.
Họ và tên :
Lớp :
Trường
I.Tình huống:
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ.
II.Mục tiêu giải quyết tình huống:
Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở nước ta đang gia tăng mạnh mẽ, trong bối
cảnh đang phải phấn đấu vượt qua những thách thức to lớn về nguy cơ hủy hoại môi
trường, nguồn tài nguyên năng lượng truyền thống (than, dầu khí, thủy điện) ngày càng
khan hiếm.Chính vì vậy, chủ đề “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” có ý nghĩa
vô cùng quan trọng.
Có 2 mục tiêu chính:
Bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng.
Đấu tranh chống thay đổi khí hậu.
III.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Công Thương, dự báo đến cuối thế kỷ này, nguồn
năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt,
trong khi đó tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân
dụng, giao thông vận tải… của nước ta hiện nay là rất lớn, hiệu suất sử dụng nguồn
năng lượng còn rất thấp so với các nước phát triển . Vấn đề tiết kiệm năng lượng trở
nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng
lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời...) hầu như chưa được khai
thác, sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá...) đang cạn kiệt
dần. Nếu chúng ta không có những biện pháp, chiến lược hợp lý trong vấn đề tiết kiệm
và sử dụng năng lượng hiệu quả, thì trong thời gian không xa nữa chúng ta sẽ thiếu hụt
trầm trọng năng lượng.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này,em đã vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong
nhà trường để giải quyết cho thấu đáo, cặn kẽ tình huống đã đưa ra ở trên.
-Ngữ văn: trong thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
-Toán: công thức tính.
-Hóa học: phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ.
-Vật lý:cơ học,điện học.
-Tiếng Anh :câu khẩu hiệu.
-Giáo dục công dân:bảo vệ tài nguyên môi trường.
-Tin học : soạn thảo văn bản.
Năng lượng là gì?
Thế nào là tiết kiệm năng lượng?
Tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích gì?
Thế nào là năng lượng tái tạo được và năng lượng không tái tạo được ?
V,Thuyết minh quá trình giải quyết tình huống
Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều dạng năng
lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật
thể, v.v..
Trong thời kỳ sơ khai của loài người, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ được sử
dụng trực tiếp vào việc sưởi ấm và nấu nướng. Sau đó, nhiệt được dùng để chạy máy
móc và xe cộ. Ngoài ra, nhiệt còn làm chạy tua bin máy phát điện để sản xuất điện
năng. Điện năng rất tiện lợi, có thể sử dụng ngay lập tức chỉ bằng việc ấn nút nên việc
sử dụng rất rộng rãi.
Có 2 loại năng lượng
Năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng vô tận như sức gió (phong năng),
năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, sức thủy triều và năng lượng thủy điện. Đây
là nguồn năng lượng sạch và rất thân thiện với môi trường.
Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên
nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành
và hiện đang cạn kiệt theo thời gian.
Trong xã hội văn minh ngày nay, con người không thể sống thiếu năng lượng. Nhưng
do nguồn năng lượng là hữu hạn nên nhân loại phải sử dụng năng lượng một cách hiệu
quả không lãng phí.
Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng tiết kiệm
là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ; không dùng nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ bật đèn tại
những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay; hay với
máy điều hòa không khí, chỉ nên cài nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.
Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu
sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact có
điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau. Tiết kiệm
năng lượng mang nhiều lợi ích
- Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.
- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn vè thế hệ con cháu
của bạn.
- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.
- Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và
cả gia đình.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia, đến năm 2050, nhu cầu về
năng lượng ở nước ta sẽ tăng lên 15 lần và chất thải cacbon phát ra do tiêu dùng năng
lượng sẽ tăng 26 lần so với năm 2000. Bởi vậy, nếu không kịp thời có những chính sách
phát triển năng lượng bền vững, thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng
lượng và chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng trong tương lai.
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường tại các khu vực hoạt đọng năng lượng à góp phần làm suy giảm chất lượng môi
trường toàn cầu .Ví dụ thải vào khí quyển CO2, SO2 ,NOx gây hiệu ứng nhà kính phá
hỏng từng ozone, làm biến đổi khí hậu. Hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng ở nước ta
là nhiên liệu hóa thạch nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ. Quá trình cháy nhiên liệu nói
riêng và hoạt động năng lượng nói chung là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi
trường.Vì phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ cháy trong O2 luôn cho sản phẩm là
CO2 và H2O(nước).
Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người hiện đại và
điện năng là một mặt hàng thiết yếu.Nếu dùng công thức để tính năng lượng điện tiêu
thụ thì tính như sau:
Năng lượng tiêu thụ = Công suất thiết bị x Số giờ sử dụng.
Trong đó: Đơn vị năng lượng điện tiêu thụ là kilôoát/ giờ (KW /h)
Đơn vị công suất là kilôoát (KW);
Thời gian lấy đơn vị giờ(h).
Vậy ta sẽ có:
- Nếu bật/tắt tivi 21 inch có công suất 220W trong 4h/ngày và tắt nó bằng điều khiển từ xa thì
điện năng tiêu hao là 5,4 kWh/ tháng.
- Nếu tắt điều hòa 12.000 BTU sớm hơn thường lệ 1h thì bạn tiết kiệm được
21kwh/tháng.
- Nếu bạn bật/tắt một chiếc quạt 40W 5h/ngày với tốc độ cao nhất thì bạn phải trả thêm
khoảng 2kwh/tháng nếu so sánh quạt chạy ở mức độ thấp nhất.
- Nếu bạn sử dụng một chiếc bàn là 750 W 10h/tuần thì số điện bạn phải trả là 30
kwh/tháng.
- Nếu bật/mở radio trong 3h bạn mất 1,35 kwh/tháng; dùng máy tính có màn hình 17
inch 120W 20h/tuần thì số điện bạn phải trả là 9,5 kwh/tháng.
Như vậy năng lượng điện cũng cần được sử dụng tiêt kiệm.
Ta cần giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả
Đối với đồ dùng gia đình
1. Tăng nhiệt độ của tủ lạnh : Tủ lạnh tiêu thụ
khoảng 20% lượng điện so với tất cả các đồ gia
dụng trong gia đình. Đảm bảo công tắc chế độ tiết
kiệm điện luôn được bật. Kiểm tra các miếng đệm
xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch
sẽ và khít.
2. Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh,
không để chế độ giặt nước nóng :
Việc này sẽ giúp giảm được khoảng 227 kg khí
CO2 đối với loại máy dùng điện để đun nóng nước
và 68 kg CO2 đối với loại đun nước bằng ga.
3. Đảm bảo khi rửa bát bằng máy, bát đũa phải
được xếp đầy trong giá đựng
Bạn có thể tắt chế độ sấy bát đũa. Việc này sẽ
giúp bạn tiết kiệm 20% lượng điện tiêu thụ cho máy rửa bát.
4. Giảm nhiệt độ của bình đun nước nóng : Thay vì đặt nhiệt độ là 6000 C thì hãy đặt
5000 C. Nếu mỗi gia đình giảm nhiệt độ của bình nước nóng xuống 100C thì mỗi năm
chúng ta sẽ giảm được 45 triệu tấn khí CO2 phát thải.
5. Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ
Nên chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và có dán nhãn tiết
kiệm năng lượng. Ví dụ, máy giặt lồng ngang có thể tiết kiệm 60% đến 70% lượng nước
sử dụng so với máy lồng đứng.
Đối với hệ thống sưởi và làm mát
6. Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa : Chỉ cần giảm 20C của máy
sưởi trong mùa đông cũng sẽ giúp giảm được 6% lượng CO2 phát thải, tương đương
191 kg CO2.
7. Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc : Năng lượng bị thất thoát khi điều hòa và
máy sưởi phải làm việc qua một màng lọc bị dính đầy bụi. Việc làm sạch tấm lọc sẽ
giúp tiết kiệm 5% năng lượng và giảm phát thải 80 kg CO2.
8. Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất :
Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn thường nhưng bóng compact
tính về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 812 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng
bóng đèn thường, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng còn 90% điện năng
còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên
9. Dùng ít nước nóng hơn bằng cách lắp đầu vòi tiết chế lưu lượng nước
Mất khoảng 10 – 20 USD nhưng hàng năm sẽ giảm khoảng 650 kg CO2 phát thải và
tiết kiệm 200 kg gas.
10. Tự điều hòa không khí trong nhà/căn hộ của mình : Bịt lại những chỗ bị rò khí trên
cửa sổ hay cửa ra vào. Việc này chỉ tốn khoảng 1 USD cho mỗi cửa sổ và sẽ giảm
2.500 kg CO2 thải ra. Yêu cầu nhà cung cấp thực hiện kiểm toán năng lượng để biết
được nhà bạn có sử dụng năng lượng hiểu quả hay không ? Dịch vụ này có thể được
miễn phí hoặc chỉ mất chi phí rất nhỏ.
Đối với việc đi lại
11. Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi
nào có thể. Ví dụ : xe ôtô của bạn đi 30 km tiêu tốn hết 3,8 lít xăng mà mỗi năm bạn
giảm được 3.200 km đi lại sẽ giảm được 4.000 kg CO2 mỗi năm.
12. Khi có điều kiện mua xe mới, nên chọn loại tiết kiệm xăng : Thay vì đi tiêu tốn 3,8 lít
xăng chỉ đi được 30 km, nếu xe của bạn đi được 64 km với lượng xăng tiêu tốn là tương
đương và bạn đi 16.000 km mỗi năm, bạn sẽ giảm được khoảng 7.000 kg CO2 phát
thải.
13. Giảm lượng chất thải sinh hoạt : Bằng cách giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng
gói sẵn hoặc dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế. Cắt giảm hoặc tái
chế mỗi kg chất thải ra ngoài môi trường, bạn sẽ tiết kiệm được năng lượng và giảm
được ít nhất 0.5 kg CO2 phát thải
14. Nếu xe của bạn có lắp điều hòa, nên tái chế môi chất làm lạnh của hệ thống này :
Rò rỉ từ hệ thống điều hòa xe hơi là nguyên nhân chính gây phát thải khí CFC, một chất
gây thủng tầng Ozon và gây ra hiệu ứng nóng lên của trái đất. Lượng CFC này tương
đương với gần 10 tấn CO2 phát thải mỗi năm.
Sử dụng năng lượng tái tạo được.
Please Save and use energy effectively
HÃY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ