Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ TÀI: SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.75 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN
LỜI MỞ ĐẦU:
Những năm gần đây, các vụ hỏa hoạn xảy ra tại Việt Nam ngày càng trở
nên nghiêm trọng khi phạm vi ngày một rộng và tổn thất gây ra cho các chủ sở
hữu nhà ở tư nhân hay doanh nghiệp ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển của từng cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và ảnh hưởng đến cả nền
kinh tế nói chung . Một trong những vấn đề đang được các Doanh nghiệp cũng
như các thành phần kinh tế khác quan tâm đó chính là Bảo hiểm, đặc biệt là Bảo
hiểm tài sản.
Những thông tin gần đây cho chúng ta thấy rõ mối nguy hại lớn nhất đối
với tài sản chính là hỏa hoạn bởi sức tàn phá khủng khiếp mà nó gây ra trên
diện rộng. Ở Việt Nam, hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt cũng thường xuyên xảy
ra gây thiệt hại nặng nề cả về người và của, ví dụ như các vụ cháy lớn như:
cháy chợ Đồng Xuân, cháy vũ trường Vĩnh Lợi (Tp Hồ Chí Minh), xí nghiệp
giày Hiệp Hưng, cháy toà nhà trung tâm thương mại ITC - Tp Hồ Chí Minh,
cháy lớn tại chợ Phố Hiến- Hưng Yên, cháy tại khu công nghiệp Quang Minh
( Hà Nội),…gây thiệt hại lớn cả người và của.
Để khắc phục những thiệt hại về hỏa hoạn các công ty, doanh nghiệp…đã
đưa ra những biện pháp kinh tế, trong đó phương pháp hữu hiệu nhất chính
là Bảo hiểm hỏa hoạn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến tầm quan trọng
cũng như lợi ích từ loại bảo hiểm này.. để cùng hiểu sâu hơn chúng ta cùng đi
sâu tìm hiểu về đề tài: “ SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM HỎA
HOẠN”.
Chương 1: Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa hoạn.
Chương 2: Thực trạng của bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt Nam những năm 2011
đến 2014.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm
hỏa hoạn tại Việt Nam.

Chương 1: Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa hoạn.
Căn cứ pháp lý




 Quyết định 142-TCQĐ ngày 02-5-1991
 Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ký ngày 9/12/2000
 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
 Thông tư 220/2010/TT-BTC
 QĐ 212/ TCQĐ- BH 12/4/1993

1. Khái niệm:
- Cháy : là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Hỏa hoạn : là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên
dùng, gây thiệt hại cho tài sản và những người xung quanh.
- Thiệt hại : là sự mất mát, hủy hoại hay hư hỏng của những tài sản được bảo
hiểm tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Tổn thất : là toàn bộ thiệt hại về người và tài sản bị gây ra do các rủi ro
được bảo hiểm.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn
hoặc nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.
- Tổn thất toàn bộ ước tính : là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư
hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng
hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.
- Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng
cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, khoảng cách gần
nhất đảm bảo tối thiểu 10m nếu khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc nhà kho
ngoài trời bằng vật liệu không cháy ,và 20m đối với các nhà kho ngoài trời
bằng vật liệu dễ cháy. Việc xác định một đơn vị rủi ro một cách chính xác là cơ
sở xác định mức định mức độ rủi ro cũng như là cơ sở để xác định mức phí.
2. Đối tượng bảo hiểm:
Bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật
nuôi cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình

bảo hiểm khác).
Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm:
+ Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).


+ Máy móc thiết bị phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho.
+ Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
+ Các loại tài sản khác
3. Giá trị bảo hiểm:
+ Giá trị bảo hiểm nhà cửa vật kiến trúc được xác định trên chi phí nguyên vật
liệu và xây lắp tài sản đó trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Có thề dực
trên thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu làm cơ sở hoặc xác
định mới cho từng phần nền móng, sàn nhà, tường, mái, trang trí nội thất.
+ Giá trị bảo hiểm của bất động sản khác: Máy móc thiết bị được xác định trên
cơ sở giá mua mới bao gồm cả chi phí vận chuyển và lắp đặt hoặc tương đương
trừ đi khấu hao đã sử dụng.
+ Giá trị bảo hiểm của vật tư hàng hóa đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản
xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở được xác định bằng giá trị bình quân của
các loại hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm.
4. Số tiền bảo hiểm:
Là số tiền người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ sở giá
trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm tổn thất
toàn bộ. Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng phải được sự
chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị
bảo hiểm.
5. Phí bảo hiểm:
Là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho
những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo
hiểm. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí tính riêng cho

từng loại rủi ro. Đối với rủi ro hỏa hoạn việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
+ Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng những
tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh.
+ Vị trí địa lý của tài sản.
+ Độ bền vững của nhà xưởng vật kiến trúc.
+ Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm.
+ Tính chất của hàng hóa vật tư và cách sắp xếp bảo quản hàng hóa trong kho.
+Trang thiết bị và đôi ngũ tuần tra phòng chống cháy của người được bảo hiểm.
Cách xác định phí BHHH


P=SxR
Trong đó: S: STBH
R: Tỉ lệ phí BH
P: Phí BH
6. Thời hạn bảo hiểm:
Tùy theo yêu cầu của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm
trong một năm hoặc bảo hiểm ngắn hạn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm,
người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục bảo hiểm. Hiệu lực
bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
7. Giám định và bồi thường tổn thất:
khi rủi ro tổn thất xảy ra người được bảo hiểm phải gửi thông báo tổn thất và
yêu cầu bồi thường cho người bảo hiểm trong đó có bản kê chi tiết ước tính giá
trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định. Người bảo hiểm có thể
yêu cầu người được bảo hiểm cho xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh
chụp hoặc tại hiện trường cũng như chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu
của mình đang sử dụng cho đến trước khi xảy ra rủi ro tai nạn.
+ Đối với nhà cửa: cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa.
+ Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: nếu tổn thất có thể sửa chữa được
thì cơ sở tính là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa không

kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu hao nếu bảo hiểm
theo giá trị còn lại.
+ Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên
vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, (nếu giá
thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán).
+ Đối với hàng hóa dự trữ trong kho và hàng hóa ở các cửa hàng: Cơ sở tính là
giá mua(theo hóa đơn mua hàng).
8. Rủi ro được bảo hiểm.
Rủi ro cơ bản - rủi ro A.
- Hỏa hoạn (do cháy nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhưng loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
+ Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt hoặc chịu tác động của
một quá trình sử lý nhiệt.
+ Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây,
đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy rừng với mục đích làm sạch
ruộng đồng, đất đai dù ngẫu nhiên hay không.


- Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực tiếp lên
đối tượng bảo hiểm (làm biến dạng hoặc gây hỏa hoạn cho tài sản đó).
- Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt
nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến
động khác của thiên nhiên.
Rủi ro phụ- rủi ro B
Là những rủi ro từ bên ngoài, độc lập không nằm trong rủi ro cháy nhưng có thể
được lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy.
- Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương
tiện đó rơi vào tài sản được bảo hiểm gây thiệt hại.
- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải.
- Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của

động đất và núi lửa phun.
- Giông bão, lũ lụt, mưa đá.
- Vỡ hay tràn nước từ các từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đuờng
ống dẫn nước.
- Hành động ác ý nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực
hiện hành động trộm cắp.
Rủi ro không được bảo hiểm ( rủi ro loại trừ)
+ Những thiệt hại do gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, chiến tranh, xâm
lược, hành động thù địch.
+ Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào hoặc bất kỳ tổn thất hay chi
phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến
phóng xạ i-on hóa, nhiễm phóng xạ từ nguyên, nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất
thải của nó, nổ hoặc các thuộc tính nguy hểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay
các bộ phận của thiết bị đó.
+ Những tổn thất do hành động cố ý, đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra.
+ Những thiệt hại về hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi, tiền bạc, kim loại quý,
đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh
doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, bản vẽ hay tài liệu thiết kế (trừ khi
những hạng mục này được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo Đơn
bảo hiểm này).
+ Những thiệt hại đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận
nào của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp do chạy quá tải, quá áp lực, đoản
mạch, tự đốt nóng, dò điện hay bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét).


+ Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn (ngoại trừ những thiệt hại
đối với tài sản xảy ra do: Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được
bảo hiểm.)
+ Những thiệt hại mang tính hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về
tiền thuê nhà được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba như đối tượng bảo hiểm bị cháy lan
sang các tài sản khác không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm.
+ Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường.
9. Sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm hỏa hoạn.
- Mọi vật xung quanh ta đều dễ cháy, đặc biệt là tài sản, máy móc trang thiết
bị.
- Cháy hay hoả hoạn có thể xảy ra bất kỳ nơi nào vào bất kỳ thời điểm nào =>
nguy cơ cháy là rất lớn
- Nền văn minh hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn năng lượng mà
các nguồn năng lượng hiện tại đều dễ cháy.
- Khi tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ trợ giúp cho người được bảo
hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và cách PCCC.
10. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn.
- Quyền của bên mua bảo hiểm
1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm
cháy, nổ để mua bảo hiểm cháy, nổ.
2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có
liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
cháy, nổ.
3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và
chính xác theo quy định của hợp đồng bảo hiểm.
4. Thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của hợp
đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
5. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo
hiểm bồi thường không đúng thời hạn, không chính xác theo quy định
của hợp đồng bảo hiểm.
- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật
2. Tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
nhà nước.

3. Hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp
đồng bảo hiểm.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng bảo
hiểm.


5. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về những yếu tố làm
thay đổi mức độ rủi ro để điều chỉnh điều kiện và mức phí bảo hiểm.
- Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Thu phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với
biểu phí theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm không
thực hiện đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
3. Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Thực hiện bảo hiểm hỏa hoạn theo quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm và theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Chi trả bồi thường đầy đủ, nhanh chóng và chính xác theo quy định tại
hợp đồng bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Đóng góp kinh phí để phục vụ cho các hoạt động phòng cháy và chữa
cháy theo quy định.
4. Giải thích đầy đủ cho bên mua bảo hiểm những thông tin liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và của doanh nghiệp bảo
hiểm, cung cấp cho bên mua bảo hiểm nội dung biểu phí, quy tắc bảo
hiểm do Bộ Tài chính ban hành.
5. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm.
6. Phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ sở mua
bảo hiểm thực hiện chế độ bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất đối với

cơ sở được bảo hiểm.
7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ báo cáo với Bộ Tài chính về kết quả kinh doanh bảo hiểm theo
mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Chương 2: Thực trạng hỏa hoạn tại Việt Nam những năm
2011 -2014.
I.
Giới thiệu một số vụ cháy nổ lớn gần đây.
- Cháy lớn tại Nhà máy may Hà Phong ( 6/4/2013)


-

-

-

Vụ cháy đã thiêu rụi hai phân xưởng may (diện tích gần 11.000 m2), 1.500
xe máy, 2.500 máy móc, thiết bị các loại; 100 máy vi tính, máy in, 1,2 triệu
sản phẩm hoàn thiện (quần áo các loại), 800.000 mét vải, ... của Công ty may
Hà Phong. Ước tính tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Toàn bộ hàng
hóa do Công ty Hà Phong gia công cho Công ty Crystal Apparel trong nhà
xưởng đã tham gia bảo hiểm tài sản tại Bảo hiểm Bảo Việt với tổng số tiền là
600.000 USD.
11/12/2013, khu chợ Nhật Tân, (đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) đã gặp phải
hỏa hoạn. Vụ cháy đã khiến nhiều ki ốt hàng hóa bị cháy rụi, ước tính thiệt
hại khoảng 2 tỷ đồng.
Khu chợ Phố Hiến mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 1/2014.
Chợ có hơn 100 ki-ốt chủ yếu bán hàng quần áo, giày dép, đồ nhựa các loại.

Ước tính thiệt hại hàng hóa sau vụ cháy của các tiểu thương lên tới hơn 50
tỷ đồng .
Cháy Trung tâm thương mại Hải Dương xảy ra ngày 15/9/2013, gây thiệt hại
500 tỷ đồng.
Vụ hỏa hoạn ở Công ty Việt Hà, khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh)
năm 2014.. đã thiêu rụi khoảng 13.000m2 diện tích kho và nhà xưởng, ước
tính thiệt hại lên tới 130 tỷ đồng.
Cháy công ty TNHH Hồng Ngọc và Liên Hưng Phát tỉnh Hải Dương
(7.2.2015): hiện nay chưa thống kê được mức thiệt hại.

….

II.

Tình hình hỏa hoạn tại Việt Nam trong những năm 2011- 2014


Nguồn: báo cáo và thống kê tài chính TTATXH
Tổng số vụ cháy nổ năm 2011 là 1128 vụ với tổng số thiệt hại thống kê là
283.82 tỷ đồng.


Tổng số vụ cháy nổ năm 2012 là 1638 vụ và thiệt hại 445,11 tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH
Từ biểu đồ so sánh trên chúng ta thấy qua mỗi tháng các vụ hỏa hoạn đều tăng
hơn so với năm 2011. số vụ hỏa hoạn năm 2012 tăng lên khá lớn. Cụ thể là đã
tăng lên 510 vụ, tương đương với 45,2% so với năm 2011



Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH
Thiệt hại do cháy nổ năm 2012 tăng lên 161,39 tỷ đồng- tăng 56,8% so với
năm 2011. Cho thấy tình hình hỏa hoạn diễn ra đã nghiêm trọng hơn, gây tổn
thất lớn cho DN hay cá nhân bị thiệt hại.


Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH


Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH
Số vụ cháy nổ năm 2013 tiếp tục tăng với tổng số vụ cháy nổ là 2177 vụ tăng
32,9% so với năm 2012

Nguồn: Báo cáo và thống kê tài chính TTATXH
Năm 2013 thiệt hại cháy nổ tăng đột biến lên 1581,45 tỷ đồng, tương đương
với tăng 355,2% so với năm 2012.

Số vụ cháy nổ năm 2014:


Tháng
số vụ

1
211

2
328

3

229

4
232

5
191

6
238

7
157

8
161

thiệt
hại
( tỷ)

119,7
7

23,
4

54,2
6


77,6
2

20,7
5

21,7
2

66,5
7

128,7
5

Tổng số vụ hỏa hoạn: 2357,

9
15
6
51

10
175

11
174

12
105


66,2
3

57,
2

49,
1

Tổng số thiệt hại: 824,98 tỷ đồng

So sánh thiệt hại do cháy nổ năm 2014 với năm 2013: Đvt: tỷ đồng
Tháng
thiệt hại
năm 2013
thiệt hại
năm
2014

1
211

2
328

3
229

4

232

5
191

6
238

7
157

8
161

119,7
7

23,
4

54,2
6

77,6
2

20,7
5

21,7

2

66,5
7

128,7
5

9
15
6
51

10
175

11
174

12
105

66,2
3

57,
2

49,1


Số liệu từ : Báo cáo và thống kê tài chính
TTATXH
Tổng số thiệt hại: Năm 2013: 1581,45 tỷ
Năm 2014: 824,98 tỷ
Tổng số vụ hỏa hoạn năm 2014 tăng hơn so với năm 2013 cụ thể tăng 180 vụ
tức khoảng 8,2%. Tuy nhiên mức thiệt hại đã giảm hơn nhiều so với năm
2013 cụ thể là 756,47 tỷ tương đương với 47,8% . Mức giảm này có thể do lực
lượng PCCC làm việc có hiệu quả.
Nhìn chung tình hình hỏa hoạn trong giai đoạn 2011-2014 là tăng, từ đó cho
thấy mức độ nguy hiểm và thiệt hại của nó rất lớn, lên đến con số hàng trăm
thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo
hiểm hỏa hoạn tại Việt Nam.
1. Nguyên nhân của việc không mua bảo hiểm hỏa hoạn.
-Đối với nhà ở tư nhân
+ Người dân chưa có ý thức mua bảo hiểm hỏa hoạn cho tài sản của
mình. Những người dân lúc xây nhà chưa nghĩ tới những rủi ro cháy nổ mà họ
có thể là nạn nhân nên hầu như không muốn tham gia bảo hiểm hỏa hoạn.
+ Đối với những khu chung cư thì ban đại diện chung cư phải có trách
nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Tuy nhiên, các ban đai diện hiện nay lo


phần vận hành, kỹ thuật và an ninh, thiếu người chuyên trách về phòng cháy
chữa cháy và ít nghĩ tới chuyên mua bảo hiểm cho tòa nhà.
+ Hiện chưa có chế tài đủ mạnh với những trường hợp không tham gia
bảo hiểm bắt buộc. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) chỉ có thể
xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nếu các đơn vị này từ chối ký hợp đồng với
những trường hợp có yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc, nhưng lại không có thẩm
quyền xử lý nếu các tòa nhà cao tầng không mua theo quy định.
+ Sự thiếu hiểu biết về bảo hiểm hỏa hoạn do chưa được nhân viên tư

vấn, đôi lúc ở một vài vụ việc về tinh thần thái độ làm việc của cán bộ chưa
thực sự đúng mực gây hoài nghi trong khách hàng.
+ Người dân sợ những thủ tục rờm rà mà công ty bảo hiểm tư vấn. việc
hướng dẫn thủ tục ban đầu cho người dân chưa được chu đáo phải hướng dẫn
nhiều lần, khách hàng đi lại nhiều.
- Đối với các doanh nghiệp: hầu hết các doanh nghiệp đều có tham gia bảo
hiểm hỏa hoạn tuy nhiên
+ Mua để đối phó với cơ quan chức năng, chưa coi việc tham gia bảo
hiểm hỏa hoạn là một phần của hoạt động quản trị
+ Sợ tốn kém phí bảo hiểm hỏa hoạn mà các doanh nghiệp thường không
mua bảo hiểm. tỷ lệ phí tối thiểu (theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính ban
hành) là 0,2% trên giá trị tài sản mua bảo hiểm.
+ Các tiểu thương nhỏ không đủ điều kiện để tham gia bảo hiểm hỏa
hoạn. chợ là nhóm ngành nghề có rủi ro rất cao, đặc biệt là rủi ro cháy nổ.
Trong khi đó, việc bố trí, sắp xếp kinh doanh tại hệ thống chợ hiện chưa hợp
lý, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) trang bị thiếu đồng bộ. Cơ sở hạ
tầng tại nhiều chợ đã xuống cấp, đường dây điện đều trong tình trạng cũ nát,
quá tải. Nhiều nhóm hàng kinh doanh lại có khả năng bắt cháy cao như: Đồ
may mặc, da giày, hàng tiêu dùng bằng nhựa… Những lý do này khiến
phương án chữa cháy tại chỗ hầu như không có hiệu quả.
Đặc biệt, theo quy định, khi tham gia bảo hiểm cá nhân, tiểu thương phải có
hệ thống sổ sách kế toán theo dõi từng danh mục mặt hàng cùng lượng hàng
hóa xuất, nhập rõ ràng theo ngày, tháng để làm căn cứ tính giá trị mua bảo
hiểm. Những sổ sách này sẽ là căn cứ để khi xảy ra tổn thất, DN bảo hiểm có
đủ cơ sở để giám định, xác định mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, hầu hết tiểu


thương đều không đáp ứng được yêu cầu về chứng từ, sổ sách nhập, xuất
hàng, gây trở ngại lớn cho quá trình giải quyết bồi thường. Thêm vào đó,
nhận thức của một số người về nguy cơ và hậu quả của cháy nổ rất kém.

Nhiều khu chợ hiện nay vẫn tồn tại việc thắp hương, đun nấu… tạo nguy cơ
cháy, nổ thường trực. Những yếu tố này khiến DN bảo hiểm không mấy mặn
mà triển khai sản phẩm BHCN tại chợ.

2. Một số khó khăn trong việc phát triển bảo hiểm hỏa hoạn tại Việt Nam
hiện nay.
 Còn ít những cán bộ đầu đàn, giỏi nghiệp vụ và biết nhiều nghiệp vụ liên
quan. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ chuyên nghành, điều này làm hạn
chế nghiệp vụ đối ngoại
 Vấn đề phối hợp cộng tác giữa các khâu công việc của qui trình nghiệp
vụ đôi khi còn chưa ăn khớp với nhau và ít đươc đôn đốc kiểm tra.
 Chưa áp dụng đầy đủ các khâu của Marketing, chỉ chú trọng tuyên truyền
quảng cáo, thiếu tìm hiểu dự đoán thị trường và các biến động của môi
trường kinh doanh.
 Việc sử dụng hệ thống đại lý, cộng tác viên chưa được xây dựng thành
chiến lược trong hoạt động khai thác
 Chưa thu hút được nhiều khách hàng mới vì cán bộ bảo hiểm hỏa hoạn
còn ít, chưa có kinh nghiệm nên chưa chủ động trong việc tìm kiếm
khách hàng.
Thủ tục bồi thường còn chậm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Vẫn còn tồn tại
sự việc khách hàng khiếu nại lên cơ quan cấp cao vì chưa được bồi thường thỏa
đáng, một số vụ giám định ban đầu chưa đủ căn cứ pháp lý, phải bổ sung trong
quá trình giải quyết,dẫn đến kéo dài thời gian bồi thường.
3. Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động bảo hiểm hỏa
hoạn tại Việt Nam
3.1. Hoạt động khai thác bảo hiểm
3.1.1. Trong những năm qua, hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn ở Việt
Nam vẫn còn tương đối yếu kém. Vì vậy, muốn phát triển loại hình dịch vụ này



thì một điều nhất thiết là phải đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm. Trong
khâu khai thác, các doanh nghiệp bảo hiểm không thể không chú trọng tới hoạt
động tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn cũng như xây
dựng được hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Một biện pháp tuyên
truyền, quảng cáo rất hữu hiệu là quảng cáo qua các phương tiện truyền thông
như: tivi, đài, báo chí, thậm chí internet…nhằm mục đích giới thiệu các loại
hình bảo hiểm, ý nghĩa và tác dụng của nó. Đồng thời, các doanh nghiệp bảo
hiểm cũng nên quan tâm đến việc đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa mối quan hệ
với các thành phần trung gian như: các ngành quản lý, chủ quản, các ngành liên
quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngân hàng thương mại, lực lượng cảnh sát
PCCC, các công ty dịch vụ tư vấn về đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, tư
nhân lớn… để thông qua họ giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoả hoạn và các rủi
ro đặc biệt của mình. Đồng thời các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng cần
quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm nước ngoài, các công ty môi giới để
có thể giúp đỡ qua lại lẫn nhau. Những biện pháp như vậy sẽ góp phần tạo danh
tiếng cho doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó giúp doanh nghiệp này giành được thế
chủ động trong cạnh tranh giành khách hàng
3.1.2. Chú trọng hơn nữa đến các thị trường tiềm năng chưa được khai thác
3.1.3. Xây dựng một kênh phân phối cho riêng mình
3.1.4. Chế độ hoa hồng:
Có thể tăng hoa hông cho nhân viên để khuyến khích nhân viên làm việc có
hiệu quả bằng cách nhân tỷ lệ hoa hồng theo số lượng Bảo hiểm bán được.
3.2. Giám định và giải quyết bồi thường
Cần đội ngũ giám định tổn thất tinh tế hơn tránh trường hợp trục lợi gây tổn thất
cho Doanh nghiệp Bảo hiểm. Đối với Tai nạn hỏa hoạn, giám định tổn thất là
một trong những vấn đề khó khăn nhất do đặc tính của nó vì vậy con số tổn thất
đưa ra chỉ mang tính ước lệ.
3.3. Đề phòng và hạn chế tổn thất
- Cần phối hợp với lực lượng PCCC để đưa ra những phương án tối ưu nhất để
phòng hỏa hoạn xảy ra. Và nếu có xảy ra cần sự có mặt kịp thời của lực lượng

PCCC để hạn chế sự lan tỏa của đám cháy sẽ gây tổn thất lớn hơn. Điều đó còn
đòi hỏi về mặt công nghệ kỹ thuật như máy móc thiết bị và công cụ PCCC cùng
với sự nhạy bén bên dịch vụ của PCCC.


- Cần sự góp sức của người dân, mà điều đầu tiên đó chính là mọi người đều
phải có kiến thức về PCCC => Công tác tuyên truyền.
3.4. Xác định phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm:
Cần xác định rõ phạm vi Bảo hiểm, khoanh vùng đối tượng Bảo hiểm. Xác định
phí bảo hiểm phù hợp với tính chất của ngành nghề, chất liệu,… Nếu là những
ngành nghề liên quan đến điện, xăng, dầu, vải vóc hay những nơi dễ cháy như
chợ, chung cư phí BH sẽ cao hơn tương ứng với mức rủi ro.
3.5. Hoạt động tái bảo hiểm:
-

Nhượng tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước

-

Nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài
nước

3.6. Hoạt động phòng chống trục lợi bảo hiểm:
- Cần xem xét trường hợp được bảo hiểm hay không.
- xác định rõ nguyên nhân cháy
- Bộ phận thẩm định tài sản thiệt hại phải đáng tin cậy,, có chuyên môn cao.
3.7. Về hệ thống thông tin:
- Cần nắm bắt thông tin nhanh chóng có hiệu quả.
- Hệ thống thông tin hiện đại
3.8. Đào tạo cán bộ bảo hiểm

Chất lượng cán bộ bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam đã được chú
trọng nâng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do nghiệp vụ bảo hiểm
hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là một nghiệp vụ tương đối mới mẻ và phức tạp
nên đòi hỏi các cán bộ làm nghiệp vụ này phải có kiến thức chuyên môn vững
vàng và toàn diện. Ngoài ra do nghiệp vụ này cũng là một nghiệp vụ có nhiều
mối quan hệ giao dịch với khách hàng nước ngoài nên các cán bộ bảo hiểm còn
phải có thêm những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng như khả năng nắm bắt
thông tin thị trường một cách nhạy bén để xử lý các tình huống phát sinh một
cách chính xác. Việc đào tạo cán bộ bảo hiểm cho nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn


và các rủi ro đặc biệt, vì thế, phải là việc làm thường xuyên và liên tục đối với
mỗi doanh nghiệp bảo hiểm.

KẾT LUẬN
Ngọn lửa có tính chất thiêu rụi, phá hủy … vì vậy nếu rủi ro xảy ra đến với các
cá nhân và đặc biệt là các doanh nghiệp, các khu chung cư, các chợ… hậu quả
là gây thiệt hại về cả người và của không thể lương trước được. Để hạn chế
hoặc chia sẻ bớt rủi ro thì BHHH là một phương án hiệu quả và khả thi. Tuy
chưa có nhiều doanh nghiệp hay các cá nhân ý thức được tầm quan trọng của
BHHH vì thiết nghĩ hỏa hoạn rất hiếm khi xảy ra và nghĩ “ mình không thuộc
số người rủi ro đấy”. Nhưng qua biểu đồ thực trạng về Hỏa hoạn tại Việt Nam
chúng ta thấy hỏa hoạn vẫn luôn diễn ra xung quanh chúng ta đã và đang và
đe dọa đến tài sản và thậm chí là con người.



×