hệ 5 tỷ lệ nuôi sống đã
tăng lên 98,7%. Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2 khi nuôi đến 8 tuần
tuổi cũng tương tự ở thế hệ xuất phát tỷ lệ nuôi sống đạt 98,04% và đến thế hệ sau
tỷ lệ nuôi sống đạt 98,97% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007).
Theo Dương Xuân Tuyển và cs. (2008), vịt CV. Super M có tỷ lệ nuôi sống
ở giai đoạn vịt con phương thức nuôi khô đạt 96,8% cao hơn tỷ lệ nuôi sống của
vịt nuôi theo phương thức nuôi nước (92,7%) và sự chênh lệch về tỷ lệ nuôi sống
giữa hai phương thức là 4,1.
2.2.2. Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thủy cầm
2.2.2.1. Khả năng sinh trưởng

a. Khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo
Khối lượng cơ thể gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số
lương, phụ thuộc vào đặc điểm của loài, giống, giới tính, lứa tuổi và hướng sản
xuất, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Vịt Super M3 Super Heavy dòng trống lúc 56 ngày tuổi có thể đạt 2,56kg ở
con trống và 2,398kg ở con mái. Vịt Sta76 dòng trống lúc 56 ngày tuổi khối
lượng cơ thể đạt 2,44kg ở con trống và 2,18kg ở con mái (Nguyễn Đức Trọng và
cs., 2007), Trong khi đó vịt hướng trứng có khối lượng cơ thể thấp hơn nhiều.
Vịt lai giữa vịt cỏ và vịt CV 2000 Layer có khối lượng ở 56 ngày tuổi có khối
lượng cơ thể 1,075 – 1,15kg (Doãn Văn Xuân, 2004).
Theo Ngô Văn Vĩnh và cs. (2010) con lai giữa ngan và vịt ở 8 tuần tuổi có
khối lượng cơ thể đạt 3150,0g/con và khi nuôi đến 10 tuần tuổi khối lượng cơ thể
đạt 3402,7g/con.
Theo Trần Quốc Việt và cs. (2010) các mức năng lượng và protein khẩu phần
khác nhau có ảnh hưởng đến sự biến đổi khối lượng cơ thể của vịt CV. Super M, ở 7
tuần tuổi khối lượng của vịt ở mức thấp là 3032g/con, ở mức trung bình là
3076g/con và ở mức cao khối lượng đạt 3108g/con có sự sai khác về khối lượng cơ
thể với P < 0,001; xem xét đồng thời với ảnh hưởng của các mức axit amin trong
khẩu phần và ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein - axit amin tác giả
cũng cho biết là có sự sai khác về khối lượng cơ thể ở 7 tuần tuổi (P < 0,001).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


b. Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi gia cầm người ta thường áp dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ
sinh trưởng. Đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, giới

tính và đặc điểm cá thể, chế độc chăm sóc…Theo Lê Sỹ Cương và cs. (2009) tổ
hợp lai 4 dòng vịt CV. Super M có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trong giai đoạn 1
- 8 tuần tuổi cao nhất ở tổ hợp lai T5164 đạt 56,53g/con/ngày, tiếp đến là tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối của tổ hợp lai T5146 là 55,63g/con/ngày, tổ hợp lai T1564
là 55,14g/con/ngày và thấp nhất ở tổ hợp lai T1546 là 54,81g/con/ngày. Tốc độ
sinh trưởng tương đối ở tuần tuổi đầu cao nhất ở tổ hợp T5146 đạt 120,41%, tổ
hợp T5164 là 118,95%, tổ hợp T1564 là 118,28% và tổ hợp lai T1546 là
116,24%, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần ở các tuần tiếp theo, đến 8 tuần
tuổi chỉ còn 4,41 - 5,87%.
Xie et al. (2009) cho biết: khi sử dụng khẩu phần có các mức Lysine khác
nhau (0,65%; 0,8%; 0,95%; 1,1% và 1,25%), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt
Bắc Kinh trong giai đoạn từ 7 - 21 ngày tuổi đạt cao nhất ở lô sử dụng khẩu phần
ăn 0,95% Lysine đạt 73,4g/con/ngày, tiếp đến là lô có mức Lysine 1,1% đạt
72,6g/con/ngày, 72,3g/con/ngày là lô bổ có mức Lysine 1,1%, lô 0,8% Lysine có
tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 70,1g/con/ngày và thấp nhất ở lô có mức Lysine
0,65% là 59,6g/con/ngày (P<0,05).
c. Tốc độ mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền, có liên quan
đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Trong chăn
nuôi vịt, người ta thường quan sát tốc độ mọc lông ở các giai đoạn 20 và 50 ngày
tuổi. Tuổi giết thịt thích hợp khi chiều dài lông cánh này đạt 13cm.
d. Kích thước các chiều đo
Nghiên cứu về các chiều đo của dòng bố và dòng mẹ đối với vịt Bắc Kinh,
Negm et al. (1981) đều thống nhất rằng: mọi kích thước chiều đo cơ thể đều có
tương quan rõ nét với khối lượng cơ thể (0,27-0,99) và khối lượng trứng (0,390,67) ở phần lớn các lứa tuổi.
2.2.2.2. Khả năng cho thịt của thủy cầm
Để đánh giá khả năng sản xuất thịt của thủy cầm người ta thường hay sử
dụng các chỉ tiêu về khối lượng và thành phần thân thịt (khối lượng và tỷ lệ thịt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 7


lườn, khối lượng và tỷ lệ thịt đùi).
Tỷ lệ thịt lườn và tỷ lệ thịt đùi có sự biến động theo tuổi giết thịt của vịt, tỷ
lệ thịt lườn tăng lên theo tuổi còn tỷ lệ thịt đùi giảm theo tuổi, Nguyễn Đức
Trọng và cs. (2009) cho biết: tỷ lệ thịt lườn ở vịt Đốm (PL2) tăng từ 11,7% lúc 8
tuần tuổi lên 12,9% lúc 10 tuần tuổi, trong khi đó tỷ lệ cơ đùi lại giảm từ 15,1%
lúc 8 tuần tuổi xuống 12,4% lúc 10 tuần tuổi
Khả năng sản xuất thịt của thủy cầm phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi
giết thịt và mùa vụ, Nguyễn Đức Trọng (2007) đã nghiên cứu sự biến đổi tỷ lệ
thân thịt của vịt Super M3 Super heavy trong khoảng thời gian từ 49- 56 ngày
tuổi và thấy tỷ lệ thân thịt tăng từ 70,3% lên 72,04%.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất
thịt của vịt, Trần Quốc Việt và cs., 2010 ở vịt CV. Super M các mức năng lượng
và protein khẩu phần thấp có tỷ lệ thân thịt là 69,9%, ở mức trung bình tỷ lệ thân
thịt là 72,9% và ở mức cao tỷ lệ này đạt 71,4%. Khẩu phần có các mức axit amin
khác nhau cũng có tỷ lệ thân thịt khác nhau, tương ứng với các mức axit amin
thấp, trung bình và cao là 70,9%, 72,6% và 70,7%; tỷ lệ thịt lườn có sự sai khác
giữa các lô sử dụng các mức năng lượng và protein khác nhau P < 0,001.
2.2.3. Khả năng sinh sản của thủy cầm
2.2.3.1. Tuổi đẻ
Tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc một đàn gia cầm được xác
định theo tuổi đạt tới cường độ đẻ trứng 50%. Tuổi đẻ là một chỉ tiêu có hệ số di
truyền thấp, ở vịt Bắc Kinh hệ số di truyền của tuổi đẻ h2 = 0,22 - 0,31 (Wezyk,
1985)
Tuổi đẻ của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất, chế
độ dinh dưỡng, thời gian thay thế đàn trong năm, phương thức nuôi... Các giống
vịt hướng trứng có tuổi đẻ sớm hơn các giống vịt hướng thịt, vịt Super M có tuổi

đẻ là 168 ngày tuổi, vịt Đốm có tuổi đẻ 154 ngày tuổi, và vịt Triết Giang có tuổi
đẻ là 119 ngày tuổi.(Nguyễn Đức Trọng, 2009)
Nguyễn Đức Trọng (2005) tuổi đẻ của vịt CV. Super M dòng trống và dòng
mái khi thay thế đàn vào vụ đông xuân tương ứng là 175 và 160 ngày, khi thay
thế đàn vào vụ xuân hè thì tuổi đẻ tương ứng là 187 ngày và 165 ngày. Vịt CV.
Super M nuôi theo phương thức nuôi khô tuổi đẻ là 161 ngày sớm hơn so với vịt
nuôi nước (182 ngày) là 21 tuần (Dương Xuân Tuyển và cs., 2008)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


2.2.3.2. Năng suất trứng
Năng Suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm
trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất trứng có hệ số di truyền thấp. Ở
vịt Bắc Kinh: 0,32 (Stasko, 1986).
Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, dòng, phương thức chăn nuôi khác
nhau và điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng.
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M3 nuôi tại Trạm Nghiên cứu gia
cầm Cẩm Bình ở dòng trống có năng năng suất trứng đạt 199,22 quả/mái/48 tuần
đẻ, dòng mái có năng suất trứng là 223,7 quả/mái/48 tuần đẻ (Phùng Đức Tiến và
cs., 2009). Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cũng
trên vịt CV. Super M3 ở dòng trống có năng suất trứng 180,6 quả/mái/48 tuần đẻ
và dòng mái là 231,77 quả/mái/48 tuần đẻ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009).
Kết quả nghiên cứu trên vịt Khaki Campbell của Nguyễn Hồng Vỹ và cs.
(2005) cho biết khi nuôi theo hai phương thức nuôi khô không cần nước bơi lội
và nuôi có nước bơi lội cho thấy năng suất trứng của vịt nuôi nhốt khô: năng suất
251,6 quả/mái; nuôi thả vườn: 264,1 qủa/mái; nuôi nhốt nước: 258,0 quả/mái;
con nuôi thả ao 261,2 quả/mái.
2.2.3.3. Khối lượng và cấu tạo trứng vịt

a. Khối lượng trứng
Khối lượng trứng mang tính đặc trưng của từng loại và mang tính di truyền
cao. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), hệ số di truyền về khối lượng trứng gà là
60-74%.
Khối lượng trứng phụ thuộc vào dòng giống., tuổi đẻ, chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết khối lượng trứng vịt Triết
giang chỉ đạt 61,4g. Khối lượng trứng vịt Super M đạt 90,67g, còn vịt Đốm đạt
74,68g (Nguyễn Đức Trọng, 2010).
Theo Lê Xuân Thọ (2005) khi xác định hàm lượng protein thích hợp trong
thức ăn cho vịt Super M cho biết khi cho vịt ăn mức protein cao ở giai đoạn hậu
bị 15,5% và 14,5% sang giai đoạn sinh sản cho thức ăn có 19,5% và 18,5% khối
lượng trứng đạt từ 84,4 – 88,5 g.
b. Cấu tạo trứng
- Hình dạng trứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Trứng bình thường có dạng hình bầu dục, một đầu lớn, một đầu bé hoặc
hình elip với hai đầu trứng tròn đều nhau.
Theo Nguyễn Đức Trọng (2009) cho biết vịt Triết Giang ở thế hệ xuất phát
có CSHD 1,39; ở thế hệ thứ 1 là 1,4; ở thế hệ thứ 2 là 1,41.
- Độ dày vỏ trứng
Độ dày vỏ trứng biểu hiện nguồn dự trữ khoáng. Độ dày vỏ ở các phần của
vỏ trứng là khác nhau. Hệ số di truyền độ dày vỏ ở mức thấp là 30%
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007) cho biết độ dày vỏ trứng của vịt
Super M3 Super heavy ở dòng trống T13 là 0,396 mm và ở dòng mái T14 là

0,383.
- Các chỉ tiêu bên trong trứng
Các chỉ tiêu bên trong trứng bao gồm chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, đơn
vị Haugh.
Chỉ số lòng trắng được xác định qua tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc và
đường kính trung bình của lòng trắng. Chỉ số này ở trứng tươi dao động trong
khoảng 0,08 - 0,09.
Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng đỏ là giá trị tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng
đỏ và đường kính lòng đỏ. Chỉ số này sẽ đánh giá trạng thái và chất lượng lòng
đỏ. Chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng có tương quan với khối lượng trứng, hệ số
tương quan kiểu hình tương ứng là rG = -0,43 và rG = 0,3 (Awang, 1987). Hai
chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi, nuôi dưỡng
Cùng với chỉ tiêu lòng đỏ thì màu sắc lòng đỏ cũng là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng trứng gia cầm. Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng thức ăn.
Đơn vị Haugh: Được Haugh R (1930) xây dựng, sử dụng để đánh giá chất
lượng của trứng, nó phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Theo
Uyterwal C.S (2000), đơn vị Haugh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: thời gian bảo
quản trứng, tuổi gia cầm mái (gia cầm mái già đơn vị Haugh càng thấp), bệnh tật,
nhiệt độ, giống gia cầm…Theo Peniond Jkevich và cs. (dẫn theo Bạch Thanh
Dân, 1996), chất lượng trứng tốt có chỉ số Haugh 80-100; tốt: 79 - 65; trung bình:
65 - 64 và xấu: <55.
Nguyễn Đức Trọng (2011) cho biết chỉ số lòng trắng của con lai TC (trống
Triết Giang x mái cỏ) và con CT (Trống cỏ x mái Triết Giang) lần lượt là 0,451
và 0,443. Chỉ số lòng trắng tương ứng là 0,085 và 0,087

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



2.2.3.4. Khả năng ấp nở của trứng vịt
Khả năng ấp nở của trứng vịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ
trứng có phôi, tỷ lệ nở/ trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp và tỷ lệ vịt con
loại 1.
a. Tỷ lệ trứng có phôi
Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Yếu tố di truyền
Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh là khác nhau. Theo
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008), Khi đánh giá năng suất của vịt M15 cho thấy
tỷ lệ phôi ở thế hệ xuất phát là 94,69%; ở thế hệ 1 là 93,00%. Kết quả nghiên cứu
trên vịt CV. Super M dòng T5, T6 cho tỷ lệ trứng có phôi khác nhau ở dòng
trống và dòng mái, dòng trống T5 qua 2 thế hệ tỷ lệ trứng có phôi đạt 90,54 91,29% và dòng mái T6 tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,12 - 92,52% (Nguyễn Đức
Trọng, 2007).
- Yếu tố dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Thọ (2005), khi xác định mức
protein thích hợp trong thức ăn cho vịt SM đã chỉ ra rằng: Ở dòng mái lô giai
đoạn hậu bị cho ăn thức ăn có 15,5% protein sang giai đoạn sinh sản cho ăn thức
ăn có 19,5% protein có tỷ lệ phô là 90,61%, lô giai đoạn sinh sản cho ăn thức ăn
có 18,5% protein có tỷ lệ phôi 89,73%. Lô giai đoạn hậu bị cho ăn thức ăn có
14,5% protein sang giai đoạn sinh sản cho ăn thức ăn có 19,5% protein có tỷ lệ
phôi là 94,93% còn lô giai đoạn sinh sản cho ăn thức ăn có 18,5% protein có tỷ
lệ phôi 93,96%.
- Điều kiện môi trường
Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt Triết Giang nuôi tại Trung
tâm Nghiên cứu vịt Đại xuyên và điều tra ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ
của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết tỷ lệ trứng có phôi của vịt nuôi tại
Trung tâm và nuôi tại các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình lần lượt là: 93,46%;
90,8%; 93,2%; 91,5%.
- Phương thức chăn nuôi

Theo Nguyễn Hồng Vỹ và cs. (2005) kết quả tỷ lệ trứng có phôi của vịt
Khaki Campbell nuôi theo 4 phương thức khác nhau (nuôi nhốt trên khô, nuôi thả
vườn, nuôi nhốt có nước và nuôi thả ao) có sự khác nhau giữa các lô thí nghiệm
tương ứng là 94,7%; 95,7%; 95,8% và 96,4%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


b. Chỉ tiêu ấp nở
Chỉ tiêu ấp nở nói chung bao gồm tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng
trứng vào ấp và tỷ lệ vịt con loại 1. Tỷ lệ nở của gia cầm là một tính trạng số
lượng có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,15 - 0,2) nên tỷ lệ nở bị phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: như giống tuổi, tình trạng sức khỏe, tỷ lệ đực cái, chất lượng
đực, khối lượng trứng, cấu trúc vỏ trứng
Theo Kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Vĩnh và cs. (2009) cho rằng vịt
Triết Giang ở tuần đẻ 5-12 cho tỷ lệ ấp nở thấp chỉ đạt 66,93% trên trứng có
phôi. Trong khi đó giai đoạn 13-40 tuần đẻ có tỷ lệ nở cao 80,97% và 79,1% ở
giai đoạn 41-52 tuần đẻ. Chứng tỏ ở giai đoạn 5-12 tuần đẻ trứng vịt Triết Giang
có khối lượng thấp, độ đồng đều không cao, một nguyên nhân nữa dẫn đến tỷ lệ
ấp nở thấp là vịt có tuổi đẻ sớm khi cơ thể chưa thành thục về thể vóc kể cả vịt
trống và vịt mái dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, trứng ở giai đoạn này có khối lượng
nhỏ, vỏ dày hơn giai đoạn sau.
2.2.4. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm
Hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một
đơn vị sản phẩm. Đối với vịt nuôi sinh sản thì hiệu quả sử dụng thức ăn được tính
là tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, còn đối với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt hiệu
quả sử dụng thức ăn được tính là tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào dòng, giống gia cầm, phương thức nuôi.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2005) vịt CV. Super M dòng trống và dòng mái
nuôi theo 2 phương thức nuôi khô không có nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội
tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, vịt dòng trống có tiêu tốn thức ăn là
4,2kg/10 quả trứng khi nuôi khô và khi nuôi nước là 4,6kg, tương ứng đối với vịt
dòng mái là 3,93kg và 4,44kg.
Ở các tuần đẻ khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, tiêu
tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt lai 2 dòng CV. Super M có tiêu tốn thức ăn ở 1 2 tuần đẻ là cao nhất 10,0 - 12,5kg, tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở tuần đẻ 12 - 14
khoảng 2,6 - 3,3kg/10 quả trứng (Hoàng Thị Lan và cs., 2008).
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng
khối lượng của vịt Đốm thương phẩm từ 1-10 tuần tuổi trung bình là 2,9kg. Có
sự khác nhau về tiêu tốn thức ăn ở các tuần tuổi, vịt dòng trống ở các giai đoạn 0
- 9 tuần tuổi, 0 - 8 tuần tuổi, 0 - 9 tuần tuổi, 0 - 10 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn là
2,27kg; 2,5kg; 2,79kg; 2,9kg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Trong chăn nuôi gia cầm trên thế giới vẫn thường dùng con lai giữa 2,3,4
dòng giống để tạo ra con lai vừa có năng suất cao vừa có sức sống tốt, dễ nuôi và
có năng suất cao.
Chipchiryuk (1984) đã tiến hành ghép 20 ngan trống với 80 vịt mái Bắc
Kinh, sau một tháng lấy 1500 trứng đưa vào ấp. Tỷ lệ trứng có phôi là 54,3%. Tỷ
lệ nở/ trứng có phôi 55%; con lai nuôi cùng điều kiện với ngan và vịt Bắc Kinh
thuần. Kết quả khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi của con lai 2980 g; của ngan
2350 g và vịt Bắc Kinh là 2800g.
Poivey et al. (2001) cho biết: giống vịt Tsaiya được chọn lọc từ năm 1992

theo hướng tăng tỷ lệ phôi khi cho thụ tinh nhân tạo với ngan. Kết quả sau 6 thế
hệ chọn lọc ở vịt đực là 11,8 – 19,7% và ở vịt mái là 23,8 – 31,4%, hệ số di
truyền của tính trạng năng suất trứng tính theo thành phần phương sai của bố là
h2 = 0,05, theo thành phần phương sai của mẹ là h2 = 0,46 và theo thành phần
phương sai của cả bố và mẹ là h2 = 0,25.
Kazimierz (2004) tiến hành cho lai giữa ngan với vịt Bắc Kinh A-44 tạo
con lai ngan vịt, kết quả khối lượng cơ thể của ngan đạt 3424g/con, vịt A-44 đạt
2868g/con và con lai ngan vịt đạt 2983g/con có sự sai khác về khối lượng cơ thể
P < 0,05. Tỷ lệ thân thịt của ngan đạt 74,1%, vịt A-44 đạt 73,8% và con lai ngan
vịt đạt 75%.
Theo Huang et al. (2006) con lai giữa ngan và vịt Kaiya (vịt Bắc Kinh x vịt
Tsaiya) có khối lượng cơ thể ở 10 tuần tuổi đạt 2277 - 2367g/con, sinh trưởng
tuyệt đối của con lai ngan vịt đạt cao nhất ở 4 - 6 tuần tuổi đạt 598 - 621g, từ 6 8 tốc độ sinh trưởng là 554 - 601g, tuần tuổi 8 - 10 tốc độ sinh trưởng là 363 392g; lượng thức ăn thu nhận ít nhất ở tuần 4 - 6 chỉ có 142 - 144g/con/ngày và
cao nhất ở tuần 6 - 8 là 179 - 186g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
là 3,2 - 3,39kg/kg tăng khối lượng ở 6 - 8 tuần, 6,03 - 6,74kg/kg tăng khối lượng
ở tuần 8 - 10.
Như vậy việc lợi dụng các ưu việt của ưu thế lai tạo sản phẩm thịt vịt đáp
ứng nhu cầu thị trường vẫn phổ biến ở các nước trong những năm gần đây.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Để cải tạo và nâng cao năng suất của phẩm giống nhiều nhà chuyên môn đã
tiến hành lai tạo đặc biệt là việc sử dụng lai kinh tế giữa các giống vịt ngoại với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


các giống vịt địa phương, sử dụng ưu thế lai nâng cao hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi vịt.
Dương Xuân Tuyển (2006) vịt bố mẹ CV. Super M được tạo ra từ các dòng
vịt thuần V2, V5, V1 và V7 nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng cơ thể

lúc 21 tuần tuổi đạt 3578g/con đối với vịt đực và 3309g/con đố với vịt mái, tuổi
đẻ của vịt bố mẹ là 182 ngày, năng suất trứng đạt 202,6 quả/mái/10 tháng đẻ, ưu
thế lai về năng suất trứng H = 3,59%. Khối lượng trứng đạt 88,7g/quả, tỷ lệ phôi
và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 92,7% và 81,4%.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) con lai giữa vịt Triết Giang và Cỏ có tỷ lệ
nuôi sống trung bình 94,74%-98,95%, Khối lượng cơ thể nằm trung gian giữa vịt
Cỏ và vịt Triết Giang. Tuổi đẻ của con lai TC(Triết Giang x cỏ), TTC(Triết
Giang x TC) và TCT (TC x Triết Giang) ở tuần 18 còn CT(Cỏ x Triết Giang) là
19 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ bình quân của căp lai TTC đạt cao nhất 77,66% với năng
suất tương ứng là 283 quả/mái/52 tuần đẻ. Khối lượng trứng của các con lai là
cao, đạt từ 68 – 70g/quả, đã cải thiện được khối lượng trứng vịt Triết Giang, tỷ lệ
phôi và ấp nở cao nhất ở vịt lai TTC và TC.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) Khi nghiên cứu khả năng sản xuất
của con lai giữa vịt trống SM và mái Đốm cho con lai TP, trống Đốm lai với mái
SM cho con lai PT và kế quả cho rằng vịt lai có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị
đạt cao 95,2% - 97,6%; khối lượng cơ thể của vịt lai trong khoảng trung gian
giữa vịt Đốm và SM. Tuổi đẻ của vịt TP (159) ngày tuổi sớm hơn so với vịt PT
và vịt SM, đẻ muộn hơn so với vịt Đốm. Năng suất trứng của vịt TP và PT cao
hơn so với cả vịt SM và Đốm, Ưu thế lai về năng suất trứng của vịt TP ở 42 tuần
đẻ đạt 23,8% và vịt PT là 22,9%; tính đến 52 tuần đẻ ưu thế lai về năng suất
trứng của vịt TP là 17,7% và vịt PT là 16,9%. Trứng của vịt lai có khối lượng
trung bình của vịt SM và vịt Đốm, đơn vị Haugh của trứng thí nghiệm đạt tiêu
chuẩn trứng giống, tỷ lệ phôi của vịt TP là cao nhất 94,33% và tỷ lệ nở/tổng
trứng vào ấp đạt cao nhất 79,87%.
Tuy nhiên, nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng và cs. (2012) đã tiếp tục cho
Vịt PT được cho giao phối ngẫu nhiên và dựa vào đặc điểm màu lông và khối
lượng tách thành 2 dòng: dòng trống (PT1) có màu lông cánh se đậm, con đực có
cổ màu xanh, dòng mái (PT2) có màu lông cánh sẻ nhạt, con đực ở cổ có màu
lông xanh nhạt, màu lông cò lửa giống vịt đốm. 2 dòng này lại tiếp tục được
chọn lọc ổn định năng suất qua 3 thế hệ, kết quả thu được là:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×