Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.22 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ KHẢ TUẤN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU
TẠI TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng, năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ KHẢ TUẤN

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU
TẠI TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

Đà Nẵng, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Lê Khả Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................3
MỤC LỤC........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................1
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................2
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................4
6. Bố cục đề tài.................................................................................................5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................5
CHƯƠNG 1....................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP......................................................................10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ.............................................10
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị.......................................................................10
1.1.2. Các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị............................................12
1.1.3. Nội dung trọng tâm trong phân tích chuỗi giá trị............................17



1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp
.........................................................................................................................17
1.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ..............................18
1.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.................................................18
1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................18
1.2.3. Quy trình nghiên cứu..........................................................................21
1.2.4. Phương pháp phân tích số liệu...........................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................28
CHƯƠNG 2....................................................................................................30
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU TẠI
TỈNH KON TUM..........................................................................................30
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............30
2.1.1. Tổng quan về tỉnh Kon Tum..............................................................30
2.1.2. Thực trạng sản xuất vào tiêu thụ cao su tại tỉnh Kon Tum.............41
Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Kon Tum, trong 5 năm (2010 – 2015).
Huyện Sa Thầy luôn là huyện có diện tích đất trồng cao su dẫn đầu trong
toàn tỉnh, mặc dù trong những năm gần đây diện tích đất này có xu hướng
giảm mạnh (Từ 37.142 ha vào năm 2014 xuống 11.797 ha vào năm 2015).
Bên cạnh đó các huyện Ngọc Hồi, Đắk Tô và thành phố Kon Tum cũng
có diện tích sử dụng đất trồng cao su khá cao (Ngọc Hồi: 7.846 ha, Đắk
Tô: 7.874 ha và thành phố Kon Tum: 9.799 ha). Nhìn chung, diện tích đất
sử dụng để trồng cây cao su tại tỉnh Kon Tum trong những năm qua có xu
hướng tăng rõ rệt.......................................................................................41
2.2. PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU TỈNH KON TUM...45


2.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cây cao su tỉnh Kon Tum....................................45
Bảng 2.6. Khó khăn trong tiêu thụ cao su.................................................49
2.2.2. Các kênh thị trường cao su tỉnh Kon Tum.......................................54
2.2.3. Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị cây cao su..........................55

- Kênh 3: Hộ tiểu điền - Thương lái - Doanh nghiệp thương mại - Xuất
khẩu................................................................................................................62
Cao su ở tỉnh Kon Tum được các HGĐ trồng bán cho thương lái trong
tỉnh bình quân với giá 12.300 đồng/kg. Tổng chi phí tăng thêm 5.020
đồng/kg bao gồm thuê lao động lấy mủ, nhiên liệu, bảo quản,…Trung
bình 1 đồng vốn HGĐ trồng cao su thu được 0,54 đồng lợi nhuận..........62
Thương lái sau khi thu mua mủ cao su tại các hộ gia đình tiếp tục bán
cho doanh nghiệp thương mại với giá bình quân là 14.500. Doanh nghiệp
thương mại bán ra cho các thị trường với giá 25.000 đồng/kg. Tổng chi
phí tăng thêm 5.750 đồng/kg bao gồm: chế biến, đóng gói, vô thùng, vận
chuyển, thuê lao động, lãi vay, thuế,.. để phân phối tới các thị trường
trong và ngoài nước. Trung bình mỗi đồng vốn bỏ ra đầu tư thì thu được
0,32 đồng lợi nhuận.......................................................................................62
Phân phối giá trị gia tăng: Tổng giá trị gia tăng của kênh là 21.280
đồng/kg. Trong đó, DNTM chiếm tỷ trọng cao nhất trên 55%.................62
Phân phối giá trị gia tăng thuần: Tổng giá trị gia tăng thuần của toàn
kênh 11.280 đồng/kg. Trong đó, phân bổ cho DNTM khoảng 54% giá trị
toàn kênh........................................................................................................62
2.2.4. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị cây cao su tỉnh Kon Tum.......63
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU TỈNH
KON TUM......................................................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................68
Trong chương này tác giả giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế, xã hội
tỉnh Kon Tum. Trình bày thực trạng về trồng cao su ở tỉnh, phân bố diện


tích trồng cao su. Ngoài ra, tác giả đã khảo sát, điều tra các đối tượng
trong chuỗi và phân tích GTGT, phân tích kinh tế chuỗi để đưa ra các
đánh giá. Hiện tại có 4 kênh thị trường chính tại Kon Tum. Nhìn chung
việc phân chia giá trị trong chuỗi vẫn còn những bất cập và mối quan hệ

và liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn yếu. Hầu hết các tác nhân
hoạt động độc lập. Hầu như không có hoặc có rất ít mối quan hệ giữa các
tác nhân với nhau..........................................................................................68
CHƯƠNG 3....................................................................................................69
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN...........................................69
CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO SU KON TUM.............................................69
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH KON TUM....69
3.1.1. Dự báo thị trường, khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su Việt
Nam.................................................................................................................69
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển cây cao su ở Kon Tum.............71
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CẤP, CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO
SU TỈNH KON TUM....................................................................................77
3.2.1. Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi....................................................77
3.2.2. Giải pháp hành động nâng cấp chuỗi giá trị cao su.........................77
+ Chính quyền Tỉnh cần có chính sách, liên hệ với các Ngân hàng để
nhằm giúp cho người dân tiến hành vay vốn kịp thời vụ..........................84
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong vấn đề vay vốn, tạo lập cơ
chế “một cửa” giúp dân giảm bớt các chi phí cho các thủ tục không cần
thiết.................................................................................................................84
+ Cung cấp thông tin về các nguồn vốn hổ trợ của các chương trình, dự
án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ chủ động trong hoạt
động vay vốn cũng như trong sản xuất........................................................84


Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài 7-8 năm.
Do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ trong thời gian dài và với mức lải
suất phù hợp. Đồng thời phải hướng dẫn người dân sử dụng vốn vay có
hiệu quả. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích............84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88
PHỤ LỤC.........................................................................................................1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CGT
DN
DNTM
ĐBKK
KTCB
TKKD
UBND
DNCB
HGĐ

Giải thích
Chuỗi giá trị
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thương mại
Đặc biệt khó khăn
Kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kinh doanh
Ủy ban nhân dân
Doanh nghiệp chế biến
Hộ gia đình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố mẫu điều tra.................................................................20

Bảng 2.1. Thực trạng phân bố diện tích cây cao su..................................42
ĐVT: ha........................................................................................................42
Bảng 2.2. Thực trạng sản lượng cao su.....................................................43
ĐVT: tấn/năm..............................................................................................43
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của chủ hộ trồng cao su...............................47
Bảng 2.4. Đặc điểm sản xuất của hộ trồng cao su.....................................48
Bảng 2.7. Đặc điểm của các đơn vị thu mua.............................................50
Bảng 2.8. Khó khăn khi thu mua mủ cao su của hộ thu gom..................51
Bảng 2.10. Nguồn thu mua của DNTM.....................................................53
Bảng 2.11. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản.........................57
ĐVT: 1.000 đồng..........................................................................................57
Bảng 2.12. Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh..................................58
ĐVT: 1.000 đồng..........................................................................................58
Bảng 2.13. Giá trị gia tăng chuỗi giá trị cây cao su Kon Tum................59
Bảng 2.14. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị cây cao su......................64
Bảng 3.1. Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................75
và phi nông nghiệp và giữa khu vực sản xuất và dịch vụ........................75
Bảng 3.2. Phương án chọn về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
.......................................................................................................................75
của tỉnh Kon Tum đến năm 2020...............................................................75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích CGT của Porter.............................................13
Hình 1.2. Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière..............................14
Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành nông nghiệp.....................................16
Hình 1.4. Quy trình nghiên cứu.................................................................21
Hình 2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cây cao su tỉnh Kon tum.............................46



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã
trở thành quốc gia xuất khẩu cao su đứng thứ tư thế giới sau Thái Lan,
Indonesxia, Maylaysia. Không nằm ngoài xu hướng đó, trong những năm qua
tỉnh Kon Tum đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cao
su. Việc phát triển cây cao su theo chủ trương của Chính phủ và định hướng
quy hoạch đã góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy
quá trình khai thác quỹ đất trồng cao su, thu hút các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh đầu tư, tạo thêm nhiều công việc làm, từng bước nhận thức được
lợi ích và hiệu quả lâu dài của cây cao su đối với việc phát triển kinh tế hộ gia
đình cho nhân dân trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2014, diện tích cao su trên
địa bàn tỉnh là 74.381 ha. Trong đó diện tích cao su tiểu điền là 29.549,60 ha;
Năng suất bình quân 1,31 tấn/ha; Sản lượng 38.690 tấn [Theo Báo cáo thường
niên tỉnh Kon tum 2015]. Cùng với quá trình hội nhập chung của nền kinh tế,
sản phẩm cao su tại Kon Tum đã và đang từng bước kết nối với thị trường
trong nước và quốc tế. Việc sản xuất và chế biến cao su ngày càng phát triển
tạo cơ hội làm giàu cho nhiều người nhưng thực tế đời sống của người trồng
cao su tại Kon Tum hiện tại vẫn chưa thực sự được cải thiện từ sản phẩm họ
làm ra. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng trên nhưng sự
thiếu hội nhập của sản phẩm cao su, sự bất công bằng về phân phối giá trị gia
tăng trong chuỗi, sự bất cân xứng về dòng thông tin trong chuỗi... là một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến quá trình thực hiện chuỗi kém
hiệu quả đến lợi ích của người trồng cao su, của người thu mua sản phẩm
cũng như nền kinh tế của địa phương bị ảnh hưởng một cách tiêu cực.


2


Tại tỉnh Kon Tum, hiện chưa có lĩnh vực ngành hàng nào được nghiên
cứu một cách bài bản về chuỗi giá trị. Nguyên nhân do việc tiếp cận của địa
phương còn chậm, thiếu kinh phí và nguồn nhân lực cho nghiên cứu. Về chủ
trương chung, thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Chương
trình hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Kon Tum đã đưa ra
mục tiêu cần tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển diện tích các loại cây trồng có
lợi thế và giá trị kinh tế cao như: Cao su, cà phê, rau hoa xứ lạnh và các loại
cây dược liệu quý (Sâm Ngọc Linh) với việc hình thành và phát triển vùng
sản xuất tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi
giá trị, chuyển hướng tăng trưởng nông nghiệp từ chiều rộng (Thông qua tăng
vụ, tăng diện tích, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, vùng sản xuất nhỏ
lẽ phân tán, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước) sang hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập
trung gắn với nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ. Đây là cơ sở quan
trọng để thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng chuỗi giá trị một cách hiệu quả
cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tỉnh.
Đã có nhiều nghiên cứu chung về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
tại Việt Nam như: “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đăk Lăk” được uỷ nhiệm bởi
Chương trình Phát triển MPI-GTZ SME; Nghiên cứu của PGS. TS. Võ Thị
Thanh Lộc về “Phân tích chuỗi giá trị bò tỉnh Trà Vinh”; “Nghiên cứu chuỗi
giá trị khoai tây ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ
thống Nông nghiệp phối hợp với Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thực hiện; “Nghiên cứu về sự thay đổi chuỗi cung sản phẩm lâm
nghiệp và sinh kế của người dân tộc ít người ở Thừa Thiên Huế” do PGS.TS.
Nguyễn Văn Toàn và TS. Trương Tấn Quân thực hiện. Tuy nhiên, có thể thấy



3

vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về chuỗi giá trị sản phẩm cao su, đặc
biệt là sản phẩm cao su tại Kon Tum. Vì vậy các giải pháp mà người sản xuất,
chế biến đưa ra vẫn chưa thực sự tương thích và có hiệu quả.
Xuất phát từ thục tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích chuỗi
giá trị cây cao su tại tỉnh Kon Tum” làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh
doanh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu chung
Phân tích chuỗi giá trị cao su tại tỉnh Kon Tum, nhằm cải thiện quá
trình thực hiện chuỗi, từ đó phát triển và nâng cấp chuỗi một cách bền vững.
• Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị và
phân tích chuỗi giá trị cao su.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chuỗi giá trị cao
su tại Kon Tum.
(3) Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện quá trình thực hiện chuỗi giá
trị su tại Kon Tum trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu chính là chuỗi giá trị cao su tại Kon Tum.
+ Nghiên cứu khảo sát các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bao gồm:
Những người sản xuất, người thu gom, đơn vị chế biến và phân phối sản phẩm.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu được tiến hành từ 01/01/2016 đến 20/3/2017.
+ Thời gian thu thập số liệu trong 5 năm gần đây (2011 - 2015).
+ Giai đoạn đề xuất của giải pháp: 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2025.



4

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện, thành
phố có diện tích cao su tập trung của tỉnh Kon Tum là thành phố Kon Tum,
huyện Sa Thầy và huyện Đăk Hà.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính: Các nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm
tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị sản phẩm cao su Kon Tum; Quá trình vận
động, tương tác giữa các nhóm tác nhân và giữa chuỗi giá trị và hệ thống
chính sách tác động đến nó.
Nghiên cứu dùng các kỹ thuật cụ thể như: Thu thập dữ liệu mở về
ngành hàng cao su thông qua các nguồn thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh
Kon Tum gồm: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan của tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo của các cấp, ngành, đơn vị liên quan đến
sản phẩm cao su; Báo cáo tổng kết sản xuất, kinh doanh của ngành nông
nghiệp, công thương và các báo cáo chuyên ngành liên quan khác trong giai
đoạn từ năm 2011 đến 2015.
Các kỹ thuật định tính được áp dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu
trường hợp (Case studies), đây là phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu
như Meyer (2001), Torraco (2002) và Yin (2003) xác định là phù hợp với nội
dung nghiên cứu chuỗi giá trị.
- Nghiên cứu định lượng: Đối với nhóm phương pháp định lượng,
nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống kê, phân tích chi phí và lợi
nhuận (Cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (Value added
analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản
phẩm chủ yếu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa khoa học đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực quản lý kinh tế. Kết quả nghiên cứu này có thể được coi như một tài liệu



5

tham khảo và là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về phân tích chuỗi
giá trị cây cao su tại Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy cây cao su có vị trí rất quan trọng trong phát triển
nông nghiệp tỉnh Kon Tum, là cây nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu chuỗi giá trị cây cao su giúp cho nhà quản lý, nhà khoa
học, nhà doanh nghiệp và nhà nông tại tỉnh Kon Tum xác định những khó
khăn của từng khâu trong chuỗi; Tìm ra hạn chế trong quá trình tạo ra giá trị
của các tác nhân cũng như mối liên kết và thông tin giữa các tác nhân; Hình
thành kế hoạch cải thiện chuỗi giá trị, nhất là quá trình thay đổi chiến lược
hoạt động sản xuất, kinh doanh; Bổ sung các biện pháp tác động để sản phẩm
làm ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển theo hướng bền
vững.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY CAO
SU TẠI TỈNH KON TUM
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ
TRỊ CÂY CAO SU KON TUM
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã tham khảo và
nghiên cứu một số tài liệu tiêu biểu sát với định hướng nghiên cứu của luận
văn:
- Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Joshua N. Daniel và Prashant A. Dudhade (2006)
“Phân tích đặc tính kinh tế của ba loại trái cây tiềm năng ở Ấn Độ”



6

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc sản xuất Quýt, me và kokum của
nông hộ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng về diện tích và sản lượng. Đồng
thời sản xuất phân tán, không tập trung đã gây ra khó khăn cho hoạt động chế
biến và tiêu thụ.
Nghiên cứu của James Ssemwanga (2008) “Phân tích chuỗi giá trị
Xoài từ Homosha-assosa đến Addis ababa, Ethiopia”
Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi Xoài từ Assosa đến Addis ngắn và
không hiệu quả, thị trường trái cây ở Addis được chi phối bởi các nhóm tổ
chức có xu hướng không cho phép người mới gia nhập. Chuỗi giá trị xoái
chưa mang lại hiệu quả cho các hộ nông dân trồng nó. Sự cạnh tranh của Xoài
với các sản phẩm trái cây tươi được nhập khẩu do đó đòi hỏi phải có sự cải
thiện và nâng cao chất lượng Xoài để tăng khả năng cạnh tranh của Xoài
Ethiopia.
Nghiên cứu của Zuhui Huang Zhejiang (2009) “Chuỗi giá trị Lê
Trung Quốc: Mục tiêu tăng trưởng cho người sản xuất nhỏ”
Nghiên cứu đã cho thấy vai trò quan trọng của liên kết trong sản xuất
và chỉ ra rằng với các nông hộ nhỏ ở Hà Bắc hầu như không được hưởng lợi
từ chuỗi giá trị lê vì mức độ giá trị gia tăng trong các giai đoạn giữa và kết
thúc cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Chuỗi giá trị Lê Chiết Giang ngắn
hơn ở Hà Bắc và giá trị gia tăng của giai đoạn đầu tiên cao hơn so với ở Hà
Bắc, do đó các hộ sản xuất nhỏ có thể được hưởng lợi. Hợp tác tỉnh ở Chiết
Giang giúp cho các nông hộ nhỏ giảm chi phí và giá trị gia tăng trong tiêu thụ
nhiều hơn.
Nghiên cứu của Peniel Uliwa và cộng sự (2010) “Phân tích chuỗi
giá trị Gạo và Ngô tại một số địa phương điển hình của Tanzania”
Nghiên cứu đã nêu rõ dù Gạo là lương thực quan trọng đứng thứ hai

sau Ngô tại nước này nhưng năng suất sản xuất gạo ở Tanzania còn rất thấp,


7

chuỗi giá trị gạo hoạt động không hiệu quả. Đối với chuỗi giá trị Ngô, các tác
giả chỉ ra được tiềm năng xuất khẩu và bốn phân khúc thị trường chính cho
loại lương thực quan trọng nhất của Tanzania và khu vực. Đồng thời, nghiên
cứu đã giải thích lí do vì sao an ninh lương thực không được đảm bảo, dù sản
lượng lớn nhưng đôi khi quốc gia này vẫn cần nhập khẩu lương thực từ bên
ngoài. Từ đó, nhóm nghiên cứu đề ra chiến lược cải thiện cung ứng chuỗi, các
mô hình kinh doanh hiện có và giải pháp tăng cường mối liên hệ giữa các tác
nhân trong chuỗi.
Có thể khẳng định, trong phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp toàn
cầu đã đem lại cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn vì chuỗi giá trị chỉ ra được
các vấn đề quan trọng sau: Vai trò của tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường
liên kết ngang, vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc và vai trò
của nhà nước trong chuỗi ngành hàng.
- Các nghiên cứu trong nước
Nghiên Cứu Thị Trường Axis Research (2006) “Chuỗi giá trị cho
Bưởi Vĩnh Long”
Kết quả khái quát hệ thống về sản phẩm và thị trường tiêu thụ đã cho
thấy khó khăn lớn nhất cho chuỗi giá trị Bưởi là làm sao xây dựng được niềm
tin của các thành phần trong chuỗi giá trị, nâng cao ý thức và trách nhiệm
từng khâu từ việc chọn giống trồng cây, chăm sóc…cho đến thu hoạch và lưu
thông hàng hóa.
Song song đó, để xây dựng và phát triển một thương hiệu cần phải có
sự thống nhất và hợp tác giữa các tác nhân với nhau như nhà sản xuất, thương
lái, vựa, Hợp tác tỉnh, công ty, ... trong bối cảnh xây dựng thương hiệu, lợi
nhuận của những hộ trồng Bưởi theo quy trình GAP đạt được khá cao, trung

bình 71,4 triệu đồng/ha/năm; Qua khảo sát, các nhân tố ảnh hưởng đến
thương hiệu Bưởi Vĩnh Long gồm ba nhóm nhân tố tác động: (1) nhóm yếu tố


8

nội lực của nông hộ; (2) Nhóm yếu tố thị trường tiêu thụ; (3) Nhóm nhân tố
chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu của Võ Thị Thanh Lộc (2013) “Chuỗi giá trị Xoài cát
Hòa Lộc tỉnh Tiền Giang”
Nghiên cứu đã đưa được những khó khăn - tỷ lệ thu nhập được phân
phối cho mỗi tác nhân không đồng đều. Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận cao (63,12%)
nhưng so với tổng thu nhập thì HGĐ có tỷ lệ thấp nhất.., và thuận lợi chung
của toàn chuỗi cũng như đề ra những chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị Xoài
cát Hòa Lộc - đẩy mạnh kinh tế chuỗi, mở rộng thị trường kết hợp với mở
rộng sản xuất giúp sản lượng bán ra nhiều hơn, tăng thu nhập cho mỗi tác
nhân đặc biệt nhà vườn trồng Xoài. Kênh tiêu thụ Xoài tươi chủ yếu từ người
nhà vườn đến các vựa đóng gói, phân phối hoặc thương lái ngoài tỉnh chiếm
80% và 17% bán cho người thu gom số còn lại bán trực tiếp cho người bán lẻ
và chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích
chuỗi giá trị sản phẩm Xoài cát, chưa nói lên được các tác động từ yếu tố bên
ngoài và bên trong cũng như chưa đi tìm đúng hướng ra cho sản phẩm Xoài
cát đặc sản này.
Nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng (2014) “Phân tích chuỗi giá trị
sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị”
Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị cho
thấy cây hồ tiêu có vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp tỉnh
Quảng Trị, là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh. Sản xuất hồ tiêu là nguồn thu
nhập quan trọng của gần 20.000 hộ nông dân và nhiều lao động thực hiện thu
gom, chế biến và thương mại sản phẩm. Chuỗi giá trị sản phẩm Hồ tiêu

Quảng Trị có năng lực cạnh tranh cao nhờ tận dụng được các nguồn lực sản
xuất như đất đai, lao động và khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất, chất
lượng của các sản phẩm.


9

Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị còn nhiều tồn tại
đó là: Sự liên kết lỏng lẻo trong sản xuất giữa các hộ nông dân và trong quan
hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi; Công nghệ chế biến chưa cao,
các sản phẩm chế biến sâu chưa có; Chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa
nhiều, nhất là chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm; Khả năng đầu
tư của cả nông dân còn hạn chế, năng suất hồ tiêu còn thấp, dịch bệnh đa đe
dọa các vùng hồ tiêu trong tỉnh.
Nguyễn Hữu Tâm, Lưu Thanh Đức Hải (2014) “Nghiên cứu chuỗi
giá trị sản phẩm ca cao tại tỉnh Bến Tre”
Diện tích và sản lượng ca cao tỉnh Bến Tre tăng mạnh giai đoạn 2008
đến 2012, tuy nhiên năm 2013 diện tích và sản lượng giảm do người trồng
đốn ca cao để trồng bưởi da xanh vì giá ca cao giảm trong khi giá bưởi da
xanh tăng cao. Ca cao là loại cây mới phát triển và là loại cây trồng phụ xen
với dừa nên người trồng chưa chú ý chăm sóc đúng mức dẫn đến năng suất
chưa cao. Trong quá trình sản xuất, nông dân còn gặp khá nhiều khó khăn do
yếu tố thời tiết mang lại. Chuỗi giá trị ca cao của tỉnh Bến Tre hoạt động
thông qua 3 kênh chủ yếu. Trong đó, kênh 1 đóng vai trò quan trọng trong
việc chuyển tải khối lượng lớn hạt ca cao đến thị trường thế giới bằng cách
xuất khẩu sản phẩm thô. Kênh 3 là kênh duy nhất sản phẩm từ ca cao được
chế biến và phục vụ tiêu dùng trong nước, đây là kênh đang được quan tâm
phát triển trong tương lai. Kênh 2 hoạt động gần giống như kênh 1, chỉ có
thêm công ty thu mua hạt đóng vai trò là trung gian giữa những người thu
gom – sơ chế với công ty xuất khẩu.



10

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHUỖI
GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng đều được dùng để miêu tả cho một
chuỗi các hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhiều tác nhân tham gia từ nhà
cung ứng nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng được
Micheal Porter mô tả đầu tiên vào năm 1985 và các nhà nghiên cứu như
Kaplinsky và Morrissau phát triển sau đó. Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị là
chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra
một sản lượng nào đó. Theo nghĩa rộng, chuỗi giá trị là một phức hợp những
hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (Người sản xuất sơ
cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ …) để biến nguyên
liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ.
Theo Gereffi (2005) định nghĩa "Chuỗi giá trị trong nông nghiệp” là
một cách giúp nông dân tiếp cận thị trường có hiệu quả nhất hiện nay trên thế
giới, nó có thể hiểu là:
- Chuỗi các hoạt động chức năng, từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho
một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối, marketing
và tiêu thụ cuối cùng; Qua mỗi hoạt động lại bổ sung ‘giá trị’ cho thành phẩm
cuối cùng.
- Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà chế
biến, các thương gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể.
- Mô hình kinh tế tiên tiến trong đó kết hợp chặt chẽ giữa việc chọn lựa

sản phẩm và công nghệ hiện đại thích hợp (Hạ tầng, viễn thông…) cùng với


11

cách thức tổ chức các tác nhân liên quan (Sản xuất, nhân lực…) để tiếp cận
thị trường.
Tiếp cận chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản
phẩm nông nghiệp, nhất là khi vấn đề truy nguyên nguồn gốc nông sản và an
toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm gần đây. Ở các nước đang phát
triển, thông thường người ta hay tập trung vào nghiên cứu và hỗ trợ sản xuất
đầu vào của nông nghiệp như giống, phân bón và thủy lợi. Người ta không
quan tâm nhiều vào việc làm sao nông sản đến được với người tiêu dùng và
khả năng gia tăng giá trị, thu nhập và việc làm thông qua việc hoàn thiện
chuỗi giá trị. Đặc biệt là việc tham gia vào các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng
cao.
Cách tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nhìn sản phẩm không phải tại một
khâu, một mắt xích cụ thể nào đó mà là tổng thể chu trình vận động của sản
phẩm qua các khâu khác nhau cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó,
nó khắc phục được sự hạn chế của các phương pháp nghiên cứu chi tiết chỉ
tập trung vào một khâu nào đó như sản xuất, tiêu thụ, chế biến,… Cụ thể, tiếp
cận chuỗi giá trị trong nông nghiệp đi từ đầu vào của hộ nhà vườn sản xuất
nông sản cho đến khi nông sản đi đến bàn ăn của người tiêu dùng. Để sản
xuất nông sản, hộ nhà vườn cần phải mua (Hoặc tự sản xuất) giống, phân bón,
thuốc trừ sâu/hoặc thuốc thú y. Sản phẩm nông sản có thể trải qua nhiều khâu
trung gian như người mua/thu gom, nhà bán buôn, nhà chế biến, nhà xuất
khẩu, cho đến bán lẻ và người tiêu dùng. Tiếp cận chuỗi giá trị cho phép
nghiên cứu riêng từng mắt xích này cũng như tổng thể cả chuỗi giá trị. Trên
thế giới, có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị khác
nhau và theo Kaplinsky và Morris (2001) thì không có cách tiếp cận nào là

“chuẩn nhất”. Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi
nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu. Điều này là do chuỗi giá trị


12

hiện nay có thể rất phức tạp, đặc biệt với nhiều mắt xích trung gian. Một hộ
sản xuất nông nghiệp (Hay một doanh nghiệp) có thể tham gia vào nhiều
chuỗi giá trị khác nhau.
1.1.2. Các phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
a. Khung phân tích của Porter
Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp:
Một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi
một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó. Michael Porter đã dùng
khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị
mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp,
khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (Cách tiếp cận chuỗi giá trị theo
nghĩa hẹp). Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
được ông tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một
mặt hàng (Hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của
mình nhưng với chi phí thấp hơn (Chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế
nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp
nhận mua với giá cao hơn (Chiến lược tạo sự khác biệt).
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị đươc sử dụng như một
khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế
cạnh tranh (Thực tế và tiềm năng) của mình. Đặc biệt, M. Porter còn lập luận
rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như
một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động
và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (Hoặc nhiều hơn) ở các hoạt
động đó. M. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần

tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (Dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có
ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.


13

CGT của nhà
cung cấp

CGT của doanh
nghiệp

CGT của thị
trường

CGT của khách
hàng

Hình 1.1. Khung phân tích CGT của Porter
Theo M.Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, trong đó sản phẩm
đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi một cách tuần tự và tại mỗi hoạt động,
sản phẩm sẽ tích lũy thêm một giá trị nào đó. Dựa trên khung khái niệm này,
việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà
mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp
cận này, chỗi giá trị M.Porter gồm các đặc điểm sau:
• Tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động
của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranhđược tìm thấy
ở một (Hay nhiều hơn) của các hoạt động này.
• Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn
vào chuỗi giá trị gồm các hoạt động chi tiết khác nhau.

• Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản
lý và chiến lược quản trị.
b. Phương pháp Filière (Chuỗi, mạch)
Một khái niệm khác tương tự với chuỗi giá trị trong một vài khía cạnh
là khái niệm “filière” (Từ tiếng Pháp có nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường
phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu phương pháp
này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát
triển trong hệ thống thuộc địa Pháp. Phân tích chủ yếu là công cụ để nghiên
cứu cách thức mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Đặc biệt là cao su,
bông, cà phê và dừa) được tổ chức tại các nước đang phát triển. Trong bối
cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến các hệ thống sản xuất địa
phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và


14

khâu tiêu dùng cuối cùng.
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh
nghiệm thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa
và xác định những người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi
cũng tương tự như khái niệm rộng về CGT (Đã trình bày ở trên). Tuy nhiên,
khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật
chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ
đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi.
Nhà cung
ứng đầu vào

Nhà sản xuất

Nhà chế biến


Nhà phân
phối

Nhà tiêu
dùng

Hình 1.2. Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière
Khái niệm này được sử dụng để mô tả dòng đầu vào vật chất và dịch vụ
trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm sau cùng (Hàng hóa hay dịch vụ) và
thực chất không khác gì dòng giá trị của Porter trên phương diện liên quan
đến các mối quan hệ kỹ thuật định lượng và có các đặc điểm chính là:
• Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật
chất trong chuỗi.
• Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất.
• Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.
• Phân tích trên quy mô ngành hay quốc gia.
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối
phân tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài
chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối
thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần
thương mại địa phương và quốc tế và phân tích vai trò của ngành hàng đối với
nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập
trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục


×