Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà đông tảo nuôi trong nông hộ tại khoái châu hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.3 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ VĂN QUỐC

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ ĐÔNG TẢO NUÔI
TRONG NÔNG HỘ TẠI KHOÁI CHÂU - HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----

-----

NGÔ VĂN QUỐC

ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ ĐÔNG TẢO NUÔI
TRONG NÔNG HỘ TẠI KHOÁI CHÂU - HƯNG YÊN

Chuyên ngành

: Chăn nuôi

Mã số

: 60.62.01.05



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đình Tôn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Văn Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc PGS.TS Vũ Đình Tôn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào
tạo, Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và các hộ gia đình tại xã Đông
Tảo, huyện Khoái châu, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Học viên

Ngô Văn Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i


Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

Trích yếu luận văn

viii

Thesis abtracts

ix

Phần 1. Mở đầu


1

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Ý nghĩa của đề tài

2

Phần 2. Tổng quan tài liệu

3

2.1

Cơ sở khoa học của đề tài

3


2.1.1

Các giống gà Nội

3

2.1.2

Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm

9

2.2

Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng

10

2.2.1

Khái niệm về sinh trưởng và phát triển

11

2.2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

12


2.2.3

Các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng

15

2.2.4

Hiệu quả sử dụng thức ăn

19

2.2.5

Chất lượng thịt

20

2.3

Tình hình nghiên cứu chăn nuôi gia cầm trong nước và trên thế giới

22

2.3.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

22


2.3.2

Tình hình nghiên cứu trong nước

23

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

26

3.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

26

3.2

Nội dung nghiên cứu

26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.2.1

Cơ cấu đàn gà Đông Tảo


26

3.2.2

Đặc điểm ngoại hình của gà Đông Tảo

26

3.2.3

Năng suất sinh trưởng của gà Đông Tảo

26

3.2.4

Năng suất và chất lượng thịt gà Đông Tảo

27

3.3

Phương pháp nghiên cứu

27

3.3.1

Khảo sát số lượng và sự phân bố của gà Đông Tảo


27

3.3.2

Đặc điểm ngoại hình gà Đông Tảo

27

3.3.3

Khả năng sinh trưởng của gà Đông Tảo

28

3.3.4

Năng suất và chất lượng thịt của gà Đông Tảo

30

3.4

Phương pháp xử lý số liệu

33

Phần 4. Kết quả và thảo luận

34


4.1

Cơ cấu đàn gà đông tảo

34

4.2

Đặc điểm ngoại hình của gà đông tảo

36

4.2.1

Đặc điểm ngoại hình của gà con 1 tuần tuổi

36

4.2.2

Đặc điểm ngoại hình của gà Đông Tảo ở 8 tuần tuổi

38

4.2.3

Đặc điểm ngoại hình của gà Đông Tảo trưởng thành

38


4.3

Đặc điểm sinh trưởng của gà Đông Tảo

59

4.3.1

Tỷ lệ nuôi sống của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

59

4.3.2

Sinh trưởng tích lũy

62

4.3.3

Sinh trưởng tuyệt đối

64

4.3.4

Sinh trưởng tương đối

67


4.4.5

Hiệu quả sử dụng thức ăn

69

4.4

Năng suất và chất lượng thịt gà Đông Tảo

71

4.4.1

Năng suất thịt của gà Đông Tảo

72

4.4.2

Chất lượng thịt gà Đông Tảo

73

Phần 5. Kết luận và đề nghị

75

5.1


Kết luận

75

5.2

Đề nghị

76

Tài liệu tham khảo

77

Phụ lục

83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


DVT

Đơn vị tính

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

Khối lượng



Thức ăn

TKL

Tăng khối lượng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

UBND


Ủy ban Nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của gà Đông Tảo

28

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gà Đông Tảo nuôi trong các hộ điều tra

35

Bảng 4.2. Đặc điểm ngoại hình của gà Đông Tảo 1 tuần tuổi

36

Bảng 4.3. Đặc điểm màu lông và kiểu vảy chân của gà Đông Tảo

39

Bảng 4.4. Đặc điểm màu da, màu chân, màu mắt, màu mỏ và kiểu mào của gà
Đông Tảo

43


Bảng 4.5a. Kích thước chiều dài lưng của gà Đông Tảo

46

Bảng 4.5b. Chiều dài lườn của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

48

Bảng 4.5c. Chiều dài đùi của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

50

Bảng 4.5d. Chiều dài bàn chân của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

52

Bảng 4.5e. Kích thước vòng ngực của gà Đông Tảo

54

Bảng 4.5f. Kích thước vòng chân to của gà Đông Tảo

56

Bảng 4.5g. Kích thước vòng chân nhỏ của gà Đông Tảo

58

Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà Đông Tảo từ 1 - 24 tuần tuổi


61

Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà Đông Tảo từ 1-24 tuần tuổi

63

Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Đông Tảo từ 1-24 tuần tuổi

65

Bảng 4.9. Sinh trưởng tương đối của gà Đông Tảo

67

Bảng 4.10. Mức thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Đông Tảo

70

Bảng 4.11. Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt gà Đông Tảo ở 24 tuần tuổi

72

Bảng 4.12. Các chỉ tiêu cảm quan đánh giá chất lượng thịt gà Đông Tảo

73

Bảng 4.13. Thành phần hóa học của thịt gà Đông Tảo

74


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1

Gà Đông Tảo 1 tuần tuổi

37

Hình 4.2

Chân gà Đông Tảo 1 tuần tuổi

37

Hình 4.3

Gà Đông Tảo 8 tuần tuổi

38

Hình 4.4

Màu lông gà trống Đông Tảo trưởng thành

40


Hình 4.5

Màu lông gà mái Đông Tảo trưởng thành

41

Hình 4.6

Đầu, mào và chân của gà Đông Tảo trưởng thành

42

Hình 4.7a

Chiều dài lưng của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

47

Hình 4.7b

Chiều dài lườn của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

49

Hình 4.7c

Chiều dài đùi của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

51


Hình 4.7d

Chiều dài chân của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

53

Hình 4.7e

Kích thước vòng ngực của gà Đông Tảo

55

Hình 4.7f

Kích thước vòng chân to của gà Đông Tảo

57

Hình 4.7g

Kích thước vòng chân nhỏ của gà Đông Tảo

59

Hình 4.8

Sinh trưởng tích lũy của gà Đông Tảo qua các tuần tuổi

64


Hình 4.9

Sinh trưởng tuyệt đối của gà Đông Tảo

66

Hình 4.10

Sinh trưởng tương đối của gà Đông Tảo

68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên từ năm 2014 đến 2015 nhằm đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng
sinh trưởng và chất lượng thịt của gà Đông Tảo nuôi trong nông hộ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, ngoại hình của gà Đông Tảo sơ sinh có hai màu lông cơ bản
là màu trắng đục (82,33%) và màu nâu nhạt (17,67%). Gà trống có hai màu lông
chính là mã mận (87,14%) và mã lĩnh (12,86%). Gà mái có ba màu lông chính là
mã sẻ (6,87%), mã thó (22,50%) và mã nhãn (70,63%). Chân gà Đông Tảo có hai
kiểu vảy là vảy thịt (70,71% gà trống và 96,87% gà mái) và vảy sừng (gà trống
29,29% và gà mái 3,13%). Thịt gà Đông Tảo có hàm lượng dinh dưỡng cao với
tỷ lệ protein đạt 23,17% (gà trống) và 19,81% (gà mái). Thịt gà Đông Tảo có

chất lượng bình thường với giá trị pH24 nằm trong khoảng cho phép (từ 5,5 đến
6,2). Màu sắc của thịt lườn và thịt đùi của gà Đông Tảo đều có chất lượng tốt và
màu sắc thịt đạt tiêu chuẩn (46 < L* < 53). Mặt khác, độ dai của thịt đùi (31,06kg)
là cao hơn thịt lườn (28,44kg).
Từ khóa: Chất lượng thịt, gà Đông Tảo, khả năng sinh trưởng, tỉnh Hưng Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


THESIS ABTRACTS

This study was conducted at Dong Tao commune, Khoai Chau district,
Hung Yen province from 2014 to 2015 to evaluate the appearance characteristics,
growth performance and meat quality of Dong Tao chickens under the household
raising conditions. The study results showed that the one-day-old Dong Tao
chicks are characterized by two main feather colors be opalescent (82.33%) and
light-brown (17.67%). The mature Dong Tao cocks have two main feather colors
are ripe-plum (87.14%) and dark (12.86%). Meanwhile, the mature hens have
three feather colors are sparrow (6.87%), clay (22.50%) and longan-cover
(70.63%). The Dong Tao chicken legs are characterized by two types of scales
are meat scales (70.71% and 96.87% of the total studyed cocks and hens,
respectively) and normal one (29.29% and 3.13% of the total studyed cocks and
hens respectively). Dong Tao chicken meat contains a high nutrition value with
the crude protein percentages reaching 23.17% and 19.81% in the cocks and hens
respectively. Besides that, the Dong Tao chicken meat has a normal quality with
the pH value attaining the allowed standard range (from 5.5 to 6.2). The colors of
breast and thigh meats of Dong Tao chicken are met the standards (46 On the other hand, the tenderness of thigh meat (31.06kg) is higher than the

breast one (28.44kg).
Keywords: meat quality, Dong Tao chicken, growth performance, Hung
Yen province.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và được đánh giá là một
trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học. Các giống động thực vật nói
chung và các giống gia súc, gia cầm nói riêng của Việt Nam rất phong phú, trong
đó phải kể đến các giống gà địa phương là: gà Ác, gà Chọi, gà Đông Tảo, gà
H’mông, gà Hồ, gà Mía, gà Ri.
Hiện nay, việc chăn nuôi các giống gà địa phương đang được người dân
ngày càng quan tâm, phát triển do nhu cầu của người tiêu dùng về nguồn thực
phẩm chất lượng cao ngày càng tăng. Bên cạnh đó giá bán các sản phẩm từ chăn
nuôi các giống gà bản địa cũng tương đối cao giúp người chăn nuôi có được
nguồn thu nhập đáng kể. Vì vậy, vai trò của các giống gà bản địa dần được phục
hồi và phát triển. Thực tế có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi gà
Đông Tảo, gà Mía, gà Móng,… hiện nay.
Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh
Hưng Yên. Giống gà Đông Tảo được đưa vào chương trình “Bảo tồn quỹ gen vật
nuôi” từ năm 1992 khi chúng được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng do
năng suất thấp. Tuy nhiên giống gà này từ lâu đời đã nổi tiếng bởi chất lượng thịt
thơm ngon. Đặc biệt, gà Đông Tảo có ngoại hình khác biệt so với các giống gà
địa phương khác bởi cặp chân to, thân hình chắc khỏe, khối lượng gà trống lúc

trưởng thành đạt 3,8-4,0 kg, gà mái đạt 3,0-3,5 kg (theo Nguyễn Hữu Lương và
Trần Thị Loan, 2009).
Hiện nay, gà Đông Tảo không chỉ được nuôi tại xã Đông Tảo, huyện
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên mà đã được phát triển ra nhiều khu vực khác trong
cả nước như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Khánh Hòa, Long An… Nhằm cung cấp thông tin khoa học về khả năng sinh
trưởng, phát triển và chất lượng thịt của gà Đông Tảo nuôi trong điều kiện nông
hộ hiện nay, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm ngoại hình,
khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà Đông Tảo nuôi trong nông hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


tại Khoái Châu, Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá được thực trạng chăn nuôi gà Đông Tảo.
- Mô tả được đặc điểm ngoại hình và xác định được kích thước các
chiều đo cơ thể gà Đông Tảo.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà Đông Tảo
- Đánh giá được chất lượng thịt của gà Đông Tảo.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống về khả năng sinh trưởng và
chất lượng thịt của gà Đông Tảo nuôi trong điều kiện nông hộ, đồng thời cung
cấp tài liệu khoa học về chăn nuôi gà Đông Tảo.
- Cung cấp thêm thông tin khoa học giúp các nhà quản lý của tỉnh Hưng
Yên trong việc xây dựng, định hướng phát triển chăn nuôi gà Đông Tảo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Các giống gà Nội
Việt Nam là nơi có nhiều giống gà nội được chọn lọc thuần hóa từ lâu đời
như gà Ác, gà H’Mông, gà Hồ, gà Mía, gà Ri, gà Tre… một số giống trong đó có
chất lượng thịt, trứng thơm ngon như gà H’Mông, gà Ri. Tuy nhiên, do công tác
quản lý còn hạn chế và không được đầu tư chọn lọc, lai tạo nên năng suất còn rất
thấp (khối lượng trưởng thành chỉ đạt 1,2 – 1,5kg/con với thời gian nuôi kéo dài
6 – 7 tháng, sản lượng trứng chỉ đạt 60 – 90 quả/mái/năm). Một số giống quý
nhưng chỉ tồn tại ở một số địa bàn rất hẹp như gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía. Việc
sản xuất con giống chủ yếu là tự cung, tự cấp, không có cơ sở giống gốc, không có
chọn tạo… dẫn đến con giống có thể bị đồng huyết làm giảm năng suất, hiệu quả
chăn nuôi của các giống gà nội địa, thậm chí còn có nguy cơ bị tuyệt chủng một số
giống quý hiếm. Các giống gà nội cần được quan tâm để bảo tồn và phát huy những
tính năng ưu việt phù hợp với chăn nuôi nông hộ, nhất là tại các vùng nông thôn,
trung du, miền núi.
2.1.1.1. Gà Ri
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi
phổ biến ở khắp mọi miền đất nước. Trong đó, phổ biến nhiều nhất ở vùng đồng
bằng Trung du Bắc bộ và trung Nam bộ. Ở miền Nam còn gọi là gà Ta vàng hay
gà Tàu vàng, cũng có những đặc điểm giống như gà Ri và chúng đều có chung
một nguồn gốc. Nhìn chung gà Ri pha tạp nhiều, vì vậy nhiều người còn gọi là gà
Ri pha.
Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái
thường có màu vàng và màu nâu nhạt hoặc thẫm, gà trống có lông màu đỏ tía,
cánh và đuôi có điểm lông màu đen. Gà Ri có tầm vóc nhỏ, thân hình thanh tú,

nhỏ xương, thịt thơm ngon. Đầu gà Ri thanh, hầu hết có mào đơn, đôi khi có con
mào nụ, da và chân màu vàng, chân có 2 hàng vẩy, vẩy chân có khi màu đen gọi
là chân chì. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng gà con đã đủ lông như gà
trưởng thành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g, lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình
đạt 1,7g; gà mái 1,2kg; khối lượng cơ thể lúc 1 năm tuổi, con trống nặng 1,82,5kg; con mái nặng 1,3-1,8kg (theo Sử An Ninh và cs., 2011).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi (1999), gà Ri là giống phát
dục sớm: 4-4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng trứng đạt 120-150 quả/mái/năm.
Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có con có thể cho sản lượng 164-182
quả/mái/năm. Theo Sử An Ninh và cs. (2011), khối lượng trứng của gà Ri 4045g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89-90%, tỷ lệ nở trứng ấp: 94%, tỷ lệ nuôi con đến 2
tuần tuổi là 98%.
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng thơm
ngon, thích nghi với khí hậu và điều kiện chăn nuôi quảng canh ở nước ta theo cả
hướng thịt và hướng trứng. Hiện nay, khi ngành gà nuôi các giống cao sản, nuôi
thâm canh thì gà Ri được coi là một đặc sản.
2.1.1.2. Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo là giống gà địa phương có nguồn gốc từ thôn Đông Tảo, xã
Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay nó được phát triển nhiều
ở một số địa phương trong tỉnh Hưng Yên, ngoài ra còn được nuôi ở tỉnh Hải
Dương, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nam và một số tỉnh khác trong cả nước.
Gà Đông Tảo có tầm vóc thô: đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có
nhiều hàng vảy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da đỏ ở bụng và cổ
(gà trống); da màu trắng đục (gà mái). Lông của gà trống có màu mận chín (màu
mã lĩnh) chiếm đa số, con mái có hai màu lông điển hình: lông màu nâu chiếm đa
số và lông màu vàng nhạt, lông cổ có màu nâu sẫm hơn. Nói chung, màu lông gà

Đông Tảo ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Gà con sau khi
rụng lớp lông tơ, lông chính thức mọc lại rất chậm nên một thời gian dài từ 1 – 3
hay 4 tháng tuổi rất ít lông, nếu gặp thời tiết lạnh trong mùa đông thì tỷ lệ nuôi
sống sẽ rất thấp. Gà Đông Tảo có tiếng gáy đục và ngắn khác hẳn với gà Ri có
tiếng gáy vang và dài.
Số lượng gà thuần chủng hiện nay còn rất ít. Trước đây, người dân Đông
Tảo không cho phép nuôi các giống lạ, người làng giữ giống gà của mình không
bị pha tạp để phục vụ cho việc thờ cúng, tế lễ. Nhưng đến nay, tục lệ này không
còn được giữ, việc giao lưu tự do đã dẫn đến tình trạng giảm sút số lượng gà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thuần chủng.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2002), khối lượng gà lúc trưởng thành:
con trống nặng 3,5 - 4kg, con mái nặng 2,5 – 3kg. Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi
(2001), sản lượng trứng của gà Đông Tảo trong 10 tháng đẻ 68 quả/mái, tỷ lệ
trứng có phôi 90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68%. Còn theo Sử An Ninh và cs. (2011),
khối lượng trứng 55 – 57 g/quả, tỷ lệ trứng có phôi 88%, tỷ lệ ấp nở 70% và tỷ lệ
nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85%.
Gà Đông Tảo có ưu điểm: tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhưng có
nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm.
Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo hai hướng: hướng thịt và gà trống thường
được dùng để lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir tạo ra con lai lấy thịt có
tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quý dùng để lai
với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.
2.1.1.3. Gà Hồ
Nguồn gốc của gà Hồ từ làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển của gà Hồ gắn liền với tập quán cổ

truyền, với nền văn hiến vùng quê Kinh Bắc cổ kính. Nơi sản xuất ra tranh Đông
Hồ, đã đi vào lịch sử và được lưu truyền cho đến nay. Gà Hồ cũng được nuôi phổ
biến ở một số huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh và một số vùng khác ở miền Bắc (theo
Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 2009).
Gà Hồ có tầm vóc khá to so với các giống gà địa phương khác, đi lại chậm
chạp. Đặc điểm của con trống theo thành ngữ chọn giống của dân địa phương là:
đầu Công, mình Ốc, cánh võ trai, đuôi nơm, da bụng, cổ màu đỏ, mào xuýt (mào
kép), diều cân ở giữa. Gà trống có 2 màu lông là mã mận và mã lĩnh, con mái có
3 màu lông: mã nhãn, mã sẻ, mã thó. Ngoại hình gà có đầu gộc, mào xuýt, mỏ có
màu vàng nhạt, chân có màu đỗ nành. Da thường có màu vàng, gà con ít lông,
khi lớn mới phủ kín thân. Nhìn chung gà Hồ có ngoại hình tương đối giống gà
Đông Tảo, nhất là về màu lông nhưng thân hình cân đối, chắc chắn, đặc biệt là
chân to vừa phải và rất tròn, vảy chân mượt, không xù xì.
Khối lượng mới nở 45g/con, ở tuổi trưởng thành, con trống nặng 4,5 – 5,5
kg; con mái nặng 3,5 – 4,0kg. Tuổi đẻ của gà Hồ muộn 7,5-8 tháng. Sản lượng
trứng 55-57 quả/mái/năm, khối lượng trứng 55-58 g/quả (theo Hội Chăn nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Việt Nam, 2002). Theo Sử An Ninh và cs. (2011), tỷ lệ trứng có phôi 80%, tỷ lệ
ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi 80%. Tác giả Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận (2003) cũng cho biết, gà Hồ có sản lượng trứng đạt 60 quả/mái/năm,
tỷ lệ trứng ấp 70-80%.
Gà Hồ có tính đòi ấp nhưng khả năng ấp rất kém, gà mái nuôi con không
khéo, khả năng tự kiếm mồi không cao và chúng chậm chạp hơn so với gà Ri
(Nguyễn Thị Mai và cs., 2009). Tuy nhiên gà Hồ có thân hình vạm vỡ và là
giống gà địa phương có từ lâu đời nên cũng có những ưu điểm của gà địa
phương. Thịt, trứng thơm ngon, sức chống chịu với ngoại cảnh tốt, do đó gà Hồ

được xếp và nhóm “gà hướng thịt” của Việt Nam.
2.1.1.4. Gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc từ làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Tùng Thiện,
tỉnh Hà Tây nay là huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Gà Mía là giống gà duy nhất ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác.
Ngoại hình gà Mía hơi thô: mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu mào đơn, da đỏ,
chân có 3 hàng vảy, đi lại chậm chạp. Lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu
xám hoặc vàng, cổ có điểm lông nâu, cánh và đuôi có điểm lông đen. Nói chung
màu lông gà Mía tương đối thuần nhất. Tốc độ mọc lông chậm, gà con đến 15
tuần tuổi mới phủ kín lông ở gà trống. Tiếng gáy ngắn và đục.
Theo Sử An Ninh và cs. (2011), khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 32g. Theo
Hội Chăn nuôi Việt Nam (2002) gà Mía khi trưởng thành: con trống nặng 3,5 –
4,0kg, con mái nặng 2,5 – 3,0kg; sản lượng trứng 50 – 55 quả/mái/năm, khối lượng
trứng 50 – 55g. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2003), gà Mía có sản
lượng trứng trung bình 70 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở đạt 70-75%. Tỷ
lệ nuôi sống gà con đến 2 tháng tuổi 90%.
Gà Mía có chất lượng thịt thơm, da giòn, mỡ dưới da ít, sức khỏe tốt, thích
hợp trong điều kiện chăn nuôi thả vườn nhưng tuổi đẻ muộn, sản lượng trứng
thấp nên hiện nay gà Mía được nuôi theo hướng thịt và ở một số vùng như thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội
khác tạo gà lai nuôi thịt.
2.1.1.5. Gà Mán
Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào dân tộc Dao, H’Mông, Nùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía Bắc.
Gà Mán có đặc điểm ngoại hình nổi bật như: chân màu vàng, trên da có

những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẫm. Con trống
trưởng thành mào đơn rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lông đuôi cong
dài. Gà Mán có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái
trưởng thành (80%) các “bộ râu” rất phát triển đó là một chùm lông vũ mọc dưới
cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc
trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.
Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối
lượng cơ thể lúc 1 ngày tuổi là 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 –
5kg, gà mái 3 – 3,5kg (theo Bùi Hữu Đoàn, 2003).
Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu
tiên. Sản lượng trứng 48 – 50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50,34g/quả. Khối
lượng trứn 50,34 g/quả, trứng có phôi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở chiếm 85,66%
(theo Bùi Hữu Đoàn, 2003). Gà Mán có bản năng ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo
và kéo dài, tầm vóc lớn nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán
được nuôi để lấy thịt.
2.1.1.6. Gà H’Mông
Gà H’Mông là vật nuôi truyền đời của đồng bào H’Mông, Dao, Tày,
Nùng… ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Bắc Bộ.
Đặc điểm nổi bật là bộ lông pha tạp như nâu, hoa mơ, vàng sẫm nhưng
chủ yếu là màu đen. Chân, da (và nhiều con có cả mào) màu đen. Tầm vóc gà
vừa phải, thanh gọn. Khối lượng gà trưởng thành: trống là 1,8 – 2,2kg, mái là
1,4-1,7kg. Sản lượng trứng 80-100 quả/mái/năm, trứng có màu trắng. Gà
H’Mông có sức kháng bệnh rất tốt, rất thích nghi với điều kiện chăn thả tại nông
hộ nhờ khả năng tự kiếm mồi rất cao. Chất lượng thịt đặc biệt thơm ngon và cũng
có màu đặc biệt, màu đen nên rất được thị trường ưa chuộng.
2.1.1.7. Gà Ác
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long
An, Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen,
lông trắng tuyền xù như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào cờ phát triển, màu
đỏ tím, khác với các giống gà khác là chân có 5 ngón nên còn gọi là gà “Ngũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Trảo” và có lông chiếm đa số.
Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640-760g. Tuổi đẻ trứng
đầu tiên là 110-120 ngày, sản lượng trứng 70-80 quả/mái/năm, trứng nặng 3032g (theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002), tỷ lệ trứng có phôi 90%, tỷ lệ ấp
nở/trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (theo Bùi Đức Lũng và
Lê Hông Mận, 2003).
Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỷ lệ thân thịt ít nhưng lại là loại gà thuốc, bồi
dưỡng (tỷ lệ sắt trong thịt cao hơn gà thường 45%, tỷ lệ axit amin cao hơn 25%).
Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức
khỏe và trị bệnh.
2.1.1.8. Gà Chọi
Gà Chọi có số lượng không nhiều, được nuôi rải rác ở nhiều nơi, thường tồn
tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hóa “chơi chọi gà”
như các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, thành phố Hồ Chí
Minh (huyện Hoóc Môn).
Đặc điểm ngoại hình: chân cao, mình dài, cổ cao, mào xuýt (mào kép)
màu đỏ tía; cựa sắc và dài (con trống có lông màu mận chín pha lông đen ở cánh,
đuôi, đầu), tích và dái tai màu đỏ, con mái màu xám (là chuối khô) hoặc màu
vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen có vòng đỏ.
Gà trống 1 năm tuổi đạt 2,5 – 3,0 kg, gà mái 1,8 – 1,9 kg (theo Hội chăn
nuôi Việt Nam, 2002). Khi trưởng thành gà trống nặng 3,0 – 4,0kg, gà mái 2,02,5 kg (theo Sử An Ninh và cs., 2011).
Sản lượng trứng 50 – 70 quả/mái/năm, vỏ trứng màu hồng. Khối lượng
trứng 50 – 55 g/quả (theo Sử An Ninh và cs., 2011).
Gà có sức khỏe tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, được người dân
nuôi để làm gà chọi trong các cuộc lễ hội. Một số địa phương như vùng Hoóc
Môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt.

2.1.1.9. Gà Tre
Gà Tre được nuôi ở các tỉnh Nam Bộ, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon. Sáu
tháng tuổi trống nặng 800-850 g, mái nặng 600-620 g. Đầu nhỏ, mào hạt đậu, con
trống thường có màu vàng ở cổ và đuôi, phần còn lại màu đen, lông dài, lông con
mái thường màu xám xen lẫn màu trắng. Sản lượng trứng 50-60 quả/mái/năm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


khối lượng trứng là 21-22 g. Gà Tre được dùng làm cảnh và thi chọi ở nhiều nơi
trong nước ta (theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2002).
2.1.2. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm
Ngoại hình của gia cầm có dạng điển hình của lớp chim (aves), một động
vật có xương sống bậc cao đã thích ứng với điều kiện sống bay nhảy. Toàn thân
được bao phủ bằng bộ lông. Bộ lông của gia cầm có tác dụng ngăn cản những tác
động bất lợi của môi trường đối với cơ thể, giúp cơ thể duy trì thân nhiệt và là cơ
quan cảm giác nhờ tận cùng của các thần kinh ngoại biên. Vì vậy trong công tác
quản lý gia cầm hiện nay, người ta coi màu sắc lông, da là một chỉ tiêu cho chọn
lọc: vì thông thường màu sắc đồng nhất là giống thuần, cơ sở đồng nhất đó mà
loang là không thuần, đã bị pha tạp (theo Đặng Hữu Lanh và cs., 1999).
Ở gia cầm màu sắc lông rất đa dạng. Màu lông phụ thuộc vào sự biểu hiện
dưới dạng hạt hay phân bố đều của sắc tố Melanine và dạng dịch của sắc tố
lipocrom. Sắc tố Melanine quy định từ màu cafe-vàng đến màu đen; còn
lipocrom quy định màu vàng, đỏ, xanh hoặc xanh thẫm. Màu sắc lông ở gia cầm
có thể chia làm hai nhóm lớn là lông màu và lông trắng. Do vậy đặc điểm ngoại
hình là chỉ tiêu đánh giá phẩm giống, nếu màu lông của đàn gà có sự đồng nhất
cao cho thấy giống gà đó thuần, theo đánh giá của Johansson (1972), sắc tố da,
lông ở gia cầm được xác định bởi 2 yếu tố Melanine và Xantophyl. Xantophyl là
sắc tố ở dạng tinh thể màu vàng, nằm ở da, mỏ và chân. Melanine tồn tại ở dạng

hạt, có ở da và gốc lông, sự xuất hiện của Melanine không phụ thuộc vào lứa
tuổi. Khi mới nở gia cầm có lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển sẽ có màu
sắc khác nhau là do mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố Melanine (carotenoit) thì
lông có màu vàng, xanh tươi hoặc màu đỏ, nếu không có chất sắc tố thì lông có
màu trắng.
Gà Đông Tảo trống có màu mận chín pha màu đen (mã mận), màu đen nhiều
hơn (mã lĩnh), gà mái lông màu vàng nhạt, màu nâu nhạt. Đối với Gà Hồ, khi mới
nở gà con có hai màu lông cơ bản là vàng nhạt (là màu chủ đạo) và nâu nhạt. Gà
trưởng thành, gà trống Hồ có hai màu lông cơ bản là màu đen (mã lĩnh) và màu mận
chín (mã mận). Gà mái Hồ trưởng thành có ba màu lông cơ bản là trắng vàng (mã
thó), nâu sọc (mã sẻ) và nâu nhạt (mã nhãn) (theo Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn
Lưu, 2006). Theo Nguyễn Chí Thành và cs. (2009) gà Hồ trống trưởng thành có
màu mận chín (mã mận), màu đen (mã lĩnh), gà mái có màu đất thó (mã thó), màu
quả nhãn (mã nhãn), màu chim xẻ (mã xẻ). Trong khi đó, gà Mía con trống lông chủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


yếu có màu mận chín, còn lại là lông đen, gà mái có màu lông lá chuối khô.
Đầu và mỏ là một chỉ tiêu đánh giá và chọn lọc của gia cầm. Gà trống có
loại hình đầu gần giống gà mái sẽ có tính năng sinh dục kém, gà mái có loại hình
đầu giống gà trống sẽ không cho năng suất trứng cao, trứng đẻ ra thường không có
phôi (theo Brandsch and Bichel H., 1978).
Mào là đặc điểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng để phân biệt trống mái. Mào
gà rất đa dạng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc và đặc trưng cho từng giống.
Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các loại mào như mào cờ, mào hạt đậu, mào
hoa hồng, mào nụ (theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 1994). Theo Nguyễn Chí
Thành và cs. (2009) gà Hồ thường có mào xuýt, mào nụ. Gà Đông Tảo có các
kiểu mào như mào kép, mào nụ, mào hoa hồng, mào dâu. Gà Mía có kiểu mào

đơn (mào cờ), tích tai chảy. Cùng với đó là những nghiên cứu chỉ ra đặc điểm
mào của các giống gà địa phương khác. Đối với gà Hồ nếu là gà trống thì có mào
nụ (mào sít), gà mái có mào trái dâu (theo Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu,
2006). Đối với gà Lông Cằm tại Lục Ngạn Bắc Giang có các kiểu mào như mào
cờ, mào hoa hồng, mào hồ đào, mào hạt đậu (theo Nguyễn Bá Mùi và cs., 2012).
Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón. Cổ, bàn và ngón chân thường có
vẩy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng và cựa.
Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài (theo Trần Kiên và cs.,
1998) và có sự khác nhau về màu sắc. Chân vàng là do sự có mặt của lipocrom
đồng thời thiếu vắng Melanine. Màu đen của chân là do sự xuất hiện của
Melanine. Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân
sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây). Khi đồng thời cả hai màu đều không xuất
hiện thì chân có màu trắng. Về độ đậm nhạt của màu vàng tùy thuộc vào hàm
lượng xantophyl trong khẩu phần thức ăn.
Các giống gà khác nhau có kiểu chân và màu sắc da chân khác nhau. Gà
Lông Cằm có hai màu da chân cơ bản là màu vàng và vàng nhạt (theo Nguyễn Bá
Mùi và cs., 2012). Chân gà có 4 ngón, rất ít khi có 5 ngón, cổ, bàn và ngón chân
thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng
và cựa. Cựa có vai trò trong việc đấu tranh sinh tồn của loài (theo Trần Kiên và Trần
Hồng Việt, 1998). Chân gà Đông Tảo rất to và xù xì, có vảy thịt màu vàng viền đỏ,
trong khi đó gà Hồ có chân nhỏ hơn, bề mặt trơn nhẵn, không xù xì như gà Đông
Tảo (theo Nguyễn Chí Thành và cs., 2009).
2.2. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước của cơ thể do kết quả

của sự phân chia tế bào dinh dưỡng. Sinh trưởng là quá trình diễn ra đồng thời và
liên tục trong cơ thể động vật cũng như ở cơ thể gia cầm.
Tác giả Trần Đình Miên và cs. (1995) đã định nghĩa: “sinh trưởng là một
quá trình tích lũy các chất hữu cơ do các quá trình đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể vật
nuôi trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. Cùng với quá trình sinh trưởng,
các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn luôn phát triển hoàn thiện chức năng sinh
lý của mình dẫn đến phát dục.
Phát triển là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng thêm, hoàn chỉnh
các tính chất, chức năng của bộ phận cơ thể vật nuôi. Phát triển là sự biến đổi
không những về đặc điểm hình thái mà cả chức năng sinh lý theo từng giai đoạn
của sinh vật. Sinh trưởng và phát triển luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau
để sinh vật lớn nhanh và trưởng thành. Sinh trưởng là điều kiện để phát triển và
phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng.
Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở các hình thức khác nhau. Theo
Nguyễn Ân và cs. (1983), thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai
đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác
nhau. Giai đoạn này tiếp nối gia đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua
thời kỳ nào. Mỗi một giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng.
Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các giai
đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi trong
trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục,
giai đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số
lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển của
phôi. Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô.
Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào. Giai
đoạn này sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gà con và thời kỳ gà
trưởng thành.
- Thời kỳ gà con: thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh như
các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con dễ bị
ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng. Vì vậy thức ăn và nuôi dưỡng trong thời
kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này còn
diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó
làm tăng trao đổi chất. Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng đặc biệt là các chất
dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế
như lysine, methionine, tryptophan…
- Thời kỳ gà trưởng thành: thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần
như đã phát triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát
dục. Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự sống,
một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ gà con. Vì vậy giai
đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải xác
định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá
sinh trưởng.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
2.2.2.1. Tốc độ mọc lông
Theo Brandch H. and Bichel H. (1978), tốc độ mọc lông là một tính trạng
di truyền có liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Tốc độ mọc lông có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng của gia cầm, nó
phát triển song song với sự sinh trưởng của gia cầm. Theo các nghiên cứu trong
cùng một giống, một dòng, một tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh sẽ có
tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn gà có tốc độ mọc lông chậm.
Theo tác giả Hayer et al. (1970), trong một dòng gà thì gà mái có tốc độ

mọc lông đều hơn gà trống và các tác giả cho rằng tác dụng của hormon ngược
chiều với gen liên kết với giới tính quyết định tốc độ mọc lông. Theo Lê Viết Ly
và cs. (2001), quá trình thay đổi bộ lông sơ sinh để mọc lông mới đầu tiên trong
một thời gian nhất định của một giống. Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn
nhanh chậm khác nhau gọi là tốc độ mọc lông.
Tốc độ mọc lông là một tính trạng di truyền có liên quan đến đặc điểm
trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm và là chỉ tiêu đánh giá sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


thành thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ lọc lông nhanh thì sự thành thục về thể
trọng sớm, chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Song dù có mọc lông
chậm thì 8-12 tuần tuổi gà cũng mọc đủ lông.
Theo Lê Viết Ly và cs. (2001), gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh sẽ có
tốc độ sinh trưởng và phát triển, chất lượng thịt và khả năng chịu đựng thời tiết
tốt hơn. Tốc độ mọc lông nhanh của gia cầm phụ thuộc vào giống, cá thể, giới
tính và điều kiện chăn sóc. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa với các giống
gà công nghiệp, khi con người tạo ra đã có bộ lông thuần nhất và tốc độ mọc lông
cũng tương đối đồng đều. Các giống gà nguyên thủy và các giống gà tự nhiên,
chỉ tiêu này không có ý nghĩa. Tốc độ mọc lông được xác định trên lông cánh của
gà con mới nở và ở gà 10 ngày tuổi và lông đuôi.
2.2.2.2. Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng
cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt
giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể… do tính di truyền quy định. Tính di
truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật
Mendel.
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ

thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về
thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi gà.
Theo Jonhanson (1972), khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và
được quy định bởi yếu tố di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối
lượng quả trứng và khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối
lượng gà khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tiếp theo.
Đối với gà hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết mổ.
Khối lượng cơ thể không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn
cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh
họa bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều
kiện nuôi dưỡng chăm sóc.
2.2.2.3. Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích lũy là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của
cơ thể gia cầm tích lũy được trong một thời gian nhất định. Khối lượng cơ thể ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


tại một thời điểm nào đó là chỉ tiêu được sử dụng quen thuộc nhất để chỉ khả
năng sinh trưởng. Xác định được khối lượng cơ thể sau các khoảng thời gian
khác nhau như: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi .... sẽ cho ta những số liệu về sinh trưởng
tích luỹ. Đối với gà thịt, sinh trưởng tích luỹ là chỉ số năng suất quan trọng nhất
làm căn cứ để so sánh các cá thể, các dòng hoặc giống với nhau.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs. (1998), khối lượng cơ thể khác nhau theo
tuổi và có sự chênh lệch giữa các cá thể lớn. Với gia cầm ở 1 – 3 tháng tuổi, sự
khác nhau tới 50 – 60%, sau đó giảm xuống 10 – 15% ở các tháng tuổi tiếp theo.
Khối lượng một ngày tuổi có liên quan đến khối lượng quả trứng và khối
lượng gà mẹ nhưng ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo (Đặng Hữu Lanh
và cs., 1999). Theo Phan Cự Nhân (2001): lúc gà mới nở thì gà trống nặng hơn

gà mái 1%. Tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn. Lúc gà 2 tuần tuổi gà trống
nặng hơn gà mái 5%, ở 3 tuần tuổi là 11%, ở 5 tuần tuổi là 17%, ở 6 tuần tuổi là
20%, ở 7 tuần tuổi là 23%, ở 8 tuần tuổi là 27%.
2.2.2.4. Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh
trưởng ở vật nuôi đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khổi lượng sống trung
bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày
hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát
(TCVN- 2.40, 1977). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol. Gà còn non
tốc độ sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc
điểm cơ thể và điều kiện môi trường.
Tốc độ sinh trưởng ở gia cầm có ý nghĩa quyết định đến sức sản xuất thịt.
Tốc độ sinh trưởng được đánh giá thông qua độ sinh trưởng tuyệt đối, độ sinh
trưởng tương đối hoặc số lần tăng lên về thể trọng trong khoảng thời gian nhất định.
Theo Trần Đình Miên và cs. (1975), tốc độ sinh trưởng là cường độ tăng
các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×