Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao hiệu quả sản xuất giống nghệ vàng n8 cho một số tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.93 MB, 105 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*-----------------

PHÍ ĐÌNH NAM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH
TÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG NGHỆ
VÀNG N8 CHO MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*-----------------

PHÍ ĐÌNH NAM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH
TÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG NGHỆ
VÀNG N8 CHO MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60620110
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Khả Tường

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng
dẫn, PGS.TS. Lê Khả Tường, Phó Giám đốc Trung tâm tài nguyên thực
vật, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo và tập thể cán bộ
Bộ môn Nhân giống và Đánh giá nguồn gen, Trung tâm Tài nguyên thực
vật đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn Ban Đào tạo sau đại học, Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu. Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Phí Đình Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam rằng các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2015
Tác giả

Phí Đình Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Lời cam đoan...................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt ..................................................................... vii
Danh mục các bảng ......................................................................................... viii
Danh mục các hình .............................................................................................. x

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
2.1. Mục đích ...................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây nghệ...................................................... 4
1.2. Phân loại thực vật cây nghệ .......................................................................... 4
1.3. Thành phần sinh hoá củ nghệ ........................................................................ 5
1.4. Giá trị sử dụng của nghệ ............................................................................... 7
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nghệ............................................................... 9
1.6. Đặc điểm hình thái, giải phẫu cây nghệ....................................................... 11
1.7. Đa dạng sinh học nguồn gen nghệ............................................................... 15
1.8. Bảo tồn, khai thác và sử dụng nguồn gen nghệ ........................................... 16
1.9.Tuyển chọn và phát triển giống nghệ ........................................................... 17
1.10. Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp cây nghệ ...................................... 19
1.10.1. Nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng phát triển cây nghệ ..................... 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.10.2. Nghiên cứu thời vụ trồng và thu hoạch............................................ 19

1.10.3. Nghiên cứu mật độ khoảng cách ..................................................... 21
1.10.4. Nghiên cứu liều lượng phân bón ..................................................... 21
1.10.5. Nghiên cứu nhu cầu nước tưới ........................................................ 22
1.10.6. Nghiên cứu kỹ thuật che phủ mặt luống .......................................... 23
1.10.7. Nghiên cứu áp dụng chất điều tiết sinh trưởng ................................ 24
1.10.8. Nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh ......................................... 24
1.10.9. Nghiên cứu kỹ thuật luân xen canh ................................................. 25
1.10.10. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng invitro ................................ 26
1.10.11. Nghiên cứu kỹ thuật trồng trong chậu vại và trong bao ................. 27
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........29
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 29
2.3.1. Phương pháp điều tra hiện trạng sản xuất nghệ.................................. 29
2.3.2.Nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống nghệ N8 .................................... 30
2.3.3.Nghiên cứu giá thể trồng trong bao cho giống nghệ N8 ...................... 31
2.4. Phương pháp đánh giá ............................................................................... 32
2.4.1. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển...................................... 32
2.4.2. Đánh giá khả năng chống chịu sâu hại chính ..................................... 33
2.4.3. Đánh giá khả năng nhiễm bệnh thối củ .............................................. 33
2.4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................. 34
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 34
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................... 34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 35
3.1.Kết quả điều tra sản xuất nghệ tại Hưng Yên và Hòa Bình .......................... 35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và khí hậu ............................................................ 35
3.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nghệ ................................................... 37
3.1.3. Tình hình áp dụng giống và kỹ thuật canh tác nghệ ........................... 38
3.1.4. Điều tra đặc điểm sinh trưởng và tiềm năng của giống N8 ................ 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page v


3.2. Kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác giống nghệ N8 ............................... 41
3.2.1. Kết quả nghiên cứu thời vụ trồng thích hợp....................................... 41
3.2.2. Kết quả nghiên cứu mật mật độ thích hợp cho giống nghệ N8 ........... 49
3.2.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho giống nghệ N8 ............................. 58
3.2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác giống nghệ N8
trên đồng ruộng tại Hương Yên và Hòa Bình ..................................... 67
3.3.Nghiên cứu giá thể trồng bao thích hợp cho giống nghệ N8 ......................... 68
3.3.1. Ảnh hưởng của thành phần giá thể trong bao đến sự phát triển
thân lá................................................................................................ 68
3.3.2. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến năng suất .............................. 69
3.3.3. Ảnh của loại giá thể khác nhau tới hiệu quả kinh tế giống nghệ
N8 trồng tại An Khánh, Hà Nội ......................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 72
A. KẾT LUẬN ................................................................................................. 72
B. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74
PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................. 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

DTL

Diện tích lá

3

ĐC

Đối chứng

4

HB

Hòa Bình

5


HY

Hưng Yên

6

NSTT

Năng suất thực thu

7

PRC

Trung tâm tài nguyên thực vật

8

RCBD

Thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

9

SM

Sau mọc

10 TGST


Thời gian sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1.

Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2003-2005 ..................... 11

2.1.

Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất..................... 32

2.2.

Phương pháp đánh giá chống chịu rầy xanh, rệp sáp đồng ruộng.................. 33

2.3.

Phương pháp đánh giá khả năng nhiễm bệnh thối củ............................... 33

3.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng nghệ tại Hưng Yên và Hòa Bình ........ 37

3.2.


Hiện trạng áp dụng giống và kỹ thuật canh tác nghệ tại Hưng Yên và Hòa
Bình ........................................................................................................ 39

3.3.

Đặc điểm nông sinh học của giống nghệ triển vọng N8 .......................... 40

3.4.

Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của
giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình .............................................. 42

3.5.

Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng đẻ nhánh và số lá/cây của giống
nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình ....................................................... 43

3.6.

Ảnh hưởng thời vụ trồng đến khả năng chống chịu sâu hại của giống nghệ
N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình ................................................................ 44

3.7.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng chống chịu bệnh thối củ của
giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình .............................................. 45

3.8.

Ảnh hưởng thời vụ trồng đến số củ của giống nghệ N8 tại Hưng Yên và

Hòa Bình ................................................................................................ 47

3.9.

Ảnh hưởng thời vụ trồng đến năng suất của giống nghệ N8 tại Hưng Yên
và Hòa Bình............................................................................................ 48

3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây và thời gian sinh trưởng
của giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình ....................................... 50
3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng đẻ nhánh và số lá của giống
nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình ....................................................... 50
3.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu rầy xanh, rệp sáp
của giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 .............................. 51
3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu bệnh thối củ của
giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 .................................... 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số củ của giống nghệ N8 tại Hưng Yên
và Hòa Bình, 2014 .................................................................................. 53
3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của giống nghệ N8 tại Hưng
Yên và Hòa Bình, 2014........................................................................... 54
3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế .................................. 57
3.17. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của
giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 .................................... 59
3.18. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh và số lá của giống nghệ
N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 ...................................................... 59

3.19. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịu rầy xanh và rệp sáp
của giống nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 ............................. 60
3.20. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng chống chịụ bệnh thối củ của giống
nghệ N8 tại Hưng Yên và Hòa Bình, 2014 .............................................. 61
3.21. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống nghệ N8 tại Hưng yên và
Hòa Bình, 2014....................................................................................... 62
3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống nghệ N8 tại
Khoái Châu, Hưng Yên và Lương Sơn, Hòa Bình................................... 65
3.23. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến sinh trưởng thân lá giống nghệ N8
trong bao tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội ............................................ 68
3.24. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến năng suất giống nghệ N8 trong bao
tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội 2014 .................................................. 69
3.25. Ảnh hưởng loại giá thể khác nhau tới hiệu quả kinh tế giống nghệ N8 tại
An Khánh, Hà Nội .................................................................................. 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1. Sự chuyển hóa của Curcumin với sự tham gia của Piperine ........................7
1.2. Tình hình sản xuất nghệ trên thế giới ....................................................... 10
1.3. Hình thái các bộ phận chính của cây nghệ: ............................................... 13
1.4. Hình thái các bộ phận của hoa: (1) Cụm hoa, (2) Hoa, lá bắc, lá bắc con,
(3) Hoa bổ dọc, (4) Nhuy, (5) Nhị ............................................................ 14
3.1. Ảnh hưởng thời vụ trồng đến năng suất của giống nghệ N8 tại Hưng Yên
và Hòa Bình ............................................................................................. 49
3.2. Ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất của giống nghệ N8 tại Hưng Yên
và Hòa Bình, 2014 ................................................................................... 55

3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất giống nghệ N8 tại Hưng yên và
Hòa Bình, 2014 ........................................................................................ 63
3.4. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến khối lượng củ và năng suất giống
nghệ N8 trong bao tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội 2014 ....................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định Curcumin là
hoạt chất sinh học chính trong củ nghệ vàng có tác dụng huỷ diệt tế bào
ung thư vào loại mạnh nhất. Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của các
tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang (Cheng và
CS, 2001). Ngoài ra Curcumin còn là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật,
lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm,
chống vi khuẩn có hiệu lực (Cheng và CS, 2001). Từ nǎm 1993, các nhà
khoa học thuộc Đại học Harvarrd – Hoa Kỳ đã công bố 3 chất có tác dụng
kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó chính là
Curcumin. Thành phần quan trọng nhất của củ Nghệ vàng là Curcumin và
hai dẫn xuất của nó là Desmethoxycurcumin và Bisdesmethoxycurcumin.
Trong đó Curcumin có hoạt tính sinh học mạnh nhất với hàm lượng khoảng
5% khối lượng chất khô trong củ nghệ (Antony và CS, 2008). Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã thừa nhận Curcumin là
chất hủy diệt tế bào ung thư theo cơ chế hủy diệt từng bước, ức chế hoạt
động của yếu tố nhân NF-Kappa B, vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành
trong quá trình tự vệ của cơ thể, có khả năng mạnh nhất trong việc giải độc
bảo vệ và làm tăng hồng cầu, loại bỏ cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, hạ
mỡ máu, ngăn chặn béo phì, xóa bỏ tàn nhang, đồi mồi, trứng cá, chống

rụng tóc, làm cho da dẻ hồng hào, tăng cường sắc đẹp, là một trong những
chất chống viêm, chống oxi hóa thế hệ mới, có khả năng kháng nấm, kháng
khuẩn như vi khuẩn Hp gây bệnh đau dạ dày, virus viêm gan B, rất cao
(Choi và CS, 2006). Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận
Curcumin và tinh dầu nghệ vừa là thuốc chữa bệnh vừa là thực phẩm chức
năng hỗ trợ điều trị gần 20 loại ung thư đang phổ biến. Do đó trong nhiều
năm qua ở Việt Nam và nhiều nước châu Á đã tăng cường tìm kiếm công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


nghệ mới để sản xuất Curumin cũng như các sản phẩm từ củ nghệ với sản
lượng cao nhằm sử dụng vào mục đích chữa bệnh và làm chất màu tự nhiên
có độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất. Để cung ứng nguyên liệu nghệ
vàng cho các cơ sở chế biến trong nước cũng như xuất khẩu, một số địa
phương thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng
Ninh, v.v. đã trồng thử nghiệm và phát triển cây nghệ trên quy mô hàng
trăm ha tại mỗi địa phương trong những năm gần đây ( Lê Khả Tường,
2012). Tuy nhiên do việc áp dụng giống địa phương và kỹ thuật canh tác
truyền thống nên đã làm hạn chế đáng kể đến năng suất và hiệu quả kinh tế,
chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng.
Các kết quả điều tra về hiệu quả canh tác nghệ đã cho thấy năng suất nghệ
trong điều kiện sản xuất đại trà biến động từ 10-15 tấn/ha/năm, trong khi
một số giống nghệ triển vọng do Trung tâm tài nguyên thực vật nghiên cứu
có tiềm năng 25-40 tấn/ha. Trong đó N8 là một giống điển hình với năng
suất > 30 tấn/ha, hàm lượng Curcumin > 6 %, rất thích hợp cho việc mở
rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nghệ ở một số
địa phương hiện nay (Lê Khả Tường, 2014). Do đó việc thực hiện đề tài

“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao hiệu quả sản
xuất giống nghệ vàng N8 cho một số tỉnh phía Bắc” là một giải pháp quan
trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển cây nghệ
vàng ở nước ta trong những năm tới.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống nghệ N8, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất nghệ tại một số tỉnh phía Bắc.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất nghệ tại một tỉnh phía Bắc
- Xác định thời vụ, mật độ, phân bón thích hợp trong trồng thuần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


- Xác định giá thể thích hợp trồng trong bao
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Biện pháp kỹ thuật canh tác giống nghệ vàng triển vọng N8 là cơ sở
xây dựng mô hình canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần mở rộng sản
xuất, phát triển cây nghệ ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kỹ thuật canh tác giống nghệ vàng N8 là cơ sở làm tăng giá trị canh
tác, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nông dân vùng
sản xuất nghệ.
- Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế cây nghệ sẽ từng bước hình
thành những vùng sản xuất tập trung, là cơ sở để phát triển sản xuất hàng
hóa cây nghệ, đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến trong nước và xuất khẩu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống nghệ vàng triển vọng N8, được tuyển
chọn từ kết quả khảo sát tập đoàn nghệ tại ngân hàng gen cây trồng quốc
gia, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội thuộc đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tuyển
chọn và phát triển giống gừng, nghệ năng suất cao, chất lượng tốt cho
các tỉnh phía Bắc” do Trung tâm tài nguyên thực vật chủ trì giai đoạn
2012-2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu thời vụ, mật độ, phân bón cho giống nghệ vàng triển vọng
N8 trong điều kiện đồng ruộng được thực hiện trong năm 2014 trên các
nhóm chỉ tiêu nông sinh học, khả năng chống chịu và năng suất.
- Nghiên cứu giá thể cho giống nghệ triển vọng N8 khi trồng trong bao
được thực hiện năm 2014 tại Trung tâm tài nguyên thực vật trên các nhóm
chỉ tiêu nông sinh học và năng suất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây nghệ
Bằng chứng sớm nhất về trồng trọt, khai thác và sử dụng cây nghệ đã
được ghi lại bởi kinh Vệ Đà của người Ấn Độ cách đây khoảng 6000 năm
(Aggarwal và CS, 2007). Năm 1280, cây nghệ đã được trồng trọt và sử
dụng tại vùng Phúc Kiến của Trung Quốc, được giới thiệu tới miền Đông
Châu Phi vào thế kỷ thứ 8, miền Tây Phi ở thế kỷ 13, tới Jamaica và trở
thành giống bản địa của vùng này từ 1783 (Sopher, 1964). Ngày nay mặc

dù các nhà khoa học đã có nhiều tài liệu đề cập đến quá trình phát triển của
cây nghệ, nhưng việc xác định chính xác nguồn gốc phát sinh của nó vẫn
còn là một điều bí ẩn. Hiện tại loài Curcuma longa được xem là có nguồn
gốc Ấn Độ, nhưng có rất ít bằng chứng thuyết phục để thừa nhận đó là một
giống bản địa của nước này. Đặc biệt những phát hiện về loài Curcuma
longa mọc hoang ở vùng Nam Kỳ của việt Nam với tên gọi là Kuong
huynh đã làm cho việc xác định nguồn gốc cây nghệ càng trở nên phức tạp
hơn. Tuy nhiên trong nhiều tài liệu, cây nghệ đều được đặt tên bằng tiếng
Phạn đã gợi ý rằng nguồn gốc của nó rất có thể được xuất phát từ Trung
Quốc hay phía Nam Việt Nam. Những tài liệu lịch sử về việc khai thác sử
dụng nghệ cũng cho thấy ở thời kỳ đầu nó không được sử dụng như một
loại gia vị hay một thực phẩm mà là một loại thuốc nhuộm, làm lành các
vết thương, chữa đau bệnh dạ dày. Sau này nó đã được sử dụng để tạo màu
và làm chất bảo quản thực phẩm cũng như dùng làm thuốc chữa bệnh hay
thực phẩm chức năng (Balakrishnan, 2007).
1.2.Phân loại thực vật cây nghệ
Cây nghệ thuộc Loài Curcuma longa L. Ngành Ngọc Lan
Magnoliophyta, Lớp Hành Liliopsida, Phân Lớp Thài Lài Commelinidae,
Bộ Gừng Zingiberales, Họ Gừng Zingiberaceae, Chi Curcuma. Chi nghệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Curcuma là một trong các chi thuộc họ Zingiberaceae (họ Gừng) bao gồm
các loài nghệ, nga truật hay uất kim hương Thái Lan với tổng số loài hiện
nay là 44 loài sau đây (Nguyễn Quốc Bình, 2009):
1. Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh hay nghệ đen, 2. Curcuma albicoma,
3. Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan, 4. Curcuma amada, 5.

Curcuma amarissima, 6. Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, 7.
Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, 8. Curcuma bicolor, 9.
Curcuma caesia, 10. Curcuma chuanezhu, 11. Curcuma chuanhuangjiang,
12. Curcuma chuanyujin, 13. Curcuma codonantha, 14. Curcuma comosa,
15. Curcuma ecomata, 16. Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng, 17.
Curcuma exigua, 18. Curcuma gracillima: Nghệ mảnh, 19. Curcuma
harmandii, 20. Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây, 21. Curcuma
larsenii, 22. Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất
kim, khương hoàng, 23. Curcuma mangga, 24. Curcuma mutabilis, 25
.Curcuma nilamburensis, 26. Curcuma parviflora, 27. Curcuma petiolata
hay C.cordata-nghệ sen, 28. Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh
chét, 29. Curcuma aff. petiolata, 30. Curcuma phaeocaulis, 31. Curcuma
roscoeana, 32. Curcuma rubescens, 33. Curcuma rubrobracteata, 34.
Curcuma sattayasaii, 35. Curcuma sichuanensis - Nghệ Tứ Xuyên, 36.
Curcuma sumatrana - Nghệ Sumatra, 37. Curcuma thalakaveriensis, 38.
Curcuma thorelii, 39. Curcuma viridiflora, 40. Curcuma wenyujin, 41.
Curcuma xanthorrhiza, 42. Curcuma yunnanensis - Nghệ Vân Nam, 43.
Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím, 44. Curcuma
zedoaroides
1.3. Thành phần sinh hoá củ nghệ
Hầu hết các giống nghệ đang được trồng và khai thác hiện nay là
nghệ vàng và nghệ đen. Hai loại nghệ này cũng có sự khác nhau đáng kể
về thành phần hoá học cũng như tác dụng của nó. Thành phần chính trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


nghệ vàng gồm nước 13,1%; protein 6,3%; chất béo 5,1%; chất vô cơ

3,5%; sợi 2,6%; carbonhydrat 69,4% và vitamin A. Tinh dầu Nghệ vàng
chứa: d. phelandren 1%, d. sabinen 0,6%; cineol 1%; borneol l0,5%; zingi;
beren 25%; sesquiterpen (tuemeron) 58%. Các chất màu phenolic trong củ
nghệ chủ yếu là dẫn xuất của diarylheptan, 3 chất chủ yếu là curcumin, bis
(4-hydroxy-cinnamoyl)- methan và 4-hydroxycinamoyl feruloyl methan.
Củ nghệ vàng chứa khoảng 5 % tinh dầu và đến 5 % curcumin, một dạng
polyphenol. Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ vàng, với kí hiệu
C.I. 75300, hay Natural Yellow 3. Tên hóa học của nó là (1E,6E)-1,7-bis
(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion (Ohshiro và CS,
1990). Trong cơ thể sinh vật, một phần rất nhỏ curcumin được hấp thụ sau
khi ăn. Curcumin không bền vững trong ruột và một lượng rất nhỏ đi qua
đường tiêu hóa và nhanh chóng bị thoái hóa hoặc liên hợp thành
glucuronidation. Hoạt chất piperine chiết xuất từ hạt tiêu đen có tác dụng
tăng hấp thu và giảm đào thải của Curcumin trong máu lên rõ rệt (Pubmed,
1998). Một nghiên cứu của nhóm này được đăng tải trên tạp chí Pubmed
của thư viện y khoa quốc gia và Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ tháng 5
năm 1998 đã chứng minh được sinh khả dụng của curcumin trên cơ thể
người khi được kết hợp với piperine từ hạt tiêu theo tỷ lệ 1% đã tăng lên
tới 2000% so với không dùng piperine (Hình 1.1). Tác dụng này của
piperine lên Curcumin đã được sử dụng để tạo ra dạng Super Curcumin 1%
khối lượng piperine trong Curcumin, với mức độ hấp thụ vượt trội của
Curcumin khi đưa vào cơ thể. Chất màu diarylheptanoids được gọi là
Curcuminoids, chiếm khoảng 5% trọng lượng củ khô. Thành phần chính
trong

chất

này là

(diferuloylmethane),


chất
cùng

không
với

bão

hòa

β-diketone

curcumin

desmethoxycurcumin



bisdesmethoxycurcumin tạo nên 50-60% của Curcuminoids có trong củ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Hình 1.1. Sự chuyển hóa của Curcumin với sự tham gia của Piperine
1.4. Giá trị sử dụng của nghệ
Ở Tamil Nadu - Ấn Độ, nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền
hàng ngàn năm như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan,

cũng như thường dùng để chữa lành các vết loét, do những tính chất kháng
khuẩn cơ bản của nó (Clinical Trials.gov, 2015). Trong hệ thống y học
Siddha (từ năm 1900 TCN), nghệ là thuốc chữa một số bệnh và tình trạng
như ở da, phổi, hệ thống tiêu hóa, đau nhức, các vết thương, bong gân, và
các rối loạn ở gan (Hatcher và CS, 2008). Nước ép nghệ tươi thường được
sử dụng trong nhiều tình trạng về da, bao gồm cả bệnh chàm, thủy
đậu,bệnh zona, dị ứng, và ghẻ. Manjal Pal (sữa bột nghệ) là sữa ấm trộn
với một ít bột nghệ. Nó thường được sử dụng ở Tamil Nadu như một bài
thuốc gia truyền khi có ai đó đang bị sốt. Bột nghệ nhão thường được sử
dụng ở Tamil Nadu để làm chất khử trùng các vết thương hở, còn chun holud (nghệ trộn với vôi tôi) được sử dụng để cầm máu như phương pháp
gia truyền (Liva, 2010.). Nó cũng được sử dụng làm chất tẩy nám da ở
Tamil Nadu. Hợp chất hoạt động curcumin được cho là có một loạt các
hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, hóa trị liệu, kháng
sinh, kháng virus và các hoạt động của virus, cho thấy tiềm năng trong y

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


học lâm sàng (Goud và CS, 1993). Trong y học Trung Quốc, nó được sử
dụng để điều trị các chứng nhiễm trùng khác nhau và cũng là một chất khử
trùng. Kể từ tháng 12 năm 2013, nghệ vẫn đang được đánh giá về hiệu quả
tiềm năng của nó đối với một số bệnh ở con người trong các thử nghiệm
lâm sàng, bao gồm các bệnh thận và tim mạch, viêm khớp, vài loại ung thư
và bệnh ruột kích thích. Cụ thể hơn, nghệ cũng đang được nghiên cứu
trong mối quan hệ với bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường, và các rối loạn
lâm sàng khác (Majeed và CS, 1995). Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cơ
bản khác nhau, việc sử dụng chất curcumin hoặc nghệ có thể ngăn chặn
một số giai đoạn phát triển ung thư ở dạng đa khối u. Một nghiên cứu về

curcumin trên các tế bào ung thư ở người trong ống nghiệm bằng cách sử
dụng hỗn hợp các phân tử với thuốc chống buồn nôn thalidomide để tạo ra
quá trình chết rụng tế bào ở các tế bào gây ra ung thư tủy (Goel và CS,
2008). Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong nghệ có đặc tính
chống nấm và kháng khuẩn; Tuy nhiên, chất curcumin không phải là một
trong số chúng. Curcumin, thành phần hoạt động của nghệ, cũng đã được
chứng minh là một phối tử của thụ thể vitamin D "với các quan hệ mật
thiết trong việc ngăn chặn hóa học đối với ung thư ruột kết". Một trong
những thành phần quan trọng khác của nghệ là dầu nghệ với tác dụng chủ
yếu của nó là kháng sinh, tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây hại như nấm,
virut, vi khuẩn trong cơ thể người. Dầu nghệ còn cải tạo chức năng thần
kinh do thiếu máu cục bộ gây ra và các vùng nhồi máu, vùng phù nề trong
cơ thể người và động vật. Vì vậy, dầu nghệ dường đã và đang được xem
như một hoạt chất sinh học quý để điều trị đột quỵ não cũng như các rối
loạn khác liên quan đến stress oxy hóa (Cronin, 2003).
Nghệ là một chất nhuộm vải kém, vì nó không bền màu. Tuy nhiên,
nghệ thường được sử dụng trong trang phục Ấn Độ và Bangladesh, chẳng
hạn như sari và áo choàng của tăng lữ Phật giáo. Nghệ khi được sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


làm phụ gia thực phẩm được sử dụng để bảo vệ các sản phẩm thực phẩm
khỏi ánh sáng mặt trời (Shukla và CS, 2008). Các nhựa dầu của cây được
sử dụng cho các sản phẩm có dầu. Dung dịch curcumin và polysorbate hoặc
bột curcumin hòa tan trong cồn được sử dụng cho các sản phẩm có nước.
Quá trình làm đậm màu đôi khi được sử dụng để bù cho màu bị phai, chẳng
hạn như trong dưa chua, gia vị, và mù tạc. Khi kết hợp với hạt điều màu,

nghệ được sử dụng để tạo màu cho pho mát, sữa chua, hỗn hợp khô,
trộn salad, bơ mùa đông và bơ thực vật. Nghệ cũng được sử dụng để tạo
màu vàng cho mù tạt làm sẵn, nước canh thịt gà đóng hộp và các thực
phẩm khác (Reuter và CS, 2011). Nghệ được coi là rất linh thiêng và cao
quý, tốt lành tại Tamil Nadu và đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ
khác nhau trong hàng ngàn năm. Thậm chí ngày nay, nghệ còn được sử
dụng trong lễ cưới và nghi lễ tôn giáo. Nghệ đã đóng một vai trò quan
trọng trong Ấn Độ giáo và tín ngưỡng người Tamil. Chiếc áo choàng của
các nhà sư Tamil theo truyền thống đã được nhuộm màu vàng với chất
nhuộm làm bằng củ nghệ. Vì màu vàng - cam của nó, nghệ được liên kết
với mặt trời hoặc Thirumal, một vị thần nổi tiếng trong Ấn Độ giáo, cũng là
tên gọi khác của thần Vishnu trong thần thoại của tín ngưỡng Tamil cổ đại,
và được xem là tập trung của những luân xa, nguồn năng lượng tâm linh
(Aggarwal và CS, 2007).
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nghệ
Ấn Độ là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu nghệ lớn nhất trên
thế giới (Aggarwal và CS, 2007). Chất lượng nghệ Ấn Độ cũng được xem
là hấp dẫn nhất thế giới bởi hàm lượng curcumin cao. Sản lượng nghệ hàng
năm của thế giới được sản xuất xấp xỉ 80% tại Ấn Độ, sản lượng còn lại
thuộc về Trung Quốc, Miến Điện, Nigeria, Bangladesh và một số nước
khác (Hình 1.2). Hàng năm Ấn độ sản xuất khoảng 658.400 tấn trên diên
tích 142.900 ha. Trong đó Andhra Pradesh được sản xuất tập trung với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


diện tích 64.100 ha, sản lượng 346.000 tấn, tiếp theo là Tamil Nadu,
Orissa, Karnataka, và Tây Bengal (Aggarwal và CS, 2007).


Hình 1.2. Tình hình sản xuất nghệ trên thế giới
Do điều kiện sản xuất trên quy mô lớn nên Ấn Độ đã có điều kiện để
xuất khẩu các sản phẩm nghệ đi nhiều nước trên thế giới. Tình hình xuất
nhập khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2003-2005 chủ yếu được thống kê
với 11 quốc gia với sản lượng xấp xỉ 40 nghìn tấn/năm, trong đó sản lượng
lớn thuộc về U.A.E, USA, Bangladesh, Nhật Bản, Srilanka, UK và
Malaysia (Bảng 1.1). Tuy nhiên trong những năm gần đây bằng công nghệ
tách chiết curcumin hiện đại, các sản phẩm của nghệ đã được tiêu thụ mở
rộng trên phạm vi toàn cầu. Do đó mức tiêu thụ các sản phẩm nghệ đang có
xu hướng tăng lên tại châu Âu, châu Mỹ và Australia với sản lượng hàng
triệu tấn/năm (June, 2015).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Bảng 1.1.Tình hình xuất khẩu nghệ của Ấn Độ giai đoạn 2003-2005
TT

Sản lượng (nghìn tấn/năm)

Nước nhập
khẩu

2003-2004

Tỷ lệ (%)


2004-2005 Tỷ lệ (%)

1

U.A.E

7,209

19.46

5,663

15.17

2

USA

3,880

10.47

3,731

10.00

3

Bangladesh


3,547

9.58

3,112

8.34

4

Japan

2,694

7.27

2,445

6.55

5

Sri Lanka

2,316

6.25

2,935


7.86

6

UK

2,060

5.56

2,289

6.13

7

Malaysia

2,051

5.54

2,538

6.80

8

Others


9,713

26.22

10,907

29.22

9

South Africa

1,353

3.65

1,298

3.48

10

Netherland

1,198

3.23

1,348


3.61

11

Saudi Arabia

1,020

2.75

1,057

2.83

Tổng cộng

37,042

100.00

37,322

100.00

(Source: DGFT, Ministry of Commerce, GOI)
1.6. Đặc điểm hình thái, giải phẫu cây nghệ
◦ Thân ngầm
Thân ngầm thực chất là củ của nó nằm dưới mặt đất, đôi khi gọi là
thân rễ. Thân rễ có hình trụ hay bầu dục, phân nhánh, đường kính 1,5-2,0
cm, có màu vàng tươi, đen, hay trắng, nhiều đốt, tại các đốt có những vảy

khô do lá biến đổi tạo thành. Lá đơn, mọc từ thân rễ. Sau khi trồng, hom
nghệ (củ giống) xuất hiện các chồi đầu tiên để từ đó hình thành củ cái. Các
củ được sinh ra từ củ cái được gọi là củ con, từ đó cũng hình thành củ cháu,
v,v. Do đó sau một năm hay nhiều năm khối lượng củ thu được thực chất là
gồm củ của nhiều thế hệ (Hình 1.3). Kết quả giải phẫu cho thấy tế bào thân
rễ có hình gần tròn, biểu bì hóa mô cứng, rải rác có lông che chở đơn bào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bần gồm 3 – 4 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm, vách hơi uốn lượn.
Nhu bì, 2-3 lớp tế bào. Mô mềm vỏ đạo, tế bào gần tròn hoặc đa giác vách
mỏng, kích thước to. Rải rác trong mô mềm vỏ có các bó libe gỗ cấu tạo
cấp 1 với gỗ ở trong libe ở ngoài. Nội bì khung caspary, 1 lớp tế bào hình
chữ nhật xếp khít nhau, kích thước bằng 1/2 – 1/3 tế bào mô mềm vỏ. Trụ
bì 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau, kích thước bắng tế bào nội
bì. Nhiều bó libe gỗ có cấu tạo như các bó trong mô mềm vỏ, xếp lộn xộn.
Mô mềm tủy đạo, tế bào gần tròn hoặc đa giác, vách mỏng, kích thước
bằng tế bào mô mềm vỏ. Trong mô mềm vỏ và tủy rải rác có các hạt tinh
bột và tế bào tiết. Bột nghệ màu vàng tươi, mảnh bần gồm những tế bào
vách hơi uốn lượn xếp xuyên tâm. Mảnh mô mềm, tế bào đa giác vách
mỏng, chứa các hạt tinh bột. Lông che chở đơn bào dài. Mảnh mạch vạch.
Nhiều hạt tinh bột hình trứng đầu nhọn, kích thước 22,5-30 x 12,5-17,5
µm, có vân đồng tâm và rốn lệch tâm. Tế bào chứa tinh dầu và nhựa tạo
thành những đám lổn nhổn màu vàng (Maud Grieve, 1931).

Lá được hình thành từ thân rễ, phần nhô lên mặt đất, đôi khi còn gọi
là thân giả. Phiến lá trưởng thành có hình bầu dục, kích thước 22- 40 x 12 –

15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn, màu xanh lục đậm ở mặt
trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới,
các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lòng máng, dài 18- 28 cm, ôm sát
vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả (còn gọi là phần thân mặt đất) cao
70-100 cm, màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song (Hình
1.2). Kết quả giải phẫu lá cho thấy gân giữa mặt trên lõm, mặt dưới lồi.
Biểu bì tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác xếp khít nhau. Mô mềm đạo tế
bào gần tròn hoặc đa giác, kích thước không đều nhau. Ở phía biểu bì dưới
có các bó libe gỗ lớn nhỏ xếp thành hàng xen kẽ nhau. Bó lớn có cấu tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


với gỗ ở trên, libe ở dưới. Gỗ gồm có: 1-2 mạch hậu mộc, 1-2 mạch tiền
mộc; trên gỗ và dưới libe là cụm mô

2

3

1

Hình 1.3. Hình thái các bộ phận chính của cây nghệ:
(1) lá, (2) cụm hoa và (3) thân ngầm
cứng, tế bào đa giác kích thước nhỏ, 2 – 3 lớp tế bào ở phía trên gỗ có vách
mỏng, 5 – 6 lớp ở phía dưới libe có vách dày. Bó nhỏ có cấu tạo tương tự
bó lớn nhưng mô cứng bao liên tục với 3 lớp tế bào hình đa giác, vách dày.
Ở phía trên rải rác cũng có 4-5 bó libe gỗ có cấu tạo như trên. Các cụm mô

mềm xốp xen kẽ các bó libe gỗ lớn, đôi khi bị hủy để lại một khuyết lớn;
xung quanh các khuyết là các tế bào mô mềm gần tròn chứa nhiều hạt lục
lạp. tế bào biểu bì trên lớn hơn tế bào biểu bì dưới, lỗ khí có rải rác ở cả 2
biểu bì. Mô mềm khuyết, tế bào gần tròn hoặc đa giác kích thước không
đều nhau. Các bó libe gỗ cấu tạo như ở gân giữa. Vùng mô mềm khuyết ở
giữa các bó libe gỗ tế bào gần tròn hoặc hình bầu dục, có khi tế bào hơi
thuôn dài xếp thành một hàng giống như mô mềm giậu, chứa nhiều hạt lục
lạp. Rải rác trong mô mềm là các tế bào tiết màu vàng (Nguyễn Thị Hằng,
2009).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


◦ Hoa
Ở phần đỉnh thân giả có một cụm hoa dài từ 12 – 20 cm với nhiều
bông hoa. Các lá bắc màu xanh nhạt, hình trứng với chiều dài từ 3 – 5 cm
hay hình thuôn với chóp lá dạng tù. Ở phía chóp của cụm hoa mà lá bắc
hiện diện thì không có hoa. Những lá này có màu trắng hay xanh và đôi khi
nhuốm màu đỏ - tím và phần chóp có dạng thon. Những bông hoa lưỡng
tính, mọc đối xứng hai bên và lớn gấp ba lần. Ba đài hoa dài từ 0.8 –
1.2 cm kết hợp với nhau tạo thành màu trắng. Ba cánh hoa màu vàng nhạt
kết hợp thành một ống tràng hoa dài đến khoảng 3 cm. Ba thùy của tràng
hoa có chiều dài từ 1 – 1.5 cm, hình tam giác với đầu trên có gai mềm.
Trong khi thùy của tràng hoa ở giữa lớn hơn so với hai bên, chỉ có nhị hoa
ở vòng tròn bên trong là sinh sản được. Túi phấn hoa được gắn tại đáy của
nó. Tất cả các nhị hoa khác đều chuyển thành nhị lép (staminode). Các nhị
lép bên ngoài thì ngắn hơn so với môi của hoa. Ba lá noãn nằm dưới một
bầu nhụy gồm ba thùy dính và không đổi, với lông thưa thớt (Kandiannan

và CS, 2007, Hình 1.5).

Hình 1.4. Hình thái các bộ phận của hoa: (1) Cụm hoa, (2) Hoa, lá bắc,
lá bắc con, (3) Hoa bổ dọc, (4) Nhuy, (5) Nhị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×