Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá và phát triển đồng bằng sông cửu long từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 232 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

VAI TRÒ CỦA TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ
TRONG CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐCGIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ ÁNH NGUYỆT

VAI TRÒ CỦA TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ
TRONG CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại
Mã số: 62.22.54.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:



- PGS. TS. Trần Thị Mai
- PGS. TS. Trần Thuận

Phản biện:
1. TS. LÊ HỮU PHƯỚC
2. PGS. TS. NGÔ MINH OANH
3. PGS. TS. HUỲNH THỊ GẤM
Phản biện độc lập:
1. PGS. TS. ĐỖ BANG
2. GS. TS. NGUYỄN QUANG NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, xây dựng trên cơ
sở kế thừa những ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS. Trần Thị Mai và PGS. TS. Trần Thuận. Kết quả nghiên cứu của
luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Cb


Chủ biên

CTQG

Chính trị quốc gia

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HN

Hà Nội

KHXH

Khoa học xã hội

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

NB

Nam Bộ

Nxb.

Nhà xuất bản


q.

quyển

SG

Sài Gòn

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr.

Trang

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ...................................................... 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 26
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................... 27
5. Đóng góp khoa học của luận án…………………………………………………...29
6. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 29

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CUỘC KHAI PHÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG.......................................................................................................................................... 30
1.1. Thực trạng ĐBSCL trước khi người Việt xuất hiện................................ 30
1.2. Quá trình khai phá ĐBSCL từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII ............... 37
1.2.1. Công cuộc mở cõi của chúa Nguyễn ở ĐBSCL thế kỷ XVII XVIII……………………………………………………………………....................37
1.2.2. Quá trình định cư lập nghiệp của người Việt ở ĐBSCL thế kỷ XVII XVIII…………………………………………………………………………………40
1.2.2.1. Công cuộc khai phá ĐBSCL của người Việt ……………………………….40
1.2.2.2. Quá trình định cư lập nghiệp của người Việt ở ĐBSCL thế kỷ XVII XVIII……………………………………………………………………………………………49
Tiểu kết ........................................................................................................... 56
Chương 2: TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG
CÔNG CUỘC KHAI PHÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THẾ KỶ XVII XVIII ........................................................................................................................................... 58
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp địa chủ trong công cuộc
khai phá ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII ........................................................... 58
2.1.1. Nguồn gốc hình thành tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL ................................... 58
2.1.1.1.

Bộ

phận

địa

chủ

hình

thành

từ


di

dân

tự

do

………………………..……........................................................................................58


2.1.1.2. Bộ phận địa chủ hình thành từ lực lượng người Hoa di cư đến Gia
Định…………………………………………………………………………………..64
2.1.1.3. Bộ phận địa chủ hình thành từ chính sách dinh điền, quân điền của các
chúa Nguyễn………………………………………………………………………….67
2.1.2. Quá trình phát triển của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII..69
2.1.2.1. Giai đoạn hình thành tự phát (từ đầu thế kỷ XVII - 1698)
………………………………………………………………………………………..70
2.1.2.2. Giai đoạn phân hóa và bước đầu phát triển tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL
(1698 - 1757)…………………………………………………………………………71
2.1.2.3. Giai đoạn phát triển gắn với kinh tế hàng hóa ở ĐBSCL (1757 1802) ............................................................................................................... 72
2.2. Đặc điểm của tầng lớp địa chủ ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII ................ ..74
2.2.1. Chiếm hữu ruộng đất với số lượng lớn .................................................... 74
2.2.2. Quản lý tư liệu sản xuất và tổ chức sản xuất hàng hóa mang yếu tố tiền tư
bản ................................................................................................................... 76
2.2.3. Địa chủ ở ĐBSCL có năng lực phát triển sản xuất lớn hơn so với địa chủ
vùng Đông Nam Bộ .......................................................................................... 79
2.3. Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá ĐBSCL thế kỷ
XVII - XVIII ................................................................................................... 83
2.3.1.Tiên phong trong công cuộc mở cõi, phát triển kinh tế - xã hội vùng

ĐBSCL ............................................................................................................ 83
2.3.1.1. Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc mở cõi……………………...83
2.3.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội……………………………………………………...88
2.3.2. Đóng góp cho công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở phía Nam……………96
2.3.3. Là chỗ dựa vững chắc cho chúa Nguyễn củng cố quyền lực trên vùng đất
ĐBSCL ............................................................................................................ 98
Tiểu kết……………………………………………………………………………..104
Chương 3: TẦNG LỚP ĐỊA CHỦ VỚI QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÀ PHÁT
TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .................... 107
3.1. Khái quát về tình hình ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX ............................ 107


3.2. Sự phát triển của tầng lớp địa chủ ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX .......... 109
3.3. Đặc điểm của tầng lớp địa chủ ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX ................ 122
3.3.1. Tầng lớp địa chủ phát triển nhanh về số lượng, mạnh về thực lực…...……...122
3.3.2. Hoạt động kinh tế của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL mang tính chất kinh tế hàng
hóa…………………………………………………………………………………..126
3.3.3. Kinh tế của tầng lớp địa chủ góp phần chi phối cơ cấu thành phần kinh tế
ĐBSCL……………………………………………………………………………...128
3.4. Vai trò của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khai phá và phát triển
ĐBSCL nửa đầu thế kỷ XIX ......................................................................... 130
3.4.1. Góp phần phát triển kinh tế vùng ĐBSCL ............................................. 130
3.4.1.1. Mở rộng diện tích khai phá …………………………………………………130
3.4.1.2. Góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.................141
3.4.2. Góp phần phát triển xã hội, thiết lập làng xã ở ĐBSCL .......................... 155
3.4.3. Góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền lãnh thổ ở ĐBSCL .................... 168
Tiểu kết……………………………………………………………………………..177
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 188
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............. 207

PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 208


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất ĐBSCL là một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam. Vùng đất này, trước kia thuộc về địa phận
của vương quốc Phù Nam (thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vào đầu thế kỷ VII, đế chế Phù
Nam tan rã, nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một trong những thuộc quốc
của Phù Nam đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mékông (tương ứng với
vùng đất Nam Bộ ngày nay). Cũng chính từ đây, vì nhiều lý do, trong suốt thời gian
gần 10 thế kỷ, vùng đất ĐBSCL không được cai quản chặt chẽ và gần như bị bỏ
hoang. Từ cuối thế kỷ XVI, đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII người Việt đã từng bước
khai phá vùng đất này.
ĐBSCL - vùng đất xuất hiện muộn nhất trên bản đồ Việt Nam đã nhanh
chóng trở thành một khu vực kinh tế năng động, một vùng kinh tế trọng điểm, đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của dân tộc trong lịch sử cũng như
hiện tại. Từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Đàng Trong nói chung, ĐBSCL
nói riêng, trong các thế kỷ thống trị của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cùng với
quá trình khẩn hoang, phát triển kinh tế, là quá trình xác lập chủ quyền, trong đó sự
khởi sắc của các hoạt động thương mại gắn với thị trường đã tạo một diện mạo mới
cho ĐBSCL.
Các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn bằng những nỗ lực cũng như
những chính sách và biện pháp khẩn hoang tích cực đã đưa đến cho dân tộc Việt
Nam một vùng lãnh thổ rộng lớn. Gắn liền với sự có mặt của các tầng lớp cư dân
cũng như những chính sách mà các chúa Nguyễn và triều Nguyễn thực thi, ở
ĐBSCL từ thế kỷ XVII các quan hệ kinh tế phát triển tương đối rõ ràng, dẫn tới sự
hình thành và lớn mạnh của tầng lớp địa chủ, nhiều trong số đó có quy mô sở hữu

khá lớn, một số thực sự là những “đại địa chủ”.
Chính tầng lớp này đã cùng với các thành phần lao động như nông dân, binh
lính, người Hoa, người Khmer, người Mạ, Stiêng và các dân tộc ít người khác đã tổ
chức lao động, chinh phục hoang hóa, đem công sức, vốn liếng và hiểu biết của


2

mình cùng với các tầng lớp dân cư lao động, dựng lên thôn ấp làng xã, tạo thành
những cánh đồng lúa và vườn cây trái mênh mông khắp miệt đồng bằng. Tầng lớp
địa chủ với mối quan hệ gắn bó với đất, với dân, với tình nghĩa và đặc trưng vùng
đất mới ĐBSCL đã mang đến một luồng sinh khí mới, đóng góp vai trò to lớn trong
việc đẩy nhanh quá trình khai phá, phát triển kinh tế, khẳng định chủ quyền, tạo
dựng nhiều giá trị kinh tế - văn hóa - xã hội mang dấu ấn của vùng đất phương
Nam.
Tầng lớp địa chủ với công cuộc khai phá ĐBSCL như thế đã thực chứng cho
những vai trò tích cực của mình trong quá trình phát triển chế độ ruộng đất trong
lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Vai trò ấy của địa chủ ở ĐBSCL được tiếp diễn
trong vai trò người tiếp nhận quan hệ sản xuất mới thời cận đại, cũng như được
biểu hiện (hay liên hệ với) nhiều bộ phận địa chủ mang nặng tính dân tộc, nghĩa
đồng bào, đi theo cách mạng và kháng chiến thời kỳ từ đầu thế kỷ XX về sau.
Nghiên cứu về giai cấp địa chủ ở Việt Nam nói chung, về tầng lớp địa chủ ở
ĐBSCL nói riêng, vì thế là hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc,
nhất là lịch sử khai phá vùng đất ĐBSCL; đó không chỉ là nghiên cứu một giai tầng
xã hội dưới góc độ lịch sử xã hội, mà còn là nghiên cứu lịch sử kinh tế thời khai
phá và lịch sử hình thành phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội một vùng đất cụ thể;
thực sự đây là những đề tài có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu về vùng đất ĐBSCL nói chung, các chính sách và quá trình khai
phá, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo vệ chủ quyền nói riêng, từ trước đến
nay đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài

nước. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và cụ thể về tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL. Nghiên cứu quá trình
hình thành, phát triển và những vai trò, đóng góp của tầng lớp địa chủ trong công
cuộc khai phá, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xác lập và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đóng góp nhận thức và luận giải những
vấn đề khoa học lịch sử, phục vụ thiết thực vào công tác nghiên cứu, giảng dạy
những vấn đề về vùng đất ĐBSCL - Nam Bộ và phía Nam Tổ quốc.


3

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vai trò của tầng lớp địa
chủ trong công cuộc khai phá và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ
XVII đến giữa thế kỷ XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến mục đích làm sáng tỏ nhiều vấn
đề mà xuất phát từ nhiều lý do và hoàn cảnh lịch sử các học giả trong và ngoài
nước vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, thậm chí trái chiều. Cụ thể là các chính
sách của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn (từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ
XIX) đối với các thành phần dân cư trong quá trình khẩn hoang? Những điều
kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội vùng ĐBSCL đã đưa tới sự hình thành tầng lớp địa
chủ ở đây từ nhiều bộ phận và gồm nhiều bộ phận? Vai trò và vị trí của tầng lớp
này trong tương quan với các thành phần dân cư khác trong quá trình khẩn hoang,
phát triển kinh tế cũng như việc xác lập và bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc ở
khu vực ĐBSCL?
Dựa trên nguồn tư liệu thư tịch và những nguồn tài liệu tham khảo khác,
cùng với sự tìm hiểu và khảo sát thực tế tại ĐBSCL, chúng tôi sẽ góp phần nhận
định, lý giải thực tế hơn về những vấn đề này, nhất là việc làm sáng tỏ vai trò của
tầng lớp địa chủ đối với công cuộc khai phá và phát triển vùng đất ĐBSCL dưới
thời các chúa Nguyễn và các vị vua đầu triều Nguyễn. Từ đó, có thể đưa ra cái nhìn

khách quan và toàn diện hơn về công cuộc khẩn hoang vùng đất ĐBSCL trong lịch
sử cũng như về vai trò của các giai tầng mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội thời cận - hiện đại.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình và kết quả nghiên cứu
2.1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945
Dưới thời kỳ phong kiến, triều Nguyễn có những tác phẩm có giá trị nghiên
cứu về vùng đất ĐBSCL nói chung và quá trình di dân, khai phá nói riêng. Thông
qua các tác phẩm này đã phản ánh phần nào các chính sách và hoạt động của chính


4

quyền trong việc mở rộng, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam, từ đó
hình thành tầng lớp địa chủ ở vùng đất này.
Trong tác phẩm Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đề cập nhiều đến vùng đất
Đàng Trong, nhấn mạnh về xứ Thuận Quảng từ thế kỷ XVIII trở về trước. Lê Quý
Đôn đã trình bày phương thức khai khẩn ở ĐBSCL là sử dụng hình thức quảng
canh, móc lõm, trong đó xuất hiện quy mô khẩn hoang lớn do những người có vật
lực, những người giàu có được chính quyền chúa Nguyễn chiêu tập từ Thuận
Quảng vào. Nhờ đó, vùng Đồng Nai - Gia Định trở thành vựa lúa lớn, sản xuất thóc
gạo dư thừa so với nhu cầu lương thực tại chỗ. Thương nghiệp mở rộng trở thành
một hoạt động kinh tế sôi nổi, xuất hiện nhiều thị tứ mua bán sầm uất. Song song
với quá trình phát triển kinh tế là quá trình phân hóa xã hội theo hai cực, bộc lộ
mâu thuẫn giữa điền chủ và nông dân nghèo, tuy nhiên sự mâu thuẫn này chưa đạt
đến mức độ bùng nổ. Thông qua tác phẩm này, chúng ta thấy được sự lớn mạnh của
tầng lớp đại địa chủ ở ĐBSCL, điều không có ở phía Bắc và miền Trung.
Tác phẩm Gia Định thành thông chí do Trịnh Hoài Đức biên soạn gồm 6

quyển bằng chữ Hán cổ và chữ Nôm, đã biên khảo công phu và tỉ mỉ về núi sông,
khí hậu, sản vật, bộ máy hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán,
tính cách và sinh hoạt của dân cư vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lược (năm 1698) cho đến những năm đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm có các phần
liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu như: Quyển III “Cương vực chí”, có
những tư liệu viết về trấn Hà Tiên trong quan hệ với Cao Miên và Xiêm La. Quyển
IV “Phong tục chí” nói về tập tục, cách ăn mặc, nhà cửa, tín ngưỡng, lễ tết, hội hè
trong toàn cõi Gia Định và những phong tục đặc sắc của mỗi trấn. Quyển V ”Vật
sản chí” nói về nông sản, tình tình ruộng đất, giống lúa và hoa màu, lâm sản, thổ
sản, thủy sản,... của đất Gia Định xưa.
Quốc sử quán triều Nguyễn với Đại Nam nhất thống chí - lục tỉnh Nam Việt
(Nha văn hóa, năm 1973) bao gồm 3 tập, tập thượng, tập hạ và tập trung. Tập trung:
Định Tường, Vĩnh Long viết về hình thế, khí hậu, phong tục, thành trì, hộ khẩu,
điền phú, sơn xuyên, cổ tích, quan tấn, dịch trạm, thị điếm, từ miếu, tự quán, bản
triều nhân vật, liệt nữ, thổ sản của hai tỉnh Định Tường, Vĩnh Long. Tập hạ: An


5

Giang, Hà Tiên ghi chép tình hình môi trường tự nhiên, kinh tế ở các tỉnh ĐBSCL
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là một trong những tập tài liệu quý giá, giúp
chúng ta hiểu tổng thể về bức tranh tự nhiên, vùng đất, con người và kinh tế
ĐBSCL nói chung, An Giang, Hà Tiên nói riêng trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn (Viện Sử Học
dịch, Nxb. Giáo dục, HN, năm 2007) và Đại Nam thực lục tiền biên, Quốc sử quán
triều Nguyễn (Bản dịch của Nxb. Sử học, HN, năm 1962) cũng đề cập đến những
chính sách của chúa Nguyễn, vua Gia Long và vua Minh Mạng trong quá trình cai
quản vùng đất ĐBSCL. Các tác phẩm này giúp chúng tôi tiếp cận những chính
sách, biện pháp của chúa Nguyễn và triều Nguyễn đối với các tầng lớp dân cư,
trong đó có những chính sách khuyến khích sự phát triển của tầng lớp “dân có vật

lực” ở vùng đất này.
Địa bạ Minh Mạng do Quốc Sử quán triều Nguyễn lập thông qua cuộc đo
đạc của Trương Đăng Quế năm 1836 đã trình bày tỉ mỉ về cơ cấu ruộng đất và sở
hữu ruộng đất ở ĐBSCL. Từ việc thống kê, tổng hợp, phân tích,… những số liệu
này, chúng ta thấy được sự lớn mạnh cũng như vai trò của tầng lớp địa chủ trong
quá trình khẩn hoang, phát triển kinh tế ở ĐBSCL.
Tác phẩm Quốc triều chính biên toát yếu (Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn
hóa biên dịch, năm 1973) miêu tả công việc đào kênh, làm thủy lợi, công cuộc khẩn
hoang lập đồn điền ở ĐBSCL. Trong đó, vấn đề cơ cấu sở hữu đất đai của một số
làng xã ở ĐBSCL cũng được đề cập đến.
Ngoài ra còn có một số công trình của Quốc sử quán triều Nguyễn như:
Minh Mệnh chính yếu (6 tập, Tủ sách cổ văn xuất bản, SG, năm 1972) ; Việt sử
thông giám cương mục, tập 1 (Ban nghiên cứu Văn Sử Địa biên dịch và chú giải,
Nxb. Văn Sử Địa, HN, năm 1957) và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú (bản dịch của Viện Sử học, Nxb. KHXH, HN, 1960 - 1961). Các tác phẩm này
đã phản ánh các chính sách và hoạt động của chính quyền trong việc mở rộng khai
khẩn và phát triển vùng đất phương Nam. Qua đó đã tạo điều kiện cho tầng lớp địa
chủ ở đây hình thành và phát triển.


6

Thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thực dân đã tiến hành biên soạn một loạt
chuyên khảo về các tỉnh Nam Kỳ trong đó có các tỉnh thuộc ĐBSCL nhằm tìm hiểu
về vùng đất mình chiếm đóng làm cơ sở cho chính sách cai trị đối với các vùng
thuộc địa như: Monographie de la province de Vĩnh Long; Monographie de la
province de Định Tường; Monographie de la province de An Giang; Monographie
de la province de Hà Tiên; Monographie de la province de Chau Doc, 1902;
Monographie de la province de Mỹ Tho, 1902, 1937; Monographie de la province
de Long Xuyen, 1905, 1929; Monographie de la province de Go Cong, 1936,… Nội

dung các chuyên khảo có phần đề cập đến tầng lớp địa chủ và chế độ sở hữu ruộng
đất ở ĐBSCL. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu ban đầu, một số nội dung
còn khá sơ lược.
Tác giả Đào Trinh Nhất trong nghiên cứu Thế lực khách trú và vấn đề di dân
vào Nam Kỳ (Nhà in Thụy Ký, HN, năm 1924) cho thấy vai trò và đóng góp của
người Hoa trong quá trình di dân, phát triển những trung tâm thương mại và góp
phần lưu thông hàng hóa giữa các khu vực trong toàn cõi Nam Kỳ.
Tác giả Tô Văn Qua trong tác phẩm Điền thổ trong xứ Nam Kỳ (Imprime
Nhut Van, Châu Đốc ấn hành, năm 1930) có điểm qua về sự phát triển của tầng lớp
địa chủ dưới triều Nguyễn. Đáng tiếc nội dung này còn sơ sài, chung chung, chưa
phân tích kỹ vấn đề điền thổ và điền chủ.
Nhìn chung, trong giai đoạn này, các công trình đã trình bày về điều kiện tự
nhiên, văn hóa xã hội, về cơ cấu ruộng đất và sở hữu ruộng đất, về chính sách của
các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã thực thi ở ĐBSCL. Thông qua các tác phẩm
này, chúng ta thấy được sự hình thành, phát triển của tầng lớp địa chủ cũng như vai
trò của tầng lớp này trong quá trình khẩn hoang phát triển kinh tế ở vùng đất
ĐBSCL.
2.1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, các nhà sử học quan tâm nhiều hơn
đến vấn đề ruộng đất và công cuộc khẩn hoang cũng như những chính sách của các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn đối với vùng đất ĐBSCL. Nghiên cứu về những vấn
đề này có các công trình tiêu biểu của các tác giả như: Nguyễn Khắc Đạm với “Vai
trò của nhà nước về vấn đề khai hoang trong lịch sử Việt Nam” (NCLS, số 39,
1962), Chu Thiên với “Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn” (NCLS, số 56,


7

1963), Trần Ngọc Định với “Chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Bộ thời đế quốc Pháp
thống trị” (NCLS, số 132, tháng 5 và 6, 1970). Các bài viết đã cho thấy thời kỳ từ

cuối thế kỷ XVI đến năm 1836, vùng Đồng Nai - Gia Định chỉ có chế độ tư hữu
ruộng đất và nông thôn gồm những thôn ấp dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất. Đấy
là một kết cấu kinh tế - xã hội khác với các vùng khác, chính nó đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế của
Đồng Nai - Gia Định.
Nghiên cứu về chính sách dinh điền, quân điền của nhà Nguyễn và vấn đề
hình thành tầng lớp địa chủ, thời kỳ các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn
có các công trình của các tác giả: Phan Huy Lê với Lịch sử chế độ phong kiến Việt
Nam (tập 3, Nxb. Giáo dục, 1960), Nguyễn Thế Anh với Kinh tế và xã hội Việt
Nam dưới các vua triều Nguyễn (Nxb. SG, 1971), Phan Khoang với Việt sử xứ
Đàng Trong (1558 - 1777): Cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam (Khai Trí, SG,
1973) đề cập đến chính sách khẩn hoang từ thời kỳ Nguyễn Ánh chiếm giữ Gia
Định đến thời kỳ trị vì của vua Tự Đức. Các tác giả cho rằng, quan binh phong kiến
được các đời chúa Nguyễn phái vào ĐBSCL làm nhiệm vụ khai khẩn, mở cõi và
tiễu trừ các âm mưu khởi loạn chống chúa Nguyễn của cư dân ĐBSCL cũng như
âm mưu lấn chiếm của ngoại bang. Hết nhiệm vụ binh đao, họ trở thành những đơn
vị dân binh ở lại khai khẩn đất hoang, đào kênh, trị thủy. Những công trình này
mang ý nghĩa thực tiễn, giúp người nghiên cứu sau tham khảo khi tìm hiểu về vấn
đề di dân. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Phan Khoang, các số liệu, tư liệu, sự
kiện,… không được trích dẫn nguồn rõ ràng, ảnh hưởng đến tính khoa học của công
trình. Trên cơ sở những cứ liệu này, tác giả nghiên cứu và thấy rằng chính sách tự
do tư hữu của chúa Nguyễn cùng thực tế lịch sử của vùng đất ĐBSCL góp phần
biến những quan binh trở thành những địa chủ lớn.
Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm khác của các tác giả: Ngọc Dương với
Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (Nxb. Ngày nay, SG, năm 1950), Lê Ngọc
Trụ - Phạm Văn Luật trong tác phẩm Nguyễn Cư Trinh với Sãi Vãi (Nxb. Tân Việt,
năm 1951) đề cập đến cuộc Nam tiến dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 1765) và vai trò của Nguyễn Cư Trinh trong giai đoạn này. Lâm Hoài Nam với Một


8


tài liệu về cuộc di dân Nam tiến của tiền nhân (Nhà in Thủ đô, SG, 1959), Phạm
Văn Sơn với “Lịch sử hai xứ Thuận Quảng - những đợt di dân đầu tiên trong cuộc
Nam tiến của dân tộc Việt Nam” (tạp chí Sử Địa, năm 1959), Thái Văn Kiểm với
Đất Việt trời Nam (Nxb. Nguồn Sống, SG, 1960), Lê Văn Siêu với “Dõi theo cuộc
Nam tiến của dân tộc ta” (tạp chí Vạn Hạnh, số 17, năm 1966), Lê Hương với
“Những người Việt tiên phong trên bước đường Nam tiến tại Cao Lãnh - Kiến
Phong” (tập san Sử địa, số 14 + 15 năm 1969), Phù Lang Trương Bá Phát với “Lịch
sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam” (tập san Sử Địa, số 19 - 20, năm 1970),
Nguyễn Đăng Thục với “Hai trào lưu di dân Nam tiến” (Việt Nam khảo cổ tập san,
số 6, năm 1970), Sơn Nam với Lịch sử khẩn hoang miền Nam (SG, Lá Bối, năm
1973),... đã trình bày về quá trình Nam tiến của dân tộc ta và nêu rõ vai trò, chính
sách của các chúa Nguyễn trong việc kêu gọi các tầng lớp dân di cư, trong đó có
tầng lớp “dân có vật lực” vào Nam cũng như vai trò của các tầng lớp cư dân trong
quá trình khẩn hoang, phát triển kinh tế ở ĐBSCL. Đây là những công trình mang ý
nghĩa thực tiễn, là tài liệu tham khảo quan trọng khi tìm hiểu về vấn đề di dân và
vùng đất ĐBSCL.
Trong nhiều khảo cứu đăng trên tạp chí Văn hóa Á Châu, Sơn Nam đã có
nhiều tư liệu điền dã để tìm hiểu vùng đất Hậu Giang và vùng đất Rạch Giá, trong
đó nhấn mạnh quá trình di dân cùng những biện pháp tích cực của chính quyền nhà
Nguyễn nhằm mở rộng diện tích khẩn hoang ở những vùng đất này. Đó là những
khảo cứu “Tìm hiểu đất Hậu Giang” (Văn hóa Á Châu, số 6, 1958), “Tìm hiểu đất
Hậu Giang” (Văn hóa Á Châu, số 7, 1958), “Tìm hiểu đất Hậu Giang” (Văn hóa Á
Châu, số 10, 1959), “Việc khẩn hoang vùng Rạch Giá” (tập san Sử Địa, số 19 - 20,
1970),…
Nhắc đến quá trình khai phá vùng ĐBSCL không thể không nhắc đến những
nhân vật có công lao to lớn trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của chúa Nguyễn.
Các tác giả: Nguyễn Văn Hầu với “Bia Vĩnh Tế sơn và việc đào kinh Vĩnh Tế”
(Văn hoá nguyệt san, số 59, năm 1961), Nguyễn Văn Hầu với Lễ thành hầu Nguyễn
Hữu Cảnh, người có kỳ công trong việc khai thác miền Nam (SG, năm 1970),

Nguyễn Văn Hầu trong Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang


9

(SG, Hương Sen, năm 1972), Nguyễn Hiến Lê, Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền trong
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt
cuối thế kỷ XVII (Nxb. Văn học, 1999) đã có những khảo cứu, những tư liệu điền dã
nhằm phục dựng thành công cuộc đời và sự nghiệp của bộ phận quan lại triều
Nguyễn - những người có nhiều cống hiến xuất sắc trong công cuộc khai phá miền
Gia Định, Hậu Giang, góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng miền biên giới.
Nghiên cứu về người Hoa ở ĐBSCL thời kỳ này có các công trình của các
tác giả: Trần Kinh Hòa với “Họ Mạc và chúa Nguyễn tại Hà Tiên” (Văn hóa Á
Châu, tháng 7/1958), Đông Hồ với “Lịch sử Hà Tiên và một bài sấm truyền” (Văn
Hóa nguyệt san, số 80, 1963), Hãn Nguyên Nguyễn Nhã với “Hà Tiên - Chìa khóa
Nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống ĐBSCL” (tập san Sử Địa, số 19 - 20,
1970),… Các tác giả cho rằng, họ Mạc bằng tầm nhìn chiến lược đã biến vùng Hà
Tiên trở thành nơi phát triển thương nghiệp với tàu thuyền buôn bán tấp nập.
Dưới thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, một số địa phương đã viết địa phương chí
như: Kiên Giang, Kiến Hòa, Gia Định, Vĩnh Long,... Thông qua các công trình địa
chí trên, chúng ta biết được, với sự hiện diện và khai phá đất hoang của các tầng
lớp cư dân, tầng lớp địa chủ ở đây cũng hình thành và phát triển.
Nhìn chung, giai đoạn này nghiên cứu về vùng đất ĐBSCL nói chung, về
chính sách của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đối với quá trình khẩn hoang; về
quá trình di dân của các tầng lớp dân cư đến vùng đất này để khai hoang, lập
nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,... nói riêng đã thu hút sự quan
tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu được công
bố. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến đề tài mà chỉ tồn tại dưới
dạng tư liệu lịch sử, tổng hợp, khái quát, nhưng thông qua những công trình này
giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành và vai trò của tầng lớp

địa chủ trong công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng,
từ đó giúp chúng tôi luận giải nhiều vấn đề về tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL.
2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến 2015
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, các nhà nghiên cứu có nhiều điều kiện
để tìm hiểu về vùng đất ĐBSCL nói chung, về tầng lớp địa chủ nói riêng. Vì vậy


10

thời kỳ này, các công trình nghiên cứu rất da dạng với nhiều góc nhìn và lập luận
khác nhau.
* Những công trình nghiên cứu về di dân và chính sách khẩn hoang
Công trình nghiên cứu Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ
XIX do Đặng Thu chủ biên, phát hành trong Phụ san Tạp chí NCLS năm 1994 được
xem là một trong những công trình nghiên cứu lớn về di dân từ khi thành lập nhà
nước thời kỳ sơ sử cho đến giữa thế kỷ XIX. Các tác giả đã thu thập nhiều tư liệu
gia phả, văn bia, thần phả,… và nghiên cứu nhiều di tích. Với thời gian trải dài từ
sơ sử đến nửa đầu thế kỷ XIX, công trình đã khái quát về nguồn gốc người Việt,
quá trình di dân và hình thành không gian lãnh thổ Việt Nam trước thế kỷ X. Đặc
biệt, công cuộc di dân từ thế kỷ XVI - XVIII của lưu dân Việt tiến về phương Nam
được các tác giả trình bày tỉ mỉ với những tư liệu điền dã ở các khu vực khác nhau,
tạo dựng bức tranh di dân của người Việt vào vùng đất ĐBSCL, cũng như quá trình
lập làng của cư dân Việt và quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên vùng
đất này. Có thể nói, đây là tài liệu tham khảo quý giá để những nhà nghiên cứu có
cái nhìn tổng quan về quá trình di dân của người Việt trong lịch sử cổ trung đại
Việt Nam.
Một số tác phẩm của Huỳnh Lứa như: Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ
(Nxb. Tổng hợp Tp.HCM, 1987), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVII,
XVIII, XIX (Nxb. KHXH, HN, 2000), Chính sách thúc đẩy khẩn hoang của các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn đối với Đồng Nai - Gia Định (từ cuối thế kỷ XVII đến

giữa thế kỷ XIX) (Nam Bộ đất và người, tập 6, Nxb. Tổng hợp, Tp.HCM, 2008) và
một số tác phẩm liên quan đến các vấn đề khẩn hoang và phát triển kinh tế - xã hội
vùng Nam Bộ như: 300 năm Sài Gòn - Tp.HCM (Nxb. Văn hóa Thông tin,
Tp.HCM, năm 1998), Lịch sử vùng đất Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX, (Kỷ yếu Hội
thảo khoa học Tp.HCM, 2000), Nhìn lại lịch sử khai phá ĐBSCL của Nguyễn Văn
Đúng (KHXH, số 2, năm 2001), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam (Nxb. Thế giới, 2006), Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của
Trần Đức Cường Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, năm 2015,…
là những công trình, bài viết và đề tài đã tập trung phân tích sâu về sự di cư của


11

người Việt vào ĐBSCL, trong đó nêu rõ: nguồn gốc lưu dân, hình thức di cư,
phương thức di cư, tiến trình di cư, tiến trình phân bố, địa điểm cư trú và khẩn
hoang của lưu dân người Việt và một bộ phận người Hoa. Đến cuối thế kỷ XVIII,
lưu dân người Việt đã đến định cư khai khẩn đất đai để sinh sống trên rất nhiều nơi
ở vùng đất Nam Bộ. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ ra rằng, mật độ phân bố thời
gian này không đều, khu vực có số lượng lưu dân người Việt đông nhất đó là Bà
Rịa - Đồng Nai - Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre, nhất là vùng gần sông Vàm Cỏ Tây
gần sông Tiền và những vùng có nhiều thuận lợi để làm lúa nước, bởi vì có lượng
nước ngọt để tưới tiêu và cũng nhờ mạng lưới sông rạch thiên nhiên chằng chịt.
Nguyễn Cảnh Minh - Dương Văn Huề trong “Chính sách chiêu dân khai
hoang lập ấp ở Nam Kỳ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” đăng trên NCLS, số
3, 1994 và Trần Thị Thanh Thanh trong “Nhìn lại việc khai phá của người Việt trên
đất Gia Định thế kỷ XVII – XVIII”, đăng trong kỷ yếu Hội thảo: Nam Bộ và Nam
Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX, Trường Đại học Sư phạm
Tp.HCM, năm 2002 cho rằng, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã có những chính
sách tích cực để đẩy nhanh tốc độ khẩn hoang tiến hành chiêu dân khai hoang lập
làng. Những chính sách này đạt được kết quả nhất định, khiến cho số lượng ruộng

đất khai hoang của ĐBSCL tăng lên đáng kể.
Tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp trong “Các con đường khai phá Tiền Giang
vào các thế kỷ XVII - XVIII” (Văn hóa - Văn nghệ Tiền Giang, số 7, năm 1986),
“Vài nét về chính sách đồn điền của triều Nguyễn ở Tiền Giang hồi nửa đầu thế kỷ
XIX” (KHXH, năm 1996), “Quá trình khai hoang lập làng ở Tiền Giang thế kỷ
XVII – XVIII” (NCLS, số 2, năm 2000), “Sự hình thành thôn ấp ở Tiền Giang dưới
thời các vị chúa Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII)” trong kỷ yếu Hội Thảo: Chúa
Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
(Nxb. Thế giới, Thanh Hóa, 2008) bên cạnh việc phân tích chính sách của triều
Nguyễn trong việc khai hoang vùng đất ĐBSCL nói chung, đã bàn sâu hơn chính
sách của triều Nguyễn trong việc khai hoang vùng Tiền Giang nói riêng. Tác giả đã
sử dụng nhiều tư liệu điền dã ở địa phương, đây là hướng đi mới khi nghiên cứu về
ĐBSCL. Tác giả cũng đã sưu tầm tên tuổi và những đóng góp của những người


12

Việt tiên phong vào khai hoang mảnh đất này mà phần nhiều trong số họ chính là
những địa chủ giàu có, có công khai hoang lập làng, được nhân dân ở đây tôn thờ,
sau này con cháu họ trở thành những người khuôn phò chúa Nguyễn trong sự
nghiệp khôi phục vương quyền.
Mỹ Tho đại phố là một trong ba trung tâm phát triển của người Hoa ở
ĐBSCL. Tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp trong “Mỹ Tho đại phố” (tạp chí Xưa và
Nay, số 46B, 1997) và “Thành phố Mỹ Tho xưa” (tạp chí Xưa và Nay, số 59B +
60B, 1997) cũng đã trình bày sự hình thành và phát triển của Mỹ Tho đại phố, nêu
bật mối quan hệ, hợp tác trong sản xuất và kinh doanh giữa người Việt và người
Hoa trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Trong các nghiên
cứu này, tầng lớp “dân có vật lực” được Nguyễn Phúc Nghiệp nhắc đến như là lực
lượng thứ ba trong di dân vào ĐBSCL, đóng góp quan trọng vào việc khai phá
vùng đất Tiền Giang.

Trong quá trình khai phá ĐBSCL, chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã thi hành
chính sách sử dụng quan lại hết sức khoan dung, giản dị. Chính tầng lớp quan lại
cai quản ở đây đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế, giữ
vững chủ quyền dân tộc. Các tác giả Trần Bạch Đằng, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn
Minh Tường trong Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ (Nxb. Văn hóa Sài Gòn,
2006), Nguyễn Phan Quang với Cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833
- 1835) (Nxb, Tp.HCM, 1991) đã phác họa nên chân dung một Tổng trấn Gia Định
thành quyền uy nhưng được nhân dân tôn kính. Bên cạnh đó, những chính sách
khẩn hoang tích cực, đặc biệt là chính sách đồn điền của Nguyễn Tri Phương đã
giúp công cuộc khẩn hoang ở ĐBSCL được đẩy mạnh ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Một số công trình, bài viết khác của các tác giả: Trần Mạnh Tiến với Công
cuộc khai thác vùng U Minh Thượng của lưu dân Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỷ XIX (trong đề tài khoa học Huỳnh Lứa (cb), Làng xã Nam Bộ - quá khứ
và hiện tại của Viện KHXH tại Tp.HCM, 1999), Nguyễn Qưới - Phan Văn Dốp với
Đồng Tháp Mười nghiên cứu phát triển (Nxb. KHXH, HN, 1999), Nguyễn Hữu
Hiếu với Đồng Tháp 300 năm (Nxb. Trẻ, Tp.HCM, năm 2004), Trần Đức Cường
với “Các bước phát triển công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến


13

giữa thế kỷ XIX” (kỷ yếu Hội thảo khoa học Vùng đất Nam Bộ đến thế kỷ XIX,
Tp.HCM, 2006), Lê Hữu Phước với “Từ dinh Long Hồ đến dinh Vĩnh Trấn” (Hội
Thảo: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XIX tại Thanh Hóa, năm 2008),… cũng giúp chúng ta có cái nhìn toàn
cảnh về vai trò của các tầng lớp dân cư, trong đó có tầng lớp địa chủ trong công
cuộc khai phá, phát triển kinh tế ở ĐBSCL.
Năm 2007 trong công trình Vai trò của cộng đồng người Việt trong công
cuộc khai phá ĐBSCL từ thế kỷ XVII - XIX, đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG, tác giả
Trần Thị Mai đã làm rõ thực trạng ĐBSCL trước khi người Việt có mặt và quá

trình di cư và khẳng định chủ quyền của người Việt trên mảnh đất này. Thông qua
đó nêu bật vai trò của cộng đồng người Việt trong công cuộc khai phá đất đai, hình
thành hệ thống tên đất, tên làng và hệ thống hành chính ở ĐBSCL; xây dựng khối
đoàn kết cộng đồng và khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khu vực Tây
Nam của Tổ quốc. Đây là công trình mang tính tổng hợp, hệ thống toàn bộ tư liệu
đã có trước đây về vùng đất ĐBSCL, là công trình nghiên cứu đầy đủ về lực lượng
khai phá chủ yếu ở ĐBSCL thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, mang giá trị tham khảo
cho những nghiên cứu liên quan đến các lực lượng khai phá cũng như quá trình
khai phá vùng đất Nam Bộ.
Tác giả Ngô Văn Minh trong nghiên cứu về Tái định cư trong lịch sử nam
tiến dưới chế độ phong kiến Việt Nam đăng trên www.sugia.vn đã rút ra những
nhận xét về lực lượng tổ chức di dân và tái định cư. Tác giả cũng nêu lên các biện
pháp tái định cư nhà nước thường sử dụng binh lính để khai khẩn trước, hình thành
những đồn điền rồi từ đồn điền chuyển dần sang thôn ấp, đất khai phá được thuộc
sở hữu tư nhân. Từ đó, hình thành nên các thiết chế xã hội cũng như đời sống văn
hoá tinh thần và tín ngưỡng của lưu dân đến định cư tại vùng đất mới.
Dùng khái niệm “mở đất” với nội dung bao hàm cả quá trình khai chiếm đất
đai, tụ cư và thiết lập tổ chức hành chính trên vùng đất mới, Đỗ Quỳnh Nga trong
Luận án tiến sĩ sử học Công cuộc mở đất Tây Nam Bộ thời chúa Nguyễn (Huế,
2012) đã tìm hiểu công cuộc mở đất miền Tây Nam Bộ của các chúa Nguyễn, đề
cập đến phương thức thực hiện công cuộc mở đất, từ đó, đưa ra những đánh giá về
hệ quả công cuộc mở mang miền Tây Nam Bộ của các chúa Nguyễn. Công trình đã
hệ thống hóa các nguồn tài liệu từ trước đến nay liên quan đến vấn đề này, đồng
thời khắc phục những hạn chế của các công trình đi trước một cách khoa học, toàn


14

diện, sâu sắc. Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu về di dân
vào ĐBSCL.

* Những công trình nghiên cứu về chế độ sở hữu ruộng đất
Khi lên ngôi, vua Gia Long đã sai Lê Quang Định sắp đặt bộ điền thổ chung
của cả nước. Việc này kéo dài từ năm 1805 đến 1836 mới hoàn thành. Đến 1836,
vua Minh Mạng đã sai Trương Đăng Quế cùng thuộc hạ kinh lý ĐBSCL để ghi
chép địa bạ và điền bạ của vùng đất này. Tác giả Vũ Văn Quân trong công trình
“Trương Đăng Quế và công cuộc kinh lý vùng đất Nam Bộ năm 1836” (NCLS, số
7, 2006) cho biết địa bạ đã ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất, con đường,
khu rừng, núi sông,… của từng làng, từng xã, từng huyện, từng tỉnh; từ đồng bằng
đến miền núi và hải đảo. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trên cơ sở khai thác
kho tư liệu địa bạ phong phú của triều Nguyễn để lại, đã cho ra đời bộ Nghiên cứu
địa bạ triều Nguyễn: Hà Tiên (Kiên Giang, Minh Hải), Định Tường (Tiền Giang,
Đồng Tháp, Long An), An Giang (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng),
Vĩnh Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh) và Tổng kết nghiên cứu địa bạ triều
Nguyễn phần Nam Kỳ lục tỉnh (Nxb. Tp.HCM, năm 1994). Tác giả đã “vẽ” lại sơ
đồ về cơ cấu sử dụng đất đai trên toàn quốc cũng như mỗi địa phương, mô tả và
phân tích bằng các bảng thống kê trên cơ sở đó đã chỉ ra các hình thức sở hữu như
quan điền quan thổ, công điền công thổ, tư điền tư thổ. Đây là công trình nghiên
cứu quan trọng giúp chúng ta có thể hệ thống, phân tích, so sánh và làm rõ quá
trình phát triển của tầng lớp địa chủ ở ĐBSCL thế kỷ XIX. Từ đó đánh giá được
đóng góp của tầng lớp địa chủ trong công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế của
vùng. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Đình Đầu còn có công trình Chế độ công điền
công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh (Nxb. Trẻ, Tp.HCM,
1999) trình bày chế độ công điền công thổ ở ĐBSCL tuy có nhưng rất nhỏ bé so
với số lượng ở miền Bắc và miền Trung. Bên cạnh đó tầng lớp đại địa chủ ở
ĐBSCL cũng được tác giả phân tích và nhận định dù còn chung chung.
Năm 1993, Trần Thị Thu Lương bảo vệ Luận án Phó tiến sỹ ở trường ĐH
KHXH&NV Tp. HCM với đề tài Bước đầu tìm hiểu chế độ sở hữu và canh tác
ruộng đất ở làng Việt, Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX qua địa bạ. Sau này được sửa
chữa và in thành sách: Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ nửa đầu thế



15

kỷ XIX (Nxb. Tp.HCM, 1994). Ngoài ra tác giả còn có bài viết “Chế độ sở hữu
ruộng đất ở Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XIX” (Tạp chí Phát triển
khoa học và công nghệ ĐHQG Tp.HCM, tập 9, số 3, 2006). Trong các công trình,
bài viết này, tác giả nhận định: sở hữu tư nhân về ruộng đất đã ra đời từ đầu thời kỳ
khai phá Nam Bộ. Trong chế độ sở hữu ruộng đất tư, xu hướng tập trung ruộng đất
vào những điền chủ lớn rõ ràng và ngày một phát triển. Ngoài sở hữu đơn chủ, ở
Nam Bộ còn có sở hữu đa chủ và xuất hiện nhiều chủ có ruộng phụ canh ở các làng
xã khác. Cũng thông qua địa bạ, tác giả đã đúc kết quy mô canh tác, các phương
pháp luân canh, các loại hình sản xuất ở Nam Bộ.
Liên quan đến vấn đề sở hữu và canh tác ruộng đất ở ĐBSCL, tác giả Huỳnh
Lứa trong “Mấy nhận xét về chế độ sở hữu ruộng đất vùng Đồng Nai - Gia Định
vào nửa đầu thế kỷ XIX” (NCLS, số 2 (215), năm 1984) và “Vài suy nghĩ về chính
sách ruộng đất của chính quyền các chúa Nguyễn ở Đồng Nai - Gia Định trong thế
kỷ XVIII” (kỷ yếu Hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế
kỷ XVII - XIX, Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM, 2002) đã phân tích rõ cơ cấu sở hữu
ruộng đất ở ĐBSCL. Theo tác giả, vùng đất mới muốn khai phá đòi hỏi mất nhiều
công sức, phải có nhiều vốn liếng, nông cụ, sức kéo,… Do đó việc khai khẩn này
phần nhiều phải dựa vào tầng lớp giàu có, “dân có vật lực”. Một số nông dân vay
tiền, nông cụ, thóc giống,... của những người giàu có để tiến hành khai khẩn có thể
không trả nổi khoản nợ vay và mảnh ruộng - thành quả khai khẩn của họ - tất yếu
rơi vào tay địa chủ. Hiện tượng này xảy ra phổ biến nửa đầu thế kỷ XIX. Những
nhận định, đánh giá này nhận được sự đồng thuận trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Khắc Đạm với “Vấn đề ruộng công và ruộng tư trong lịch sử Việt Nam”
(NCLS, số 212, năm 1985) và tác giả Lê Quốc Sử với “Đặc điểm về ruộng đất ở
Nam Bộ” (trong sách Một số đặc điểm kinh tế của miền Nam Việt Nam, Nxb.
KHXH, HN, 1991).
Một số nghiên cứu của Nguyễn Kiến Giang với Phác qua tình hình ruộng

đất và đời sống nông dân trước CMT8 (Nxb. Sự thật, 1959), Phan Thành Tài với
Tìm hiểu tình hình sở hữu ruộng đất và địa bạ làng xã tỉnh Định Tường qua địa bộ
Minh Mạng 1836 (Tài liệu đánh máy, Viện KHXH tại Tp.HCM, 1993), Trương


16

Hữu Quýnh - Đỗ Bang (cb) với Tình hình sở hữu ruộng đất nông nghiệp và đời
sống nông dân dưới triều Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa, 1997), Nguyễn Phan Quang
với “Vài tư liệu về thuế ruộng đất ở Nam Kỳ (nửa đầu thế kỷ XX)” (NCLS, số 1,
2001),... cũng ít nhiều trình bày và phân tích chế độ sở hữu ruộng đất ở ĐBSCL, về
sự hình thành tầng lớp địa chủ, từ đó chỉ rõ những chính sách về ruộng đất mà các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã thực thi ở vùng đất này.
Tác giả Ngô Quốc Đông trong “Vài nét về sự biến đổi trong quan hệ ruộng
đất Việt Nam đầu thế kỷ XX” (tạp chí Xưa và Nay, số 370, tháng 12, năm 2010)
cho rằng chính sự xuất hiện sớm bộ phận ruộng đất sở hữu lớn của tầng lớp điền
chủ mà phần nông sản dư thừa có thể đem bán đã đạt tới một khối lượng lớn, đưa
tới sự hình thành tương đối sớm nền kinh tế hàng hóa (chủ yếu là mua bán lúa gạo)
ở đây. Hai tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp và Trần Thị Thanh Huệ trong “Sự phát
triển của giới đại địa chủ và phương thức sử dụng ruộng đất của họ ở Tiền Giang
trong nửa sau thế kỷ XIX” (Kỷ yếu Hội thảo: Những vấn đề kinh tế - xã hội trong
lịch sử Nam Bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ - Trung tâm NCLS,
8/2010, được in lại trên Tạp chí NCLS, số 7, 2011) đã trình bày những phương thức
mở rộng, canh tác ruộng đất của giới địa chủ nửa sau thế kỷ XIX và vẫn được tiếp
tục dưới thời Pháp thuộc. Cũng từ đây mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân tá điền
trở nên trầm trọng hơn, đòi hỏi phải có cuộc cách mạng xã hội để giải quyết.
* Những công trình nghiên cứu về kinh tế
Nghiên cứu về nền kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp trong đó có đề cập
đến vai trò của tầng lớp địa chủ đối với sự phát triển kinh tế ở ĐBSCL thời kỳ này
có một số công trình tiêu biểu: Phạm Văn Kính trong “Tìm hiểu kinh tế nông

nghiệp Đàng Trong qua tác phẩm “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn” (NCLS, số 4
(175)/1977) đã đánh giá những số liệu mà Phủ biên tạp lục cung cấp giúp nhìn
nhận nông nghiệp ĐBSCL phát triển hơn so với các vùng miền khác.
Lê Quang Minh trong Nông nghiệp ĐBSCL trong các thế kỷ XVII, XVIII và
nửa đầu thế kỷ XIX, báo cáo khoa học tại Hội nghị KHXH về ĐBSCL do Viện
KHXH tại Tp.HCM tổ chức năm 1981 cho rằng những người “có vật lực” trước
khi vào Nam đã mộ thêm rất nhiều dân nghèo ở quê mình đưa đi theo, ngoài ra họ


17

còn mua nô tỳ để làm nô, vì thế ở ĐBSCL nhanh chóng được khai phá và hình
thành phương thức sản xuất nông nghiệp lớn, kiểu trang trại, từ đó một hình thức
sản xuất lớn ra đời trong thế kỷ XVIII.
Các tác giả Trần Xuân Kiêm trong Nghề nông Nam Bộ (Nxb. KHXH, 1992),
Kim Khôi với “Vài nét về quá trình khai thác nông nghiệp ĐBSCL” (NCLS, số 6,
1981), Phạm Ái Phương với “Tìm hiểu nghề trồng trọt Việt Nam thế kỷ XVIII, nửa
đầu XIX” (NCLS, số 5, 1985), Nguyễn Phúc Nghiệp với “Tác dụng của hệ thống
sông rạch ở Tiền Giang trong nửa đầu thế kỷ XIX” (NCLS, số 2, 2002);… đã trình
bày về quá trình khai khẩn ruộng đất và vai trò của ruộng đất đối với nghề nông ở
ĐBSCL. Trong đó nhấn mạnh đến quá trình tập trung điền sản và phân tán điền
sản, chỉ ra các điền chủ ở ĐBSCL, phương thức canh tác ruộng đất cũng như quá
trình bóc lộc của giới địa chủ đối với tá điền làm thuê.
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nhật trong “Về tầng
lớp lao động làm thuê trong nông nghiệp ở Nam Bộ - Lịch sử và hiện trạng”
(NCLS, số 5 (258), năm 1991), cũng nêu ra ý kiến cho rằng mối quan hệ giữa địa
chủ và lao động làm thuê đã hình thành và phát triển ở ĐBSCL thời kỳ này.
Tác giả Trần Thị Mai trong Kinh tế Sóc Trăng thời Pháp thuộc (1867 1929) (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Tp.HCM,
năm 1997) đã phác họa sâu sắc trên nhiều mặt của kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng,
gần một thế kỷ thông qua những số liệu và nhận định. Dù đề tài nghiên cứu về thời

Pháp thuộc, nhưng tác giả đã có nhiều tư liệu, nhận định liên quan đến tầng lớp địa
chủ giai đoạn trước khi Pháp xâm lược.
Nguyễn Phúc Nghiệp trong Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX
(Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện KHXH tại TpHCM năm 2002) và Kinh tế nông
nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX (Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 2003) đã trình bày khá chi tiết
về kinh tế nông nghiệp ở ở ĐBSCL nói chung, Tiền Giang nói riêng. Tác giả đã lý
giải các loại hình sở hữu ruộng đất ở Tiền Giang trong thế kỷ XIX, các hoạt động
sản xuất nông nghiệp (nghề nông, nghề vườn, nghề rẫy, nghề cá,…), vấn đề thủy
lợi đối với sản xuất nông nghiệp, giao thương nông sản hàng hóa ở thị trường. Một
đặc điểm khác của nông nghiệp ở ĐBSCL là sự hình thành “kinh tế miệt vườn”,


18

góp phần vào sự thay đổi tính chất của nền sản xuất. Vấn đề này được tác giả
Nguyễn Phúc Nghiệp đã phân tích và nhận định trong các công trình: “Nghề vườn
ở Tiền Giang xưa” (báo Ấp Bắc, số 476, năm 1987) và “Nghề trồng bông vải ở Tiền
Giang thời xưa” (báo Ấp Bắc, số 1025, năm 1995).
Một trong những thế mạnh của nền kinh tế ở ĐBSCL thế kỷ XVIII là sự
phát triển của thương nghiệp. Tác giả Ngô Văn Hòa trong “Quyền tư hữu ruộng đất
ở Việt Nam thế kỷ XIX” (NCLS, số 1 - 2, năm 1987), Lê Văn Năm trong “Sản xuất
hàng hóa và thương nghiệp ở Nam Bộ thế kỷ XVII - nửa đầu thế kỷ XIX” (NCLS,
số 3 + 4, năm 1988) và Nguyễn Thị Mỹ Lệ trong Quan hệ thương mại giữa Sài
Gòn, Chợ Lớn với một số trung tâm kinh tế ở ĐBSCL thế kỷ XVII - XVIII (Luận văn
thạc sỹ, ĐHKHXH&NV Tp.HCM, năm 2010) đã nhấn mạnh đến tầng lớp địa chủ,
lực lượng lớn mạnh và chi phối sự phát triển của nông nghiệp và thương nghiệp
ĐBSCL. Việc tập trung ruộng đất trong tay các địa chủ lớn đã giúp cho những
người này nắm được một số lượng nông sản to lớn. Lượng nông sản đó được đưa ra
thị trường, đây chính là quyền lợi của nông dân và với quyền tư hữu này người
nông dân có thể mặc sức khai hoang và dốc toàn tâm toàn ý cho mảnh đất mình có

được.
Ở thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp cả nước chủ yếu vẫn mang tính tự cấp,
tự túc thì kinh tế nông nghiệp ở Gia Định, do tác động của hoàn cảnh đã mang tính
chất mới, nông nghiệp hàng hóa ngày càng đậm nét. Điều này cũng được thể hiện
trong các bài viết của tác giả Lê Kim Hoàng trong “Mấy nét về kinh tế thị trường ở
miền Tây Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” (Hội thảo Nam Bộ và Nam
Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX, Đại học Sư phạm Tp.HCM,
năm 2002) và Trần Thuận trong “Vài suy nghĩ về những đặc điểm kinh tế - xã hội
của vùng đất Nam Bộ” (trong Hội thảo: Những vấn đề kinh tế - xã hội trong lịch sử
Nam Bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ - Trung tâm NCLS, 8/2010).
Cùng với nội thương, ngoại thương ở ĐBSCL cũng là vấn đề thu hút sự
nghiên cứu của nhiều tác giả. Dù không trực tiếp nói về tầng lớp địa chủ ĐBSCL
trong giai đoạn thế kỷ XVII - nửa đầu XIX, nhưng những tư liệu được nêu trong
các nghiên cứu của các tác giả sau đây cho chúng ta cái nhìn tổng quan về ngoại


×