Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CHÈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.33 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CHÈ
TỈNH THÁI NGUYÊN
I- Phần mở đầu:
1- Giới thiệu chung:
Chè là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Thái Nguyên. Nông dân
Thái Nguyên có nhiều kinh nghiệm trồng, chế biến chè và đã biết tận dụng lợi thế
về đất đai, khí hậu tạo nên hương vị đặc trưng cho chè Thái Nguyên. Hiện nay,
toàn tỉnh có 16.413 ha chè, trong đó diện tích cho sản phẩm có 14.122 ha, năng
suất bình quân 66,75 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi gần 95.000 tấn. Căn cứ vào
điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh, vùng chè nguyên liệu được chia làm hai
vùng. Vùng nguyên liệu để chiến biến chè xanh bao gồm các huyện: Thành phố
Thái Nguyên, Đại từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Sông Cầu, Võ Nhai, với
diện tích 12.400 ha, chiếm 73% diện tích chè của cả tỉnh. Trong đó, chè xanh đặc
sản có gần 4.000 ha, với các địa danh nổi tiếng như Tân Cương, Phúc Xanh, Phúc
Trìu (T.P Thái Nguyên), La Bằng, Khuôn Gà-Hùng Sơn (Đại Từ), Tại Cài-Minh
Lập, Sông Công (Đồng Hỷ) và Phúc thuận (Phổ Yên). Vùng chè nguyên liệu để
chế biến chè đen bao gồm phần lớn chè của Định Hóa, Phú lương với diện tích
4.000 ha, chiếm 27% diện tích chè toàn tỉnh. Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả
thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản
phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản. Nghề trồng và chế biến chè đã đem lại hiệu
quả lớn về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Chè thực sự là cây xóa đói, giảm
nghèo và làm giàu của nông dân Thái Nguyên.
Trước thời kỳ "Đổi mới" do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986,
người nông dân nói chung và người trồng chè nói riêng chỉ có thể là thành viên
của một trong hai loại hình tổ chức sản xuất là hợp tác xã (kiểu cũ) hoặc nông
trường quốc doanh. Sau khi thực hiện công cuộc "Đổi mới", hộ gia đình nông dân
được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng đất lâu dài. Nhiều hộ
đã phát triển sản xuất kinh doanh tốt, ở một quy mô lớn, được gọi là các hộ trang
trại. Các HTX kiểu cũ đã chuyển đổi theo luật HTX thành HTX kiểu mới. Thêm
vào đó, được sự hỗ trợ của chính quyền, các đoàn thể địa phương, các tổ chức
NGOs đặc biệt là tổ chức CECI, nhiều HTX mới được thành lập.


Đối với các nông trường quốc doanh, thực hiện Nghị định 01, năm 1995
của Thủ tướng Chính phủ, các nông trường quốc doanh đã chuyển thành Công ty
TNHH Nhà nước một thanh viên (gọi tắt là DNNN) và tiến hành giao đất cho gia
đình công nhân để quản lý và sử dụng trong thời hạn 50 năm. Các hộ nông trường
viên có trách nhiệm bán sản phẩm cho doanh nghiệp.
Trước thập niên 90, hầu hết chè được bán cho các DNNN để sơ chế và chế
biến, sau đó bán cho VINATEA để xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm sau đó, cùng
với sự chuyển biến trong sản xuất, đã xuất hiện nhiều hình thức khác nhau trong


chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè, như các cơ sở chuyên chế biến tư nhân, hộ sản
xuất kiêm chế biến biến, các công ty tư nhân, công ty liên doanh chế biến và xuất
khẩu chè, các hộ mua gom, bán buôn,...
Như vậy, có thể thấy có nhiều tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị cây chè.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, nhóm nghiên cứu thấy có một số tác nhân
chủ yếu như: (i) các hộ nông trường viên: đây là những công nhân nông trường đã
nhận đất của nông trường theo hợp đồng khi nông trường chuyển đổi thành công
ty và các hộ có khả năng ký hợp đồng sản xuất cho DNNN hoặc công ty chè); (ii)
Các hộ sản xuất trang trại: là những hộ có quy mô sản xuất lớn và không phải là
nông trường viên; (iii) Các hộ sản xuất tự do: là những hộ có quy mô sản xuất nhỏ
và cũng không phải là nông trường viên; (iv) Các hộ HTX: là những hộ tham gia
HTX (gồm cả những hộ tham gia tổ, nhóm nông dân). Trong chế biến và tiêu thụ
sản phẩm, có các cơ sở chuyên chế biến tư nhân, hộ sản xuất kiêm chế biến,
DNNN, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh chế biến và xuất khẩu;
người thu gom, người bán buôn,... Các tác nhân hỗ trợ như Sở NN&PTNT, Sở
Thương Mại, các tổ chức NGO, các tổ chức đoàn thể quần chúng như Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,...Nhóm nghiên cứu cũng xác định có 4 kênh
tiêu thụ sản phẩm chính và việc phân tích chuỗi giá trị được tập trung nhiều hơn
vào xác định những cơ hộ và hạn chế trong việc giúp tăng giá trị cho sản phẩm
của nông dân sản xuất nhỏ và giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường.

2- Mục tiêu nghiên cứu.
- Mô tả được kênh tiêu thụ sản phẩm và các thành phần chủ yếu tham gia
các kênh này.
- Mô tả và phân tích được phần giá trị gia tăng do các thành phần tham gia
tạo nên ở các giai đoạn khác nhau của các kênh tiêu thụ
- Xác định các cơ hội và hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó
đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao giá trị cho người sản xuất nhỏ.
3- Khung phân tích và Phương pháp nghiên cứu.
3.1- Khung phân tích:
Chuỗi giá trị có liên quan đến nhiều hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm
(hoặc một dịch vụ) từ ý niệm, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến tay người
tiêu dùng cuối cùng và xử lý sau khi sử dụng (Kaplinsky và Morris 2001). Hơn
nữa, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả các bên tham gia chuỗi hoạt động nhằm tối
đa hóa việc gia tăng giá trị trong suốt chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị nhằm hiểu
được các yếu tố khác nhau tạo ra động lực phát triển, khả năng cạnh tranh trong
cùng ngành và xác định những cơ hội và hạn chế trong việc tăng lợi ích cho các
bên hoạt động trong ngành. Khung phân tích sử dụng cho nghiên cứu này được
thể hiện trong Sở đồ 1:


Sơ đồ 1
Đầu vào
Sản xuất
Chế biến
Bán lẻ
Bán buôn
Xuất khẩu
Các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ
Môi trường


3.2- Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế,
đồng thời sử dụng các số liệu và thông tin có sẵn từ các cuộc điều tra trước đó.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp định tính và định lượng qua
phỏng vấn các quan chức nhà nước, tổ chức nông dân, người sản xuất, người chế
biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Kết hợp giữa phỏng vấn cá nhân với thảo luận
nhóm. Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu và phân tích dựa trên những công


cụ do AsiaDHRRA cung cấp.
Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực hạn chế, nhóm nghiên cứu không
thể thu thập đầy đủ dữ liệu, thông tin và phân tích được tất cả các khía cạnh của
quá trình sản xuất và tiêu thụ chè. Do vậy, nhóm nghiên cứu cố gắng sử dụng tối
đa tất cả những thông tin thu thập từ cuộc điều tra này và các cuộc điều tra trước
đó để phác họa một bức tranh tổng thể về chuỗi giá trị cây chè ở Thái Nguyên, xác
định những cơ hội, hạn chế và thách thức đối với việc giúp tăng giá trị của sản
phẩm của người sản xuất nhỏ, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp. Một điểm
đáng lưu ý là trong phân tích, nhóm nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu thu nhập thay cho
chỉ tiêu lợi nhuận vì người sản xuất đại đa số là sử dụng lao động gia đình, đặc
biệt là đối với các hộ sản xuất nhỏ. Điều này cũng tương tự đối với các hộ chế
biến, thu gom và bán buôn. Hơn nữa, việc tính toán lợi nhuận trong thực tế rất khó
khăn và khó đảm bảo độ chính xác vì không có số liệu thống kê về số ngày làm
việc, số giờ làm việc trong một ngày của các đối tượng tham gia.
II- Giới thiệu khái quá trình về sản xuất và chế biến chè:
Để giúp cho quá trình phân tích và rút ra các kết luận có ý nghĩa thực tiễn cần thiết
phải có hiểu biết cơ bản về quá trình sản xuất và chế biến chè. Qua khảo sát cho
thấy tất cả các hộ được phỏng vấn đều cho biết sản xuất kinh doanh chè gồm 2
quá trình: quá trình sản xuất trồng trọt (kiến thiết cơ bản và chè kinh doanh) và
quá trình sản xuất chế biến:
1-Quá trình sản xuất trồng trọt:

Công đoạn 100% các hộ đều thực hiện giống nhau là khâu trồng chè mới
“Thời kỳ kiến thiết cơ bản” mất 3-4 năm đầu, cái khác nhau là khâu bón phân lót
“kẻ nhiều, người ít”.
* Tạo tán:
Đốn phớt:
Su khi trồng được 1 năm thì thông thường người ta bấm ngọn để chè con ra cành
và năm thứ 3 tiếp tục tỉa cành và sau mỗi năm (tới đầu vụ rét) người trồng chè tạo
tán bằng cách đốn cành lá gọi là đốn phớt.
Đốn đau:
Sau khi bước vào thời kỳ kinh doanh được 9-10 năm thì tiến hành đốn tạo
tán mới gọi là đốn đau.
Chăm sóc chè là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chè và năng suất thu hái
chè. Ngoài việc xới đất, trừ cỏ thì quan trọng là phải bón đủ số lượng và cơ cấu
các loại phân bón, đồng thời phải kiểm soát được các loại sâu hại.
2- Quá trình sản xuất chế biến:


* Kỹ thuật thu hái thủ công:
Năm thứ 4, nông dân tạo tán cho cây chè để chè có tán mở rộng thích hợp
để đạt sản lượng cao nhờ khâu hái chè. Yêu cầu của việc thu hái chè phải đảm
bảo:
- 1 tôm, hai là (1 búp non + 2 lá non).
- Tăng năng suất bằng hái chè theo trật (chừa lại lá 3 và 4).
- Kịp thời xới xáo đất và bón phân cân đối NPK.
- Khi thu hái tránh làm búp chè bị dập, nát. Để xác định thời điểm khi nào
có thể thu hái được lần tiếp theo, nông dân thường dùng phương pháp quan sát
vườn chè theo kinh nghiệm.
* Kỹ thuật chế biến:
Chè tươi thu hái về cần chế biến kịp thời, không được để búp dập nát, không được
để chè bị ôi. Chè bị ôi khi sao, sấy làm chất lượng chè bị giảm.

Sao chè:
Sao chè tươi là khâu then chốt để nâng cao chất lượng sản phẩm. Kinh
nghiệm sao chè là sao đều và luôn luôn chỉnh lửa đều và quan sát mùa lá chè
chuyển từ màu xanh tươi sang xanh và cầm tay có cảm giác dính, cuống chè uốn
cong không gãy và chè có mùi thơm.
Vò chè:
Tiếp đó là công đoạn vò chè làm phá vỡ cấu trúc mô tế bào, kết dính dịch
làm cho lá chè xoăn lại có dạng viên, dạng sợi. Vò là khâu quyết định hương vị,
hình dáng sản phẩm của chè.
Sấy khô:
Sấy khô là khâu kết thúc quá trình làm héo và vò chè, lúc này cần nhỏ lửa
giảm tỉ lệ nước theo qui định.
Bảo quản:
Bảo quản chè thành phẩm là cách giữ chè lâu mà vẫn giữ được hương chè.
Sau khi sao, để nguội, cho vào túi giấy bóng dầy, kín là tốt nhất. Đây là khâu yếu
của hộ nông dân, vì không bảo quản được, nông dân bán ngay chè sau khi sao.
III- Các kênh tiêu thụ sản phẩm
1- Kênh tiêu thụ có liên kết:
1.1- Thông qua hộ nông trường viên:
Hộ nông trường viên
Hộ hợp đồng


Cơ sở chế biến
Các công ty
DNNN
Người thu gom
Người bán buôn
- Xuất khẩu.
- Bán lẻ

VINATEA
Sơ đồ 2

* Đối với các hộ nông trường viên:
Theo hợp đồng giao đất, các hộ có quyền sử dụng đất, nhưng không có
quyền sở hữu đất đó. Các hộ có thể nhượng quyền sử dụng đất, nhưng không dùng
nó để thế chấp vay vốn ngân hàng được. Các hộ chỉ được trồng chè trên diện tích
được giao, mà không được trồng các loại cây khác, đồng thời phải bán toàn bộ chè
cho DNNN.
So với các hộ tự do và hộ HTX thì các hộ nông trường viên thường có quy
mô sản xuất, trình độ văn hóa, trình độ thâm canh cao hơn do được đào tạo và
hướng dẫn kỹ thuật bởi cán bộ kỹ thuật của nông trường trước đây, đồng thời họ
có điều kiện về vốn, được nông trường ứng vật tư nên ít phải vay vốn ngân hàng.
Toàn bộ khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong kênh này đều do DNNN
lo, người sản xuất chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào sản xuất ra sản phẩm với


năng suất và chất lượng cao. Chè được sản xuất theo kênh này chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu xuất khẩu, phần tiêu thụ trong nước rất ít.
Các hộ phải bán chè nông trường với mức giá không được quy định rõ trong
hợp đồng giao đất, trong khi giá chè trên thị trường thường xuyên có sự biến
động, nhưng đổi lại họ được hưởng một số lợi ích khác như hỗ trợ kỹ thuật, cung
cấp vật tư trả chậm, lương hưu, chăm sóc sức khỏe, học hành của con cái,... Do
vậy, liên kết này tương đối ổn định. Tuy nhiên, nó có xu hướng suy yếu khi khi giá
cả trên thị trường thay đổi theo chiều hướng không có lợi cho các hộ hoặc chất
lượng sản phẩm của các hộ quá thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn của nông
trường. Trong cả hai trường hợp các hộ hoặc là bán chè tươi cho người thu gom
hoặc là tự chế biến để tiêu thụ ra bên ngoài nhằm tăng thu nhập.
* Nông dân hợp đồng: Có hai loại:
Một là, nông dân mua quyền sử dụng đất của DNNN và ký một hợp đồng

với DNNN không bao gồm bảo hiểm xã hội. Quyền sử dụng đất vẫn thuộc về
DNNN và nông dân không thể sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn
ngân hàng. Việc tiếp nhận thông tin, tiến bộ kỹ thuật có sự hỗ trợ một phần của
DNNN. Vật tư đầu vào có thể do DNNN cung cấp theo phương thức trả chậm
hoặc các hộ tự lo. Trong liên kết này người sản xuất cũng không phải lo lắng
nhiều về thị trường đầu ra, do đó, nó chặt chẽ, nhưng cũng khá linh hoạt. Hầu hết
sản phẩm của nông dân được bán cho nông trường, mặc dù có lúc giá bán cho
nông trường thấp hơn giá thị trường một chút, nhưng do lượng mua đều, giá thu
mua tương đối ổn định và có sự điều chỉnh theo giá thị trường, đôi khi cao hơn giá
thị trường.
Hai là, nông dân có đất ký hợp đồng với các công ty. Sau khi Chính phủ ban
hành Quyết định 80 “Khuyến khích thu mua nông sản bằng hình thức hợp đồng"
năm 2002, loại hình này được khuyến khích phát triển mạnh. Thỏa thuận trong
liên kết này tương đối đa dạng. Có trường hợp công ty cung ứng vật tư đầu vào,
hướng dẫn quy trình kỹ thuật và thu mua chè của nông dân theo giá thỏa thuận từ
đầu vụ. Có trường hợp công ty chỉ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân
theo giá thỏa thuận và không cung cấp dịch vụ đầu vào. Các dịch vụ đầu vào
thường do nông dân tự lo hoặc được sự hỗ trợ của các tổ chức quần chúng và
chính quyền địa phương. Sự liên kết này bền chặt khi giá thu mua của công ty
bằng hoặc cao hơn so với giá thị trường. Các hợp đồng rất dễ bị phá vỡ, nhất là
khi giá chè ngoài thị trường cao hơn giá thu mua của công ty. Ngoài ra, rất khó xử
lý những trường hợp phá vỡ hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy tác nhân đóng vai trò chính trong chuỗi liên kết này là những
doanh nghiệp chế biến lớn như các doanh nghiệp Nhà nước, công ty liên doanh,
công ty trách nhiệm hữu hạn, VINATEA. Các hộ nông trường viên và hộ hợp
đồng có sử dụng đất của công ty có vai trò rất hạn chế. Các hộ hợp đồng tự do có


vai trò nhất định, nhưng chưa rõ nét.
1.2- Qua các HTX hoặc tổ, nhóm nông dân:

Hộ HTX,
Tổ, nhóm
Cơ sở chế biến
Các công ty
HTX
Người bán buôn
Người thu gom
- Xuất khẩu
- Bán lẻ
Liên kết yếu:
Liên kết mạnh:
Sơ đồ 3

Sau khi có luật HTX năm 1995, nhiều HTX được thành lập với mục tiêu nâng cao
năng lực và hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho xã viên và cuối cùng


là cải thiện đời sống của họ. Với sự giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể và các
tổ chức NGOs, nhiều HTX chè ở Thái Nguyên đã được thành lập, nhưng qui mô
còn nhỏ bé, chỉ vài chục xã viên. Riêng tổ chức phi chính phủ CECI, kể từ năm
2002, đã hỗ trợ thành lập 6 HTX.
Các HTX tiến hành các hoạt động hỗ trợ xã viên, như tưới tiêu, làm đất, điện sinh
hoạt, mua phân bón trả chậm cho nông dân, cung cấp tín dụng lãi suất thấp, tập
huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường và tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của
các cá nhân, và tổ chức trong và ngoài nước. Việc tiêu thụ sản phẩm cho xã viên
được tiến hành theo phương thức là HTX ký hợp đồng với khách mua trước, sau
đó huy động chè khô từ các thành viên. Khách mua bán cho các điểm bán lẻ hoặc
cho các công ty để đóng gói xuất khẩu. Tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ qua
HTX còn rất hạn chế. Ví dụ, HTX Phúc Thành mới tiêu thụ được khoảng 10%
lượng chè cho các xã viên, phần còn lại do các hộ tự tiêu thụ. Dù vậy, nông dân

vẫn có nguyện vọng tham gia hợp tác xã với niềm tin là HTX sẽ phát triển và giúp
họ cải thiện được điều kiện sống trong tương lai.
Qua nghiên cứu có thể thấy một số mặt tồn tại làm hạn chế sự phát triển của các
HTX hiện nay là: lãnh đạo HTX chính là những người nông dân được bầu ra, mặc
dù đã được đào tạo, tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm, nhưng do trình độ
văn hóa thấp, không có nhiều điều kiện để tiếp xúc rộng rãi với nhiều đối tượng
nên năng lực quản lý, điều hành, khai thác thị trường còn yếu. Vốn của HTX còn
rất ít, chủ yếu là từ nguồn đóng góp lệ phí của các thành viên và hỗ trợ từ bên
ngoài. Phần kinh phí này chỉ đủ để trang trải chi phí hành chính, thông tin liên lạc,
không đảm bảo cho lãnh đạo HTX đi nghiên cứu mở rộng thị trường, tiến hành
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm của mình. Các xã viên sản xuất
riêng theo quy mô gia đình, có hộ có phương tiện chế biến, có hộ không có, việc
áp dụng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và chế biến không tốt như nhau, nên
chất lượng sản phẩm không đồng nhất khi bán theo hợp đồng. Lợi ích trước mắt
khi tham gia HTX của các thành viên chưa thực sự đáng kể, trong khi với sự giúp
đỡ của các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương, xã viên HTX vẫn có thể
vay vốn với lãi suất thấp, tiếp cận thông tin thị trường và mua vật tư trả chậm. Do
vậỵ, những ràng buộc của xã viên khi thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, dẫn đến
tình trạng đôi khi HTX phải phá vỡ hợp đồng, đặc biệt khi giá thị trường cao hơn
giá trong hợp đồng.
Bên cạnh những HTX chính quy còn có các hình thức liên kết, hợp tác phi chính
quy dưới các hình thức tổ, nhóm, câu lạc bộ. Đây là những bước sơ khai để hình
thành các HTX chính quy sau này. Các hình thức này được thành lập chủ yếu là do
có sự hỗ trợ của các chương trình dự án với mục tiêu giúp nông dân sản xuất chè
an toàn và chè hữu cơ, qua đó sẽ xây dựng thương hiệu và phát triển với quy mô
lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế khi trao đổi với nông dân và lãnh đạo địa phương cho
thấy có một số khó khăn đối với những nông dân sản xuất chè an toàn và chè hữu


cơ:

- Độ ngậy của chè an toàn, đặc biệt là hữu cơ thấp hơn chè thường nên khách hàng
không thích.
- So với sản xuất chè thường, sản xuất chè an toàn, đặc biệt là chè hữu cơ phải
tuân thủ quy trình kỹ thuật cao hơn, chi phí sản xuất trong nhiều trường hợp cao
hơn, nhưng mẫu mã chè tươi không đẹp, năng suất thấp hơn. Đặc biệt khi đem ra
thị trường, người tiêu dùng không phân biệt được đâu là chè an toàn, chè hữu cơ,
đâu là chè thường. Giá bán nhiều khi ngang bằng hoặc thấp hơn chè thường (trong
khi chè hữu cơ trên thế giới cao gấp khoảng 3 lần chè thường). Đề tạo niềm tin
cho người tiêu dùng, nhiều HTX đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để có
được giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Ví dụ, chi phí để có chứng nhận hữu
cơ theo tiêu chuẩn quốc tế mất khoảng 4000-5000 USD. Khoản chí phí này chủ
yếudo các tổ chức NGO hỗ trợ, song không phải là tất cả. Vì thế đây là một rào
cản lớn đối với việc thâm nhập thị trường này, vì đa số các HTX không đủ ngân
sách như vậy. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn hữu cơ chính thức
của quốc gia và cũng chưa có cơ quan chứng nhận chất lượng sản phẩm hữu cơ.
Đã có bộ tiêu chuẩn sản phẩm an toàn, nhưng giấy chứng nhận chất lượng do các
cơ quan cấp chưa thực sự đảm bảo để người tiêu dùng hoàn toàn tin tường. Điều
đó có nghĩa là người sản xuất chè an toàn và chè hữu co càng gặp khó khăn hơn
khi tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Diện tích sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ còn nhỏ, vẫn nằm xen kẽ với
diện tích trồng chè thường sử dụng nhiều phân bón và thuốc BVTV, nên sâu bệnh
chuyển từ các vườn chè dùng thuốc sang các vườn chè an toàn và chè hữu cơ gây
hại, làm giảm năng suất và chất lượng của hai loại chè này. Thông thường, khi
chuyển từ sản xuất thông thường sang sản xuất chè hữu cơ phải mất 3-5 năm
chuyển đổi mới đảm bảo yêu cầu. Điều này khiến những nông dân không kiên trì
kém hứng thú.
- Các HTX cũng gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương
hiệu sản phẩm của mình.
(a)



2- Kênh giao dịch hoàn toàn dựa vào thị trường:
2.1- Thông qua các hộ trang trại:


đồ

4

Đây là những hộ có quy mô sản xuất và doanh thu lớn. Theo quy định của chính
phủ, các hộ này phải có diện tích trên 1 ha và thu nhập trên 6 triệu đồng/năm. Tuy
nhiên, xét tình hình cụ thể của địa bàn nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phân các hộ
có diện tích trên 0,3 ha thành hộ trang trại.
Các hộ trang trại thường có trình độ văn hóa, trình độ thâm canh, vốn sản xuất,
năng lực tiếp cận thị trường cao hơn nhóm hộ HTX và nhóm hộ tự do. Các hộ rất
năng động, nhanh nhạy với những biến động của thị trường, tích cực cập nhập
thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tiến hành các thí nghiệm nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng chè. Họ cũng được sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chương
trình, dự án do chính quyền, các tổ chức đoàn thể và NGOs triển khai. Các hộ
thường có vốn nên ít phải đi vay.
Hầu hết các hộ đều có phương tiện chế biến, tuy vẫn còn đơn giản. Sản phẩm
chè tươi thu hoạch chủ yếu được giữ lại để chế biến. Đôi khi, họ cũng mua chè tươi
từ các hộ khác về chế biến. Họ chỉ bán chè tươi khi thấy được giá hoặc bán phần
chè tươi có phẩm chất thấp cho người thu gom hoặc cơ sở chế biến. Sản phẩm chế
biến xong được bán cho người bán buôn, rồi từ người bán buônn đi bán lẻ hoặc bán
cho công ty để đóng gói xuất khẩu. Các hộ có điều kiện kinh tế nên thường giữ chè
sau khi đã chế biến trong một thời gian nhất định và chỉ bán khi thấy giá cao. Như
vậy, trong kênh này chúng ta thấy các hộ trang trại đóng vai trò rất tích cực và quan
trọng. Xu hướng cho thấy các hộ này một mặt mở rộng quy mô sản xuất, một mặt
đóng vai trò là nhân tố tích cực trong việc liên kết các hộ trong sản xuất và kinh



doanh.
2.2- Kênh tiêu thụ qua hộ sản xuất nhỏ:
Sơ đồ 5

Đây là những hộ có quy mô sản xuất nhỏ nhất, trình trình văn hóa thấp nhất trong
các nhóm hộ, thường xuyên thiếu vốn sản xuất, nhiều hộ có điều kiện sống khó
khăn. Do đó, dù có sự giúp đỡ của chính quyền, các tổ chức quần chúng,... các hộ
này được tập huấn kỹ thuật nhưng việc iếp thu và áp dụng kiến thức có phần hạn
chế, sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống và tận dụng khai thác sự màu
mỡ của đất. Điều đó làm đất nghèo dần và năng suất chất lượng chè bị giảm sút.
Ngoài ra, họ cũng được vay vốn với lãi suất thấp, không phải thế chấp, nhưng sử
dụng vốn không hiệu quả.
Ít hộ có điều kiện để mua máy móc chế biến thành chè khô. Các hộ chủ yếu
là đi thuê chế biến hoặc chế biến theo phương pháp thủ công. Chất lượng chè chế
biến thấp và không đồng đều do kỹ thuật chế biến và chất lượng nguyên liệu đầu
vào thấp. Ngay cả khi chè được chế biến họ cũng không có điều kiện để bảo quản
và giữ chè trong một thời gian dài chờ đến khi được giá mới bán. Họ thường bán
chè tươi ngay sau khi thu hoạch hoặc phải bán ngay sau khi chế biến thành chè khô
với mức giá rất thấp. Chè chủ yếu bán chè cho người thu gom, sau đó người thu
gom sẽ bán lại cho các cơ sở chế biến đối với trường hợp chè tươi và người mua
buôn đối với trường hợp chè khô. Họ hầu như rất ít nhận được những thông tin sát
thực về giá cả thị trường, thậm chí biết là giá bán thấp phải chịu thiệt, nhưng vẫn
phải bán để trang trải những khoản chi trong gia định. Do vậy, trên thị trường họ
dường như là người chấp nhận giá. Có thể nói, các giao dịch mua bán trong kênh
hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, chứ không liên quan tới sự hợp tác cụ thể nào,
chỉ trừ một số trường hợp, một số hộ chuyên sản xuất chè đặc sản theo thoả thuận
với người mua gom ở địa phương hoặc thành phố lớn. Việc giao dịch này không
bằng hợp đồng, mà chủ yếu dựa trên uy tín và sự quen biết nên cũng dễ gặp rủi ro.



4- So sánh các chuỗi tiêu thụ.
4.1- Chi phí sản xuất, giá bán và thu nhập đối với chè búp tươi:
* Chi phí:
Chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí sử dụng phân bón, thuốc BVTV của hộ
trang trại cao hơn hộ tự do và hợp tác xãác do có điều kiện về kinh tế và trình độ
canh tác khá hơn. Nguyên nhân chính là do cac hộ này có điều kiện về vốn, có trình
độ thâm canh khá hơn nên có thể sử dụng phân bón cấn đối, hợp lý và đúng thời
điểm. Ngoài ra đối với hộ nông trường viên, họ thường được DNNN ứng trước
phân bón và thuốc BVTV nên có thể sử dụng theo nhu cầu. Một lý do khác là hai
loại hộ này sử dụng nhiều phân bón vi sinh và thuốc BVTV sinh học nên chi phí
sản xuất cao hơn, nhưng lại tốt cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Các
hộ HTX và tự do có chi phí sản xuất thấp hơn, nhất là chi phí phân bón và thuốc
BVTV do họ chủ yểu sử dụngkỹ thuật và kinh nghiệm canh tác truyền thống, khai
thác độ màu mỡ của đất là chính và đôi khi sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại
không rõ nguồn gốc giá rẻ. Do vậy, chi phí phân bón và thuốc BVTV caochưa hẳn
là mức nguye hại cho sức khỏe con người và môi trường cũng cao. Bảng 1 cho thấy
chi phí sản xuất/1 kg chè tươi của hộ trang trại và hộ nông trường viênrất cao, cao
nhất là hộ trang trại với 2,69 nghìn đồng/kg, còn chi phí của hộ HTX và hộ tự
do/kg chè tươi rất thấp, thấp nhất là hộ tự do với 1,27 nghìn đồng/kg.

Bảng 1: So sánh chi phí sản xuất, giá bánvà thu nhập đối với chè tươi giữa các
nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu phân tích

Đơn vịHộ HTX Hộ tự do Hộ NôngHộ trangBình
tính
trường trại
quân

viên
chung

Chi phí sử dụng phân
bón/m2

0,58

0,54

1,15

1,27

0,77

Chi phí sử dụng thuốc
trừ sâu/m2

0,17

0,14

0,30

0,24

0,20

Chi phí/1 kg chè búp

tươi

1.54

1.27

2.29

2.69

1.76

Giá bán 1 kg chè búp
tười

2.66

2.21

2.52

2.20

2.39


Thu nhập/1 kg chè búp
tươi

1.12


0.94

0.23

-0.49

0.63

Tỉ lệ thu nhập/1 đồng
chi phí

0.73

0.74

0.10

-0.18

0.36

* Giá bán:
Giá bán chè búp tươi của hộ HTX và hộ nông trường viên cao nhất, còn giá
của hộ tự do gần như là thấp nhất 2,21 nghìn đồng/kg do chất lượng thấp và không
biết nhiều về thông tin thị trường. Giá bán chè tươi của hộ trang trại thấp nhất vì họ
chỉ bán những loại chè chất lượng thấp, loại chất lượng cao được giữ lại để chế
biến.
* Thu nhập:
Nếu xét thu nhập/1 kg chè tươi (chưa qua chế biến) thì hộ HTX và hộ tự do

có thu nhập cao hơn cả, trong đó hộ HTX có thu nhập cao nhất là 1,12 nghìn
đồng/kg chè tươi, còn hộ nông trường viên và hộ trang trại rất thấp, thậm chí đối
với hộ trang trại thu nhập này âm.
4.2- Chi phí, giá bán và thu nhập khi chế biến chè búp tươi thành chè búp khô.
* Chi phí:
Nhìn chung các hộ trang trại và hộ HTX thường sử dụng phương tiện chế
biến đơn giản, nhưng đã được cơ giới hóa. Các hộ tự do sản xuất qui mô nhỏ
thường phải đi thuê chế biến hoặc chủ yếu là chế biến thủ công. Do vậy, chi phí chế
biến 1 kg chè búp khô của hộ trang trại là thấp nhất 5,5 nghìn đồng/kg, trong khi
chi phí chế biến của hộ tự do và hộ HTX rất cao, lần lượt là 7,95 nghìn đồng và
8,35 nghìn đồng.
Bảng 2: So sánh chi phí chế biến, giá bán và thu nhập đối với chè khô giữa các
nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu phân tích

Đơn vịHộ HTX Hộ tự do Hộ NôngHộ trangBình
tính
trường trại
quân
viên
chung

Chi phí chế biến 1 kg
chè búp khô

7,95

8,35

6,12


5,5

6,98

Giá bán chè búp khô

32,36

29,71

28,75

42,20

31,49


Thu nhập/kg chè búp
khô

24.41

21.36

22.63

36.7

24.51


Tỉ lệ thu nhập/đồng chi
phí

3.07

2.56

3.70

6.67

3.51

* Giá bán:
Giá bán chè khô lại ngược lại so với giá bán chè tươi, hộ trang trại có giá bán
cao nhất vì chè có chất lượng cao do có kỹ thuật chế biến tốt hơn, nguyên liệu đầu
vào tốt hơn, nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn và thường có khách hàng quen
biết. Hộ nông trường viên có giá bán chè khô thấp vì chất lượng chè nguyên liệu
đầu vào không cao - chủ yếu là chè không đạt tiêu chuẩn thu mua của nông trường.
Hộ tự do có chi phí chế biến cao hơn, nhưng lại có giá bán rất thấp, một phần do
chất lượng sản phẩm, thông tin thị trường, một phần do thiếu vốn nên không giữ
được sản phẩm đến khi giá cao mới bán, mà phải bán ngay sau khi chế biến, mặc
dù biết rằng lúc đó giá chè không cao.
* Thu nhập:
Nếu xét thu nhập/1 kg chè khô (đã qua chế biến) thì hộ trang trại có thu nhập
cao nhất là 36,7 nghìn đồng/kg, còn hộ tự do lại có thu nhập thấp nhất là 21,36
nghìn đồng/kg. Như vậy, thấy thu nhập/1 kg chè của hộ trang trại cao gấp gần 3 lần
so với hộ tự do. Nếu tính tổng thu nhập/chi phí ta có thể thấy hộ tự do có tỉ lệ thấp
nhất và chỉ bằng gần ½ của hộ trang trại và bằng 82,6% so với hộ hợp tác xã. Như

vậy, có thể thấy rằng sản xuất quy mô lớn hơn, có điều kiện về vốn và kỹ thuật,
đồng thời có sự hợp tác giữa các hộ sẽ có lợi hơn so với sản xuất quy mô nhỏ và
không có sự liên kết, hợp tác với nhau.
4.3- Phân tích tổng hợp về chi phí, giá bán và thu nhập:
Qua nghiên cứu cho thấy hộ chế biến chiếm tỉ trọng chi phí cao nhất (54,98%), tiếp
đó là hộ sản xuất và bán lẻ, thấp nhât là hộ thu gom và hộ bán buôn. Tỉ trọng trong
giá bán của hộ chế biến cũng cao nhất (54,53%) tiếp đó là của người bán lẻ. Tỉ lệ
này rất thấp đối với người sản xuất, người thu gom và người bán buôn, thấp nhất là
người thu gom chỉ có 1,69%. Về thu nhập, hộ chế biến có tỉ trọng thu nhập cao nhất
(55,08 %), tiếp đó là hộ bán lẻ (39,35%). Như vậy ta có thể thấy hộ chế biến và hộ
bán lẻ có chi phí cao, thu nhập cũng cao. Ngược lại hộ sản xuất có chi phí cao,
nhưng thu nhập lại thấp (1,42%). Hộ thu gom và bán buôn có tỉ trọng thu nhập
thấp, chỉ cao hơn hộ sản xuất không nhiều, nhưng do có khôí lượng giao dịch lớn
nên tổng thu nhập của họ cao. Chúng ta có thể thấy rằng để gia tăng giá trị cho sản
phẩm của người nghèo thì chế biến là khâu có thể gia tăng giá trị nhiều nhất.


admin
Bảng 3: Tổng hợp chi phí, giá bán và thu nhập
trong chuỗi giá trị cây chè
Loại hộ

% tổng chí phí% giá bán lẻ
gia tăng

% tổng thu
nhập gia tăng

Hộ sản xuất


18.49

4.48

1.42

Hộ chế biến

54.98

54.53

55.08

Hộ thu gom

2.11

1.69

1.57

Hộ bán buôn

6.84

3.37

2.58


Hộ bán lẻ

17.58

35.94

39.35

Theo một nghiên cứu khác do ADB tiến hành, những người thu gom và tư
thương có lợi nhuận đơn vị khoảng 50 đồng/kg, nhưng tư thương có lượng hàng
cao nên mức lợi nhuận họ thu được cũng cao hơn. Với các cơ sở chế biến lợi nhuận
từ chè xanh cao hơn chè đen. Cũng theo nghiên cứu này thì chi phí ở cấp độ sản
xuất chiếm đại đa số trong chuỗi giá trị (khoảng 70%). Các hộ chế biến nhận được
tỷ trọng lợi nhuận cao hơn cả trong chuỗi giá trị (31%) điều này cho thấy sẽ thu
được nhiều lợi nhuận hơn nếu gia tăng giá trị thông qua chế biến. Các nhà bán lẻ ở
Thái Nguyên chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất (45,5%).
IV- Kết luận và đề xuất:
1- Kết luận:
* Về sản xuất:
Nhìn chung quy mô sản xuất của nhỏ, trình độ thâm canh thấp, vẫn sử dụng
nhiều giống cũ, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều, sử dụng nhiều phân
bón, vẫn lạm dụng thuốc BVTV, đặc biệt đối với nhóm hộ tự do. Các hộ nhìn
chung là thiếu thông tin, ít được đào tạo tập huấn, thiếu vốn sản xuất, đặc biệt là
đối với hộ tự do. Nhiều hộ nông dân đã liên kết và hợp tác với nhau sản xuất sản
phẩm chè an toàn và sản phẩm chè hữu cơ, nhưng lại gặp nhiều khó khăn như năng
suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp, giá bán chỉ bằng hoặc cao hơn một chút, thậm
chí thấp hơn so với sản phẩm thông thường, người tiêu dùng khó phân biệt giữa chè
an toàn, chè hữu cơ với chè thường,...
* Về chế biến:
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, chất lượng nguyên liệu không

cao; trình độ công nghệ chiến biến thấp, thiết bị chế biến còn đơn giản, chỉ trừ một


số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh nên khó tạo ra sản phẩm đa dạng và
chất lượng cao; nhiều cơ sở chế biến mới tập trung mở rộng quy mô, chứ chưa đầu
tư nâng cấp công nghệ. Sản phẩm trong kênh tiêu thụ có liên kết được chế biến
bằng công nghệ hiện đại và phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu, nên phụ
thuộc rất nhiều vào thị trường này. Với các kênh còn lại, công nghệ chế biến thô sơ,
sản phẩm chế biến có chất lượng thấp, đặc biệt là các hộ tự do. Sản phẩm chế biến
trong kênh này chủ yếu phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước.
* Về tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm trong kênh liên kết chính thức chủ yếu phục vụ thị trường xuất
khẩu. Trong kênh này, người sản xuất không có ảnh hưởng nhiều đến việc quyết
định giá bán sản phẩm vì do doanh nghiệp quyết định, nhưng đổi lại họ lại được
hưởng những phúc lợi xã hội và đầu ra tương đối ổn định. Trong khi các hộ trang
trại có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc quyết định giá cả của mình, thì các hộ tự do
gần như là người chấp nhận giá.
* Về liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng và các tổ
chức NGOs, sự liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được quan
tâm thúc đầy và có đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, sự liên kết, hợp
tác mới chủ yếu dừng lại ở khâu sản xuất, còn khâu tiêu thụ sản phẩm còn rất hạn
chế.
* Về thu nhập:
Qua phân tích có thể thấy thu nhập từ khâu sản xuất rất thấp, thu nhập từ thu
gom và bán buôn chủ yếu dựa trên số lượng sản phẩm giao dịch, thu nhập nhiều
nhất là khâu chế biến.
2- Kiến nghị:
- Cần phải tăng cường tập huấn nâng cao trình độ cho người sản xuất, tạo
điều kiện giúp họ về vốn về thông tin thị trường, đặc biệt là đối với các hộ tự do.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ, đặc biệt là chè an toàn.
- Hỗ trợ cho các hộ sản xuất mở rộng và nâng cao công nghệ chế biến. Đối
với các hộ tự do có thể hỗ trợ thiết bị chế biến đơn giản và phương tiện bảo quản để
giúp cho họ có điều kiện nâng cao thu nhập phù hợp với điều kiện của mình.
- Hỗ trợ hoàn thiện các kênh tiêu thụ và hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền,
quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các vùng chè hoặc cơ sở sản xuất chế biến
sản phẩm.



×