Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn vật lí ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.06 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Stt

Nội dung

Trang

1
2
3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu

3
3
4

4

2.1. Mục đích nghiên cứu

3

5

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3



6

2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

7

2.4. Phương pháp nghiên cứu

5

4
5

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn một số biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng
dạy học môn Vật lí.
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II.Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học và việc sửa chữa
đồ dùng dạy học môn Vật lí ở trường THCS
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và sửa chữa
đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí
1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy
học môn Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học
2. Các biện pháp hạn chế hư hỏng và sửa chữa một số thiết
bị dạy học đơn giản

IV. Hiệu quả của sáng kiến
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

5
6
6
8
8
9
14
14
14

15
16

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang-1-


Stt

Chữ viết tắt

Đọc là

Ghi chú

1
2
3
4
5
6

A. §ÆT VÊN §Ò
Trang-2-


1. Lí do chọn đề tài
Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, là cơ sở của nhiều ngành khoa
học kỹ thuật quan trọng. Vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp

với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật vì vậy những hiểu biết và nhận thức Vật
lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, Vật lí là môn học được nhiều học
sinh yêu thích và cảm thấy hứng thú, say mê trong tiết học. Tuy nhiên đó lại
là môn học khô khan, nhàm chán thậm chí là sợ của một số học sinh. Điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh.
Việc vận dụng các phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng là một nhân tố quan
trọng để nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo, hiện nay các phương pháp
dạy học cổ truyền "Đọc chép, thuyết trình….không được sử dụng trọn vẹn trong
một tiết học (Chỉ được phối hợp cùng các phương pháp khác trong dạy tiết học).
Phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh, học sinh phải tự tìm tòi, tự nghiên cứu, thảo luận
để rút ra được những kiến thức căn cứ vào những điều mà tự các em phát hiện ra
bằng thực tế(các thí nghiệm để minh chứng).
Vì vậy chúng ta đặt ra vấn đề làm sao để các tiết học có thí nghiệm HS
được nghiên cứu, được sử dụng thiết bị thí nghiệm để trực tiếp làm, được quan
sát các bạn làm một thí nghiệm cụ thể, chính xác khoa học. Trong chương trình
của bộ môn Vật lý THCS các em học sinh đã có thời gian dài làm quen với bộ
môn Vật lí nên muốn các em luôn hứng thú với các tiết học trên lớp thì các Thầy
cô giáo phải trang bị phương tiện, dụng cụ dạy học đầy đủ.
Tuy nhiên, qua thời gian thầy trò cùng sử dụng đến nay nhìn lại những
dụng cụ thí nghiệm đã qua sử dụng lâu ngày có phần hư hỏng, độ chính xác
không cao, mất tính thuyết phục đối với học sinh hẳn trong chúng ta mỗi một
giáo viên ai cũng có sự lo lắng cho những năm học tiếp theo, để có những thí
nghiệm đầy đủ cho tất cả giáo viên và học sinh và cho tất cả các bài học.

Trang-3-


Xuất phát từ những lý do trên cùng với quá trình tích luỹ các kinh

nghiệm giảng dạy bộ môn Vật lí và là người trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên
môn qua các năm, tôi đưa ra sáng kiến nhỏ: “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở
trường THCS” và đã được áp dụng có hiệu quả ở tại đơn vị. Rất mong các bạn
đồng nghiệp bổ xung đóng góp ý kiến để giúp cho công tác sử dụng, bảo quản
cơ sở vật chất nói chung và đồ dùng dạy học bộ môn vật lí nói riêng ở các đơn vị
ngày càng tốt hơn.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, điều chỉnh, sửa chữa, khắc phục để các thiết bị thí nghiệm vật
lí chính xác hơn và sử dụng các thiết bị dạy học đều đặn sẽ góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của giờ lên lớp.
Tìm ra hướng đi đúng để khắc phục tình trạng xuống cấp của thiết bị thí
nghiệm, đó là việc sửa chữa một số đồ dùng, thiết bị đơn giản phục vụ cho dạy
học Vật lí.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học Vật lí của giáo viên và học sinh ở trường THCS
Hương Lung và một số các loại đồ dùng dạy học được trang bị và tự làm của bộ
môn Vật lí.
Hoạt động của giáo viên trong việc sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật
lí ở trường THCS Hương Lung.
Tìm hiểu việc sử dụng và sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản của
giáo viên và học sinh trường THCS Hương Lung.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học
sinh.

Trang-4-



Thu thập các thông tin về đồ dùng dạy học Vật lí.
Tìm hiểu thực tiễn về công tác sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản
ở trường THCS Hương Lung.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu: quan sát, thực hành, đàm thoại;
Đọc tài liệu nghiên cứu SGK, SGV, SBT Vật lí bậc THCS;
Phân tích, tổng hợp, rút ra nhận xét, rút kinh ngiệm tổng kết.
b. GI¶I QUYÕT VÊN §Ò
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học môn Vật lí
1.

Cơ sở lí luận
Môn Vật lí ở trường THCS được giảng dạy chủ yếu bằng phương pháp

thực nghiệm, thiết bị là phương tiện dạy học quan trọng quyết định đến hiệu quả
giảng dạy, nó góp phần đắc lực cho người giáo viên khi truyền thụ kiến thức cho
học sinh và có ảnh hưởng quan trọng đến tư duy sáng tạo của học sinh khi tìm
hiểu và chiếm lĩnh khoa học.
Các bài dạy có thí nghiệm trong chương trình rất nhiều, có gần như hầu hết
trong các bài học. Chương trình đề cập đến các hiện tượng các quá trình và các
khái niệm Vật lí về Cơ học Nhiệt học, Điện học, Quang học chủ yếu ở mức độ
định tính và ở mức độ định lượng.
Đối với việc giảng dạy môn Vật lí thì việc vận sử dụng thiết bị dạy học là
một việc làm không thể thiếu được trong quá trình dạy học bởi vì đặc thù của
môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các tri thức khoa học được rút ra
từ việc quan sát các hiện tượng, thu thập thông tin và làm thí nghiệm để khẳng
định sự đúng đắn của tri thức khoa học. Muốn vậy thì các giáo viên phải khai
thác triệt để kỹ năng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học hiện có. Đồng
thời việc tiến hành trực tiếp các thí nghiệm Vật lí tạo điều kiện rèn luyện cho

học sinh các kĩ năng thực hành, các thái độ ứng xử thực tiển rất cần thiết cho

Trang-5-


việc học Vật lí ở các lớp bậc trung học phổ thông. Do đó trong quá trình dạy học
phải cho học sinh trực tiếp tiếp xúc với các đồ dùng thí nghiệm, được trực tiếp
làm các thí nghiệm vật lí dưới sự hướng dẫn của Giáo viên để từ đó rút ra những
nhận định, những kết luận. Nếu thí nghiệm trong quá trình thựuc hiện bị sự cố
hoặc không đem lại kết quả như mong muốn thì giáo viên giảng dạy là người
đầu tiên phải có trách nhiệm sửa chữa, điều chỉnh các đồ dùng thí nghiệm đó.
Với mục đích cuối cùng là đảm bảo cho học sinh tiếp cận kiến thức khoa học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học đã có ở phòng thí
nghiệm được Bộ giáo dục và Đào tạo trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên do
quá trình sử dụng đã quá lâu nên chất lượng không còn đảm bảo.
Qua nghiên cứu chương trình của bộ môn và quá trình trực tiếp dạy học,
bản thân tôi nhận thấy rằng người thầy không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, sử
dụng đồ dùng dạy học hiện có mà còn phải biết sửa chữa một số đồ dùng dạy
học đơn giản phục vụ cho các thí nghiệm. Việc sửa chữa đồ dùng dạy học là một
công việc cần thiết đặt ra cho tất cả các giáo viên và mỗi giáo viên phải coi đó
như trách nhiệm của người thầy.
Trong quá trình dạy học, bản thân tôi tự nhận thấy rằng: Sử dụng thiết bị
dạy học là công việc quan trọng của người giáo viên và qua thời gian các đồ
dùng thí nghiệm thường xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu của
thí nghiệm thì cần phải khắc phục sửa chữa, đặc biệt đối với những thiết bị tính
chính xác không cao.
II. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc sửa chữa đồ dùng dạy
học bộ môn Vật lí ở trường THCS
Hiện nay cán bộ phụ trách phụ trách phòng thiết bị của nhà trường chỉ là

giáo viên kiêm nhiệm vì vậy không thể thực sự nắm chắc công việc mà mình
phải đảm nhận, nên những thiết bị hư hỏng nhẹ không thể sửa chữa được;

Trang-6-


Hiện nay trường THCS Hương Lung nói riêng và nhiều nhà trường thuộc
địa bàn Huyện Cẩm khê nói chung chưa có phòng học bộ môn để thực hành
riêng nên còn gặp nhiều khó khăn;
Nhiều giáo viên trong quá trình dạy học còn ngại mang đồ dùng dạy học
lên lớp vì cồng kềnh;
Có những giáo viên khi lên lớp thiếu sự chuẩn bị, hoặc chuẩn bị không chu
đáo, các thí nghiệm khó giáo viên không làm trước hoặc khi thấy đồ dùng hư
hỏng nhẹ cũng không chịu sửa lại để phục vụ giảng dạy;
Số lượng thiết bị được trang bị còn ít nên mặc dù đã chia nhóm để học sinh
được làm nhưng vẫn còn những học sinh chưa được trực tiếp làm thí nghiệm;
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy việc sử dụng thiết bị dạy
học trong môn Vật lí đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài thật chu đáo cẩn thận,
phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học cần thiết, các thí nghiệm đều phải được
làm trước nhiều lần để điều chỉnh, tìm ra nguyên nhân gây nên độ chính xác
không cao để khi thực hiện trên lớp đạt kết quả mong muốn. Chính vì yêu cầu
đó làm cho giáo viên nâng cao ý thức tự giác tinh thần trách nhiệm để đạt hiệu
quả cao cho các giờ dạy;
Giáo viên phải khắc phục khó khăn trước mắt sử dụng tốt các thiết bị dạy
học để giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu đổi mới
hiện nay;
Ngoài ra, trong các giờ dạy có sử dụng thiết bị dạy học giúp học sinh sẽ
giúp học sinh tự nghiên cứu làm thí nghiệm để rút ra kiến thức, giáo viên không
phải giải thích nhiều vì kết quả rút ra là do chính học sinh tìm được bên cạnh đó
giáo viên cũng thấy rất thoải mái tự tin vì đã gây được lòng tin đối với học sinh

qua các thí nghiệm Vật lí và cuốn hút các em học Vật lí;
Qua các giờ học môn Vật lí tôi nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị dạy
học đã làm cho không khí lớp học sôi nổi hào hứng, vui vẻ thoải mái hơn, gây
được hứng thú học tập đối với học sinh, giúp học sinh yêu thích môn Vật lí;
Các thí nghiệm được trang bị theo danh mục đã đáp ứng phần nào những
yêu cầu cơ bản về thí nghiệm cho từng bài học trong chương trình;

Trang-7-


Nhìn chung chất lượng các thiết bị trang cấp bước đầu sử dụng khá tốt,
trong dạy học đảm bảo tính thành công của thí nghiệm khá cao. Tuy nhiên trong
quá trình dạy học vẫn gặp phải khó khăn vướng mắc, đó là một số thiết bị qua
thời gian sử dụng đã có sự xuống cấp độ chính xác không còn cao nên ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm rất lớn.
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và sửa chữa đồ dùng dạy học
bộ môn Vật lí
1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học môn Vật lí
nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Để giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học thì Ban
giám hiệu cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao việc sử dụng thiết bị dạy học của
giáo viên. Thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý với giáo viên về việc sử dụng,
kỹ năng làm thí nghiệm; đề xuất với tổ chuyên môn để tổ chức những chuyên đề
bàn về việc sử dụng thiết bị dạy học của các môn sao cho có hiệu quả cao nhất,
thường xuyên động viên khích lệ tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên khắc phục
khó khăn khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn để làm thêm
các đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết dạy;
Các tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề
đưa ra bàn bạc trao đổi những vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học, tổ
chức dạy các tiết học có sử dụng thiết bị dạy học cho cả Tổ chuyên môn hoặc

nhóm chuyên môn tham khảo. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, những bài học
bổ ích trong việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất
nhằm không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học;
Mỗi giáo viên cần phải phải nắm vững mục tiêu dạy học, kế hoạch dạy
học, nhiệm vụ dạy học. Hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt
để có hiệu quả các phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực
sự yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu;

Trang-8-


Người thầy luôn đổi mới phương pháp, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy
học nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh. Đa
dạng hoá hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học;
Thiết bị dạy học được sử dụng vào lúc cần thiết của bài học, học sinh phải
được quan sát, được tiến hành làm trực tiếp. Có như vậy thiết bị dạy học mới
phát huy hết tác dụng của nó;
Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh thì người thầy cần tìm vị trí lắp đặt
thiết bị dạy học trên lớp hợp lý nhất, để học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp đều
có thể quan sát được, vị trí đặt thiết bị dạy học phải đảm bảo yêu cầu về chiếu
sáng;
Thiết bị dạy học được sử dụng có sự kết hợp chặt chẽ với các phương pháp
dạy học khác nhau nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh
tiếp nhận kiến thức một cách chủ động sáng tạo;
Hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học còn phụ thuộc vào sự ham muốn thích
thú của học sinh, giáo viên phải tạo ra sự ham muốn đó bằng các việc làm cụ thể
như đặt ra tình huống có vấn đề trong quá tình sử dụng thiết bị dạy học.
2. Các biện pháp hạn chế hư hỏng và sửa chữa một số thiết bị dạy học đơn
giản
Ban giám hiệu phải có kế hoạch tu sửa một số đồ dùng đơn giản dễ sửa

chữa ngay từ đầu năm học. Chỉ đạo giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách
khoa học, tự giác tu sửa những thiết bị đơn giản để sử dụng.
Cán bộ phụ trách thiết bị có kế hoạch bảo quản, tu sửa đồ dùng theo định
kỳ, phải nắm được các nguyên tắc cơ bản của một số thiết bị đơn giản. Sắp xếp
thiết bị phải khoa học theo từng môn, từng lớp...
Công tác bảo quản thiết bị là một trong những yếu tố quyết định đến độ bền
của các đồ dùng thí nghiệm, cho nên việc bảo quản đồ dùng là rất cần thiết.
Trước hết đó là việc sắp xếp đồ dùng ở phòng thiết bị cũng như phòng bộ môn
phải khoa học hợp lí đúng từng danh mục. Phải lau chùi sạch sẽ và lau khô thiết
bị sau khi thực hành xong. Các thiết bị về điện như nguồn điện, đèn pin,...phải
để ở vị trí khô ráo và để xa các loại đồ dùng về chất lỏng, dung môi, sau khi
Trang-9-


dùng xong nên tháo rời pin để tránh hao tổn điện và axit trong pin chảy ra làm
hỏng thiết bị. Các loại kim nam châm không được để gần với các nam châm có
từ tính mạnh, sắp xếp các nam châm theo đúng quy ước để giữ từ tính. Phải tiến
hành kiểm tra công tác bảo quản thường xuyên và lau chùi thiết bị đúng định kì.
Đối với dụng cụ thí nghiệm Vật lí, trong quá trình giảng dạy người giáo
viên phải xác định được những loại đồ dùng nào dễ hỏng, dễ khắc phục và loại
đồ dùng nào việc hỏng hóc ít xảy ra.
Một số ví dụ đồ dùng thiết bị đơn giản hay bị hỏng và cách sửa chữa
+ Lực kế dùng để đo lực cho kết quả không giống nhau với cùng một
vật(Khi đo trọng lực).
+ Trục của các bánh xe ở ròng rọc có độ ma sát quá lớn trong quá trình làm
các thí nghiệm về rồng rọc cố định, ròng rọc động.
+ Các trục con lăn ở thí nghiệm trong máng Mắc xoen bị ô xi hoá(Đồ dùng
cho môn Vật lí 8).
+ Nhiệt kế có số chỉ không giống nhau khi cùng nhúng vào một chất lỏng
trong quá trình làm thí nghiệm về sự sôi.

+ Một số thí dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của các chất thường bị
hỏng ở đầu vặn các ốc vít nhỏ nên không lắp được vào giá chung.
+ Thí nghiệm chứng minh định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất
của gương cầu lồi, gương cầu lõm không còn chính xác do gương quá mờ.
+ Các màng cao su ở thí nghiệm áp suất chất lỏng thường bị rách hoặc bị
lỏng không gắn vào được các ống thuỷ tinh...
+ Các vật dùng để nghiên cứu sự nhiễm điện do cọ sát không còn chuẩn(đã
bị nhiễm điện sẵn hoặc không thể nhiễm điện trong quá trình làm thí nghiệm).
+ Các dây điện trở bị đứt bị bung dây ra ngoài hoặc không tiếp xúc, dẫn
điện kém.
+ Hệ thống dây nối và các chốt cắm đơn thường bị tách rời ra khỏi nhau, bị
rỉ do ôxi hoá.
+ Các giá lắp pin bị ô xi hoá theo thời gian, dây nối bị đứt, tiếp súc kém
nên không tạo thành mạch điện kín.

Trang-10-


+ Các biến trở qua thời gian con chạy không tiếp xúc với cuộn dây nên
chập chờn khi sử dụng.
+ Một vài kim nam châm và các thanh nam châm các cực không đúng so
với màu sơn theo quy định.
+ Các thanh ray và thanh nằm ngang trong thí nghiệm lực điên từ làm bằng
đồng nên một số cái một số cái bị ô xi hoá nên tiếp xúc về điện kém.
+ Một số cuộn dây tạo nam châm điện bị đứt hoặc tiếp xúc điện kém, mẫu
để thép để tạo nên nam châm vĩnh cửu không tìm sưu tầm được thép nguyên
chất(chưa bị nhiễm từ).
+ Các máy phát điện (một chiều, một chiều) nhiều cái bộ phận chổi quét và
ổ góp điện tiếp xúc kém nên phát điện chập chờn.
+ Máy biến thế có kết quả làm thí nghiệm không giống nhau.

+ Một số đồng hồ đo không chính xác: ampekế, vônkế, nhiệt kế...
+ Một số thấu kính đã quá mờ do dùng lâu ngày, bảo quản không tốt.
+ Một số hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu không hoạt động
được.
Sửa chữa các hư hỏng của đồ dùng dạy học Vật lí:
Điều chỉnh lò xo lực kế sao cho có cùng kết quả khi đo trọng lượng của
cùng một vật.
Dùng mỡ bôi ở trục của các bánh xe ròng rọc.
Lựa chọn các nhiệt kế có số chỉ tương đối giống nhau khi làm thí nghiệm.
Khắc phục hư hỏng ở lò xo lá khá đơn giản, bằng cách thay ốc vít mới và
cưa ngắn đoạn cán nhựa sau đó dùng keo 502 dán cố định lò xo với cán.
Một số thí dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn nhiệt của các chất thường bị
hỏng ở đầu vặn các ốc vít nhỏ nên không lắp được vào giá chung, ta phải dùng
dũa, dũa lại phần êcu sau đó dùng kìm vặn vào giá đỡ.
Thay thế gương mới để làm thí nghiệm chứng minh định luật truyền thẳng
của ánh sáng và tính chất của gương cầu lồi, gương cầu lõm.

Trang-11-


Các màng cao su ở thí nghiệm áp suất chất lỏng thường bị rách hoặc bị
lỏng không gắn vào được các ống thuỷ tinh, ta thường dùng các sợi dây cao su
nhỏ để gắn chặt màng cao su vào ống thuỷ tinh hoặc thay mới màng cao su.
Với các giá lắp pin bị hỏng hoặc tiếp xúc điện kém, ta thường xuyên dùng
giấy ráp đánh bóng phần tiếp xúc ở cực âm và cực dương của giá lắp, dung
miếng bìa nhỏ chêm giữa hai cặp pin để pin nằm cố định trong giá. Trường hợp
các chốt tiếp điện bị hỏng thì phải hàn dây vào các chốt sau đó dùng kìm xiết óc
vít lại cho chặt.
Đối với các dây điện trở bị đứt biện pháp duy nhất là phải hàn nối lại với
chốt tiếp điện sau đó dùng keo dán cố định trên giá hình trụ. Khi hàn vì loại dây

constantan nên khó dính với thiếc do đó người hàn phải nối với một đoạn dây
đồng. Hàn xong, dùng Ôm kế kiểm tra lại một lần nữa.
Với hệ thống dây nối và các chốt cắm đơn thường bị tách rời ra khỏi nhau,
cách tốt nhất xữ lí mang tính lâu dài là trước khi văn vào chốt cắm phải cho
thiếc hàn vào các đầu nối của dây. Cách làm: Dùng mỏ hàn tẩm nhựa thông vào
các mối nối sau đó cho thiếc vào vừa đủ sau đó vặn dây cố định vào chốt cắm.
Đối với các biến trở con chạy thường hay chập chờn khi khi lắp vào mạch
điện ta nên dùng Ôm kế kiểm tra lại các mối nối nếu bị hở thì cần dùng kìm xiết
chặt lại sau đó dùng cờlê mở trục gắn con chạy tháo con chạy ra dùng giấy nhám
đánh sạch lớp bị ô xi hoá ở phần tiếp xúc với cuộn dây sau đó lắp lại và dùng
Ôm kế kiểm tra một lần nữa.
Các thanh ray và thanh nằm ngang trong thí nghiệm lực điên từ làm bằng
đồng nên một số cái một số cái bị ô xi hoá nên tiếp xúc về điện kém, cách tốt
nhất ta ta dùng giấy nhám mịn đánh nhẹ lên phần thiếp xúc giữa hai thanh đồng
làm ray và thanh đồng lăn nằm ngang, sau đó dùng ôm kế kiểm tra lại sự tiếp
xúc.
Các máy phát điện bộ phận chổi quét và và ổ góp điện tiếp xúc kém,
nguyên nhân chủ yếu là do phần ổ góp bị ô xi hoá ta nên dùng giấy nhám đánh
bóng lại phần ổ góp và dùng kìm nắn lại các chổi quét sao cho tiếp xúc tốt.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Trang-12-


Với cố gắng của bản thân, sự ủng hộ của tập thể cán bộ giáo viên, trong
những năm qua chất lượng nói chung của nhà trường ngày càng được nâng lên.
Đặc biệt đối với bộ môn Vật lí đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, học sinh
cảm thấy thật sự yêu thích bộ môn và hứng thú đối với việc nghiên cứu khoa
học.
Thực hiện tốt một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
thì chất lượng dạy học được nâng cao. Giáo viên cũng thấy rất thoải mái tự tin vì

đã gây được lòng tin đối với học sinh qua các thí nghiệm và cuốn hút các em
học Vật lí.
Với việc bắt tay trực tiếp vào sửa chữa đồ dùng dạy học đơn giản bản thân
đã thu được một số kết quả ban đầu khá khả quan.
Đó là: Bước đầu đảm bảo các tiết học đều có dụng cụ thí ngiệm, khắc phục
được các hư hỏng cơ bản của đồ dùng dạy học do Bộ GD&ĐT trang bị và giải
quyết được việc thiếu một số thiết bị dạy học trong các bài học.
Những đồ dùng tự sửa chữa đã phần nào giải quyết được việc thiếu đồ
dùng dạy học ở một số tiết học.
Các dụng cụ được sửa chữa khi đưa vào giảng dạy đảm bảo tính thành công
cao. Tiết kiệm được tiền của nhà nước.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy môn Vật lí người giáo viên luôn luôn phải sử
dụng các đồ dùng thiết bị thí nghiệm.
Các tiết học có sử dụng đồ dùng dạy học bao giờ cũng đảm bảo mức độ
thành công cao tạo không khí học tập sôi nổi và gây hứng thú học tập cho học
sinh.
Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học và thường xuyên nghiên cứu thí
nghiệm Vật lí từ đó tìm ra những nhược điểm của thiết bị để tiến hành khắc
phục sửa chữa.

Trang-13-


Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm cũng như khi sửa
chữa đồ dùng dạy học.
Giáo viên luôn có ý thức vươn lên trong giảng dạy, nhiệt tình với công việc
sửa chữa một số đồ dùng dạy học đơn giản.
Luôn đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần làm thí nghiệm để có hướng khắc

phục bổ sung.
Việc sử dụng thiết bị được tiến hành thường xuyên liên tục có hiệu quả sẽ
tạo ra hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo rèn kỹ năng thực hành
của học sinh.
Xây dựng đội ngũ cán sự lớp thật tốt để kết hợp với giáo viên trong quá
trình tổ chức dạy học (phân nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm).
Rèn kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng thiết
bị dạy học đúng quy trình, mục đích, khoa học, chính xác.
Sau mỗi thí nghiệm thiết bị phải được lâu chùi cẩn thận để đúng vị trí tránh
va đập và gây đổ vỡ .
Nhà trường thường xuyên theo dõi đánh giá việc sử dụng và bảo quản thiết
bị dạy học của trường, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi tập huấn
về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường
để trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau. Có kế hoạch bổ sung trang thiết bị phục vụ
giảng dạy, quản lý tốt thiết bị được cấp, hàng năm tổ chức thi làm, sửa chữa đồ
dùng dạy học để giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong dạy học.
Với những nội dung trên bản thân tôi mong muốn làm phong phú thêm các
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa một số đồ
dùng dạy học đơn giản. Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm đang
làm, đang thực hiện trong quá trình công tác giảng dạy tại trường THCS Hương
Lung. Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu, trong tương lai tới các dụng
cụ dạy học sẽ tiếp tục xuống cấp cần sửa chữa, vì vậy tôi xin được trình bày để
đồng nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện
hơn góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Trang-14-


2. Kiến nghị

- Nhà trường:
Hàng năm xây dựng kế hoạch để giáo viên làm thêm các đồ dùng dạy học.
Nhà trường thường xuyên mua thêm thiết bị dạy học tự tiêu hao.
Giao thiết bị dạy học theo môn cho các nhóm trưởng, yêu cầu xây dựng
kế hoạch vệ sinh, tu sủa thiết bị.
- Giáo viên giảng dạy:
Thật sự nhiệt tình trong chuyên môn, khi lên lớp cần chuẩn bị chu đáo các
thí nghiệm;
Giáo viên phải khắc phục khó khăn trước mắt sử dụng tốt các thiết bị dạy
học để giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng được yêu cầu đổi mới
hiện nay;
- Cấp trên: Cấp bổ xung các thiết bị dạy học và cấp các thiết bị có tính
chính xác cao để các thí nghiệm có tính thuyết phục.
Ngêi viÕt

Nguyễn Anh Tuấn

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Vật lí THCS Lớp 6 đến lớp 9- NXB Giáo dục.
- Sách giáo viên Vật lí THCS Lớp 6 đến lớp 9- NXB Giáo dục.
- Sách bài tập Vật lí THCS Lớp 6 đến lớp 9- NXB Giáo dục.
- Hướng dẫn sử dụng bộ thiết bị dạy học môn Vật lí THCS.
- Hồ sơ, sổ sách, danh mục thiết bị trong phòng thiết bị.
Trang-15-


Thẩm định của HĐKH trường THCS Hương Lung
Xếp loại:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Thẩm định của HĐKH huyện Cẩm Khê
Xếp loại:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Trang-16-


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Giám khảo 1

Giám khảo 2


(Họ tên, chữ ký)

(Họ tên, chữ ký)

Trang-17-



×