Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch môn với cây ngô và cây sắn tại huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.25 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG XEN
CÂY MẠCH MÔN VỚI CÂY NGÔ VÀ CÂY SẮN
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG XEN
CÂY MẠCH MÔN VỚI CÂY NGÔ VÀ CÂY SẮN
TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ

: 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐÌNH VINH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ

lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân
tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới
những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Vinh, bộ môn
Cây công nghiệp, khoa Nông học, Học viện nông nghiệp Việt Nam, thầy đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Cây công nghiệp, Khoa Nông
học luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn bè,
cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Hồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1


1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Yêu cầu

2

1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Giới thiệu chung về cây mạch môn

4

2.1.1


Nguồn gốc, phân loại thực vật học của cây mạch môn

4

2.1.2

Một số đặc điểm thực vật học của cây mạch môn

4

2.1.3

Yêu cầu sinh thái của cây mạch môn

5

2.1.4

Giá trị chữa bệnh của cây mạch môn

5

2.1.5

Giá trị kinh tế

7

2.2


Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây mạch môn trên thế giới

8

2.3

Tình hình nghiên cứu cây mạch môn ở Việt Nam

12

2.4

Một số luận điểm và cơ sở lý luận về trồng xen

13

2.4.1

Một số luận điểm về trồng xen

13

2.4.2

Cơ sở lý luận về trồng xen

15

2.5


Nghiên cứu về hệ thống trồng xen cây mạch môn với cây trồng khác

20

2.5.1

Nghiên cứu về hệ thống trồng xen cây mạch môn với cây trồng

2.5.2

khác trên thế giới

20

Nghiên cứu về hệ thống trồng xen cây mạch môn trong nước

21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1


Đối tượng nghiên cứu

24

3.2

Vật liệu thí nghiệm

24

3.3

Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

24

3.4

Nội dung nghiên cứu

24

3.5

Phương pháp nghiên cứu

25

3.5.1


Công thức thí nghiệm

25

3.5.2

Phương pháp bố trí thí nghiệm

25

3.5.3

Mô tả thí nghiệm

25

3.6

Các quy trình kỹ thuật

26

3.6.1

Quy trình kỹ thuật trồng ngô

26

3.6.2


Quy trình kỹ thuật trồng sắn

27

3.6.3

Quy trình kỹ thuật trồng mạch môn thuần

27

3.7

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

28

3.7.1

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mạch môn

28

3.7.2

Năng suất củ mạch môn

28

3.7.3


Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ngô

29

3.7.4

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây sắn

30

3.7.5

Các chỉ tiêu về năng suất sắn

30

3.7.6

Tính hiệu quả kinh tế

31

3.8

Phương pháp xử lý số liệu

31

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


32

4.1

Một số yếu tố khí hậu trong thời gian thực hiện đề tài

32

4.2

Một số đặc điểm về lịch sử vùng đất nghiên cứu

33

4.3

Ảnh hưởng của hệ thống trồng xen đến quá trình sinh trưởng của
cây mạch môn

4.3.1

34

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao tán và chiều rộng tán của
cây mạch môn

4.3.2

34


Ảnh hưởng của trồng xen tới chiều dài lá và chiều rộng lá của cây
mạch môn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

38

Page iv


4.3.3

Ảnh hưởng của trồng xen đến số nhánh/khóm của cây mạch môn

4.3.4

Ảnh hưởng của trồng xen đến sinh trưởng thân lá của cây mạch

41

môn sau 13 tháng trồng
4.3.5

42

Ảnh hưởng của trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
cây mạch môn

44


4.3.6

Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất của cây mạch môn

46

4.4

Ảnh hưởng của trồng xen đến sinh trưởng của cây ngô

47

4.4.1

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao cây của cây ngô trong vụ
Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.4.2

47

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều đóng bắp của cây ngô trong vụ
Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.4.3

48

Ảnh hưởng của trồng xen đến số lá của cây ngô trong vụ Xuân, vụ
Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015


4.4.4

48

Ảnh hưởng của trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
ngô vụ Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.4.5

49

Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất của ngô vụ Xuân, vụ Thu
Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

51

4.5

Ảnh hưởng của trồng xen đến sinh trưởng của cây sắn

53

4.5.1

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao thân chính, chiều cao cây
và đường kính gốc của cây sắn

4.5.2


53

Ảnh hưởng của trồng xen đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất của
cây sắn

4.5.3
4.6

54

Ảnh hưởng của trồng xen đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất của
cây sắn

55

Hiệu quả kinh tế của các hệ thống trồng xen

55

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

5.1

Kết luận

58

5.2


Đề nghị

59

Tài liệu tham khảo

62

Phụ lục

66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

4.1

Diễn biến thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài

32

4.2


Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao tán cây mạch môn

35

4.3

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều rộng tán của cây mạch môn

37

4.4

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều dài lá của cây mạch môn

39

4.5

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều rộng lá cây mạch môn

40

4.6

Ảnh hưởng của trồng xen đến số nhánh/khóm cây mạch môn

41

4.7


Ảnh hưởng của trồng xen đến sinh trưởng thân lá cây mạch môn

Trang

sau 13 tháng trồng
4.8

43

Ảnh hưởng của trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
cây mạch môn

45

4.9

Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất cây mạch môn

46

4.10

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao cây của cây ngô trong vụ
Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.11

47


Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao đóng bắp của cây ngô
trong vụ Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.12

48

Ảnh hưởng của trồng xen đến số lá của cây ngô trong vụ Xuân, vụ
Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.13

49

Ảnh hưởng của trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất của
ngô vụ Xuân, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.14

50

Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất của ngô vụ Xuân, vụ Thu
Đông năm 2014 và vụ Xuân năm 2015

4.15

52

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao thân chính, chiều cao cây
và đường kính gốc của cây sắn


4.16

53

Ảnh hưởng của trồng xen đến các chỉ tiêu cấu thành năng suất của
cây sắn

54

4.17

Ảnh hưởng của trồng xen đến năng suất của cây sắn

55

4.18

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm trồng xen cây mạch môn với cây
ngô và cây sắn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

56

Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

4.1

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều cao tán cây mạch môn

36

4.2

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều rộng tán lá cây mạch môn

37

4.3

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều dài lá cây mạch môn

39

4.4

Ảnh hưởng của trồng xen đến chiều rộng lá cây mạch môn

40

4.5


Ảnh hưởng của trồng xen đến số nhánh/khóm của cây mạch môn

42

4.6

Ảnh hưởng của trồng xen đến sinh trưởng thân lá cây mạch môn
sau 13 tháng trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

43

Page vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây mạch môn (Mạch môn đông), tên khoa học là Ophiopogon Japonicus.
Wall thuộc họ Ruscacea, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều Tiên. Là loại cây
thân thảo sống lâu năm, sản phẩm thu hoạch làm thuốc là củ mạch môn. Trong
củ mạch môn có các thành phần dược liệu như: Ophipogonin, Rucogenin, bsitosterol…
Trong các tài liệu dược học của Trung Quốc và Việt Nam, vị thuốc mạch
môn được sử dụng làm chủ vị hay kết hợp với các thuốc khác để chữa bệnh về hô
hấp, tim mạch, giải độc, giải khát và chữa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, mạch môn
là cây chịu hạn, chịu úng, chịu lạnh tốt và ưa ánh sáng tán xạ nên nó thường được
trồng dưới tán các cây để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, chống xói mòn bảo vệ đất trồng.
Trước đây, trên thế giới và Việt Nam có nhiều nghiên cứu về hệ thống

trồng xen các loại cây trồng chính và cây trồng xen khác nhau. Các kết quả
nghiên cứu đều đã khẳng định được lợi ích của các hệ thống trồng xen như: sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn; cải thiện được độ phì của
đất; chống xói mòn và rửa trôi đất; hạn chế cỏ dại và sâu bệnh; tạo sự ổn định về
năng suất cho các loại cây trồng, tăng thu nhập hệ thống.
Trong những năm gần đây một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng cây mạch
môn, một loại cây dược liệu để trồng xen trong các vườn cây ăn quả, vườn chè.
Trong thực tế điều tra cho thấy cây mạch môn có thể sử dụng để trồng thuần và
trồng xen dưới tán của rất nhiều loại cây trồng khác. Kết quả điều tra thực tế thấy
rằng, đa số thường trồng xen cây mạch môn dưới tán các vườn cây ăn quả và các
vườn cây lấy gỗ hỗn hợp; cây mạch môn trồng xen trong vườn sắn, vườn ngô với
tỷ lệ thấp (Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải, 2011). Hiện nay ở Việt
Nam có rất ít các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng qua lại của trồng xen cây mạch
môn với cây lương thực, cụ thể là cây ngô và cây sắn.
Phù Ninh là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ có
diện tích tự nhiên là 15.637,32 ha, đa số diện tích đất nông nghiệp là đất đồi có
độ phì tự nhiên thấp. Đây là loại đất chính của huyện để phát triển sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ đất huyện cần có các
hệ thống cây trồng phù hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện,
để nâng cao thu nhập người dân trong huyện đã áp dụng kỹ thuật trồng xen canh
các cây trồng với nhau. Như trồng xen canh ngô và sắn với các cây họ đậu: đậu
xanh, đậu tương, lạc... Với biện pháp trồng xen ngô và sắn với các cây họ đậu
trên đất đồi giúp tăng hiệu quả cho cả hai cây trồng, cụ thể cách làm này làm tăng
năng suất cho cả sắn và ngô so với trồng độc canh do giữ được độ ẩm, hạn chế cỏ

dại, cải thiện độ phì. Tuy nhiên trồng xen mạch môn với ngô và sắn thì chưa có
hộ gia đình nào thực hiện.
Để đánh giá hiệu quả của kỹ thuật trồng xen mạch môn với ngô và sắn, từ
đó đưa ra một quy trình sản xuất mới giúp tăng hiệu quả cho người dân trong
huyện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng xen cây mạch
môn với cây ngô và cây sắn tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá được ảnh hưởng của việc
đưa cây mạch môn vào trồng xen với cây ngô và cây sắn đến sinh trưởng phát
triển của cây ngô và cây sắn; từ đó làm cơ sở cho nghiên cứu, ứng dụng phát
triển trồng xen cây mạch môn với cây sắn và cây ngô, nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất, bảo vệ đất và tăng thu nhập cho nông dân của huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ.
1.3. YÊU CẦU
- Đánh giá được ảnh hưởng của hệ thống trồng xen, trồng thuần đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất củ của cây mạch môn.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hệ thống trồng xen, trồng thuần đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây ngô.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hệ thống trồng xen, trồng thuần đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất củ của cây sắn.
- Tính hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen, trồng thuần cây mạch
môn với cây ngô và cây sắn.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
− Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng các hệ thống trồng xen mạch môn với sắn
và ngô trên địa bàn Phú Thọ.
− Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu
khoa học, làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về hệ thống canh tác ở địa
phương.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ quan trọng góp phần xác định
được:
− Quy trình kỹ thuật trồng xen cây mạch môn với cây ngô tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
− Quy trình kỹ thuật trồng xen cây mạch môn với cây sắn tại huyện Phù
Ninh, tỉnh Phú Thọ.
− Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế,
tăng thu nhập cho người nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MẠCH MÔN
2.1.1. Nguồn gốc, phân loại thực vật học của cây mạch môn
Cây Mạch môn là một loài thực vật có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều
Tiên. Cây sống lâu năm, sinh trưởng phát triển tốt ở những nơi dâm mát dưới tán
cây rừng. Hiện nay, mạch môn đông được trồng ở nhiều nước trên thế giới như
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam với mục đích chính là thu hoạch
củ làm dược liệu và làm cây cảnh.
Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để lấy

củ làm thuốc, nhiều nhất là ở Phùng (Hà Sơn Bình), Nghĩa Trai (Hải Hưng),
Ninh Hiệp (Hà Nội) (Đỗ Tất Lợi, 1986).
Theo hệ thống phân loại thực vật, cây mạch môn đông được xếp vào:
Giới (regnum):

Plantae

Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp ( class ):

Liliopsida

Bộ ( ordo ):

Asparagales

Họ (familia):

Ruscacea

Chi (genus):

Ophiopogon

Loài:

Japonicus

Tên Khoa học: Ophiopogon japonicus Wall. ( L.f.) Ker Gawl.
2.1.2. Một số đặc điểm thực vật học của cây mạch môn

2.1.2.1. Rễ, củ
Rễ mạch môn thuộc loại rễ chùm, phân bố sâu và rộng 40-50cm. Củ hình
thành từ rễ, có hình thoi, dài khoảng 1,5 - 3,3cm, đường kính phần giữa khoảng
0,3 - 0,6cm, bề mặt lát cắt màu trắng, hơi trong, có lõi hẹp, có vân dọc mịn, củ
già màu hồng hay nâu, củ non màu trắng ngà.
2.1.2.2. Thân, lá
Mạch môn là một loại cỏ sống lâu năm, có thân ngắn, chiều cao của bụi từ
10 - 40 cm. Thân của cây mạch môn được cấu tạo bởi nhiều bẹ lá già bao lấy bẹ
lá non.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Lá mọc từ gốc, hẹp, dài 15 - 60 cm, rộng 0,1 - 2 cm, nhẵn, gốc có bẹ to
hình màng, đầu nhọn, có 5 - 7 gân lá song song nổi rất rõ, mặt trên lá màu xanh
lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt. Từ gốc lên đến ngọn lá rộng và dẹt dần, màu cũng
đậm hơn.
2.1.2.3. Hoa, quả, hạt
Cụm hoa là chùm dài 10 - 20 cm, cành hoa mọc từ giữa bụi cây, ngắn hơn
so với lá, cành hoa có cạnh, hoa mùa lục nhạt hoặc tím, lá bắc không màu hoặc
trắng nhạt. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc tím nhạt, hơi rủ xuống, tập trung thành một
chùm trên cuống chung dài. Hoa có 6 cánh, dài khoảng 5mm, 6 nhị đực, chỉ nhị
rất ngắn, bao phấn hình mác, bầu nhị nằm ở phía dưới, 3 ngăn, ống nhị cái của
hoa dài khoảng 4mm, phần gốc rộng, thường có hình dùi tròn.
Quả mọng, hình cầu, đường kính 5–7mm, lúc đầu có màu xanh lục, khi
chín sẽ chuyển sang màu lam sẫm chứa 1 -2 hạt. Hoa nở từ tháng 5–tháng 8, quả
hình thành từ tháng 7–tháng 9, chín vào tháng 12 – 1 hàng năm.
2.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mạch môn

Mạch môn là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng tán xạ nhưng cũng chịu hạn, chịu
bóng tốt, rất thích hợp trồng dưới các tán cây ăn quả, dưới tán cây lâm nghiệp,
cây công nghiệp lâu năm. Cây có khả năng phát triển trên mọi loại đất trừ nơi
ngập úng; ưa đất thịt nhẹ nhiều màu, đất cát pha, tơi xốp, cao ráo, thoát nước tốt.
Cây mạch môn có thể chịu được lạnh tới khoảng -20°C khi ngủ đông về mùa
đông trong vườn ở điều kiện trồng trên đất thông thường nhưng khi nuôi ngầm
dưới mặt nước thì nó lại cần nhiệt độ tới 18-25°C. Nó có thể phát triển tốt khi đủ
nắng hoặc có che bóng một phần.
2.1.4. Giá trị chữa bệnh của cây mạch môn
2.1.4.1. Thành phần hóa học
Từ rễ củ mạch môn, 5 glucosid đã được phân lập. Ba chất đầu khi thủy
phân thu được diosgenin, ở chất thứ tư genin là ruscogenin, còn chất thứ 5 cho
choophiogenin. Ngoài ra, còn có 11 chất thuộc các nhóm chất sau: các
stigmasterol, β-stiosterol, β-D-glucosid, các hợp chất polysacharid, tinh dầu và
các thành phần như β-patchoulen, longifolen, cyperen, α-humulen, guajol,
jasmolelon cũng được phát hiện trong củ mạch môn. Gần đây, còn phân lập được
các saponin steroid là ophiopogonin A, B, C, D. Ophiopogonin A, B và D khi
thủy phân cho genin là ruscogenin (Đỗ Huy Bích và cs., 2003).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


2.1.4.2. Tính vị, công năng
Mạch môn có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng nhuận phế, giảm ho,
cầm máu, làm mát tim, thanh nhiệt (Đỗ Huy Bích và cs., 2003). Ngoài ra, mạch
môn còn có tác dụng bổ tâm phế làm mát phổi, sinh tân dịch, khỏi khô khát, làm
mát ruột khỏi táo bón và mát da bớt lở ngứa (Lê Trần Đức, 1997).
2.1.4.3. Tác dụng dược lý

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, củ mạch môn đông là một loại thảo
dược có tác dụng bổ khí, trị viêm, có thể dùng để trị bệnh. Toàn bộ phần thân và
rễ củ không chỉ dùng làm thuốc mà còn có thể làm thành loại nước uống có tác
dụng thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, được sử dụng rất rộng rãi.
Bộ phận sử dụng là củ và rễ mạch môn. Củ mạch môn to bằng đầu đũa,
mềm, vỏ trắng vàng, thịt ngọt, không mốc, không bị teo là tốt; củ cứng vị đắng
không nên dùng.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả viện dược liệu thì rễ củ Mạch
môn đông có những tác dụng dược lý như sau:
• Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với hai giai đoạn cấp tính và bán mãn
tính của phản ứng viêm thực nghiệm.
• Tác dụng gây thu teo tuyến ức ở mức độ yếu.
• Tác dụng ức chế tương đối khá trên phế cầu và yếu hơn trên sự phát
triển của các chủng vi khuẩn: Tụ cầu vàng, Shigella dysenterae, bacillus
subtilis.
• Rễ mạch môn có tác dụng giảm ho rõ rệt. Đồng thời nó cũng có tác
dụng long đờm, tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản.
• Tác dụng hạ đường huyết: Dịch chiết với nước của mạch môn áp dụng
trên thỏ bình thường và thỏ gây đái tháo đường bằng alloxan đều có tác dụng hạ
đường huyết kéo dài.
• Tác dụng chống viêm: Dịch chiết với ethanol của mạch môn thí
nghiệm trên chuột gây phù chân bằng carragenin có tác dụng ức chế phù.
Ngoài ra, mạch môn đông còn có tác dụng rất tốt trong điều kiện trị tăng
tiết sữa sản phụ sau khi sinh, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



2.1.4.4. Công dụng và liều dùng
Rễ củ mạch môn dùng để chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ
về chiều, sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam,
hen phế quản, khó ngủ. Còn dùng để lợi tiểu và chữa thiếu sữa, điều hòa nhịp
tim khỏi hồi hộp. Ngày dùng 6 - 20g, dạng thuốc sắc.
Trong y học Trung Quốc, rễ củ mạch môn thường dùng trị các bệnh tim
mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch loạn thần kinh mạch máu, loạn thần kinh
thực vật khí hư và mất ngủ. Phối hợp với các dược liệu khác trị viêm dây thần
kinh. Dạng dùng là nước sắc hoặc tán bột làm thành viên hoàn với liều mỗi lần 3
- 10g. Ở Ấn Độ, những rễ củ có chất nhầy của mạch môn có thể ăn được và được
dùng thay thế nhân sâm. Ở các nước Campuchia, Lào rễ được dùng làm thuốc
chữa sốt và lợi sữa trị viêm phổi và một số bệnh về gan, thận, ruột.
2.1.5. Giá trị kinh tế
Cây mạch môn là cây dược liệu quý, được sử dụng làm thuốc chữa
nhiều bệnh cho con người. Đây là một loại cây thảo, rất dễ trồng và dễ sống,
ít bị sâu bệnh gây hại do vậy không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực
vật, đem lại lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Sau trồng 2 - 3 năm trở
lên là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt 400 - 500 kg/sào nơi đất tốt. Sản
phẩm đầu ra của cây mạch môn được người dân đánh giá là rất dễ tiêu thụ,
giá bán sản phẩm cao (10.000 - 15.000 đồng/kg củ tươi - năm 2011). Bình
quân 1ha trồng cây mạch môn theo kỹ thuật hiện tại có thể đạt từ 10 - 15 tấn
củ, tương đương 100 - 150 triệu đồng sau 3 năm trồng. Cây mạch môn được
người dân đánh giá là loại cây trồng đa mục đích, khả năng thích ứng cao,
không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác, dễ trồng, đầu tư thấp cho
hiệu quả kinh tế cao rất thích hợp cho các vùng đất đồi núi khô cằn. Ngoài
sản phẩm củ, lá mạch môn có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc
trong mùa khô hay phơi khô để làm vật liệu sản xuất các đồ thủ công mỹ
nghệ (Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải, 2011).
Hiện nay, mạch môn được trồng xen trong vườn cây ăn quả và vườn
cây công nghiệp lâu năm ở các tỉnh miền núi phía Bắc với mục đích chống

xói mòn đất. Hơn nữa ở vùng núi thì rất dễ xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài
do thiếu nước vào mùa khô, việc trồng xen mạch môn vào các cây trồng
chính sẽ che phủ phần đất trống nên giảm khả năng bốc thoát hơi nước từ
mặt đất. Hệ thống rễ của mạch môn thuộc loại rễ củ và phát triển mạnh vì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


vậy có tác dụng làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm đất không bị chai cứng, từ
đó giữ được độ ẩm cho đất, bảo vệ đất, đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng
đất. Ngoài ra, mạch môn là loại cây rất dễ trồng, ưa bóng, thích nghi rộng
trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau nên khi trồng xen sẽ giúp giảm bớt
chi phí làm cỏ và công chăm sóc, đồng thời cho sản phẩm thu hoạch làm
dược liệu với hiệu quả kinh tế cao.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY MẠCH MÔN TRÊN
THẾ GIỚI
Hiện nay cây mạch môn phân bố khá rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây mạch môn chủ yếu mọc tự nhiên trong các
vườn đồi của nguời dân hay được trồng phân tán dưới tán các loại cây lâu năm,
bờ đường đi. Tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thái Lan,
Nhật Bản… cây mạch môn được sử dụng làm cây cảnh quan trọng trong các
công viên hay công sở.
Hiện nay, trên thế giới có rất ít các công trình nghiên cứu về kỹ thuật
trồng, chăm sóc và thu hoạch cây mạch môn, đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng
cây mạch môn làm cây trồng che phủ đất trong các vườn cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm.
● Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây mạch môn, Balgle (1997) Joel
M.Lerne (2003); L.A. Jackson, 2006 (dẫn theo Broussard, 2007); có nhận xét:
Cây mạch môn là cây che phủ đất có chiều cao thấp song có thể trải rộng với mật

độ lá dày và duy trì bộ tán lá thường xuyên, cây có thể sinh trưởng tốt dưới bóng
dâm, nơi mà nhiều cây trồng khác không sinh trưởng được, cây có khả năng chịu
hạn tốt. Do là cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản và Triều Tiên nên cây mạch
môn có khả năng chịu rét rất tốt, khi trồng tại Mỹ nó có thể chịu rét tới -200C.
Ngoài ra cây có thể chịu sự dẫm đạp do con người, gia súc đi lại. Do vậy, ngoài
mục đích che phủ bảo vệ đất cây mạch môn còn được xem là cây trồng nhằm
kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh (Owings và Griffin, 2006) (dẫn theo Broussard, 2007).
Seiroku O (1976) (dẫn theo Broussard, 2007), khi nghiên cứu ảnh hưởng
của cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng của cây mạch môn đã có kết luận. Cây
mạch môn sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất củ cao khi trồng trong điều
kiện có cường độ chiếu sáng là 48%, cường độ chiếu sáng giảm xuống dưới 10%
có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây mạch môn và giới hạn tối thiểu về
cường độ chiếu sáng đối với sinh trưởng của cây mạch môn là 1-2%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Chalongchai Babpraserh (1977) nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây mạch môn ở
trại nghiên cứu Pakhong Nakhonsachasima cho thấy trong điều kiện được che
bóng 50% cây mạch môn sinh trưởng phát triển tốt hơn so với không được che
bóng. Các kết quả trên cho thấy khả năng thích nghi của cây mạch môn trồng
trong điều kiện có cường độ chiếu sáng thấp là khá tốt.
Theo E.Tsuzuki et al (2002), cho thấy các dịch chiết từ bột khô của củ
mạch môn với nồng độ 1%, 2%, 4%, và 8% làm ức chế khả năng nảy mầm và
sinh trưởng của 3 loài cỏ dại là: Monchoria (Monchoria vaginalos P),
Smallflower umbrella (Cyperus difformis L) và Bur – Marigold (Bidens biternata
L). Ngoài ra khi sử dụng bột rễ mạch môn khô với lượng 50-150 g/m2 đã gây ức
chế đáng kể sự phát triển của cỏ dại trong ruộng lúa và không có ảnh hưởng xấu
đến phát triển của cây lúa. Từ các kết quả nghiên cứu trên các nhà khoa học đã

khẳng định có thể sử dụng bột rễ hay dịch chiết từ rễ của củ mạch môn như một
loại thuốc diệt cỏ tự nhiên.
C. Daehler (2009), dựa vào 50 tiêu chí để đánh giá khả năng xâm nhập và
gây hại của tập đoàn các giống cỏ nhập nội từ Úc và Newzeland tại Hawai. Kết
quả cho thấy: mạch môn là loại cỏ có khả năng xâm thực rất thấp không gây hại
cho quần thể cỏ trồng và các loại cây trồng tại Hawai, với tổng số điểm đánh giá
khả năng gây hại là 3/50.
● Nghiên cứu sử dụng cây mạch môn trồng xen và làm cảnh quan: Tại
các bang ở vùng Đông Nam, Nam và bang Hawaii của nước Mỹ nhiều tác giả
đã khẳng định cây mạch môn có thể sử dụng làm cây che phủ đất và làm hàng
rào chắn đất có hiệu quả trong các vườn gia đình hay công viên, công sở. Cây
mạch môn có thể trồng xen dưới tán của nhiều loại cây trồng lâu năm khác như
cây sồi, táo tây, cây ăn quả… Ngoài ra cây mạch môn được sử dụng để trồng
trong các bể thủy tinh làm cảnh trong nhà ở. Tại đây cây mạch môn được coi là
cây được sử dụng vào mục đích làm cảnh quan, và thương mại từ cây mạch
môn đem lại một lợi nhuận lớn tới 75 triệu đô la/năm cho bang Louisiana (dẫn
theo Broussard, 2007).
● Nghiên cứu về giống và phân loại giống, Jay Deputy and David Hensley
(1998) cho thấy ở bang Hawaii của nước Mỹ có 7 dạng cỏ mach môn đang được
sử dụng với mục đích làm cảnh quan là: Ọphiopogon japonicas (O.P) Mondo;
O.P. var. Nanus; O.P. Gyoku-ryu; O.P. Kijimafukiduma; Ophiopogon jaburan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


variegates; Ophiopogon planiscapus Nigrescens; Ophiopogon jaburan
Nigrescens; Ophiopogon jaburan Evergreen Giant. Các dạng này khác nhau về
kích thước lá, màu sắc lá và hoa.

Năm 2007, Broussard M.C đã tiến hành nghiên cứu về phân loại thực vật
và một số kĩ thuật trồng trọt cây mạch môn tại trường đại học tổng hợp bang
Louisiana – Mỹ. Tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái và phân loại 19
mẫu cây thuộc họ Liriope và Ophiopogon (họ mạch môn), nghiên cứu về ảnh
hưởng của mức độ che bóng, khả năng che bóng, tạo phong cảnh, kĩ thuật bón
phân, cắt lá đến sinh trưởng phát triển của các mẫu cây thu thập.
Nghiên cứu này đã đưa ra các kết luận như sau:
- Đã định dạng và mô tả đặc điểm thực vật học của 19 mẫu cây nghiên cứu,
phân biệt được về mặt hình thái giữa loài Liriope và Ophiopogon. Trong 19 mẫu
cây nghiên cứu có dạng Ophiopogon Japonicus có hoa màu trắng, rủ xuống mọc
gần đỉnh và hơi khuất bên trong tán lá mỏng, nhụy dạng cánh cung đính trên bầu.
Đây là những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về Liriope và Ophiopogon trong tập
đoàn cây mẫu tại Đại học bang Louisiana.
- Liriope muscari, Ophiopogon Japonicus và Ophiopogon intermedus
trồng trong điều kiện có che bóng sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện không che
bóng. Trong đó Ophiopogon Japonicus có khả năng phát triển tán lá tốt nhất
trong điều kiện có che bóng.
- Khối lượng rễ, khối lượng mầm của hai loài Liriope và Ophiopogon
không bị ảnh hưởng của bất kỳ chất xử lí, chất kích thích nào trong suốt quá trình
sinh trưởng. Bón đạm và lân có ảnh hưởng lớn đến số nhánh đẻ của 2 loài
Liriope và Ophiopogon trồng trong nhà kính.
● Nghiên cứu về nhân giống cây mạch môn các tác giả: Rackeman (1987),
Fantz (1993); Devine (1997); Ingram (2001); Johnson (2006) cho thấy cây mạch
môn có thể nhân giống bằng hạt, bằng tách chồi và nuôi cấy mô. Trong đó
phương pháp tách chồi được xem là phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả
nhất. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng nhiều trong việc sản xuất cây
giống với mục đích thương mại ở một số bang tại Mỹ (dẫn theo Broussard, 2007).
● Nghiên cứu về bón phân cho cây mạch môn đã được các tác giả kết luận
như sau: Midcap and Clay (1998) (dẫn theo Broussard, 2007) cho thấy bón phân
cho cây mạch môn vào đầu mùa xuân sẽ cho sức sống của cây tốt nhất, ngược lại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


nếu bón vào giữa mùa hè sức sống của cây sẽ giảm. Mills and Jones (1996) (dẫn
theo Broussard, 2007), cho rằng việc xác định loại phân bón, lượng bón, thời
điểm bón, vị trí bón phân có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây mạch
môn và môi trường.
Giliam and Smith (1980), cho thấy phân bón có thể là nguyên nhân gây
tổn thương đến đỉnh sinh trưởng của cây mạch môn. Sinh trưởng của cây mạch
môn tốt hơn khi bón 6kg (6N:6P:6K) cho mỗi m³ đất làm vườn ươm.
Nghiên cứu sự hấp thụ và tích luỹ NPK đối với cây mạch môn các tác giả
có kết luận: Việc sử dụng đạm cho cây mạch môn nên tăng từ từ sau khi trồng,
dừng bón đạm vào mùa thu và mùa đông và sử dụng lại vào đầu vụ xuân. Phân
lân cần được sử dụng trong mùa thu và mùa đông, phân kali nên sử dụng một
lượng lớn trong mùa đông (dẫn theo Broussard, 2007).
Theo Chalongchai Babpraserh et al (1977) tại bộ môn vi sinh vật, bộ môn
thực vật học, khoa Khoa học, Đại học Kasetsart, Thái Lan đã nghiên cứu về sử
dụng chế phẩm vi sinh vật làm tăng số lượng rễ của Ophiopogon intermedius:
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở sử dụng 2 chủng vi sinh có khả năng kích
thích để tăng số lượng rễ của cây Ophiopogon intermedius đó là Agrobacterium
rhizogenes và 1 chủng nấm Vesicular Arbuscular mycorrhizal. Nấm Vesicular
Arbuscular mycorrhizal, một loại sống kí sinh vào cây chủ có thể bám vào rễ của
cây và làm gia tăng khả năng hút một số chất dinh dưỡng cho cây chủ. Sự tăng
trưởng của cây có mycorrhizal hơn hẳn cây không có mycorrhizal cả về lá mầm
và số lượng rễ. Chủng nấm Vesicular Arbuscular mycorrhizal được phân lập từ
đất xung quanh rễ của cây Ophiopogon intermedius và tạm thời được nhìn nhận
là Glomus sp. (2 chủng) và Acaulospora sp. (2 chủng). Bốn chủng này được nhân
cấy trong chậu sử dụng cây ngô làm cây chủ. Sau 3 tháng các bào tử của nấm

Vesicular Arbuscular mycorrhizal đã xuất hiện và bám vào bộ rễ. Khả năng lây
bám vào bộ rễ của chúng cũng đã được ghi nhận.
Bón phân với tỷ lệ NPK: 15-15-15, lượng bón 50kg/rai khi trồng và bón
với tỷ lệ N.P.K.S: 12-12-17-2 sau 3 tháng tiếp theo thì cho thân cây đạt chiều cao
tối đa, khối lượng rễ tươi và khô cũng đạt cao nhất.
●Nghiên cứu về sâu bệnh và cỏ dại hại cây mạch môn, đa số các tác giả
cho thấy: Cây mạch môn có rất ít loài sâu bệnh gây hại. Vấn đề côn trùng chính
đối với cây mạch môn là rệp vảy. Mặc dù vậy loài côn trùng này không phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


nguyên nhân nguy hiểm gây hại, nó là nguyên nhân gây những vết bệnh không
đẹp mắt ở trên lá cây. Dịch rệp vảy có thể điều khiển được bằng cách phun bất kỳ
thuốc trừ sâu có chứa dầu dùng cho cây cảnh. Chỉ có một số loại bệnh như thối
thân ngầm do nấm Pythium splendens gây ra, song mức độ gây hại không
nghiêm trọng (dẫn theo Broussard, 2007).
Cây mạch môn chịu tác động yếu của thuốc diệt cỏ nên có thể sử dụng
một số loại thuốc trừ cỏ (gốc Glyposat) để diệt cỏ cho cây mạch môn mà không
gây hại cho cây (Jay Deputy and David Hensley, 1998).
● Nghiên cứu về cắt tỉa lá cho cây mạch môn làm cảnh quan Broussard
(2007) cho thấy: cắt tỉa 5% lá không có ảnh hưởng đến việc đẻ nhánh mới của
các loài nghiên cứu. Cắt tỉa 20% lá có ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh của một số số
dạng mẫu cây của 2 loài. Loài Ophiopogon Japonicus ít chịu ảnh hưởng của kĩ
thuật cắt lá.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY MẠCH MÔN Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để lấy
củ làm thuốc. Củ có vị ngọt, hơi đắng, làm thuốc ho, long đờm, lợi tiểu. Dùng củ

phơi, sấy khô, dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn. Hiện nay, cây mạch môn cũng đã
được Nguyễn Đình Vinh, cán bộ giảng dạy tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
đưa vào nghiên cứu trong tập đoàn cây che phủ đất và nghiên cứu trồng xen
trong các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm ở một số tỉnh như Phú
Thọ, Bắc Giang, Sơn La.
Theo Nguyễn Đình Vinh (2007), kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ
thuật trồng xen và che phủ trên đất dốc tại Yên Châu - Sơn La cho thấy: trồng
xen cây mạch môn trong các vườn ngô và xoài làm tăng độ che phủ mặt đất đến
50-60% so với chỉ trồng thuần một loại cây trồng chính, giảm lượng đất bị xói
mòn từ 10-15%, tăng độ ẩm đất từ 5-12%, đặc biệt trong các tháng mùa khô. Sử
dụng các cây mạch môn trồng xen và che phủ đất cho các vườn ngô và cây xoài
đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng và phát triển cũng như năng suất của cây
trồng chính.
Theo Nguyễn Đình Vinh, Nguyễn Thị Thanh Hải (2011), kết quả điều tra
kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn tại 2 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái cho thấy:
90-95% nông dân được điều tra đã đánh giá cây mạch môn có tác dụng rất lớn
trong việc bảo vệ đất, chống hạn, giữ ẩm cho đất và không cạnh tranh dinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


dưỡng, ánh sáng với cây trồng chính. Trồng xen cây mạch môn trong các vườn
cây ăn quả, trên đất dốc làm tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ che phủ bề
mặt đất. Trong mùa khô, trồng xen cây mạch môn làm tăng độ ẩm đất từ 5-12%,
tăng nhiệt độ đất 2-3 độ. Sau trồng một năm độ tàn che của cây mạch môn trên
bề mặt đất đạt 85 - 100%. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện có che bóng. Khả
năng chịu hạn, chịu nóng, chịu rét rất tốt, cây có khả năng sinh trưởng bình
thường trong điều kiện mùa khô, lạnh ở miền Bắc. Khả năng chịu úng khá, kết

quả quan sát tại các điểm nghiên cứu và phỏng vấn người dân cho thấy cây mạch
môn có thể chịu ngập úng hoàn toàn trong thời gian 15 đến 20 ngày, không làm
chết thân ngầm. Do là loại cỏ lâu năm chiều cao cây từ 10-40cm nên cây mạch
môn hoàn toàn chịu gió bão tốt.
Đánh giá khả năng thích nghi của cây mạch môn, Nguyễn Đình Vinh và
Nguyễn Thị Thanh Hải (2011) đã nhận xét rằng: cây mạch môn có khả năng chịu
bóng, chịu hạn tốt, chịu rét rất tốt, cây sinh trưởng bình thường trong điều kiện
mùa đông ở miền Bắc. Cây mạch môn là loại cây có rất ít các loại sâu bệnh gây
hại chỉ có một số ít cây bị bệnh thối nhũn thân. Như vậy, cây mạch môn là loại
cây trồng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống khác nhau. Trồng và
khai thác hợp lý cây mạch môn trên các loại đất dốc, đất bị khô hạn được xem là
giải pháp hữu ích nhằm ngăn chặn quá trình suy thoái đất và giảm thiểu tác hại
của biến đổi khí hậu.
Kết quả điều tra của Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải (2012)
cho thấy cây mạch môn được người dân trồng dưới tán của nhiều loại cây. Một số
hộ nông dân tại Phú Thọ và Yên Bái đã trồng cây mạch môn xen trong vườn ngô,
vườn sắn, trên đất dốc nhằm hạn chế sói mòn và tăng thu nhập. 57% người dân được
điều tra thường cắt lá cây mạch môn để sử dụng làm thức ăn cho trâu bò.
Theo Nguyễn Đình Vinh và Nguyễn Thị Thanh Hải (2011), đa số các hộ
điều tra thường trồng xen cây mạch môn dưới tán các vườn cây ăn quả và các
vườn cây lấy gỗ hỗn hợp. Cây mạch môn trồng xen trong vườn sắn, vườn ngô
với tỉ lệ thấp 1% trong số các hộ điều tra.
2.4. MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỒNG XEN
2.4.1. Một số luận điểm về trồng xen
Mục đích chính của người nông dân là nâng cao hiệu quả sử dụng đất và
tăng thu nhập trên chính mảnh đất của mình mà vẫn duy trì được độ phì của đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



Một trong những khă năng có thể đáp ứng được mục đích đó là khai thác đất
trong một hệ thống cây trồng gọi là "trồng xen". Thuật ngữ trồng xen
"Intercropping" đã được Willey R.W. (1979) (dẫn theo Bùi Thế Hùng, 1996)
định nghĩa rằng: "Khi hai hay nhiều hơn những cây trồng được trồng cùng nhau
trên cùng mảnh đất, những cây trồng này có thể cùng gieo hoặc thu hoạch cùng
hoặc khác thời gian." Thuật ngữ này muốn phân biệt giữa hệ thống dựa vào sự
sắp xếp không gian trong đó có sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng. So với
trồng thuần chỉ có sự cạnh tranh giữa cùng một loài cây trồng. Trồng xen có thể
cho năng suất cao hơn trồng thuần đáng kể trong một mùa vụ nhất định. Trồng
xen còn được gợi ý rằng nó cho sự ổn định lớn hơn qua các mùa khác nhau, đây
là nguyên nhân cơ bản mà trồng xen được phát triển ở mọi nơi.
Boursard (1982) quan niệm trồng xen tức là sự phối hợp hay là xen kẽ các
loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích tạo nên một tổng thể thực vật có
nhiều tầng, nghĩa là có sự liên kết phù hợp lẫn nhau giữa các cây trồng có vóc
dáng và hệ rễ khác nhau, sao cho tổ hợp cây trồng này nhận được năng lượng mặt
trời nhiều nhất ở độ cao khác nhau và hệ thống rễ khai thác các tầng đất khác nhau.
Korikanthimath et al (1994) (dẫn theo Huỳnh Văn Khiết, 2003) cho rằng
trồng xen hay trồng phối hợp bằng đa dạng hóa cây trồng thì ngược với trồng
thuần. Mục đích chính của đa dạng hóa là tránh lệ thuộc quá nhiều vào một loại
sản phẩm duy nhất và tăng tổng thu nhập cho các chủ vườn từ sản phẩm của các
cây trồng phụ. Hiệu quả của các nguồn cơ bản sản xuất cây trồng như không
gian, đất, bức xạ mặt trời và nước có thể đạt được tối đa nhờ áp dụng các hệ
thống thâm canh như canh tác đa tầng, các hệ thống canh tác đa tầng thực chất là
các hệ thống đa canh có thành phần cây trồng khác nhau.
Đoàn Văn Điếm (1997) cho rằng trồng xen kẽ các loại cây có yêu cầu
cường độ bức xạ khác nhau là biện pháp rất hiệu quả, vừa tranh thủ được không
gian vừa không bỏ phí năng lượng. Một số loại cây trồng xen có tương tác có lợi
do bổ sung dinh dưỡng cho nhau.

Willey R.W. (1979) (dẫn theo Bùi Thế Hùng, 1994) cho rằng trong trường
hợp năng suất cao hơn trong một mùa xác định, trồng xen được gợi ý rằng những
phương thức mà người nông dân có thể mang lại là:
1. Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn (nước, ánh sáng, đất ...)
2. Ít xảy ra dịch bệnh và cỏ dại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


3. Đạm được sử dụng một cách hợp lý khi có mặt cây họ đậu
Vấn đề thứ nhất ngày nay đã được chứng minh và có thể quan trọng nhất
và hầu như có thể áp dụng rộng rãi. Nhưng rõ ràng hai vấn đề sau ít nhiều chưa
được xác định, có những trường hợp là đúng ít xảy ra dịch bệnh, có trường hợp
xảy ra lớn hơn. Vì thế, nó cũng chưa được khẳng định và cần được cố gắng
nghiên cứu nhiều hơn nữa. Trước khi chúng ta xem xét những thuận lợi một cách
chi tiết hơn, người ta cũng thấy những bất lợi của trồng xen như có nhiều khó khăn
trong thực hành trồng xen và việc giảm năng suất thực có thể xảy ra và những ảnh
hưởng cạnh tranh đa dạng (allelopthic effects) (Donald, 1963, Harper, 1961; Risser,
1969) hoặc khả năng xảy ra dịch bệnh lớn hơn. Nhưng những tình hình đa dạng
này chưa bao giờ thảo luận phản đối trồng xen, hơn nữa họ nhắc nhở chúng ta rằng
một trong những mục tiêu cơ bản cần hơn của các nghiên cứu trồng xen là để nhận
ra những tình hình đó là có lợi hoặc không.
2.4.2. Cơ sở lý luận về trồng xen
2.4.2.1. Phân tích những mối quan hệ cạnh tranh
Trong trồng xen, các loại cây trồng có thể quan hệ lẫn nhau theo những
cách sau:
- Cạnh tranh: Trong mối quan hệ này, năng suất của một cây có thể tăng
cùng với việc giảm năng suất của cây khác. Điều này cũng được gọi như "sự đền

bù". Sau Huxley và Maingu (1978), Willey R.W. (1979a) gọi cây có lợi về năng
suất là "cây trội" và cây bất lợi về năng suất là "cây bị lấn át".
- Bổ sung: Theo Willey (1979a), đây là trường hợp mà năng suất của một
cây trồng sẽ giúp cho việc tăng năng suất của cây khác. Điều này coi như sự hợp
tác lẫn nhau và khả năng này không thường xuyên.
- Phụ thêm: Trong trường hợp này, năng suất của một cây trồng không
ảnh hưởng chút nào đến năng suất của cây khác. Điều này xảy ra khi thời gian
chín của hai cây trồng xen hoặc thời gian sinh trưởng của chúng cách xa nhau
(Willey, 1979a).
- Ngăn cản lẫn nhau: Đây là trường hợp mà năng suất thực của mỗi loại
cây ít hơn mong muốn. Trường hợp này ít xảy ra trong thực tế (Willey, 1979a).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


2.4.2.2. Những sự thay đổi về năng suất trong trồng xen
a. Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn
Thuận lợi năng suất xảy ra trong trồng xen vì những cây trồng tham gia
trồng xen khác nhau về cách sử dụng nguồn tài nguyên. Khi chúng trồng liên kết
chúng có thể bổ sung lẫn nhau và như thế sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên
thiên nhiên (như ánh sáng, nước và dinh dưỡng ...) tốt hơn khi trồng riêng rẽ.
Trên quan điểm "thời điểm", Lê Song Dự (1967) (dẫn theo Bùi Thế Hùng,
1996) khi nghiên cứu về hiệu quả trồng xen của một số cây họ đậu với mía vụ
xuân, cho biết: Trồng xen các loại cây đậu xanh hoặc đậu đen hái hai lứa quả rồi
vùi thân lá sớm cho mía không những không làm giảm sản lượng mía mà còn có
xu hướng làm tăng sản lượng mía. Trái lại, trồng xen lạc và các loại đậu tận thu
quả làm giảm năng suất mía một cách rõ rệt.
Chatterjee B.N. và Maiti S. (1982) (dẫn theo Bùi Thế Hùng, 1996) đã viết:

Cùng với sự bổ sung về thời điểm giữa các cây trồng xen sự bổ sung về không
gian cũng đóng góp đáng kể như tán lá liên kết có thể được sử dụng khoảng
không tốt hơn, hoặc hệ thống rễ liên kết có thể sử dụng khoảng không về dinh
dưỡng hoặc nước tốt hơn. Về lý thuyết phân tích có lợi như vậy nhưng trong thực
hành thường không thể phân biệt.
Dương Hồng Hiên (1962) cho rằng: Trồng xen tạo điều kiện sử dụng ánh
sáng tốt hơn, nhưng về kỹ thuật trồng xen cần chú ý sự sắp xếp không gian và
thời gian cũng như các loại cây trồng. Mật độ cây thích hợp nói chung cao hơn
trồng thuần và cấu trúc không gian tốt hơn sẽ kéo theo sự tăng năng suất của các
cây trồng xen và hệ số sử dụng đất tương đương (LER) của hệ thống.
Báo cáo hàng năm của ICRISAT năm 1978-1979 (trích theo Trenbath,
1979) cho biết việc đo khả năng ngăn chặn ánh sáng đã chỉ ra rằng trồng xen
ngăn chặn năng lượng ánh sáng hơn trồng thuần, nhưng năng lượng này chuyển
thành chất khô có hiệu quả hơn. Kết quả tính toán cho thấy trồng xen sử dụng
ánh sáng phân bổ đều trên các lá và một phần do sự liên kết của cây C4 ở những
lớp tán lá trên và ở cây C3 ở những lớp lá thấp hơn.
Trồng xen ở trên đồi có tác dụng lớn trong việc giữ đất, giữ nước, giữ độ
ẩm đất. Do xen canh tạo ra các thảm xanh che phủ đất nên có tác dụng bảo vệ
đất, chống xói mòn và điều hòa chế độ nước trong đất (Dương Hồng Hiên, 1962).
Nói chung khi những lợi thế phụ thuộc vào những khác nhau tạm thời giữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×