Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 143 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHẬT LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số

: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học

: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Tác giả



Nguyễn Thị Nhật Linh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc thầy giáo GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện, xã,
người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Nhật Linh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................... i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục bảng ..................................................................................................... vii
Danh mục đồ thị..................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ ..................................................................................................... ix
Danh mục hộp ......................................................................................................... x
PHẦN I MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT .............. 5
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ
thực vật ...................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm, bản chất của quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc

bảo vệ thực vật ............................................................................ 5
2.1.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật .................................................................................... 10
2.1.3 Đặc điểm quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật ............................................................................................ 11
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật .......................................................................... 13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


2.1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật................................................................. 22
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật .......................................................................... 27
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới27
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam 31
2.2.3 Bài học kinh nghiệm quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật cho huyện Lý Nhân ............................................ 36
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 39
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................ 39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 39
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Lý Nhân ......................................... 40
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 48
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 48
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 50
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin .................................................... 50
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 51

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 53
4.1 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc bảo
vệ thực vật ở huyện Lý Nhân ..................................................... 53
4.1.1 Chính sách của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật vận dụng ở tỉnh Hà Nam và huyện Lý Nhân .......................... 53
4.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh
thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện .................................... 56
4.1.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật .................................................................................... 60
4.1.4 Hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật64
4.1.5 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật ............................................................................................ 67
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc bảo
vệ thực vật tại huyện Lý Nhân ................................................... 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật ............................................................................................ 92
4.2.2 Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý ............................. 96
4.2.3 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý ....................................... 98
4.2.4 Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý ....................................... 100
4.2.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý .......................... 101
4.2.6 Công tác tập huấn, tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật ...................................................... 102
4.2.7 Nhận thức của người kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ................... 103
4.2.8 Nhận thức của người nông dân sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật ........ 107

4.3 Một số đề xuất tăng cường quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật tại huyện Lý Nhân ............................................ 110
4.3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền về thuốc Bảo vệ thực vật............ 110
4.3.2 Tăng cường nguồn lực, kinh phí và trang thiết bị cho công tác quản lý111
4.3.3 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ........................................... 112
4.3.4 Nâng cao năng lực và trách nhiệm của các chủ cơ sở kinh doanh thuốc
Bảo vệ thực vật ........................................................................ 113
4.3.5 Nâng cao nhận thức cho người nông dân sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật ........................................................................................... 114
4.3.6 Tăng cường công tác phối hợp, tổ chức trong quản lý kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật ......................................................................... 115
4.3.7 Hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước về quản lý kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................... 117
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 120
5.1 Kết luận .......................................................................................... 120
5.2 Kiến nghị ........................................................................................ 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 125
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 127

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVTV


Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

CCHN

Chứng chỉ hành nghề

CP

Chính phủ

ĐVT

Đơn vị tính

KD

Kinh doanh



Lao động



Nghị định


PTNT

Phát triển nông thôn

QLNN

Quản lý nhà nước

SX

Sản xuất

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng hoạt chất và thương phẩm thuốc Bảo vệ thực vật được cấp phép
sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ..................................................... 14
Bảng 2.2 Số lượng hoạt chất và thương phẩm thuốc Bảo vệ thực vật cấm sử dụng

trong nông nghiệp ở Việt Nam .................................................................. 15
Bảng 2.3 Nội dung thanh tra, kiểm tra kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật .............. 21
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động thanh kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật......................... 34
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Lý Nhân năm 2012-2014 ........................... 41
Bảng 3.2 Tình hình lao động của huyện Lý Nhân năm 2012-2014 ........................ 43
Bảng 3.3 Tình hình phát triển sản xuất của huyện Lý Nhân 2012 -2014 ............... 46
Bảng 3.4 Số lượng mẫu phiếu điều tra................................................................... 49
Bảng 4.1 Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực trong hoạt
động quản lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ........................................ 54
Bảng 4.2 Kết quả tập huấn, phổ biến hướng dẫn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2014 .......................................................... 62
Bảng 4.3 Kết quả tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý thuốc Bảo vệ thực
vật trên địa bàn huyện Lý Nhân qua các năm ............................................ 63
Bảng 4.4 Kết quả tập huấn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
trên địa bàn tỉnh Hà Nam qua các năm ...................................................... 65
Bảng 4.5 Kết quả thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn
huyện Lý Nhân năm 2015 ......................................................................... 69
Bảng 4.6 Kết quả thanh kiểm tra hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên
địa bàn huyện Lý Nhân ............................................................................. 72
Bảng 4.7 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật được tập huấn hành
nghề tại các cơ sở điều tra ......................................................................... 76
Bảng 4.8 Thanh tra vị trí cửa hàng kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật tại các cơ sở
điều tra ...................................................................................................... 81
Bảng 4.9 Số lượng cơ sở vi phạm điều kiện cửa hàng và kho chứa thuốc Bảo vệ
thực vật trên địa bàn huyện Lý Nhân qua các năm .................................... 83
Bảng 4.10 Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy trong kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật ..................................................................................................... 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii



Bảng 4.11 Kinh doanh lẫn thuốc Bảo vệ thực vật và hàng hóa khác ...................... 86
Bảng 4.12 Hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật của các cơ sở điều tra...... 86
Bảng 4.13 Tình hình lao động tham gia hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
tại các cơ sở kinh doanh ............................................................................ 89
Bảng 4.14 Tình hình thực hiện về đảm bảo an toàn lao động tại cửa hàng kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật của các cơ sở điều tra ................................... 89
Bảng 4.15 Thực hiện các quy định an toàn trong lúc kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật ............................................................................................................. 91
Bảng 4.16 Chi phí hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra ................................. 101
Bảng 4.17 Đánh giá của chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về tiếp nhận
thông tin tập huấn ................................................................................... 103
Bảng 4.18 Thông tin và trình độ chủ cơ sở kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ..... 104
Bảng 4.19 Tiêu chí lựa chọn loại thuốc và đơn vị cung cấp thuốc bảo vệ thực vật
trong kinh doanh ..................................................................................... 105
Bảng 4.20 Hướng dẫn sử dụng thuốc cho người nông dân................................... 106
Bảng 4.21 Hướng dẫn kết hợp nhiều loại thuốc cho người nông dân ................... 106
Bảng 4.22 Hướng dẫn tăng liều dùng thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân .......... 107
Bảng 4.23 Căn cứ của hộ nông dân khi lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật ............... 109

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tình hình cấp mới và cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật cho các cơ sở kinh doanh huyện Lý Nhân .............. 66
Đồ thị 4.2 Đánh giá của các hộ kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật về mức độ

thường xuyên kiểm tra của các cơ quan chức năng .................................... 70
Đồ thị 4.3 Tình tình chấp hành quy định đăng ký kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
của các cơ sở điều tra ................................................................................ 74
Đồ thị 4.4 Sai phạm trong chứng chỉ hành nghề bán thuốc bảo vệ thực vật của các
cơ sở điều tra ............................................................................................ 75
Đồ thị 4.5 Tình hình vi phạm và xử phạt kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ngoài
danh mục trên địa bàn huyện Lý Nhân ...................................................... 77
Đồ thị 4.6 Tình hình vi phạm và xử phạt kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật quá hạn
sử dụng trên địa bàn huyện Lý Nhân ......................................................... 78
Đồ thị 4.7 Số lượng cửa hàng vi phạm về niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật qua
các năm trên địa bàn huyện Lý Nhân ........................................................ 79
Đồ thị 4.8 Tình hình vi phạm địa điểm kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trên địa
bàn huyện Lý Nhân ................................................................................... 80

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quản lý Nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật ............................................ 7
Sơ đồ 2.2 Hệ thống quản lý kinh doanh thuốc BVTV ở Trung Quốc ..................... 28
Sơ đồ 2.3 Mô hình quản lý cấp phép thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan ................. 29
Sơ đồ 2.4 Mô hình quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Malaysia................................ 31
Sơ đồ 4.1 Quản lý Nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Lý Nhân57
Sơ đồ 4.2 Thành phần đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Lý Nhân ................................... 59

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật về bất cập trong quản lý kinh

doanh thuốc Bảo vệ thực vật ..................................................................... 73
Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ địa phương về việc chứng nhận địa điểm kinh doanh
cho các cơ sở kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ....................................... 82
Hộp 4.3 Ý kiến đánh giá của chủ cơ sở về hoạt động quản lý nhà nước trong kinh
doanh thuốc Bảo vệ thực vật ..................................................................... 83
Hộp 4.4 Ý kiến của chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về trang thiết bị an
toàn tại cửa hàng ....................................................................................... 85
Hộp 4.5 Chất lượng thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................ 87
Hộp 4.6 Sai phạm trong sử dụng lao động bán thuốc bảo vệ thực vật .................... 90
Hộp 4.7 Những bất cập về chính sách trong quản lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực
vật ............................................................................................................. 95
Hộp 4.8 Số lượng cán bộ quản lý ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật................................................................................ 97
Hộp 4.9 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong hoạt động quản lý kinh doanh
thuốc Bảo vệ thực vật................................................................................ 99
Hộp 4.10 Lựa chọn của người nông dân khi mua thuốc bảo vệ thực vật .............. 108

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây liên tục gặt hái
được những thành quả đáng mừng. Là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế
giới về xuất khẩu nhiều nông sản chủ lực như gạo, cà phê, chè… và nước ta cũng là
một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới. Thực
tế sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay cho thấy, việc lạm dụng quá mức

thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình
trạng ô nhiễm và suy thoái đất sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm nước ta sử dụng
khoảng 100 tấn hóa chất BVTV. Thuốc BVTV bắt đầu sử dụng ở nước ta từ những
năm 1950 với khoảng 100 tấn. Bốn mươi năm sau, lượng thuốc BVTV ở Việt Nam
đã tăng gấp 150 lần. Sau khi xóa bỏ sản xuất nông nghiệp tập thể từ đầu những năm
1980, lượng thuốc BVTV nhập về Việt Nam luôn tăng trưởng với tốc độ chóng mặt
(Lê Nguyễn, 2014).
Hiện nay, có đến 85% các hộ trồng rau phun thuốc dựa vào kinh nghiệm;
43% số hộ nông dân tăng nồng độ phun thuốc gấp đôi so với khuyến cáo. Đa số các
hộ không tuân thủ đúng thời gian cách ly. Thậm chí, nhiều nông dân bất chấp sự
ảnh hưởng tiêu cực của thuốc đến chất lượng rau màu và nguy cơ gây ngộ độc cho
người tiêu dùng, đã tăng liều lượng, tần suất phun, có thể phun thuốc vào bất cứ
thời điểm nào nếu phát hiện sâu bệnh (Lê Nguyễn, 2014).
Một thực tế nữa là, công tác quản lý thuốc BVTV vẫn còn lỏng lẻo, thị trường
tràn lan những loại thuốc độc hại cấm sử dụng, thuốc quá đát... Chỉ có một số ít nông
dân ý thức được việc vứt bỏ chai, túi đựng thuốc BVTV ra môi trường sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước, nên đã đem đi chôn. Còn đa số bà con vẫn có thói quen quăng ngay tại
ruộng vườn. Đó chính là nguyên nhân quan trọng khiến thuốc BVTV trở thành mối đe
dọa thực sự với môi trường sống và an toàn xã hội (Lê Nguyễn, 2014).
Mặc dù có nhiều quan điểm trái ngược nhau về vai trò của thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp nhưng thuốc BVTV vẫn được sử dụng ngày càng rộng
rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngày càng tăng cả về số lượng,


chủng loại và giá trị. Mức độ ô nhiễm môi trường về công nghiệp thì trong đó có
nguyên nhân ô nhiễm do hóa chất thuốc BVTV ngày càng tăng. Việc sử dụng thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp một cách bừa bãi, tràn lan dẫn đến dư lượng
thuốc trong nông sản vượt quá mức cho phép liên quan đến an toàn thực phẩm, chất
lượng nông sản. Cùng với đó là xu hướng phát triển bền vững, xu hướng phát triển
nông sản sạch, hữu cơ, an toàn thì công tác quản lý kinh doanh thuốc BVTV là đặc

biệt quan trọng.
Lý Nhân là một huyện đồng bằng nằm trong khu vực sông Hồng của tỉnh Hà
Nam giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, với tổng diện tích đất tự nhiên là
16.717,02 ha thuộc nhóm đất phù sa sông Hồng rất thuận lợi cho việc phát triển sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước, các loại cây màu hàng năm như: ngô,
đậu tương, khoai lang, lạc, rau đậu các loại,...
Hệ thống đại lý, cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn huyện đã góp phần
tích cực trong việc cung ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch
hại trong sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các cửa hàng đã có trình độ hiểu biết về
BVTV góp phần quan trọng trong việc tư vấn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV
an toàn, hiệu quả, đồng thời còn là một kênh thông tin phản ánh kịp thời diễn biến
tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn cho cơ quan quản lý nhà nước về BVTV tại địa
phương. Tuy nhiên, các loại thuốc ngày càng nhiều, một số cửa hàng không tham
gia tập huấn chuyên môn, thậm chí còn kết hợp nhiều loại thuốc và bán theo nhu
cầu của nông dân không tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên ngành gây lãng phí
tiền và ô nhiễm môi trường, hiệu quả phòng trừ không cao (Trạm BVTV huyện Lý
Nhân, 2014). Ngoài ra, vẫn còn tồn tại các loại thuốc cấm, thuốc giả, thuốc không
có trong danh mục... gây tác động xấu đến môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng,
để lại dư lượng trong nông sản vượt mức cho phép...
Nhằm hạn chế những tồn tại nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
thuốc BVTV, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Do đó, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV, từ đó đề
xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trong nông nghiệp;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV trên địa
bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là gì, bao
gồm những nội dung gì?
- Quản lý và kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam hiện nay thực hiện như thế nào? Có những bất cập gì?
- Yếu tố nào tác động và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam?
- Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cần có những biện pháp gì và
thực hiện như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh thuốc BVTV và các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bao gồm:
- Các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện Lý Nhân
- Cán bộ phụ trách quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn huyện.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


- Một số hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu về các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
thuốc BVTV (chỉ tập trung vào các hoạt động quản lý việc bán thuốc thuốc BVTV
tại các cửa hàng thuốc BVTV, còn lại các hoạt động về quản lý, sản xuất, thuốc
BVTV thì tác giả không đề cập đến; các hoạt động sử dụng thuốc BVTV thì tác giả
chỉ tâp trung và nghiên cứu đánh giá của người sử dụng tại các cửa hàng (như loại
thuốc mua, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán, nhận thức của người sử dụng
về thuốc BVTV để không bị người kinh doanh bán cho các loại thuốc ngoài danh
mục, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng,…) và các giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc BVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.4.2.2 Phạm vị không gian
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
1.4.2.3 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh thuốc
BVTV được thu thập từ năm 2012 – 2015
Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong năm 2015
Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4



PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ
thực vật
2.1.1 Khái niệm, bản chất của quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật
2.1.1.1 Khái niệm quản lý và quản lý Nhà nước
- Khái niệm quản lý: Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một
quá trình theo những quy luật, định luật hay những nguyên tắc tương ứng nhằm để
cho hệ thống hay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt
được những mục đích đã định trước (Đỗ Quang Toàn và Mai Văn Bửu, 2008).
- Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp
luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (Đỗ Quang Toàn và
Mai Văn Bửu, 2008).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước
được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể
xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết

của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao
quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật (Đỗ Quang
Toàn và Mai Văn Bửu, 2008).
2.1.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự
nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự
phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại
chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác (Trần Văn Hai, 2008).
- Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật
+ Độc với cơ thể sinh vật: tác động đến hệ thần kinh làm sinh vật bị tê liệt và
dẫn tới tử vong.
+ Tồn dư lâu dài trong đất, nước qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể
người gây nhiều rối loạn và phát triển thành bệnh như ung thư, viêm loát ngoài da…
- Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật gây
hại, gồm: Thuốc trừ sâu; Thuốc trừ bệnh; Thuốc trừ cỏ; Thuốc trừ nhện; Thuốc trừ
mối; Thuốc điều hòa sinh trưởng; Thuốc trừ ốc; Thuốc trừ chuột... Việc phân loại
thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo đối tượng phòng
trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu
cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và
khả năng gây độc khác nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
2.1.1.3 Quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là thực hiện vai trò
giám sát của các cơ quan chức năng của quản lý Nhà nước. Trước hết là đảm bảo
những cơ quan, cá nhân, tổ chức về kinh doanh thuốc BVTV là phải thực hiện theo
đúng quy định, luật pháp của Nhà nước; người sử dụng thuốc BVTV được đúng về
mặt chất lượng, đảm bảo được an toàn cho con người từ người kinh doanh đến
người sử dụng và môi trường xung quanh; giảm thiểu được các tàn dư và các nguy
cơ rủi ro cho con người và môi trường. Thực hiện quản lý Nhà nước là thực hiện
những chức năng của các cơ quan công quyền trong QLNN về lĩnh vực thuốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


BVTV đề đảm bảo cho các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh vừa có hiệu quả,
vừa đúng hướng, vừa đúng luật pháp, vừa đảm bảo lợi ích cho con người, cho tiêu
dùng và sản xuất. Vì vậy, quá trình quản lý Nhà nước là quá trình tạo điều kiện để
cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV và đồng
thời xử lý các vấn đề trước, trong và sau khi sử dụng thuốc BVTV (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
Hoạt động quản lý kinh doanh thuốc của các cơ quan quản lý Nhà nước phải
chịu sự giám sát, quản lý của rất nhiều cơ quan. Tuy nhiên sự quản lý giám sát của
các cơ quan lại có những trách nhiệm, nhiệm vụ khác nhau. Theo Thông tư 21 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015 thì trách nhiệm của các cơ quan
được quy định cụ thể như sau:
Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

Cục bảo vệ thực vật


Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn

Chi cục bảo vệ thực
vật tỉnh, thành phố

Các ngành có
liên quan

Trạm bảo vệ thực
vật huyện

Các ngành có
liên quan

Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện
UBND xã, trị trấn

Cửa hàng, đại lý
kinh doanh thuốc
Bảo vệ thực vật

Người sử dụng
thuốc bảo vệ thực
vật

Sơ đồ 2.1 Quản lý Nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b)
Ghi chú:


Thể hiện mối quan hệ chỉ đạo, quản lý
Thể hiện quan hệ phối hợp thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan chủ quản ngành dọc
và chịu trách nhiệm quản lý chung.
- Cục bảo vệ thực vật: là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý thực hiện chức
năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm
vụ quản lý nhà nước đối với Ngành, lĩnh vực bảo vệ thực vật, phòng trừ sinh vật
gây hại, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, tranh tra chuyên ngành, về bảo
vệ và kiểm dịch thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Dưới góc độ quản lý kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ở cấp tỉnh, cấp
Huyện thì phải chịu sự giám sát, quản lý nhà nước của các đơn vị của tỉnh như:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan cao nhất quản lý về
nông nghiệp nói chung ở cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục
Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc buôn bán, quảng
cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV; phối hợp với UBND các huyện, thành phố,
thị xã quản lý chặt chẽ các cơ sở buôn bán thuốc BVTV; Định kỳ hàng quý, 6
tháng, một năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, buôn bán, quảng
cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2015b).
- Chi cục Bảo vệ thực vật: là cơ quan quản lý trực tiếp trong lĩnh vực bảo vệ
thực vật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc
buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV, xử lý các vi phạm theo
thẩm quyền; hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV; tham mưu cho Sở Nông nghiệp và

PTNT, UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo về công tác quản lý nhà nước trong việc
buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV ở địa phương; đào tạo và
cấp Giấy chứng nhận chuyên môn, chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV;
thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV cho tổ chức
và cá nhân có nhu cầu; Cấp Giấy vận chuyển, quảng cáo, hội thảo thuốc BVTV (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Sở Công thương có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường
thường xuyên phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Công an tỉnh kiểm tra việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


buôn bán, vận chuyển thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, xử lý các vi phạm theo thẩm
quyền; báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý về UBND tỉnh theo quy định (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
- Công an tỉnh có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, ngừa, phát
hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi, vi phạm hành chính trên các lĩnh
vực: vận chuyển thuốc BVTV, cháy nổ thuốc BVTV, gây ô nhiễm môi trường do
thuốc BVTV; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục những sơ hở, thiếu sót
trong công tác quản lý Nhà nước về: vận chuyển thuốc BVTV, cháy nổ thuốc
BVTV, gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2015b).
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo
phòng Tài nguyên và môi trường hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp xã quy hoạch địa
điểm lưu chứa và tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV theo pháp luật về môi trường;
phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các phòng ban liên

quan trên địa bàn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về thuốc BVTV; định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm báo cáo UBND
tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) về công tác quản lý buôn bán, quảng cáo, hội
thảo và sử dụng thuốc BVTV; hỗ trợ và vận động nhân dân đóng góp kinh phí cho
việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2015b).
- Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo
phòng trừ khi dịch hại xảy ra; chủ động phối hợp với trạm BVTV cấp huyện hướng
dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; ký xác nhận đơn xin cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV của tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa
bàn quản lý sau khi đã kiểm tra địa điểm bán, địa điểm lưu giữ thuốc BVTV; tổ
chức kiểm tra hoạt động buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV ở
địa phương và chịu trách nhiệm trước UBND huyện, UBND tỉnh trong việc quản lý
nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn mình quản lý; bố trí địa điểm chứa
đựng, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương theo hướng dẫn của
Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện. Địa điểm chứa đựng, xử lý vỏ bao bì
thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu sau: Xa nơi tập trung đông dân cư,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


trường học, bệnh viện, chợ; Không gây ô nhiễm đến nguồn nước sinh hoạt (giếng
nước, ao, hồ, sông, suối); Hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường;
Không bị ngập lụt, lũ; Phải được sự đồng ý của Phòng Tài nguyên Môi trường cấp
huyện; hỗ trợ và huy động nhân dân đóng góp kinh phí cho việc thu gom, tiêu hủy
vỏ bao bì thuốc BVTV; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy
đủ các văn bản hợp pháp của đoàn thanh tra, kiểm tra, phải xử lý theo thẩm quyền
các vi phạm hành chính liên quan đến thuốc BVTV xảy ra trên địa bàn quản lý và

gửi kết quả xử lý về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Thanh tra Sở) (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
2.1.2 Vai trò của quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật
Thuốc BVTV là đầu vào rất cần cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong
trồng trọt nhưng nó lại là con dao hai lưỡi vì nếu sử dụng đúng, hợp lý, tốt thì có
tác dụng khống chế được dịch bệnh, tăng được năng suất và chất lượng; còn nếu
không đúng mức thì nó phản lại tác dụng cho người kinh doanh thuốc, người sử
dụng thuốc; thứ hai là các tàn dư của hóa chất nằm trong sản phẩm gây độc hại,
không an toàn về mặt sức khỏe; thứ ba là làm ô nhiễm môi trường, suy giảm các
loài sinh thái, nhiễm độc…
Vì vậy, để quản lý phải khống chế được lưỡi bất lợi, phát huy lưỡi bất lợi do
đó hệ thống luật pháp sinh ra phải có cơ quan thực hiện nó. Giúp cho người kinh
doanh đảm bảo được kinh doanh đúng, giúp người sử dụng có được thuốc đúng.
Cuối cùng, đảm bảo cho môi trường và nền nông nghiệp phát triển bền vững. Do
vậy vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV được thể hiện
dưới một số góc độ sau:
Thứ nhất, do xuất phát của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật không thể tự mình giải quyết được hết
các mâu thuẫn phát sinh cho nên cần có sự quản lý của nhà nước giúp cho các
doanh nghiệp này định hướng đúng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Nhà nước có vai trò định hướng, kiểm soát thị trường, ngăn chặn các tình trạng như
đầu cơ tích trữ thuốc làm nhũng loạn thị trường và ngăn chặn tình trạng độc quyền
trong sản xuất và bán thuốc bảo vệ thực vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10



Thứ hai, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến các kiến thức
kỹ năng cơ bản đối với cả người bán và người sử dụng thuốc. Đặc biệt là những
người tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật là bà con nông dân, những người
không có nhiều kiến thức và kỹ thuật trong việc sử dụng. Sự quản lý của nhà nước
giúp hạn chế được những tác động xấu của thuốc bảo vệ thực vật tới sức khỏe của
con người và môi trường xung quanh.
Thứ ba, các văn bản chính sách của nhà nước về sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật giúp cho việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện được dễ dàng và phân định
rõ trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong quá trình thực hiện, tránh được tình
trạng đổ lỗi cho nhau trong quá trình thực hiện.
2.1.3 Đặc điểm quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật
+ Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Thuốc Bảo vệ thực vật là một mặt hàng kinh doanh đặc thù không giống như các
loại hàng hóa khác trên thị trường. Đây là một mặt hàng yêu cầu các điều kiện kinh
doanh khắt khe hơn rất nhiều so với các loại hàng hóa thông thường khác trên thị
trường.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều
kiện sau: Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Có cửa hàng
bán thuốc và kho chứa thuốc đúng quy định; Có trang thiết bị cần thiết bảo đảm an
toàn cho người, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp
luật (Quốc hội, 2013).
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người buôn bán thuốc bảo vệ thực
vật: Có văn bằng về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự
lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp; Có
giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
- Cửa hàng bán thuốc BVTV: Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải
được sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường; Phải xa khu dân cư,
trường học, bệnh viện, chợ và nguồn nước; Phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi
và môi trường; không bị ngập nước trong mọi tình huống; Có đầy đủ phương tiện

phòng chống cháy nổ và không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong một cửa hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


cùng với lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế và các hàng hoá vật tư
tiêu dùng khác, trừ phân bón (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015b).
- Kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các yêu cầu
sau: Địa điểm kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài khu công
nghiệp phải được sự chấp thuận bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường trở
lên; Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng
ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động;
Kho phải có các dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển biểu trưng nguy
hiểm in đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch có
kích thước như biểu trưng nguy hiểm của phương tiện; Kho thuốc phải đáp ứng các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2015b).
+ Thuốc BVTV là loại hàng hóa khác với kinh doanh các hàng hóa khác.
Đối với các hoạt động kinh doanh các mặt hàng khác thì không có sự quản lý chặt
chẽ về lượng dùng và lượng hàng hóa tiêu thụ. Thuốc bảo vệ thực vật là hàng hóa
không khuyến khích dùng nhiều mà sẽ hướng đến: dùng đúng, dùng đủ, đảm bảo
chất lượng, an toàn cho người và các sản phẩm nông nghiệp. Vì nếu trong sản xuất
nông nghiệp dùng nhiều, dùng thừa, dùng quá liều lượng và không đảm bảo thời
gian cách ly thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm của các sản phẩm nông nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và người tiêu dùng các hàng hóa nông sản còn tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thuốc Bảo vê thực vật là đầu vào cần thiết trong nông nghiệp và được

kinh doanh nhiều từ các công ty nhập khẩu, sản xuất, sang chai đóng gói, đến các
đại lý, cửa hàng bán lẻ. Các cửa hàng bán lẻ thuốc bảo vệ thực vật từ xưa chủ yếu
là xuất phát từ người nông dân trưởng thành từ sản xuất, ít có trình độ chuyên sâu
như kinh doanh các mặt hàng khác nên việc cấp phép điều kiện kinh doanh cho các
đối tượng kinh doanh không có trình độ rất khó khăn. Do vậy, để tập huấn và cấp
chứng chỉ hàng nghề cho các đối tượng này cần có thời gian và phải thực hiện
nghiêm túc, đảm bảo để hạn chế các rủi ro từ hoạt động kinh doanh và hướng dẫn
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


+ Địa bàn phân bố các cửa hàng bán lẻ ở các vùng nông thôn, phân tán, tạo
ra sự khó khăn trong quản lý Nhà nước. Các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật nhỏ lẻ chủ yếu nằm sâu trong khu vực dân cư, người kinh doanh nhỏ lẻ ít
có trình độ và hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật. Cùng với đó là các cửa hàng này
được kinh doanh xen lẫn với các khu vực dân cư sinh sống nên ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động quản lý đặc biệt là làm cho nguồn lực, kinh phí cho quản lý tăng cao.
+ Trên thị trường có rất nhiều nguồn cung ứng thuốc BVTV, quản lý các
loại thuốc, nhất là các loại thuốc từ Trung Quốc nên đòi hỏi nhà quản lý phải phân
định chất lượng, chủng loại thuốc được cấp phép và không được cấp phép.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật
2.1.4.1 Kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật đúng theo danh mục được cấp phép
Các Thông tư gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thông
tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thông tư số 37/2013/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2013 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư

số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 có ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Nhưng đến đầu
năm 2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố danh mục các loại
thuốc BVTV được phép lưu hành, sử dụng, cấm sử dụng đã được quy định rõ trong
thông tư 03 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 29 tháng 1
năm 2015 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015a).
- Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng: Danh mục thuốc đã đăng ký,
khảo nghiệm và được cấp phép đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép
lưu hành tại Việt Nam (theo thông tư 03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn). Đây là danh mục các loại thuốc BVTV có các hoạt chất, tên các loại
thuốc BVTV của các công ty đã đăng ký, được khảo nghiệm và được cấp phép lưu
hành, sử dụng, buôn bán trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Danh mục thuốc BVTV
này bao gồm các loại thuốc như: thuốc sử dụng trong nông nghiệp; thuốc trừ mối;
thuốc bảo quản nông sản; thuốc khử trùng kho; thuốc sử dụng cho sân golf; thuốc
xử lý hạt giống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Bảng 2.1 Số lượng hoạt chất và thương phẩm thuốc Bảo vệ thực vật được cấp
phép sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam
Số lượng hoạt
chất

Số lượng thương
phẩm

- Thuốc trừ sâu


769

1690

- Thuốc trừ bệnh

607

1295

- Thuốc trừ cỏ

223

678

- Thuốc trừ chuột

10

26

- Thuốc trừ điều hòa sinh trưởng

51

143

- Chất dẫn dụ côn trùng


8

9

- Thuốc trừ ốc

26

141

- Chất hỗ trợ (chất trải)

5

6

12

16

Chỉ tiêu
1. Thuốc sử dụng trong nông nghiệp

2. Thuốc xử lý hạt giống
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh

10
11

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015a)

Lượng thuốc BVTV tại Việt Nam đang tăng quá nhanh. Theo Thông tư 21
năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh mục thuốc BVTV
được phép sử dụng đến năm 2015 là rất lớn (Bảng 2.1). Trong Thông tư mới này
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ quy định các danh mục thuốc, hoạt
chất được phép sử dụng tại Việt Nam chứ không đề cập đến các loại thuốc hạn chế
sử dụng và khuyến khích sử dụng. Nhưng theo các quy định thì các loại thuốc
BVTV hạn chế sử dụng là các loại thuốc có hoạt chất độc tố cao, khó phân hủy, có
thời gian tồn tại lâu dài trong môi trường. Thuốc BVTV khuyến khích sử dụng là
các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Theo quy định mới thì tất cả các loại
thuốc BVTV đều phải được quản lý sử dụng và kinh doanh chặt chẽ chứ không nới
lỏng quản lý với bất kỳ các loại thuốc, loại hoạt chất nào (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, 2015a).
- Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng và kinh doanh tại Việt Nam được
quy định theo Thông tư 03/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Là
danh mục các loại thuốc có chứa các chất cấm sử dụng trong nông nghiệp được quy
định tại thông tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×