Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ảnh hưởng của stress lạnh và mức độ cho ăn đến trao đổi chất cơ bản, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và một số tập tính ở bê nuôi thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.03 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

NGUYỄN ANH DŨNG

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS LẠNH VÀ MỨC ĐỘ CHO ĂN ĐẾN
TRAO ĐỔI CHẤT CƠ BẢN, TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT
DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở BÊ NUÔI THỊT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------


NGUYỄN ANH DŨNG

ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS LẠNH VÀ MỨC ĐỘ CHO ĂN ĐẾN
TRAO ĐỔI CHẤT CƠ BẢN, TỶ LỆ TIÊU HÓA CÁC CHẤT DINH
DƯỠNG VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở BÊ NUÔI THỊT

CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS.VŨ CHÍ CƯƠNG
PGS.TS. ÐẶNG THÁI HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được công bố trong bất kỳ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên

Nguyễn Anh Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn và dạy dỗ
tận tình của các thầy cô giáo. Sự động viên, ủng hộ của bạn bè đồng nghiệp và
người thân trong suốt thời gian 2 năm học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Vũ Chí Cương,
Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi; PGS.TS. Đặng Thái Hải, giảng viên Học viện
Nông Nghiệp Việt Nam; TS. Phạm Kim Cương, phó bộ môn Dinh Dưỡng, Thức ăn
Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi; đã luôn tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Tôi cũng gửi lời cám ơn chân
thành và sâu sắc tới các anh, chị hiện công tác tại Bộ môn Dinh Dưỡng, Thức ăn
Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, các thầy cô giáo đang công tác tại khoa Chăn nuôi –
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn vật nuôi,
Viện Chăn nuôi đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, sẵn lòng giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin bày tỏ tình cảm và tình yêu chân thành của mình tới gia đình,
những người luôn cổ vũ, động viên, tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành tốt luận án tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2015
Học viên
Nguyễn Anh Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i


LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC BẢNG

vi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Hiểu biết chung về bò Vàng Việt Nam

4

1.2. Cơ sở lý luận


5

1.2.1. Định nghĩa và khái niệm stress

5

1.2.2. Nhiệt độ trung tính, nhiệt độ tới hạn cận trên và cận dưới

6

1.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hòa thân nhiệt ở gia súc

6

1.3. Stress do lạnh và ảnh hưởng đến bò thịt

7

1.3.1. Stress do lạnh

7

1.3.2. Các ảnh hưởng của stress lạnh đến gia súc nhai lại

9

1.4. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt trên gia súc nhai lại tại Việt Nam và trên
thế giới

20


1.4.1. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt trên gia súc nhai lại trên thế giới

20

1.4.2. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt trên gia súc nhai lại tại Việt Nam

22

1.5. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này

24

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1. Nội dung nghiên cứu

25

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

25

Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

32

3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ và mức độ cho ăn đến mức thu nhận thức ăn


32

3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và mức độ cho ăn tới tiêu hóa các chất dinh
dưỡng

34

3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và mức độ cho ăn tới hàm lượng urê huyết

38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và khẩu phần ăn tới quá trình sử dụng năng lượng
trong thức ăn và quá trình sản nhiệt

40

3.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đên quá trình thu nhận năng lượng trong
thức ăn

40

3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và mức độ cho ăn đến quá trình sử dụng
năng lượng trong thức ăn và quá trình sản nhiệt


41

3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ và khẩu phần ăn tới các phản ứng sinh lý, tập tính
của bê thịt

44

3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh và mức ăn đến tăng trưởng của bê

47

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs

Cộng sự

et al


Cộng sự

Mean

Giá trị trung bình

KLTĐ

Khối lượng trao đổi

SE

Sai số chuẩn

ACIAR

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Australia

VCK

Vật chất khô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT


Tên bảng

Trang

1.1 Nhiệt độ nguy kịch cận dưới ở bò thịt

8

1.2 Ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi bò đến FHP

18

2.2 Thành phần hóa học của hai loại thức ăn dùng trong thí nghiệm

27

3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ mức độ cho ăn đến lượng thức ăn thu nhận thức ăn

32

3.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mức độ cho ăn tới tiêu hóa các chất dinh dưỡng.

35

3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và khẩu phần cho ăn tới hàm lượng urê huyết

39

3.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và các mức ăn đến thu nhận năng lượng thức ăn


40

3.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ và mứcđộ cho ăn đến sản xuất nhiệt

42

3.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ và khẩu phần ăn tới các tập tính của bê thịt

44

3.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh và mức ăn tới tăng trưởng

47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường trong đó có nhiệt độ, có ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và
sinh sản vật nuôi, và là yếu tố chính liên quan đến tổn thất trong chăn nuôi gia súc
(Pierre et al., 2003). Đối với những nước nhiệt đới như Việt nam, ảnh hưởng của
nhiệt độ cao (nóng) thường được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, do biến đổi khi
hậu, gần đây nhiệt độ thấp (lạnh) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý vì chúng gây ra các tổn thất
kinh tế khá lớn cho chăn nuôi gia súc nhai lại.
Thời tiết rất lạnh xảy ra vào mùa đông năm 2008 và 2011 ở vùng cao miền

núi phía bắc Việt Nam là ví dụ điển hình về các tác động tiêu cực của thời tiết lạnh
đến chăn nuôi gia súc nhai lại. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại một số khu vực
miền núi trong năm 2008 là dưới 00C (ví dụ ở Sa Pa -10C và Mẫu Sơn -20C) và băng
giá xuất hiện cùng với nhiệt độ thấp diễn ra trong nhiều ngày ở nhiều tỉnh như Lạng
Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu. Hậu quả là, chỉ riêng tỉnh Sơn La, số
lượng gia súc chết trong năm 2008 là 6.490 con trâu và 2.109 bò, trong năm 2011 là
7.138 con trâu và 5.728 bò. Theo Tổng cục Thống kê (tháng 2 năm 2014), do ảnh
hưởng của nhiệt độ xuống quá thấp trong thời gian dài nên có khoảng 2 nghìn con
trâu, bò bị chết đói và chết rét, chủ yếu là trâu, bò già và bê, nghé non. Ước tính số
lượng trâu 2/2014 của cả nước giảm khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2013; số lượng
bò giảm khoảng 1%.
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các vùng ôn đới để đánh giá ảnh
hưởng của nhiệt độ quá thấp vào mùa đông đến bò Bos taurus và phản ứng của gia
súc về sinh lý, năng suất khi được nuôi trong nhiệt độ quá lạnh. Tuy nhiên các
nghiên cứu kiểu này trên bò Bos indicus nuôi trong các điều kiện nhiệt đới gần như
không có và rất cần được tiến hành. Các nghiên cứu trước đây được thực hiện cho
thấy khi kéo dài thời gian tiếp xúc với môi trường lạnh đã làm tăng quá trình trao
đổi chất cơ bản cũng như tăng quá trình sản nhiệt (Slee, 1971). Tính ngon miệng
cũng được kích thích khi thời tiết lạnh, có thể do tăng quá trình trao đổi chất nhờ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


tăng lượng thức ăn thu nhận (Young, 1975). Thời tiết lạnh kích thích gia súc ăn vào,
nhưng nếu tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh có thể làm giảm lượng thức ăn thu nhận và
làm quá trình trao đổi chất cơ bản tăng 20-30% (Young, 1987). Webster (1970) báo
cáo rằng quá trình trao đổi chất cơ bản của gia súc tăng lên để duy trì nhiệt độ cơ
thể không đổi, do đó có ít năng lượng sẵn sàng cho sinh trưởng và đã làm giảm hiệu
quả sử dụng thức ăn. Young (1981) giải thích rằng chức năng đường ruột bị ảnh

hưởng do lạnh đã làm giảm mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm
hiệu quả sử dụng thức ăn. Đối với cừu, tỷ lệ tiêu hóa chất khô của thức ăn giảm
trung bình 0,31% khi nhiệt độ giảm đi 10C và đối với bê ở ngoài chuồng nuôi có tỷ
lệ tiêu hóa chất khô thức ăn giảm trung bình 8% so với bê nuôi ở trong chuồng kín
ấm áp (Christopherson, 1976). Việc giảm tỷ lệ tiêu hóa chất khô khi giảm 10C đối
với bê là 0,21% và bê đực thiến là 0,08%. Điều này cho thấy chức năng cơ quan
tiêu hóa của gia súc non bị ảnh hưởng rõ rệt hơn so với gia súc lớn hơn hoặc trưởng
thành (Christopherson ,1976). Tuy nhiên, quá trình sản nhiệt tăng đáng kể và không
ảnh hưởng ở mức dinh dưỡng khác nhau. Việc gia tăng sản nhiệt trong điều kiện
lạnh là do tăng quá trình dị hóa mỡ của cơ thể (Blaxter và Wainman, 1961).
Bò châu Âu (Bos taurus) có xu hướng chịu lạnh tốt (Praks, 1997). Đây là
lý do vì sao sau các nghiên cứu vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, hiện
không có nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của stress nhiệt do lạnh đến sử
dụng chất dinh dưỡng và năng suất của bò được tiến hành gần đây (Praks, 1997).
Để đối phó và giảm thiểu ảnh hưởng của của nhiệt độ thấp đến gia súc nhai lại,
ngoài các nghiên cứu về stress do nóng, các nghiên cứu về ảnh hưởng của stress
lạnh đối với gia súc nhai lại cũng rất cần được tiến hành. Một lý do quan trọng khác
nữa là các nghiên cứu trước đây về stress lạnh chủ yếu tiến hành trên bò Bos tarus
các tài liệu nghiên cứ về đáp ứng đối với stress lạnh trên bò Bos indicus gần như
không có.
Nhằm bổ sung và làm phong phú thêm tri thức của chúng ta về đáp ứng của
bò Bos indicus, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của stress lạnh trên gia súc nhai lại,
được sự tài trợ của dự án ACIAR, LPS/2008/049. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu "Ảnh hưởng của stress lạnh và mức độ cho ăn đến trao đổi chất cơ bản, tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng và một số tập tính ở bê nuôi thịt”
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của nghiên cứu này là đánh giá tương tác giữa nhiệt độ thấp
của môi trường và mức ăn tới lượng thức ăn thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng, trao đổi chất cơ bản, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, và một số tập tính ở
bê nuôi thịt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiểu biết chung về bò Vàng Việt Nam
Bò Vàng Việt Nam là một giống bò thuộc nhóm Bos indicus. Giống bò Vàng
của Việt Nam có nguồn gốc từ nhiều giống bò của các nước lân cận
như Lào, Campuchia, Mianma, Ấn Độ và Trung Quốc nhưng chủ yếu được hình
thành từ hai giống bò Trung Quốc và Ấn Độ. Qua nhiều đời tạp giao giữa các giống
bò trên đã hình thành nên giống bò Vàng Việt Nam. Đó là kết quả của quá trình
chọn lọc và thích nghi tự nhiên.Vùng phân bố chủ yếu ở Hà Giang, Lạng Sơn,
Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên (vi.wikipedia.org, 2014).
Theo Trần Trung Thông và cs. (2010) giống bò Vàng Việt Nam có chung
màu lông vàng, song cũng biểu thị sự đa dạng về ngoại hình như màu sắc lông, tầm
vóc cơ thể và được nuôi ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Đặc điểm chung
nhất của giống là sắc lông màu vàng, da mỏng, lông mịn, tầm vóc nhỏ bé. Khối
lượng bò cái trung bình là 160 - 200 kg và bò đực là 250 - 300 kg. Kết cấu thân hình
cân đối, bò cái tiền thấp, hậu cao, bò đực tiền cao, hậu thấp. Đầu bò cái thanh hơn
bò đực, sừng nhỏ, ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm; trong khi đó, ở bò đực mõm ngắn,
mạch máu nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn. Cổ bò cái thanh, nhưng cổ bò đực to, dày.
Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ. Giống bò Vàng Việt Nam có
một số ưu điểm nổi bật, chịu đựng tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, thích nghi

được với phương thức chăn nuôi tận dụng, đầu tư ít; bò thành thục sớm, mắn đẻ.
Song, bò có nhược điểm lớn nhất là không đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm
canh và hiệu quả kinh tế thấp vì sinh trưởng chậm, năng suất thịt và sữa rất thấp, tỷ
lệ thịt xẻ thấp. Ngoài những đặc điểm nêu trên, giống bò Vàng Việt Nam được sử
dụng chủ yếu cho cày kéo. Khả năng cày kéo của bò tốt, có thể làm việc được ở
nhiều địa hình khác nhau. Đồng thời, bò còn được sử dụng làm nguồn lực kéo xe,
kéo gỗ,...ở hầu hết các vùng nông thôn trong cả nước.
Cũng theo nhóm tác giả trên, khối lượng trung bình của giống bò Vàng Việt
Nam từ 2 đến 5 tuổi là 199,06 kg, biến động từ cao nhất 356 kg đến thấp nhất 105
kg. Đối với kích thước một số chỉ tiêu chính của giống bò Vàng Việt Nam như dài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thân chéo được xác định là 111,71 cm, cao nhất là 138 cm và thấp nhất là 91 cm;
vòng ngực trung bình là 138,33 cm, cao nhất là 176 cm và thấp nhất là 108 cm; các
chỉ tiêu cao vây và cao khum trung bình là 115,45 cm và 116,63 cm và dài tai trung
bình là 17,82 cm, dài nhất là 21 cm và ngắn nhất là 15 cm.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Định nghĩa và khái niệm stress
Từ "stress" trong tiếng Anh có nghĩa là sức ép, áp lực. Trong sinh học thuật
ngữ "stress" mang ý nghĩa khác, có tính khái quát rộng hơn (Nguyễn Xuân Tịnh và
cs., 1996).
Stress là trạng thái mất cân bằng nội môi của cơ thể, là trạng thái sinh lý
không bình thường xảy ra do tác động của các yếu tố bất lợi trong và ngoài cơ thể.
Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, phải chịu các tác nhân stress, cơ thể không duy
trì được trạng thái cân bằng nội môi, con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải
qua quá trình stress để thích nghi với ngoại cảnh mới. Khi tác nhân stress vượt quá
giới hạn chịu đựng, sự duy trì cân bằng nội môi gặp khó khăn, con vật bị stress

nặng và có thể bị chết.
Khi gia súc lâm vào trạng thái stress thì hầu như toàn bộ năng lượng của cơ
thể đều được huy động sử dụng để vượt qua stress. Do đó năng lượng cho tích lũy
để tăng trọng, để sinh sản, để tiết sữa... đều bị suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự
sụt giảm năng suất vật nuôi về mọi mặt gây tác hại cho chăn nuôi (Nguyễn Xuân
Tịnh và cs., 1996).
Stress nhiệt là hiện tượng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi ở tất cả các vùng: ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới trên hành tinh này. Gia súc
bị stress nhiệt phải trải qua hàng loạt các thay đổi về trao đổi chất và sinh lý (Mahrun-Nissa et al., 1999). Những thay đổi này là rất cần thiết cho sự đáp ứng và sự
sống còn của gia súc (Mahr-un-Nissa et al., 1999). Dinh dưỡng cân bằng vô cùng
quan trọng trong stress nhiệt, sự không cân bằng dinh dưỡng có thể là có ảnh hưởng
rất tiêu cực tới năng suất (Christopherson và Kennedy, 1983; Beede et al., 1983).
Cơ quan nhận cảm nhiệt độ lạnh hay nóng nằm trên da cũng như ở tủy sống
gia súc (Bligh, 1973; Johnson, 1976). Cơ quan nhận cảm nhiệt độ liên tục cung cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


các thông tin cho hệ thần kinh trung ương về tình trạng nhiệt độ bên ngoài, trao đổi
năng lượng của cơ thể (Young, 1981). Gia súc vì thế có thể đáp ứng về sinh lý với
môi trường xung quanh và đáp ứng với tập hợp các thông tin nhận được từ cơ quan
thụ cảm (Young, 1981).
1.2.2. Nhiệt độ trung tính, nhiệt độ tới hạn cận trên và cận dưới
Bò thịt cũng như các loại gia súc khác, có một khoảng nhiệt độ được gọi là
nhiệt độ trung tính. Vùng nhiệt độ này được giới hạn là nhiệt độ nguy kịch cận trên
và nhiệt độ nguy kịch cận dưới.
Vùng nhiệt trung tính là vùng nhiệt mà tại đó nhiệt sản sinh trong trao đổi
chất là thấp nhất (Kadzere et al., 2002). Tại vùng này năng suất bò là cao nhất, chi
phí cho các hoạt động sinh lý của cơ thể là thấp nhất (Johnson, 1987). Thông

thường vùng nhiệt trung tính thay đổi từ nhiệt độ nguy kịch cận dưới tới nhiệt độ
nguy kịch cận trên. Các cận này phụ thuộc vào tuổi gia súc, loài, giống, lượng thức
ăn thu nhận, thành phần khẩu phần, khả năng thích nghi, năng suất, kiểu chuồng
trại,… (Yousef, 1985). Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng vùng nhiệt
trung tính của bò sữa là khoảng từ 50C tới 250C. Theo Britt Hicks (2007) khoảng
nhiệt mà bò sống thoải mái nhất là khoảng từ 150C tới 250C.
Nhiệt độ môi trường mà dưới đó tốc độ sản xuất nhiệt của gia súc ở trạng thái
nghỉ phải tăng lên để duy trì cân bằng nhiệt chính là nhiệt độ nguy kịch cận dưới.
Nhiệt độ môi trường mà tại đó gia súc tăng sản xuất nhiệt, do nhiệt độ cơ thể
tăng lên vì thải nhiệt do bốc hơi không đủ đó chính là nhiệt độ nguy kịch cận trên
(Yousef, 1985). Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể vượt quá khả năng thải nhiệt do bốc
hơi, nhiệt độ cơ thể tăng lên và gia súc có thể bị chết do thân nhiệt quá cao (Allan
và Dan, 2005). Thông thường nhiệt độ cơ thể bò là 38,50C. Bò bị stress nhiệt khi
nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,20C.
1.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hòa thân nhiệt ở gia súc
Hệ thần kinh trung ương là cơ quan phối hợp và điều hòa các chức năng tối
quan trọng của cơ thể, một trong các chức năng đó là duy trì thân nhiệt, với sự tham
ra của các nơron thần kinh cảm giác (nơron hướng tâm) và nơron vân động (nơron
ly tâm), hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, các tuyến nội tiết và các hormon.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Bởi vậy, khi nhiệt độ môi trưởng thay đổi sẽ tác động vào trung khu điều tiết
nhiệt ở vùng dưới đồi (Hypothalamus), rồi chuyển lên vỏ não. Từ vỏ não, các hưng
phấn truyền ra theo thần kinh vận động đến cơ để điều khiển các hoạt động có thể
làm tăng hoặc giảm cường độ trao đổi chất. Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn
tác động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, sự co giãn mao
mạch, kích thích hoặc ức chế tuyến giáp, tuyến trên thận tiết hormon tham gia điều

tiết thân nhiệt thông qua sự tăng giảm trao đổi chất (Nguyễn Xuân Tịnh và cs., 1996).
Một số hormon tham gia quá trình điều hòa nhiệt như hai hormon adrenalin và
noradrenalin của miền tủy thượng thận kích thích quá trình chuyển hóa gluxit: tăng
glucose huyết, thyroxin của tuyến giáp kích thích quá trình trao đổi chất (sản nhiệt).
Các hormon của thùy trước tuyến yên có liên quan đến điều hòa nhiệt gồm có:
Somatotropin hormon tác động trực tiếp lên các tế bào của cơ thể,
adrenocorticotropin hormon kiểm soát hoạt động tiết corticoid của tuyến thượng thận;
ngoài ra trong các hormon của thùy sau tuyến yên chỉ có vasopressin kiểm soát huyết
áp và loại bỏ nước từ thận là có liên quan đến điều hòa nhiệt (Jean Pagot, 2002).
Như vậy, hệ thần kinh và các tuyến nội tiết đóng vai trò tối quan trọng trong
điều hòa thân nhiệt ở gia súc. Khi có bất cứ một trục trặc nào trong hệ thống này,
các hoạt động điều khiển không bình thường dẫn đến thân nhiệt gia súc sẽ bị rối
loạn từ đó gây nên các trạng thái bệnh lý khác nhau.
1.3. Stress do lạnh và ảnh hưởng đến bò thịt
1.3.1. Stress do lạnh
Theo Young (1981), khoảng 2/3 gia súc ở Bắc Mỹ được nuôi trong khu vực
có nhiệt độ vào tháng 1 dưới 00C và ít nhất có 3 tháng mùa đông nhiệt độ thấp hơn
00C. Lạnh được trải nghiệm ở từng cá thể, nên ảnh hưởng của lạnh rất khác biệt
giữa các cá thể và phụ thuộc vào tuổi, giống, dinh dưỡng, giai đoạn sinh lý và đáp
ứng với nhiệt độ thấp cũng như quản lý (Ashley, 2013). Vì phụ thuộc vào nhiều yếu
tố nên nhiệt độ nguy kịch cận dưới - là nhiệt độ mà dưới nó gia súc phải tăng tốc độ
sản nhiệt từ cơ thể để đảm bảo đẳng nhiệt (Young, 1981; Young, 1986), hay là
nhiệt độ tại đó gia súc cảm thấy lạnh và phải tăng nhiệt sản xuất ra trong cơ thể để
giữ ấm (Wagner, 1988), cho các loại bò cũng rất khác nhau (Bảng 1.1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.1: Nhiệt độ nguy kịch cận dưới ở bò thịt (Christopherson, 1985)

Khối lượng (kg)

Nhiệt độ tối thấp (°C)

Bò cái chửa kỳ cuối

500

-26

Bò cái vắt sữa

500

-47

Bê và bò sinh trưởng

200

-31

Bò vỗ béo

400

-45

Bê mới sinh


35

8

Bê một tháng tuổi

50

-2

Loại bò

Ảnh hưởng của lạnh (nhiệt độ thấp) đến bò nói chung, gia súc gia cầm nói
riêng được chia thành hai loại đáp ứng tức thì và đáp ứng lâu dài.
Đáp ứng tức thì với nhiệt độ thấp
Quá lạnh có thể làm bò chết (Hutchinson, 1968) hoặc có thể gây các hội
chứng kế phát làm giảm năng suất sau đó như gây ra các rối loạn tiêu hóa và hô
hấp, gây bệnh đi ỉa ở gia súc non và viêm phổi (Webster,1970; ASAE, 1974). Mặt
khác trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gia súc có khuynh hướng tạm thời
giảm lượng thức ăn thu nhận và trở nên mẫn cảm với lạnh. Tuy nhiên giảm lượng
thức ăn ăn vào trong điều kiện lạnh không quan sát thấy trong nghiên cứu của tác
giả Ashley (2013) có thể vì trong nghiên cứu này thức ăn đã được hạn chế, thức ăn
phù hợp với điều kiện lạnh và thời tiết không quá lạnh.
Đáp ứng lâu dài với nhiệt độ thấp
Đáp ứng lâu dài với nhiệt độ thấp đầu tiên làm tăng cách nhiệt, phát triển
tấm áo khoác (lông dài ra và dầy lên) mùa đông để chống lạnh. Đáp ứng tiếp theo là
đáp ứng về thích nghi trao đổi chất với nhiệt độ thấp như tăng trao đổi cơ bản. Trao
đổi cơ bản là một chỉ thị về đáp ứng trao đổi chất để thích nghi với lạnh. Các gia
súc thích nghi với lạnh tồn tại và bị ảnh hưởng do lạnh ít hơn so với gia súc chưa
thích nghi và gia súc non (Ashley, 2013). Bò có xu hướng ở lại vùng tiểu khí hậu có

nhiệt độ trên nhiệt độ nguy kịch cận dưới (lower critical temperature (LCT): -230C
(Houseal and Olson, 1995).
Tóm lại, stress lạnh ở bò được hiểu là trạng thái mà tại đó do tác động của
thời tiết lạnh, vật nuôi bắt đầu xuất hiện các điều chỉnh ở mức độ mô bào và toàn bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


cơ thể gia súc, giúp chúng tránh được các rồi loạn chức năng sinh lý và làm cho gia
súc thích nghi tốt hơn với môi trường ngoài. Theo Kadzere et al. (2002), để duy trì
được trạng thái đẳng nhiệt, gia súc cần ở trạng thái cân bằng nhiệt với môi trường.
1.3.2. Các ảnh hưởng của stress lạnh đến gia súc nhai lại
+ Lượng thức ăn ăn vào, tiêu hóa các chất dinh dưỡng, giá trị năng
lượng của thức ăn
Tính ngon miệng được kích thích khi thời tiết lạnh, có thể do tăng quá trình
trao đổi chất mà tăng lượng thức ăn ăn vào (Young, 1975). Thời tiết lạnh kích thích
gia súc ăn vào, nhưng nếu tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh có thể làm giảm lượng thức
ăn ăn vào (Young, 1987). Graham et al. (1982) cho thấy cừu bị stress do lạnh chăn
thả đã tăng lượng chất khô ăn vào từ 20% đến 40% để tạo nhiệt giữ ấm cơ thể.
Tương tự Baile và Forbes (1974) cũng quan sát thấy tăng lượng thức ăn ăn vào ở bò
bị stress lạnh. Khi stress lạnh lượng thức ăn ăn vào thường tăng (Kennedy et al.,
1986; Minton, 1986; Young, 1986). Tuy nhiên tùy thuộc vào chất lượng khẩu phần
và sự thích ứng với nhiệt độ lạnh của bò (Young, 1986).
Ngược lại, cũng có quan sát cho thấy bò cái chỉ chăn thả không lại ăn ít hơn
khi nhiệt độ lạnh (Adams et al., 1986) và lượng thức ăn ăn vào đã giảm 44% trong
thời gian nhiệt độ là -15 và -27°C (Adams et al., 1986). Kartchner (1996) thấy một
kết quả tương tự ở bò chăn thả ngoài trời lạnh. Khi giảm lượng cỏ ăn vào, bò phải
huy động mỡ dự trữ để giữ nhiệt cơ thể (Webster, 1974). Kennedy and Milligan
(1978) thậm chí lại quan sát thấy lượng thức ăn ăn vào không đổi khi bò bị lạnh,

stress lạnh đã làm giảm hoạt động lên men ở dạ cỏ 1/3, nhưng lên men sau dạ cỏ thì
không bị ảnh hưởng bởi stress do lạnh. Mossberg và Jönsson (1996) nghiên ứu ảnh
hưởng của nhiệt độ ở bò đực sinh trưởng thấy không có hoặc có rất ít ảnh hưởng
của nhiệt độ đến lượng năng lượng ăn vào. Khi bị stress lạnh bò nghỉ để dự trữ năng
lượng và giảm gặm cỏ cho đến khi nhiệt độ ấm hơn (Malechek and Smith, 1976).
Nhiệt độ lạnh có tương quan với lượng chất hữu cơ ăn vào (Malechek và Smith,
1976; Adams et al., 1986).
Thông thường người ta giả sử rằng lạnh kích thích lượng thức ăn ăn vào tăng
lên để phù hợp với tăng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể gia súc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Young (1981) giải thích rằng chức năng đường ruột bị ảnh hưởng do lạnh đã
làm giảm mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng
thức ăn. Đối với cừu, tỷ lệ tiêu hóa chất khô của thức ăn giảm trung bình 0,31% khi
nhiệt độ giảm đi 10C và đối với bê nuôi ở ngoài trong điều kiện lạnh có tỷ lệ tiêu
hóa chất khô thức ăn giảm trung bình 8% so với bê nuôi ở trong chuồng kín ấm áp
(Christopherson, 1976). Việc giảm tỷ lệ tiêu hóa chất khô khi giảm 10C đối với bê
là 0,21% và bê đực thiến là 0,08% cho thấy chức năng cơ quan tiêu hóa của gia súc
non là yếu tố bị ảnh hưởng rõ rệt hơn so với gia súc lớn hơn hoặc trưởng thành
(Christopherson ,1976). Tỷ lệ tiêu hóa mùa đông thường thấp hơn mùa hè, tỷ lệ tiêu
hóa cho gia súc nhai lại thường giảm vào mùa đông (NRC, 1981). Khi lạnh nhai lại
tăng, vận động của dạ cỏ dạ lá sách, dạ múi kế tăng, tốc độ vận chuyển dưỡng chấp
trong đường tiêu hóa tăng, dung tích dạ dạ bốn túi giảm (Kennedy et al., 1976;
Kennedy et al., 1977; Gonyou et al., 1979) do đó giảm hiệu quả tiêu hóa
(Christopherson, 1976; Kennedy and Milligan, 1978; Nicholson et al., 1980). Giảm
tiêu hóa vật chất khô do lạnh đã được nhiều tác giả đề cập (Christopherson, 1976;
Kennedy và Milligan, 1978; Nicholson et al., 1980; Kennedy, 1985).

Do thay đổi trong dạ cỏ nên tiêu hóa giảm đặc biệt là tiêu hóa thức ăn thô
(Young và Degan,1981), chủ yếu là do tốc độ vận chuyển dưỡng chấp trong đường
tiêu hóa tăng và đường tiêu hóa vận động nhiều hơn (Young, 1981). Christopherson
(1976) thấy chức năng tiêu hóa của gia súc nhai lại còn non và nhỏ bị ảnh hưởng
đáng kể hơn do lạnh so với gia súc lớn tuổi.
Bò cái đang cho con bú mẫn cảm với lạnh hơn bò sinh trưởng. Theo các tác
giả ở Canada, nhu cầu thức ăn có thể tăng hơn 30 - 70% do ảnh hưởng của lạnh mùa
đông (Jordan et al., 1968; Hironaka and Peters, 1969). Tăng nhu cầu về thức ăn mùa
đông có thể chủ yếu là do giảm tiêu hóa và tăng nhu cầu duy trì. Cừu và bào thai
không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp (Jordan et al., 1968; Hironaka and Peters
1969).
Hàm lượng năng lượng thuần cho tăng trọng của khẩu phần (NEg) giảm từ
1,29 Mcal/kg ở bò nuôi trong nhà xuống 0,76 Mcalkg ở bò nuôi ngoài trời (Delfino
và Mathison, 1991). Bò ngoài trời sử dụng 21% năng lượng ăn vào dưới dạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


protein trong khi bò trong nhà chỉ dùng 14% năng lượng ăn vào dưới dạng protein,
đây là nguyên nhân tại sao NEg của thức ăn trong điều kiện lạnh lại thấp (Delfino
và Mathison, 1991).
Do tiêu hóa giảm, nhu cầu năng lượng cho duy trì tăng đã làm giảm tính sẵn
có của năng lượng ăn vào cho tăng trọng. Nghiên cứu trước đó (Suleiman and
Mathison, 1979) cho thấy có sự giảm đáng kể hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi
(ME) cho tăng trọng trong mùa đông.
Trong điều kiện nhiệt độ bình thường tỷ lệ tiêu hóa năng lượng không bị ảnh
hưởng khi lượng thức ăn ăn vào tăng (Delfino and Mathison, 1991). Kết quả này
hơi ngược so với bình thường: tỷ lệ tiêu hóa giảm khi lượng thức ăn ăn vào tăng lên
(Tyrrell and Moe, 1975; ARC, 1980). Tuy nhiên cũng có các nghiên cứu cho kết

quả tương tự trên khẩu phần lúa mạch (Webster, 1976, do Wainman, 1977 trích
dẫn; Deffino et al., 1988). Berger et al.(1981) cho rằng tinh bột trong lúa mạch dễ
tiêu hóa so với tinh bột trong lúa mỳ, ngô và cao lương và Waldo (1973) thấy rằng
khoảng 94% tinh bột trong lúa mạch bị tiêu hóa ở dạ cỏ. Khi quá lạnh Young
(1975) thấy hàm lượng glucose và axit béo tự do trong máu tăng. Baile và DellaFera (1993) báo cáo rằng hàm lượng axit béo tự do trong máu tăng đi kèm với
lượng thức ăn ăn vào giảm.
Tăng tốc độ dòng dưỡng chấp trong đường tiêu hóa khi bị stress lạnh làm
tăng tốc độ thoát khỏi dạ cỏ của các hạt thức ăn có kích thước nhỏ (Gonyou et al.,
1979). Nicholson et al. (1980) báo cáo rằng stress lạnh làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của
các dạng thức ăn dài, đã chặt và thức ăn dạng viên của cỏ khô. Bò vỗ béo khi bị
stress lạnh tăng hoạt động của dạ cỏ (Gonyou et al.,1979). Pearce and Moir (1964)
thấy tăng nhai lại đi kèm với tăng tốc độ ra khỏi dạ cỏ của dưỡng chấp trong đường
tiêu hóa và hệ quả là tỷ lệ tiêu hóa giảm. Lạnh đã làm thay đổi phản xạ của các cơ
quan thụ cảm hóa học thông qua ảnh hường đến dòng máu lưu thông và do đó ảnh
hưởng đến hấp thu dinh dưỡng. Đã có bằng chứng cho thấy tốc độ dòng máu đến
đường tiêu hóa của gia súc nhai lại tăng lên khi lạnh (Thompson et al.,1978). Tăng
tốc độ dòng máu đã làm tăng hấp thu axit béo bay hơi từ dạ cỏ (Thompson et al.,
1978). Leek and Harding (1975) báo cáo rằng hạ thấp hàm lượng axit béo bay hơi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


trong dạ cỏ (do bị hấp thu) sẽ làm giảm yếu tố ức chế đầu vào đối với trung tâm dạ
dày, hậu quả là vận động của dạ dày tăng lên. Kennedy et al. (1982) thấy có sự
giảm rất đáng kể tốc độ sản xuất axit béo bay hơi ở dạ cỏ ở cừu stress do lạnh.
Giảm axit béo bay hơi ở dạ cỏ cừu stress do lạnh trùng với giả thiết là giảm axit
báo bay hơi thì vận động của đường tiêu hóa tăng, tốc độ dòng dưỡng chấp tăng
(Mahr-un-Níssa et al., 1999).
Graham et al. (1980) chứng minh rằng nhiệt độ thấp lạnh đã làm tăng mất

mát năng lượng ăn vào trong nước tiểu và phân nên làm giảm ME ăn vào sẵn có.
Adams (1987) cho rằng tỷ lệ tiêu hóa giảm khi lạnh đã có ảnh hưởng lớn đến nguồn
cung dinh dưỡng cho gia súc và do đó ảnh hưởng đến năng suất. Christopherson
and Kennedy (1983) kết luận rằng thiếu năng lượng ở gia súc stress nhiệt do lạnh
đã điều chỉnh chức năng của đường tiêu hóa, tăng hoạt động của dạ dày và ruột,
tăng tốc độ của dòng dưỡng chấp và do đó giảm tỷ lệ tiêu hóa.
Có thể kết luận rằng các yếu tố chủ yếu làm giảm hiệu quả sử dụng năng
lượng khi lạnh là tăng nhu cầu năng lượng cho duy trì và nhiều năng lượng ăn vào
được tích trữ dưới dạng protein (Delfino and Mathison, 1991).
Các quan sát từ rất sớm thấy stress lạnh đã làm dung tích dạ cỏ giảm (Degen
and Young, 1980). Tỷ lệ tiêu hóa cũng giảm do stress lạnh: 0,2 đơn vị cho 10C giảm
đi (Young and Christopherson, 1974; Christopherson, 1976). Sự thay đổi chức năng
của đường tiêu hóa, giảm tỷ lệ tiêu hóa không phụ thuộc vào lượng thức ăn ăn vào
mà chủ yếu phụ thuộc vào dung tích đường tiêu hóa, tốc độ của dòng chảy dưỡng
chấp trong đường tiêu hóa và hàm lượng hormon tuyến giáp trạng lưu thông trong
máu (Westra and Christopherson, 1976; Kennedy et al., 1977). Tốc độ của dòng chảy
dưỡng chấp ra khỏi dạ cỏ làm giảm phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ nhưng đồng
thời tăng hiệu quả sinh tổng hợp của vi sinh vật và tăng lượng thức ăn thoát qua khỏi
dạ cỏ không được tiêu hóa (Kennedy et al., 1976; Kennedy and Milligan, 1978).
Cơ chế mà nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy dưỡng chấp
trong đường tiêu hóa có liên quan đến hoạt động của tuyến giáp (Levin, 1969;
Miller et al., 1974; Westra and Christopherson, 1976; Kennedy et al., 1977).
Methane được tạo ra ít hơn khi bò bị stress lạnh (Kennedy and Milligan,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1978). Cần nói thêm rằng ở gia súc nhai lại bị stress lạnh nhiều chất dinh dưỡng sẽ
thoát khỏi sự phân giải của vi sinh vật dạ cỏ và được gia súc (vật chủ) sử dụng trực

tiếp (Kennedy et al., 1976). Ames (1976) khuyến cáo và chứng minh trong một thí
nghiệm nuôi dưỡng là khi bị stress do lạnh, hàm lượng protein của khẩu phần gia
súc nhai lại có thể giảm mà không có ảnh hưởng gì.
+ Trao đổi cơ bản
Stress nhiệt làm tăng nhu cầu năng lượng cho duy trì, giảm năng lượng cho
sinh trưởng mô và giảm năng suất (Ames et al., 1994). Tương tác giữa dinh dưỡng
và stress nhiệt làm thiếu hụt chất dinh dưỡng và kết quả là khả năng chống chọi với
stress của gia súc giảm (National Dairy Council, 1980). Strees lạnh làm tăng nhu
cầu duy trì của gia súc (Hidiroglou and Lessard, 1970) vì chúng cần nhiều năng
lượng cho tạo nhiệt (Graham et al., 1959) và tiêu hóa thức ăn kém (NRC, 1981). Vì
nhu cầu năng lượng trao đổi ME tăng, nên ME dành cho mục đích sản xuất giảm
(McBride and Christopherson, 1984). Bị stress lạnh kéo dài làm tăng trao đổi cơ
bản để tăng sản xuất nhiệt (Slee, 1971).
Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi kéo dài thời gian tiếp xúc với môi
trường lạnh đã làm tăng quá trình trao đổi chất cơ bản cũng như tăng quá trình sản
nhiệt (Slee, 1971). Tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh có thể làm giảm lượng thức ăn ăn
vào và làm quá trình trao đổi chất cơ bản tăng 20-30% (Young, 1987). Webster
(1970) báo cáo rằng quá trình trao đổi chất cơ bản của gia súc tăng lên để duy trì
nhiệt độ cơ thể không đổi, do đó có ít năng lượng sẵn sàng cho sinh trưởng nên hiệu
quả sử dụng thức ăn giảm. Tuy nhiên, quá trình sản nhiệt tăng đáng kể và không bị
ảnh hưởng bởi mức dinh dưỡng khác nhau. Việc gia tăng sản nhiệt trong điều kiện
lạnh là do tăng quá trình dị hóa mỡ của cơ thể (Blaxter and Wainman, 1961). Khi bị
lạnh một thời gian dài, gia súc sẽ tăng trao đổi cơ bản (Slee and Sykes, 1967).
Young and Degan (1981) tính toán rằng cường độ trao đổi cơ bản của bò tăng
khoảng 2,9 kJ/kg khối lượng 0,75 cho mỗi một đơn vị nhiệt độ môi trường giảm đi.
Ở các vùng thuộc vĩ độ bắc, đồng cỏ chăn thả mùa đông thường có chất
lượng thấp, điều này góp phần làm cho stress nhiệt do lạnh trầm trọng hơn (Houseal
and Olson, 1995).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


Quá lạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng nhiệt của bò, tăng nhu cầu
năng lượng (Webster, l97l). Các ảnh hưởng này có thể giảm thiểu nếu bò có chuồng
che chắn (Webster, 1970). Nhiệt sản xuất lúc đói – FHP (Fasting heat production)
hay nhu cầu duy trì ở bò nuôi ngoài trời lạnh cao hơn 18% so với FHP của bò nuôi
trong nhà, đồng thời hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì Km của bò nuôi
ngoài trời thấp hơn 14% so với giá trị này ở bò nuôi trong nhà mùa đông (P <0.01)
(Delfino and Mathison, 1991). Kết quả là nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì
(MEm) của bò nuôi ngoài trời cao hơn 41% nhu cầu này ở bò nuôi trong nhà
(Delfino and Mathison, 1991).
Bò bị stress lạnh giảm đáng kể hiệu quả và năng suất (Young, 1981). Bò bị
stress lạnh sản xuất nhiệt trong trạng thái duy trì có thể tăng đến 30 - 40% (Webster,
1970; Slee, 1971; Young, 1975). Thêm vào đó tốc độ trao đổi chất ở bò vỗ béo tăng
xấp xỉ 2 kcal/kg khối lượng 0,75 cho mỗi một độ giảm đi khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ tối thấp (Christopherson and Young, 1986). Khi tăng lượng thức ăn cho ăn vẫn
không làm thay đổi được tỷ lệ năng lượng mất đi trong phân (Delfino and Mathison,
1991). Phần năng lượng thô mất đi trong nước tiểu giảm từ 7,4% ở mức cho ăn thấp
xuống 5,0% ở mức cho ăn cao nhưng sai khác không có ý nghĩa (Delfino and
Mathison, 1991). Lượng năng lượng mất đi trong khí methane giảm 19% (P < 0,05)
khi tăng lượng cho ăn (7,0 xuống 5,7%) (Delfino and Mathison, 1991).
Nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) tăng lên (P <0.01) 18% ở bò bị
lạnh (Delfino and Mathison, 1991). Nhu cầu MEm ở bò nuôi nhà mùa đông là 101
kcal/kg khối lượng0,75 ước tính theo phương pháp của Lofgreen and Garrett (1968).
Trong khi đó, nhu cầu MEm ở bò nuôi ở ngoài trời trong điều kiện lạnh tương ứng
là 142 kcal/kg khối lượng0,75, cao hơn 41% (P <0 .01) so với nhu cầu này ở bò
nuôi trong nhà mùa đông (Delfino and Mathison, 1991). Bằng phương pháp hồi qui
đa chiều hai giá trị trên tính được là 104 và 140 kcal/ kg khối lượng0,75(Delfino and
Mathison, 1991). Kết quả là nhu cầu vật chất khô cần thiết đáp ứng cho nhu cầu

duy trì tăng lên (P < 0,01) từ 35,2 đến 49,5 g/kg khối lượng0,75 (Delfino and
Mathison, 1991). Giá trị NEm của lúa mạch cho bò nuôi trong nhà là 1,96 Mcal/kg
VCK, trong khi đó giá trị này là 1,64 Mcal/kg VCK, thấp hơn 16% (Delfino and
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Mathison, 1991). Hiệu quả sử dụng ME cho duy trì Km là 0,64 và 0,55 cho bò nuôi
trong và ngoài trời mùa đông (Delfino và Mathison, 1991). Giá trị NEg của lúa
mạch cho bò ngoài trời là 0,81 Mcal/kg VCK, thấp hơn 41% (P < 0.01) so với giá
trị này ở bò nuôi trong nhà (Delfino and Mathison, 1991). Kết quả là hiệu quả sử
dụng ME cho tăng trọng Kg là 0,45 và 0,27 cho bò nuôi trong nhà và ngoài trời mùa
đông (Delfino and Mathison, 1991).
Thông thường biến động về hiệu quả sử dụng năng lượng cho duy trì là nhỏ
khi xác định nó trong điều kiện gia súc không sản xuất và trong vùng nhiệt thích
hợp (Moe and Tyrrell, 1973). Tuy nhiên trong điều kiện stress lạnh, khi mà hormon
và trao đổi chất thay đổi thì năng lượng tiêu dùng cho duy trì cao lên (Young,
1981). Trong nghiên cứu của Delfino and Mathison (1991) cũng cho kết quả tương
tự: nhu cầu NE cho duy trì của bò tăng 18%. Ngược lại, Birkelo et al. (1991) cho
thấy mùa vụ không có ảnh hưởng đến FHP hay nhu cầu MEm ở bò.
Khi sử dụng phương trình chuyển đổi ME sang NEg của Garrett (1980), đã
được NRC (1984) sử dụng và được Delfino and Mathison (1991) kiểm chứng thấy :
giá trị NEg: 1,37 Mcal/kg vật chất khô (VCK) cho khẩu phần lúa mạch ở bò nuôi
trong nhà, khác với giá trị này ở bò nuôi ngoài trời lạnh NEg: 1,29 Mcal/kg VCK
khẩu phần (Delfino and Mathison, 1991). NE của khẩu phần đã giảm 41% khi nuôi
bò ngoài trời lạnh chứng tỏ việc sử dụng một giá trị NEg là không đúng trong điều
kiện lạnh. Hiệu quả sử dụng ME cho tích lũy ở mô bào được coi như là một trong
các biến để tính hàm lượng ME của khẩu phần (ARC, 1980; NRC, 1984). Như vậy
một giải thích khả dĩ cho hàm lượng NE của khẩu phần thấp là do ME của khẩu

phần giảm trong điều kiện lạnh (Delfino and Mathison, 1991). Giảm rất mạnh hàm
lượng ME của khẩu phần ở bò nuôi ngoài trời lạnh không thấy rõ trong thí nghiệm
của Delfino and Mathison (1991). Bởi vì theo Kennedy et al. (1982) nhiệt độ không
có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần được tiêu hóa nhanh, khẩu phần
nhiều tinh bột. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận (McBride and Christopherson,
1984; Young and Degan, 1981). Chuyển hóa các khẩu phần nhiều tinh bột thậm chí
còn được cải thiện khi lạnh (Delfino and Mathison, 1991). Kennedy and Milligan
(1978) báo cáo rằng sản xuất methane giảm 30% khi cho ăn khẩu phần nhiều tinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


bột trong điều kiện lạnh. Còn có một số các yếu tố khác chứ không phải do giảm
ME của khẩu phần mà NE của khẩu phần cho bò trong điều kiện lạnh giảm
(Delfino and Mathison, 1991).
Vì bò nuôi ngoài trời lạnh tích lũy nhiều năng lượng dưới dạng protein so
với bò nuôi trong nhà (21% và 14%), khác biệt về hiệu quả tích lũy mô bào có thể
giải thích hiệu quả sử dụng ME cho tăng trọng thấp ở bò nuôi ngoài trời lạnh
(Delfino and Mathison, 1991). Old and Garrett (1985), thấy tích lũy mỡ ở bò sinh
trưởng và vỗ béo hiệu quả về năng lượng sử dụng hơn tích lũy protein từ 5 đến 6
lần. Theo tác giả này hiệu quả sử dụng ME cho sinh trưởng mô là 49% - 58% cho
mỡ và 10%-11% cho tích lũy protein. Byers (1982) cho kết quả tương tự: hiệu quả
sử dụng ME cho tích lũy mỡ là 60% - 70% và cho tích lũy protein là: 10% - 40%.
Geay (1984) cho rằng hiệu quả này là 75% và 20% cho tích lũy mỡ và protein.
Như vậy, tăng trọng ngày, tỷ lệ năng lượng/tăng trọng bị ảnh hưởng tiêu cực
của nhiệt độ thấp và lượng thức ăn ăn vào thấp (Delfino and Mathison, 1991). Nhu
cầu năng lượng cho duy trì tăng và giá trị NEg giảm khi bò được nuôi ngoài trời
lạnh (Delfino and Mathison, 1991). Ảnh hưởng của lạnh đến NEg của khẩu phần có
thể là do hậu quả của của việc năng lượng được tích lũy dưới dạng protein khi lạnh

nên không hiệu quả (Delfino and Mathison, 1991). Như vậy hiệu quả sử dụng ME
cho tăng trọng khi bò nuôi trong điều kiện stress lạnh cần xem xét lại (Delfino and
Mathison, 1991). Các tác giả trên đề nghị sử dụng hai phương trình khác nhau để
tính sản xuất nhiệt mùa đông ở bò như sau:
- Cho bò nuôi trong nhà mùa đông (không bị stress do lạnh): Lượng nhiệt sản
xuất ra - HP = 1,8119 + 0,0019 x ME, r = 0,71, SE = 0,04, (P < 0,001); ME ăn vào =
103,7 + 7,82 x protein) + 1,07 x fat, r = 0,82, SE = 14,2 (P < 0,001); Năng lượng giữ
lại trong cơ thể = 35,22 + 1,29 x VCK, r = 0,55, SE = 13,1 (P < 0,05).
- Cho bò nuôi ngoài trời mùa đông (bị stress do lạnh): Lượng nhiệt sản xuất
ra - HP = 1,882 + 0,0019 x ME, r = 0,90, SE = 0,02, (P < 0,001); ME ăn vào =
140,29 + 8,79 x protein + 1,42 x mỡ, r = 0,77, SE = 19,5 (P < 0,001); Năng lượng
giữ lại trong cơ thể = 49,47 + 0,76 x VCK, r = 0,53, SE = 10,0 (P < 0,05).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


Theo Birkelo et al. (1989) có ảnh hưởng của mùa vụ đến nhiệt sản xuất lức
đói hay nhu cầu duy trì (Fasting Heat Production - FHP), FHP thấp trong mùa thu,
đông và xuân so với mùa hè. Khi nhiệt độ vượt khỏi vùng nhiệt trung tính ở cận
trên hay cận dưới, năng suất bò giảm (NRC, 1996). Dưới cận dưới trao đổi chất
tăng để duy trì nhiệt độ cơ thể, vì vậy nhu cầu duy trì tăng, tổng nhu cầu năng lượng
tăng (NRC,1996). Tốc độ trao đổi đói (trao đổi cơ bản) tăng lên phụ thuộc vào nhiệt
độ thấp, nhiệt độ càng thấp trao đổi cơ bản càng tăng (NRC,1981). Đối với bò cái
ôn đới nhiệt độ cận dưới là −21°C (Webster, 1974).Theo Hidiroglou and Lessard
(1971) nhu cầu duy trì là 4,23 kg TDN/ngày cho bò nuôi ngoài trời lạnh so với 3,64
kg TDN/ngày cho bò nuôi trong nhà. Giá trị này cao hơn nhu cầu của NRC (1963)
66% (2,55 kg TDN/ngày cho duy trì). Riêng Kennedy et al. (2005) thấy rằng HP
không bị ảnh hưởng của stress do lạnh.

Hiệu quả của sinh trưởng ở gia súc nhai lại phụ thuộc vào tỷ lệ lượng ME
được giữ lại so với số lượng ME được biến thành nhiệt (Robinson et al.,1986). Bò
là động vật đẳng nhiệt, sống trong môi trường nhiệt độ biến đổi nên chúng phải
tương tác và thích nghi với nhiệt độ môi trường (Koknaroglu et al.,2005). Như vậy,
các điều kiện môi trường, nhất là nhiệt độ qui định nhu cầu năng lượng cho duy trì
của chúng (Koknaroglu et al.,2005). Xing-Tai Han et al. (2003) tiến hành một
nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của nhiệt độ (Ta) đến trao đổi cơ bản trên bò vàng
Trung quốc đang sinh trưởng (Bos taurus, n = 30, 1,0 – 3,5 tuổi, 75 - 240 kg) ở Tây
Tạng ở độ cao (2000 – 2800 m). Nhiệt sản xuất lúc đói hay nhu cầu duy trì (Fasting
heat production-FHP) được xác định ở cả hai mùa hè và đông ở Tây tạng trong
buồng hô hấp ở nghiên cứu này (Xing-Tai Han et al.,2003). Kết quả cho thấy FHP
mà Xing-Tai Han et al. (2003) tìm thấy tương đương với các nghiên cứu khác của
(Webster, 1970) ở bò sinh trưởng và (Young, 1975) ở bò trưởng thành, trong các
nghiên cứu này FHP tăng từ 30 đến 40 %. Xing-Tai Han et al. (2003) thấy FHP
của bò vàng Trung quốc tăng dần khi nhiệt độ giảm dần. Cũng trong nghiên cứu
này tác giả đã chỉ ra rằng FHP của bò vàng Trung quốc ở nhiệt độ -15; - 10 và - 50C
tương ứng là: 303; 291 và 278 MJ/kg khối lượng0,75. FHP mùa đông luôn luôn cao
hơn FHP mùa hè và giảm dần theo tuổi (Xing-Tai Han et al., 2003) (Bảng 1.2 ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17


×