Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

phân lập tuyển chọn các chủng vi khuẩn hòa tan phosphate và kali khó tan từ đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 73 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHẮC HẢI

PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN
HÒA TAN PHOSPHATE VÀ KALI KHÓ TAN TỪ ĐẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHẮC HẢI

PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI KHUẨN
HÒA TAN PHOSPHATE VÀ KALI KHÓ TAN TỪ ĐẤT

Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số: 60420201

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Giang

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Hải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Giang đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Công nghệ Vi sinh, Khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt

Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Cảnh, ThS. Trần Thị Đào cùng các
thầy cô đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Hải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

Trích yếu luận văn

x

Thesis abstract

xi

Phần 1 Mở đầu

1


1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Yêu cầu

2

Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1

3

Các dạng phosphate và kali trong đất và vòng tuần hoàn của phosphate và
kali trong tự nhiên

3

2.1.1 Các dạng phospho trong đất


3

2.1.2 Vòng tuần hoàn của phosphate trong tự nhiên

6

2.1.3 Sự chuyển hóa phosphate trong đất

6

2.1.2 Các dạng tồn tại của kali và sự chuyển hóa kali trong đất
2.2

10

Tổng quan về vi sinh vật phân giải phosphate và kali trong đất

12

2.2.1 Vi sinh vật phân giải phosphate trong đất

12

2.2.2 Vi sinh vật phân giải kali trong đất

15

2.3

Tình hình nghiên cứu vi sinh vật có khả năng phân giải phosphate và kali

khó tan trong đất

15

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

15

2.3.2 Tình hình nghiên tại việt nam

17

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

20

3.1

Địa điểm nghiên cứu

20

3.2

Thời gian nghiên cứu

20

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iv


3.3

Đối tượng/vật liệu nghiên cứu

20

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

20

3.3.2 Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

20

3.3.3 Hóa chất

20

3.4

Nội dung nghiên cứu

21

3.5

Phương pháp nghiên cứu


21

3.5.1 Phương pháp lấy mẫu

21

3.5.2 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn

21

3.5.3 Phương pháp nhận diện vi khuẩn có khả năng phân giải kali khó tan trong đất

24

3.5.4 Phương pháp xác định hoạt độ phân giải phosphate khó tan của các chủng vi khuẩn

24

3.5.5 Phương pháp xác định lượng ion kali trong dung dịch sử dụng phương pháp
tetraphenylborate

25

3.5.6 Khảo sát sự biến thiên ph môi trường của các chủng vi khuẩn tuyển chọn
trong 5 ngày nuôi cấy

26

3.5.7 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phân giải phosphate và kali

khó tan của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

26

3.5.8 Khảo sát ảnh hưởng của ph môi trường đến khả năng phân giải phosphate
khó tan của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

26

3.5.9 Khảo sát ảnh hưởng của nguồn carbon và nitơ đến khả năng phân giải
phosphate khó tan của các chủng vi khuẩn tuyển chọn

27

3.5.10 Phương pháp xác định khả năng sinh indole acetic acid (iaa) của các chủng
vi khuẩn tuyển chọn

27

3.5.11 Phương pháp xác định khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn đối với
một số chủng nấm gây bệnh trên thực vật

28

3.5.12 Phương pháp định danh bằng việc giải trình tự vùng 16s

29

Phần 4 Kết quả và thảo luận


30

4.1

30

Kết quả

4.1.1 Phân lập và xác đinh các đặc điểm hình thái của vi khuẩn có khả năng phân
giải phosphate khó tan

30

4.1.2 Xác định khả năng phân giải phosphate và kali khó tan của các chủng vi

4.1.3

khuẩn tiềm năng

32

Khảo sát và đánh giả một số đặc tính tiềm năng của các chủng vi khuẩn

33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



4.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng
phân giải phosphate và kali khó tan của các chủng vi khẩn tiềm năng

36

4.1.5 Nghiên cứu một số đặc điểm của chủng vi khuẩn 591

40

4.2

44

Thảo luận

4.2.1 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng hòa tan phosphate
và kali khó tan

44

4.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng phân giải phosphate và
kali khó tan của các chủng vi khẩn tiềm năng

44

4.2.3 Chủng vi khuẩn 591

46

Phần 5 Kết luận và kiến nghị


48

5.1

Kết luận

48

5.2

Kiến nghị

48

Tài liệu tham khảo

49

Phụ lục

57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Giải nghĩa

µl

Microliter

DNA

Deoxyribonucleic acid

RNA

Ribonucleic Acid

ĐC

Đối chứng

IAA

Indole-3-acetic acid

LB

Luria and Bertani

ml

Milliliter


nm

Nanometer

NXB

Nhà xuất bản

PDA

Potato dextro agar

sp.

Species

UV

Ultra Violet

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Hàm lượng phosphate hữu cơ trong tầng đất mặt của các loại đất khác
nhau trong mối quan hệ với thành phần cơ giới đất


5

Bảng 3.1 Thành phần hóa chất sử dụng để dựng đường chuẩn PO43-

25

Bảng 3.2 Thành phần hóa chất sử dụng để dựng đường chuẩn

26

Bảng 4.1 Bảng thống kê số lượng các chủng vi khuẩn theo nguồn mẫu

31

Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái khuẩn lạc, tế bào của các chủng vi khuẩn phân giải
phosphate và kali khó tan

32

Bảng 4.3 Kết quả đối kháng của các 10 chủng vi khuẩn với một số chủng nấm gây
bệnh trên thực vật

36

Bảng 4.4 Kết quả so sánh và phân tích trình tự của chủng 591

41

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Vòng tuần hoàn phosphate trong tự nhiên

6

Hình 2.2 Sơ đồ quá trình chuyển hóa phosphate trong đất

7

Hình 2.3 Sơ đồ chuyển hóa giữa các dạng kali trong đất

11

Hình 2.4 Sơ đồ quá trình phân giải nucleoprotein

13

Hình 4.1 Vi khuẩn có khả năng phân giải phosphate khó tan

30

Hình 4.2

31

Vi khuẩn có khả năng phân giải kali khó tan trên môi trường Aleksandrov


Hình 4.3 Sự phân giải phosphate (A) và kali (B) của các chủng vi khuẩn

33

Hình 4.4 Sự chuyển màu của môi trường khi bổ xung thuốc thử

34

Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn nồng độ sinh IAA của các chủng vi khuẩn sau 3 ngày
nuôi cấy

34

Hình 4.6 Khả năng đối kháng của các chủng 591, NH4, 836, 831 với chủng nấm
Fusarium oxysporum sau 2 ngày nuôi cấy

35

Hình 4.7 Ảnh hưởng của nhiệt độ, đến khả năng phân giải phosphate (A) và kali
(B) của 3 chủng vi khuẩn tuyển chọn

37

Hình 4.8 Ảnh hưởng của pH môi trường đến khả năng phân giải phosphate (A) và
kali (B) khó tan của 3 chủng vi khuẩn tuyển chọn

38

Hình 4.9 Ảnh hưởng của nguồn carbon đến khả năng phân giải phosphate (A) và

kali (B) của 3 chủng vi khuẩn

39

Hình 4.10 Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng phân giải phosphate (A) kali
(B) của các chủng vi khuẩn

40

Hình 4.11 Một số đặc điểm của chủng 591

41

Hình 4.12 Kết quả xây dựng cây phân loại của chủng 591

42

Hình 4.12 Sự thay đổi của pH môi trường và sự phân giải phosphate (a) và kali (b)
khó tan của chủng 591 trong quá trình nuôi cấy

43

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng
hòa tan phosphate và kali, đồng thời đánh giá một số điều kiện nuôi cấy tối ưu đến khả

năng phân giải phosphate và kali. Từ 15 mẫu đất được thu thập tại một số địa điểm tại 5
tỉnh miền Bắc, 40 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải phosphate khó tan đã được
phân lập trên môi trường Pikoskaya, trong đó 10 chủng có khả năng phân giải kali khó
tan trên môi trường Aleksandrov. 3 chủng tiềm năng (591, 831, NH4) có khả năng hòa
tan phosphate và kali khó tan cũng như khả năng sinh IAA cao (≥8,86 mgPO43-/l; ≥1,49
mgK+/ml; ≥110 µgIAA /ml) đã được tuyển chọn. Ảnh hưởng điều kiện nuôi cấy tới khả
năng phân giải phosphate và kali cho thấy, cả 3 chủng đều thể hiện khả năng hòa tan
phosphate và kali cao ở pH 7, nhiệt độ tối ưu trong khoảng 30-35oC,nguồn nitơ và các
bon tối ưu lần lượt là (NH4)2SO4 và D-glucose. Trong các điều kiện tối ưu, chủng 591
đều thể hiện khả năng phân giải phosphate và kali cao nhất.
Dựa trên kết quả đặc điềm hình thái khuẩn lạc, hình thái vi thể và phân tích trình
tự gene mã hóa ribosome 16S, chủng 591 đã sơ bộ được định danh thuộc chi
Micrococus sp.. Nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan giữa khả năng phân giải
phosphate và kali khó tan của chủng 591 với sự thay đổi pH của môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


THESIS ABSTRACT
The arm of study focuses on selection the potential bacteria strains which
are able to convert the insoluble phosphorus and potassium into the soluble one
and analysing the culuture conditions that affect the phosphorus and potassium
solublization. From 15 soil samples, 40 P-solublizing bacteria were isolated on
Pikoskaya medium , and 10/40 isolations were identified as K-solublizing bacteria
on Aleksandrov medium . 3 potential isolations (591, 831, NH4) which were high P
and K solublizing as well as high IAA production were selected. Effect of culture
conditions showed that, the pH optimum value were 7, temperature optimum were about
35 – 37oC and the carbon and nitrogen sources were glucose and (NH4)2SO4,

respectively. In all conditions, 591 were showed the high potential P and K solublizing

activity.
Based on the macro and micro morphological characteristic and 16S
ribosome RNA sequence, 591 were preliminarily identified as Micrococcus sp.
This study also indicated the negative correlation between the P and K solublizing
and the change of pH of culture medium.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phosphate và kali là 2 nguyên tố hóa học đa lượng thiết yếu, trong quá
trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Trong đất, lượng phosphate và kali ở
dạng hòa tan rất thấp, phần lớn phosphate và kali tồn tại ở dạng không tan trong
đá, muối khoáng và trầm tích (Goldstein, 1994). Tuy nhiên, những dạng
phosphate và kali không tan này lại là nguồn dự trữ phosphate và kali cho cây,
trong điều kiện thích hợp chúng có thể chuyển thành dạng hòa tan và trở nên sẵn
sàng cung cấp cho thực vật. Một số công trình nghiên cứu khoa học đã chứng
minh vi khuẩn đóng vai trò trọng tâm trong chu trình phosphate và kali tự nhiên.
Các dòng vi khuẩn khác nhau như Pseudomonas, Agrobacterrium, Bacillus,
Rhizobium và Flavobacterium có khả năng hòa tan các hợp chất phosphate vô cơ
như tricalcium phosphate, hydroxyapatite và đá phosphate (Goldstein, 1986). Vi
khuẩn silicate có khả năng hòa tan các khoáng P, Si, Al vô cơ không tan
(Aleksandrov et al., 1967). Bên cạnh đó, theo Rajan et al. (1996) sử dụng trực
tiếp đá chứa phosphate và kali có thể có lợi cho nông nghiệp và khả thi cho môi
trường hơn phosphate và kali ở dạng hòa tan. Đá chứa phosphate và kali là nguồn

phosphate và kali rẻ tiền, nhưng hầu hết chúng không dễ dàng cung cấp cho cây
trồng do sự phóng thích khoáng xảy ra chậm. Tuy nhiên, vi khuẩn hòa tan
phosphate và kali có mật độ đáng kể trong đất và trong vùng rễ cây trồng
(Sperberg, 1958), do đó phosphate và kali dễ dàng trở thành dạng hữu dụng cho
cây trồng.
Ở nhiều nước, từ lâu vi khuẩn hòa tan phosphate và kali được ứng dụng
trong nông nghiệp, chúng được sử dụng như những chất cải thiện năng suất, chất
lượng cây trồng và bảo vệ môi trường (Sheng et al., 2002; Deng et al., 2003) và
là một trong những biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững đồng thời góp
phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, phân bón được sử
dụng chủ yếu trong nông nghiệp là phân hóa học, đã gây ra những vấn đề về ô
nhiễm môi trường, làm đất bị hoang hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, mất khả năng
canh tác, làm chết vi sinh vật có ích. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp bền vững
đồng thời bảo vệ môi trường, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn cho những nghiên
cứu về đặc điểm, khả năng hòa tan phosphate và kali của vi sinh vật trên đất, đá,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


vật liệu phong hóa từ đá cũng như môi trường tối ưu để chúng phát triển, từ đó
ứng dụng sản suất những sản phẩm rẻ tiền, dễ sử dụng, dễ bảo quản để thay thế
phân bón hóa học.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, theo xu hướng nghiên cứu trong nước
và trên thế giới hiện nay, cũng như để góp phần khai thác nguồn vi sinh vật vô
cùng phong phú của nước ta, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Phân
lập tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng hòa tan phosphate và kali
khó tan từ đất”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm các chủng vi khuẩn có khả năng hòa

tan phosphate và kali khó tan từ đất.
1.3. YÊU CẦU
- Phân lập và nhận diện, giữ giống những chủng vi khuẩn có khả năng
phân giải phosphate và kali khó tan.
- Khảo sát và xác định khả năng sinh IAA, khả năng đối kháng với một số
chủng nấm mốc gây hại trên thực vật.
- Tuyển chọn các chủng vi khuẩn tiềm năng và khảo sát các yếu tố môi
trường ảnh hưởng đến khả năng phân giải phosphate và kali khó tan của các
chủng vi khuẩn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CÁC DẠNG PHOSPHATE VÀ KALI TRONG ĐẤT VÀ VÒNG TUẦN
HOÀN CỦA PHOSPHATE VÀ KALI TRONG TỰ NHIÊN
2.1.1 Các dạng phospho trong đất
Phospho là nguyên tố dinh dưỡng đối với cây trồng. Phospho đóng vai trò
quan trọng trong quá trình trao đổi chất và vận chuyển các chất trong cây. Cây
thiếu phospho sẽ sinh trưởng chậm, cho năng suất thấp, phẩm chất nông sản
kém. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng phosphate bởi cây trồng không quá 25%,
trong khi đó một lượng lớn phosphate bị cố định trong đất và chuyển thành
dạng khó hấp thụ. Lượng dự trữ phosphate trong đất xấp xỉ 0,025 – 0,3% P2O5
nhưng chúng tồn tại trong đất ở dạng không tan trong nước cây khó hấp thụ.
Thành phần phosphate dễ tan và khó tan trong đất được quyết định bởi tính chất
đá mẹ, thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ (Nguyễn Như Hà, 2005).
Hàm lượng phosphate tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03 – 0,2%. Đất
bazan nâu đỏ giàu phosphate nhất (430 – 1310 mgP/kg). Đất bạc màu và đất cát

nghèo phosphate nhất (44 – 264 mgP/kg). Đất phù sa đồng bằng sông Hồng có
hàm lượng dao động trong khoảng 350 – 650 mgP/kg. Đất đồng bằng song Cửu
Long có hàm lượng phosphate thấp hơn (110 – 540 mgP/kg) (Hoàng Thị Thái
Hòa, 2011).
Trong một số loại đất như đất bazan và đất phèn có sự cố định phosphate
tạo thành các hợp chất phosphate khó tan là phosphate sắt và phosphate nhôm.
Nhóm này chiếm từ 90-95% tổng lượng phosphate trong đất, cây trồng cạn
không thể sử dụng được, nhóm phosphate canxi (trên đất chua, pH ≤5 không
chứa loại này) chỉ từ 5-10%, nhóm phosphate hoà tan hầu như không đáng kể,
chỉ chiếm từ 0 đến 5% trong tổng số phosphate . Do vậy dù trong đất có
phosphate tổng số khá hoặc giàu nhưng phosphate dễ tiêu lại rất nghèo (Võ Đình
Quang, 1999). Quá trình phân giải xác động thực vật cung cấp cho đất một nguồn
phosphate quan trọng. Việc bổ sung chất hữu cơ vào đất giúp làm tăng cường
hàm lượng phosphate cho đất. Trong tự nhiên nói chung và trong đất nói riêng,
phosphate tồn tại chủ yếu ở hai dạng phosphate hữu cơ và phosphate vô cơ.
2.1.1.1. Phosphate hữu cơ
Phosphate hữu cơ trong đất chiếm từ 20 – 80 % tổng lượng P trong đất.
Hàm lượng phosphate hữu cơ trong đất cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


như: điều kiện khí hậu, thảm thực vật, kết cấu đất, loại đất, chế độ phân bón sử
dụng trên đất đó. Các dạng phosphate hữu cơ chủ yếu trong đất bao gồm:
inositol phosphate: 1,4 – 356 mg/kg chiếm 0,3 – 62 %, axít nucleic (DNA và
RNA): 0,1 – 97 mg/kg chiếm 0,1 – 65 % và phospholipid: 0,4 – 17 mg/kg
chiếm 0,03- 5.4% lượng phosphate hữu cơ trong đất (Harrison, 1987). Ở lớp đất
mặt phosphate hữu cơ chiếm khoảng 50% (Nguyễn Như Hà, 2005).
Phosphate hữu cơ trong đất chủ yếu ở trong thành phần mùn. Đất càng

giàu mùn thì càng giàu phosphate hữu cơ. Theo Westerman (1990) trong
phosphate hữu cơ của đất, dạng phổ biến nhất là dạng phytat, có thể chiếm đến
50% tổng số phosphate hữu cơ. Tùy theo môi trường acid hay kiềm mà tồn tại
các dạng phytat khác nhau. Ở đất chua, phosphate hữu cơ chủ yếu là phytat Fe,
Al; Ở đất trung tính, đất kiềm phosphate hữu cơ tồn tại dạng phytat Ca, Mg .
Phosphate hữu cơ trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường gặp
các hợp chất hữu cơ chủ yếu như phytin, phosphatelipid, acid nucleic. Điều
đáng chú ý là phosphate ở vi sinh vật không tham gia trực tiếp vào dinh dưỡng
cây trồng mà phải đợi vi sinh vật chết đi, tế bào bị khoáng hóa thì cây trồng mới
hấp thu được (Nguyễn Như Hà, 2005).
Khi thực hiện các quá trình khoáng hóa trong đất có sự tham gia của vi
sinh vật phân giải, phosphate vô cơ khó tan sẽ được khoáng hóa để giải phóng
ra phosphate vô cơ dễ tan, là nguồn dinh dưỡng cung cấp thức ăn cho cây trồng
(Richardson, 2001). Có 70 – 80 tập đoàn vi sinh vật tham gia vào quá trình
phân giải phosphate (Bạch Phương Lan, 2004). Thực vật không thể đồng hóa
trực tiếp phosphate hữu cơ, muốn đồng hóa được chúng phải được chuyển hóa
dưới dạng muối của acid phosphoric (H3PO4): Ca(H2PO4)2, Na2HPO4, K2HPO4,
KH2PO4. Nhưng các dạng phosphate này lại bị đất hấp phụ và vi sinh vật sử
dụng lại, nên trong đất rất ít phosphate ở dạng hòa tan. Nhiều tác giả nghiên
cứu cho rằng, nếu chất hữu cơ vùi trong đất là chất hữu cơ nghèo phosphate thì
qua quá trình phân giải không những hàm lượng phosphate hữu cơ trong đất
không tăng mà còn giảm xuống. Theo Kaila and Virtanen (1955), nếu chất hữu
cơ vùi xuống đất chứa ít hơn 0,2 – 0,3% P2O5 thì quá trình phân giải không tăng
lên thêm về phosphate dễ tan cho cây vì vi sinh vật sẽ sử dụng hết.
2.1.1.2. Phosphate vô cơ
Phosphate vô cơ trong đất chủ yếu tồn tại dưới dạng muối phosphate của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



các cation Ca2+ (chiếm ưu thế trên đất trung tính hoặc kiềm), Fe3+ hoặc Al3+
(chiếm ưu thế trên đất chua) (Goldstein, 1986; Jones et al., 1991). Hàm lượng
phosphate trong dung dịch đất phổ biến ở mức xấp xỉ 0,05 mg/l dung dịch và
hiếm khi ở mức 0,3 mg/l.
Bảng 2.1. Hàm lượng phosphate hữu cơ trong tầng đất mặt của các loại đất
khác nhau trong mối quan hệ với thành phần cơ giới đất
Phosphate hữu cơ trong đất

Số lượng mẫu đất
nghiên cứu

mg/kg đất

So với P tổng số %

Đất cát

194

121

34.1

Đất thịt trung bình

663

250


39.9

Đất thịt nặng và sét

309

332

41.4

Đất thịt trung bình

5

523

58.9

Đất thịt nặng và sét

85

579

65.4

Thành phần cơ giới đất
Đất nghèo chất hữu cơ

Đất giàu chất hữu cơ


(Nguồn: Harrison, 1987)

Phosphate canxi dễ được huy động cho cây hơn phosphate Fe, Al vì các
cation Fe3+ và Al3+ di động nên khi ion phosphate kết hợp với các cation này sẽ
bị di chuyển sâu vào trong đất nên cây trồng khó sử dụng. Quá trình cố định
phosphate bởi các hydroxit Fe và Al thường xảy ra trên các loại đất chua, giàu
sắt, nhôm di động. Gốc (OH)- trong các hydroxit Fe và Al bị thay thế bởi PO43-.
Trong môi trường đất các ion phosphate được biến đổi như sau:
H2PO4-

HPO42-

PO43-

Trong thực tế, PO43- là dạng cây trồng dễ hấp thu nhất. Các dạng phosphate
còn lại thường là những loại khó hòa tan mà cây trồng không thể đồng hóa được,
muốn cây trồng sử dụng được phải qua quá trình biến đổi thành dạng dễ tan
(Nguyễn Như Hà, 2005; Trần Thị Thu Hà, 2009). Phosphate trong tự nhiên luôn
luôn tuần hoàn chuyển hóa. Nhờ vi sinh vật, phosphate hữu cơ được vô cơ hóa
thành dạng muối của acid phosphoric. Các dạng phosphate này một phần được cây
trồng sử dụng biến thành dạng phosphate hữu cơ, một phần bị cố định dưới dạng
khó tan như: Ca3(PO4)2, AlPO4, FePO4 (Bạch Phương lan, 2004). Những dạng
phosphate khó tan này trong các môi trường có pH thích hợp sẽ chuyển thành dạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


phosphate dễ tan. Trong quá trình này, vi sinh vật giữ vai trò quan trọng.

2.1.2. Vòng tuần hoàn của phosphate trong tự nhiên
Vòng tuần hoàn của phosphate không giống như vòng tuần hoàn của Nitơ.
Trong khi nitơ luôn khan hiếm trong đất thì phosphate tồn tại nhiều trong đất ở
dạng khó phân giải (Kapoor, 1995). Nitơ được đưa vào đất nhờ vi sinh vật cố
định đạm từ không khí, còn đối với phosphate, chúng được các vi sinh vật phân
giải từ các nguồn phosphate vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Động vật

Cây xanh
PO43- trong dung dịch đất
PO43- bị hấp thụ

Quá trình
khoáng

Hòa tan

Quá trình cố
định

Phosphate vô cơ
Cố định tạm thời
Chất hữu cơ tươi và tế bào sinh vật
Chất hữu cơ mùn hóa
Hình 2.1. Vòng tuần hoàn phosphate trong tự nhiên
(Nguồn: Trần Văn Chính, 2010)

2.1.3. Sự chuyển hóa phosphate trong đất
2.1.3.1. Quá trình cố định phosphate trong đất
Quá trình thoái hóa phosphate là quá trình tạo thành các hợp chất

phosphate khó tan từ các hợp chất phosphate hòa tan thông qua quá trình hấp
phụ hóa học trong dung dịch đất. Quá trình thoái hóa phosphate làm giảm lượng
phosphate dễ tiêu trong đất và cây trồng khó thu hút được phosphate từ đất và
từ nguồn phân bổ sung từ bên ngoài vào đất, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng
phân phosphate của cây trồng (Hoàng Thị Thái Hòa, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Hình 2.2. Sơ đồ quá trình chuyển hóa phosphate trong đất
(Nguồn: Westerman, 1990)

2.1.3.2. Quá trình cố định phosphate trong đất
a. Quá trình hấp phụ phosphate trong đất
Trên các loại đất chua, giàu sắt, nhôm tự do thường diễn ra quá trình cố
định phosphate bởi các hydroxit của Fe và Al, bằng phản ứng thế chỗ gốc [OH] trong các hydroxit của Fe và Al bởi PO43-. Đối với các loại đất giàu
khoáng sét (kaolinit) cũng diễn ra quá trình hấp phụ gốc phosphate tương tự
như trên do rìa lưới của keo kaolinit có các nhóm [-OH]. Tuy nhiên lượng
phosphate cố định theo dạng này thường thấp hơn so với lượng phosphte bị giữ
chặt bởi các hidroxit của Fe và Al. Khả năng hấp phụ phosphate của keo sét phụ
thuộc vào diện tích bề mặt của loại keo đó. Theo đó, kaolinit có khả năng hấp
phụ cao hơn illit và thấp hơn monmollionit.
Keo sét – OH + Ca(H2PO4)2

Keo sét - H2PO4- + ½ Ca(OH)2

Ngoài ra phosphate cũng bị cố định bởi muối canxi trong đất. Khi hàm
lượng phosphate trong đất ở mức thấp, phosphate chủ yếu bị cố định bởi canxi

sulphat, mặt khác, khi hàm lượng phosphate trong đất cao, phosphate chủ yếu
bị giữ chặt bởi canxi cacbonat (Griffin and Jurinak 1973). Quá trình này xảy
ra phổ biến và rất nhanh. Tuy vậy, khả năng giữ phosphate bởi các muối canxi
thường yếu hơn bởi Fe và Al hydroxit. Do vậy, phosphate ở dạng này dễ dàng
được phục hồi và trở nên dễ tiêu hơn đối với cây trồng. Do đó, trên các loại
đất giàu Fe3+ và Al3+ trao đổi, quá trình giữ chặt phosphate bởi Fe và Al
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


hydroxit thường chiếm ưu thế.
Ở Việt Nam, khả năng hấp phụ phosphate của đất dao động khá mạnh,
trong khoảng từ 10 – 2656 mgP/kg, tùy theo từng loại đất. Đất cát biển có khả
năng hấp thu phosphate thấp nhất và đất lúa đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt
đất phèn có khả năng hấp thu phosphate cao nhất (Võ Đình Quang, 1999).
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố định phosphate trong đất
+ pH đất:
pH đất có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hòa tan các khoáng oxide và
hydroxide trong đất cùng với sự có mặt của: Ca2+, Fe3+ và Al3+ cũng như các
cation khác vì vậy có ảnh hưởng đến khả năng hòa tan phosphate trong đất. Ví
dụ: pH càng cao khả năng hòa tan phosphate sắt trong đất giảm nên hàm lượng
H2PO4- trong đất thấp (Trương Thị Cẩm Nhung, 2008).
Fe(OH)2H2PO4

Fe(OH)2+ + H2PO4-

phosphate sắt
+ Sự hiện diện của các cation trong đất:
Cùng với Ca2+, Fe3+ và Al3+, sự hiện diện của một số cation trong đất cũng

có ảnh hưởng đến sự cố định phosphate trong đất. Một số nghiên cứu cho rằng:
Mg2+ có tác dụng ngăn chặn sự cố định phosphate bởi các muối (Yadav and
Tarafdar, 2010). Trên đất mặn, nơi mà Na+ chiếm ưu thế so với các cation khác,
phosphate sẽ tạo thành muối với Na+ và trở nên dễ tiêu hơn đối với cây trồng.
+ Sự hiện diện của các anion trong đất: Một số anion trong đất như [-OH],
SO42- có khả năng cạnh tranh với anion phosphate trong các phản ứng để tạo
thành các hợp chất hòa tan trong đất. Tuy nhiên, anion phosphate là một anion
có khả năng cạnh tranh rất mạnh (Trương Thị Cẩm Nhung, 2008).
c. Sự chuyển hóa phosphate hữu cơ trong đất
Trong đất có nhiều loại vi sinh vật khoáng hóa được phosphate hữu cơ.
Các vi sinh vật này tiết ra các enzyme khử phosphate đồng thời giải phóng ion
phosphate. Phản ứng enzyme nhanh khi hợp chất phosphate hữu cơ vừa mới bón
vào đất và sau đó xảy ra chậm khi phosphate đã bị cải biến. Phosphate sẽ tạo ra
các phức liên kết với Fe, Al, các chất hữu cơ phân tử lượng cao và bị cố định trên
các phân tử sét.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


d.Sự chuyển hóa phosphate vô cơ trong đất
Sự tồn tại của các loại ion phosphate trong đất phụ thuộc vào pH đất. Do
vậy, thực tế trong đất phosphate tồn tại ở 2 dạng là H2PO4- và HPO42-:
H2PO4Đất chua

HPO42

PO43-


Đất kiềm

Ở pH = 7 tỷ lệ 2 loại ion này gần bằng nhau. H2PO4- dễ đồng hóa hơn
HPO42- nên về mặt lý thuyết ở pH = 5 – 6 dinh dưỡng phosphate của cây thuận lợi
nhất. Song trong đất do có mặt của nhiều ion khác mà vấn đề trở nên phức tạp hơn.
e. Sự chuyển hóa của phosphate trong đất chua
Trong đất chua nghèo chất hữu cơ: phosphate được cố định bằng oxit và
hydroxit nhôm và sắt: Fe3+, Al3+ và Mn2+ thường nằm dưới dạng hòa tan, phản ứng
với H2PO4- tạo thành hợp chất không tan cây không đồng hóa được (Goldstein , 1986;
Jones et al., 1991).
Al3+ + H2PO4- + 2H2O

2H+ + Al(OH)2.H2PO4
Không tan

Ở các loại đất rất chua, Al3+ và Fe3+ nhiều hơn các ion H2PO4- làm cho
phản ứng trên diễn ra theo chiều thuận, tạo thành phosphate không tan khiến cho
chỉ còn một lượng rất nhỏ H2PO4- trong đất cây trồng có thể sử dụng được.
Trong môi trường chua còn có hai quá trình cố định phosphate liên quan
tới sét. Đó là do sự tồn tại các ion OH- lộ trên bề mặt khoáng sét. Sự cố định này
đi kèm với việc giải phóng kiềm theo phản ứng sau:
Sét – OH + Ca(H2PO4)2

Sét – H2PO4- + Ca(OH)2

Khả năng cố định thay đổi theo bản chất khoáng vật của keo sét theo thứ
tự sau đây: Illit > Kaolinit > Montmorillonit.
[Al] + H2PO4- + 2H2O

2H++ Al(OH)2.H2PO4


Vai trò của sắt và nhôm thể hiện qua thực tế là việc cố định các anion
mạnh lên khi tỉ lệ SiO2/seoquioxit giảm, với các loại đất đã mất vôi nếu các
seoquioxit cũng mất đi thì khả năng cố định phosphate cũng giảm.
Đối với vôi, người ta thấy khi để cho sét hấp thụ Ca2+, tỉ lệ anion
phosphate được hấp thu tăng lên, bất chấp ngưỡng kết tủa canxi phosphate. Điều
đó chứng tỏ rằng: đây là quá tình cố định ion chứ không phải bằng con đường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


hóa học. Tính ổn định của quá trình cố định này phụ thuộc vào điều kiện môi
trường. Quá trình giải phóng anion có thể xảy ra khi điều kiện môi trường thay
đổi và đặc biệt là nếu sét bị giải keo (Phan Tuấn Triều, 2009).
Ở đất chua, các hydroxit sắt, nhôm lưỡng tính có thể mất 1 nhóm OH- trở
thành keo dương tính tham gia hấp phụ trao đổi anion:
Al (OH)3 + H+ = Al (OH)2+ + H2O
f. Sự chuyển hóa của phosphate ở đất kiềm
Trong môi trường kiềm giàu Ca2+ nên phosphate được cố định bởi canxi,
gây ra một hiệu quả thấp trong việc sử dụng phân bón phosphate hòa tan
(Goldstein, 1986; Jones et al., 1991). Theo Lindsay (1979), supe phosphate có
chứa một một lượng lớn canxi kết tủa dưới dạng Dicalcium phosphate và
Dicalcium phosphate dihydrated. Ion H2PO4- phản ứng mạnh với Ca2+ tạo thành
các hợp chất ít tan theo các phản ứng lần lượt như sau (Trần Thị Thu Hà, 2009):
Ca(H2PO4)2 + CaCO3 + H2O
6 CaHPO4.2H2O + 2CaCO3 + H2O
Ca8H2(PO4)6.5H2O + CaCO3

2CaHPO4.2H2O + CO2

Ca8H2(PO4)6.5H2O +2CO2
Ca3(PO4)2 + CO2 + 6H2O

2.1.2. Các dạng tồn tại của kali và sự chuyển hóa kali trong đất
2.1.2.1 Kali trong đất
Kali là nguyên tố đa lượng với cây trồng. Nó tham gia vào nhiều quá trình
sinh lý sinh hoá quan trọng của cây như: quá trình quang hợp, tổng hợp protein,
hoạt động của một số enzyme, vận chuyển chất tan từ libe tới các cơ quan cũng
như duy trì cân bằng ion giữa bên trong và bên ngoài tế bào. Trong cây, kali
thường được tích luỹ nhiều trong thân lá. Tỷ lệ kali trong cây biến động trong
khoảng 0,5-6% chất khô. Hàm lượng kali tổng số trong đất rất khác nhau phụ
thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, điều kiện phong hoá đá và
hình thành đất, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác, phân bón. Ðất mặn, đất
phèn, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến mica giàu Kali (K2O tổng số từ 2 đến
3%). đất nghèo kali là các đất xám bạc màu và một số loại đất đỏ vàng vùng đồi
núi (<0,5%). Đất Feralit trên granit chứa nhiều K hơn Feralit trên bazan. Đất
Feralit trên granit ở tỉnh Hà Giang chứa 5,67% K2O, đất Feralit trên đá bazan ở
tỉnh Nghệ An chứa 1,15% K2O
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


2.1.2.2. Hàm lượng kali và sự chuyển hóa kali trong đất
Kali thường có trữ lượng lớn trong hầu hết các loại đất. Thành phần kali
của các loại đất khác nhau có thể dao động từ 0.04-3% (Cresser et al., 1993).
Trong số đó, 90-98% thường được cố định trong các dạng khoáng, chỉ có 2%
kali tổng số tồn tại trong dung dịch đất và các giai đoạn trao đổi. Kali tồn tại
trong 4 dạng khác nhau trong đất (những hình thái khác nhau về tính khả dụng
đối với sinh vật:

+ Kali hoà tan: có trong dung dịch đất hàm lượng rất nhỏ
+ Kali trao đổi: là các ion kali được hấp phụ trên bề mặt keo đất, nó có thể
đi vào dung dịch đất nhờ phản ứng trao đổi cation
+ Kali chậm tiêu (kali bị giữ chặt): là các ion kali nằm trong mạng lưới
khoáng sét, ít có khả năng trao đổi do đó cây khó sử dụng được
+ Kali trong khoáng nguyên sinh: Là dạng kali nằm trong lưới tinh thể của
các khoáng nguyên sinh như fenspat kali (chứa 7,5-12,5% K2O), mica trắng
(chứa 6,5-9% K2O), mica đen (5-7% K2O). Các khoáng nguyên sinh này khi bị
phong hoá sẽ giải phóng kali dưới dạng muối tan, cây trồng sử dụng được.

Hình 2.3. Sơ đồ chuyển hóa giữa các dạng kali trong đất
(Nguồn: Watson et al., 2008)

Dạng kali khả dụng đối với cây trồng bao gồm dạng kali hòa tan và dạng
kali trao đổi trong dung dịch đất. Dạng kali hòa tan là nguồn K sẵn có nhất đối với
thực vật cũng như vi sinh vật, đồng thời đây cũng là dang kali dễ bị rửa trôi nhất.
Hàm lượng kali trong dung dịch đất nói chung thấp (<0.1%; Brady and Weil
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1999), trừ khi được bổ xung lượng kali. McLean và Watson (1985) ước tính rằng
chỉ có 5% nhu cầu của cây trồng đối với kali được đáp ứng bởi lượng kali tan
trong dung dịch đất. Nồng độ ion K+ trong dung dịch đất phụ thuộc vào nhiều yếu
tố bao gồm loại đất, thời tiết, cách thức sử dụng phân bón và thu hoạch.
Các dạng kali có mối liên hệ lẫn nhau. Sự gia tăng của một thành phần này
là do sự bổ sung của các nguồn kali kế cận. Sự di chuyển này có thể diễn ra từ
dạng không hữu dụng đến dạng hữu dụng hoặc theo chiều ngược lại. Sự cung
cấp lượng kali hữu dụng cho cây trồng do đó tùy thuộc vào hàm lượng và sự

chuyển biến giữa các dạng Kali trong đất. Điều này bao gồm tốc độ bổ sung
kali từ các nguồn chậm hữu dụng sang dạng dễ hữu dụng cho cây trồng. Cây
trồng hút K hòa tan trong dung dịch đất, nồng độ kali trong dung dịch thấp, cân
bằng bị phá hủy, Kali trao đổi lập tức di chuyển vào dung dịch cho đến khi cân
bằng mới được thiết lập tiến trình này được gọi là tiến trình trao đổi kali.Tiến
trình này diễn ra lập tức, nhanh chóng, vì vậy có thể xem kali trao đổi là cơ chế
đệm quan trọng cho Kali hòa tan trong dung dịch đất (Goulding, 1987).
2.2. TỔNG QUAN VỀ VI SINH VẬT PHÂN GIẢI PHOSPHATE VÀ KALI
TRONG ĐẤT
2.2.1 Vi sinh vật phân giải phosphate trong đất
Vi sinh vật phân giải phosphate trong đất rất phong phú và đa dạng, bao
gồm các nhóm: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men, nấm mốc (Nguyễn Xuân Thành,
2007). Nghiên cứu của Kapoor (1995) cho thấy: bổ sung một số chủng nấm sợi
có khả năng hòa tan phosphate như: Aspergillus flavus và Aspergillus niger với
vi khuẩn cố định nitơ Azotobacter sp. vào trong đất trồng đã làm tăng năng suất
hạt lúa mì lên 17.7%, trong khi đó nếu chỉ bổ sung Azotobacter sp. vào trong
đất trồng thì năng suất lúa mì chỉ tăng 9%. Reynaldo Fraga et al. (1999) cũng
đạt kết quả tương tự khi nghiên cứu sự phối hợp giữa chủng Azotobacter sp. với
các vi khuẩn phân giải phosphate thuộc các chi Agrobacterium sp., Bacillus sp.
và Pseudomonas sp. Xiao et al. (2013) đã sử dụng 4 chủng nấm men
Rhodotorula sp., Candida rugosa, Saccharomyces cerevisiae và Saccharomyces
rouxii được phân lập từ rễ lúa mỳ và xác định khả năng phân giải phosphate
khó tan trong đã quặng của chúng.
2.2.1.1. Vi sinh vật phân giải phosphate hữu cơ trong đất
Đất có chứa một loạt các chất hữu cơ, có thể là một nguồn chứa phosphate
cho sự phát triển của thực vật. Để có một lượng phosphate hòa tan cho dinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



dưỡng thực vật, phosphate phải được khoáng hóa phosphate để chuyển hóa
phosphate khó tan thành phosphate dễ tan nhờ các enzyme phosphatease được
tiết ra từ vi sinh vật phân giải phosphate có trong đất (Lynch, 1990). Trong thực
tế, phần lớn phosphatease trong đất được coi là có nguồn gốc từ vi khuẩn
(Garcia et al., 1993). Mức độ quan trọng của phosphatease của vi sinh vật đã
được phát hiện trong các loại đất khác nhau (Kirchner et al., 1993). Đặc biệt,
lượng phosphatease hòa tan được tăng đáng kể trong vùng rễ cây trồng
(Tarafdar and Junk, 1987). Greaves và Webley (1965) đã nghiên cứu đất đồng
cỏ và cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn khoáng hóa phosphate hữu cơ trong
đất ở vùng rễ cỏ. Raghu và MacRae (1966) cho thấy, sự hiện diện của những vi
khuẩn khoáng hóa phosphate hữu cơ cũng có mặt ở vùng rễ cây lúa làm tăng
khả năng hòa tan phosphate trong đất. Burns (1983) khi nghiên cứu hoạt động
của phosphatease khác nhau trong vùng rễ của cây ngô, lúa mạch, lúa mì cũng
cho thấy, phosphatease hoạt động đáng kể trong vùng rễ bên trong môi trường
đất acid và đất trung tính. Các vi khuẩn có khả năng phân giải phosphate trong
đất acid và đất trung tính bao gồm các chủng thuộc chi: Rhizobium (Abd-Alla,
1994), Enterobacter, Serratia, Citrobacter, Proteus và Klebsiella (Thaller et
al., 1995), Pseudomonas (Gügi et al., 1991).
Sự chuyển hóa các hợp chất phosphate hữu cơ thành muối của H3PO4 theo sơ đồ
sau (Bạch Phương Lan, 2004; Phạm Thị Ngọc Lan, 2003):
1. Nucleoprotein
2. Lơxitin

Nuclein
Glixerphosphate

Acid nucleic

Nucleotic


H3PO4

H3PO4

Hình 2.4. Sơ đồ quá trình phân giải nucleoprotein
(Nguồn: Bạch Phương Lan, 2004)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


×