Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Lao động nhập cư và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 224 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

LÊ THỊ HỜ RIN

LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

LÊ THỊ HỜ RIN

LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62228005

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. LƯƠNG MINH CỪ


Phản biện
1. GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU
2. PGS.TS NGUYỄN QUANG ĐIỂN
3. PGS.TS NGUYỄN THANH
Phản biện độc lập
1. GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU
2. PGS.TS NGUYỄN QUANG ĐIỂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình này là do tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu công trình khoa học này là trung thực và chưa được công bố.

Người thực hiện

LÊ THỊ HỜ RIN


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. (2014), Một số giải pháp khai thác và quản lý hiệu quả lao động
nhập cư tại thành Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020, Tạp
chí Khoa học Chính trị, số 6/2014.
2. (2015), Thực trạng lao động nhập cư trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, Tạp chí Khoa học chính trị, số 3/2015.
3. (2015), Lao động nhập cư và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa
học Xã hội, số 3/2015.


MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

................................................................................. 4

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ................................... 14
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận án .......................................................... 14
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ...................... 15
6. Đóng góp mới của luận án ................................................................... 15
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .......................................... 15
8. Kết cấu của luận án ............................................................................. 16
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 17
Chöông 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................................................... 17
1.1. QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ...................................... 17
1.1.1. Khái niệm lao động và lao động nhập cư ..................................... 17
1.1.2. Hiện tượng di dân và nguồn gốc của lao động nhập cư trong xã hội24
1.1.3. Đặc điểm và xu hướng của lao động nhập cư trên thế giới và Việt
Nam hiện nay ……. . ................................................................................ 36
1.2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ............................................................... ...53
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực .............. 53
1.2.2. Vấn đề di dân và phát triển nguồn nhân lực trong thực tiễn đời sống
xã hội …………….. .. ............................................................................... 65
1.2.3. Sự tác động của lao động nhập cư đối với việc phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam hiện nay ........................................................................... 70



Kết luận chương 1

................................................................................. 76

Chöông 2. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY ......................................................................... 80
2.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY ................................................................................. 80
2.1.1. Khái quát quá trình phát triển lao động nhập cư và sự biến đổi cơ cấu
dân số ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay .......... 80
2.1.2. Quy mô và đặc điểm của lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay .................................................................................................. ... 83
2.2. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỀ
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NHẬP CƯ Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 95
2.2.1. Vai trò của lao động nhập cư đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở
thành phố Hồ Chí Minh............................................................................. 95
2.2.2. Dự báo sự phát triển lao động nhập cư và những vấn đề đặt ra về chính
sách xã hội đối với lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .... 113
Kết luận chương 2 ................................................................................... 146
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .......................... 149
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỂ GÓP
PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY ................................................................................... 149
3.1.1. Quan điểm về quản lý lao động nhập cư của thành phố Hồ Chí

Minh

...................................................................................................... 149

3.1.2. Quản lý lao động nhập cư, phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ


phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ..... 154
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ ĐỂ GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY ............................................................................................... 161
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách tổ chức, quản lý đối với lao động nhập


...................................................................................................... 162

3.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế và hỗ trợ đời sống đối với
lao động nhập cư ........................................................................... 174
3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách y tế, giáo dục, văn hoá đối với lao động
nhập cư ...................................................................................................... 181
3.2.4. Nhóm giải pháp về các chính sách xã hội khác đối với lao động nhập


........................................................................................................184

Kết luận chương 3 ................................................................................... 189
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................. 191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 199



4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, dân số, dân cư là một trong những điều kiện tất
yếu, khách quan hợp thành kết cấu tồn tại xã hội. Trong một phương thức
sản xuất vật chất nhất định của xã hội, yếu tố dân số, bao gồm cả chất lượng
và số lượng của nó, nhân tố con người sản xuất, nguồn nhân lực trong q
trình sản xuất vật chất, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển và tiến bộ
xã hội. Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, tính chất và đặc điểm của yếu
tố dân số, dân cư đã có những biến đổi. Người lao động đã ln có sự thay
đổi mơi trường lao động một cách năng động, linh hoạt. Lao động nhập cư
gắn với hiện tượng di dân, đã giữ một vị thế đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vì vậy, di dân là một hiện tượng kinh tế – xã
hội phổ biến, gắn liền với lòch sử phát triển của xã hội loài người. Trong
lịch sử, di dân luôn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển dân
số, kinh tế – xã hội của loài người - lòch sử của loài người luôn gắn liền
với quá trình di dân. Những người dân di cư được gọi là “lao động nhập
cư” hay “lao động tạm trú”. Ở Việt Nam, lực lượng lao động nhập cư có
mặt trong hầu hết các lónh vực đời sống xã hội của cả nước với tỷ lệ không
nhỏ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng
của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đặc biệt, ở thành phố Hồ Chí Minh,
do khoảng cách phát triển có sự cách biệt khá lớn so với các tỉnh, thành khác
của cả nước cho nên lao động nhập cư vẫn sẽ tiếp tục đến thành phố. Với sự
hiện diện của mình, một mặt, lao động nhập cư đã đóng góp đáng kể cho sự
phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực của thành phố; mặt khác, lao
động nhập cư cũng đặt thành phố trước nhiều thách thức khơng nhỏ, trong
đó có những vấn đề rất nan giải như: vấn đề chính sách quản lý, đào tạo và



5

sử dụng, vấn đề chính sách, nhà ở, đất đai, cư trú, giáo dục, y tế. Quán triệt
Nghị quyết số 16 – NQ/TW của Bộ Chính trị, hiện nay, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân thành phố đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh trở thành một thành phố “văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc
biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp ngày
càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh
tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực
Đông Nam Á” [197,46]. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để
thực hiện thành công sự nghiệp ấy, việc phát huy tiềm năng của các nguồn
lực trong nhân dân là nhu cầu, nhiệm vụ được Đảng và nhà nước ta đặt lên
hàng đầu. Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và phát triển kinh tế, sự tái cấu trúc về cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch mạnh
mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sự phát triển nhanh chóng của các
đô thị, khu công nghiệp, sự phân bố lại lao động đã và đang diễn ra. Số lao
động dư thừa ở nông thôn ngày càng tăng lên, khu vực thành thị với cơ cấu
kinh tế mở năng động, đã trở thành điểm thu hút lao động nông thôn hướng
về. Trong điều kiện đó, di dân và lực lượng lao động nhập cư trở thành một
hiện tượng thường xuyên, đặc biệt đối với các quốc gia đang bước vào thời
kỳ công nghiệp theo hướng hiện đại hóa như Việt Nam. Sự thiếu ổn định
của tăng trưởng kinh tế, nhu cầu công ăn việc làm, sự chênh lệch giữa các
vùng, miền tạo nên làn sóng di dân và từ đó hình thành hiện tượng “lao động
nhập cư” tại các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở
các tỉnh, thành phố có ít khu chế xuất, khu công nghiệp, quá trình tăng
trưởng kinh tế chậm, nhu cầu việc làm cao thường có hiện tượng dư thừa về
số lượng lao động. Và tất nhiên, các tỉnh, thành tập trung nhiều khu chế
xuất, khu công nghiệp như thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến có sức
thu hút mạnh mẽ đối với lực lượng lao động này ở các địa phương.

Theo quan điểm hiện nay, sự phát triển của các thành phố lớn gắn liền
với sự phát triển chung của khu vực, cũng như của cả nước. Đồng thời với


6

tăng trưởng kinh tế của thành phố là sự phát triển nguồn nhân lực và sự phát
triển thị trường lao động. Trong đó, người lao động nhập cư là nhân tố quan
trọng, một mặt thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường
lao động cho thành phố; mặt khác cũng tạo nên sự quá tải của cơ sở hạ tầng,
gây ra những khó khăn nhất định cho công tác quản lý trật tự an toàn xã hội.
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề con người lao động,
trong đó có lao động nhập cư với những vấn đề về chính sách đối với lao
động và nguồn nhân lực, luôn là một trong những yêu cầu bức thiết của
chính quyền thành phố. Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và
năm 2012 - Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh đăng tải trên
dân số thành phố có 7.750,9 ngàn
người [61,26]. Trong đó, lực lượng lao động có khoảng 4,0864 triệu người,
chiếm 52,72% dân số [217, 19], tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chiếm
65,4% dân số [217, 20], (số người nhập cư vào thành phố năm 2012 là
215,4 nghìn người [217,56]. Trong tổng dân số của thành phố, có khoảng
gần 03 triệu dân nhập cư - theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản
thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và quý I/2016 của Hiệp hội Bất Động sản
đang trên báo điện tử nld.com.vn ngày 24/4/2016. Cũng theo Tổng cục
thống kê năm 2012, tỷ lệ người dân nhập cư vào thành phố năm 2012 tham
gia vào lực lượng lao động của thành phố chiếm 79,1% [217, 57]. Với cơ
cấu và tỷ lệ như trên, có thể thấy lao động nhập cư có vai trò đáng kể trong
sự phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong
những năm qua. Trong thời gian qua, mặc dù chính quyền thành phố đã có
nhiều chủ trương, chính sách thoáng hơn nhiều so với những năm trước đây

để quản lý, đào tạo lao động nhập cư. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng
nhanh lao động nhập cư, một số chủ trương, chính sách trở nên bất cập, đặc
biệt là chưa có được đánh giá đầy đủ về sự đóng góp của lao động nhập cư
vào sự phát triển kinh tế nói chung, nguồn nhân lực của thành phố nói riêng.
Do đó, tiếp cận từ phương diện triết học xã hội để nghiên cứu, tìm hiểu một


7

cách thấu đáo, đánh giá đúng đắn thực trạng, tác động của lao động nhập cư,
cũng như nhận diện những mặt tích cực và tiêu cực của lao động nhập cư
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đưa ra phương hướng và các giải
pháp phát huy vai trò của lao động nhập cư trong phát triển nguồn nhân lực
ở thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
của thành phố, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn thiết thực. Do đó,
nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Lao động nhập cư và vai trò của nó đối
với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án
tiến sỹ chun ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề di dân, di cư nói chung, trong đó có lao động nhập cư, là một
vấn đề lớn, với nhiều nội dung sâu sắc, mang tính nhân văn và thực tiễn cao.
Chính vì vậy, vấn đề di dân, lao động nhập cư đã và đang thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học với nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều hội thảo,
nhiều ý kiến trao đổi khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu về lao động
nhập cư được tập trung theo các hướng: các cơng trình liên quan đến những
quan điểm, lý luận chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực;
các cơng trình liên quan đến những quan điểm về thực trạng lao động nhập
cư và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động nhập cư tại
thành phố Hồ Chí Minh; các cơng trình liên quan đến những giải pháp để

quản lý có hiệu quả đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu đó thành ba chủ đề
chính.
Chủ đề thứ nhất, đó là các cơng trình liên quan đến những quan điểm,
lý luận chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực. Trong chủ
đề này có các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố như: Từ
nơng thơn ra thành phớ – tác đợng kinh tế – xã hợi của di cư ở Việt Nam của


8

Lê Bạch Dương – Nguyễn Thanh Liêm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2008; Lao động nữ di cư tự do Nông thôn – Thành thò của Hà Thò Phương
Tiến và Hà Quang Ngọc, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 2000; Tác động của di cư
tự do vào thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới của Ths. Trần
Hồng Vân, Nxb. Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Báo cáo
sơ bộ một số kết quả nghiên cứu về di dân của Viện kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Giáo trình kinh tế ng̀n nhân
lực, Nxb. Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009 của PGS. TS Trần Xn
Cầu (chủ biên) – PGS.TS Mai Quốc Chánh; Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam ĺ lụn và thực tĩn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của
TS Nguyễn Trọng Chuẩn – PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa - PGS.TS Đặng
Hữu Tồn (chủ biên); Phát triển ng̀n nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 của TS
Nguyễn Thanh; Phát huy yếu tớ con người trong lực lượng sản xuất ở Việt
Nam hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002 của TS. Hồ Anh Dũng;
Quản trị ng̀n nhân lực, Nxb. Phương Đơng, Tp.Hồ Chí Minh, 2011 của
TS. Bùi Văn Danh - MBA. Nguyễn Văn Dung – Ths. Lê Quang Khơi; Phát
triển ng̀n nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế, Hà Nội, 2009 của
Phùng Lê Dung – Đỡ Hồng Hiệp, Hà Nội, 2009, đăng trên Tạp chí nghiên

cứu Châu Phi và Trung Đơng; Di cư trong nước – Cơ hợi và thách thức đới
với sự phát triển kinh tế – xã hợi ở Việt Nam, Hà Nội, 2010 của Veronique
Marx và Katherine Fleischer thuộc tổ chức United Nations Viet Nam; Hội
thảo khoa học phát triển bền vững kinh tế – xã hội của các thành phố theo
hướng hiện đại, Hà Nội, 2011 do Viện kinh tế phát triển Hà Nội tổ chức;
Phát triển ng̀n nhân lực ở thành phớ Hờ Chí Minh trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố Hồ Chí Minh, 2014 của TS. Nguyễn
Long Giao. Trong công trình Di dân tự do đến Hà Nội, thực trạng và giải
pháp quản lý của TS. Hoàng Văn Chức, Nxb. Chính trò quốc gia, Hà Nội,


9

2004 đã phân tích khá rõ thực trạng, ngun nhân dẫn đến di dân, đặc điểm
của di dân đồng thời đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề di dân. Trước
tiên, tác giả đã nêu những nhận định khái qt nhất về di dân “Di dân là một
hiện tượng kinh tế – xã hội gắn liền với lòch sử phát triển của xã hội loài
người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển không đồng
đều về kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới” [51, 8].
Bên cạnh đó, trong cơng trình của mình, tác giả cũng đã giới thiệu lại đònh
nghóa của Liên hợp quốc về di dân. Theo Liên hợp quốc “Di dân là sự di
chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vò đòa lý hành chính
này vào một đơn vò đòa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở
thường xuyên trong khoảng di dân xác đònh” [51, 9-10]. Theo tác giả,
nguyên nhân cơ bản, có tính phổ biến, dẫn đến di dân là nguyên nhân
kinh tế. Bên cạnh nguyên nhân kinh tế còn có các nguyên nhân khác như:
nguyên nhân chính trò, tôn giáo, tâm lý, tình cảm, quốc phòng hoặc các
nguyên nhân về điều kiện tự nhiên (động đất, núi lửa,…) Trong công trình
này, ngoài việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến di dân, tác giả còn đưa
ra những nhận đònh về đặc điểm của di dân. Theo đó, di dân có 3 đặc

điểm chính: thứ nhất, con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên
đến một nơi nào đó với một khoảng cách nhất đònh; thứ hai, người di
chuyển có mục đích, họ rời nơi ở cũ đến nơi ở mới thực hiện mục đích của
mình; thứ ba, thời gian ở lại nơi mới phải kéo dài trong khoảng thời gian
xác đònh, tối thiểu phải từ 6 tháng trở lên mới xác đònh đó là di dân. Ngoài
ra, theo tác giả, chúng ta có thể nhận biết di dân qua một đặc điểm nữa đó
là sự di chuyển nơi ở và thay đổi nơi làm việc, nghề nghiệp và các hoạt
động sinh sống hàng ngày.
Chủ đề thứ hai, đó là các cơng trình liên quan đến thực trạng lao động


10

nhập cư và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động nhập cư tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trong chủ đề thứ hai, có các tác phẩm như: Hội
thảo quốc gia tăng cường năng lực xây dựng chính sách di dân nội đòa Việt
Nam, phần II của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1998, thành
phố Hồ Chí Minh; Chi cục phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh
(2005), Hành trình hội nhập của di dân tự do vào thành phố Hồ Chí Minh
nhìn từ góc độ kinh tế và xã hội, thành phố Hồ Chí Minh; Cư dân đơ thị và
khơng gian đơ thị trong tiến trình đơ thị hóa ở thành phớ Hờ Chí Minh:
Thực trạng và dự báo của Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2010; Sự thớng nhất và mâu th̃n về lợi ích
giữa các nhóm, giai tầng xã hợi ở thành phớ Hờ Chí Minh hiện nay – Thực
trạng và giải pháp, của Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ - Báo Sài Gòn giải phóng, thành phố Hồ
Chí Minh, 2006; Mợt sớ vấn đề về di cư nơng thơn – đơ thị – Thách thức và
cơ hợi cho thành phớ Hờ Chí Minh của Bùi Việt Thành, Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2011;
Vấn đề lao đợng di cư ra thành thị, khu cơng nghiệp trong bới cảnh sau khi
Việt Nam gia nḥp WTO – Thực trạng và giải pháp, của Trung tâm phát

triển và mơi trường Vùng thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt
Nam, Hà Nội, 2012; Đời sớng văn hóa tinh thần của cơng nhân ở các khu
chế xuất – khu cơng nghiệp thành phớ Hờ Chí Minh của TS. Phạm Đình
Nghiệm, thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Di cư và đơ thị hóa ở Việt Nam:
Thực trạng, xu hướng và những khác biệt của Tổng cục thống kê, Hà Nội,
2011. Trong cơng trình Sự thớng nhất và mâu th̃n về lợi ích giữa các
nhóm, giai tầng xã hợi ở thành phớ Hở Chí Minh hiện nay – Thực trạng và
giải pháp của Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh - Viện khoa
học xã hội vùng Nam Bộ - Báo Sài Gòn giải phóng, thành phố Hồ Chí Minh,
2006, các tác giả đã đặt ra những vấn đề chính sách còn nan giải của thành


11

phố đối với lao động nhập cư trên khá nhiều lĩnh vực như: nhà ở, điều kiện
hạ tầng, giáo dục, y tế, tiếp cận tín dụng, việc làm, hộ khẩu, hội nhập cộng
đồng. Đối với lĩnh vực nhà ở, công trình cho rằng chất lượng nhà ở là vấn đề
khó khăn của lao động nhập cư. Lao động nhập cư thường phải sống trong
điều kiện chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo chất lượng, tình trạng
an ninh trật tự kém. Đối với lĩnh vực hạ tầng cơ sở, cụ thể là điện, nước, lao
động nhập cư phải trả tiền điện, nước cao hơn nhiều so với lao động sở tại.
Đối với lĩnh vực giáo dục, mặc dù ngành giáo dục không có chủ trương hạn
chế lao động nhập cư nhưng việc thiếu trường, lớp là áp lực lớn nên các
trường đã có sự chọn lọc mà một trong những tiêu chí để chọn lọc chính là
hộ khẩu. Đối với lĩnh vực y tế, công trình cho rằng việc thu hút lao động
nhập cư vào các chương trình giảm nghèo, trong đó có hỗ trợ về y tế, vẫn
còn có hạn chế. Đối với lĩnh vực tiếp c̣n tín dụng, công trình cho rằng ngoài
các lĩnh vực tín dụng có tính chất xã hội từ thiện như Quỹ hội phụ nữ, Quỹ
xóa đói giảm nghèo thì việc tiếp cận để vay vốn từ ngân hàng còn rất khó
khăn đối với lao động nhập cư bởi để được vay vốn từ ngân hàng thì phải có

các yếu tố để thế chấp và đảm bảo như: nhà, đất, hộ khẩu,…trong khi lao
động nhập cư thì khó hoặc không thể có các yếu tố này. Đối với lĩnh vực
việc làm, công trình khẳng định rằng lao động nhập cư hầu như không có cơ
hội làm việc trong khu vực nhà nước do không có hộ khẩu và khi làm việc
trong khu vực tư nhân, họ dễ bị người sử dụng lao động vi phạm về quyền
lợi như: không ký hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc, nợ bảo
hiểm xã hội,… Đối với lĩnh vực hộ khẩu, công trình cho rằng chính sách hộ
khẩu với sự phân biệt người tại chỗ và người nhập cư, đã gia tăng thêm tâm
lý “ngụ cư” vốn tiềm tàng. Đồng thời việc ăn theo hộ khẩu của các chính
sách, quy định và giao dịch dân sự đã làm cho cuộc sống của lao động nhập
cư vốn đã có nhiều khó khăn lại tiếp tục phải gánh thêm rất nhiều khó khăn
nữa. Đối với việc tham gia đời sống cộng đồng, công trình khẳng định rằng
lao động nhập cư thường ít tham gia các đoàn thể trong cộng đồng. Điều này


12

một phần do người nhập cư khơng muốn tham gia nhưng phần lớn là do
cách nhìn của người tại chỡ, người quản lý cộng đồng khơng xem trọng vai
trò của họ.
Chủ đề thứ ba là các cơng trình liên quan đến những giải pháp để quản
ĺ có hiệu quả đối với lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong
chủ đề này, có các cơng trình nghiên cứu khoa học như: Báo cáo thuyết
minh tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” của Viện nghiên cứu
phát triển thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, 2013; Hành
trình hợi nḥp của di dân tự do vào thành phớ Hờ Chí Minh – nhìn từ góc
đợ kinh tế và xã hợi của Nguyễn Trọng Liêm và các thành viên, thành phố
Hồ Chí Minh, 2005; Chính sách lao động nhập cư của thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay của Th.s Nguyễn Văn Lâm, thành phố Hồ

Chí Minh, 2005; Về nguồn nhân lực của Việt Nam trong năm 2010 và
những năm sau của PGS.TS Phạm Đức Vượng, Hà Nội, 2010; Hiện tượng
di dân đến thành phố: nhận đònh và đề xuất chính sách của PGS.TS Lê
Xuân Bá, Hà Nội, 2010; Di dân với phát triển kinh tế - xã hợi thành phớ Hờ
Chí Minh của Lê Văn Thành, thành phố Hồ Chí Minh, 2011; Hội thảo khoa
học phát triển bền vững kinh tế – xã hội của các thành phố theo hướng hiện
đại, Hà Nội, 2011 do Viện kinh tế phát triển Hà Nội tổ chức; Giải pháp cho
doanh nghiệp lao động nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức
Thuấn, Hà Nội, 2011; Nhân lực chất lượng cao và lao động nước ngoài tại
thành phố Hồ Chí Minh của Trần Anh Tuấn, thành phố Hồ Chí Minh, 2013.
Trong các cơng trình nghiên cứu này, phải kể đến cơng trình Di dân
với phát triển kinh tế - xã hợi thành phớ Hờ Chí Minh, thành phố Hồ Chí
Minh, 2011 của tác giả Lê Văn Thành, tác giả đã nêu một số dự báo quan


13

trọng về tình hình dân số thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2025.
Theo đó, từ 2020 – 2025, thành phố sẽ có 10 – 12 triệu dân, tăng gấp đôi
trong vòng 15 năm. Công trình cũng khẳng định, người nhập cư sẽ ngày
càng gia tăng trong tình hình Vùng kinh tế phía Nam đã giải tỏa bớt áp lực.
Từ dự báo đó, công trình đã đưa ra một số giải pháp đối với lao động nhập
cư. Thứ nhất, cần quản lý tốt người nhập cư, đưa các công trình xã hội vào
những cộng động người nhập cư. Thứ hai, cần có cơ chế thông tin tốt cho
người nhập cư về việc làm, điều kiện sống đồng thời đảm bảo các chế độ
bảo hiểm xã hội. Thứ ba, cần gắn vấn đề phân bố dân cư (có người nhập cư)
với quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, các công trình, đề tài nghiên cứu về di dân, về lao động
nhập cư còn được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Lê Văn Thành,
Dân nḥp cư với vấn đề phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí

Minh, Tạp chí Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Trần
Đan Tâm, Vấn đề của người nḥp cư vào thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007; Nguyễn Thị Thiềng Vũ Hoàng Ngân, Khó khăn của người di cư đến Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Hà Nội, năm 2006; Phạm Thị Xuân
Thọ, Về quá trình di dân ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học xã
hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997; Lê Văn Năm, Di dân nông thôn đô thị và sự phát triển đô thị bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí
Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999. Ngoài ra, còn nhiều
công trình khác cũng trình bày nhiều khía cạnh khác nhau đối với vấn đề di
dân và lao động nhập cư.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã tập trung làm rõ
khái niệm di dân, đặc điểm, xu hướng của di dân trên thế giới cũng như các
quan điểm, các vấn đề đặt ra đối với di dân và các giải pháp cho vấn đề di
dân ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề “Lao động nḥp cư
và vai trò của nó đối với phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí


14

Minh” cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở bất kỳ
cơng trình nào đã cơng bố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề lao động
nhập cư, thực trạng lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh và về vai
trò, tác động của lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực,
phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh trên cả phương diện lý
luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: luận án chỉ tập trung nghiên cứu về lao động nhập
cư trong tổng thể nguồn nhân lực, trong phạm vi địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
4. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò to lớn của
lao động nhập cư cũng như sự tác động, ảnh hưởng của lao động nhập cư
đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp góp phần quản lý có hiệu quả lao động nhập cư
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Để đạt được mục đích trên đây, luận án xác định cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích cơ sở lý luận chung về lao động nhập cư,
mối quan hệ giữa lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, trình bày, phân tích thực trạng của lao động nhập cư ở thành
phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đặt ra về chính sách đối với lao động
nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp có tính đònh hướng và khả thi, để góp
phần quản lý một cách có hiệu quả lao động nhập cư trên địa bàn thành
phố, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí
Minh.


15

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu sinh đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, phù hợp: hệ thống cấu trúc, lôgích
và lịch sử, tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, thống kê, … để thực
hiện luận án.
Phương pháp tiếp cận: luận án được triển khai nghiên cứu từ phương
diện triết học chính trị, triết học xã hội; vận dụng lý luận triết học để giải

quyết vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới trong nghiên cứu học thuật như sau:
Thứ nhất, từ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử và những
luận điểm của các nhà nghiên cứu về lao động nhập cư, về các đặc điểm của
lao động nhập cư và nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh trên phương
diện lý luận, luận án đã hệ thống hóa, khái quát, làm rõ những vấn đề lý luận
chung về lao động nhập cư và phát triển nguồn nhân lực, về sự tác động biện
chứng giữa lao động nhập cư và sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố
Hồ Chí Minh.
Thứ hai, từ sự lý giải, phân tích bằng các số liệu chứng minh, luận án
đã chỉ ra thực trạng lao động nhâp cư và vai trò của nó đối với phát triển
nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, trên phương diện thực
tiễn, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để quản lý hiệu quả
lao động nhập cư đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thành
phố.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Nghiên cứu về lao động nhập cư và vai trò của nó đối với phát triển
nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất


16

sâu sắc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay.
Về ĺ lụn, luận án đã góp phần khái quát hóa, hệ thống hoá và làm rõ
những quan điểm về lao động nhập cư trên thế giới nói chung, ở Việt Nam
nói riêng, làm rõ mối quan hệ giữa người lao động nhập cư với phát triển
nguồn nhân lực; làm rõ sự tác động, ảnh hưởng to lớn của lao động nhập cư

đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Về ́ nghĩa thực tĩn, từ thực trạng và giải pháp có tính định hướng đối
với lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh mà luận án đề xuất, có thể
góp phần thiết thực vào việc phát triển, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả vai trò quản lý nhà nước của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đối
với vấn đề lao động nhập cư.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử chuyên ngành triết học chính trị, triết học xã hội,…trong các trường
cao đẳng và đại học.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết, được thực hiện trong 173
trang.


17

Chöông 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.1.1. Khái niệm lao động và lao động nhập cư
Khái niệm lao động
Theo quan niệm duy vật lịch sử, con người là chủ thể của lịch sử, giữ
vai trò quyết định đối với sự tồn tại và tiến bộ của xã hội. Con người sáng
tạo chân chính ra lịch sử là nhờ các hoạt động lao động, sản xuất ra của cải
vật chất, ra các giá trị tinh thần cho xã hội loài người. Vì thế, hoạt động lao
động của con người và loài người là một trong những vấn đề trung tâm của
học thuyết Mác. Xét toàn cục, nó là điểm khởi đầu và cũng là điểm tận cùng

trong lý luận về lịch sử của Mác, là một trong những giá trị nền tảng của
triết học Mác. Và vì thế, chủ đề lao động như sợi chỉ đỏ, đã xuyên suốt
trong học thuyết Mác từ những bản thảo đầu tay đến những tác phẩm đỉnh
cao của sự tổng kết về lý luận. Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về lao động. Và như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về lao động.
Tuy nhiên, dù tiếp cận ở góc độ nào thì chúng ta cũng đều phải thừa nhận
rằng, lao động là hoạt động đặc thù, là phương thức hoạt động bản chất nhất
của con người, chỉ riêng có ở con người, lao động là ranh giới để phân biệt
giữa con người và con vật. Một chân lý hiển nhiên là, khác với con vật, lao
động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức còn hoạt động của
loài vật có tính bản năng. Và cũng nhờ lao động, con người đã sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt của mình – một điểm khác biệt nữa giữa con người và con vật.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết “bản thân con người bắt đầu bằng tự phân
biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt của mình” [117, 29]. Và chính con người đã tạo ra lịch sử - xã hội của
mình từ quá trình hoạt động lao động sản xuất ra sản phẩm vật chất đó.


18

Thông qua lao động, con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến
các vật thể của tự nhiên thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Do đó, lao động là cơ sở tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài
người. C. Mác đã viết “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình,
con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên” [122, 230]. C. Mác cũng đã chỉ rõ “con người không chỉ làm biến đổi
hình thái những cái do tự nhiên cung cấp…con người cũng đồng thời thực
hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức
hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục

tùng nó” [125, 32].
Theo quan điểm của Mác, lao động là hoạt động có ý thức và mục đích
của con người. Do vậy, nó là cơ sở thực tiễn tạo ra mọi vấn đề và phương
hướng giải quyết những vấn đề đó, phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của
con người. Lao động có ý thức là một thuộc tính đặc trưng của con người và
vì thế, nó chi phối lịch sử con người một cách thường xuyên và phổ biến đến
mức có thể nâng lên thành bản chất của con người. C. Mác đã viết “sự tất
yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người và
tự nhiên, tức là cho sự sống của con người” [125, 61]. Với hình thức lao
động đó, con người chẳng những chiếm hữu tự nhiên mà còn làm thay đổi
bản tính con người nghĩa là “phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ trong
bản tính đó và bắt sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền
lực của mình” [125, 231]. Hoạt động lao động chính là bản chất của loài người.
Những hoạt động đó là những hoạt động mang tính giống loài của con người
và vì thế, con người “không chỉ nhân đôi mình lên một cách chỉ bằng trí óc,
như trường hợp xảy ra trong ý thức mà còn tự nhân đôi mình lên một cách tích
cực, một cách hiện thực, và con người ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới
do mình sáng tạo ra” [124, 120]. Chính lao động có ý thức là điểm gạch nối
giữa con người và thế giới tự nhiên và ngoài thực tiễn ấy ra thì không có một


19

cái gì khác – điểm cốt lõi trong học thuyết Mác, về lịch sử - xã hội nói chung.
Với Ph. Ăngghen, ông khẳng định rằng, lao động là nguồn gốc của mọi
của cải và giúp cải biến chính con người “Lao động đúng là như vậy, khi đi
đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến
thành của cải. Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế
nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,
và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao

động đã sáng tạo ra loài người” [120, 641]. Thật vậy, lao động không chỉ tạo
ra của cải để con người phục vụ cho nhu cầu của chính mình mà còn cải tạo
chính bản thân con người, phát triển con người cả vể thể lực và trí lực – một
dòng chảy liên tục, từ quá khứ đến tương lai. Con người đã nhận thức và
hành động đúng theo quy luật khách quan để trở thành con người “tự do”
trong quá trình lao động. Lênin cho rằng “lực lượng sản xuất hàng đầu của
toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [106, 430].
Trong kinh tế học chính trị Mác - Lênin, lao động được hiểu là sự tiêu
dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý
thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu bản chất
nhất của con người và là hoạt động đặc trưng nhất, sáng tạo nhất của con
người. Và hàng hoá chính là sản phẩm tạo ra của lao động, sản phẩm hàng
hóa được dùng để mua bán, trao đổi nhằm phục vụ cho nhu cầu của con
người. Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính
này được quyết định bởi tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá:
lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trong đó, lao động cụ thể là lao
động có ích ở một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định. Mỗi lao động cụ thể có đối tượng lao động, mục đích, phương pháp, tư
liệu lao động và kết quả sản xuất riêng. Có rất nhiều loại lao động cụ thể
khác nhau, và chính cái riêng đó là yếu tố để phân biệt các loại lao động cụ
thể. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định và vì thế, có vô
số giá trị sử dụng được tạo ra trong xã hội. Lao động cụ thể tồn tại vĩnh viễn


20

cùng với sản xuất và tái sản xuất, và sự tồn tại đó không phụ thuộc vào bất
kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. Tuy nhiên, hình thức của lao động cụ thể
có thể thay đổi và phụ thuộc vào sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng
sản xuất và phân công lao động. Điều đó có nghĩa là khoa học, kỹ thuật,

phân công lao động càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng
phong phú, đa dạng. Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất
hàng hoá đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để quy về một cái
chung đồng nhất: đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức bắp thịt, sức
thần kinh của con người. Nếu như lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng thì
lao động trừu tượng lại tạo ra giá trị hàng hoá. Và lao động trừu tượng
không phải là sự tiêu hao sức lực của con người nói chung mà là sự tiêu phí
sức lực của người sản xuất hàng hoá. Chỉ có lao động sản xuất hàng hoá mới
có tính chất là lao động trừu tượng và ngược lại, lao động trừu tượng chỉ có
trong nền sản xuất hàng hoá, bởi mục đích của sản xuất là trao đổi tiêu dùng.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao
đổi. Nếu không có sản xuất hàng hoá, không có sự trao đổi trên thị trường
thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng. Và
vì thế, lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất
hàng hoá trong đời sống lịch sử.
Tổng hợp toàn bộ những quan niệm về lao động như nêu trên, chúng ta
có thể định nghĩa về lao động như sau: “Lao động là hoạt động có mục đích
của con người trong những lĩnh vực, ngành, nghề kinh tế khác nhau, nhằm
tạo ra các sản phẩm ṿt chất, các sản phẩm tinh thần để đáp ứng nhu cầu
của xã hội”.
Khi phân tích đến vấn đề lao động, chúng ta không thể không nói đến
nhân tố con người, đến người lao động bởi như trên đã phân tích, lao động là
hoạt động có mục đích, có ý thức của con người. Khi nói đến nhân tố con
người lao động, người ta thường xem xét, phân tích, đánh giá con người
trong mối quan hệ với tư liệu sản xuất, mà trước tiên là công cụ lao động.


21

Bởi vì cơng cụ lao động hay cơng cụ sản xuất là “hệ thống xương cốt và bắp

thịt” của sản xuất và là một trong những tiêu thức cơ bản để phân biệt các
thời đại kinh tế. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về lực lượng sản
xuất cũng đã nói đến điều đó. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
lực lượng sản xuất là khái niệm biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên; trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện mức độ chinh phục tự nhiên
của con người ở mỡi giai đoạn lịch sử nhất định. Lực lượng sản xuất cũng là
một hệ thống mà cấu trúc của nó bao gồm tồn bộ tư liệu sản xuất và người
lao động với tri thức và phương pháp sản xuất, kỹ năng, kỹ xảo và thói quen
lao động của họ. Do đó, lực lượng sản xuất chính là thước đo năng lực thực
tiễn của con người trong q trình cải tạo tự nhiên nhằm thỏa mãn những
nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Và lực lượng sản xuất
cũng chính là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, mà trước
tiên là cơng cụ lao động. Trên thực tế, mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên được thực hiện thông qua lực lượng sản xuất, hay lực lượng sản xuất
là biểu hiện sự chinh phục tự nhiên của con người. Lực lượng sản xuất
luôn vận động, biến đổi và trong bản thân nó đã từng diễn ra những cuộc
cách mạng to lớn, quyết đònh các bước chuyển vó đại về chất của xã hội
loài người từ mông muội, dã man sang văn minh với các nền văn minh kế
tiếp nhau: nông nghiệp, công nghiệp và trí tuệ. Ngày nay, khoa học đã
trực tiếp trở thành một bộ phận quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất.
Dĩ nhiên, những thành tựu khoa học hoặc được vật chất hóa trong tư liệu sản
xuất hoặc thơng qua người lao động với những kỹ năng lao động mới trong
một tổ chức lao động có hiệu suất cao do khoa học và cơng nghệ đem lại.
Bên cạnh đó, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất có quan hệ chặt chẽ
với nhau, trong đó con người là chủ thể có ý nghĩa quyết định. Trên cơ sở và
tiền đề như vậy, vai trò của người lao động được thể hiện vừa với tư cách là
chủ thể vừa với tư cách là khách thể của các q trình kinh tế - xã hội. Thật



×